* Kim Âu -Chính Nghĩa -Tinh Hoa -Bài Vở Kim Âu
* Chính Nghĩa Media -Vietnamese Commandos
* Biệt kích -StateNation -Lưu Trữ. -Video/TV
* Dictionaries -Tác Giả -Tác Phẩm -Báo Chí
* Khảo Cứu -Dịch Thuật -Tự Điển -Tham Khảo
* Thời Thế -Văn Học -Mục Lục -Pháp Lý
* FOXSport -Archives -ĐKN -Lottery
* Constitution -Làm Sao -Tìm IP -Computer
ĐẶC BIỆT
The Invisible Government Dan Moot
The Invisible Government David Wise
-07/2008 -08/2008 -09/2008 -10/2008 -11/2008 -11/2008
-12/2008 -01/2009 -02/2009 -03/2009 -04/2009 -05/2009
-06/2009 -07/2009 -08/2009 -09/2009 -10/2009 -11/2009
-12/2009 -01/2010 -03/2010 -04/2010 -05/2010 -06/2010
-07/2010 -08/2010 -09/2010 -10/2010 -11/2010 -12/2010
-01/2011 -02/2011 -03/2011 -04.2011 -05.2011 -06.2011
-07/2011 -08/2011 -09/2011 -10/2011 -11/2011 -12/2011
-05/2012 -06/2012 -12/2012 -01/2013 -12/2013 -03/2014 -09.2014 -10.2014 -12/2014 -03/2015 -02/2015 -02/2015 -02/2015 -02/2016 -02/2016 -03/2016 -07/2016 -08/2016
-09/2016 -10/2016 -11/2016 -12/2016 -01/2017 -02/2017
-03/2017 -04/2017-05/2017 -06/2017 -07/2017 -08/2017
-09/2017 -10/2017 -11/2017 -12/2017-01/2018 -02/2018
-03/2018 -04/2018 -05/2018 -06/2018 -07/2018 -08/2018
-09/2018 -10/2018 -11/2018 -12/2018 -01/2019 -02/2019
-03/3019 -04/2019 -05/2019 -06/2019 -07/2019 -08/2019
Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. Mar/2017.
Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017. Jul/2017. Aug/2017.
Sep/2017. Oct/2017. Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018.
Feb/2018. Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.
Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018. Nov/2018.
Dec/2018. Jan/2019. Feb/2019. Mar/2019. Apr/2019
May/2019. Jun/2019. Jul/2019. Aug/2019
A List Apart Responsive Web Design
Responsive Web Design Ethan
Mastering Resposive Web Design HTML 5
HTML5 CSS3 Responsive Cookbook
Real Life Responsive Wed Design
Learning Responsive Web Design
http://www.expression-web-tutorials.com/
https://www.w3schools.com/howto/howto
https://archive.org/details/pdfy-Skb-ch_k7psDm90Q
https://www.codecademy.com/en/forum_
questions/532619b28c1ccc0cac002730
https://www.w3schools.com/html/html_responsive.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://archive.org/details/pdfy-Cj2ZiIXHRr7NZ6Ro
https://archive.org/details/responsivewebdesign
https://speckyboy.com/free-web-design-ebooks/
https://www.popcornflix.com/pages/movies/d/movies
https://archive.org/details/feature_films
https://capitalhill.org/2019/03/10/cnns-fake-news-story-hit-with-massive-lawsuit/
UPI - REUTERS - APVI - THẾ GIỚI - VIỆT NAM - BBC - VOA - RFI - RFA - TỬ VI - VTV - HTV
PLUTO - INTERNET - SONY - FOXSPORT NBCSPORT ESPNSPORT - EPOCH
Thư liên lạc
trinh bui
<trinhbui49@yahoo.com>
14:24, 16 thg 7,
2019 (4 ngày trước)
tới tôi
Bạn hiền thân
mến,
Chỉ qua một đôi
câu trao đổi, tao có cảm nghĩ là mày đang muốn một thứ lịch sử không
phải của các sử gia, bởi vì các sử gia đều viết theo thiên kiến của
chế độ mà họ đang phục vụ.
Vậy thì tao
thử gửi đến cho mày một cách nhìn lịch sử của cá nhân tao mà tao
nghĩ nó đúng như ý của mày.
Tao không
phải là một sử gia cho nên tao không hề sáng tác ra lịch sử.
Mà tao chỉ là một người đọc lịch sử, nhưng mà tao
đọc thiên kinh vạn quyển;
cho nên kinh nào, quyển nào nói mà tao tin được thì
tao cho nó vào kho kiến thức của mình, cái nào không tin thì tao
thẳng tay loại bỏ.
Sau đây là
loạt bài “Biên Khảo Về Nguyễn Tất Thành” mà tao đã đăng trên net.
Tao nghĩ trước là mày coi để hiểu hơn về ý hướng của tao.
Sau nữa là mày có thể giữ nó như một tài liệu lịch
sử để viết bài.
http://quanvan.net/bui-anh-trinh-bien-khao-ve-nguyen-tat-thanh/
Ngoài ra, để
mày hiểu hơn về cái nhìn của tao đối với con người của mày, tao gởi
đến mày 2 bài viết về Bảy Viễn và một bài về Tướng Nguyễn Ngọc Loan,
những con người mà tao cho là hảo hớn. Trong khi những sử gia của
các chế độ thì không khi nào có cái nhìn đúng về những nhân vật hảo
hớn của lịch sử.
https://vietcongonline.wordpress.com/2014/10/27/bui-anh-trinh-luc-luong-viet-minh-binh-xuyen/
https://vietcongonline.wordpress.com/2015/02/05/tuong-nguyen-ngoc-loan-triet-nhan-dieu-doi/
Tao rất vui
khi gặp lại mày và được biết “anh hùng vẫn chưa thấm mệt”. Tao vẫn
theo dõi hoạt động của mày từ ngày tao ra khỏi trại tù và bắt lại
được tin tức của mày.
Giờ đây gặp lại tao thấy mày vẫn là thằng bạn mà tao
đã mến mộ từ hồi nào tới giờ.
BÙI ANH TRINH
BIÊN KHẢO VỀ NGUYỄN TẤT THÀNH
Lịch sử chính trị
của Việt Nam trong gần 80 năm qua quy tụ xung quanh hoạt động của
nhân vật Hồ Chí Minh, do đó chỉ cần dựng lại bối cảnh 50 năm hoạt
động của ông Hồ Chí Minh thì kể như là giải thích toàn bộ mọi biến
chuyển khó hiểu của lịch sử Việt Nam trong thế kỷ 20.
Một khi đã nói
lên sự thật trái ngược
với những sách vở trước kia thì không thể nào tránh khỏi đụng chạm
tới những nhân vật từng có nhiệt tâm với lịch sử, nhiệt tâm với đất
nước. Và cũng không
tránh khỏi được chuyện phải phản bác những luận thuyết từng thống
trị diễn đàn chính trị từ trước tới nay, phía bên này cũng như phía
bên kia.
Giờ đây đã tới
lúc phải trả lại sự thật cho lịch sử, nghĩa là phải chỉnh lại các
quyển sách lịch sử chính trị Việt Nam hiện được dùng để giảng dạy
tại các đại học Pháp, Hoa Kỳ cũng như tại Việt Nam.
Bởi vì những sách này hoàn toàn lỗi thời so với những tài
liệu mới đựoc giải mã và các hồi ký của những người trong cuộc mới
được đưa ra công khai trong vòng hai thập niên vừa qua.
BÙI ANH TRINH
(12) TỪ NGA VỀ THÁI LAN
Nguyễn Tất Thành từ Nga về Thái Lan
Năm 1927, tháng 12, Nguyễn Tất Thành gởi thư cho Phong Trào
Nông Dân Quốc tế và báo tin ông sẽ trở về hoạt động tại Đông Dương.
Ông yêu cầu cho ông một kế hoạch hoạt động và đề nghị cấp cho
ông 500 Mỹ kim để làm chi phí di chuyển bởi vì ông không có tiền.
(Hồ sơ lưu trữ /Mạc Tư Khoa).
Tháng 1 năm 1928, phó bí thư Phong Trào Nông Dân Quốc Tế
Dombal trả lời không thể cung cấp tiền cũng như kế hoạch hoạt động (
Hồ sơ lưu trữ /Viện nghiên cứu Mác Lê/Hà Nội ).
Năm 1928, ngày 12-4, từ Berlin, Nguyễn Tất Thành gởi thư cho
QTCS: “Tôi không thể làm
việc trên đất Pháp, cũng chẳng biết làm gì ở Đức, trong khi tình
hình Đông Dương đang cần tôi”.
Cũng trong thư này ông nói rõ dù không có tiền ông cũng tìm
cách về nước (Hslt/Viện Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Hà Nội).
Ngày 25-4-1928, Ban chấp hành QTCS chỉ thị đảng Cọng sản Pháp
lo chí phí di chuyển và cấp 3 tháng phụ cấp cho Nguyễn Ái Kvak về
Đông Dương (Hslt/MTK).
Năm 1928, Nguyễn Tất Thành về Thái Lan lấy tên là Mai Pín
Thầu. Theo Hoàng Tùng
thì lần trở về này là do ông bất mãn CSQT mà về:
“Sang Liên Xô Bác không được giao việc gì cả, không có chức
vụ trong tổ chức quốc tế.
Bác xin về, họ không cho tiền.
Sau bác phải xin tiền bạn bè.
Bác về Xiêm tìm đến các gia đình người Nghệ như cụ Đặng Thúc
Hứa. Bác hoạt động trong
Việt Kiều …” (Hoàng Tùng, Những kỷ niệm về bác Hồ).
Không ai biết ông Nguyễn Tất Thành trở lại Thái Lan ngày nào
nhưng có một bức thư tay của ông gởi cho bà Tăng Tuyết Minh là vợ
của ông lại lọt vào tay mật thám Pháp rồi họ chuyển về cho cục lưu
trữ ngày 14-8-1928. Chứng tỏ Nguyễn Tất Thành có mặt ở Á Châu khoảng
tháng 7. Ông sống bằng
nghề bốc thuốc và dạy học cho con em những người Việt lưu vong (Hồi
ký của Hoàng Văn Hoan và hồi ký của Cao Hoài Nghĩa).
*Chú giải: Lá thư
xin trở về Đông Dương của Nguyễn Ái Kvak hiện nay do Viện Nghiên cứu
Lịch sử Đảng CSVN tại Hà Nội lưu giữ và cho công bố năm 1998, cho
thấy chuyến trở về Đông Dương của ông hoàn toàn không phải là theo
chỉ thị của CSQT mà chỉ là do ông đòi về, thậm chí còn đòi một cách
quyết liệt gần như là tỏ ý bất mãn.
Tuy ông đòi về Đông Dương nhưng khi về ông lại về Thái Lan.
Cuộc sống sau đó của Nguyễn Tất Thành tại Thái Lan cho thấy
hầu như là ông không còn thiết tha đến hoạt động chính trị nữa.
Qua sự mô tả trong hồi ký của Hoàng Văn Hoan và Cao Hoài
Nghĩa, sử gia Quinn Judge nhận xét:
“Hình ảnh này của ông Hồ Chí Minh, hình ảnh của một nhà giáo
sống đơn giản giữa những người dân quê, và rất quyến rũ đối với
chúng ta, lại có vẻ không đồng điệu với những đặc trưng Cọng sản
thời bấy giờ”.
Sự kiện Nguyễn Tất Thành không tìm đến các đồng chí trong
VNTNCNĐCH tại Hoa Nam chứng tỏ ông không có uy lực và tín nhiệm
trong lòng hằng trăm cựu đảng viên, ông chỉ phá tan nát tổ chức đó
trong khi ông làm tổng thư ký hội mà thôi.
Vì vậy có nhiều nguồn tin cho rằng NTT đã biến VNTNCMĐCH
thành một đảng của riêng
ông là không đúng. Nếu
đó là đảng của ông thì chuyện trước tiên là ông phải trở về với đàn
em của mình để tiếp tục sự nghiệp mà ông đang theo đuổi.
An Nam Cọng sản Đảng của Hồ Tùng Mậu
Năm 1928, biến cố tháng 4 năm 1927, trong khi Nguyễn Tất Thành
theo Borodin chạy về Nga thì Lê Tán Anh, Hồ Tùng Mậu và Lê Quang Đạt
bị bắt giam vì là đảng viên đảng Cọng sản Trung Quốc.
Nhưng vì chính quyền Tưởng Giới Thạch thấy vai trò của các
ông không có gì quan trọng nên chưa đầy một năm thì các ông được
thả.
Năm 1928, tháng 10, Mậu mở hội nghị trù bị ( Preparytory
Commission ) tại Quảng Đông, chuẩn bị thành lập đảng Cọng sản cho
Việt Nam, lấy tên là An Nam Cọng sản Đảng.
Hội nghị gần 100 đảng viên đồng ý chuyển VNTNCMĐCH thành đảng
Cọng sản và bầu Hồ Tùng Mậu làm Tổng bí thư lâm thời.
Năm 1929, đầu năm, Hồ Tùng Mậu bị bắt lại cùng với hầu hết số
đảng viên An Nam Cọng sản Đảng.
Lần này các ông bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt vì tội
lập đảng Cọng sản là điều cấm trong luật pháp của chính quyền Tưởng
Giới Thạch. Trong tù các
ông có dịp kiểm điểm lại và suy ra tất cả bị bắt là do hình ảnh nộp
cho Nguyễn Tất Thành thời còn VNTNCMĐCH.
*Chú giải : Dấu hiệu phản quốc của Nguyễn Tất Thành
Tất cả các hồ sơ liên quan tới NTT và VNTNCMĐCH bị chính quyền
Trung Hoa tịch thu vào tháng 4 năm 1927 đều được ông Đinh Tế Dân là
một giáo sư tại trường Hoàng Phố dịch ra tiếng Trung Hoa cho chính
quyền của Tưởng Giới Thạch.
Ông Dân có cho Phan Đăng Lưu biết chuyện này khi Lưu từ Việt
Nam sang Quảng Châu tìm Lý Thụy vào cuối năm 1928 (Tài liệu của Tân
Việt Cách mạng Đảng).
Về phần Hồ Tùng
Mậu và các đồng chí thì mãi cho đến khi gặp nhau trong tù mới suy ra
mình bị bắt là do hồ sơ trong tay của NTT.
Họ biết NTT bắt họ nộp hình, khai địa chỉ và khai bạn thân là
một việc trái với nguyên tắc kỹ thuật hoạt động bí mật. Việc làm có
mưu đồ của NTT quá rõ ràng, không ai nghĩ rằng ông làm việc này vì
ngây thơ. Sau đó có một
số được thả đã tìm đến Hà Huy Tập và trong đại hội tại Ma Cao họ đã
tố cáo NTT trước đại hội.
Dầu cho vì lý do gì đi nữa thì ai cũng thấy được sự tàn nhẫn
của Nguyễn Tất Thành.
Ông biết hồ sơ cá nhân của các nhà ái quốc đã rơi vào tay chính
quyền Tưởng Giới Thạch nhưng khi chạy về đến Mạc Tư Khoa ông cũng
không chịu tìm cách báo tin cho các đồng chí của mình tại Trung Hoa
biết.
Tệ hơn nữa là ông đến Thái Lan từ giữa năm 1928 mà cũng không
cho những nhà ái quốc tại Hoa Nam biết để cho cuối năm đó Hồ Tùng
Mậu vô tình gom góp đảng viên và thành lập đảng Cọng sản trong đất
nước của Tưởng Giới Thạch giữa lúc Tưởng đang truy diệt Cọng sản và
đang nắm trong tay toàn bộ địa chỉ cũng như hình ảnh mọi đảng viên
của Hồ Tùng Mậu.
Nếu trước đó Nguyễn Tất Thành báo cho các đồng chí hay rằng hồ
sơ cá nhân của họ đang nằm trong tay chính quyền thì chuyện thành
lập ĐCS không xảy ra và không ai bị bắt.
Sự im lặng tàn nhẫn của Nguyễn Tất Thành khiến ông hoàn toàn
có tội đối với dân tộc và đối với lịch sử!
Bà Quinn Judge là một
nữ sử gia, trong tâm lý một người phụ nữ, bà thích thú với hình ảnh
thầy giáo Nguyễn Tất Thành sống an bình giữa miền thôn quê hòa bình
tại Thái Lan. Nhưng dầu
sao bà cũng vẫn không tin có được hình ảnh hòa bình này vì nó trái
với con người luôn luôn xoay sở, luồn lách
trong ông Nguyễn Tất Thành.
Sự thắc mắc của bà Quinn Judge hoàn toàn có lý, bởi vì nếu ông
xuất hiện tại Quảng Châu thì ông ta bị các đồng chí của mình làm
thịt ngay tức khắc. Còn về Việt Nam thì không đời nào,
ông Phan Chu Trinh đã từng vạch mặt con người cơ hội chủ
nghĩa : “Ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội”. Ông ta ngồi ở
nước ngoài chờ cơ hội về làm cha thiên hạ chứ không đời nào chịu dấn
thân lao vào chỗ gian khó.
Lật lại vụ án giết ông Đinh Tế Dân:
Nghi án lịch sử không dừng lại ở đó bởi vì cũng cuối năm 1928
ông Đinh Tế Dân đang làm việc trong trường Hoàng Phố thì bị một nhóm
người đồng hương giết chết.
Lúc đó Cường Để đang sinh sống tại Nhật chỉ biết tin là vì có
bất hòa giữa anh em đồng hương nên Đinh Tế Dân bị giết.
Thuở đó không ai để ý tới vụ án mạng này, tuy nhiên ngày nay
khi người biên soạn tài liệu này
lục lại từng bước của người xưa tại Quảng Châu thì thời điểm
xảy ra vụ án khiến cho người biên soạn thấy cần phải làm sáng tỏ:
Ông Đinh Tế Dân là người Hải Dương sang Nhật du học thời phong
trào Đông Du. Sau khi bị chính phủ Nhật trục xuất thì ông cùng với
ông Hồ Học Lãm chạy sang Trung Hoa.
Rồi hai ông theo học trường sĩ quan Bảo Định, cùng khóa với
ông Trương Bội Công. Năm
1912 ông tham gia ban chấp hành Việt Nam Quang Phục Hội, đến năm
1914 sau khi Phan Bội Châu bị Long Tế Quang bắt giam thì ông tham
gia Trung Hoa Quốc dân Đảng.
Năm 1924 ông móc nối Phan Bội Châu với các yếu nhân QDĐ Trung
Hoa dự tính thành lập Quốc Dân Đảng Việt Nam;
chính ông và Nguyễn Hải Thần, Lý Thụy, Lâm Đức Thụ chịu xuất
tiền lương hàng tháng của mình để đóng góp vào quỹ điều hành thành
lập đảng. Sau khi Phan
Bội Châu bị bắt và chuyện thành lập Quốc Dân Đảng Việt Nam không
thành thì ông rút lui chứ không gia nhập Việt Nam Thanh Niên Cách
Mạng Đồng Chí Hội.
Năm 1927 Nguyễn Tất
Thành bỏ chạy về Mạc Tư Khoa và để lại toàn bộ hồ sơ của VNTNCMĐCH
rơi vào tay nhà cầm quyền Trung Hoa, Cảnh sát Trung Hoa đã nhờ ông
Đinh Tế Dân dịch lại các hồ sơ này cho nên ông Dân thông báo cho
đồng hương biết, kể cả những người từ Việt Nam mới qua như Phan Đăng
Lưu và Lê Liên Vũ là hai đảng viên của Tân Việt Cách mạng Đảng.
Sau khi gặp Lưu và Vũ vào
ngày 23 tháng 12 năm 1928 (Dương lịch) thì cuối năm đó (Âm
lịch) ông Đinh Tế Dân bị ám sát.
Câu hỏi được đặt ra là ai hay là tổ chức nào đã làm việc đó?
Giả thuyết duy nhất
được đặt ra là nhóm VNTNCM của Hồ Tùng Mậu.
Thời đó chính quyền Tưởng Giới Thạch và Quốc dân Đảng Trung
Hoa coi Cọng sản như kẻ thù;
do đó Hồ Tùng Mậu và các đồng chí trong VNTNCMĐCH cần phải
giữ bí mật về tung tích của họ bởi vì họ đã quyết định chuyển theo
Cọng sản.
Nhưng họ nghĩ rằng họ khó có thể giữ bí mật vì có một người
Việt Nam đang là cán bộ cao cấp của Quốc dân Đảng Trung Hoa lại biết
rất rõ về tổ chức VNTNCMĐCH, đó là ông Đinh Tế Dân.
Trước kia ông là một trong những sáng lập viên của VNTNCMĐCH.
Do đó Hồ Tùng Mậu và các đồng chí nghi ngại ông Đinh Tế Dân
có thể tiết lộ tung tích của các ông một khi tổ chức đã biến thành
Cọng sản cho nên họ cần thủ tiêu ông Dân để bảo vệ bí mật của tổ
chức.
Tuy nhiên các ông không ngờ là sau khi ông Dân chết thì toàn
bộ tổ chức vẫn bị bắt.
Lúc nằm trong tù các ông mới suy ra tổ chức bị lộ là do hồ sơ đã nộp
cho NTT, mỗi ông đều được cảnh sát Trung Hoa cầm hình tới tận nhà so
hình với người để bắt, nhưng hình lại là hình đã nộp cho NTT từ
trước. Đến lúc nằm trong
tù các ông mới phát hiện ra Đinh Tế Dân bị nghi oan.
(13) ĐÔNG DƯƠNG CỌNG SẢN ĐẢNG
Đông Dương Cọng sản Đảng của Ngô Gia Tự
Năm 1929, ngày 1-5, Lâm Đức Thụ và Lê Tán Anh gửi thư triệu
tập đại hội VNTNCMĐCH tại nhà của Lâm Đức Thụ ở Hồng Kông.
Đại diện Tổng bộ có Lâm Đức Thụ, Lê Tán Anh, Lê Duy Điếm và
Lý Phương Đức. Đại diện
Bắc Kỳ có Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân, Ngô Gia Tự và Trần Văn Cung.
Đại diện Trung Kỳ có Nguyễn Sĩ Sách, Phan Trọng Bình, Vũ Mai
và Nguyễn Đình Tư. Đại diện Nam Kỳ có Châu Văn Liêm, Phan Trọng
Quảng và Phạm Văn Đồng.
Đại hội này chỉ có đại biểu VNTNCMĐCH ở trong nước, các đảng
viên tại Quảng Châu đã trở thành An Nam Cọng sản Đảng và đã bị phá
vỡ. Hồ Tùng Mậu cùng các
đồng chí đang ở trong tù
và Nguyễn Tất Thành đang ở Thái Lan.
Đại biểu Nam Kỳ Phan Trọng Quảng còn có tên khác là Nguyễn
Thiều hay Nguyễn Nghĩa.
Năm 1929, ngày 3-5. Đại hội của Lâm Đức Thụ bất thành vì nhóm
trẻ ở Việt Nam chủ trương tuyên bố công khai mục tiêu chủ nghĩa Cọng
sản và trương cờ cách mạng vô sản để thu phục quần chúng đấu tranh,
trong khi Lê Tán Anh và Lâm Đức Thụ muốn giữ nguyên cái vỏ là hội
Thanh Niên nhưng bên trong là Cọng sản.
Đa số thanh niên cho rằng cái lối xanh vỏ đỏ lòng như vậy có
vẻ tiểu nhân quá thì không lãnh đạo được ai.
Ba đại biểu Bắc Kỳ là Ngô Gia Tự, Nguyễn Tuân và Trần Văn
Cung bỏ đại hội ra về sau khi kịch liệt chỉ trích Lâm Đức Thụ, Lê
Tán Anh. Riêng Dương Hạc
Đính ở lại coi ngã ngũ ra sao.
Nhóm Nam Kỳ và Trung Kỳ ở lại chỉ cốt kết án nhóm Bắc Kỳ gây
chia rẽ ( Hsltr Quốc gia Pháp, lời khai của Dương Hạc Đính).
Năm 1929, ngày 17-6-1929, sau khi tham dự đại hội Hồng Kông
trở về, nhóm xứ ủy Bắc Kỳ gồm có Ngô Gia Tự, Trần Văn Cung, Trịnh
Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Kim Tôn, Nguyễn Sĩ
Sách và Nguyễn Tuân triệu tập hội nghị tại Hà Nội, khoảng 20
người ( Nguyễn Văn Tuấn, Mai Ngọc Thiệu, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn
Thị Vịnh, Nguyễn Tường Loan, Đỗ Ngọc Du, Hồ Ngọc Lân,Tạ Đình Tán,
Đặng Ngọc Minh, Lê Văn Lương, Hạ Bá Cang, Nguyễn Trọng Nhã…),
thành lập Đông Dương Cọng sản Đảng, giải tán VNTNCMĐCH.
*( Cần phân biệt Đông Dương Cọng sản Đảng với Đảng Cọng sản
Đông Dương là đảng do Trần Phú thành lập năm 1930, hai tên đọc ngược
đọc xuôi ).
Năm 1929, tháng 7, các lãnh tụ của VNTNCMĐCH như Trần Văn
Cung, Vũ Mai, Nguyễn Sĩ Sách, Phạm Văn Đồng cùng một số lãnh đạo
khác đã bị bắt như Vương Thúc Oánh, Hạ Bá Cang, Tôn Đức Thắng,
Nguyễn Kim Cương, Nguyễn Duy Trinh… ( Sau này trong một bản tuyên bố
dài 25 trang, Hồ Tùng Mậu cho rằng những người này bị bắt vì hồ sơ
đảng viên do Lý Thụy lưu giữ ).
Năm 1929, cuối tháng 8, Hồ Tùng Mậu cùng với một số đồng chí
cựu học viên của trường Hoàng Phố được ra khỏi nhà tù.
Hồ Tùng Mậu cùng Lê Quang Đạt sang Hồng Kông tìm Lâm Đức Thụ
để thanh toán nhưng trước đó Lâm Đức Thụ biết đã bị bại lộ nên bán
nhà tại Hồng Kông và dời đi xứ khác.
Hồ Tùng Mậu gặp lại Lê Tán Anh, Trương Văn Lệnh, Lê Duy Điếm;
ông thuyết phục các đồng chí tiếp tục
tiến hành gầy dựng An Nam Cọng sản Đảng.
Ngoài ra Hồ Tùng Mậu cũng gặp Dương Hạc Đính là đại biểu của
Bắc Kỳ và Phan Trọng Quảng, Châu Văn Liêm là đại biểu Nam Kỳ còn lưu
lại Hồng Kông sau khi dự hội nghị tháng 5.
Sở dĩ Phan Trọng Quảng và Châu Văn Liêm phải ở lại Hồng Kông
vì sau khi tham dự hội nghị ngày 3-5-1929 thì hai ông cùng Phạm Văn
Đồng về nước. Nhưng khi
vừa bước chân về Sài Gòn thì Phạm Văn Đồng bị mật thám Pháp rình bắt
ngay tại căn nhà đã xảy ra vụ giết Lê Văn Phát.
Quảng và Liêm nhờ đi sau nên thoát được;
cả hai vội vàng lên tàu trở lại Hồng Kông để lánh nạn.
Ba tháng sau hai ông gặp Hồ Tùng Mậu vừa ra khỏi trại giam và
đang tìm Lâm Đức Thụ để thanh toán.
Qua bàn bạc, Hồ Tùng Mậu nghi rằng Đồng và Nguyễn Duy Trinh,
Tôn Đức Thắng, Nguyễn Kim Cương bị bắt là do hồ sơ đảng viên của Lý
Thụy bị lọt vào tay cảnh sát Trung Hoa và đến tay mật thám Pháp.
Tuy nhiên ngày nay các hồ sơ mật được giải mã cho thấy Phạm
Văn Đồng bị bắt vì từ Hồng Kông trở về ông đã sách va ly đến gõ cửa
nhà Lê Văn Phát trong khi cảnh sát Pháp đang rình bắt những ai đến
liên lạc tại căn nhà đó.
Năm 1929, tháng 9, sau khi bàn bạc với Hồ Tùng Mậu thì Dương
Hạc Đính và Nguyễn Nghĩa (Phan Trọng Quảng) trở về Nam Kỳ vận động
thành lập An Nam Cọng Sản Đảng tại Nam Kỳ.
Châu Văn Liêm phải ở lại Hồng Kông vì bị truy nã sau khi Phạm
Văn Đồng bị bắt.
Năm 1929, tháng 9, Đại hội CSQT lần thứ 6 tại Mạc Tư Khoa,
phía cán bộ Việt Nam có Trần Phú, Lê Hồng Phong và Ngô Đức Trì là
những người đang theo học tại Nga tham dự.
Phái đoàn ĐCS Pháp có tới 3 người Việt Nam là Nguyễn Văn Tạo,
Trần Tiến Ban và Nguyễn Thế Vinh.
Theo Hoàng Tùng thì trong đại hội Nguyễn Văn Tạo phê phán gay
gắt Nguyễn Ái Kvak đã không dám thành lập đảng Cọng sản, ông Tạo
phát biểu là cần phải thành lập ngay một đảng Cọng sản tại Đông
Dương.
Lời phát biểu của Nguyễn Văn Tạo cho thấy tới lúc này Mạc Tư
Khoa cũng như ĐCS Pháp hoàn toàn không biết gì về việc Hồ Tùng Mậu
đã chuyển TNCMĐCH thành An Nam Cọng Sản Đảng và rồi sau đó Hồ Tùng
Mậu cùng các đồng chí của ông ta lần lượt bị sa lưới mật thám Pháp
và cảnh sát Trung Hoa .
Năm 1929, tháng 10, tại Nam Kỳ, Phan Trọng Quảng và Dương Hạc
Đính từ Hồng Kông trở về Nam Kỳ, gặp Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp (em
của Hà Huy Tập), Ngô Thiềm, Hồ Anh và cô Tuyết Mai ( Nguyễn Thị
Thập?). Qua bàn bạc các
ông đồng ý biến xứ ủy Nam Kỳ của VNTNCMĐCH thành An Nam Cọng sản
Đảng.
Lúc này Châu Văn Liêm đang ở tại Hồng Kông.
Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Kim Cương, Nguyễn Duy
Trinh bị bắt vì vụ án mạng đường Babier.
Phạm Hùng cũng nằm Côn Đảo vì tội giết một chánh tổng.
Còn Ngô Gia Tự sau khi thành lập Đông Dương Cọng Sản Đảng tại
Hà Nội đã cùng Hạ Bá Cang và Lê Văn Lương vào Nam phát triển cơ sở.
Do vậy mà tại Nam Kỳ có sự tranh chấp giành giật đảng viên
giữa Đông Dương Cọng sản Đảng và An Nam Cọng sản Đảng.
*Chú giải : Dương
Hạc Đính nguyên là Xứ ủy
viên Bắc Kỳ của VNTNCMĐCH tham dự đại hội Hồng Kông tháng 5-1929,
bất đồng ý kiến với nhóm đại biểu Bắc Kỳ nên không theo đoàn trở về
mà lưu lại Hồng Kông và gặp Hồ Tùng Mậu, sau đó cùng với Mậu và các
đại biểu Nam Kỳ bàn bạc và được các ông giao nhiệm vụ theo Phan
Trọng Quảng về gặp Xứ ủy Nam Kỳ để tổ chức thành lập An Nam Cọng sản
Đảng, cạnh tranh với Đông Dương Cọng sản Đảng của Ngô Gia Tự tại Sài
Gòn. Riêng Dương Hạc
Đính được giao nhiệm vụ phát triển cơ sở ANCSĐ tại Sài Gòn, Chợ Lớn.
Như vậy trong thời điểm cuối năm 1929 có 2 đảng Cọng sản Việt
Nam: Một đảng ở Bắc Kỳ
lấy tên là Đông Dương Cọng sản Đảng, do Ngô Gia Tự sáng lập;
một đảng ở Hồng Kông và Nam Kỳ lấy tên là An Nam Cọng sản
Đảng, do Hồ Tùng Mậu sáng lập.
Tuy nhiên do cạnh tranh trong việc phát triển đảng tại Sài
Gòn cho nên nảy sinh sự căng thẳng giữa hai phe.
Hồ Tùng Mậu đã nhiều lần kêu gọi hòa giải để hợp nhất hai
đảng nhưng không thành công.
Một điều cần ghi nhớ là lúc hai đảng Cọng sản được thành lập
tại Việt Nam thì ông Nguyễn Tất Thành không là gì đối với những
người thành lập của cả hai đảng.
Nhóm Ngô Gia Tự không biết Nguyễn Tất Thành hay Lý Thụy là
ai. Còn Hồ Tùng Mậu biết
Nguyễn Tất Thành nhưng rất khinh ông ta vì cho rằng NTT đã bán các
đồng chí của mình. Như
vậy truyền thuyết cho rằng NTT là người kiến lập ra ĐCSVN là không
đúng, và truyền thuyết cho rằng NTT là sư phụ của tất cả các ông
trùm CSVN cũng không đúng.
(14) AN NAM CỌNG SẢN ĐẢNG
Trần Phú về Việt Nam
Năm 1929, Trong đại hội 6 CSQT họp vào tháng 9 tại Mạc Tư
Khoa. Đảng CS Pháp đề cử
3 người Việt Nam tham dự là Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Thế Vinh và Trần
Tiến Ban ( Còn có tên Bùi Thiện Ban ).
Đến lượt Vinh và
Ban phát biểu, cả hai công kích đảng Cọng sản Pháp không giúp đỡ
phong trào cách mạng của Việt Nam.
Ngày hôm sau cả hai ông nhận vé trở về Paris .
*Chú giải : Nguyễn
Thế Vinh và Nguyễn Thế Rục là em họ của Nguyễn Thế Truyền, đều thuộc
giai cấp con nhà giàu tại làng Hành Thiện tỉnh Nam Định, cùng làng
với ông Trường Chinh.
Tại Pháp ông Vinh và Rục tham gia ĐCS Pháp, tham gia viết tờ báo Le
Paria và tờ Việt Nam hồn do Nguyễn Thế Truyền phụ trách, rồi được
Nguyễn Thế Truyền giới thiệu cho đi học tại Học viện Staline/ Mạc Tư
Khoa.
Sau khi bị đuổi khỏi Đại hội 6/CSQT, Nguyễn Thế Vinh trở về
Pháp rồi cùng Nguyễn Thế Rục về Việt Nam vào cuối năm 1929 nhưng
Nguyễn Thế Vinh bị bắt ngay khi bước chân xuống cảng Hải Phòng, lúc
này ông chưa có hành động gì chống lại thực dân Pháp và cũng chưa
quen biết ai trong tổ chức ĐCSĐD.
Mật thám Pháp đành phải thả Nguyễn Thế Vinh vì không khai
thác được gì chứng tỏ ông có tội.
Bà vợ của ông Vinh chạy chọt cho ông được làm một nhân viên
hành chánh trong Phủ thống sứ Pháp tại Hà Nội để làm vỏ bọc an toàn
trong khi ông vẫn liên lạc với ĐCSVN qua Đặng Xuân Khu (Trường
Chinh) là người cùng làng.
Năm 1931 Rục và Khu bị bắt sau biến cố Sô viết Nghệ Tĩnh, bị
giam tại trại tù Sơn La.
Năm 1936 Nguyễn Thế Rục
và Đặng Xuân Khu ra khỏi tù gặp Nguyễn Thế Vinh, cùng nhau tiếp tục
hoạt động Cách mạng Cọng sản.
Đến năm 1945 ông Hồ Chí Minh vận động giải tán ĐCSĐD thì
Nguyễn Thế Vinh và Trương Văn Lệnh lên tiếng phản đối.
Sau đó cả hai bị ám sát chết.
Công an Việt Minh loan tin ông Trương Văn Lệnh bị Quốc dân
Đảng ám sát. Còn ông
Nguyễn Thế Vinh thì được chính ông Trường Chinh nhắn báo cho vợ ông
Vinh biết rằng ông ta đã bị Đảng thủ tiêu.
Năm 1929, ngày 9 – 10, Đông Dương Cọng sản Đảng tại Hà Nội gửi
một bức thư cho Lâm Đức Thụ và Hồ Tùng Mậu cho biết là các đoàn viên
TNCMĐCH có thể gia nhập ĐDCSĐ với tư cách cá nhân và nếu như ông
Vương ( Nguyễn Tất Thành ) muốn gia nhập cũng phải theo đúng thủ tục
này (Hsltr/Quốc gia Pháp, thư viết bằng mực hóa học và được nhân
viên mật thám Pháp cho hiện ra chữ rồi chụp hình lại ).
Năm 1929, ngày 11-10, Tòa án Vinh xử vụ tham gia hội kín Tân
Việt Cách mạng Đảng và Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội mà
chính quyền bắt được nhân điều tra vụ ám sát Lê Văn Phát đường
Babier.
Một số đảng viên cấp dưới đang bị giam lãnh vài năm tù hay
phát lưu; có 7 án tử
hình khiếm diện dành cho những người đang ở hải ngoại, gồm có:
Lý Thụy ( NTT ), Trần Phú, Lê Duy Điếm, Vương Thúc Oánh, Trần
Văn Cung, Ngô Thiềm, Phan Lâm (Hồ Tùng Mậu).
Trước đó tòa án tại Sài Gòn cũng xử Tôn Đức Thắng 26 năm tù;
Phạm Văn Đồng, Nguyễn Kim Cương 10 năm tù;
Nguyễn Duy Trinh 1 năm rưỡi ( Tân Việt );
Đào Xuân Mai ( Tân Việt ) 10 năm.
Tòa án Hải Phòng xử Hạ Bá Cang 12 năm tù.
*Chú giải: Phạm
Văn Đồng là em rễ của Nguyễn Kim Cương.
Nguyễn Kim Cương là người đồng hương với Nguyễn Duy Trinh tại
huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.
Trinh là em ruột của Nguyễn Thị Minh Khai và là anh vợ của Võ
Nguyên Giáp ( Nguyễn Thị Quang Thái ).
Nhờ mối quan hệ này mà năm 1937 Đồng và Cương cộng tác với
Giáp để ra tờ báo Notre Voix.
Rồi cũng nhờ 4 tháng viết báo mà Phạm Văn Đồng quen biết Trần
Huy Liệu và Đặng Xuân Khu (Trường Chinh).
Khu là đồng chí thân thiết của Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt)
trong Đảng CSĐD. Sau này
cả 5 ông Khu, Giáp, Đồng, Liệu, Cang đã làm nên lịch sử vào năm
1945.
Năm 1929, giữa tháng 10, Hồ Tùng Mậu nhân danh An Nam Cọng sản
Đảng ra bản tuyên bố dài 25 trang giấy giải thích lý do phải giải
tán VNTNCMĐCH: vì đa số
thành viên sau khi tham dự hội nghị do Lâm Đức Thụ triệu tập vào
tháng 5 khi trở về nước đã bị bắt.
Những lãnh tụ còn lại đã quyết định thành lập An Nam Cọng sản
Đảng.
Một chi bộ An Nam Cọng sản Đảng đã được thành lập tại Hồng
Kông, lãnh đạo bởi Hồ Tùng Mậu, Lê Tán Anh, Lê Quang Đạt và Lê Duy
Điếm. Bản tuyên bố kêu
gọi các cựu đảng viên TNCMĐCH trong nước hãy cùng nhau liên kết lại
để xây dựng ANCSĐ đồng thời tiến tới hợp nhất với ĐDCSĐ tại Bắc Kỳ.
Ngoài ra bản tuyên bố cũng lên án ĐDCSĐ đã không theo đúng
đường lối chủ trương của CSQT và đã có sai lầm khi chủ trương liên
kết với Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học (Hsltr/Quốc gia
Pháp).
*Chú giải: Sự liên
kết giữa ĐDCSĐ và VNQDĐ đã chứng minh được rằng vào thời 1929, nghĩa
là thời Nguyễn Tất Thành chưa nhúng tay vào Việt Nam, thì quan hệ
giữa những người Cọng sản và những người QDĐ hoàn toàn không có màu
săc thù nghịch, cho dù ông Tưởng Giới Thạch và ông Mao Trạch Đông
đang giết nhau bên Trung Hoa.
Điều này chứng tỏ các ông Việt Nam trương lá cờ Cọng sản và
lá cờ QDĐ chỉ là để giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân Pháp chứ
không hề để ý tới quan điểm của chủ nghĩa.
Chuyện giết nhau sau này chẳng qua là do ông Hồ Chí Minh sợ
người ta lật đổ phe đảng của ông cho nên ông mơí ra lệnh thanh toán
QDĐ. Không phải chỉ có
QDĐ mà tất cả các đảng phái chính trị hay tôn giáo khác đều bị thanh
toán. Thậm chí ngay cả
những cán bộ Cọng sản cũng bị thanh toán nếu có dấu hiệu phản đối
ông ta.
Năm 1929, ngày 27-10, Tại Mạc Tư Khoa, CSQT quyết định tiến
hành “Kế hoạch Đông Dương”.
Một cuộc họp bàn thảo giữa Tổng bí thư QTCS Kusinen và chi bộ
Việt Nam của Trần Phú để kiểm lại lần cuối chương trình hành động
trước khi đưa các ông trở về Việt Nam.
Nguyễn Thế Rục sẽ về Bắc Kỳ.
Bùi Lâm là chuyên viên ấn loát, Bùi Công Trừng là nhà báo sẽ
phụ trách in sách báo tuyên truyền tại Nam Kỳ. Trần Phú và Ngô Đức
Trì phát triển hoạt động tổ chức đội ngũ công nhân và nông dân .
Đồng thời một cán bộ cao cấp của CSQT là Thibault được chỉ
định về Thượng Hải để chỉ huy khu vực Đông Nam Á.
Thibault hẹn gặp
Trần Phú vào khoảng thời gian từ 1 đến 15 tháng 1 năm 1930 tại Hồng
Kông, nếu không được thì sẽ tìm cách gặp lại trong 2 tuần đầu tháng
2. Trần Phú và Ngô Đức
Trì cùng về theo ngã Paris, các ông sẽ nhận tài liệu và tiền bạc tại
Berlin. Tài liệu làm kim
chỉ nam cho các ông có tựa đề “Những việc cấp thời của Cọng sản Đông
Dương” (Hsltr/MTK).
Năm 1929, ngày 31-10, trước khi Trần Phú từ Mạc Tư Khoa về
Việt Nam. Ban bí thư
CSQT chỉ thị cho các ban ngành thông qua nghị quyết về việc thành
lập đảng Cọng sản tại Đông Dương.
Nghị quyết này giúp cho Trần Phú được mọi sự yểm trợ của CSQT
tại Á Châu.
Ngoài ra nghị quyết này cũng như là giấy giới thiệu Trần Phú
với 3 đảng Cọng sản tại Việt Nam là Đông Dương Cọng sản Đảng, An Nam
Cọng sản Đảng và Đông Dương Cọng sản Liên đoàn.
Ba đảng này đã gởi thư xin được QTCS chấp nhận.
Nhưng nay CSQT đưa về nghị quyết này như là một tuyên bố nếu
ai muốn theo Cọng sản và muốn nhận được sự yểm trợ của hệ thống Cọng
sản thì phải nghe theo sự sắp xếp của Trần Phú.
*Chú giải: Nguyên
văn chỉ thị ngày 31-10:
“Kính gửi các ủy viên, ủy ban.
Nghị quyết kèm theo đây về việc thành lập một đảng Cọng sản
tại Đông Dương do Ban Bí thư các nước Phương Đông soạn thảo.
Ban Bí thư các nước Phương Đông yêu cầu cần phải nhanh chóng
thông qua nghị quyết này, vì phụ thuộc vào một chuyến đi (công tác)
của một số đồng chí.
Vì vậy tôi đề nghị các đồng chí khẩn trương xem bản nghị quyết
này. Những chỗ cần sửa đổi và những chỉ dẫn bổ sung, nếu cần thiết,
xin các đồng chí gửi lại cho chúng tôi, trước khi Ban Bí thư Chính
trị thông qua bản nghị quyết chính thức”.
Tinh thần của chỉ thị này cho thấy rõ ràng là quyết định thành
lập một đảng Cọng sản tại Đông Dương đã được Mạc Tư Khoa giao cho
một số người sắp sửa rời khỏi Mạc Tư Khoa để về Việt Nam sau tháng
11 năm 1929, đó là “Chi bộ Việt Nam” gồm có Trần Phú, Ngô Đức Trì,
Bùi Công Trừng, Bùi Lâm, Nguyễn Thế Rục.
Thế nhưng sau này các
nhà nghiên cứu của cơ quan tuyên huấn CSVN cho in chỉ thị này trong
“Văn kiện Đảng toàn tập” và ghi chú rằng chỉ thị này được trao cho
NTT để ông trưng dẫn trong lần họp thống nhất, thành lập đảng vào
ngày 6-1-1930. Điều này
không đúng vì lúc đó NTT đang ở Thái Lan, ông ta đã rời Mạc Tư Khoa
hơn 1 năm. Đến khi hồ sơ lưu
trữ của QTCS được công bố thì mới biết văn kiện này chuẩn bị cho
Trần Phú, sau đó chính Trần Phú sẽ mang nghị quyết thành lập đảng
Cọng sản tại Đông Dương về Việt Nam.
Năm 1929, ngày 14-11, Hồ Tùng Mậu viết thư cho Đông Dương Cọng
Sản Đảng cho biết một tổ chức của
QTCS mới được thành lập tại Thượng Hải (Cục Viễn Đông, Far
East Bureau) và tổ chức này quyết định sẽ mở một đại hội tại
Singapore để thành lập Liên Đoàn Cọng sản giữa các nước Đông Á bị áp
bức.
Nhiệm vụ của Liên Đoàn là tiến hành thành lập đảng Cọng sản
tại các nước Mã lai, Nam Dương, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam.
QTCS yêu cầu Việt Nam cử đại diện tham dự, vì vậy Hồ Tùng Mậu
đề nghị hai ĐCS Việt Nam nên hợp nhất trước khi gửi đại biểu tham
dự. Tuy nhiên sự hợp
nhất vẫn không thành, do đó Hồ Tùng Mậu cử Lê Quang Đạt đi Thượng
Hải báo cáo mọi chuyện cho Cục Viễn Đông/QTCS (Hsltr/Quốc gia Pháp,
lời khai của Dương Hạc Đính).
(15) CUỘC HỌP THỐNG NHẤT HAI
ĐẢNG
Cuộc họp thống nhất hai đảng Cọng sản
Năm 1929, cuối năm, có sự bất hòa trong nhóm lãnh đạo ANCSĐ
tại Hồng Kông: Lê Tán
Anh, Lê Duy Điếm, Trương Văn Lệnh chủ trương muốn cho CSVN thống
nhất thì chỉ có nước tìm Lý Thụy vì may ra ông ta còn uy tín đối với
cả hai nhóm. Tuy nhiên
Hồ Tùng Mậu và Lê Quang Đạt phản đối, hai ông cho rằng chính Nguyễn
Tất Thành phải chịu trách nhiệm về việc Lâm Đức Thụ bán anh em.
Nhưng Lê Tán Anh vẫn giữ nguyên ý định nên Hồ Tùng Mậu bất mãn
cùng Lê Quang Đạt và vợ Đạt là Lý Phương Đức trở về hoạt động trong
ĐCS Trung Hoa. *( Lý Phương Đức là vợ cũ của Lê Tán Anh, hai người
cưới nhau vào năm 1927;
nhưng cuộc sống sau đó cho thấy họ không hợp nhau.
Năm 1929 hai người chia tay và Lý Phương Đức kết hôn với Lê
Quang Đạt ).
Sau khi Hồ Tùng Mậu ly
khai, Lê Tán Anh và Trương Văn Lệnh cho rằng Lý Thụy ( Nguyễn Tất
Thành ) đang còn ở Mạc Tư Khoa nên định cử Lê Duy Điếm sang Mạc Tư
Khoa tìm Lý Thụy. Nhưng
có một người thường đi về Thái Lan là Cao Hoài Nghĩa nói rằng ông có
gặp Lý Thụy tại Thái.
Các ông bèn cử Trương Văn Lệnh đi Thái Lan để gặp Lý Thụy ( Hồi ký
của Cao Hoài Nghĩa ).
Năm 1929, ngày 23 – 12,
Nguyễn Tất Thành ( Lý Thụy ) về tới Hồng Kông.
Gặp Lê Tán Anh và Lê Duy Điếm.
Lúc đó phong trào Cọng sản của các xứ Đông Dương được đặt
dưới quyền của Cục Viễn Đông/QTCS tại Trung Hoa.
Thành nhân danh CSQT gởi thư mời Đông Dương Cộng sản Đảng cử 2
đại diện đến Hồng Kông để bàn về chuyện chia rẽ giữa hai phái Bắc Kỳ
và Nam Kỳ. Còn An Nam
Cọng Sản Đảng đã có Châu Văn Liêm và Dương Hạc Đính đang ở tại Hồng
Kông ( HslTr/Quốc gia Pháp, lời khai của Dương Hạc Đính ).
Trước đó Đính theo Phan Trọng Quảng về Nam Kỳ để thành lập An
Nam Cọng sản Đảng nhưng sau vì chuyện hục hặc với Đông Dương Cọng
sản Đảng nên trở qua Hồng Kông để bàn lại với các ông Hồ Tùng Mậu ,
Lê Tán Anh, Châu Văn Liêm.
Năm 1930, đầu năm, tại Hồng Kông, cuộc họp thống nhất gồm có
Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu đại diện cho Đông Dương Cọng sản
Đảng. Phan Trọng Quảng,
Châu Văn Liêm, Dương Hạc Đính, đại diện cho An Nam Cọng sản Đảng.
Tại hải ngoại có Lê Tán Anh, Trương Văn Lệnh, Lê Duy Điếm;
ba ông này cũng thuộc An Nam Cọng sản Đảng của Hồ Tùng Mậu
nhưng thuộc Chỉ huy sở tại hải ngoại.
Trong cuộc họp, Nguyễn Tất Thành tuyên bố mình đại diện toàn
quyền cho CSQT yêu cầu hai đảng phải sát nhập làm một.
Sau khi hai bên đồng ý, ông đưa ra phương hướng hoạt động
theo như đường lối của CSQT mà ông biết khi còn ở Mạc Tư Khoa.
*Chú giải: NTT
không ngờ là đã có nhiều đổi khác sau đại hội 6/CSQT.
Ông đưa ra phương hướng hoạt động gồm 10 điểm mà ông học được
tại Nga trước khi có đại hội 6. Sự sai lầm này của ông đưa tới chiến
dịch Xô Viết Nghệ Tỉnh khiến cho toàn bộ Đảng CSVN tan nát
vào năm 1931.
Đặc biệt trong cuộc họp không có Hồ Tùng Mậu mặc dầu lúc đó
ông đang ở tại Quảng Đông và đang hoạt động cho ĐCS Trung Quốc cùng
với Lê Quang Đạt, vợ Đạt là Lý Phương Đức, em Đức là Lý Ứng Thuận
(còn có tên là Lý Phương Thuận).
Năm 1930, ngày 8-2, Trần Phú và Ngô Đức Trì từ Paris về tới
Sài Gòn, các ông gặp trục trặc về giấy tờ đi đường.
Cuối cùng các ông phải đi chui trong hầm của một tàu buôn
Trung Hoa. Trần Phú lại lên đường đi Hồng Kông để tìm gặp Thibault
theo như đã hẹn. Còn Ngô
Đức Trì gặp Bùi Lâm tại Sài Gòn để bắt liên lạc với An Nam CSĐ của
Dương Hạc Đính và Hà Huy Giáp.
Sau đó Ngô Đức Trì chờ 3 tuần không thấy tin tức Trần Phú bèn
đi Hồng Kông. Tại đây
ông gặp Trần Phú, Phú cho biết đã có cuộc họp thống nhất hai đảng
nhưng ông chưa gặp Nguyễn Tất Thành và chưa gặp Thibault, ông cũng
không thể về Hải Phòng để bắt liên lạc với ĐDCSĐ của Trịnh Đình Cửu,
Nguyễn Đức Cảnh theo như kế hoạch vì tại đó đang diễn ra biến động
khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân đảng (Hsltr/MTK, Báo cáo của Ngô
Đức Trì).
Năm 1930, ngày 18-2,
Nguyễn Tất Thành báo cáo cho CSQT:
“Tôi đã triệu tập đại diện của hai đảng ( Đông Dương và An Nam
). Chúng tôi gặp nhau
ngày 6-1-1930. Nhân danh đại diện CSQT, có toàn quyền quyết định về
phong trào cách mạng Đông Dương.
Tôi nói rằng họ đã hành động sai lầm.
Họ đồng ý và sát nhập hai đảng thành một đảng.
Chúng tôi đã cùng nhau soạn thảo chương trình hành động theo
đường lối của CSQT”, “Một ủy ban chấp hành lâm thời đã được thành
lập gồm 7 ủy viên chính thức và 7 ủy viên dự khuyết”, “Các đại biểu
đã trở về Việt Nam vào ngày 8 tháng 2”
(Hslt/MTK).
Đồng thời trong báo cáo này ông cũng nói rằng ông “chưa nhận
được tin tức từ Paris cũng như chưa gặp 2 đồng chí người Việt Nam
(Trần Phú và Ngô Đức Trì)”. Viết như vậy có nghĩa là ông đã biết tin
Trần Phú về Việt Nam để thành lập đảng. Và ông nói chưa nhận tin tức
từ Paris có nghĩa là ông đã
biết người ta có chỉ thị về việc thành lập ĐCSVN gởi theo
Thibault hoặc Trần Phú đi từ Paris về Hồng Kông.
*Chú giải : Hoàn cảnh thành lập ĐCSĐD ngày 3-2-1930
Cho đến nay còn nhiều khuất lấp gây tò mò cho các sử gia.
Theo như tài liệu phổ biến cho dân chúng thì ngày đó Nguyễn
Tất Thành đứng ra triệu tập những người yêu nước có chủ trương theo
Cọng sản và quyết định thành lập một đảng có tên là Đảng Cọng Sản
Việt Nam.
Tuy nhiên các sử gia thì không chấp nhận ngang đó, họ thắc mắc
với khí thế của NTT như vậy tại sao đại hội không bầu ông NTT lên
làm đảng trưởng, bầu ban chấp hành rồi tổ chức hoạt động ngay?
Cũng theo tài liệu của Đảng thì ông chỉ thống nhất 2 đảng xong
rồi về lại Thái Lan, đại hội thành lập đảng giải tán mà không bầu
được đảng trưởng, không có ban chấp hành, không có cương lĩnh hay
điều lệ, chỉ có phương hướng hoạt động.
Phải đợi đến khi Trần Phú triệu tập lại vào tháng 10 năm đó
cũng tại Hồng Kông thì mới bầu được ban chấp hành và thông qua cương
lĩnh, điều lệ. Nhưng lần
họp quan trọng này lại không có NTT.
Đại hội bầu Trần Phú làm Tổng bí thư đầu tiên của đảng CSVN.
Mãi đến khi các tài liệu của QTCS được đưa ra cho công chúng
năm 1992 thì các sử gia mới biết lúc đó ông NTT chỉ thừa cơ mà giả
lệnh CSQT để tạo thanh thế
đối với các đồng chí Việt Nam.
Đồng thời ông lấy thành tích gải quyết được chuyện khó khăn
trong nội bộ CSVN mà báo cáo cho CSQT để lấy lại sự tin tưởng vì ông
bỏ về Thái Lan tự hoạt động chứ không theo sự chỉ huy của CSQT hay
ĐCS Pháp.
Lúc Trương Văn Lệnh và Lê Duy Điếm đến tìm thì ông nghĩ rằng
thời cơ đã đến, tình hình ĐCSĐD rối bời bời, không có ông thì không
xong. Trước đây ở Mạc Tư
Khoa người ta đã hắt hủi ông, bây giờ thì ông sẽ ra tay cho người ta
thấy tài năng và uy tín của ông như thế nào.
Sau này hồi ký của Hoàng Tùng có nhắc lại chuyện ông giả mượn
lệnh của CSQT:
“Sau Lê Văn Lương nói với tôi là khi Bác về Trịnh Đình Cửu có hỏi
Bác giấy ủy nhiệm của Quốc tế Cọng sản, vì Bác nói là Quốc tế cử về.
Bác trả lời: “Đồng chí thử tưởng tượng xem, nếu tôi mang
trong người giấy ủy nhiệm của Quốc tế Cọng sản thì tôi có về được
đến đây không?”. Đem câu nói này so lại với sự thật thì rõ ràng ông
Nguyễn Tất Thành là tay đại bịp.
Sau khi hòa giải các bên thì NTT đi Thượng Hải để bắt liên lạc
với CSQT, ông hy vọng nhờ thành tích vừa qua người ta sẽ
chấp nhận sự trở lại cọng tác của ông và giao cho ông lãnh
đạo lực lượng CSVN.
Nhưng không ngờ lúc đó CSQT bắt đầu khởi động chiến dịch Đông Dương
mà họ đã chuẩn bị từ lâu.
Các cán bộ chủ chốt như Trần Phú, Bùi Lâm, Ngô Đức Trì, Nguyễn
Thế Rục đã lên đường về nước mang theo tài liệu và tiền bạc, riêng
Bùi Công Trừng bị bệnh phải nằm bệnh viện tại Paris.
Cùng đi với họ có một cán bộ của Trung ương CSQT là Thibault,
ông này sẽ nằm tại Thượng Hải để chỉ huy và yểm trợ trực tiếp cho
cánh Trần Phú. Biết được tin này NTT vội vàng báo cho cơ sở CSQT tại
Thượng Hải biết là ông đã thành lập đảng xong, đồng thời nhờ Cục
Viễn Đông của CSQT tại Thượng Hải gửi báo cáo của ông về Mạc Tư
Khoa. Trong khi đó Trần Phú và Ngô Đức Trì nhận được lệnh về Việt
Nam phải thành lập đảng Cộng Sản.
Nhưng khi vừa về đến Sài Gòn thì Phú và Trì biết tin đã có
thành lập đảng CSVN tại Hồng Kông.
Hai ông qua Tàu để tìm Thibault thì lại gặp Nguyễn Tất Thành.
Thành cho biết ông ta đã thành lập Đảng do CSQT chỉ thị cho ông
trước khi ông về Thái Lan năm 1927 nhưng vì bị bệnh nên mãi đến 1930
ông mới thực hiện được (Hsltr/ Quốc gia Pháp, lời khai của Ngô Đức
Trì).
Sau đó thì Trần Phú gặp Bí thư Cục Viễn Đông là Noulens.
Noulens bảo Phú cứ xúc tiến thành lập đảng vì hiện nay chưa có
một đảng Cọng sản cho Việt Nam.
Tháng 10 năm 1930 Trần Phú Triệu tập đại hội những người CSVN
nhóm họp tại Hồng Kông và chính thức thành lập Đảng.
Trong đại hội này không có NTT tham dự mặc dầu lúc đó ông có
mặt tại Hồng Kông. Riêng
Ngô Đức Trì cũng không tham dự đại hội vì bị đau ruột thừa phải nằm
bệnh viện tại Hồng Kông.
Cho tới nay không ai biết vì sao lúc đó Nguyễn Tất Thành không
tham dự. Có hai giả
thuyết được đặt ra: Một
là ông ngại bị phát hiện chuyện giả mạo lệnh của CSQT trước
mặt các đồng chí đàn em, hai là trong đại hội này có rất nhiều cựu
đảng viên Đảng Cọng sản An Nam đang kết tội Nguyễn Tất Thành phải
chịu trách nhiệm về việc hằng trăm đồng chí bị bắt do hồ sơ cá nhân
của họ nộp cho NTT. Lúc
đó Trần Phú và Ngô Đức Trì sẽ dễ dàng phăng ra chuyện Thành để lọt
hồ sơ đảng viên Cọng sản vào tay nhà cầm quyền Trung Hoa.
BÙI ANH TRINH
(16) AI THÀNH LẬP ĐẢNG CSVN?
Ngày thành lập Đảng CSVN
Kể từ Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của ĐCSĐD năm 1951 các đảng
viên ĐCSVN căn cứ vào trí nhớ của HCM mà lấy ngày 1-6-1930 làm ngày
kỷ niệm thành lập đảng.
Nhưng sau năm 1954 ông Trần Huy Liệu về làm Viện trưởng Viện nghiên
cứu Lịch sử Đảng đã so sánh ngày tháng do Dương Hạc Đính cung khai
cho Cảnh sát Pháp trong tập tài liệu của Louis Marty thì buổi họp đó
nhằm vào ngày 3-2-1930.
Ông Liệu ghi nhớ sự khác biệt này và đến đại hội toàn quốc lần
thứ ba năm 1960 thì đem ra hỏi lại những người từng tham dự.
Lúc đó Phan Trọng Quảng nhớ lại rằng cuộc họp hợp nhất 2 đảng
có 3 ngày nhưng ngày đầu là gặp nhau và thăm hỏi, ngày sau mới chính
thức họp tại một góc sân bóng đá ở Hồng Kông, các đại biểu vừa giả
cách xem đá banh vừa bàn thảo.
Đây là trận tranh cúp bóng đá tết Âm lịch của Hồng Kông.
Người ta đoán có lẽ đó là ngày 6-1 Âm lịch cho nên
đổi qua Dương lịch thành ngày 3-2-1930 ( Đúng theo lịch thì
ngày 6-1 Âm lịch là ngày 4-2 chứ không phải 3-2.
Nhưng ngày 4-2 là Thứ Ba không thể có trận đá bóng cho nên
người ta đoán có lẽ bác Hồ nhớ lầm, cuối cùng đành chấp nhận ngày
3-2 theo như lời khai của Dương Hạc Đính.
Sau đó cuốn sách “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện” của ông Hồ Chí
Minh, dưới tên T.Lan, xuất bản năm 1960 cũng ghi ngày diễn ra cuộc
họp là ngày 3-2-1930. Từ đó người ta chính thức lấy ngày 3-2 làm
ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
Như vậy thì chưa chắc có chuyện lộn ngày dương lịch thành ngày
âm lịch. Bởi vì 4-2
dương lịch cách ngày ông Nguyễn Tất Thành viết báo cáo đúng 14 ngày.
Nhưng nếu ngày 6-1 âm lịch thì phải cách đó 1 tháng 12 ngày.
Khó có thể nhớ lộn một ngày cách đây 14 ngày với một ngày
cách đây 1 tháng 12 ngày.
Hơn nữa, ông ghi ngày các đại biểu trở về nước là ngày 8-2,
nếu đây cũng là ngày ghi theo âm lịch thì chuyển qua dương lịch sẽ
là ngày 10 – 3, chuyện này không thể có được vì lúc ông viết báo cáo
chỉ mới là ngày 18-2 dương lịch.
Chắc chắn là NTT đã cố
tình báo cáo dối về thời gian sớm hơn 1 tháng.
Lý do là sau khi hai đảng thỏa thuận thống nhất thành một
đảng ông mới tìm cách liên lạc lại với Mạc Tư Khoa sau 2 năm không
liên lạc. Ông được
Trương Văn Lệnh hướng dẫn đi
Thượng Hải để gặp bí thư Cục Viễn Đông .
Cục Viễn Đông là cơ
quan mới được thành lập thay thế phái bộ Borodin bị giải tán năm
1927, do Noulens lãnh đạo, được ĐCS Trung Quốc cắt cử 4 đảng viên
gốc Việt Nam vào làm việc là Hồ Tùng Mậu, Trương Văn Lệnh, Lê Quang
Đạt và Lý Phương Đức.
Tại Cục Viễn Đông NTT biết tin Trần Phú về Việt Nam để tổ chức thành
lập đảng. Và ông cũng
biết theo như kế hoạch dự trù thì Trần Phú hẹn gặp Thibault tại Hồng
Kông từ ngày 1 đến 15 tháng 1.
Vì vậy ông vội báo cho
Cục Viễn Đông và gởi ngay báo cáo về MTK rằng ông đã thành lập đảng
ngày 6-1 là ngày ông biết chắc Trần Phú cũng như Thibault chưa đến
Hồng Kông. Nếu ông báo
cáo ngày thành lập là ngày 3-2 thì Mạc Tư Khoa có thể nghĩ rằng ông
cố tình cứ thành lập đảng mặc dầu biết rằng Trần Phú đã có mặt ở
Hồng Kông để làm việc đó.
Ngoài ra ông không thể báo cáo sự thực là cuộc họp đó chỉ có 3
ngày mà ngày chính thức là trong một góc sân đang tranh giải bóng
đá, thời gian đó quá ngắn ngủi cho một đại hội bàn thảo để quyết
định thành lập một đảng chính trị.
Do đó trong phần đầu của báo cáo ông viết :
“chúng tôi gặp nhau ngày 6-1”.
Rồi mãi tới phần cuối ông mới viết :
“Các đại biểu đã trở về nước ngày 8-2”.
Như vậy Mạc Tư Khoa bắt buộc phải hiểu là đại hội đã diễn ra
trong 1 tháng 2 ngày.
Ông muốn Mạc Tư Khoa
coi như vì nhiệt tình ông đã dùng uy tín cá nhân của ông thống nhất
được hai đảng và lập ra đảng mới.
Chuyện đã xảy ra rồi và các đại biểu đã trở về nước, giờ đây
không lẽ lại kêu họ trở lại.
Với tình hình như thế ông nghĩ rằng CSQT sẽ chỉ thị cho Trần
Phú ngưng thành lập đảng mới và công nhận Đảng do ông thành lập.
Được như vậy thì Trần Phú và Ngô Đức Trì sẽ trở thành đảng
viên mới gia nhập, dưới sự lãnh đạo của ông.
Sau này khi tài liệu mật của CSQT được giải mật thì các sử gia
Hà Nội đọc được bức thư nói trên của ông NTT, cho nên họ đổi ngày
thành lập Đảng trở lại thành
ngày 6-1-1930 (Văn Kiện Đảng, tập 2, 1999). Tuy nhiên trên
nghi thức thì Đảng vẫn tổ chức lễ kỷ niệm vào ngày 3-2 .
Năm 1930, ngày 27 – 2, NTT viết một lá thư cho đại diện ĐCS
Pháp tại Văn Phòng Trung ương CSQT:
“Giờ đây tôi không rõ vị thế của tôi là gì nữa…tôi là đảng
viên ĐCS Pháp hay là đảng viên ĐCS Việt Nam?”.
Ông yêu cầu CSQT cho ông một sự chỉ định tối hậu, kể cả:
“Nếu không, tôi là một đảng viên của Cục Viễn Đông?”
(Hsltr/MTK).
*Chú giải: So lại
với lá thư báo cáo thống nhất Đảng trước đó 9 ngày thì rõ ràng
chuyện nhân danh CSQT để thống nhất 2 đảng chỉ là chuyện do ông tự
nghĩ ra rồi sau đó mới báo cáo, coi như chuyện đã rồi.
Cho tới giờ này mà ông còn không biết ông ở trong đảng Cọng
sản nào, vậy thì trong cuộc họp thống nhất hai đảng vừa qua ông lấy
tư cách gì để đại diện cho Cọng sản Quốc tế?
Ngày nay sau khi các tài liệu mật
QTCS đã được đưa ra công chúng thì rõ ràng Nguyễn Tất Thành
đã mạo danh CSQT; nhưng
các sử gia tuyên huấn của CSVN cố tình lờ đi chi tiết này, họ vẫn để
cho nhân dân Việt Nam nghĩ rằng “Bác” đã thừa lệnh CSQT mà thành lập
ra ĐCSVN.
Về phần các sử gia
chống Cộng thì họ cũng không buồn sửa lại chi tiết này.
Họ muốn giữ nguyên chi tiết này để làm bằng chứng kết tội
Nguyễn Tất Thành là tay sai của Quốc tế Cọng sản, nhận lệnh của CSQT
mà thành lập ra đảng CSVN.
Họ muốn kết luận rằng CSVN chỉ là một sản phẩm của ngoại
bang, chính xác hơn là của Nga.
Tuy nhiên bức thư trên đây là một bằng chứng phủ nhận các cáo
buộc của phe chống Cộng.
Rõ ràng cho tới năm 1930 Nguyễn Tất Thành vẫn chưa hề là nhân viên
của CSQT, ( Nghĩa là sau khi CSQT mời ông tới Nga năm 1923, rồi đẩy
ông sang Tàu năm 1924, sau đó ông trở lại Nga năm 1927 thì họ trả
ông về cho Đảng Cọng sản Pháp nhưng ông lại tự ý rời ĐCS Pháp bỏ về
Thái Lan năm 1928.
Vì vậy ông mới gửi bức thư trên để thăm dò xem CSQT xử lý về
ông như thế nào? Đảng CS
Pháp có khai trừ ông ta hay chưa bởi vì ông đã không sinh hoạt với
ĐCS pháp gần 2 năm, trong khi theo điều lệ thì không sinh hoạt Đảng
trong 6 tháng thì sẽ bị khai trừ.
Còn đối với ĐCSVN thì CSQT có chấp nhận báo cáo thống nhất vừa
qua của ông hay không?
Nếu chấp nhận thì ông sẽ giữ vai trò gì?
Cuối cùng, nếu ĐCS Pháp đã khai trừ và ĐCSVN không chấp nhận
thì ông xin được đầu quân cho Cục Viễn Đông của Noulens.
Như vậy bức thư này đủ sức chứng minh rằng cho tới thời điểm
1930 Nguyễn Tất Thành là một con số không đối với tổ chức CSQT.
Từ trước tới nay Mạc Tư Khoa không cần biết ông ta là ai,
thuộc vào tổ chức nào, mặc dầu ông ta đã có rất nhiều cố gắng để làm
cho CSQT phải chú ý tới ông ta .
Năm 1930, giữa tháng 3 Trần Phú và Ngô Đức Trì sang Thượng Hải
gặp NTT. NTT cho biết ông nhận được lệnh của CSQT từ cuối năm 1927
bảo phải thành lập đảng Cộng sản Việt Nam nhưng vì bị bệnh hơn một
năm nên ông không thể làm gì được.
Sau đó NAQ khuyên Trần Phú và Ngô Đức Trì nên về lại Việt Nam;
còn về phần ông, ông sẽ trở về lo thành lập đảng Cọng sản
Thái Lan. Trần Phú bèn
về Hà Nội và Ngô Đức Trì về Sài Gòn.
Trong khi đó thì CSQT đang lo lắng về sự mất tích của
Thibault, ông ta rời Paris cùng một thời gian với Trần Phú nhưng
không thấy tới Trung Hoa (Hsltr/Quốc gia Pháp, lời khai của Ngô Đức
Trì).
Năm 1930, theo hồi ký Hoàng Văn Hoan, sau khi gặp Trần Phú và
Ngô Đức Trì, Nguyễn Tất Thành trở về làng Sha Khon, Thái Lan.
Cuối tháng 3 ông đi Bangkok hội họp cùng với các đồng chí
Trung Hoa để giải thích về đường lối của CSQT.
Ngày 20-4-1930 ông trở lại Bangkok để tham dự Đại hội thành
lập Đảng Cọng sản Thái Lan, tại đây ông gặp tổng bí thư ĐCS Mã Lai
và nhận lời mời tham dự Đại hội của ĐCSML.
Tháng 5 thì ông đi Singapore dự đại hội của Đảng Cọng sản Mã
Lai. ( Tài liệu mật thám Anh:
Tổng bí thư Lai Teck của ĐCS Mã Lai là một người Việt Nam tên
Trương Phước Đạt quê ở Phan Rang ).
(17) TRẦN PHÚ THÀNH LẬP ĐCSVN
Nguyễn Tất Thành từ Thái Lan trốn sang Hồng Kông
Năm 1930, đầu năm, chính quyền Pháp mời Vua Thái Lan sang thăm
Việt Nam rồi ký hiệp ước thân thiện.
Theo hiệp ước này chính quyền Thái Lan tự coi như có nhiệm vụ
tìm bắt những nhà hoạt động cách mạng Việt Nam để giải giao cho
Pháp.
Năm 1930, ngày 16-5, Chính quyền Pháp ký với Tưởng Giới Thạch
một hiệp ước gồm 11 khoản, chủ yếu là Tưởng Giới Thạch sẽ bắt các
đảng viên CSVN tại Trung Hoa giao cho Pháp.
Ngược lại Pháp bắt giữ các cán bộ của Mao Trạch Đông trốn
sang Việt Nam giao cho Tưởng Giới Thạch.
Năm 1930, tháng 5, Nguyễn Tất Thành gởi thư cho vợ là bà Tăng
Tuyết Minh ở Quảng Châu.
Trong thư yêu cầu Tăng Tuyết Minh mau mau đến Thượng Hải để đoàn tụ,
trong thư cũng cho biết một kỳ hạn, nếu quá kỳ hạn đó thì ông sẽ
xuất ngoại một mình.
*Chú giải: Chuyện
về bức thư này do bà Tăng Tuyết Minh kể lại cho sử gia Hoàng Tranh.
Tháng 5 năm 1930 thì NTT đang còn ở Thái Lan, nhưng trong một
chuyến đi gặp Cục Viễn Đông tại Thượng Hải ông đã gửi thư bằng bưu
điện cho bà.
Khi thư được gởi tới
bệnh viện, nơi bà Minh đang làm việc, thì lúc đó bà đi công tác xa
cho nên ông giám đốc bệnh viện mới xé thư ra xem và đưa cho 2 y sĩ
khác cùng xem rồi sau đó hủy đi.
Đến khi bà Minh hết hạn công tác trở về thì một nữ y sĩ đã kể
lại nội dung thư của Lý Thụy cho bà.
Chi tiết nói rằng nếu
bà không tới thì ông sẽ xuất ngoại một mình chứng tỏ được rằng tháng
5 năm 1930 ông vẫn có ý định lập nghiệp tại Thái Lan, muốn sống một
cuộc sống an bình tại đó và hoàn không thiết tha tới chuyện chính
trị tại Hồng Kông hay Hoa Nam.
Năm 1930, tháng 5, vì sự ruồng bố của chính quyền Thái Lan,
Nguyễn Tất Thành phải trốn qua Hồng Kông , nơi này thuộc quyền kiểm
soát của người Anh.
*Chú giải : Theo
Hoàng Tùng thì vị thế của NTT lúc đó rất bi đát:
“Năm 1931-1932, ở Hương Cảng, Bác không có chức vụ gì, nhưng
vì sự nghiệp cách mạng Bác vẫn làm.
Bác gửi thư cho CSQT đề nghị giao việc, vì thời gian đó Bác
chỉ làm nhiệm vụ một hộp thư…”(Hoàng Tùng, Những kỷ niệm về Bác Hồ).
Cục Viễn Đông/CSQT nhận ông làm việc như là một trạm giao liên
của Vụ Phương Nam (Southern Bureau), một chi nhánh của Cục Viễn
Đông/ CSQT, do Thibault lãnh đạo, trụ sở nằm trong Cục Viễn Đông tại
Thượng Hải ( Cần ghi nhớ là ông Nguyễn Tất Thành là trưởng trạm giao
liên của Vụ Phương Nam chứ không phải là Vụ trưởng Vụ Phương Nam ).
Lúc này ông mang tên là
Tống Văn Sơ, và mật danh để liên lạc với Cục Viễn Đông là “Victor”.
Do đó Hoàng Tùng nói rằng nhiệm vụ của ông chỉ là một “hòm
thư”. Đến tháng 4 năm
1931 sau khi có sự hục hặc với Trần Phú và Ngô Đức Trì thì ông gửi
thư cho Bí thư Văn phòng Viễn Đông là Noulens xin được về làm việc
tại CVĐ mà Hoàng Tùng gọi là “đề nghị giao việc”, nhưng chưa được
chấp thuận thì bị bắt.
Đảng cọng sản Đông Dương đời thứ nhất
Năm 1930, tháng 6, một số cán bộ của Xứ ủy Bắc Kỳ bị ruồng bắt
do ảnh hưởng của vụ nổi dậy của Nguyễn Thái Học đã phải chạy sang
Trung Hoa. Đỗ Ngọc Du,
Lưu Quốc Long, Nguyễn Lương Bằng chạy sang Hồng Kông gặp Nguyễn Tất
Thành. Thành viết giấy
giới thiệu cho các ông gặp Lê Quang Đạt là người phụ trách giao liên
giữa Hồng Kông và Thượng Hải.
Sau đó Đạt sắp xếp cho các ông về sinh sống tại Thượng Hải.
Năm 1930, ngày 14-6,
Đỗ Ngọc Du, Lưu Quốc Long phụ trách in ấn một tờ báo bằng
tiếng Pháp, mang tên là L’Armée, phát hành 2 tháng một lần; tờ báo
tuyên truyền, kêu gọi công nhân và binh lính Việt Nam đang làm việc
cho chính quyền Pháp tại Thượng Hải.
Ngoài ra còn có tờ báo bằng tiếng Việt, mang tên là Giác Ngộ,
do Lê Quang Đạt, Lý Phương Đức và Nguyễn Lương Bằng phụ trách.
Tiền lương của các ông và chi phí in ấn do Cục Viễn Đông/CSQT
đài thọ.
Năm 1930, ngày 19-9, Ngô Đức Trì mời Nguyễn Tất Thành, Hồ Tùng
Mậu, Trương Văn Lệnh, Nguyễn Trọng Nhã đến gặp 2 đại diện của ĐCS
Trung Quốc để cùng nhau bàn chuyện mở đại hội thành lập đảng Cọng
sản Việt Nam được Trần Phú triệu tập vào tháng 10.
Trong cuộc họp Hồ Tùng Mậu phản đối phong trào nổi dậy của Xô
Viết Nghệ Tĩnh đang diễn ra tại Việt Nam theo như hướng dẫn của
Nguyễn Tất Thành. Tuy
nhiên 2 đại diện của ĐCS Trung Quốc ngã theo chủ trương của Nguyễn
Tất Thành, và Nguyễn Trọng Nhã cũng hoàn toàn đồng ý (Hsltr/Quốc gia
Pháp, lời khai của Ngô Đức Trì).
Hồ Tùng Mậu thấy mọi người tán đồng quan điểm của Nguyễn Tất
Thành bèn quyết định chấm dứt cọng tác với tổ chức CSVN.
Cuộc họp này là nỗ lực cuối cùng của ông nhằm phản đối sự có
mặt của Nguyễn Tất Thành trong tổ chức CSVN.
Năm 1930, ngày 14-10, Trần Phú triệu tập đại hội Đảng CSVN tại
Hồng Kông, bầu ban chấp hành, Trần Phú là tổng bí thư đầu tiên của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại hội thảo luận về các nghị quyết mới đây của CSQT và soạn thảo
phương hướng hoạt động, hủy bỏ các phương hướng mà NTT đặt ra trong
phiên họp hòa giải hai đảng.
Đại hội này không có mặt NTT.
Sau đại hội thì Trần Phú mới cùng NTT đi gặp đại diện CSQT tại
Thượng Hải. Đại diện
QTCS đề nghị đổi tên đảng là Đảng Cọng sản Đông Dương.
Cũng trong cuộc gặp gỡ này, Trần Phú phát hiện lâu nay Nguyễn
Tất Thành giả danh CSQT để mở cuộc họp thành lập ĐCSVN vào ngày
3-2-1930. Bí thư Cục
Đông Phương là Noulens chỉ thị Trần Phú đưa NTT ra kiểm điểm trước
hội nghị Trung ương Đảng.
Năm 1930, ngày 9-12, một cuộc họp nội bộ kiểm điểm công khai
các sai lầm của NTT trong việc ông thừa lệnh CSQT họp thống nhất hai
đảng mà không có chỉ thị hay tài liệu hướng dẫn của CSQT, ông ta đã
tự nghiễn ra phương hướng hoạt động để chỉ thị cho các đại biểu và
phạm hàng loạt sai lầm…NTT đã nhận khuyết điểm và hứa sẽ sửa chữa
những sai lầm (Hslt/MTK và “Văn Kiện Đảng”, tập 2, 1998).
Sau hội nghị Trần Phú dời Tổng bộ ĐCSĐD về Sài Gòn.
NTT ở lại Hồng Kông tiếp tục làm việc giao liên cho Vụ Phương
Nam của Cục Viễn Đông/CSQT.
Nhiệm vụ của NTT là hộp thư liên lạc giửa ĐCSĐD và Cục Viễn
Đông/CSQT tại Thượng Hải.
Công việc của ông là nhận, dịch và chuyển thư.
Tuy nhiên trong các thư chuyển về CSQT, khi nói về ĐCSVN, ông
luôn luôn xưng là “Đảng bộ chúng tôi” tức là có ông trong nhóm đầu
não. Nhưng ông lại xúi
các Kỳ bộ địa phương gởi báo cáo về thẳng cho ông để ông chuyển về
CSQT. Trong báo cáo của các Kỳ bộ ông cũng xưng là “Đảng bộ chúng
tôi”, có nghĩa là ông đang chỉ huy các Kỳ bộ, gián tiếp cho MTK biết
rằng Trần Phú mang tiếng là Tổng bí thư mà trên thực tế không được
trong Đảng coi là người lãnh đạo Đảng.
Năm 1931, ngày 12-3, đại hội trung ương lần hai họp tại Sài
Gòn, có một đề mục được nêu ra là “Dấu hỏi về Lý Thụy”.
Ngô Đức Trì than phiền NTT đã làm sai nguyên tắc khi thúc hối
các Kỳ bộ phải gởi báo cáo thẳng cho ông ta mà không cho các Kỳ bộ
tham khảo với Trần Phú hay Ngô Đức Trì (Hsltr/MTK).
Năm 1931, ngày 23,24,25 tháng 3, Joseph Duroux, cán bộ của
CSQT đến Sài Gòn tiếp xúc với 2 lãnh tụ của ĐCSĐD.
Ông đề nghị ĐCSĐD nên mở đường giây giao liên sang Singapore
đồng thời cho biết rằng NAQ có gởi thư cho Noulens, là bí thư của
Cục Viễn Đông, để xin được vào làm việc trong Cục Viễn Đông, khỏi
phải làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo CSĐD vì họ đang có ý nghĩ
không tốt về ông ( Hsltr/Văn khố quốc gia Hoa Kỳ/ Hồ sơ vụ án
Noulens / Tài liệu của mật thám Pháp tại Đông Dương gởi cho mật thám
Pháp tại Thượng Hải. Có
lẽ 2 lãnh tụ CSĐD là Trần Phú và Ngô Đức Trì ).
Năm 1931, ngày 17-4, trước khi bị bắt, Trần Phú gởi cho CSQT
bức thư liên lạc cuối cùng, trong thư tố cáo NTT giả danh CSQT tổ
chức đại hội thống nhất (3-2-1930) mà không có lệnh của CSQT.
Ông viết :
“Kết quả của hội nghị thống nhất này giống như thời kỳ hợp tác
giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cọng sản Trung Quốc.
Chỉ chủ yếu phản ánh một chính sách hữu khuynh trong Đảng
Cọng sản Trung Quốc từ năm 1925 đến 1927…”,
“Chúng tôi lưu ý các đồng chí đến tình
huống này, không phải với mục đích chỉ trích đồng chí Victor
( NTT ), mà chỉ để nhắc nhở các đồng chí về việc đảng Cọng sản Đông
Dương thống nhất đã ra đời như thế nào và chỉ để chứng tỏ nó đã sai
lầm cho Đảng của chúng tôi ngay cả cho đến nay…”.
Năm 1931, ngày 21-4, Cảnh sát Pháp tại Thượng Hải bắt Nguyễn
Lương Bằng, Đỗ Ngọc Du, Lê Quang Đạt và Lý Phương Đức, tất cả bị
giải về Việt Nam vì tội hoạt động cho Cọng sản Việt Nam. ( Tô giới
Pháp tại Thượng Hải là một nhượng địa của Trung Hoa nhượng cho Pháp
nên chính quyền tại đây do người Pháp đảm nhận ).
Năm 1931, tháng 4, Joseph Ducrox bị bắt tại Singapor với quyển
sổ tay ghi các địa chỉ mà ông từng liên lạc.
Từ đó cảnh sát
Anh, Mỹ, Pháp phăng ra các tổ chức Cọng sản trong toàn vùng Đông Á.
Tại Sài Gòn Ngô Đức Trì bị bắt ngày 1-4 cùng với toàn bộ Xứ ủy
Nam Kỳ. Ngày 15 tháng 4
trụ sở bộ chỉ huy Trung ương đảng bị khám phá, Trần Phú thoát được
nhưng sau đó lại bị bắt tại miền Trung ngày 19-4.
Cơ sở in ấn bí mật của Bùi Lâm cũng bị khám phá, Bùi Lâm bị
bắt cùng với nhiều đảng viên khác.
(18) BỊ BẮT TẠI
HỒNG KÔNG
Nguyễn Tất Thành bị bắt tại Hồng Kông
Năm 1931, ngày 5 tháng
6, Bí thư Cục Viễn Đông của CSQT tại Thượng Hải tên là Paul Ruegg
(bí danh là Hilaire Noulens) bị cảnh sát Thượng Hải bắt sau khi theo
dõi một cán bộ CSQT tên là Joseph Ducroux.
Ông này đi một vòng các nước Đông Nam Á và thường xuyên đánh
điện về cho CSQT tại Mạc Tư Khoa.
Sau khi bắt được Noulens thì mật thám Thượng Hải lần lượt bắt
các cán bộ Cọng sản quốc tế khác.
Chánh sở mật thám Thượng Hải là một người Hoa Kỳ.
Do đó vào năm 1937, khi quân Nhật đánh vào Thượng Hải thì hồ
sơ vụ Noulens được chuyển về kho lưu trữ tại Văn khố Quốc gia Hoa
Kỳ. Trong đó có rất
nhiều tài liệu liên quan tới NTT (với mật danh là Victor) và ĐCSĐD.
Năm 1931, sáng sớm ngày 6 – 6, Nguyễn Tất Thành bị cảnh sát
Anh bắt tại nhà riêng ở số 186 Tam Kaw Road, Khu phố Cửu Long, Hồng
Kông với thông hành mang tên Tống Văn Sơ.
Lục soát trong nhà cảnh sát tịch thu 21 văn kiện chứng tỏ các
hoạt động gián điệp của Lý Thụy cho Cọng sản Nga ở vùng Đông Nam Á
(Hsltr/Quốc gia Pháp, báo cáo của Toàn Quyền Đông Dương).
Trong nhà lúc đó còn có một người phụ nữ cùng sống trong nhà,
đó là Lý Ứng Thuận, cô khai là cháu của Tống Văn Sơ.
Cảnh sát bắt luôn Lý Ứng Thuận, 2 tháng sau thì cô được tha
(Hsltr/Quốc gia Hoa Kỳ, vụ án Noulens).
*Chú giải : Nhân vật Lý Ứng Thuận
Lý Ứng Thuận được sử gia Quinn Judge ghi trong phần tiểu sử
các nhân vật ở cuối sách là:
“một nữ học viên cách mạng được gửi từ Thái Lan sang”, “đôi
khi được ám chỉ là vợ của Hồ Tùng Mậu”, “đóng vai cháu của Lý Thụy”,
“Cô ta sống trong nhà Hồ Chí Minh lúc ông ta bị bắt vào tháng 6 năm
1931 ( Quinn Judge, HCM The missing years, trang 321).
Cuộc đời sau này chứng tỏ Lý Ứng Thuận không phải là vợ của Hồ
Tùng Mậu, khi bị bắt cô khai là người Trung Hoa, chỉ là bà con xa
với ông Tống Văn Sơ (NTT) nên không biết việc làm của ông ta.
Do đó 2 tháng sau cô được thả.
Có một vài chi tiết trùng hợp mà sử gia Quinn Judge lấy của
người này gán cho người kia.
Thí dụ như nói rằng Nguyễn Thị Minh Khai từng sống tại nhà
riêng của ông Hồ Chí Minh tại Hồng Kông vào tháng 10 năm 1930, giữa
năm 1931 bị bắt giam vào nhà tù Quảng Châu, cô ta khai là người
Trung Hoa. Nhưng khi nói
về Lý Ứng Thuận thì cũng sống tại nhà riêng của ông HCM tại Hồng
Kông, giữa năm 1931 bị bắt giam vào nhà tù Quảng Châu, cô ta khai là
người Trung Hoa.
Những chi tiết này chỉ đúng với Ứng Thuận chứ với Minh Khai
thì cô sinh và lớn lên tại Nghệ An, chắc chắn năm 1930 cô ta còn
hoạt động ở Việt Nam, làm sao mà giữa năm 1931 lại có thể nói thành
thạo tiếng Tàu để khai với cảnh sát Tàu rằng mình là người Trung
Hoa. Còn Ứng Thuận sinh
tại Thái Lan nhưng sống trong cộng đồng nói tiếng Hoa, lớn lên cô
với anh chị là Lý Tự Trọng và Lý Phương Đức đi học tại Quảng Đông
cho nên cô khai là người Hoa thì có lý.
Thực ra thì năm 1980 các tài liệu của cảnh sát Pháp được đưa
ra công chúng. Người ta đọc được một số báo cáo của nhân viên mật
thám Anh tại Hồng Kông nói về cuộc sống của HCM khoảng nửa cuối năm
1930 đến nửa đầu của năm 1931, các báo cáo có nói về một người phụ
nữ cùng sống trong nhà
ông ta nhưng không nói tên, báo cáo theo dõi tới lúc ông Hồ bị bắt
là hết.
Sử gia Quinn Judge đọc các tài liệu này cho rằng đó là Minh
Khai cho nên cứ thay thế tên của nhân vật nữ đó bằng tên Minh Khai.
Sở dĩ bà cho rằng đó là Minh Khai bởi vì bà đọc trong tiểu
thuyết của nhà văn nữ Nguyệt Tú có đoạn
nói lúc ông Hồ ở tại Hồng Kông có làm việc chung với Minh
Khai.
Trong khi bà Quinn Judge đinh ninh rằng người phụ nữ sống
trong nhà ông Hồ tại Hồng Kông
là Minh Khai thì năm 1990,
sử gia William Duiker đọc tài liệu của văn khố Quốc gia Hoa
Kỳ phát hiện một số báo cáo khác của nhân viên mật thám Anh, ghi rõ
tên thật của người phụ nữ cùng sống chung trong nhà ông Hồ là Lý Ứng
Thuận (Lee Siam). Như
vậy nhân vật nữ mà cảnh sát Pháp đề cập tới là Ứng Thuận chứ không
phải là Minh Khai.
Năm 1931, tháng 11,
điệp viên Pinot, tức là Lâm Đức Thụ, báo cáo cho mật thám Pháp rằng
ông ta đã nhận được lời nhắn của Lý Thụy từ trong tù.
Lý Thụy yêu cầu Thụ giúp đỡ những người Việt Nam được tha
khỏi nhà tù Quảng Châu.
Lý Thụy cũng nhờ Thụ coi sóc giùm tổ chức của ông ta trong khi chờ
đợi MTK cử người thay thế, hy vọng Trương Văn Lệnh sẽ thay thế ông
ta nếu Lệnh sớm được tha ra khỏi nhà tù.
Cũng theo Lâm Đức Thụ thì Lý Thụy đặc biệt quan tâm tới cuộc
sống của “người thân (phái nữ) của ông ta” (HslTr/Quốc gia Pháp, ghi
chép của Chánh mật thám Sài Gòn, ngày 19-11-1931.
Theo sử gia Quinn Judge thì người phụ nữ này là Minh Khai.
Tuy nhiên sự thật thì lúc này Minh Khai đang nằm trong nhà tù Hải
Phòng, chờ ngày ra tòa vào tháng sau.
Như vậy người phụ nữ mà Lý Thụy quan tâm hoàn toàn không phải
là Minh Khai nhưng rất có thể là Ứng Thuận;
bởi vì cũng theo tài liệu của mật thám Pháp thì lúc này Ứng
Thuận đang sống tạm tại nhà của Lâm Đức Thụ sau khi được ra khỏi tù
vào tháng 8-1931.
*Chú giải : Lật
lại vụ án Nguyễn Tất Thành bán nước
Lúc này Lâm Đức Thụ đã
bị lộ diện là mật vụ của Pháp, ông ta đã trốn vào một nơi bí mật;
thế mà Nguyễn Tất Thành vẫn còn liên lạc và vẫn tiếp tục giữ
quan hệ mật thiết !? Căn
cứ vào chi tiết này, Sử gia Quinn Judge cho rằng đây là bằng chứng
để người ta “kết án về tư cách đạo đức” của ông Nguyễn Tất Thành,
nghĩa là ông ta với Lâm Đức Thụ đồng một ruột Việt gian bán nước!
(Ho Chi Minh, The Missing Years, trang 194. Nguyên văn:
“It is indeed strange that he would have contacted a known
informer at this point – perhaps he bilived that no more damage that
Thu could do, with the party’s work so badly disrupted. These
contacts may have resulted in criticism of Ho’s conduct after his
release”:
( Thật là lạ lùng khi ông ta vẫn còn liên lạc với một tay chỉ
điểm đã bị lộ diện trong thời điểm này.
Có lẽ ông ta tin rằng Thụ không còn gì để có thể phá hoại
thêm đối với một cái đảng đã khá tan nát.
Sự liên lạc này có thể là nguyên do khiến cho ông Hồ bị kết
án về tư cách đạo đức sau khi ông ta ra khỏi nhà giam ).
Trước cáo buộc của sử gia Quinn Judge, các sử gia tuyên huấn
CSVN đành phải ngọng vì không thể chối cãi được.
Nhưng họ cũng không thể nào chấp nhận nổi chuyện ông Hồ là
một người phản quốc. Chuyện
này khủng khiếp quá, vì vậy họ đành ém nhẹm bằng cách coi như sử gia
Quinn Judge là một nhân vật chưa hề có mặt trên cõi đời, và tác phẩm
của bà ta không hề được nhắc đến trong các bài viết của các cây viết
tuyên huấn CSVN!
Năm 1931, cuối tháng 6, Hồ Tùng Mậu bị trục xuất khỏi Hồng
Kông mà không có giấy tờ.
Lệnh trục xuất ông Mậu được toàn quyền Hồng Kông
thông báo cho Lãnh sự Pháp tại Hồng Kông ( Theo thỏa ước an
ninh giữa chính quyền Pháp tại Đông Dương và chính quyền Anh tại
Hồng Kông ). Nhờ đó mật
thám Pháp theo dõi Mậu và bắt ông tại Thượng Hải.
*Chú giải : Sau
này trong nội bộ ĐCSVN có tin lưu truyền rằng Nguyễn Tất Thành, Hồ
Tùng Mậu, Phan Đức, Nguyễn Huy Bồn bị bắt là do Trần Văn Giàu đã
khai với Cảnh sát Pháp tại Sài Gòn.
Tuy nhiên ngày nay các hồ sơ mật được giải mã thì các ông bị
bắt do vụ Noulens. Sử
gia Hémery đã tìm được một bức điện của chánh mật thám Néron, từ Hà
Nội gửi cho một giới chức Pháp tại Hồng Kông, cho biết ông ta đang
tìm cách chuyển sang Trung Hoa số tiền thưởng về vụ bắt 4 nhân vật
cọng sản Việt Nam tại Hồng Kông và Thượng Hải.
Gồm có 15 ngàn cho vụ bắt Nguyễn Ái Quốc và 30 ngàn cho vụ
bắt các ông Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Huy Bồn và
Phan Đức, mỗi ông 10 ngàn.
So sánh số tiền thưởng dành cho mỗi ông thì cũng có thể đoán
được rằng mật thám Pháp đánh giá ông Nguyễn Tất Thành ngang hàng như
các ông Mậu, Bồn, Đức.
Có thể vụ bắt NAQ tại Hồng Kong là vụ riêng lẻ và tiền thưởng dành
cho nhân viên an ninh của nhà cầm quyền Anh cho nên phần ông Quốc có
nhỉnh hơn các ông kia nhưng cũng không đến nỗi cao gấp đôi.
Chứng tỏ NAQ không phải là một nhân vật cao giá gấp 5 hay gấp
10 người khác như trường hợp Phan Bội Châu (100 ngàn).
Năm 1931, ngày 18-8, Tòa án Hồng Kông ra lệnh trục xuất Sung
Man Cho (Nguyễn Tất Thành) về Việt Nam sau 3 tháng tạm giam.
Thống đốc Hồng Kông cũng thông báo cho Lãnh sự Pháp tại Hồng
Kông biết ngày NTT được thả.
Tuy nhiên rút kinh nghiệm trong vụ thả Hồ Tùng Mậu, luật sư
của NTT kháng án với lý do nếu về Việt Nam ông ta có thể bị tử hình
theo án xử khiếm diện của tòa án Vinh ngày 11-10-1929.
Ngày 11-9 tòa án Tối cao của Hồng Kong vẫn y án trục xuất NTT
về Việt Nam. Luật sư lại
kháng cáo lên Hội đồng Cơ mật Vương quốc Anh.
Hội đồng ra lệnh tạm ngưng thi hành lệnh trục xuất và giao
cho toàn quyền Hồng Kông nghiên cứu sẽ trục xuất ông ta về đâu.
NTT tiếp tục bị giam để chờ người ta nghiên cứu.
Luật sư của ông biết rõ nếu ra khỏi tù ông sẽ bị mật thám
Pháp theo dõi và bắt về Việt Nam cho nên cách hay nhất là kháng cáo
để chờ phán quyết của Hội Đồng Cơ mật Vương quốc Anh, chỉ cần nhà
cầm quyền Hồng Kông giữ bí mật ngày thả và nơi đến của NTT sau khi
bị trục xuất. Cũng vì vụ
kháng án này mà Nguyễn Tất Thành bị giam lâu hơn các ông Hồ Tùng
Mậu, Trương Văn Lệnh, chứ nếu không ông cũng chỉ bị giam 3 tháng như
2 ông kia.
Năm 1931, tháng 12, Hội đồng đề hình do Bouchet chủ tọa xử án
vụ các cán bộ Cọng sản tại Hải Phòng giết cô Trịnh Thị Uyển và bắn
bị thương cô Trịnh Thị Nhu để bảo vệ bí mật của tổ chức.
Tòa tuyên án Nguyễn Đức Cảnh, Hồ Ngọc Lân tử hình;
Đỗ Ngọc Du, Dương Hạc Đính khổ sai chung thân;
Nguyễn Thị Vịnh (Nguyễn Thị Minh Khai) và Lê Thị Chắt (vợ của
Đỗ Ngọc Du) phát lưu chung thân.
Chuyện giết người xảy ra vào giữa năm 1929.
Lúc đó Nguyễn Thị Vịnh là tỉnh ủy viên Hải Phòng do Nguyễn
Đức Cảnh là Bí thư tỉnh ủy.
Cả hai cùng dính líu trong vụ giết cô Uyển và cô Nhu.
Nguyễn Đức Cảnh bị bắt vào cuối tháng 4 năm 1931 còn Nguyễn
Thị Vịnh bị bắt cuối năm 1930.
Sau khi tòa tuyên án, Nguyễn Thị Vịnh tức Nguyễn Thị Minh
Khai không trình diện cư trú tại nơi lưu đày mà trốn sang Trung Hoa
.
(19) NTT BỊ KỶ
LUẬT TẠI NGA
Nguyễn Tất Thành về tới Nga
Năm 1933, ngày 22-1, tàu thủy An Huy đưa Nguyễn Tất Thành rời
cảng Hồng Kông đi Thượng Hải nhưng giữa đường ông xuống bến Hạ Môn,
sống tại đó trong vòng 5,6 tháng rồi mới lên đường đi Thượng Hải,
tại đây ông tìm cách liên lạc với một đảng viên Cọng sản Pháp và
được ông này giúp lộ phí đi Vladivostok , sau đó tìm đường về Nga
vào tháng 8 năm 1933. (
Hồi ký của Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện”,
dưới tên T. Lan ).
Năm 1934, tháng 7, Nguyễn Ái Kvak ( Tên Nga của NTT ) đến Mạc
Tư Khoa, trả lời điều tra về việc tổ chức Cục Viễn Đông bị khám phá
cũng như lý do ông ra khỏi tù và làm thế nào ông về được Nga.
Sau đó ông được cử theo học chính trị tại học viện Lê Nin là
học viện chuyên tu dành cho các cán bộ đã từng hoạt động lâu năm cho
CSQT.
*( Chi tiết này không khớp với giả thuyết của giáo sư Đài Loan
Hồ Tuấn Hùng. Theo giáo
sư Hùng thì nhân vật NTT đang ngồi đối mặt với mật vụ của Stalin là
NTT giả. Còn NTT thật
thì chết trong nhà tù Hồng Kong vào năm 1932.
Nếu có giả thì Hồ
Tập Chương không thề nào qua mắt được nhân viên mật vụ của Stalin
cũng như các cán bộ CSQT quen biết với NTT tại Mạc Tư Khoa.
Sau đó ông ta lại còn phải đối chất với một người Việt Nam
quen biết là Lê Hồng Phong ).
Năm 1934, cuối năm, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và
Hoàng Văn Nọn cùng sang Nga để tham dự đại hội 7 QTCS.
Tuy nhiên vì tình hình chính trị ở Nga biến động nên 3 người
phải lưu lại đến tháng 7 năm 1935 mới diễn ra đại hội.
Năm 1935, ngày 27-3, tại Trung Hoa, Đại hội đại biểu toàn quốc
đảng Cọng sản Đông Dương lần thứ nhất
tại Ma Cao dưới sự lãnh đạo của Hà Huy Tập, sau 3 ngày họp,
đại hội bầu ra một ban chấp hành trung ương gồm 13 người, trong đó
có Lê Hồng Phong đứng đầu, sau đó là Hà Huy Tập, Hoàng Văn Nọn,
Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Rụt, Phùng Chí Kiên, Đinh Thanh, Võ
Nguyên Hiến, Thẩu Xỉ, Hoàng Văn Thụ,
1 người tuyển chọn sau, và Nguyễn Tất Thành vị trí thứ 13 là
vị trí dự khuyết trung ương Đảng.
Theo báo cáo của Hà Huy Tập thì 13 người gồm 8 công nhân, 1
nông dân Dân tộc Miền Núi, 3 trí thức, và 1 tại Trung Kỳ sẽ được
tuyển chọn sau (HsltrMTK).
Như vậy là đại hội bầu tại chỗ 7 người; 4 người được bầu
khiếm diện, đó là Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nọn, Nguyễn Thị Minh Khai
và Nguyễn Tất Thành; và một người ở Trung Kỳ sẽ được tuyển chọn sau.
Lúc này Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Nọn,
Nguyễn Tất Thành đang ở Nga.
Sở dĩ có chuyện ghi tên Nguyễn Tất Thành vào danh sách ban
chấp hành Trung ương vì từ Mạc Tư Khoa Lê Hồng Phong yêu cầu Hà Huy
Tập sắp xếp cho Nguyễn Tất Thành vào ban chấp hành để cho NTT được
tham dự đại hội 7 CSQT với danh nghĩa Ủy viên Trung ương ĐCSĐD.
Tuy nhiên khi nêu tên này ra trong đại hội thì nhiều đảng viên
phản đối và tố cáo nhiều chuyện không tốt về thành tích của NTT.
Tạm thời Hà Huy Tập phải giải quyết bằng cách ghi tên NTT
trong vị trí dự khuyết nhưng ghi thêm trong nghị quyết là NTT chỉ
hoạt động ở nước ngoài mà thôi (Hồi ký Hoàng Tùng).
Sau khi đại hội kết thúc Hà Huy Tập mới tiếp tục điều tra về
các việc làm của Nguyễn Tất Thành trong thời gian hoạt động tại
Trung Hoa. Kết quả điều
tra rất nghiêm trọng cho nên ông phải tức thời báo cáo về Mạc Tư
Khoa.
Nguyễn Tất Thành bị kỷ luật tại Nga
Năm 1935, ngày 20-4, Hà Huy Tập, tân bí thư Cục Hải ngoại của
ĐCSĐD, gởi cho QTCS một bức thư tố cáo trước đây NTT biết Lâm Đức
Thụ là một tay chỉ điểm nhưng vẫn làm việc với Thụ.
Trước đây với tư cách tổng thư ký VNTNCMĐCH, NTT bắt mỗi đảng
viên phải nộp 2 tấm ảnh, khai rõ tên thật, địa chỉ, tên cha mẹ và
tên ông bà cùng với tên từ 2 đến 10 người bạn thân của mình. Ngoài
ra Hà Huy Tập còn mượn lời những người hiểu rõ NTT kết luận rằng:
“Nguyễn Ái Kvak chưa từng bao giờ là một người Cọng sản”
(Hslt/MTK).
Theo hồi ức của một Ủy viên trung ương Đảng của Liên Xô là
Anatoly Voronin thì CSQT đã họp hội đồng kỷ luật gồm có Manuilsky,
Khang Sinh và Vasiliéva . Tuy nhiên NTT chứng minh được rằng Lâm Đức
Thụ chỉ bán những ai không phải là Cọng sản, bằng chứng là tất cả
cán bộ Cọng sản từ NTT trở xuống vẫn còn nguyên cho tới khi Lâm Đức
Thụ bị lộ diện vào năm 1931.
Cũng theo Anatoly Voronin thì Khang Sinh đòi án tử hình,
Manuilsky trung lập, còn bà Vasiliéva thì bênh vực với lý do đây chỉ
là do NTT thiếu kinh nghiệm.
Cuối cùng NTT chỉ bị kỷ luật phải học tập cải tạo thêm và
không được giao bất cứ công việc gì trong vòng 2 năm, sau đó sẽ cứu
xét lại. Vì vậy NTT
không được tham dự đại hội 7 mặc dầu ông đang có mặt tại Mạc Tư
Khoa.
Hiện nay tại Mạc Tư Khoa còn lưu trữ một văn kiện với lời phê
của bà Vasiliéva về NTT:
“Về chuyện liên quan đến Kvak, chúng tôi cho rằng trong 2 năm tới
đồng chí này phải nghiêm túc chăm chỉ học tập và không thể nhận công
việc nào khác. Chỉ sau khi học xong, chúng ta mới có kế hoạch đặc
biệt để sử dụng đồng chí này” (Hsltr/MTK).
Ngoài ra hồ sơ lưu trữ Mạc Tư Khoa còn lưu một bản danh sách
những người được đề nghị đề nghị tham dự Đại hội 7, một giới chức
nào đó của CSQT đã phê một câu bên cạnh tên Nguyễn Ái Kvak là
“necessary to refuse” (cần loại bỏ).
Hội đồng kỷ luật cũng đã kiểm chứng và tham khảo ý kiến của 3
đại diện Việt Nam tại Mạc Tư Khoa là Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh
Khai và Hoàng Văn Nọn.
May cho NTT là người chủ tọa hội đồng kỷ luật Manuilsky lại là
người chịu trách nhiệm đã đưa lầm NTT từ Pháp sang Nga vào năm 1923.
Lúc đó Mannuilsky cừ tưởng NTT là tác giải của những bài báo
nổi tiếng ký tên Nguyễn Ái Quốc.
Khi phát hiện ra thực tài của Nguyễn Tất Thành thì chính
Manuilsky phải loại bỏ NTT nhưng ông không muốn phải chịu trách
nhiệm về sai lầm này cho nên ông phải tìm cách đưa NTT đi khỏi Mạc
Tư Khoa, nhưng không ngờ NTT lại trở về Mạc Tư Khoa.
Và bức thư tố cáo của Hà Huy Tập khiến NAK trở thành một thứ
của nợ mà Manuilsky phải gánh, do đó ông cố tình làm nhẹ vụ này để
mọi việc được yên. Ngoài
ra các ý kiến bệnh vực của 3 đồng chí Việt Nam cũng ảnh hưởng tới
quyết định cuối cùng của Manuilsky.
*Chú giải: Theo
như hồi ký của Hoàng Tùng, cựu bí thư Trung ương ĐCSVN, thì Lê Duẫn
có nói rằng Nguyễn Tất Thành bị kỷ luật là do bị Hà Huy Tập báo cáo
từ Hồng Kông rằng mật thám Pháp có dẫn bà chị của Nguyễn Tất Thành
là Nguyễn Thị Thanh sang Tàu gặp ông.
Nhưng sau khi các tài liệu của CSQT được công bố thì không hề
có chuyện về bà Nguyễn Thị Thanh.
Tuy nhiên qua lời thố lộ của Lê Duẩn với Hoàng Tùng, người ta
cũng có thể biết được Lê Duẩn đánh giá HCM như thế nào.
Lê Duẩn biết khá nhiều về nhân vật Lý Thụy qua lời kể của Hà
Huy Tập, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai cho nên sau này ông
có vẻ coi thường HCM.
Các sử gia cho rằng Lê Duẩn qua mặt rồi bắt chẹt thầy của mình
vào giai đoạn cuối đời nhưng thực ra chưa bao giờ Lê Duẩn coi HCM là
thầy. Thầy của ông ta là
Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập nhưng riêng Tập thì rất coi thường HCM.
Thời HCM được tôn thành thánh sống thì không có ai biết
về báo cáo của Hà Huy Tập nhưng Lê Duẩn biết và ông ta lấy đó
làm lợi khí để khi cần thì khống chế HCM.
Sau này Hồ Chí Minh hạ được Trường Chinh vào năm 1956, thâu
tóm mọi quyền lực trong ĐCSVN.
Nhưng rồi Lê Duẩn từ Miền Nam ra Hà Nội và lấy lại quyền lực
trong tay Hồ Chí Minh một cách dễ dàng.
Từ đó Lê Duẩn ra mặt khống chế Hồ Chí Minh nhưng ít ai biết
nhờ đâu ông ta khống chế được.
Năm 1935. Sau khi
bị kỹ luật thì ông Nguyễn Tất Thành đang theo học khóa chuyên tu
dành cho cán bộ cao cấp tại học viện Lenin bị đổi xuống học khóa
chuyên tu tại trường Stalin cùng với Hoàng Văn Nọn và Nguyễn Thị
Minh Khai (Khóa chuyên tu dành cho những cán bộ có trình độ thấp).
Sau này giáo sư Nguyễn Khánh Toàn là người đang giảng dạy tại
trường Stalin xác nhận trên tạp chí Người Cọng Sản : “Bác rất khiêm
tốn, xuống học lớp dưới, chan hòa với các sinh viên các nước thuộc
địa Châu Á để tìm hiểu tình hình…” (Bùi Tín, Mặt thật, trang 66).
Lê Hồng Phong được bầu vào Ban chấp hành Trung ương CSQT
Năm 1935, tháng 7.
Tại đại hội 7 Cọng sản quốc tế, Lê Hồng Phong được bầu làm Ủy viên
dự khuyết của Ban chấp hành trung ương Cọng Sản Quốc tế.
Ủy viên chính thức của Đông Phương có Mao Trạch Đông, Chu Ân
Lai, Vương Minh và Trương Quốc Đào, cùng là ủy viên dự khuyết còn có
Khang Sinh và Bá Cổ.
Nguyễn Thị Minh Khai đọc diễn văn thuyết trình về phụ nữ tại Đông
Dương. Hình ảnh lưu trữ
cho thấy cô ngồi trên hàng ghế danh dự, bên cạnh bà vợ của cố lãnh
tụ Lenin.
Ngày nay tài liệu của CSVN có trưng ra một thẻ tham dự đại hội
7 của Nguyễn Ái Kvak ( Tên Nga của NTT ) nhưng mẫu của thẻ này hoàn
toàn khác với mẫu thẻ của Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Hồng Phong.
Ngoài ra thẻ của NAK chưa có đóng dấu trên hình cũng như chưa
có đóng dấu tên của viên chức thị thực.
(20) DỰNG LẠI ĐCS
ĐÔNG DƯƠNG
Dựng lại Đảng Cọng sản Đông Dương
Năm 1932, tháng 2, sau khi Trần Phú bị bắt và chết vì bệnh lao
tại nhà thương Chợ Quán,
Nguyễn Tất Thành đang bị giam trong nhà tù Hồng Kông, CSQT cử Trần
Ngọc Danh (em ruột Trần Phú) từ Mạc Tư Khoa về Quảng Châu, ông gặp
Lê Tán Anh và Nguyễn Thị Minh Khai mới trốn án lưu đày từ Việt Nam
qua, ba người gom góp các đảng viên còn lại sau biến cố 1931.
Trong khi đó Lê Hồng Phong cũng từ Mạc Tư Khoa trở về Nam Ninh
vào tháng 4 năm 1932 tổ chức mạng lưới hoạt động giữa tỉnh Quảng
Tây, Vân Nam của Trung Hoa và Tỉnh Cao Bằng của Việt Nam.
Trần Phú, Trần Ngọc Danh, Nguyễn Thị Minh Khai quen biết nhau
tại thành phố Vinh Tỉnh Nghệ An, trước kia cùng nhau hoạt động trong
Tân Việt Cách mạng Đảng.
Họ nhận ra nhau dễ dàng trên đất Trung Hoa.
Ngoài ra đến tháng 8 lại thêm một nhân vật quan trọng từ Mạc
Tư Khoa về tăng cường, đó là Hà Huy Tập, cũng là cựu đảng viên Tân
Việt tại Vinh, Nghệ An.
Năm 1932, ngày 25 tháng 9, Lê Tán Anh và Trần Ngọc Danh bị bắt
tại Thượng Hải, đưa về Hải Phòng; Trần Ngọc Danh ra Côn Đảo còn Lê
Tán Anh bị xử bắn vào năm sau.
Tháng 3 năm 1933 Nguyễn Thị Minh Khai từ Thượng Hải trở về
Hồng Kông, cô liên lạc được với Lê Hồng Phong.
Tháng 8 Hà Huy Tập và Nguyễn Văn Rụt từ Mạc Tư Khoa về Quảng
Châu, cùng với Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai thành lập “Cục
Hải ngoại” của ĐCSĐD.
Nguyễn Tất Thành ra khỏi tù và chạy về Nga
lần 2
Năm 1932, ngày 20-4, báo L’Opinion tại Hồng Kông loan tin có
một người Việt Nam nhỏ bé có tâm hồn của một lãnh tụ đang bị suy
nhược vì lao lực trong nhà tù Hồng Kông.
Viên Lãnh sự Pháp tại Hông Kông là Soulange Teissier gởi thư
cho bộ Ngoại giao Pháp báo cáo rằng Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất
Thành) đang bị bệnh lao trong tù, tuy nhiên tình trạng bệnh có thể
cứu chữa được.(Hsltr/Văn Khố Pháp).
Năm 1932, ngày 16-5, Lâm Đức Thụ gởi báo cáo cho mật thám
Pháp, cho biết ông ta vẫn nhận được tin tức về Nguyễn Tất Thành qua
văn phòng của luật sư Loseby là người đang nhận bào chữa cho Thành
(Hsltr/Quốc gia Pháp).
Năm 1932, ngày 11-8, báo Daily Worker tại London loan tin
Nguyễn Ái Quốc đã chết trong trại tù Hồng Kông vì bệnh lao phổi.
Tuy nhiên Lãnh sự Pháp tại Hồng Kong báo cho mật thám Pháp
tại Hà Nội rằng đó chỉ
là tin đồn thất thiệt (Hsltr/ Văn khố Pháp).
Năm 1932, ngày 27-8, luật sư của Sung Man Cho (Tống Văn Sơ hay
là Nguyễn Tất Thành) và luật sư của nhà cầm quyền Hồng Kông đã thỏa
thuận với nhau về nơi đến của Sung Man Cho sau khi ông ta bị trục
xuất mà không cho tòa lãnh sự Đông Dương tại Hồng Kông biết
(Hsltr/Quốc gia Pháp).
Năm 1933, ngày 6-1, Nguyễn Tất Thành đến Singapore nhưng bị
chính quyền Singapore bắt vào ngày 11-1 vì tội di dân lậu rồi buộc
ông phải lên tàu trở lại Hồng Kông.
Tàu Thủy Ho Sang đưa ông đến bến Hồng Kông vào ngày 19-11;
cảnh sát đón ông tại bến tàu và lại tiếp tục giam ông về tội
di dân bất hợp pháp.
Năm 1933, ngày 20-1, để trả lời công điện của Mật thám Pháp
tại Đông Dương, Toàn quyền Hồng Kông gửi công điện cho biết Nguyễn
Ái Quốc đã chết trong tù vì bệnh lao và nghiện thuốc phiện (Hsltr
/Quốc gia Pháp).
Năm 1933, ngày 15-2, báo Cahiers du Bolchévisme tại Mạc Tư
Khoa đăng tin đồng chí Nguyễn Ái Kvak đã hy sinh trong nhà tù Hồng
Kong vào ngày 26-6-1932.
*Chú giải: Sự thật
về nhân vật Hồ Tập Chương
Sau khi được Toàn quyền Hồng Kong thông báo rằng Nguyễn Ái
Quốc đã chết thì mật thám Pháp khóa hồ sơ theo dõi NAQ.
Quả nhiên sau đó
hơn 10 năm họ hoàn toàn không nhận được tin tức nào chứng tỏ NAQ còn
sống.
Nhưng cho tới năm 1945 thì hồ sơ về NAQ được mở trở lại và mọi
hình ảnh cũng như bút tích cho thấy Hồ Chí Minh chính là nhân vật
Nguyễn Ái Quốc trước đây. Sự xuất hiện trở lại của Nguyễn Ái
Quốc khiến cho giới nghiên cứu tình báo Pháp bùng nổ nhiều bàn cãi.
Rồi đến năm 1948, sau khi cuốn tự truyện của ông Hồ Chí Minh
dưới tên Trần Dân Tiên được phát hành thì rộ lên tin Nguyễn Ái Quốc
thật đã chết trong tù từ năm 1932, còn Hồ Chí Minh chỉ là Nguyễn Ái
Quốc giả.
Vì vậy năm 1949, một thiếu tá tình báo Pháp tại Sở Cảnh sát
Sài Gòn đã tổng hợp các chứng liệu về Hồ Chí Minh thời 1932 và kết
luận rằng Chính quyền Hồng Kông tung tin NAQ chết là để sử dụng NAQ
làm điệp báo nhằm theo dõi hoạt động của CSQT tại Viễn Đông, bản
thân ông Quốc muốn hoạt động bí mật tại Thái Lan với một tên khác
(Hsltr/Quốc gia Pháp).
Tuy nhiên sau cái chết của ông Hồ Chí Minh năm 1969, báo New
York Time ngày 6-9-1969 đã đăng bài phỏng vấn bà vợ của luật sư
Loseby. Bà Loseby xác
nhận rằng tin Nguyễn Ái Quốc bị chết trong tù là do chính luật sư
Loseby tung ra để đánh lạc hướng theo dõi của mật thám Pháp, nhằm
giúp cho NAQ không bị mật vụ của Pháp theo dõi để bắt sau khi ông ta
được thả ra khỏi nhà giam.
Những khúc mắc về tin Nguyễn Tất Thành chết năm 1933 đã được
giải tỏa. Nhưng đến năm
2008, tại Đài Loan có một giáo sử sử học tên Hồ Tuấn Hùng cho xuất
bản quyển sách “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo”.
Theo giáo sư Hùng thì ông đọc trong sách của sử gia Quinn
Judge có ghi rằng báo Daily Worker ngày 11-8 loan tin Nguyễn Ái Quốc
đã chết trong tù Hồng
Kông. Và sách của sử gia
William Duiker cho biết trong Văn khố quốc gia Pháp một công điện
của Toàn quyền Hồng Kông báo cho Mật thám Pháp tại Đông Dương rằng
Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù vì bệnh lao và nghiện thuốc phiện.
Căn cứ vào những điều trên, giáo sư Hồ Tuấn Hùng viết ra quyển
sách Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo với giả thuyết riêng của ông :
Đó là mật thám của Trung Cộng đưa người khác vào thế vị trí
của Nguyễn Tất Thành hầu tiếp tục chỉ huy Đảng Cọng sản Đông Dương.
Người giả Nguyễn Tất Thành tên là Hồ Tập Chương, một người
sắc tộc Miêu ở Đài Loan, có bà con với giáo sư Hồ Tuấn Hùng.
Quyển sách được phát hành vài tháng thì
các sử gia CSVN và Quốc tế kết luận đây chỉ là một chuyện
tưởng tượng của Hồ Tuấn Hùng. Nhân vật Hồ Chí Minh có phải là Nguyễn
Tất Thành hay không thì chỉ cần so sánh chữ viết trong đơn xin học
Trường Thuộc địa vào năm 1911 với di chúc của Hồ Chủ tịch
thì cũng đủ xác định được Nguyễn Tất Thành, Paul Tất Thành,
Nguyễn Ái Kvak, Trần Vương, Lý Thụy, Mai Pín Thầu, Tống Văn Sơ, Hồ
Quang, Hồ Chí Minh…cũng chỉ là một người ( Thủ bút của Nguyễn Tất
Thành còn lưu lại trong hồ sơ lưu trữ Quốc gia Pháp, Hồ sơ lưu trữ
Mạc Tư Khoa, và hồ sơ lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ ).
Riêng năm 1931, trước khi NTT bị bắt, có tới 21 thủ bút của
NTT còn lưu tại Văn khố Quốc gia HK, được sử gia William Duiker phổ
biến năm 2.000. Và năm
1934, sau khi Nguyễn Tất Thành được thả, thủ bút của NTT còn lưu lại
trong bản khai lý lịch của NTT khi ông mới chạy về Mạc Tư Khoa.
Sau đó là thủ bút của ông trong thời gian theo học trường
Stalin. So sánh tự dạng
các thủ bút này thì NTT trước khi bị bắt và NTT sau khi được thả chỉ
là một người. Và rồi từ
Trường Stalin, nhân vật NTT này đã trở về Trung Hoa năm 1938 và về
VN năm 1941 để nương náu chờ thời tại hang Pác Bó.
Nếu thủ bút của NTT sau khi được thả ( 1934 ) khác với thủ bút
của NTT trong các bản báo cáo gởi về MTK năm 1931 thì ắt mật vụ của
Stalin đã phát hiện ra ( Mật vụ của Stalin thời đó không đến nỗi tồi
).
Trong khi đó giả thuyết của giáo sư Hồ Tuấn Hùng cho rằng sau
khi bị bắt thì NTT đã chết,
sau đó tình báo Trung Cọng dựng lên một NTT giả hoạt động cho
tình báo Trung Cộng tại Hoa Nam. Và rồi năm 1941 Trung Cộng đưa NTT
giả về VN.
Điều này không đúng với lịch sử Trung Cọng, bởi vì năm 1932 tổ
chức Cọng sản Trung Quốc chỉ là một nhóm kháng chiến chống lại Tưởng
Giới Thạch, hoàn toàn chưa có ý đồ dòm ngó tới hoạt động chính trị
của các nước khác.
Cho đến năm 1936 Mao Trạch Đông chính thức nắm quyền của ĐCSTQ
thì tổ chức CSTQ vẫn chưa chiếm được một tỉnh nào của Trung Hoa để
làm trụ sở. Đảng Cọng
sản của Mao còn chưa lo nổi cho cuộc tranh giành quyền lực với Tưởng
Giới Thạch trong nội bộ TQ thì có hơi đâu mà đi dòm ngó nước khác.
Mãi cho tới sau khi chiếm được nước Trung Hoa năm 1949 thì Mao Trạch
Đông mới bắt đầu để mắt nhìn ra nước ngoài. Do đó giả thuyết về đặc
tình Trung Quốc vào năm 1933 chỉ là tưởng tượng.
Đặc biệt giáo sư Hùng không có được một hình ảnh nào của riêng
ông để chứng minh Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành giả, ông chỉ trưng
ra những hình của HCM trong tài liệu của Pháp.
Nhưng không cần đợi tới tài điều tra của giáo sư Hùng, ngay
từ năm 1945 các chuyên gia căn cước của mật thám Pháp đã đưa các
hình này lên kính hiển vi và xác nhận rằng Nguyễn Tất Thành chính là
Hồ Chí Minh.
Ngoài ra cách suy đoán của giáo sư Hùng có những lập luận phản
với khoa học điều tra :
– Ông cho rằng “Chiều cao của Hồ Chí Minh cao hơn Nguyễn Tất
Thành, vậy Hồ Chí Minh phải là Hồ Tập Chương”.
( Sự thực những trưng dẫn của giáo sư Hùng không hề xác nhận
được sự khác nhau về chiều cao giữa HCM và NTT ).
– Ông cho rằng Nguyễn Tất Thành không rành Hán Tự.
Nhưng tập thơ “Ngục trung nhật ký” của HCM cho thấy tác giả
là một người rất rành văn chương Trung Hoa, vậy Hồ Chí Minh là Hồ
Tập Chương (sic).
BIÊN KHẢO VỀ NGUYỄN TẤT THÀNH, (21) CHUYỆN CƯỚI NGUYỄN THỊ
MINH KHAI
Sự thật về chuyện Hồ Chí Minh cưới Nguyễn Thị Minh Khai
Tất cả mọi tin đồn về chuyện ông Hồ Chí Minh có thời sống
chung với bà Nguyễn Thị Minh Khai đều khởi đầu từ bài viết của bà
Quin Judge đăng trên Website của trường Đại học Yale Hoa Kỳ năm
1994. Sau đó ông Bùi Tín
xin phép dịch lại một đoạn nói về chuyện bà NTMK rồi xuất bản thành
cuốn sách “Về Ba Ông Thánh” năm 1995.
Năm 1992, sử gia Quinn Judge đang làm việc tại Mạc Tư Khoa.
Năm đó các tài liệu mật của tổ chức Đệ Tam Quốc Tế Cọng sản
(CSQT) được đưa ra công chúng.
Sở dĩ bà Quinn Judge chú ý tới tài liệu nói về CSVN vì trước
năm 1975 bà và chồng phục vụ trong ngành báo chí quốc tế tại Sài
Gòn. Khi đọc hồ sơ lưu
trữ về ĐCSVN, có 3 tài liệu đề cập tới một người phụ nữ khiến cho
Quinn Judge quan tâm:
(1) – Hồ sơ RC 495,154,569:
Một lá thư đề ngày 12-1-1931 của Cục Viễn Đông/ CSQT ở Thượng
Hải, yêu cầu ông Nguyễn Tất Thành báo trước 2 tháng ngày làm đám
cưới của ông. Để tìm
hiểu thêm về lá thư này, bà Quinn Judge đối chiếu với một bức thư
khác của ông NTT được lưu trữ tại Văn khố Quốc gia Pháp, hồ sơ mang
số AOM.SPCE 367, đây là thư của ông NTT gửi cho Cục Viễn Đông vào
ngày 12-2-1931, trong thư có nói vợ ông đang bận đón tết Nguyên Đán
và đón khách từ Sài Gòn, Hà Nội.
(2) – Hồ sơ RC 495,154,688:
Một bức điện của Hà Huy Tập tại Hồng Kông, ngày 31-3-1935,
báo cáo cho Mạc Tư Khoa danh sách 6 đại biểu tham dự đại hội 7 Cọng
Sản Quốc tế, gồm có Litvanop, Quốc, Cao Bang, vợ NTT, một cán bộ đến
từ Nam kỳ và một cán bộ đến từ Lào
(3) – Hồ sơ RC 495,201,35:
Một phiếu khai lý lịch của Nguyễn Thị Minh Khai, cô viết tên
“Lin” trong dấu ngoặc, gần
cột chữ “Đã lập gia đình”.
Phiếu này được điền vào ngày 14-12-1934, lúc cô vừa mới từ
Trung Hoa tới Mạc Tư Khoa để tham dự đại hội 7 CSQT vào cuối năm
1934.
Về hồ sơ RC
495,154,569:
Sau khi thấy có dấu hiệu có một đám cưới giữa Nguyễn Tất Thành
và một người phụ nữ vào đầu năm 1931, bà Quinn Judge truy tìm tài
liệu nói về những người cùng hoạt động xung quanh ông Nguyễn Tất
Thành thời bấy giờ, nhưng bà chỉ tìm được một quyển tiểu thuyết nhan
đề là “Chị Minh Khai” của nhà văn nữ Nguyệt Tú, do Nhà xuất bản Phụ
nữ, Hà Nội, phát hành năm 1976.
Bà Nguyệt Tú tưởng tượng Minh Khai gặp ông Hồ tại Hồng Kông,
cùng làm việc với ông vào khoảng đầu năm 1931 và được ông hướng dẫn
về tư tưởng chính trị.
Tuy nhiên Nguyệt Tú không ngờ rằng đầu năm 1931 Nguyễn Thị Minh Khai
đang còn ở Việt Nam và nằm trong tù.
Bộ Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn, xuất bản tại Sài Gòn năm
1972, quyển 7, trang 161 cho thấy:
Ngày 30 tháng 5 năm 1929 Bí thư Tỉnh ủy Hải Phòng của
VNTNCMĐCH là Nguyễn Đức Cảnh hội cùng 2 tỉnh ủy viên là Nguyễn Thị
Vịnh (Minh Khai), Nguyễn Tường Loan quyết định đưa hai cô gái tên
Uyển và Nhu sang Trung Hoa để khỏi phải làm chỉ điểm cho mật thám
Pháp.
Tuy nhiên chuyện gởi người sang Tàu không thành.
Để khỏi bị lộ tổ chức, Đổ Ngọc Du đề nghị thủ tiêu hai cô,
giao cho Hồ Ngọc Lân thi hành.
Tuy nhiên cô Uyển chết, cô Nhu chỉ bị gẩy chân.
Cảnh sát Pháp điều tra, bắt Nguyễn Đức Cảnh tháng 4 năm 1931.
Tháng 6 năm 1931 bắt Dương Hạc Đính và Đỗ Ngọc Du, còn Nguyễn
Thị Vịnh và Lê Thị Chắt là vợ Đỗ Ngọc Du cũng bị bắt ( Không nói rõ
là lúc nào nhưng trong phiếu khai lý lịch của Nguyễn Thị Minh Khai
còn lưu trữ tại Mạc Tư Khoa thì cô có 1 lần ở tù và thời gian là 1
năm. Suy ra ngày bị bắt
là cuối năm 1930 ).
Tháng 12 năm 1931, hội đồng đề hình do Bouchet chủ tọa tuyên
án Nguyễn Đức Cảnh, Hồ Ngọc Lân tử hình;
Đỗ Ngọc Du, Dương Hạc Đính khổ sai chung thân;
Nguyễn Thị Vịnh và Lê Thị Chắt phát lưu chung thân ( Bị chỉ
định cư trú tại địa phương vắng vẻ, thường là vùng biên giới ) .
Như vậy hồ sơ RC.495 và hồ sơ AOM, SPCE 367 nói về cuộc hôn
nhân của ông NTT vào đầu năm 1931 là nói về Lý Ứng Thuận chứ không
phải Minh Khai. Chỉ cần
xem lại hồ sơ vụ xử án Dương Hạc Đính, Nguyễn Đức Cảnh và Đỗ Ngọc Du
còn lư trữ tại Văn khố Pháp thì xác nhận được rằng lúc đó Minh Khai
đang ở trong tù.
Vì không rõ các chi tiết hoạt động của Minh Khai nên bà Quinn
Judge đành dựa theo tiểu thuyết của bà Nguyệt Tú mà tưởng tượng ra
người vợ của NTT là Minh Khai, Quinn Judge viết :
“Vào năm 1930 bà được cử đi công tác tại cảng Hải Phòng và sau
đó được gởi đi Hồng Kông để phụ tá cho ông Hồ.
Một tiểu sử bán hư cấu xuất bản tại Hà Nội lại nhấn mạnh đến
sự kiện bà đã được ông Hồ tự tay huấn luyện về chủ nghĩa Cọng sản
trong khi bà đang sống tại bộ chỉ huy của Đảng”
(Nhật Nam dịch).
Đây là đoạn Nguyệt Tú
gới thiệu sơ về khung cảnh mà ông Hồ gặp cô Nguyễn.
Một khung cảnh tưởng tượng 100% lại được bà Quinn Judge ghi
nhận là một “tiểu sử bán hư cấu”, tức là chuyện có thật 50%.
Theo nguyên tắc cơ bản của ngành điều tra thì “Một nửa ổ bánh
mì là bánh mì. Nhưng một
nửa sự thật không phải là sự thật”.
Và rồi nếu cứ tiếp tục theo cái đà “tiểu sử bán hư cấu” của
Nguyệt Tú thì sau đó cô gái Minh Khai gặp chàng trai lý tưởng Lê
Hồng Phong, hai người tỏ tình với nhau trên chuyến tàu cùng nhau
sang Nga năm 1934 và họ làm lễ kết hôn tại Mạc Tư Khoa, v.v…
Thế nhưng bà Quinn Judge lại không chấp nhận tiếp cái đoạn sau
như thế. Bà lại lái
“tiểu sử bán hư cấu” của Nguyệt Tú thành ra “toàn hư cấu” theo ý bà.
Bà viết tiếp:
“Trước cuối năm, ông Hồ giao nhiệm vụ cho bà Minh Khai làm
liên lạc giữa ông và đảng Cọng sản Trung Quốc.
Loại công tác này hiển nhiên là rất bí mật, và ta có thể
phỏng đoán rằng ông Hồ đã chỉ chọn những đồng chí trẻ tuổi và trung
thành với riêng ông”.
“Liền sau đó, hình như
ông Hồ bắt đầu có những tình cảm lãng mạn…”(!?).
Các đoạn văn trên đây của bà Quinn Judge được trích trong bài
viết “Ho Chi Minh : New Perpective From The Comintern Files”, đăng
trên “The Viet Nam Forum 14” của trường Đại học Yale năm 1994.
Quinn Judge đoan quyết rằng trong cả hai bức thư vào tháng 1
và tháng 2 người ta đều dùng bạch văn chứ không phải là văn mật mã
cho nên chắc chắn thực sự ông HCM có lấy vợ vào khoảng tháng 1-1931
và rồi đến tháng 2-1931 thì vợ của ông bận dọn dẹp nhà cửa để đón
tết và đón khách từ Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu đối chiếu lại với các tài liệu được sưu tập vào
thời kỳ sau tết 1931 thì không có một tài liệu nào khác có liên quan
đến người vợ cùng đón tết với ông NTT.
Rồi sau tết 3 tháng thì ông NTT bị bắt tại nhà riêng vào ban
đêm, trong nhà lúc đó chỉ có cô Lý Ứng Thuận, cô khai là cháu của
ông Tống Văn Sơ (NTT).
Trong biên bản của Cảnh sát Hồng Kông còn lưu giữ tại Văn Khố
Quốc gia Hoa Kỳ thì sau khi ông Tống Văn Sơ và cô Lý Ứng Thuận bị
bắt thì nhà ông Sơ bị niêm phong, chứng tỏ vợ của ông không sinh
sống tại đó. Hoặc nếu
quả thực ông đang sống với vợ thì người vợ đó phải là Ứng Thuận chứ
không còn ai khác.
Về hồ sơ RC 495,154,668:
Về bức điện Hà Huy Tập báo danh sách tham dự đại hội 7.
Bà Qiunn Judge viết:
“Một lá thư của Cục Hải Ngoại tại Hồng Kông ( Hà Huy Tập), lá
thư xác nhận rằng đại
biểu được chọn để tham dự Đai hội khoáng đại CSQT lần 7 gồm có:
Livinop (Lê Hồng Phong), Quốc, Cao Bang (Hoàng Văn Nọn), Vợ
Quốc và 2 cán bộ từ Nam Kỳ và Lào.
Vì bà Minh Khai là đại biểu phái nữ duy nhất của Việt Nam
tham dự đại hội, hẵn bà là người được nói đến như “Vợ Quốc”.
Theo như tinh thần của bức thư thì Hà Huy Tập và Mạc Tư Khoa
đều biết rõ “vợ Quốc” là ai.
Thế nhưng trong bản khai lý lịch của NTT trước đó 5 tháng thì
ông ghi rằng ông không có vợ, và 3 năm sau, trước khi rời Mạc Tư
Khoa, ông cũng khai trong tờ khai lý lịch là không có vợ.
Về hồ sơ RC 495,201,35 :
Năm 1992 bà Quinn Judge tìm thấy một phiếu kê khai lý lịch của
NTMK khi mới đến Mạc Tư Khoa, để tham dự đại hội 7, có ghi chữ (Lin)
bên cạnh cột chữ “đã lập gia đình” (Married).
Bà Quinn Judge đánh dấu hỏi về chữ (Lin) này;
sau khi “tham khảo” với một số các ông “thầy bàn” Việt Nam,
bà đã ghi vào website của Đại học Yale vào năm 1994:
“…bà Minh Khai cũng đến được Mạc Tư Khoa vào cuối năm 1934
với tên chồng là “Lin”.
Khi điền đơn, ở mục “Tình trạng gia cảnh”, bà viết tên “Lin” gần với
chữ “Có chồng”.
Bà tin ngay “Lin” phải là một nhân vật đang là chồng của Minh
Khai, rồi bà đi tìm người tên Lin mà điền vào cho vừa cái nhân vật
Lin đó. Tại Nga thời đó
có cả triệu người tên Lin nhưng bà Quinn Judge chỉ lựa ra một người
có bí danh là Lin mà bà cho là có thể dùng được.
Nhưng người tên Lin không thể có bí danh là Lin.
Trong khi ông NTT lại có bí danh là Lin !
(22) TÌM HIỂU ĐỜI TƯ HỒ CHÍ
MINH
Người Việt tìm hiểu về đời tư của ông Hồ Chí Minh
Ngày nay có nhiều người Việt Nam cố công đi tìm hiểu về Hồ Chí
Minh qua các tài liệu mới được phát hiện. Tuy nhiên những người Việt
này lại không chịu xóa bỏ các tài liệu cũ sau khi nhận được các bằng
chứng mới. Thí dụ như nhóm Tuyên huấn của CSVN chỉ thêm vào những
khám phá mới có lợi cho ông Hồ mà không thừa nhận những khám phá mới
có hại cho ông Hồ hoặc giả vờ quên những khám phá có hại cho ông Hồ.
Ngoài ra họ còn hội nhau lại để chế biến lịch sử sao cho phù
hợp với những điều vừa mới được các sử gia quốc tế khám phá. Thí dụ
như khi người ta phát hiện ra bằng chứng cho thấy Lâm Đức Thụ là một
người bạn rất thân của Lý Thụy làm điềm chỉ cho mật thám Pháp, ông
ta bán hầu hết những nhà ái quốc Việt Nam trong tổ chức VNTNCMĐCH
nhưng riêng Lý Thụy lại không bị bán.
Những nhà tuyên huấn CSVN đã ủy cho Hồng Hà viết trong tác
phẩm “Bác Hồ trên đất nước Lê Nin”, xuất bản năm 1990, trang 176,
như sau: “Sau khóa học…Lâm Đức Thụ tức Trương Béo lấy máy ảnh chụp
cả lớp học làm kỷ niệm. Riêng anh Nguyễn không bao giờ cho hình mình
lọt vào ống kính của Trương…”.
Đoạn trích dẫn trên đây có ý giải thích cho dân chúng Việt Nam
rằng mặc dầu cộng tác với Lâm Đức Thụ nhưng bác Hồ Chí Minh rất khôn
ngoan chứ không phải là Bác ngây thơ trong việc tin cậy Lâm Đức Thụ.
Tuy nhiên Hồng Hà và các ông trong Viện nghiên cứu lịch sử
Đảng đã bị hố to: Nếu bác ta khôn ngoan đến độ bảo học viên của mình
tới trước ống kính cho Lâm Đức Thụ chụp hình, trong khi máy hình sắp
nháy thì bác ta lanh chân né ra khỏi ống kính, thì rõ ràng là Bác
chủ mưu hay ít nhất cũng là đồng mưu trong vụ này!
Trong khi những nhà tuyên huấn CSVN “cải biên” lịch sử một
cách lố bịch như vậy thì những người chống cộng cực đoan lại làm
ngược lại, thêm vào những khám phá mới có hại cho ông Hồ mà không
nhận những khám phá mới có thể làm bằng chứng bác bỏ những cáo buộc
vô căn cứ về ông Hồ. Tình trạng này khiến cho các sử gia quốc tế vô
cùng bối rối khi họ muốn đánh giá về ông Hồ qua tiếp xúc với các nhà
nghiên cứu lịch sử chính trị Việt Nam.
Điều đáng buồn hơn nữa là nhiều nhà nghiên cứu lịch sử chính
trị Việt Nam lại thêm bớt vào những gì mà mình biết về HCM theo cách
suy đoán riêng của mình. Thí dụ như nhà nghiên cứu Minh Võ, người có
rất nhiều tác phẩm nghiên cứu chính trị Việt Nam. Sau khi đọc hàng
trăm cuốn sách và hàng ngàn tài liệu viết về Hồ Chí Minh, ông Minh
Võ đã cho ra đời cuốn sách “Hồ Chí Minh, Nhận Định Tổng Hợp”. Trong
sách này ông Minh Võ cho rằng:
Qua ghi nhận của nhiều tác giả thì: “Lê Hồng Phong và Nguyễn
Thị Minh Khai từng hứa hôn từ khi qua Trung Quốc làm việc tại Đông
Phương bộ Quốc Tế Cọng sản năm 1930. Năm 1931 Minh Khai đã bị mật
thám Pháp bắt giữ cho tới năm 1934 mới được thả. Đây là lúc Lê Hồng
Phong và Minh Khai được chọn làm đại biểu tham dự Đại Hội Quốc tế
Cọng sản lần thứ bảy tại Mạc Tư Khoa.
Lê Hồng Phong lên đường trước, còn Minh Khai ở lại thụ huấn
với Hồ Chí Minh để chuẩn bị cho việc tham gia Đại Hội. Thời gian
ngắn ngủi này dẫn tới việc Minh Khai có thai với Hồ Chí Minh và khi
hai người tới Mạc Tư Khoa đã có sự can thiệp của tổ chức đảng ở đây
để Hồ Chí Minh và Minh Khai chính thức thành hôn. Do đó mới có nghi
vấn về bản giá thú của Hồ Chí Minh với Minh Khai lưu trữ tại Văn Khố
Mật Liên Xô” ( Minh Võ, Hồ Chí Minh Nhận Định Tổng Hợp, trang 61 ).
Tác phẩm Hồ Chí Minh, Nhận Định Tổng Hợp là một công trình
nghiên cứu công phu nhất về Hồ Chí Minh của người Việt Nam và ra đời
sau cùng, tức là vào cuối năm 2003, sau khi bà Quinn Judge cho công
bố các tài liệu mật của CSQT liên quan tới Hồ Chí Minh trong tác
phẩm Ho Chi Minh, The Missing Years được xuất bản vào đầu năm 2003.
Ông Minh Võ đã đọc tác phẩm của bà Quinn Judge trước khi tổng hợp
nhưng không hiểu ông tổng hợp cách nào mà hóa ra:
(1) – Nguyễn Thị Minh Khai đã từng làm việc tại Đông Phương Bộ
và hứa hôn với Lê Hồng Phong vào thời 1930. Nhưng các tài liệu trưng
dẫn của sử gia Quinn Judge cho thấy Lê Hồng Phong sang Nga học về
quân sự từ năm 1926., mãi tời đầu năm 1932 thì Mạc Tư kHoa mới cử Lê
Hồng Phong và Trần Ngọc Danh về Trung Hoa để tổ chức lại ĐCSĐD sau
biến cố Xô viết Nghệ Tĩnh.
Nhưng Lê Hồng Phong hoạt động tại Quảng Tây, trong khi Minh
Khai và Trần Ngọc Danh hoạt động tại Thượng Hải. Cho đến giữa năm
1933 Lê Hồng Phong mới gặp NTMK. Do đó chuyện Lê Hồng Phong gặp
Nguyễn Thị Minh Khai và hứa hôn vào năm 1930 là không có. Thời gian
đó Lê Hồng Phong ở Nga và Nguyễn Thị Minh Khai ở Việt Nam.
(2) – Chuyện Minh Khai bị bắt từ năm 1931 đến năm 1934 cũng
không đúng. Tài liệu của bà Quinn Judge cho thấy Minh Khai bắt đầu
được ghi nhận hoạt động tại Trung Hoa là vào đầu năm 1932. Tài liệu
tại Văn khố Quốc gia Pháp còn lưu lại các báo cáo của nhân viên mật
thám Anh ghi nhận đầu năm 1932 Minh Khai hoạt động tại Thượng Hải
cùng với Trần Ngọc Danh là người mới từ Mạc Tư Khoa đến Trung Hoa.
Đến tháng 9 năm 1932 Lê Tán Anh và Trần Ngọc Danh bị bắt tại
Thượng Hải, Minh Khai chạy về Quảng Đông và gặp Lê Hồng Phong tại
đây vào giữa năm 1933 rồi cùng Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập lập ra
một tổ chức gọi là “Cục hải ngoại” của ĐCSĐD vào cuối năm 1933. Tổ
chức này là tổ chức duy nhất của CSVN tại Trung Hoa lúc bấy giờ.
Ngoài ra trong mẫu kê khai lý lịch trích ngang của Minh Khai
khi tham dự đại hội 7 CSQT cho thấy trong đời cô có một lần ở tù và
chỉ có 1 năm. Vậy chuyện Minh Khai bị bắt từ 1931 đến 1934 là không
đúng.
(3) – Chuyện năm 1934 ông Lê Hồng Phong lên đường đi Mạc tư
Khoa trước, Nguyễn Thị Minh Khai ở lại Trung Hoa với ông HCM và mang
thai với ông này lại càng không đúng. Vì tại liệu còn lưu trữ tại
Mạc Tư Khoa cho thấy ông Hồ bị bắt tại Hồng Kông từ ngày 6-6-1931,
sau khi thoát khỏi nhà tù năm 1933 ông lên đường đến MTK.
Ông xin tiền một đồng chí người Pháp tại Thượng Hải và khởi
hành từ Hán Khẩu vào tháng 8 năm 1933 nhưng mãi đến tháng 7 năm 1934
tức là gần 1 năm sau ông mới đến MTK, ông khai là ông vào đất Nga
vào cuối năm 1933 nhưng bị bệnh nên phải lưu lại một thành phố nào
đó của Nga để chữa bệnh.
Tại MTK ông bị điều tra về lý do tại sao ông và tổ chức Cục
Viễn Đông của Noulens tại Thượng Hải bị phá vỡ và về lý do tại sao
ông thoát được ngục tù tại Hồng Kông trong khi những người khác như
Hồ Tùng Mậu, Trần Ngọc Danh, Lê Tán Anh, Nguyễn Lương Bằng, Trương
Văn Lệnh lại bị dẫn độ về Việt Nam.
Về phần Minh Khai, đến cuối năm 1934, sau khi ổn định tổ chức
“Cục Hải ngoại” của CSVN, cô cùng với Lê Hồng Phong và Hoàng Văn Nọn
lên đường đi MTK để tham dự đại hội 7 CSQT dự trù nhóm họp vào tháng
12 năm 1934. Vậy chuyện ông Phong đi trước, ông Hồ ở lại lấy vợ chưa
cưới của ông Phong là không đúng.
(4) – Chuyện Minh Khai có bầu với ông HCM rồi mới đến MTK và
được CSQT làm thủ tục hợp thức hóa là không đúng. Vì theo bản kê
khai lý lịch của HCM khai với an ninh CSQT vào tháng 10 năm 1934 ghi
là độc thân, rồi bản kê khai lý lịch trước khi ông rời MTK vào tháng
9 năm 1938 cũng ghi là độc thân.
Vậy chuyện chính quyền MTK hợp thức hóa cho ông lấy Minh Khai
vào cuối năm 1934 là không có. Còn con gái đầu lòng và duy nhất của
bà Minh Khai là Lê Thị Hồng Minh thì mãi đến năm 1939 mới sinh ra (
Hsltr/Quốc gia Pháp, Hồ sơ về vụ án Nam Kỳ khởi nghĩa ).
(5) – Chuyện Minh Khai có một tờ giá thú với ông HCM còn lưu
trữ tại Văn Khố Mật tại MTK là không có. Chỉ có một mẫu khai lý lịch
trích ngang của Minh Khai , không biết là cô hay ai đó đã ghi một
chữ Lin trong dấu ngoặc bên cạnh cột chữ in “Đã lập gia đình”. Bà
Quinn Judge nghi chữ Lin đó ám chỉ ông Hồ cho nên bà nêu vấn đề đó
ra vào năm 1994.
Ngoài ra, trong sách của bà Quinn Judge có ghi rõ là phiếu
khai lý lịch của ông NAQ trước khi ông rời Mạc Tư Khoa năm 1938 vẫn
ghi rằng ông độc thân. Việc này chứng minh chuyện ông NAQ có vợ là
Nguyễn Thị Minh Khai tại Mạc Tư Khoa là chuyện không bao giờ có. Hệ
thống an ninh của Stalin không phải là một hệ thống tồi đến nỗi một
người có vợ, sống ngay tại Mạc Tư Khoa, và có giấy hôn thú được CSQT
lưu trong hồ sơ cá nhân mà lại dám khai trong hồ sơ an ninh rằng
không có vợ.
Trong một bài viết đăng trên báo Thế Kỷ 21, số 164, phát hành
tháng 12 năm 2002, ông Minh Võ viết rằng: “Quốc được cử làm phụ tá
và thông dịch viên cho Borodin, trưởng phái bộ Liên Xô cạnh chính
phủ Trung Hoa Quốc dân Đảng của bác sĩ Tôn Dật Tiên. Đó chỉ là bình
phong. Nhiệm vụ hay sứ mạng đích thực của Quốc quan trọng hơn thế
nhiều và nằm trong kế hoạch tối mật. Được biết, để chu toàn nhiệm vụ
bí mật đó, Hồ thường xuyên tiếp xúc, nhận chỉ thị và báo cáo thi
hành chỉ thị tại Trung Quốc cho Hilaire Noullens, đại diện của QT 3
thuộc cục Đông Phương có văn phòng tại Thượng Hải…”.
Tuy nhiên trên thực tế thì ông Nguyễn Tất Thành làm việc trong
Đông Phương Cục của Borodin từ năm 1925. Đến năm 1927 phái bộ
Borodin bị đuổi về Nga. Sau đó CSQT bí mật tái lập Đông Phương Cục
tại Thượng Hải vào năm 1929, do Hilaire Noulens chỉ huy. Ông Nguyễn
Tất Thành không thể nào làm việc với cả hai cơ quan cùng một lúc bởi
vì cơ quan này giải tán trước khi cơ quan kia được thành lập.
Chẳng qua là ông Minh Võ đã “tổng hợp” hai việc làm tại hai cơ
quan trong hai thời điểm khác nhau làm thành một. Cho nên ông Nguyễn
Tất Thành trở thành một con người siêu đẳng, làm việc vượt thời
gian, cùng một lúc làm hai công việc của hai thời gian khác nhau.
Vì vậy sau khi cuốn sách của ông Minh Võ ra đời năm 2003 mà
rồi người ta vẫn chưa có kết luận về ông Hồ Chí Minh, người ta vẫn
tiếp tục bàn bạc, coi như tác phẩm “Hồ Chí Minh Nhận Định Tổng Hợp”
không có xuất hiện trên cõi đời. Do đó ông Minh Võ lại phải tiếp tục
viết nhiều bài báo bàn cãi về con người của Hồ Chí Minh, ông kêu gọi
mọi người hãy đọc lại những sự kiện mà ông đã dẫn chứng trong tác
phẩm của ông.
Tuy nhiên hầu hết những gì ông viết ra trong 746 trang sách
đều nhằm chứng minh rằng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Cọng sản là một.
Rồi cũng theo ông Minh Võ thì chủ nghĩa Cọng sản đồng nghĩa với tàn
bạo và gian ác cho nên ông kết luận rằng Hồ Chí Minh đồng nghĩa với
“Việt gian”.
Người đọc không thể đồng ý với lập luận này của ông Minh Võ.
Bởi vì mục tiêu của chủ nghĩa Cọng sản không gian ác mà là trái lại;
trên lý thuyết, thiên đường Cọng sản, do Kal Marx là con của một vị
mục sư vẽ ra, tốt đẹp không khác gì thiên đường của tôn giáo. Cho
nên nếu càng chứng minh rằng Hồ Chí Minh với Cọng sản là một thì lại
càng chứng tỏ Hồ Chí Minh suốt đời theo đuổi mục tiêu giải phóng
giai cấp, tranh đấu cho quyền lợi của dân nghèo.
Vì vậy khi ông Minh Võ cho rằng ông Hồ Chí Minh đồng nghĩa với
Chủ nghĩa Cọng sản thì những người Cọng sản rất hoan nghênh nhưng
những nhà nghiên cứu sử thì không đồng ý; bởi vì thứ nhất là các sử
gia quốc tế không cho rằng Cọng sản đồng nghĩa với tội phạm, và thứ
hai là họ đã có nhiều bằng cớ để chứng minh được rằng ông Hồ Chí
Minh không phải là một con người “Cọng sản chủ nghĩa” mà là một con
người “Cơ hội chủ nghĩa”.
Ông Minh Võ khăng khăng rằng Cọng sản đồng nghĩa với tội phạm
cho nên ông cho rằng không những Hồ Chí Minh mà bất cứ người nào bắt
đầu theo đuổi mục tiêu Cọng sản là họ đã chấp nhận phạm tội ác đối
với dân tộc bởi vì ngay từ lúc đó họ đã biết Cọng sản là tàn ác, là
vô nhân. Điều này hoàn toàn không đúng đối với những người đã từng
theo Cọng sản.
Còn đối với những người theo Việt Minh thì ông Minh Võ cho
rằng những người này không biết đó là một tổ chức Cọng sản, họ đã bị
đánh lừa. Lập luận này cũng không đúng bởi vì hầu hết những người
theo Việt Minh vẫn tiếp tục theo Việt Minh khi biết Việt Minh là
Cọng sản. Thậm chí có người mới đầu chỉ theo Việt Minh nhưng sau đó
biết được Việt Minh là Cọng sản thì lại xin gia nhập Đảng Cọng sản.
Ngoài ra, trước khi có Việt Minh thì đã có rất nhiều người
Việt Nam theo đuổi chủ nghĩa Cọng sản, họ là những người yêu nước,
họ chịu đựng rất nhiều hy sinh gian khổ chỉ vì hạnh phúc của dân
tộc.
Ông Nguyễn Tất Thành cũng vậy, ông không có tội lỗi gì khi ông
quyết định theo Cọng sản vào năm 1922. Chính ông đã thú nhận trong
tự truyện của mình rằng ông theo Cọng sản chẳng qua là vì Đảng của
ông chuyển thành đảng Cọng sản. Lúc đó ông cũng chẳng biết “Cọng sản
nghĩa là gì”, nhưng ông mường tượng được chủ nghĩa Cọng sản là một
chủ nghĩa tranh đấu cho người nghèo và xóa bỏ bất công trong xã hội.
Vậy thì quan điểm Cọng sản của ông không có gì đáng trách. Và chuyện
ông phục vụ cho Quốc tế Cọng sản cũng không phải là một tội ác.
(23) PHỤC VỤ TRONG QUÂN ĐỘI
TRUNG CỌNG
Phong trào cách mạng Việt Nam trong thời Thế chiến
Năm 1938, ngày 6-6, tại Mạc Tư Khoa, Nguyễn Ái Kvak (Nguyễn
Tất Thành) gởi cho Trung ương CSQT một bức thư thống thiết : “Hôm
nay là kỷ niệm 7 năm tôi bị bắt ở Hồng Kông. Ngày này cũng là khởi
đầu năm thứ 8 tôi nằm không, không được hoạt động . Tôi viết thư này
với mục đích xin các đồng chí thay đổi tình cảnh đau lòng này của
tôi.
Xin các đồng chí phái tôi đi bất cứ nơi nào hoặc giữ tôi tại
đây cũng được. Nhưng hãy dùng tôi trong bất cứ việc gì mà các đồng
chí thấy là có ích. Tôi chỉ yêu cầu các đồng chí đừng bắt tôi phải
sống một thời gian quá dài mà không sinh hoạt gì cả và ở bên ngoài
đảng”. (HCM Biên niên tiểu sử, Hà Nội,1992, tập 2, trang 60).
Bà Vasiliéva chuyển thư này lên Dimitrov với một tờ trình, đề
nghị cho ông NTT được diện kiến trước khi rời khỏi Mạc Tư Khoa.
Trong một ghi chú ngắn bên lề của tờ trình, bà Vasiliéva lưu ý rằng
ông NTT bất hòa với giới lãnh đạo của ĐCSĐD (Hà Huy Tập, Lê Hồng
Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Nọn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn
Văn Cừ, Võ Văn Tần…) mà hiện nay mối bất hòa đó vẫn còn (hslt/MTK).
Dimitrov quyết định cho Nguyễn Ái Kvak về Trung Hoa, phục vụ trong
quân đội của Mao Trạch Đông.
Kế hoạch Hoa quân nhập Việt
Giống như thành phố Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông, thành phố
Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam của nước Trung Hoa cũng có duyên nợ với
lịch sử cách mạng Việt Nam. Nơi đây xuất phát một phong trào giải
phóng cho dân tộc Việt Nam khi chiến tranh Thế chiến lần thứ 2 mới
bắt đầu vào các năm 1939-1940.
Tỉnh Vân Nam của Trung Hoa giáp giới với tỉnh Lào Cay của Việt
Nam. Dân chúng Côn Minh muốn thông thương với Việt Nam thì đi tàu
thủy xuôi theo sông Hồng hoặc theo tuyến đường sắt chạy dọc theo
Sông Hồng đến Hà Nội, tuyến đường sắt này do người Pháp thiết lập và
khai thác. Côn Minh cũng là nơi thông thương với Miến Điện và Thái
Lan.
Vì vậy vào năm 1944, sau khi quân Anh chiếm lại Miến Điện thì
họ nghĩ tới chuyện tiến quân bằng đường bộ đến Vân Nam và từ đây
tiến thẳng ra Hồng Kông. Đồng thời quân đội Hoa Kỳ cũng tính chuyện
đưa quân từ Miến Điện đến Côn Minh rồi từ đây tiến vào Đông Dương
tấn công quân Nhật để giải phóng Đông Dương.
Quân đội Hoa Kỳ đặt tại Côn Minh một Không đoàn Không quân và
một bộ chỉ huy tiền phương do tướng Chenault làm tư lệnh. Về phía
Trung Hoa, Tướng Trương Phát Khuê của chính phủ Tưởng giới Thạch
được lệnh phối hợp với quân đội của Anh, Hoa Kỳ để tổ chức một đội
quân tiền thám gồm người Việt Nam và Lào để hoạt động mở đường cho
đoàn quân Đồng Minh sau này.
Ngay từ khi quân Nhật tiến vào Đông Dương vào năm 1940, Tư
lệnh đệ Tứ Quân Khu của Quốc dân Đảng Trung Hoa là Tướng Trương Phát
Khuê đã đến gặp một người bạn Việt Nam cùng học một khóa sĩ quan với
ông là cựu Đại Tá Trương Bội Công đang sinh sống tại Quảng Châu.
Tướng Khuê nhờ ông Trương Bội Công trở lại quân đội với cấp bậc
thiếu tướng để tuyển mộ người Việt Nam và Lào sinh sống tại vùng
biên giới tiếp giáp với Trung Hoa, thành lập một trường huấn luyện
biệt kích quân, chuẩn bị tung về hoạt động thám báo tại Đông Dương.
Ngoài ra Tướng Trương Phát Khuê cũng nhờ ông Trương Bội Công
thành lập một tổ chức chính trị cho nước Việt Nam, chuẩn bị theo
quân Đồng Minh tiến vào Hà Nội tiếp thu chính quyền. Kế hoạch dự trù
quân đội Trung Hoa sẽ tiến vào Việt Nam được gọi ngắn gọn là “Kế
Hoạch Hoa Quân Nhập Việt”.
Ông Trương Bội Công vội vàng thông báo cho các nhà ái quốc
Việt Nam đang sống lưu vong trên đất Hoa Nam được biết để cùng nhau
chuẩn bị cho đại sự của Quốc gia. Trong số những người được thông
báo, có ông Hồ Học Lãm là một nhà cách mạng Việt Nam thời phong trào
Đông Du, cũng là một nhà cách mạng của Quốc Dân Đảng Trung Hoa và
cũng là một sĩ quan cao cấp trong quân đội của Tưởng Giới Thạch.
Nguyễn Tất Thành trở lại Trung Hoa lần thứ 3
Năm 1938, Mùa thu, sau 4 năm bị kỷ luật, Nguyễn Ái Kvak rời
Nga với tên mới là Hồ Quang, đến Tây An vào tháng 11. Sau đó đến Quế
Lâm vào tháng 2 năm 1939 và chuyển về Hành Dương tỉnh Hồ Nam. Ông
phục vụ trong Đệ Bát lộ quân của Mao Trạch Đông, giữ chức sĩ quan
tâm lý chiến, lo việc vệ sinh dịch bệnh, sinh hoạt văn nghệ, viết
truyền đơn, biểu ngữ và viết bài trong tờ báo của đơn vị.
Lợi dụng công việc viết báo, ông gởi bài về cho tờ Đời Nay của
Trần Huy Liệu tại Hà Nội, ký tên là Lin, ông hy vọng người ta nhận
ra ông nhưng những người ở Hà Nội lại nghĩ rằng ông là một cán bộ
của ĐCS Trung Quốc vì tinh thần các bài viết dùng cho quân đội Trung
Cọng.
Năm 1938, cuối năm, ông Phạm Văn Đồng dẫn ông Võ Nguyên Giáp
sang Côn Minh, tính gởi ông Giáp theo học trường võ bị Côn Minh
nhưng lúc này trường đã dời đi vì chiến tranh Hoa-Nhật. Hai ông nghe
tin ông NTT xuất hiện tại Hoa Nam nhưng tìm gặp không được nên cả
hai trở lại Việt Nam ( Hồi ký Võ Nguyên Giáp ).
*Chú giải : Phạm Văn Đồng sinh năm 1908 tại tổng Lai Đức,
huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, cha của ông làm quan trong triều đình
Huế. Ông theo học trường Bưởi tại Hà Nội, tham gia VNTNCMĐCH. Cuối
năm 1926 ông được Lê Duy Điếm dẫn qua Quảng Châu theo học khóa huấn
luyện tuyên truyền của Lý Thụy ( NTT ), tuy nhiên vì bị bệnh ông
phải nán lại tham dự khóa huấn luyện đầu năm 1927. Tại khóa này ông
được làm quen với Tôn Đức Thắng, Lê Văn Phát, Phan Trọng Quảng và
Hoàng Văn Hoan.
Trở lại Việt Nam, sau hai lần thi hỏng Tú tài I, ông vào Chợ
Lớn dạy học một thời gian, tại đây ông gặp Phan Trọng Quảng là người
cùng tham dự khóa huấn luyện tuyên truyền tại Trung Hoa. Quảng dẫn
ông về Sa Đéc gặp Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ của VNTNCMĐCH là Châu Văn
Liêm; sau đó ông ở lại Sa Đéc, dạy học cùng trường với Châu Văn
Liêm, Hà Huy Giáp và Nguyễn Kim Cương. Giáp và Cương là ủy viên của
Xứ ủy Nam Kỳ. Từ đó ông tham gia vào Ban chấp hành Xứ ủy Nam Kỳ và
cưới em gái của Nguyễn Kim Cương.
Tháng 5 năm 1929 Phạm Văn Đồng cùng Châu Văn Liêm, Phan Trọng
Quảng sang Hồng Kông dự đại hội của VNTNCMĐCH tại nhà riêng của Lâm
Đức Thụ. Đại hội bất thành, các ông trở về Sài Gòn. Tuy nhiên vừa về
tới Sài Gòn thì ông Đồng bị bắt ngay khi đến gỏ cửa nhà của Lê Văn
Phát. Hai ông Liêm và Quảng nhờ đi sau nên thoát được và chạy trở
lại Hồng Kông.
Sau đó Phạm Văn Đồng cùng Tôn Đức Thắng, Nguyễn Kim Cương,
Nguyễn Duy Trinh ra tòa vì tội tham gia hội kín và có liên can trong
vụ giết người. Phạm Văn Đồng cũng như Nguyễn Kim Cương bị kêu án 10
năm và đày đi Côn Đảo.
Riêng Nguyễn Duy Trinh thì chỉ bị án 18 tháng, nhưng mãn án
trở về lại bị bắt tại Ban Mê Thuột vào năm 1933 vì tội “tham gia hội
kín”, lại bị ra Côn Đảo lần thứ hai với mức án 5 năm. ( Nguyễn Duy
Trinh là em ruột của Nguyễn Thị Minh Khai, sinh năm 1912, thua Minh
Khai 2 tuổi, cũng là cựu đảng viên Tân Việt ).
Năm 1936, Mặt trận Bình Dân lên nắm chính quyền tại Pháp, 252
tù chính trị tại Côn Đảo có mức án dưới 5 năm được tha. Ông Đồng,
ông Cương bị án 10 năm nhưng chỉ còn 3 năm thụ án nên cũng được tha
cùng một lượt với Nguyễn Duy Trinh. Trong thời gian 3 ông ở trong tù
thì ở ngoài Châu Văn Liêm và Phan Trọng Quảng, Hà Huy Giáp, Nguyễn
Thị Thập đã chuyển VNTNCM thành An Nam Cọng sản Đảng , rồi sau đó
sát nhập vào Đảng Cọng sản Đông Dương của Trần Phú.
Có người cho rằng PVĐ được kết nạp vào ĐCSĐD lúc còn trong tù
Côn Đảo, nhưng hồi ký của những nhân vật Cọng sản hoạt động tại Hà
Nội thời 1936-1940 cho thấy ông Đồng và ông Nguyễn Kim Cương không
tham gia sinh hoạt trong các chi bộ của ĐCSVN mặc dầu ông đang làm
báo tại Hà Nội và có lần viết báo cho Đặng Xuân Khu.
Do vì có sự mù mờ về ngày tháng gia nhập Đảng của ông Đồng cho
nên hồi ký của Vũ Thư Hiên đã ghi lại rằng: “Ông Đặng Xuân Thiều,
anh em con chú con bác với nguyên tổng bí thư Trường Chinh, không rõ
từ đâu lại biết được câu chuyện hy hữu trong lịch sử nước ta, rằng
do sự trớ trêu của số phận vị thủ tướng thâm niên cao nhất thế giới
lại…chưa từng vào đảng Cọng sản bao giờ” ( Đêm Giữa Ban Ngày, trang
162 ).
Sau khi ra tù năm 1936, ông Đồng bị quản thúc tại Quảng Ngãi.
Hai người bạn chung án cùng được tha là Nguyễn Duy Trinh bị quản
thúc tại Ban Mê Thuột, và Nguyễn Kim Cương bị quản thúc tại Nghệ An.
Mỗi ông bị 1 năm quản thúc. Nhưng chưa đầy 1 năm thì ông Đồng nhận
được thư của ông Cương rủ ra Hà Nội viết cho tờ Notre Voix của em rễ
Nguyễn Duy Trinh là Võ Nguyên Giáp.
Tờ Notre Voix do một nhóm trí thức Hà Nội thành lập, đa số là
giáo sư dạy học tại trường Thăng Long Hà Nội. Lúc này Võ Nguyên Giáp
chưa gia nhập ĐCS, ông ta chỉ là một cựu đảng viên của Tân Việt Cách
mạng Đảng và đã từng bị 1 năm tù vì biểu tình chống đối Pháp xử án
Nguyễn Thái Học. Vợ của Võ Nguyên Giáp là Nguyễn Thị Quang Thái cùng
với anh trai là Nguyễn Duy Trinh và chị gái là Nguyễn Thị Minh Khai
cũng là những người có gốc từ Tân Việt Cách mạng Đảng.
Tờ tuần báo Notre Voix ra đời được 2 tháng thì đóng cửa do
lủng củng tài chánh. Thấy ông Đồng và ông Cương thất nghiệp, ông
Giáp nhờ thầy dạy học của mình là ông Đặng Thái Mai giới thiệu hai
ông qua viết cho tờ Le Travaile của Đặng Xuân Khu. Lúc đó Đặng Thái
Mai đang làm việc cho tờ Le Travaile.
Ông Mai là cựu sáng lập viên của Tân Việt Cách Mạng Đảng và
cũng là người giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào Tân Việt. Nhưng khi ông
Đồng và ông Cương bắt đầu cọng tác với tờ Le Travaile vào đầu tháng
4-1937 thì đến ngày 19-4-1937 tờ báo phải giải tán vì Staline phát
động chiến dịch thanh toán những người Cọng sản Đệ Tứ trong khi tờ
Le Travaile là tờ báo liên minh giữa CSQT 3 và CSQT 4.
Không ai ngờ là cuộc gặp mặt ngắn ngủi giữa 3 nhà báo Phạm Văn
Đồng, Võ Nguyên Giáp và Đặng Xuân Khu vào đầu năm 1937 là mở màn cho
một khúc quanh quan trọng của lịch sử Việt Nam.
Năm 1939, ngày 22-6, tại Sài Gòn, Lê Hồng Phong bị bắt vì tội
sài căn cước giả, ông bị tuyên án 6 tháng tù. Cuối năm ông ra khỏi
tù, gặp lại vợ là Nguyễn Thị Minh Khai và đứa con đầu lòng của hai
người là Lê Thị Hồng Minh.
Năm 1939, tháng 9, Hồ Quang ( Nguyễn Tất Thành ) phục vụ trong
trường huấn luyện kháng chiến quân của Mao Trạch Đông tại Hành
Dương, tỉnh Hồ Nam. Ông cũng giữ nhiệm vụ sĩ quan tâm lý chiến nhưng
đặc trách về đài phát thanh cho quân đội. Ông nghe đài ngoại quốc và
dịch các tin tức sang tiếng Hoa để phát thanh. Ông tìm cách liên lạc
với kiều bào Việt Nam ( Tự truyện của Hồ Chí Minh với tên T.Lan
trong tác phẩm “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện” ).
Năm 1939, Nguyễn Ái Kvak liên tục báo cáo về Mạc Tư Khoa rằng
mình vẫn thường xuyên liên lạc với CSVN. Ông cũng thường xuyên phân
tích tình hình Đông Dương trong các báo cáo gởi về Mạc Tư Khoa với
hy vọng người ta sẽ chuyển ông về Việt Nam thay vì làm việc cho Mao
Trạch Đông. Ông trích dẫn những bài báo của tờ Notre Voix của Võ
Nguyên Giáp và tờ Đời Nay của Trần Huy Liệu. Vào tháng 7 ông báo cáo
rằng ông đã liên lạc được với ĐCSĐD và đã gởi các chỉ thị của CSQT
cho ĐCSĐD qua một người bạn và vị chủ nhiệm của tờ Notre Voix.
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.
Thảo Đường Cư Sĩ.
MINH THỊ
LỊCH SỬ ĐÃ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA MÌNH.
DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
.
CNBC .Fox .FoxAtl .OAN .CBS .CNN .VTV
.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank
.Fed Register .Congr Record .History .CBO
.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState
.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee
.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate
.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive
.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect
.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND
-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost
.SourceIntel .Intelnews .Reuter .AP .QZ .NewAme
.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics
.Infowar .TownHall .Commieblaster .Examiner
.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL
.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters
.Diplomat .News Link .Newsweek .Salon
.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .EpochTim
.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite
.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale
.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider
.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above
.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen
.Online Books .Breibart .Interceipt .PRWatch
.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS
.N PublicRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes
.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign
.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media
.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty
.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway
.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity
.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua
.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị
.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen
.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại
.BảoTàngLS .NghiênCứuLS .Nhân Quyền
.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu
.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc
.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn
.Viễn Đông .Người Việt .Việt Báo .Quán Văn
.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng
.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu .ChúngTa .Eurasia
.NVSeatle .CaliToday .NVR .Phê Bình .Trái Chiều
.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism
.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức
.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương
.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG
.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT
.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN
.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa
.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân
.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử * Diễn Đàn *
.Tác Phẩm * Khào Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *