֎ Kim Âu ֎ Chính Nghĩa ֎ Chính Nghĩa
֎Tinh Hoa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Constitution
֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ Vietnamese Commandos
֎ Biệt kích trong giòng lịch sử ֎ Chính Nghĩa Media
֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ Tìm IP ֎ Computer
֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lý
֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học
֎ Trò Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh
֎ The Invisible Government Dan Moot
֎ The Invisible Government David Wise
֎ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư
֎ Giáo Hội La Mã:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác
֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật
֎ Mật Ước Thành Đô: Trò Bịa Đặt
֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang- Hồ Chí Minh Toàn Tập
֎ Ngô Đình Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc
֎ Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống NĐD
֎ Lãnh Hải Việt Nam ở Biển Đông
֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?
֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh
֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận
֎ Trò Đại Bịp: Cứu Lụt Miền Trung
֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp
֎ 55 Ngày Chế Độ Sài Gòn Sụp Đổ
֎ Drug Smuggling in Vietnam War
֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975
֎ RAND History of Vietnam War era
֎ LƯU TRỮ BÀI VỞ THEO THÁNG/NĂM
֎07/2008 ֎08/2008 ֎09/2008 ֎10/2008
֎11/2008 ֎11/2008 ֎12/2008 ֎01/2009
֎02/2009 ֎03/2009 ֎04/2009 ֎05/2009
֎06/2009 ֎07/2009 ֎08/2009 ֎09/2009
֎10/2009 ֎11/2009 ֎12/2009 ֎01/2010
֎03/2010 ֎04/2010 ֎05/2010 ֎06/2010
֎07/2010 ֎08/2010 ֎09/2010 ֎10/2010
֎11/2010 ֎12/2010 ֎01/2011 ֎02/2011
֎03/2011 ֎04.2011 ֎05.2011 ֎06.2011
֎07/2011 ֎08/2011 ֎09/2011 ֎10/2011
֎11/2011 ֎12/2011 ֎05/2012 ֎06/2012
֎12/2012 ֎01/2013 ֎12/2013 ֎03/2014
֎09.2014 ֎10.2014 ֎12/2014 ֎03/2015
֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2016
֎02/2016 ֎03/2016 ֎07/2016 ֎08/2016
֎09/2016 ֎10/2016 ֎11/2016 ֎12/2016
֎01/2017 ֎02/2017 ֎03/2017 ֎04/2017
֎05/2017 ֎06/2017 ֎07/2017 ֎08/2017
֎09/2017 ֎10/2017 ֎11/2017 ֎12/2017
֎01/2018 ֎02/2018 ֎03/2018 ֎04/2018
֎05/2018 ֎06/2018 ֎07/2018 ֎08/2018
֎09/2018 ֎10/2018 ֎11/2018 ֎12/2018
֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017.
֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.
֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.
֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018
֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.
Mở lại Hồ sơ Trung Tâm Văn bút Việt Nam Hải ngoại 1995-2002:
Trường hợp Đại úy Nguyễn Hữu Luyện
và mối liên hệ với Nguyễn Hữu Nghĩa
Bài 1
Nguyễn Tà Cúc
Sau bài "Trường hợp Doãn Quốc Sỹ", rất nhiều độc giả có cùng thắc mắc về từ sự hợp tác của một nhà văn Miền Nam như Doãn Quốc Sỹ với nhóm Sơn Tùng-Nguyễn Hữu Nghĩa tới loạt bài của một nhà văn miền Nam khác như Kiều Phong Lê Tất Điều có dính líu tới Võ Phiến và Văn bút Việt Nam Hải ngoại. Câu hỏi chung vẫn là: Tại sao? Tại sao? Tại sao? Tại sao lại có thể xẩy ra tình trạng như vậy? Loạt bài này có mục đích trả lời câu hỏi ấy cho độc giả. Đó là nguyên nhân tôi cung cấp tài liệu hình ảnh (rồi ra sẽ bằng hình ảnh của chính tôi).
Đại úy Biệt kích Nguyễn Hữu Luyện (nguồn www.chinhnghia.com)
Tôi tạm dừng phần "Trần Thanh Hiệp" để phúc đáp ngay cho độc giả đang thắc mắc về sự liên hệ giữa Đại úy Biệt kích Nguyễn Hữu Luyện--người được biết đến qua Vụ Kiện William Joiner Center, Đại học UMass (University of Massachussetts)--và Nguyễn Hữu Nghĩa. Ngoài nhu cầu trả lời độc giả, tôi nghĩ đã đến lúc, sau hơn 10 bài trong loạt này, đặt lại một số vấn đề mà tưởng đâu là đã thành thiết thạch sau nhiều tầng lớp tin tức chồng lên nhau dưới lớp bụi thời gian.
Không ai có thể phủ nhận rằng hầu như các chứng cớ khả tín như văn thư của Văn bút Quốc tế hay của Ủy ban Đặc cử/trực thuộc VBQT và các tài liệu liên hệ đều rất khó tìm kiếm. Ngược lại, nhiều bài viết không chính xác, thậm chí bịa đặt xuyên tạc, đã được phổ biến tràn lan từ một tờ báo lá cải đến các mạng, trên những website "tử tế", tự nhận có sự "chọn lọc" và "có giá trị" vv và vv. Để trả lời câu hỏi "nguyên nhân" rất cần thiết ấy cho một giai đoạn lịch sử của người Việt tỵ nạn, chúng ta không thể quên rằng Trung Tâm Văn bút Việt Nam Hải ngoại là biểu hiệu duy nhất của quốc gia Việt Nam Cộng hòa 1954-1975 và đã đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt chính trị đối đầu một cách tích cực với Chính phủ Cộng sản Việt Nam vào khoảng 25 năm đầu sóng gió. Tôi không viết nhầm đâu: Sinh hoạt chính trị chứ không phải văn nghệ vì đó là khoảng thời gian tổ chức này đã thách thức nhà cầm quyền Cộng sản bằng cách gửi tiếp tế về cho văn nghệ sĩ Miền Nam, tranh đấu cho họ trở thành hội viên danh dự của các hội bạn khiến họ nhận thêm sự ủng hộ và dóng lên tiếng nói không những về số phần của tác giả mà còn của tác phẩm.
Thế nên, thái độ của những nhà văn Miền Nam tham dự hay phê phán tổ chức này cần được tìm hiểu không những tại thời điểm tham dự hay phê phán tại hải ngoại mà ngay từ sinh hoạt tại Miền Nam. Không những thế, chúng ta cũng không thể bỏ qua tiểu sử vào thời cuối mùa của Trung Tâm Văn bút Việt Nam 1957-1975 khi đã bị tràn ngập bởi những cán bộ Cộng sản. Nói một cách khác, TT VBVN đã mất từ lâu trước ngày 30 tháng 4. Do đó, thật là một phép lạ mà Cựu Phó Chủ tịch Nguyên Sa và hội viên Trung Tá Trần Tam Tiệp đã kéo được tổ chức này vượt đại dương rồi tái lập tại hải ngoại. Cũng như thời cuối mùa của TT VBVN, một thời điêu linh khác tại hải ngoại xẩy ra khi một số kên kên văn nghệ tuyên dương hình nộm Minh Đức Hoài Trinh như người (duy nhất) sáng lập Trung Tâm VBVNHN. Bên cạnh sự man trá khi tự nhận và dung túng cho danh hiệu ấy, sự hợp tác của bà ta và "Doãn nhân sĩ" đã góp phần kéo dài thêm thời khủng hoảng của Trung Tâm VBVNHN hàng mấy mươi năm cho tới gần đây khi Nguyễn Hữu Nghĩa bị trục xuất khỏi Trung Tâm VBVNHN (nếu tôi không lầm).
Bên cạnh tình trạng khủng hoảng đó, còn có những bất ngờ như quý độc giả đã thắc mắc. Tôi thiển nghĩ sự bất ngờ đó có phần bắt nguồn từ sự ích kỷ hay/và thiếu bản lĩnh lãnh đạo tiềm ẩn ngay trong những người nhân danh Việt Nam Cộng hòa khi họ quyết định hợp tác với nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa. Thí dụ điển hình là trường hợp cựu Đại úy Nguyễn Hữu Luyện với Vụ Kiện Trung Tâm Joiner. Tôi không trình bày về diễn tiến luật pháp của vụ kiện ở đây vì không liên quan đến chủ đề, nhưng bài này sẽ cung cấp chứng cớ về sự liên hệ giữa ông Luyện và Nguyễn Hữu Nghĩa. Sau đó, bài thứ hai, để cho công bằng, tôi sẽ ghi nhận phản ứng của nhân sự thuộc cả cộng đồng tỵ nạn Việt Nam tại Hoa Kỳ lẫn nhân viên hay tham dự viên của chương trình WJC với riêng ông ta và với dự án nghiên cứu do William Joiner Center thực hiện.
Qua 2 bức thư gửi tới "Nhóm Nguyễn Hữu Luyện" và Nguyễn Hữu Luyện, tôi đã từ chối cho phép ông ta sử dụng nhưng đề nghị "kiểm duyệt" những phần liên quan đến Nguyễn Hữu Nghĩa trong bài "Những kẻ tật nguyền-Điểm sản phẩm đầu tiên của chương trình 'Tái tạo lai lịch người tỵ nạn Việt Nam' của William Joiner Center".
Sản-phẩm-đầu-tiên được nhắc tới đây có nhan đề Nếu đi hết biển... , một cuốn sách nguyên là bản nghiên cứu của Trần Văn Thủy, một đạo diễn xuất thân từ Miền Bắc và một trong những tham dự viên được WJC cấp học bổng. Cả 2 bức thư đã được phổ biến từ năm 2004. Đó là lý do một số độc giả có lẽ đã nghe nói tới nhưng nay muốn tôi xác nhận về sự liên hệ giữa Nguyễn Hữu Luyện và Nguyễn Hữu Nghĩa, một sự liên hệ và toan tính hợp tác tưởng chừng như không bao giờ có thể xẩy ra được giữa một người từng được ca ngợi cá nhân qua bài "Người tù kiệt xuất" [của Trung tá Chủ bút nhật báo Tiền Tuyến Lô-răng Phan Lạc Phúc] và được cộng đồng tỵ nạn tán trợ qua vụ kiện thượng dẫn. Đáng tiếc thay, sự liên hệ và hợp tác này lại có thực. Ở đây, trọng tâm không dừng lại ở Vụ Kiện WJC mà ghé vào chủ đề của loạt bài này: Tại sao một nhóm vô danh tiểu tốt như nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa lại có thể lũng đoạn một tổ chức như Trung Tâm VBVNHN và tại sao lại có người--như Nguyễn Hữu Luyện--đã vô tình hay cố ý tạo thêm thanh thế cho họ bằng sự chấp nhận và/hay nhờ nhóm này giúp đỡ?
Khi xác nhận một sự hợp tác mà tôi biết sẽ gây kinh ngạc cho rất nhiều quý độc giả và đụng chạm tới một người vẫn được coi là anh hùng từ trong nhà giam Cộng sản cho tới ngoài đời, tôi không cần phải rào đón như Trần Văn Thủy đã phải rào đón. Tôi chỉ cần nhắc cho ông Luyện biết rằng lá thư trả lời "Nhóm Nguyễn Hữu Luyện" này đã được lưu lại trên hệ thống E-Mail nên không thể vu cáo rằng tôi ngụy tạo bằng chứng. Một lá thư khác gửi Nguyễn Hữu Luyện còn không những sẽ cho độc giả thấy phản ứng của tôi, mà lại còn có thể góp phần trả lời "tại sao" cho tình trạng khủng hoảng tại TT VBVNHN. Đó mới chính là chủ đích vì bài này, sau cùng, vẫn không về Nguyễn Hữu Luyện mà về một phần lịch sử tỵ nạn có Trung Tâm VBVNHN.
1-"Những kẻ tật nguyền: Điểm sản phẩm đầu tiên của chương trình 'tái tạo lai lịch người tỵ nạn Việt Nam' của William Joiner Center", Nguyễn Tà Cúc, Khởi Hành, Số 89, trang 19-24, Tháng 3. 2014
Khi William Joiner Center tiến hành chương trình thượng dẫn, tôi đã phân tích những nghiên cứu do tham dự viên của họ trình bầy. Một trong những phân tích đó, "Những kẻ tật nguyền-Điểm sản phẩm đầu tiên của chương trình 'Tái tạo lai lịch người tỵ nạn Việt Nam' của WJC" đã xuất hiện trên Khởi Hành số 89, tháng 3.2004. Tôi đã dùng cuốn Nếu đi hết biển..., , để chứng minh rằng dự án "(Tái) Xây Dựng Diện mạo và Quê Hương của Người Việt ở Nước Ngoài”" do một số nhà văn trí thức Hoa Kỳ khởi xướng dựa vào thế lực của một đại học Hoa kỳ và thực hiện với một số văn nghệ sĩ Miền Bắc đã đầy những lỗi lầm có thể tránh được về cộng đồng người Việt tỵ nạn.
(Người Việt và) thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn Cộng sản, một đề tài nghiên cứu của Trung Tâm William Joiner Center
(Nguồn: CD “50 năm di cư, 30 năm di tản”, Cơ sở Truyền Thông Communicaions)
Trong trường hợp Nếu đi hết biển..., thứ nhất, tác giả chỉ phỏng vấn một nhóm người có cùng một thiên kiến không mấy tốt đẹp, thậm chí phỉ báng, về "Diện mạo của Người Việt ở Nước Ngoài. Thứ hai, chính những người được phỏng vấn như Nguyễn Mộng Giác, Cao Xuân Huy, Nguyễn Thị Hoàng Bắc vv. lại là những kẻ phải chịu trách nhiệm phần nào về tình trạng đáng- xấu- hổ mà họ đang than vãn với Trần Văn Thủy nên họ không có tư cách chỉ trích người khác, nói chi tới cả một tập thể; nhưng tác giả không đủ bản lãnh kiểm chứng hay đối chứng với các nhân chứng ngoài nhóm này (mà tôi tạm gọi là nhóm "Văn Học" vì đại đa số thuộc nhóm sáng lập hay hợp tác với Trương Vũ là một thành viên tích cực). Thứ ba, Nếu đi hết biển... được nhà văn Hoàng Khởi Phong in ấn--chứ không phải do William Joiner Center--như ông xác nhận với tôi và nhiều nơi khác. Bởi thế, tuy Nguyễn Huệ Chi và Hoàng Ngọc Hiến là 2 người tham dự đầu tiên xuất thân từ Miền Bắc nhưng kết quả của Trần Văn Thủy lại chính thức được phổ biến rộng rãi đầu tiên. Đây là đoạn mở đầu bài "Những kẻ tật nguyền" :
-"[...] Cuối năm 2003, và đầu năm 2004, cuốn Nếu Ði Hết Biển ...[viết tắt NĐHB...] của Trần Văn Thủy trước thì xuất hiện qua các người liên quan, sau thì tại các tiệm sách, gồm sáu bài phỏng vấn ba nhà văn ở Hoa Kỳ từng cầm bút tại Miền Nam trước 1975 như Hoàng Khởi Phong, Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác và ba người chỉ được biết đến ở Hải ngoại sau này cùng một bài phỏng vấn Wayne Karlin (người làm cuốn The Other Side of Heaven) [...].
Tuy có chữ "Thời Văn" in ngay trên cuối bìa trước, phía trái, cuốn sách không hề có địa chỉ nhà xuất bản (dù có đề giá). Nhưng trang thứ hai có hai hàng chữ như sau :”Chương trình nghiên cứu của University of Massachussets, Boston” và đầu trang ba là “Trần Văn Thủy Thực hiện”. Mở đầu là "Lời Giới Thiệu" của Kevin Bowen, với chức vị ghi rõ ở cuối bài là "Giám đốc Trung Tâm Joiner Nghiên Cứu về Chiến Tranh và Hậu Quả Chiến Tranh" kiêm "Nghiên Cứu Trưởng" (phần tiếng Mỹ viết là “Principal Investigator”) Chương Trình Rockefeller Nghiên Cứu về Tiến Trình "(Tái) Xây Dựng Diện mạo và Quê Hương của Người Việt ở Nước Ngoài 2000-003” bằng hai thứ tiếng Việt và Mỹ; tiếng Mỹ là“(Re) Constructing Identity and Place in the Vietnamese Disaspora”. Như thế người đọc có thể đoán mà không sợ nhầm rằng đây là một trong những kết quả của dự án viết về người Việt hải ngoại. Chính vì thế mà mới có bài điểm sách này. Vì người đọc dù là ở hải ngoại hay trong nước cũng nên xem là cuốn sách này vẽ bộ mặt của chúng ta ra sao. [...] Tưởng nên nói rõ mấy điều: thứ nhất, bài này không nhắm vào ông Bowen vì nếu ông biết rõ về tình hình văn học và nhà văn hải ngoại, hẳn ông đã phải hết sức cân nhắc khi giới thiệu họ là “những tư tưởng gia và những nhà văn rất đáng quý trọng và uyên bác/the esteemed and profound of Vietnamese thinkers and writers", (trang 15, sđd) hay “nhiều tiếng nói rất phong phú trong sự dị biệt/a rich diversity of voices" (trang 15, sđd).
"Thứ hai, bài này không nhắm vào ông Wayne Karlin, vì tương tự như trường hợp ông Bowen, những nhận xét và sự lựa chọn của ông khi chọn người hợp tác làm cuốn The Other Side of Heaven rõ ràng đã chứng tỏ nó khiếm khuyết về phần hải ngoại khi ông phát biểu như sau :”Tôi bắt đầu tìm hiểu xem cộng đồng Việt Kiều có người nào viết văn hay không...Rất nhiều người nói với tôi về Trương Hồng Sơn, rằng anh ấy là một nhân vật có ảnh hưởng lớn, được mọi người trong cộng đồng quý trọng” (trang 155, sđd). Ông Karlin không nêu danh tính những người nói ấy là ai.
"Thứ ba, bài này càng không nhắm vào tác giả, ông Trần Văn Thủy. Vì ông viết 'Lời Rào Ðón' tỏ rõ cái bụng băn khoăn ngay trước khi ông chính thức vào đề, cho nên kể ra ông còn tư cách chán hơn những anh đeo râu đội mão làm hề: “Khi con người chỉ muốn trình bày cái sự nghĩ của mình mà phải rào đón là không có khả năng tranh cãi với ai, tự biết đã là hèn lắm rồi.” Ấy cái người nói thế lại không hèn. Cũng như Nguyễn Tuân không biết sợ dù một anh nhà văn Miền Nam may mắn ra khỏi nước vào lúc lửa đạn tơi bời, cứ day đi day lại mãi cái lời tự nhận ấy để mà dè bỉu người viết tùy bút bảnh nhất Việt Nam. Và lại càng không nhắm vào các “những tư tưởng gia và những nhà văn rất đáng quý trọng và uyên bác” trên kia vì chúng ta tôn trọng quyền phát biểu của họ. Nhưng bài này sẽ tìm hiểu xem những gì họ phát biểu là đúng hay sai và tại sao. CHÂN DUNG CỘNG ÐỒNG HẢI NGOẠI TRONG NẾU ÐI HẾT BIỂN..
"Theo đa số những người được phỏng vấn, đây là một chân dung rất xấu, còn đầy thù hận:
"-...vốn đã từng có nhiều năm chất ngất hận thù đến độ không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn là sự suy tư đã đông đá trong đầu óc của họ... Họ vẫn được dậy dỗ để tiếp tục nuôi dưỡng hận thù...' (trang 75, sđd)
"-...Mỗi đợt tỵ nạn và di dân người Việt ra nước ngoài mang theo một hình ảnh quê hương khác nhau...Ðợt thứ hai đông đảo hơn đợt đầu gồm những người tỵ nạn từ những năm 79...Hình ảnh quê hương chúng tôi mang theo là nguồn hứng cho sự phát triển và sinh động của văn chương hải ngoại những năm 80, và tôi nghĩ cũng là cảm hứng cho anh làm hai phim Hà nội Trong Mắt Ai và Chuyện Tử Tế....Tôi nhớ phim có chuyện một ông tướng Bạch quân sống ủ rũ trong cảnh nghèo túng và tuyệt vọng, giết thì giờ bằng cách ra vườn bắt kiến của hai đàn khác nhau bỏ gần nhau cho chúng cắn giết nhau, thỏa mãn những ước vọng thầm kín bị hoàn cảnh đẩy vào trong tiềm thức thành một nỗi ẩn ức khôn nguôi. Cảnh báo chí và các hội đoàn cư xử với nhau rất giống nội dung phim Chạy Trốn ...Tôi đã sống trên đất Mỹ trên hai mươi năm ở một nơi tập trung đông đảo nhất của hải ngoại (quận Orange, California). Và tôi không thấy cách suy nghĩ và ứng xử thay đổi theo thời gian, ít ra trên mặt công khai. Ðối với đợt di tản ngay từ sau 1975, quê hương là hai mươi năm thăng trầm của chế độ VNCH và kỷ niệm hãi hùng cũ về những ngày cuối đưa tới SG thất thủ. Những người Việt thuộc thế hệ này cho đến nay vẫn còn mơ ước phục hồi lại một nước VN cũ ...'
"-...Tôi đề nghị anh đọc ...để anh dễ thâm nhập và nhận diện bộ mặt của cộng đồng Việt ở hải ngoại.... Lâu lâu lại có vụ đốt một quyển sách hay hăm dọa một nhà xuất bản nào đó đã dám bày bán quyển sách thiên cộng kia, biểu tình mấy chục ngàn ngươi để chống một tên tâm trí bất bình thườngkhơng đủ tiền và đủ sức để kinh doanh nghiêm chỉnh nên chơi nổi treo hình Bác Hồ và cờ Việt Cộng...Nên tôi không mấy ngạc nhiên khi đọc các diễn văn, tuyên ngôn tuyên cáo cùng các bài báo ở các loại báo biếu báo lá cải các nhân vật cộng đang tố cáo mạ lỵ chụp mũ tưng bừng lẫn nhau , người oan kẻ ưng cá mè một lứa. Trung tâm William Joiner tặng cái grant anh Thủy đang làm đó cũng gây ra một vụ kiện, đang đưa nhau ra ba tòa quan lớn Mỹ đấy, chắc anh cũng nghe rồi! Tôi cũng nghe, nhưng nghe qua rồi bỏ. Anh có nhận xét gì không?..Những cuộc biểu tình rầm rộ, như anh biết, có khi lên tới vài chục ngàn người, như ban tổ chức từng phô trương, như cái lần để phản đối một anh chàng dở điên dở khùng, ...chỉ tổ tốn tiền thuế dân đóng góp để mướn cảnh sát địa phương để giữ trật tự. Mọi chuyện sau đó thì cũng chìm xuồng...'(trang 88-90, sđd)
"-...Ngoại trừ một vài nhóm như Thông Luận chẳng hạn, hầu hết đều giống nhau là không cổ võ chuyện hòa hợp hòa giải. Còn chống đối mãnh liệt là đằng khác...Những nỗ lực tích gcực và bền bỉ của một số cá nhân hay nhóm nhỏ ở hải ngoại chưa đủ sức làm cân bằng những ảnh hưởng tiêu cực này...Nếu cứ tiếp tục như thế, tôi không tin cái cộng đồng VN hải ngoại sẽ còn giữ được cái sắc thái của riêng mình, sẽ được tôn trọng như các cộng đồng Do Thái, Trung Hoa, Nhật Bản, Ðại Hàn...mà chắc chắn một ngày nào đó...cái gọi là cộng đồng Việt Nam sẽ chỉ là cái tên gọi, không có thực chất nào cả. Ðến lúc đó tôi không tin là những thế hệ gốc Việt sẽ vẫn còn yêu thương đất nước cũ...đến cái độ chắt chiu tiền bạc gửi về hằng năm mang tổng số lên hai tỷ USD như bây giờ... ' (trang 139-, sđd)
"Qua chúng, cộng đồng VN hải ngoại là một cộng đồng hết sức xấu xa, thậm chí bệnh hoạn như ông tướng Nga mà Nguyễn Mộng Giác đưa ra làm thí dụ. Nhưng dù thế nào chăng nữa, họ không thể tránh thoát một điều đương nhiên: Họ sinh hoạt văn nghệ trong cộng đồng người Việt ấy thì họ cũng là một phần tử trong cộng đồng. Thế thì cách hành xử của chính họ ra sao khi so sánh với người khác? Có hào hiệp như Thạch Sanh, có thủy có chung như Lục Vân Tiên chăng? Mấy thí dụ sau đây, liên quan trực tiếp đến họ, sẽ giúp cho sự kiểm chứng và hơn nữa, còn đánh giá được cái chân dung mà họ phác họa cho Trần Văn Thủy, cho TT William Joiner. [...] Nếu xem đây là một vụ án xử Cộng đồng VN, thì họ là nhân-chứng-buộc-tội. Vậy ta cần xem chính lai lịch của các nhân chứng buộc tội ra sao, để Bồi thẩm đoàn (người đọc, dư luận) có đủ dữ kiện đưa ra phán đoán cuối cùng..." [Nguyễn Tà Cúc, sđd, trang 19]
Tiếp theo, tôi tường thuật rồi phân tích các câu trả lời rất khả nghi về cộng đồng Việt Nam tỵ nạn Cộng sản của Trương Vũ, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mộng Giác và Nguyễn Thị Hoàng Bắc vv. khi được Trần Văn Thủy phỏng vấn mà tôi đã dẫn. Trong phần Cao Xuân Huy và Nguyễn Mộng Giác, tôi còn đặc biệt so sánh những lời chỉ trích nặng tính miệt thị cộng đồng với chính thành tích hoạt động văn nghệ của họ, điển hình là thái độ khiếp nhược nhưng hàm hồ hay vu cáo (trường hợp Nguyễn Mộng Giác); thậm chí hợp tác với nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa (trường hợp Cao Xuân Huy). Ở trường hợp Nguyễn Mộng Giác, khi ông ta quan trọng hóa quyền lực của "các đoàn thể chính trị tuy không có khả năng pháp quyền nhưng lại có khả năng kích động dư luận để phá hủy uy tín hay ngay cả sự sống còn của một cơ quan truyền thông..." [Trần Văn Thủy phỏng vấn Nguyễn Mộng Giác, Nếu đi hết biển..., trang 103] thì có một điều không được đề cập đến mà ai ở hải ngoại này cũng biết: Chính Võ Phiến--chứ không phải "các đoàn thể chính trị" --đã khiến Nguyễn Mộng Giác quyết định lấy lại tờ Văn học Nghệ Thuật (tái bản) và đặt tên lại là Văn Học sau khi Võ Phiến và Nguyễn Mộng Giác bất đồng ý kiến:
"-Tuy vậy, khó khăn vẫn chưa hết. Tờ Văn Học Nghệ Thuật bộ mới ra đời chưa đầy một năm, thì chính tôi lại bị làm mục tiêu của một chiến dịch chụp mũ, chửi bới, do tập 1 của bộ trường thiên Mùa Biển Động. Không khí tranh luận trên báo chí lúc đó đôi khi đi quá cái tiêu chuẩn khách quan ôn tồn cần có của văn chương. Nhà văn Võ Phiến và nhà văn Lê Tất Điều e ngại cho tờ báo, muốn tôi thôi làm thư ký tòa soạn. Đây là kỷ niệm buồn nhất trong đời viết văn của tôi. Một lần nữa, tôi bị đẩy vào cái thế chẳng đặng đừng. Văn Học Nghệ Thuật đình bản, và Văn Học số 1 ra đời..." [Nguyễn Mộng Giác, "Nhìn lại một chặng đường", https://nguyenmonggiac.com/tap-chi-van-hoc/526-nhin-lai-mot-chang-duong.html]
Sau nữa, làm báo, bán báo trong và cho một cộng đồng tỵ nạn Cộng sản tại một quốc gia tự do nhưng ông Giác không tôn trọng quyền tự do phát biểu của người khác đến nỗi chỉ trích hàng loạt tất cả những ai không đồng ý với chủ trương "hòa hợp hòa giải" theo ý của ông ta thì nếu tờ Văn Học có bị phản đối cũng không lạ. Tôi nói "hòa hợp hòa giải theo ý của ông ta" là có lý do. Bộ Sông Côn Mùa Lũ của ông Giác do Mai Quốc Liên viết tựa và chủ động trong việc xuất bản tại Việt Nam. Xuất bản tại Việt Nam thì cũng chẳng hề gì nhưng Mai Quốc Liên là ai? Hãy đọc Hồ Trường An thuật lại trong đoạn hồi ký, phần Vũ Hạnh:
"-[...] Rồi tôi cùng cặp Nhật Tiến, Đỗ Phương Khanh học khóa I Bồi dưỡng Chính trị vào năm 1976. Trong lúc bàn về sách vở, báo chí miền Nam, tên cán bộ văn hoá Mai Quốc Liên đã khinh miệt chê bai văn chương miền Nam là văn chương chợ trời, văn chương bán 'sôn'. Chị Phương Khanh dằn không nổi, thét lớn: 'Anh Liên! Sao anh dám nói thế? Anh đã xem hết sách vở miền Nam chưa? Anh nói thế là do ý anh hay anh nhân danh Bác và Đảng của anh?' Chị bật lên khóc và ngồi xuống ghế..."
Nhà văn Đỗ Phương Khanh cũng như nhà văn Nhật Tiến vẫn còn sống tại Nam California nếu chúng ta muốn kiểm chứng đoạn hồi ký trên. Chưa hết, nếu không kể đến Mai Quốc Liên, sau này, tờ Văn Học sẽ cho đăng bài của Phan Cự Đệ, một thứ "tay sai văn hóa" Cộng sản ["cultural henchman"-nguyên văn của Robert Templer trong Shadows and Wind: A View of Modern Vietnam, trang 183, 1999] mượn cớ "lý luận phê bình" hầu phỉ báng Khái Hưng [bị người Cộng sản thủ tiêu] cùng nhóm Tự Lực Văn Đoàn và giai cấp tiểu tư sản, giai cấp đóng phần nòng cốt đã chống lại Hồ Chí Minh cùng chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam. Bởi thế, tôi thành thực không hiểu ông Giác nhân danh một thứ tự do nào để yêu cầu đồng nghiệp và nạn nhân Cộng sản phải giao hảo với một tập đoàn đã và muốn tiêu diệt tự do của người khác.
Bên cạnh ông Giác là bà Nguyễn Thị Hoàng Bắc, một cộng tác viên thường xuyên của tờ Văn Học, người cho tới nay vẫn được biết đến nhiều hơn qua vụ Nguyễn Hữu Nghĩa gửi fax rơi tới cho bà Võ Kỳ Điền. Điều oái oăm ở đây, cũng là điều duy nhất tôi còn nhớ tới khi đọc phần trả lời của bà ta, là sự trái ngược giữa lối phát biểu nặng phần "biểu diễn lập trường" [mượn chữ của ông Giác] về thói hư tật xấu của công đồng hải ngoại và thái độ im lặng khi bị thóa mạ trong bức fax rơi đó. Theo tôi, có thể là hơi khe khắt, nhưng một người không có phản ứng khi hạnh phúc gia đình một người đàn bà khác bị đe dọa vì có liên quan đến mình (cũng mang phận đàn bà), thì không có tư cách gì bàn đến bất cứ một ai và một đề tài nào khác mà nên im lặng vĩnh viễn. Do đó, những cuộc phỏng vấn của Trần Văn Thủy đầy âm thanh cuồng nộ nhưng mức độ của sự cuồng nộ ấy lệ thuộc hoàn toàn vào chính mối căm hận cá nhân của những người đang mong muốn thuyết phục ông về sự thật, những sự thật im lìm nhưng thừa được người trong cuộc nhận biết.
Một thí dụ nữa của thứ tiếng động này là Cao Xuân Huy. Một phần lý luận của Cao Xuân Huy còn rất lạ lùng ở chỗ ông gay gắt kết án "Miền Bắc và cả Miền Nam" đều có tội khi "lại bỏ mặc một phần lãnh thổ vào tay ngoại bang" [Nếu đi hết biển..., trang 68] mặc dù chính ông công nhận "những cuộc tấn công lớn của các đơn vị Bắc Việt đã cầm chân chúng tôi, chúng tôi đã không có lệnh xuất quân đến Hoàng Sa" [sđd, trang 68] ?! Miền Nam phải đương đầu với 2 ngả tấn công cùng lúc thì đáng lẽ ông Huy phải tự hào chứ sao lại "thấy nhục" (sđd, trang 67) rồi dõng dạc vu cáo Miền Nam "bỏ mặc" nhỉ? Trong khi đó, vào năm 1974, một điều không thể chối cãi được --dù nay có rất nhiều tin tức khác biệt, thậm chí mâu thuẫn giữa những cựu sĩ quan Hải quân nhân chứng-- là, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, qua các tàu hiện diện đã giao chiến với tàu Trung Quốc. Khoảng 75 thủy thủ, hạ sĩ quan, sĩ quan, trong số có hạm trưởng và phó hạm trưởng Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10, tử trận. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà chìm theo tàu. Thêm nữa, nhiều sĩ quan và binh sĩ Thủy Quân Lục chiến đã không còn sống để quảng cáo về cái sự "bỏ mặc" và "biết nhục" của một người sống sót tự nhận xuất thân từ binh chủng Thủy quân Lục Chiến mà không biết lúc nào là lúc nên im lặng. Tôi có cảm tưởng ông Huy ban cái tội tầy đình này cho Miền Nam để sự hòa hợp hòa giải càng dễ dàng thắm thiết hơn chăng khi người ta cùng...nhục (chữ của ông Huy)- như- nhau. Nhưng nói thế có khác nào phỉ báng 75 tử sĩ kia? Như vậy, chính ông Huy mới cần hòa hợp hòa giải với một số người trong nước vì họ đã coi trận chiến Hoàng Sa như một phản ứng đáng kể của Việt Nam Cộng hòa
Bởi thế, ông Huy có nói oan cho người hải ngoại sau khi đã nói oan cho người muôn-năm-cũ thì cũng không đáng ngạc nhiên. Không đáng ngạc nhiên hơn vì, tuy chưa bao giờ tham gia VBVNHN trong một khoảng thời gian dài, ông ta bỗng nhiên trở thành Chủ tịch một Chi nhánh khác tại Nam California với một số hội viên trực thuộc hệ thống Sơn Tùng- Nguyễn Hữu Nghĩa. Và cùng với vài ba kẻ vô lại văn nghệ như Cao Mỵ Nhân, ông đã làm một việc không nên làm: Ký tên vào bản vu báng một người cầm bút khác. Qua hai hành động nêu trên, ông đã cho nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa thêm bằng cớ hầu đẩy Văn bút Quốc tế vào một quyết định phản lại chính chủ trương của họ: Can thiệp vào nội bộ của một Trung Tâm thành viên. Ông Thủy có quyền không biết sự liên hệ giữa ông Huy và Nguyễn Hữu Nghĩa nhưng ông Luyện thì chắc chắn phải biết.
Sau đây là các đoạn bàn đến Cao Xuân Huy, Nguyễn Mộng Giác và Thế Uyên, một nhà văn hợp tác với tạp chí Văn Học (do Nguyễn Mộng Giác thành lập cùng một vài nhà văn khác). trong "Những kẻ tật nguyền":
"[...] II. Nếu đi hết biển có còn ngậm máu phun người?
"Ngày 24 tháng hai, 1996, Cao Xuân Huy cùng Phạm Quang Trình, Ngọc Anh, Từ Nguyên, Lê Thị Ý, Trương Sĩ Lương, Trường Sơn Lê Xuân Nhị, Lê Kim Ngân, Cung Vũ Nguyễn Hữu Nghĩa, Sơn Tùng, Nguyên Hương, ... ký vào một bản quyết nghị do tay báo bẩn ở Canada nhân danh làng văn vận động, vu khống chủ tịch Văn Bút VNHN Viên Linh lấy quỹ của VBQT trao cho. Bà Trưởng Ủy Ban Writers in Prison Committee J. Leedom- Ackerman ngày 31 tháng 6 đã viết một văn thư chính thức phủ nhận sự vu khống đó, còn minh xác kỹ càng 'không trực tiếp cũng không nhờ ai chuyển quỹ qua tay ông chủ tịch VBVNHN Viên Linh'. Bà Leedom-Ackerman sau này có mặt tại Virginia ngay trên bàn Chủ tọa một đại hội đã tái xác nhận chính bà viết thư đó, và thư đó còn giá trị. Cuộc đối đáp này đăng lại trên báo Ðại Chúng ở Maryland.
"Trong vụ trên, luật sư của ông Viên Linh cho những người man khai một cơ hội để cải chính, hội viên Trần Hồng Văn ở Texas xác nhận ông bị mạo danh chứ không hề ký. Bà Kim Hà phải rút lại chữ ký. [...] Nhưng Cao Xuân Huy (kẻ vu khống, một nhân chứng buộc tội cộng đồng) thì im lặng.
"Bốn năm sau, ngày 18 tháng 3, 2000, nhà thơ Hà Huyền Chi- một nhà thơ đã nhẹ dạ cả tin vào những sự bịa đặt do nhóm Làng Văn Nguyễn Hữu Nghĩa tung ra- hốt hoảng cho công bố lời báo động khi khám phá ra cũng chính những người này đã thêm thắt tới gần một phần ba một bức thư của ông và 'cho in bán lấy tiền' : '...Thấy được sự thật hãi hùng ngoài sức tưởng tượng của loài người biết cầm bút. Thư ấy được đăng trong cuốn Kỷ Yếu Ðại Hội (VB) kỳ V CA/TX...Tôi đáng bị chửi nhiều hơn nữa. Ví không “thấy” trong trường hợp này quả là một trọng tội...' Ðây chính là trường hợp trầm kha nên đề nghị một lần nữa những người trong nhóm 'nên giúp nhau thành người tử tế.'
"III. Nguyễn Mộng Giác nếu đi hết biển.
"Mấy năm sau khi vụ này được công bố, Nguyễn Mộng Giác gài một bản tin vào phần Tạp Ghi của Nguyễn Quốc Trụ để kết tội và xỉ mạ những hội viên [*Trung Tâm VBVNHN] đang bị vu khống và đánh phá..." (1)
"IV. Tình văn nghệ và Nghi Án Võ Ðình
"Vụ Võ Ðình là một thí dụ mà nhóm Nguyễn Mộng Giác vẫn thường đưa ra như một bằng cớ để chứng minh rằng chủ trương hợp lưu hòa giải của họ đã bị một cộng đồng VN đàn áp tồi tệ. Ðến nỗi một người trong nước, Nguyễn Huệ Chi, cũng lập lại lý luận này trong một bài viết về văn học VN hải ngoại: '...Nếu chẳng còn chuyện cấm kỵ thì vì sao vào tháng 7- 92 khi giao lưu trong nước và kiều bào ở nước ngoài đã hết sức mật thiết, vậy mà vẫn còn nổ ra “vụ động đất Montreal”, dùng thư can thiệp hăm dọa các thành viên của hai tờ Hợp Lưu và Trăm Con và nhiều du khách khác về Canada tham dự cuộc triển lãm tranh của họa sĩ Võ Ðình? ...[...] Cho hay, ở đâu cũng thế, sự ràng buộc của những luật lệ vô hình bao giờ cũng ghê gớm hơn những luật lệ thành văn...' ( Văn Học, số 99. Tháng 7.94).
"Nhưng có thực là những luật lệ vô hình ấy của một cộng đồng di dân đáng được coi là “ghê gớm” hơn những luật lệ thành văn (của chính phủ Cộng sản) đến nỗi đồng hóa nó với phản ứng của cả một cộng đồng không? Theo nhà văn Võ Kỳ Ðiền thì không, dù chính ông chứ không phải họa sĩ Võ Đình, mới là nạn nhân trực tiếp ở cái nghĩa đau xót nhất của nó. Lời thuật của Võ Kỳ Ðiền sau đây sẽ làm sáng tỏ rằng, cuộc triển lãm tranh của Võ Đình bị thất bại không phải vì bị đánh phá mà vì sự nhanh chân tẩu thoát của những người như Nguyễn Mộng Giác:
"...Anh Võ Đình kỷ niệm 35 năm viết văn và vẽ tranh, nhờ anh em ở Montreal tổ chức đêm văn nghệ để ca hát vui chơi và một tuần triển lãm tranh để bán. Ban tổ chức mời các anh em văn nghệ sĩ quen biết của Võ Đình nhiều lắm, đa số ở bên Mỹ...Lúc đó tình cờ có Trịnh Công Sơn qua thăm gia đình ở Montreal. Làng Văn giật dây điều khiển tung tin là Trịnh công Sơn sẽ đến nói chuyện trong đêm Võ Đìnhk. Ngoài ra có nguồn tin nữa là cấm anh em văn nghệ sĩ đến tham dự...(cái sai lầm là ở chỗ này, tại sao không đến, họ chỉ hăm mà thôi, gà chết cả đám!)...Lúc đó tôi theo dõi và bất bình khi thấy Võ Đình thất bại mặc dù tôi và Võ Đình không quen biết nhau nhiều...nên cùng ban chấp hành ra một thông cáo nội dung yêu cầu mọi người Văn nghệ sĩ phải được sinh hoạt tự do...Ðại khái là chuyện đầu voi đuôi chuột. Võ Kỳ Điền lãnh cái búa, tại sao? Vì Trang Châu viết cái thơ phân trần, Làng Văn nghĩ là Trang Châu đã chịu thua rồi, tại sao Võ Kỳ Điền không viết một cái thơ xin lỗi như vậy. Vì không thể vu cho tôi là Việt Cộng được nên làm một fax rơi, khiến cho bà xã tôi không cho tôi hoạt động Văn bút nữa. Tôi không cho rằng vì fax rơi đó mà vợ chồng tôi xa nhau nhưng nó là giọt nước làm tràn ly nước...Tôi gửi bài đính chánh bị trả về. Ðánh giặc mà địch 1000 đứa mình chỉ có một thì đánh làm gì. Anh em ở Montreal thấy tôi tứ bề thọ địch im lặng hết, ai cũng sợ vào thân..." (Võ Kỳ Ðiền, Thư gửi qua Internet, 21.3.2001).
"Võ Kỳ Điền cũng tâm sự với người viết bài này khi ông 'lãnh cái búa' (ám chỉ việc Làng Văn gửi fax rơi tới thẳng chỗ vợ ông làm, bịa chuyện ông tư tình với bà Hoàng Bắc), ông đã liên lạc với nhà văn Võ Phiến –vì lúc đó Võ Phiến cộng tác mật thiết, thậm chí viết tựa ca ngợi chủ báo Làng Văn (1988) – để xin ông lấy uy tín lên tiếng về hành động quá sức bỉ ổi này. Than ôi, Võ Phiến có can đảm xỉa xói Nguyễn Tuân là hèn nhưng ngoảnh mặt làm ngơ [...]
"Qua bài viết của Võ Ðình ("Thư cho một họa sĩ trẻ- IV", Văn Học số 78, 10.1992) người ta có cảm tưởng ông không tán thành việc rút lui: '[...] Ðặc biệt, chú tiếc cho nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người chú đã đích thân mời qua nói chuyện. Những trục trặc xẩy ra, ông Nguyễn quyết định không đến phòng triển lãm , không nói chuyện ở Ðêm Trầm Hương . Chú cảm thông và tán thành quyết định đó nhưng chú tiếc [...] Ðêm 26 rạng ngày 27, [...] chú nói với bạn hữu: 'Nếu tôi có toàn quyền quyết định thì tôi cứ làm theo chương trình đã hoạch định, coi như không có gì bất thường xẩy ra cả' '... " [(Văn Học, trang 78, 87, sđd)]
"V- Tư cách ngụy văn chương của tạp chí Văn Học qua các bài bôi xấu từ cá nhân tới Cộng đồng hải ngoại.
"Nhiều lần trong các lá Thư Tòa Soạn của Văn Học, người đọc được nghe những lời cam kết chắc nịch về việc 'nhất định không đăng tải những đả kích hay phỉ báng chụp mũ' (Số 86, 6.93, trang 2) hay 'phê bình khách quan tác phẩm của những nhà văn đã có tiếng trên văn đàn' vì 'những lời khen vô thưởng vô phạt và những lời đả kích ác ý không định giá đúng khả năng người viết...'(Số 10, 11.86) nhưng trên thực tế, Văn Học nhiều lần đăng bài đả kích không chỉ một cá nhân mà còn cả một tập thể mà không có lời tòa soạn chú thích, như hai thí dụ điền hình có tính cách bới móc người đi và khen kẻ ở: '-...Sau 30 tháng 4 năm 1975 vài ngày tôi biết anh đã có ở lại VN cùng gia đình. Tôi chẳng hề ngạc nhiên về chuyện đó vì đa số các nhà văn nhà thơ của miền Nam đã chọn ở lại với dân tộc, với quê hương mình. Số di tản 1975 chỉ là thiểu số. Tôi không ngạc nhiên về sự kiện này bởi vì đã hiểu từ lâu một người có thể trở thành nhà thơ nhà văn thường là con người có tình cảm liên đới với đồng loại với dân tộc với quê hương hơn những người trung bình khác...' (Thế Uyên, Văn Học số 31, tháng 8.88, trang 57)
"Ðây không phải là lần đầu tiên Thế Uyên nói thay (và nói sai) cho nhiều người viết văn. -'...Ðiều vui đáng ghi đầu tiên là thời kỳ người Việt chê tiếng Việt không thèm nói kể như đã qua. Những cha mẹ hồi trước 80 thấy con cái không nói được tiếng Việt lấy làm mừng, bây giờ đổi ý kiến mỗi ngày một nhiều...Lo cho thế hệ thứ hai thứ ba tiếng Việt còn hữu ích khác nữa...Không đồng hóa với dân địa phương hoàn toàn được. Trong khi đó do không biết tiếng Việt mối dây liên hệ với cộng đồng mình lại bị cắt đứt..." ('Bể Dâu trong Tiếng Việt- III', Thế Uyên, Văn Học số 38, 3.89, trang 43- 44)
"Không hiểu Thế Uyên lấy tài liệu ở đâu mà gán cho lớp di tản đầu tiên là 'chê tiếng Việt không thèm nói'?! [...] Người viết bài này không có ý phân tích, chỉ đưa ra những sự kiện cụ thể để kết luận rằng nếu đã nhân danh là 'diễn đàn của người Việt hải ngoại' như Văn Học đã làm (số 74, 6.92) thì không thể vô trách nhiệm đến nỗi cho đăng những bài viết lệch lạc và kém hiểu biết đến nỗi phản ánh sai lầm những cố gắng hay thành công của người Việt hải ngoại và cả con em họ dù là thuộc đợt di dân nào..."[Nguyễn Tà Cúc, sđd, trang 20-22-Những dòng trong ngoặc đơn [ ] và có dấu ngôi sao * được thêm vào để độc giả dễ hiểu hơn phần được trích dẫn khi không được đọc hết toàn bài. Một hai lỗi vì typo cũng được điều chỉnh để không mất ý nghĩa.]
Đọc những đoạn trên đây, tôi có thể nói không ai có thể nhầm lẫn những sự kiện liên quan trực tiếp tới cộng đồng Việt tỵ nạn đã trình bày với lý luận "vướng mắc vào những bất đồng giữa giới cầm bút" như Nguyễn Hữu Luyện ...tưởng tượng. Thật ra, ông Luyện chỉ muốn tránh cái "vướng mắc" Nguyễn Hữu Nghĩa mà ông sẽ ngụy trang dưới bình phong "công cuộc đấu tranh chung" trong bức thư gửi cho tôi dưới đây.
2. Nguyễn Hữu Luyện xin sử dụng "Những kẻ tật nguyền" nhưng muốn loại các phần có liên quan đến Nguyễn Hữu Nghĩa
Ngày 21 tháng 3, 2004, Nguyễn Hữu Luyện viết e-mail cho tôi, đề nghị được đăng bài thượng dẫn trên website của nhóm, nhưng yêu cầu tôi đồng ý "vô điều kiện" cho cắt bỏ phần có đoạn liên quan đến hành tung bất hảo của nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa với lý do như sau:
"Chủ nhật 21, tháng 3, 2004
"Sau khi nói chuyện với Cúc tối hôm qua, tôi đã đề nghị đưa bài 'Những kẻ tật nguyền' lên trang web của VỤ KIỆN WJC. Nhóm phụ trách web đã được tôi chuyển bài tới và hẹn Cúc sẽ viết một đoạn Ghi Chú cho bài này. Cả nhóm rất hoan nghênh bài viết của Cúc, nhưng cũng xin phép Cúc để cắt đi một đoạn bắt đầu từ trang 20, mục 'II-Nếu đi hết biển có còn ngậm máu phun người?' cho tới hết mục V trong trang 22. Bắt đầu lấy từ mục "Một chân dung khác" cho tới hết bài. Lý do của lời xin này là để giữ cho vụ kiện WJC không bị vướng mắc vào những bất đồng giữa giới cầm bút. Hy vọng rằng Cúc sẽ chấp nhận lời thỉnh cầu này vô điều kiện để cho công cuộc đấu tranh chung thêm sức mạnh của những nhà văn tên tuổi. Nhóm phụ trách cũng đang thu thập các bài viết khác để dẫn chứng về phản ứng của cộng đồng người Việt Tỵ nạn Cộng sản trước âm mưu tội lỗi của WJC và rất hy vọng Cúc sẽ đồng ý với lời đề nghị của nhóm phụ trách Web của VỤ KIỆN WJC [...] "Thân, -N(guyễn) H(ữu) L(uyện)"
Tôi nhận được thư và cười dài: Anh chàng này quả không biết điều chút nào. Nguyễn Hữu Luyện không ngờ tôi từng can qua nhiều trận và đây không phải lần đầu tiên bị đối phó với trò "bịt mắt bắt...chính nghĩa".
A- Thư Nguyễn Tà Cúc hồi đáp "Nhóm Nguyễn Hữu Luyện":
"Thứ hai, ngày 22 tháng 3, 2004.
"Anh Nguyễn Hữu Luyện- Xin anh chuyển lời trả lời của tôi tới nhóm làm web của anh sau đây.
"Thưa các anh chị,
"Bài của tôi đã xuất hiện trên Khởi Hành, đã được chuyển về Việt Nam và khắp nơi trên thế giới (sau khi có một vài tên tuổi tôi chua rõ thêm theo lời yêu cầu của độc giả để người đọc biết rõ hơn tình trạng cộng đồng) thì không cách nào các anh chị lại xin kiểm duyệt được! Đó là lý do thứ nhất.
"Thứ hai, những phần đó không phải là những 'vướng mắc của giới cầm bút' như quý
bạn đã nghĩ mà là một vấn đề chung cho cộng đồng hải ngoại, kể cả giới cầm bút.
Khi một nhóm người có thể đương nhiên vu khống người khác --NHÂN DANH VĂN CHƯƠNG
VÀ DÂN TỘC-- mà chúng ta im lặng hay tự kiểm duyệt, tôi không cho đó là một thái
độ nên có. Chính vì bình chân như vại và cũng vì 'ích lợi' của từng nhóm như thế
mà mới có thể xẩy ra nhiều chuyện, từ chuyện vu khống một cựu chủ tịchVBVNHN
(Viên Linh) tới chuyện triệt hạ Hà Thúc Sinh (người sáng lập phong trào Hưng Ca)
hay vu cáo cộng đồng vv và vv..
Tôi phải nói ngay rằng tôi không ám chỉ quý bạn. Tôi--như đã nói với anh
Luyện và mọi người--nhiều lần: May the best writer win" và "Best writers don't
finish last", thì cuối cùng mọi sự sẽ sáng tỏ. Chỉ cần chúng ta lương thiện và
đừng bắt chước...những kẻ tật nguyền này mà vu khống hay làm những trò bất lương
như họ, và tiếp tục có sự kiên nhẫn và bình tĩnh để mà lật bộ mặt những kẻ vu
khống ấy ra
"Lý do thứ ba là nếu tôi bằng lòng làm theo lời yêu cầu "vô điều kiện" (!) của quý bạn thì vô hình chung chúng ta đã làm một việc mà chúng ta chỉ trích những người hợp tác với Joiner và cả TT Joiner. Chúng ta đã cắt xén, chúng ta đã sửa đổi một bài viết đã công bố để làm gì? Chỉ để có lợi cho việc làm của chúng ta? Tôi không tin đó là điều nên làm. Nếu như quý bạn đang 'thu thập mọi phản ứng của cộng đồng hải ngoại', quý bạn không nên kiểm duyệt. Cứ cho đăng nguyên văn, những giới liên hệ sẽ trả lời nếu họ muốn. Thí dụ như việc Võ Đình, việc nhóm Làng Văn vu khống Cựu CT VBVNHN [...] Hãy để họ lên tiếng xem tôi có nói sai cho họ không. Vì theo tôi, ĐÂY LÀ CỐT TỦY CỦA VẤN ĐỀ, họ không thể phê bình ai khi chính họ không có tư cách gì phê bình ai cả, chính họ gây ra tình trạng mà Joiner đã chỉ trích chúng ta. Để trả lời cho sự chỉ trích ấy, chúng ta sẽ không có cách nào khác hơn là nói thẳng vào vấn đề và chỉ đích danh những người đã gây ra tệ trạng ấy, từ những người cộng tác với Joiner cho tới những người sống trong cộng đồng này. Là một người phê bình, là một người từ khi bắt đầu viết đã không compromise ngòi bút của mình vì bất cứ lý do gì, tôi thành thực tin rằng quý bạn hiểu được sự quyết định của tôi. Tôi không thể giả dối mà nói rằng tôi 'tiếc là quý bạn đã có lời yêu cầu' như vậy. Vì tôi không tiếc gì cả. Tôi chỉ trả lời như tôi đã trả lời nhiều năm nay: Bài tôi không ai có thể kiểm duyệt được hay yêu cầu sửa đồi nhân danh bất cứ cái gì, kể cả "quốc gia dân tộc', hay bây giờ 'vụ kiện TT Joiner'. Phải thành thực mà nói rằng, tự trong thâm tâm, tôi không vui vẻ gì khi bài của tôi lại xuất hiện trên cùng một chỗ với những kẻ vu khống, ngậm máu phun người...nhưng vì ích lợi chung cho cộng đồng [...] tôi mới gửi bài để cho phổ biến. Quý bạn không phổ biến được vì bất cứ lý do gì, có lẽ lại hay thôi [...] Tôi cũng xin được mạn phép chuyển email này tới cho chủ nhiệm Khởi Hành là tạp chí có đăng bài tôi."- Nguyễn Tà Cúc"
Sau đó, tôi gửi một lá thư khác tới Nguyễn Hữu Luyện. Bức thư này sẽ cho độc giả thấy rõ hơn mối liên hệ giữa Nguyễn Hữu Luyện và Nguyễn Hữu Nghĩa.
B-Thư gửi Nguyễn Hữu Luyện
Tôi không hiểu lý do "Nhóm Nguyễn Hữu Luyện" đưa ra có phải thực sự từ họ hay không, nhưng tôi có thể chắc chắn rằng ông ta muốn bảo vệ Nguyễn Hữu Nghĩa để đổi lại sự hợp tác của Trung Tâm VBVNHN. Trên thực tế, như nhiều chi tiết trong lá thư này đề cập đến, ông ta đã bị Nguyễn Hữu Nghĩa cho vào xiếc; tương tự như Võ Phiến, như Doãn nhân sỹ vv. đã bị lần lượt cho vào xiếc. Thái độ của ông ta đối với những người bị nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa tàn hại cũng giải thích một câu hỏi đã làm nhức đầu nhiều độc giả: Tại sao ông ta lại dính líu tới Nguyễn Hữu Nghĩa (và có thể một số khác trong nhóm này)? Ấy là chỉ vì những người chưa già kinh nghiệm trong một cuộc đối đầu mà lại hiếu thắng và non thủ đoạn thì rất dễ hy sinh anh em vô tội để "bắt tay với quỷ dữ" hầu đạt được mục đích. Tôi đã quen và biết Nguyễn Hữu Luyện rất rõ một thời gian nên mới có thể nhận xét như thế.
Ngay từ đầu, ngay từ khi ông ta khen ngợi và nhờ dịch 1 bài viết của Nguyễn Hữu Nghĩa sang Anh ngữ (!) để phổ biến trên mạng, tôi đã cung cấp mọi bằng chứng cần thiết như đã cung cấp trong loạt bài này. Nhưng tôi đã phí thì giờ vì Nguyễn Hữu Luyện thổ lộ rằng Nguyễn Hữu Nghĩa sẽ giúp ông ta "gây quỹ pháp lý" nhắm huy động hội viên TT VBVNHN có mặt tại các phiên tòa và sẽ nhờ được Văn bút Quốc tế tham dự để chống lại WJC một cách hiệu quả và quốc tế hơn (!). Tuy vậy, vì quan tâm đến vụ kiện WJC, tôi đã khuyên ông ta cũng nên liên lạc với giới văn nghệ sĩ xuất thân từ Miền Nam đặng xin phép phiên dịch các bài viết của họ sang tiếng Anh nhắm đương đầu với một đạo quân hùng hậu từ WJC. Đạo quân này quy tụ các nhà văn hay khoa bảng Hoa Kỳ thiên tả như Kevin Bowen vv. và giới văn nghệ sĩ xuất thân từ Miền Bắc như đảng viên/nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến, học giả Nguyễn Huệ Chi, nhà văn (đại tá CS) Nguyên Ngọc, đạo diễn Trần Văn Thủy vv. cộng thêm sự có mặt của những kẻ tuy xuất thân từ Miền Nam nhưng bôi xấu cộng đồng tỵ nạn. Tôi đã quá bận rộn nên không thể giúp nhiều hơn, ngoại trừ cho phép phổ biến các bài viết. Nếu ông ta muốn chứng minh cho tòa án và cơ quan cấp phát ngân quỹ cho WJC rằng WJC đã làm trái lời giao ước-- qua quá trình tuyển chọn nghiên cứu sinh rồi phổ biến các nghiên cứu đó khiến đại đa số nghiên cứu đồng loạt sai lầm dẫn đến hậu quả kỳ thị cả một tập thể-- thì cũng cần thêm các bài viết phản bác với chứng cớ, không phải lối "khẩu hiệu" hay "mị dân" rỗng tuếch chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ. Dĩ nhiên khi Nguyễn Hữu Luyện không phân biệt được ai là nhà văn và ai là kẻ chỉ nên cầm bất cứ cái gì khác trừ ngòi bút [lời nhà thơ Hà Huyền Chi] thì hậu quả tất nhiên ra sao, ai cũng đã biết. Một khi ông ta, không những đã chọn để tin tưởng nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa mà lại còn chỉ trích nạn nhân là "chuyên chia rẽ", tôi buộc phải lánh xa dù, sau này, vẫn cho phép được đăng bài nếu không cắt xén. Tôi đã đề cập đến tất cả những vấn đề nêu trên trong lá thư gửi Nguyễn Hữu Luyện sau đây:
"Thư Nguyễn Tà Cúc gửi Nguyễn Hữu Luyện, 2004
"[...] Tc rất tiếc là đã có sự bất đồng ý kiến trầm trọng giữa chúng ta. Không phải là tc không tiên liệu những điều ấy. Khi tc mới quen anh, tc đã nói hai điều. Thứ nhất, đây là một công việc rất cô đơn. Thứ hai, nếu tc bất bình điều gì, Tc sẽ quit. Vì tc không muốn việc người khác làm tc bận tâm. Từ xưa tới nay, tc sống như thế. [...] Tc vẫn nghĩ việc anh giao du với nhóm [...] bây giờ là một cái grave mistake. Vì sự liên hệ ấy phản lại everything you stand for. Khi anh nói 'các nhóm chia rẽ' vv. anh quên một điều rất quan trọng: không có nhóm nào ở hải ngoại lập ra chỉ có MỘT mục đích trong ba mươi năm nay: triệt hạ tất cả mọi người và tổ chức CHỐNG CỘNG [...] Anh hỏi tc tại sao họ làm được việc đó với VBVNHN. Câu hỏi đúng ra phải là: tại sao họ làm được với Võ Kỳ Điền, Hà Thúc Sinh...mới đúng [...]
"Anh cũng hỏi tại sao người ta không biết? Những thủ đoạn ném đá dấu tay ấy, ai biết? Và anh em mình không có báo. Hơn nữa có báo cũng sợ họ. Nhưng ghê gớm hơn là họ chặt tay chân anh em mình bằng những thủ đoạn mình không bao giờ ngờ được. Nếu Nguyễn Ngọc Ngạn không tố cáo, làm sao Hà Thúc Sinh được minh oan? Và Nguyễn Ngọc Ngạn chỉ tố cáo sau khi đánh nhau với Làng Văn. Nếu VBQT không minh oan cho Viên Linh, chắc gì anh tin cậy anh ấy?!
"Khi Tc nói: 'Họ thắng là vì những người như anh' là một sự thực. Anh không phải người đầu tiên thỏa hiệp với họ để đổi lấy something. Dù cái something đó là cái gì cao quý, nó vẫn là một sự thỏa hiệp [...] Vì việc làm của anh, anh đã phải chọn dù anh biết mười mươi những thủ đoạn của họ. Và anh không thể chọn những người bị họ đánh. Vì những người này không có cái khí giới mà anh cần (vbvnhn) mà họ đã tước đoạt từ những người lương thiện. Họ dư biết cái tâm lý “phải chọn” ấy nên họ đã có thể tiêu diệt hết người này tới người khác và len lỏi vào được hết tổ chức này tới tổ chức khác.
"Nhưng anh và họ quên điều này: lịch sử (dùng chữ của chính anh) không quên hành động của họ. Anh đứng ra chống lại Joiner, chống lại nhà văn của họ nhưng những “nhà văn”, cái -hội- nhà- văn của anh còn tệ hơn nữa. Ở trường hợp anh, còn ghê gớm hơn vì anh nhân danh những điều cao đẹp nhất trên đời này để sử dụng một nhóm người tồi tệ mà đã có chứng cớ [...] Trên hết thẩy, cái câu hỏi cần chú ý nữa là: có phải họ là một thứ Mặt Trận GP MN nằm vùng ngay trong tổ chức của anh không? Ngay bây giờ đã có một số người của họ ngay sát nách anh và chính anh cũng không thể “công khai” chấp nhận anh X thì anh đã trả một cái giá quá lớn để đổi lấy their bloody help[...]
"Khi Tc chấm dứt với anh, tc chỉ bảo vệ Tc. Một khi anh đã phải chọn, tc cũng phải chọn. Tc không muốn phải deal với cái câu hỏi của đám [...] và Joiner đưa ra là, trong những người ủng hộ anh, chính thức được anh chấp nhận vv. lại là những người toan tính đàn áp quyền phát biểu của người khác bằng những thủ đoạn tồi tệ nhất, lại là những người gây ra bộ mặt xấu xa của cộng đồng mà họ đang nói tới VÀ anh đang chống lại.
"Tc không tin là người ta có thể thỏa hiệp với cái ác, cái bất lương mà không get burned badly. Theo tc [...], anh-- như bao nhiêu người khác-- đã bị họ thuyết phục về sự quan trọng của tổ chức họ, để anh make a pact with the devil. Họ hứa với anh nhưng nếu họ không làm được, nếu VBQT không lên tiếng thì anh nghĩ sao? Mà cho dù VBQT lên tiếng thì anh phải nhớ là nó sẽ không carry được cái gì ở nước Mỹ này với luật lệ của họ. Và sự lên tiếng của VBQT có giá trị gì khi họ đã bỏ lơ để chính hội viên của họ bị vu khống về một việc liên quan tới họ mà họ vẫn ngó lơ?
"Người khác có thể không biết nhưng anh biết, “lịch sử” biết. Đó là vấn đề [...]
"Anh phải hiểu là anh không nên nói hải ngoại này 'chuyên chia rẽ' vì không ai làm cho bọn đó cả. Không ai ngây thơ đến nỗi nai lưng ra làm để rồi bọn đó cướp lấy và dùng tổ chức ấy lại để tàn hại anh em. Vì in the end, nó sẽ lại là một cái mess [...] khi họ chiếm được. Cho nên, vấn đề mà anh cần lưu ý không phải [là] Tc mà là: liệu là tổ chức của anh có thành cái mess nếu để họ chiếm được?[...]
"Ở cái nghĩa chúng ta cắt ngay. Như tc phải làm bây giờ với anh cho tới khi nào anh chứng tỏ ngược lại là anh giữ được tổ chức của anh cho lương thiện. Tc không bao giờ ân hận là tc không bao giờ compromise, là không bao giờ shake hand with the devil. Cho dù là sau này anh giữ được tổ chức của anh, tc cũng không thể quên rằng anh đã shake hand with the devil [...]" [Nguyễn Tà Cúc, Thư gửi Nguyễn Hữu Luyện, 2004]
Nguyễn Hữu Luyện hẳn cũng không ngờ tôi đã có đầy đủ chi tiết về hành tung khuất tất của ông ta trong vụ này. Quý độc giả có thể tự kiểm chứng bằng cách đọc bài Phụ Nữ Việt Nam Hải Ngoại của Cẩn Thị Bích Ngọc trên website của nhóm Nguyễn Hữu Luyện và trong "PHẦN IV: GIỚI THIỆU ĐIỂN HÌNH VỀ PHẢN ỨNG CỦA DƯ LUẬN NGƯỜI VIỆT HẢI NGỌAI ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA WJC/UMB". Bài này phản bác lại chân dung phụ nữ hải ngoại qua phần Trần Văn Thủy phỏng vấn Nguyễn Thị Hoàng Bắc. Vâng, Cẩn Thị Bích Ngọc đang bầy tỏ ý kiến của bà về một phần trong cuốn Nếu đi hết biển...! Chưa hết: trong Mạng này còn có một bài phân tích của nhà báo kỳ cựu Sức Mấy Đinh Từ Thức cũng về cuốn Nếu đi hết biển... .
Tôi đưa 2 thí dụ thượng dẫn để chứng minh Nguyễn Hữu Luyện đã rất chú ý tới Nếu đi hết biển...trong tiến trình tố cáo WJC trước dư luận. Như vậy, tại sao ông ta muốn xén những phần liên quan tới Nguyễn Hữu Nghĩa? Gián dị lắm: Đại úy Nguyễn Hữu Luyện đã mưu toan sử dụng một tổ chức [Trung Tâm VBVNHN] bị nhóm Nguyễn Hữu Nghĩa tiếm đoạt với thủ đoạn ác hiểm nhất, mà không phải Nguyễn Hữu Luyện không biết.
Khi viết những giòng chữ này, tôi vẫn không trách Nguyễn Hữu Luyện như đã không hề trách cách đây gần 20 năm dù có bằng chứng quá rõ. Dù biết ông ta hiếu thắng một cách cuồng tín, tôi đã cố gắng lần cuối nhắm cảnh cáo ông ta qua kinh nghiệm của chính tôi rằng, thứ nhất, Văn bút Quốc tế sẽ không bao giờ can thiệp vào vụ kiện; thứ hai, chưa chắc ông ta sẽ điều động được lực lượng hội viên Văn bút cho một nỗ lực ngoài sinh hoạt của họ; và thứ ba, nếu sử dụng Nguyễn Hữu Nghĩa, ông ta sẽ phải sửa soạn đương đầu với những nạn nhân của hắn cùng sự tố cáo hay phản bác của WJC, nếu có. Quả nhiên, Nguyễn Bá Chung-một thành viên của dự án thuộc WJC --đã trích dẫn một đoạn của Nguyễn Hữu Nghĩa như một chứng cớ của sự vu cáo trong một bài phân trần khá dài đăng thành hai kỳ trên Mạng Talawas:
"-Chúng tôi xin trích dẫn bài của ông Nguyễn Hữu Nghĩa, người cũng dựa vào những tài liệu ngụy tạo trên để lên án Chương trình: "Theo tài liệu do các ông Nguyễn Hữu Luyện và... công bố, Nguyễn Bá Chung du học Hoa Kỳ từ năm 1972, hiện là giáo sư tại đại học Massachusetts (UMass) ở thành phố Boston. Ông này mang mối cựu thù với chính thể VNCH, có lập trường thiên cộng. Hoàng Ngọc Hiến, vào Ðảng năm 1970, hiện là đảng ủy kiêm Giám đốc Học viện Nguyễn Du (Trường viết văn tại Hà Nội). Nguyễn Huệ Chi vào Ðảng năm 1976, là Trưởng Ban lý luận và phê bình văn học của Viện Văn Học Hà Nội." (Nhận định của Nguyễn Hữu Nghĩa về vụ Boston, soc.culture.vietnamese, ngày 17 tháng 8, tr. 2)" [Nguyễn Bá Chung, http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2848&rb=0307]
Nguyễn Bá Chung không bao giờ là một nhân vật đáng lưu ý trong sinh hoạt văn nghệ cộng đồng tỵ nạn và những bài viết của ông ta , theo tôi, đều chứng tỏ nếu không thiếu kiến thức chuyên môn thì cũng chỉ là một thứ thư lại được thu dụng cho một công việc nhất định vì rành tiếng Việt hơn những người bề trên của ông ta. Tôi sẽ đề cập tới sự giảo hoạt một cách ngây ngô trong bài đã dẫn sau, nhưng tại đây, việc ông ta trích dẫn Nguyễn Hữu Nghĩa --một kẻ có thành tích bất hảo nhưng không có thành tích đại học hay văn nghệ--khi nêu đích danh Nguyễn Hữu Luyện chứng tỏ tôi đã không lầm khi cảnh cáo ông Luyện.
Tôi đã góp ý lần cuối về vụ kiện và những lời tự đánh giá càng lúc càng xa rời thực tế của ông ta vì thiếu hiểu biết căn bản về hệ thống giáo dục đại học. Cũng trên căn bản này, ông ta đã toan tính "vô hiệu hóa" những nghiên cứu [sai lầm] từ WJC bằng cách mưu toan sử dụng luật pháp để trấn áp một điều không bao giờ có thể trấn áp được: Quyền tự do phát biểu và quyền tự do tư tưởng. Đây là chính lời của Nguyễn Hữu Luyện cách đây chưa tới 2 năm, rải rác trên các Mạng. Tôi không ghi xuất xứ để cho thấy ông ta đã rao truyền và sẽ tiếp tục rao truyền thứ tín điều này khắp nơi:
-"[...] Dựa trên nguyên tắc hàn lâm là “KHI NGƯỜI VIẾT NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VỚI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU THÌ MẶC NHIÊN CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÓ COI NHƯ VÔ GÍA TRỊ VÌ THIẾU VÔ TƯ.Chúng ta nhằm mục đích VÔ HIỆU HOÁ CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NÀY, chúng ta thắng hay thua, thì kết qủa cuối cùng cũng như nhau: Về phương diện hàn lâm, khi một chương trình nghiên cứu lại bị chính ngay chủ đề nghiên cứu đưa ra toà nhất là ra tới Toà TỐI CAO (Supreme Court) thì không còn môt học giả nào có thể dùng nó làm tài liệu nghiên cứu nữa. Kết qủa là WJC được Tòa Tối Cao tuyên án VÔ CAN. Chúng ta THUA về pháp lý, nhưng chúng ta đã THẮNG về mặt HÀN LÂM, có nghĩa là chương trình nghiên cứu của WJC/UMASS BOSTON hoàn toàn vô giá trị về mặt HÀN LÂM... [...] Cho dẫu WJC có đem được chương trình của họ vào Thư Viện Nghiên Cứu, thì hồ sơ của Tòa Án phải đính kèm như một bộ phận của chương trình. Do đó, những nhà nghiên cứu nhân văn của hậu thế sẽ không bao giờ dùng tài liệu này để tham khảo vv và vv. "
Không, thưa ông Nguyễn Hữu Luyện, tất cả các điều trên đều sai cả. Nếu "KHI NGƯỜI VIẾT NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VỚI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU THÌ MẶC NHIÊN CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÓ COI NHƯ VÔ GÍA TRỊ VÌ THIẾU VÔ TƯ" thì chính chúng ta, nạn nhân Cộng sản cũng không có quyền nghiên cứu về người Cộng sản và hậu quả của chủ nghĩa Cộng sản trên đất nước chúng ta? Ba lần người Cộng sản đốt sách của Miền Nam nhưng tác giả -nạn nhân trực tiếp [chứ chưa nói đến độc giả vv và vv.]-- không có quyền "nghiên cứu"?! Tôi đã nói "anh chàng này không biết điều" là còn quá lịch sự. Sau nữa, trước khi ông Luyện phán một câu xanh rờn "khi một chương trình nghiên cứu lại bị chính ngay chủ đề nghiên cứu đưa ra toà nhất là ra tới Toà TỐI CAO (Supreme Court) thì không còn môt học giả nào có thể dùng nó làm tài liệu nghiên cứu nữa" thì ông cần ...nghiên cứu về các vụ kiện đã được tới Tòa Tối cao của Liên Bang cho thêm huy hoàng. Trên thực tế, các bản báo cáo của các tham dự viên WJC vẫn được phổ biến trên Talawas, trên các Mạng cá nhân hay bán thành sách. Theo nguyên tắc đại học và truyền thống hàn lâm, một sinh viên đại học nghiên cứu về bất cứ đề tài nào--chưa nói tới học giả--cần phải trình bày cả hai mặt của một vấn đề rồi mới có nhận xét cuối cùng của chính mình. Như vậy, trên phương diện "hàn lâm", sự thắng cuộc không bao giờ được quyết định chung thẩm tại tòa án mà tại những công trình nghiên cứu xác đáng với nhân chứng và lý luận cùng bằng chứng. Bản thân tôi từng có nghiên cứu liên quan đến WJC và từng tham khảo tài liệu của họ (trong hệ thống đại học Hoa Kỳ vào khoảng 2007-2010), và , có thể tôi lầm, nhưng chưa bao giờ tôi thấy có "hồ sơ Tòa án đính kèm" như ông Luyện đã xác quyết: "WJC có đem được chương trình của họ vào Thư Viện Nghiên Cứu, thì hồ sơ của Tòa Án phải đính kèm như một bộ phận của chương trình. Do đó, những nhà nghiên cứu nhân văn của hậu thế sẽ không bao giờ dùng tài liệu này để tham khảo..."
Lẽ ra ông Luyện không nên nói những điều không thuộc lãnh vực chuyên môn của ông ta. Bởi thế ông ta --chứ không phải cộng đồng Việt tỵ nạn Cộng Sản-- đã bị phản bác và trong những bài phản bác đó, bóng dáng của Nguyễn Hữu Nghĩa đã lởn vờn. Nhưng đó sẽ là nội dung của các bài sắp tới.- [NTC]
CHÚ THÍCH
(1) Bản tin thượng dẫn có tựa đề "Việc phải đến đã đến" này khéo léo có hai chữ Văn Học viết tắt [VH] ghi ở cuối đoạn, nhưng tại sao lại viết tắt và tại sao lại lồng vào mục của Nguyễn Quốc Trụ? Nếu thế, người ta có quyền kết luận rằng đây là bản tin do nhóm chủ trương Văn Học soạn thảo. Sau này khi thân thiết với tôi, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng tỏ ý rất ngạc nhiên trước "tiểu xảo ném đá dấu tay" đó và đoan quyết rằng, cũng như ông, một số nhà văn trong ban biên tập chắc chắn không can dự. Sau đây là một đoạn trong "bản tin" trên tờ Văn Học:
"-Chắc chắn trong những ngày tháng sắp tới, mức độ chửi bới, chụp mũ, mạ lị nhau của hai phe sẽ ác liệt hơn, bên này đổ lỗi cho bên kia là kẻ chịu trách nhiệm tạo ra hình phạt nghiêm khắc của VBQT. Văn Bút đã thành văng bút, và không bao lâu nữa, thành văng mạng [...] Việc phải đến đã đến! Những người cầm bút thực sự lắc đầu thở dài nhưng biết làm gì hơn. Nhìn vào các trung tâm Văn Bút mọc như nấm khắp nơi, thử tìm cho ra vaì người cầm bút thực sự có uy tín để được các bạn văn trên thế giới kiêng nể quý trọng? Khi đất không lành thì chim không đậu và trở thành chỗ trú cho những kẻ ưa chuyện náo hoạt sính dùng văn. Vì sao đất không lành? Xin dành câu trả lời cho các bạn văn xa gần..." ["Tạp Ghi", " Việc Phải Đến Đã Đến", Văn Học số 137, trang 134 và 135, tháng 9.1997)
Ai chứ ông Giác không thể dung thứ (hay chính ông viết?) một sự phỉ báng nạn nhân như trên. Ai chứ ông Giác thừa biết ông, bạn bè ông (như Nguyễn Thị Hoàng Bắc) và nhiều hội viên VBVNHN đã bị "chửi bới, chụp mũ, mạ lị" bởi cùng một kẻ mà ông không dám nêu đích danh.-
[NTC]
Mở Lại Hồ Sơ Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 1993-1995: Trường Hợp Nguyễn Hữu Luyện - bài 2
Mở Lại Hồ Sơ Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 1993-1995: Trường Hợp Nguyễn Hữu Luyện
Mở Lại Hồ Sơ Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 1993-1995: Trường Hợp Trần Thanh Hiệp Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 1993-1995: Trường Hợp Trang Châu Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 1993-1995: Viên Linh Bị Vu Khống Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 1995-2002: Trường Hợp Viên Linh Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ TTVB Việt Nam Hải Ngoại 1995-2002:Trường Hợp Hà Huyền Chi Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ TTVB Việt Nam Hải Ngoại 1995-2002: Trường Hợp Võ Đình Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ TTVB Việt Nam Hải Ngoại 1995-2002: Trường Hợp Võ Kỳ Điền Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ TTVB Việt Nam Hải Ngoại 1995-2002: Trường Hợp Hà Thúc Sinh Nguyễn Tà Cúc
Mở Lại Hồ Sơ Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 1995-2002: Bài Mở Đầu Nguyễn Tà Cúc
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.
Thảo Đường Cư Sĩ.
MINH THỊ
Dân tộc Việt Nam không cần thắp đuốc đi tìm tự do, dân chủ, nhân quyền ở Washington, Moscow, Paris, London, Péking, Tokyo. Đó là con đường của bọn nô lệ vọng ngoại, làm nhục dân tộc, phản bội tổ quốc, đã đưa đến kết thúc đau thương vào ngày 30 – 4- 1975 và để lại một xã hội thảm hại, đói nghèo lạc hậu ở Việt Nam gần nửa thế kỷ nay..Đã đến lúc quốc dân Việt Nam phải dũng cảm, kiên quyết đứng lên dành lại quyền quyết định vận mạng của đất nước. Kim Âu
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNNvVTV
vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank
vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO
vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState
vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee
vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate
vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive
vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect
vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost
vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme
vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics
vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND
vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer
vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFactvIDEAL
vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters
vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon
vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim
vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite
vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale
vObservevAmerican ProgressvFaivCity
vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove
vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen
vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch
vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS
vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes
vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign
vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media
vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty
vScien&TechvACLUvVeteranvGateway
vOpen CulturevSyndicatevCapitalvCommodity vCreatevResearchvXinHua
vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị
vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen
vCa DaovHVCông DânvHVNGvDấuHiệuThờiĐại
vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền
vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu
vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc
vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn
vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn
vTCCSvViệt ThứcvViệt ListvViệt MỹvXây Dựng
vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia
vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê BìnhvTrái Chiều
vViệt LuậnvNam ÚcvDĐNgười DânvBuddhism
vTiền PhongvXã LuậnvVTVvHTVvTrí Thức
vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gươngv
vLao ĐộngvThanh NiênvTiền PhongvMTG
vEchovSài GònvLuật Khoa Văn Nghệ
vĐCSvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa SàmvCafeVN