MINH THỊ

 

NGƯỜI  QUỐC  GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.

NGƯỜI QUỐC  GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN  MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG XĂ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Chính Nghĩa ֎ Chính Nghĩa

֎Tinh Hoa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Constitution

֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ Vietnamese Commandos 

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử ֎ Chính Nghĩa Media

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP ֎ Computer

֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

    ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎07/2008 ֎08/2008 ֎09/2008 ֎10/2008

֎11/2008 ֎11/2008 ֎12/2008 ֎01/2009

֎02/2009 ֎03/2009 ֎04/2009 ֎05/2009

֎06/2009 ֎07/2009 ֎08/2009 ֎09/2009

֎10/2009 ֎11/2009 ֎12/2009 ֎01/2010

֎03/2010 ֎04/2010 ֎05/2010 ֎06/2010

֎07/2010 ֎08/2010 ֎09/2010 ֎10/2010

֎11/2010 ֎12/2010 ֎01/2011 ֎02/2011

֎03/2011 ֎04.2011 ֎05.2011 ֎06.2011

֎07/2011 ֎08/2011 ֎09/2011 ֎10/2011

֎11/2011 ֎12/2011 ֎05/2012 ֎06/2012

֎12/2012 ֎01/2013 ֎12/2013 ֎03/2014

֎09.2014 ֎10.2014 ֎12/2014 ֎03/2015

֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2016

֎02/2016 ֎03/2016 ֎07/2016 ֎08/2016

֎09/2016 ֎10/2016 ֎11/2016 ֎12/2016

֎01/2017 ֎02/2017 ֎03/2017 ֎04/2017

֎05/2017 ֎06/2017 ֎07/2017 ֎08/2017

֎09/2017 ֎10/2017 ֎11/2017 ֎12/2017

֎01/2018 ֎02/2018 ֎03/2018 ֎04/2018

֎05/2018 ֎06/2018 ֎07/2018 ֎08/2018

֎09/2018 ֎10/2018 ֎11/2018 ֎12/2018

 

  ֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. 

  ֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.

  ֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.

  ֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018

  ֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.

  ֎Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.

  ֎ Nov/2018. Dec/2018.

 

֎ Served  In A Noble Cause

֎ Tṛ Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh

֎ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

֎ Văn Kiện Về Quyền Con Người

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Ḥa Toàn Thư

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Giáo Hội La  Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang

֎ Ngô Đ́nh Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc

֎ Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống NĐD

֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

֎ 55 Ngày Chế Độ Sài G̣n Sụp Đổ

    ֎ Drug Smuggling in Vietnam War

    ֎ The Fall of South Vietnam

    ֎ Giờ Thứ 25

    ֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975

    ֎ RAND History of Vietnam War era 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAP NewsWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaCongressHouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFA NewsRFISBSTác  GỉaYouTubeFederal RegisterUS Library

 

 

 

 

 

vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNNvVTV

vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO

vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState

vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee

vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate

vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive

vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect

vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme

vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics

vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND

vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFactvIDEAL

vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters

vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon

vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim

vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite   

vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale

vObservevAmerican ProgressvFaivCity

vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove

vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen

vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch

vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS

vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes

vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign

vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media  

vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty

vScien&TechvACLUvVeteranvGateway

vOpen CulturevSyndicatevCapitalvCommodity vCreatevResearchvXinHua

vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị

vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen

vCa DaovHVCông DânvHVNGvDấuHiệuThờiĐại

vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền

vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu  

vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc

vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn

vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn

vTCCSvViệt ThứcvViệt ListvViệt MỹvXây Dựng

vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia

vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê B́nhvTrái Chiều

vViệt LuậnvNam ÚcvDĐNgười DânvViệt Học

vTiền PhongvXă LuậnvVTVvHTVvTrí Thức

vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương

vLao ĐộngvThanh NiênvTiền PhongvMTG

vEchovSài G̣nvLuật KhoavVăn Chương

vĐCSvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa SàmvCafeVN

vVăn HọcvĐiện ẢnhvVTCvCục Lưu TrữvSoHa

vST/HTVvvThống KêvĐiều NgựvVNMvB́nh Dân

 

LỊCH SỬ PHÁP THUỘC

 

http://thuykhue.free.fr/rfi/index.html

 

 

KHẢO SÁT CÔNG TRẠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI PHÁP GIÚP VUA GIA LONG

 

Chương 14

 

 Maybon và cuốn Histoire moderne du pays d’Annam

 

Maybon2

 

 Hai học giả Pháp, mà chúng ta rất biết ơn những công tŕnh nghiêu cứu của họ về văn hoá Việt, là Maybon và Cadière.

 

Tiếc thay, họ cũng lại là những người, đă tế nhị và sâu sắc, t́m cách thay thế công trạng chiến thắng và dựng nước của Gia Long và toàn bộ các tướng lănh, quần thần, bằng công trạng của Bá Đa Lộc và những “sĩ quan” Pháp.

 

Maybon, qua hai cuốn sách La Relation Bissachère và Histoire moderne du pays d’Annam, in năm 1920, dưới lối viết “biên khảo, khoa học,” đă làm hai việc:

 

1- Loại trừ những tài liệu đứng đắn của những người đi trước, cùng thời với Gia Long, như Barrow, người Anh và Montyon, người Pháp, viết về thời kỳ này, bằng cách đưa ra những sai lầm nhỏ của họ, để phê phán gắt gao, khiến độc giả tưởng rằng đó là những cuốn sách không đáng đọc, chỉ v́ họ đă xác nhận: Gia Long tự học, tự quyết, điều khiển và làm lấy tất cả mọi việc; họ lại không đả động đến “công trạng” của các “sĩ quan” Pháp, và họ mô tả sự khác biệt trong kỹ thuật thuyền chiến của Á Đông và Việt Nam (cả Tây Sơn lẫn Nguyễn Ánh) và của Tây phương, họ chú ư đến phương pháp Nguyễn Ánh canh tân thuyền chiến và canh tân đất nước.

 

2- Maybon cho in lại La Relation Bissachère, một cuốn sách tệ hại, viết những điều bịa đặt bôi nhọ các vua Quang Trung, Gia Long và dân tộc Việt Nam. Tệ hơn nữa là ông trân trọng giới thiệu bài Introduction của Ste-Croix, một văn bản đầy sai lầm, bịa đặt về Gia Long, do Dayot, sau khi bị tội, trốn khỏi Việt Nam, kể lại, để vinh thăng ḿnh và Puymanel. Từ đầu đến cuối bài này, Ste-Croix nhầm Nguyễn Ánh với hoàng tử Cảnh, cho nên y coi Bá Đa Lộc là thầy Gia Long, y dùng những chữ “dạy học tṛ, dịch cho học tṛ, bảo ban, uốn nắn, quở trách…”. Những chữ như thế được chép lại khắp nơi, kể cả Cadière. Taboulet gồng và biạ thêm. Tạ Chí Đại Trường chép lại Maybon, Taboulet, và phụ hoạ thêm nữa để đem vào cuốn Lịch sử nội chiến Việt Nam, mà người ta thường trích dẫn để đưa lên Wikipédia tiếng Việt.

 

Sau khi đă loại trừ những thông tin đứng đắn về Gia Long của Barrow và Montyon, Maybon trân trọng giới thiệu những thông tin thất thiệt của Bissachère và Ste-Croix. Với “chứng từ” của hai người này và sự chép lại nhiều chương của Alexis Faure trong cuốn Bá Đa Lộc, Maybon có đủ “điều kiện” để phê b́nh Thực Lục và Liệt Truyện là không đả động đến công lao của những “sĩ quan” Pháp này. Ông t́m cách “chứng minh” công lao của họ, đặc biệt dựa trên nền móng Bá Đa Lộc, trong cuốn sử Histoire moderne du pays d’Annam.

 

Maybon và Cadière đă cộng tác đắc lực với nhau để tạo cho huyền thoại công trạng “khai quốc công thần” của những người Pháp đến giúp Gia Long, một cơ sở có “chứng từ” và “biện luận”.

 

Trong bài diễn văn tựa đề Une Histoire moderne du pays d’Annam, đọc tại đảo Réunion ngày 20/4/1920 và in trên tập san Đô Thành Hiếu Cổ (BAVH, 1920, I), học giả chủ bút Cadière mở đầu bằng những hàng như sau:

 

“Một trong những đồng nghiệp của chúng tôi, ông Charles B. Maybon, Giám đốc trường Pháp của thị xă, ở Thượng Hải, vừa cho in, dưới cái tựa trên đây, một tác phẩm quan trọng hàng đầu; qua tác phẩm này, ông đă phấn đấu cam go để đoạt chức tiến sĩ văn chương. Các thành viên trong Hội Đô Thành Hiếu Cổ sẽ t́m thấy một tóm lược cốt yếu tất cả những dữ kiện thuộc về lịch sử nước Nam trong thời kỳ mà tác giả hoạch định, những chỉ dẫn có phương pháp và chi tiết trên tất cả mọi tư liệu, cả về phiá bản xứ cũng như Âu châu, làm nền cho lịch sử này, và sau cùng, một số chi tiết lớn lao liên quan tới những biến cố đă lấy Huế làm đất diễn, và, do dó, là một kho dồi dào phong phú cho những nghiên cứu đặc thù. V́ tất cả những lư do đó, tác phẩm kiệt xuất này xứng đáng được giới thiệu.” (Cadière, Une Histoire moderne du pays d’Annam, BAVH, 1920, I, t. 177).

 

Một lời giới thiệu nồng nhiệt và đề cao như thế, ở một học giả nổi tiếng như Cadière, buộc chúng ta phải đọc. Cuốn sách có tựa đề đầy đủ là:

 

Histoire moderne du pays d’Annam, (1592-1820), étude sur les premiers rapports des Européens et des Annamites et sur l’établissement de la dynastie annamite des Nguyễn.

 

(Lịch sử hiện đại nước Nam (1592-1820), khảo luận về những giao tiếp đầu tiên giữa người Âu với người An Nam và về sự xây dựng triều đại An Nam nhà Nguyễn (Librairie Plon, Paris, 1920).

 

Tên sách đă nói rơ nội dung: tác phẩm chia làm hai phần nhưng phần hai quan trọng hơn phần đầu. Và trong phần hai viết về “sự xây dựng triều đại nhà Nguyễn”, giai đoạn Gia Long dựng nghiệp là chủ yếu, nổi bật chân dung hai người: Gia Long và Bá Đa Lộc, Maybon đă dành cho Bá Đa Lộc hai chương và đúng như nhận xét của Cadière: “chân dung Bá Đa Lộc được viết kỹ hơn, với niềm thân quư hơn”.

 

Vị học giả viết tiếp: “Tôi khuyên độc giả Pháp, những người hiếu kỳ muốn biết về quá khứ An Nam và hănh diện về những ǵ chúng ta đă làm được ở đây, nên đọc chương tựa đề: “Concours apporté par l’évêque au prétendant” (Sự hỗ trợ của vị giám mục cho người chiếm lại ngôi báu): một tâm lư học sâu sắc nhất liên kết với sự sử dụng văn bản một cách khôn khéo và uyên bác nhất (la psychologie la plus pénétrante s’y allie à la plus sage et à la plus habile utilisation des textes) (Cadière, BAVH, 1920, I, t. 180).

 

V́ vậy, chúng tôi phải đọc kỹ chương sách này, thứ nhất là để hiểu thế nào là một tâm lư học sâu sắc nhất liên kết với sự sử dụng văn bản một cách khôn khéo và uyên bác nhất. Và thứ hai là để giới thiệu đến độc giả Việt Nam, cũng hiếu kỳ muốn biết về quá khứ An Nam lắm, thế nào là sự liên kết “một tâm lư học sâu sắc nhất” với “sự sử dụng văn bản một cách khôn khéo và uyên bác nhất”, trong tác phẩm của Maybon.

 

Chắc độc giả c̣n nhớ, trong chương 5 tựa đề Ai cứu Nguyễn Ánh khỏi sự lùng bắt của Nguyễn Huệ, tháng 9-10/1777, chúng tôi cũng đă tŕnh bày phương pháp “sử dụng văn bản một cách khôn ngoan và khéo léo” của sử gia Maybon để “chứng minh” Bá Đa Lộc đă “cứu Nguyễn Ánh thoát chết” tháng 9-10/1777, như thế nào rồi.

 

Bài viết này không trở lại vấn đề ấy nữa, mà sẽ xoay vào hai đề tài chính của đoạn Concours apporté par l’évêque au prétendant, đó là:

 

1- Maybon đă “chứng minh” việc Bá Đa Lộc “tự t́m những nguồn tài trợ cho Nguyễn Ánh” như thế nào?

 

2- Và Maybon đă “chứng minh” việc Bá Đa Lộc “trực tiếp đánh nhau với quân Tây Sơn ở mặt trận Diên Khánh 1794, bằng những chứng cớ ǵ?

 

Trước khi đi xa hơn, chúng tôi mong được thứ lỗi v́ sự đi vào chi tiết, đôi khi quá sâu của một lập luận, rất dễ làm cho độc giả bực ḿnh, nhưng cần thiết để vạch trần hệ thống ngụy biện có tổ chức, dựa trên sự lờ đi hoặc che giấu những tư liệu gốc bằng thứ “tư liệu” dựng đứng, man trá, bịa đặt, để xoá sự thực lịch sử và thay thế vào đó một “lịch sử khác”, do những ng̣i bút thuộc địa dựng lên. Cũng là cách chúng tôi mổ xẻ thủ pháp của sử gia Maybon trong bộ sách Histoire moderne du pays d’Annam.

 

Maybon “chứng minh” Bá Đa Lộc “tự t́m những nguồn tài trợ” cho Nguyễn Ánh

 

Việc Louis XVI bỏ, không thi hành hiệp định Versailles 1787 đă khá rơ, nhưng sau đó, những ng̣i bút thuộc địa tung ra một nguồn tin khác: đó là việc Bá Đa Lộc tự xoay sở t́m vốn mua tàu chiến, đạn dược, vũ khí và mộ lính về giúp Nguyễn Ánh.

 

Vậy chúng ta thử t́m xem, ở sử gia Maybon, “nguồn tin” này được thiết lập như thế nào?

 

- Trước hết, theo hải tŕnh của tàu Méduse, do Alexis Faure ghi trong cuốn Bá Đa Lộc, phần Pièces justificatives (Chứng từ), có ghi tên những người lên bờ ở Vũng Tàu (khi Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh về đến Việt Nam), như sau:

 

“Lên bờ ở Saint-Jacques [Vũng Tàu] ngày 28/7/1789: Hoàng tử Nam Hà và người anh/em họ; Giám mục Adran; Paul, Gilles, Barthélemy và Nam, cận vệ của hoàng tử; Boisserant, Pillon, Tarin, Leblanc, giáo sĩ; Gérard, Le Tousse (Mathieu) đầu bếp; Fransique, Bonaventure, Isidore, người hầu Đức Giám Mục. (Faure, Bá Đa Lộc, Pièces justificatives, 4e-La Méduse, t. 243). Tóm lại, phái đoàn tháp tùng hoàng tử và vị giám mục có 15 người: một người anh em họ và 4 cận vệ của hoàng tử, 4 giáo sĩ; 2 đầu bếp và 3 người hầu đức giám mục.

 

Ngoài thông tin của Faure trên đây, c̣n có những nguồn tin trực tiếp, qua thư từ của giám mục Bá Đa Lộc và của giáo sĩ Langenois.

 

Có 3 lá thư đáng chú ư:

 

- Thư viết ngày 12/8/1789, Langenois gửi cho quản sự tu viện Létondal ở Macao:

 

“Giám Mục và thằng nhỏ 10 tuổi đă về tới triều đ́nh Bến Nghé [Gia Định] ngày 29/7, tôi cũng từ Sadec lên ngày 5/8 để thăm Đức Ông và bốn vị thừa sai mới, về cùng với ngài mà tôi sẽ dẫn M. Jacques Pilon, 46 tuổi, dân Normandie, ở Coutances, một khi có giấy để qua đoan Nam Hà.” (Launay, III, t. 210)

 

- Hai thư của Bá Đa Lộc viết cho Létondal:

 

Thư đầu, viết tháng 7/1789 (không đề ngày):

 

“Tôi vừa về tới Nam Hà…. tôi về không có sự trợ cứu mà vua Pháp đă thuận giúp vua Nam Hà; nhưng tôi tin rằng Thượng đế an bài như thế… Tôi đợi ít ngày nữa, nếu những tàu buôn từ Pondichéry đến, sẽ dễ dàng thay thế cho những tàu chiến… Nhà vua sẽ khỏi phải nhượng đất cho họ, và cũng khỏi phải trả họ tiền phí tổn và khỏi phải cho tiền thưởng.” (Launay III, t. 209, chúng tôi in đậm).

 

Lời lẽ trong thư này hơi khó hiểu, có lẽ v́ đă bị Launay cắt ngắn. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể thấy được những ư chính:

 

- Vị giám mục về tay không. Vua Pháp không giúp ǵ cả.

 

- Ông đợi những tàu buôn ở Pondichéry đến, chúng sẽ “dễ dàng thay thế cho những tàu chiến”. Câu này có nghiă ǵ? Tại sao tàu buôn lại có thể “thay thế” cho tàu chiến? Nhưng nếu ta đọc tiếp câu sau: “Nhà vua sẽ khỏi phải nhượng đất cho họ, và…” th́ có thể tạm hiểu:

 

- Hoặc là, những tàu buôn này đem khí giới mà Bá Đa Lộc mua cho vua; trong trường hợp này, vua vẫn phải cho “tiền thưởng”, vậy là không phải, chỉ c̣n nghiă thứ nh́:

 

- Nếu những tàu buôn ở Pondichéry đến, th́ vua sẽ khỏi phải nhượng đất (v́ không phải là tàu của vua Pháp giúp theo thoả ước), cũng không phải trả tiền phí tổn và cho “tiền thưởng” (v́ vua không mua ǵ), tàu đến chỉ để “thị uy”, ra vẻ có tàu “Tây phương đến giúp” mà thôi.

 

Đọc lá thư kế tiếp, ta sẽ hiểu rơ hơn nữa.

 

- Thư ngày 17/8/1789, Bá Đa Lộc viết cho Létondal:

 

“[...] Hoàng tử và tôi được đón rước với tất cả những tín hiệu vui mừng và toại nguyện mà vua ban cho chúng tôi. Tôi nghĩ chẳng cần thêm ǵ vào tất cả những việc đă xẩy ra hôm đó. Nhà vua, mẫu hậu, hoàng hậu, tất cả hoàng gia, tóm lại, tất cả triều đ́nh đều không tả siết nỗi vui mừng thấy lại chúng tôi.

 

Điều duy nhất có thể làm dịu bớt niềm vui tột độ này là tôi về với độc một tiểu hạm (une seule frégate) và nó lại phải lập tức đi Manille ngay. [...]

 

Tất cả triều đ́nh đều chẳng biết nghĩ sao về lối hành xử này và nhiều quan đă tỏ cho tôi mối lo ngại của họ. Nhà vua, tuy biết rơ t́nh h́nh, nhưng không có vẻ lo lắng lắm, tôi e rằng ông quá tin vào sức mạnh của ông, nhưng nếu không có sự trợ giúp của người Tây phương, ông sẽ c̣n trải qua thất bại. Sức mạnh của bộ binh và thuỷ binh của ông thực là lớn lao đối với xứ này, nhất là nếu chúng ta thấy sự nhanh chóng mà ông thành lập nên; tuy nhiên dân chúng vẫn c̣n kinh hoảng, họ chỉ có thể yên tâm khi thấy quân ngoại quốc đến trợ giúp quân đội nhà vua. Nếu những tàu buôn từ Ile de France và từ Pondichéry đến, như chúng tôi mong đợi, th́ có nhiều hy vọng, nhà vua sẽ dễ dàng chiếm được phần c̣n lại của lănh thổ ông; nhưng nếu sự ấy không đến, như bao nhiêu điều khác mà chúng tôi mong mỏi, th́ chỉ có Thượng đế mới biết chuyện ǵ sẽ xẩy ra khi nhà vua giáp chiến với quân ngụy. Tôi phó thác chuyện này cho sự cầu nguyện của ông [Létondal] và những người thân. Sau tất cả những ǵ đă vận động, tôi chỉ c̣n biết gửi việc này trong tay Thượng đế”. (Launay, III, t. 210).

 

Lá thư thứ hai này làm sáng tỏ những điều mà ta thấy khó hiểu trong lá thư thứ nhất, nó xác định những điểm:

 

- Vị giám mục về trên độc một chiếc tàu và nó phải đi Phi Luật Tân ngay.

 

- Tất cả triều đ́nh đều lo ngại [v́ thấy Pháp không thực hiện hoà ước].

 

- Chỉ có nhà vua là không lộ vẻ lo lắng ǵ v́ ông tin vào sức mạnh quân đội của ông [lúc đó Nguyễn Ánh đă b́nh định xong miền Nam].

 

- Nhưng dân chúng vẫn c̣n “kinh hoảng”, họ muốn có quân ngoại quốc tới giúp [đó là ư riêng của Bá Đa Lộc].

 

- “Nếu những tàu buôn từ Ile de France và từ Pondichéry đến, như chúng tôi mong đợi” câu này triệt tiêu tất cả những lập luận cho rằng Bá Đa Lộc bỏ tiền ra hoặc quyên tiền mua vũ khí giúp Nguyễn Ánh, bởi v́, nếu ông đă mua được khí giới, th́ ông không phải mong đợi các tàu buôn đến, mà những tàu buôn này bắt buộc phải đến Sài G̣n để giao hàng.

 

- Câu sau lại càng có ư nghiă hơn nữa “nhưng nếu sự ấy không đến, như bao nhiêu điều khác mà chúng tôi mong mỏi”, chứng tỏ “sự các tàu buôn kia ghé Sài G̣n” chỉ là niềm mơ ước của ông như bao nhiêu điều khác. Tại sao?

 

- Tại v́ ông tin rằng, như trong lá thư thứ nhất, những tàu buôn này sẽ “thay thế” cho tàu chiến, nghiă là sẽ đánh lừa được cả dân chúng lẫn quân Tây Sơn: dân chúng thấy tàu ngoại quốc “đến giúp” sẽ lên tinh thần và quân Tây Sơn thấy tàu Tây đến sẽ khiếp sợ! Bá Đa Lộc hoàn toàn tin tưởng ở điều này, bởi v́ mùa thu 1791, khi thấy Quang Trung đă chiếm Lào, và chuẩn bị đánh miền Nam, ông sợ quá định bỏ đi, kéo theo tất cả những người Pháp, trong thư gửi cho Létondal ngày 14/9/1791, Bá Đa Lộc trách Nguyễn Ánh như sau:

 

“… Nhà vua đă không biết lợi dụng cơ hội mà ông ta có được để đánh bại kẻ thù, mà lại để chúng có th́ giờ hoàn hồn và chúng thấy rơ tất cả những đồn đại về việc người Âu đến giúp chỉ là chuyện hăo” (Launay, III, t. 294).

 

- Câu sau chót “Sau tất cả những ǵ đă vận động, tôi chỉ c̣n biết gửi việc này trong tay Thượng đế”, chứng tỏ nỗi thất vọng gần như tuyệt vọng của ông, trong sự “nguyện cầu bàn tay Thượng đế” giúp cho “có các tàu buôn đến Sài G̣n”.

 

Đó là những chứng từ chính tay giám mục Bá Đa Lộc viết ra về việc ông về tay không, không tàu, không khí giới, không lính mộ.

 

Nhưng sử gia Maybon không chấp nhận điều đó và ông quyết “chứng minh” ngược lại rằng  vị giám mục không những đă t́m được các nguồn tài trợ để mua khí giới mà c̣n vận động một chiến dịch các tàu bè ngoại quốc đến cung cấp khí giới cho Nguyễn Ánh nữa!

 

Maybon “chứng minh” Bá Đa Lộc có những nguồn tài trợ để mua khí giới và tàu chiến cho Nguyễn Ánh

 

Maybon không muốn nhắc tới những tài liệu gốc do chính Bá Đa Lộc viết ra, ông dựng nên một “sự thực” khác, qua sách của Faure, mà ông tỏ ư khinh thường, chỉ v́ Faure đưa ra những văn bản không có lợi cho Bá Đa Lộc (sẽ nói đến sau).

 

Để xác định Bá Đa Lộc có “công đầu” trong sự nghiệp của Nguyễn Ánh, ngoài công “cứu tử”, mà chúng tôi đă nói đến ở chương 5, Maybon không ngần ngại dùng tài liệu của Faure và của de Guignes do Faure in lại, để chứng minh rằng Bá Đa Lộc, ngoài ơn cứu tử, c̣n có công cung cấp thuyền tàu và khí giới cho Nguyễn Ánh, và trực tiếp đánh nhau với quân Tây Sơn.

 

Để làm công việc này, sử gia Maybon vẫn dùng thủ pháp cắt xén các tài liệu.

 

Mở đầu đoạn Concours apporté par l’évêque au prétendant (Sự hỗ trợ của vị giám mục cho người chiếm lại ngôi báu), Maybon viết:

 

“… khi mới đến Pondichéry, trong một cuộc căi vă, giám mục đă nói với Conway, trước mặt Saint-Riveul rằng Sau đó, ngày 11/7/1788, viết thư cho ông tướng [Conway] để lập lại việc xin trở lại Nam Hà, ông [Bá Đa Lộc] lại nói: “Nếu ông bằng ḷng cho tôi đi… tôi sẽ cho ông biết những phương tiện của riêng tôi, để làm cho chuyến đi này hữu ích” (Plus tard, le 11 Juillet 1788, écrivant au général pour réitérer sa demande d’être envoyé en Cochinchine, il disait: “Si vous consentez à me laisser partir… je vous ferai part des ressources que j’ai seul pour rendre ce voyage utile). Vị giám mục đă không nói những lời như thế nếu ông không có trước mặt những phương tiện bảo đảm để góp phần vào cuộc viễn chinh” (Maybon, Histoire moderne du pays d’Annam, t. 267).

 

Để độc giả hiểu rơ bối cảnh hơn, chúng tôi xin nhắc lại sơ lược: Khi Bá Đa Lộc đưa hoàng tử Cảnh về tới Pondichéry th́ gặp trở ngại: Conway, toàn quyền Pháp ở đây không chịu xuất quân giúp Nguyễn Ánh, và cuộc tranh chấp tay đôi giữa Bá Đa Lộc và Conway kéo dài nhiều tháng. Những lời Bá Đa Lộc được Maybon trích dẫn trên đây, nằm trong:

 

1/ Cuộc căi vă giữa Bá Đa Lộc và Conway.

 

2/ Lá thư Bá Đa Lộc viết cho Conway.

 

Đại ư: nếu ông không chịu xuất quân, th́ tôi, Bá Đa Lộc, tôi cũng có thể làm được việc này một ḿnh. Nhưng sự thực không phải như vậy.

 

Về câu nói đầu: “một ḿnh tôi, giám mục Adran, tôi cũng có thể làm cuộc cách mạng”, chữ cách mạng (révolution) ở đây không thích hợp, Bá Đa Lộc thường dùng chữ rất chính xác, v́ vậy, chữ này có phải vị giám mục chỉ chuyện “viễn chinh” hay là ông nói một chuyện ǵ khác, mà Maybon nhập nhằng gán vào câu chuyện viễn chinh.

 

Về câu thứ nh́: “Nếu ông bằng ḷng cho tôi đi… tôi sẽ cho ông biết những phương tiện của riêng tôi, để làm cho chuyến đi này hữu ích” th́ hoàn toàn Maybon đă dùng xảo thuật để bịp người đọc không hiểu rơ t́nh thế. Xin giải thích:

 

Khi Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh về tới Pondichéry tháng 5/1788, Conway không chịu xuất quân, v́ ông đă nhận được lệnh của Louis XVI cho ông toàn quyền quyết định: nếu đánh mà thắng ngay th́ mới đánh, c̣n không th́ dẹp vụ này. Chắc Conway đă ḍ thám t́nh h́nh, biết rơ sức mạnh của Quang Trung (đă diệt xong họ Trịnh từ 1787), khó có thể thắng được. Về phần Bá Đa Lộc, đến hè 1788, ông vẫn chưa biết việc cầu viện sẽ bị đ́nh chỉ, mà vẫn tin rằng chỉ bị chậm trễ, v́ Conway chống ông, và ông vẫn viết thư than phiền với nhà cầm quyền Pháp. V́ thế, ông mới xin Conway cho ông về Nam Hà trước, để:

 

1/ Báo cho cho Nguyễn Ánh biết tin: hoàng tử đă về tới nơi an toàn nhưng việc gửi viện quân sẽ bị chậm trễ v́ không thuận gió mùa, phải đợi năm sau.

 

2/ Thuyết phục Nguyễn Ánh sang Pondichéry, để, một mặt, làm áp lực trên Conway, buộc Conway phải quyết định gửi quân và thứ hai, nhờ Nguyễn Ánh dẫn đường cho quân Pháp đổ bộ vào các cửa biển, v́ ông không biết ǵ cả, ông đă bị Conway quần cho một trận sống chết về việc này. Trong thư ngày 20/5/1788 gửi một người (không rơ tên), Bá Đa Lộc than phiền như sau:

 

“Tôi phải cực nhọc lắm mới làm ông Conway quyết định gửi cho vua Nam Hà những tin tức mà chúng tôi muốn, đó là: hoàng tử trở về b́nh an khoẻ mạnh, sự thành công của chuyến đi, lư do khiến cho sự viện trợ của Pháp hoàng không gửi kịp năm nay, và sau cùng, là thời gian và phương tiện sẽ dồn vào để gửi viện trợ cho vua Nam Hà năm tới. Tôi đă đề nghị với ông de Conway, là để tôi thân hành đi, nhưng ông ấy không thuận” (Launay, III, t. 180).

 

Cuối cùng Conway bằng ḷng gửi hai tàu Dryade và Pandour do de Kersaint và de Prévillle điều khiển, về Nam Hà.

 

Trong lá thư viết ngày 11/7/1788, cho Conway, Bá Đa Lộc khẩn khoản xin Conway cho ông về Nam Hà cùng với hai tàu này: “Nếu ông bằng ḷng để tôi đi Nam Hà với những phương tiện và mục đích mà tôi đă hân hạnh đề nghị với ông, tôi sẽ cho ông biết những phương thức, mà chỉ ḿnh tôi mới có, để làm cho chuyến đi này hữu ích” (Si vous consentez à me laisser partir pour la Cochinchine avec les moyens et pour la fin que j’ai eu l’honneur de vous proposer, je vous ferai part alors des ressources que j’ai seul, pour rendre ce voyage utile) (Launay, III, t. 188).

 

Nói cách khác, câu này ngụ ư: nếu ông bằng ḷng cho tôi về Nam Hà, th́ tôi sẽ có cách riêng để thuyết phục Nguyễn Ánh sang Pondichéry, như vậy ông ta sẽ đích thân dẫn quân Pháp đổ bộ vào Việt Nam.

 

Nhưng Maybon đă cắt xén, làm cho nó trở thành: “Nếu ông bằng ḷng cho tôi đi… tôi sẽ cho ông biết những phương tiện của riêng tôi, để làm cho chuyến đi này hữu ích”, để hướng độc giả về việc gửi quân viễn chinh: “nếu ông không gửi quân viễn chinh đi, th́ tôi sẽ có phương tiện riêng tức là tôi có nguồn tài trợ khác để làm việc này”!

 

Tất cả là ở chữ ressourses. Maybon đă lợi dụng sự đa nghiă của chữ này, có nghiă là phương tiện, là nguồn lợi tức, là những phương thức…, và ông đă cắt xén lời thư của Bá Đa Lộc, để ép độc giả hiểu ressourses theo nghiă tiền bạc chi cho cuộc viện chinh; hoàn toàn không có trong bối cảnh của bức thư này. Đó là về mặt văn bản.

 

Về mặt thực tế, Bá Đa Lộc muốn thuyết phục Nguyễn Ánh sang Pondichéry v́ hai lư do: buộc Conway phải thi hành thoả ước và chính Nguyễn Ánh sẽ dẫn đường cho quân Pháp đổ bộ; nhưng Conway tối kỵ việc này, v́ ông đă quyết định: không đánh; cho nên ông đă dặn Kersaint và Préville, thuyền trưởng các tàu Dryade và Pandour, là đi với nhiệm vụ gián điệp thăm ḍ tin tức và vẽ bản đồ bờ biển nước Nam, nếu có gặp Nguyễn Ánh, th́ tuyệt đối không được dẫn về Pondichéry!

 

Nói tóm lại: Lời thư của vị giám mục mà Maybon trích dẫn trên đây, chỉ vào việc ông xin về Nam Hà, không liên quan ǵ đến chuyện tiền bạc chi cho một cuộc viễn chinh.

 

V́ Maybon không t́m được chứng cớ ǵ đáng tin cậy, xác định Bá Đa Lộc có những nguồn tài trợ cho cuộc viễn chinh, cho nên ông phải dùng thủ đoạn cắt xén, lấy hai câu nói của vị giám mục, trong một ngữ cảnh khác, rồi đưa vào đây, làm cho độc giả hiểu lầm rằng Bá Đa Lộc có trong tay các nguồn tài trợ khác, cho nên mới hăng hái tuyên bố: nếu ông không làm, th́ tôi có thể tự làm lấy việc viễn chinh!

 

Maybon tŕnh bày “những nguồn tài trợ” của Bá Đa Lộc

 

Sau khi đă “chứng minh” Bá Đa Lộc có sẵn trong tay các nguồn tài trợ nên mới dám “quả quyết phát biểu cứng rắn” như trên; Maybon kê khai một số “nguồn tài trợ chính” của Bá Đa Lộc như sau:

 

1- Nguồn tài trợ thứ nhất : “những nhà buôn “yêu nước”

 

Maybon xác định những nhà hảo tâm ái quốc [Pháp] ở Ile de France [Ile Maurice] đă bỏ tiền ra giúp Giám mục Bá Đa Lộc bằng chứng cớ sau đây:

 

“Ta có thể đọc trong bản lược tŕnh, do dân cư ở đảo [Ile de France] đệ tŕnh trước quốc hội ngày 2/12/1790, rằng nếu năm 1787, Bộ [Ngoại Giao và Thuỷ Quân] quyết định để cho Ile de France chuẩn bị gửi quân viễn chinh đi Nam Hà; “th́ ta đă t́m được trên đảo này những lính t́nh nguyện, lính Nam phi (Cafres), những hạm đội và đạn dược cho cuộc viễn chinh quan trọng này”. Và các tác giả của bản lược tŕnh này c̣n xác nhận: “Nhiều nhà buôn ái quốc [Pháp] của vùng thuộc địa này, đă tặng cho giám mục Adran tất cả tài sản của họ để giúp ông trong sự thực hiện một dự án sẽ có lợi cho đất nước như thế (Plusieurs négociants patriotes de cette colonie avaient offert à l’évêque d’Adran toutes leurs ressources pour l’aider dans l’exécution d’un projet qui serait devenu si avantageux à la nation)”. Sau đó Maybon kể tên hai người có thế lực và tiền bạc, quen Bá Đa Lộc, sau này sẽ trở thành nghị viên là Charpentier de Cossigny ở Ile de France và Louis Monneron ở Pondichéry (Maybon, sđd, t. 268).

 

Nhận xét về trích đoạn trên đây:

 

- Những người mà Maybon gọi là dân cư (habitants) ở đảo, thực ra chỉ là 24 vị thực dân; v́ dân cư ở đảo (được gọi là indigène) chả có quyền ǵ mà gửi đơn tới Quốc hội Pháp, để khiếu nại việc mất miếng ăn ở nước Nam v́ Louis XVI không thức thời.

 

- Sáu tháng sau khi phá ngục Bastille (14/7/1789) và lật đổ Louis XVI; ngày 2/12/1790, 24 vị thực dân này mới gửi đơn tố cáo Louis XVI bỏ cuộc viễn chinh, trong khi tất cả đă chuẩn bị xong, tức là có đủ lính t́nh nguyện, có cả lính da đen, đủ hạm đội và súng đạn cần thiết, lại có các nhà hảo tâm đă tặng hết tài sản cho giám mục Bá Đa Lộc rồi, thế mà lại “ngu muội” bỏ lỡ một chiến dịch lợi hại cho nước Pháp như thế! Đánh Louis XVI như thế người ta gọi là hồi tố, tức là đánh trở lại một viêc qua rồi, không vinh hiển ǵ; nhưng điểm quan trọng ở đây là câu này: “các nhà hảo tâm đă tặng hết tài sản cho giám mục Bá Đa Lộc rồi”. Câu này thực khả nghi, v́ những lẽ sau đây:

 

1- Ngày 28/11/1787 hiệp ước Versailles được kư kết.

 

2- Ngày 2/12/1787, Louis XVI quyết định hủy bỏ hiệp định Versailles qua lá thư Bộ trưởng Hải quân gửi cho De Conway, gồm hai lệnh, một lệnh phô trương (ostensible): Pháp hoàng giao cho Conway điều khiển cuộc viễn chinh và một lệnh bí mật (secrète): để Conway quyền quyết định ngừng hẳn, hoặc làm chậm trễ chiến dịch này, tùy theo những thông tin mà vị tướng này nhận được về t́nh h́nh, có thể thắng dễ dàng hay không (thư của Bộ trưởng Hải quân gửi De Conway ngày 2/12/1787, Launay, III, t. 197-198).

 

3- Ngày 27/12/1787 Bá Đa Lộc (và hoàng tử Cảnh) rời hải cảng Lorient lên đường về Việt Nam, trên tàu Dryade, không biết ǵ về mật lệnh của vua Pháp.

 

4- Khi tàu đến Ile de France, Bá Đa Lộc phải giấu kín việc viễn chinh (bí mật quân sự) và ông cũng không biết ǵ về mật lệnh Pháp hoàng gửi Conway. Đối với ông mọi việc đang tiến hành tốt đẹp. Vậy không có lư do ǵ, và ông cũng không thể, đi xin tiền các nhà “hảo tâm yêu nước” Pháp và được họ cúng “tất cả tài sản” cho cuộc viễn chinh này (một khi việc này là mật). Lập luận này vừa không có cơ sở vừa tai hại cho danh tiếng Bá Đa Lộc, một người tu hành.

 

5- Ngày 18/5/1788, tàu đến Pondichéry. Trong suốt thời gian ở Pondichéry, sở dĩ phải tranh chấp, đấu đá với de Conway, v́ Bá Đa Lộc vẫn không biết việc Pháp Hoàng đă cho Conway mật lệnh. V́ vậy Conway đưa ông ra “bộ tư lệnh” để hỏi “khẩu cung” về việc đánh như thế nào, đổ bộ ở đâu, và ông không trả lời được, do đó mới có việc ông xin về VN trước để thuyết phục Nguyễn Ánh đích thân sang Pondichéry (Faure, Bá Đa Lộc, chương 13). Qua tất cả những việc này, Bá Đa Lộc vẫn “hồn nhiên” tin là v́ Conway xấu bụng, cho nên trong thư từ trao đổi với Montmorin và các bộ trưởng hải quân kế tiếp, ông tố cáo sự ngoan cố của Conway và ông vẫn tin tưởng là ḿnh nắm chắc phần thắng (Faure, Bá Đa Lộc, chương 14). Đến phút chót, khi Bá Đa Lộc nhận được lá thư của La Luzerne, bộ trưởng Hải quân, viết ngày 16/4/1789, ở Versailles, ông mới biết rơ quyết định này đến từ chính phủ Pháp: “Cuộc viễn chinh này không thể thực hiện được. Tôi cho phép bá tước de Conway cấp cho ông phương tiện để về Pháp, nếu ông muốn như thế”. (Cette expédition ne pouvait avoir lieu. J’autorisais M. le comte de Conway à vous fournir les moyens de revenir en France, si vous préfériez ce parti) (Launay, III, t. 199). Bá Đa Lộc chỉ biết tin này khoảng hơn hai tuần trước khi ông về VN (ngày 15/6/1789, Bá Đa Lộc lên tàu Méduse và ngày 14/7/1789 về tới Vũng Tàu).

 

Lệnh thư được viết ngày 16/4/1789 ở Versailles, tức là ba tháng sau khi Quang Trung đại phá quân Thanh, là một quyết định sáng suốt và hoàn toàn có cơ sở; và sớm lắm là hơn một tháng sau, Bá Đa Lộc ở Ấn Độ mới nhận được, tức là vào khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6/1789.

 

V́ không thông thạo t́nh h́nh hoặc v́ quá chủ quan, nên Ba Đa Lộc, trong thời gian tranh chấp với Conway, từ tháng 5/1788 đến tháng 6/1789, vẫn tin là cuối cùng ḿnh sẽ thắng. Điều này chứng tỏ Bá không có kinh nghiệm về chính trị và quân sự. Chính báo cáo “láo” của ông với vua Pháp về t́nh h́nh thảm hại của quân Tây Sơn, về sự chiếm Đà Nẵng và Qui Nhơn dễ như trở bàn tay, đă làm hại ông. Tháng giêng 1789, Quang Trung đă phá tan 200.000 quân Thanh, trong hoàn cảnh này, nếu quân Pháp đổ bộ với 3, 4 chiếc tàu và chưa đầy 1500 lính, th́ có nguy cơ bị nuốt chửng. Mật thám của Conway (hay của Bộ Quốc pḥng Pháp) không thể không biết rơ điều đó.

 

Kết luận: Bá Đa Lộc không thể xin các nhà hảo tâm ở Ile de France bỏ tiền ra giúp cuộc viễn chinh, v́ cho đến phút chót, trước khi lên tàu ở Pondichéry về Việt Nam, ông mới biết lệnh băi bỏ của chính phủ Pháp.

 

Đó là lư do khiến cho cái cớ Maybon đưa ra về sự Bá Đa Lộc được các nhà hảo tâm ái quốc ở Ile de France cúng cho tất cả tài sản của họ là không thể chấp nhận được.

 

Sau nguồn tài trợ của “các nhà hảo tâm yêu nước”, Maybon đưa ra nguồn tài trợ thứ nh́: kho tàng của Nguyễn Ánh.

 

2- Nguồn tài trợ thứ nh́: Kho tàng của Nguyễn Ánh

 

Rồi dường như chính sử gia Maybon cũng không tin lắm ở “nguồn tài trợ của những nhà hảo tâm yêu nước”, nên ông không ngần ngại kê khai tiếp những “nguồn tài trợ” khác, ông viết:

 

“Một nguồn [tài trợ] chắc chắn nữa, mà giám mục Adran có thể trông cậy được là kho tàng của chính Nguyễn Ánh và [sự kiện] nhà vua có thể vay mượn được. Rất có thể nhà vua mua được khí giới và thuê tàu, hoặc bằng cách đổi hàng hoá hay trả bằng tiền, hoặc hứa hẹn sẽ trả sau. V́ vậy, ta thấy trong Thực Lục lệnh mua mỗi năm một trăm ngh́n livre đường ở những nhà sản xuất Việt, thực phẩm này dùng để đổi lấy vũ khí do người Pháp cung cấp (Maybon, t. 268-269).

 

Maybon muốn nhắc đến câu này trong Thực Lục: lệnh mua đường cát vào tháng 11-12/1789, Thực Lục ghi: “Sai dinh Trấn Biên đặt mua đường cát, mỗi năm 10 vạn cân làm hạn, cứ số đường 100 cân th́ phát trước tiền công cho 10 quan. Đến ngày nộp đường cho nhà nước th́ theo giá chợ mà cấp thêm, để sẵn mà đổi cho người Tây Dương lấy đồ binh khí.” (Thực Lục, I. t. 253).

 

Thực không khỏi sững sờ khi đọc những hàng này: sử gia Maybon, v́ túng tài liệu chứng minh Bá Đa Lộc bỏ tiền ra giúp Nguyễn Ánh, đă phải mượn tạm “kho tàng” của Nguyễn Ánh để làm “nguồn tài trợ” cho Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh!

 

Chuyện kho tàng này, ông chép của Ste-Croix, chính ông cho in lại trong La Relation Bissachère: “Người ta quả quyết rằng nhà vua có nhiều kho tàng lớn lao, chôn giấu nhiều vàng thoi” (Ste- Croix, La Relation Bissachère, t. 94).

 

Về việc vua sai mua đường tích trữ để đổi súng đạn th́ Thực Lục, việc tháng 11 năm Kỷ Dậu (11-12/1789) chép như sau: “Sai dinh Trấn Biên mua đường cát, mỗi năm 10 vạn cân, để sẵn, đổi cho người Tây Dương lấy đồ binh khí”. (Thực Lục, I, t. 253).

 

Sử gia Maybon đưa chuyện này vào “danh sách” các nguồn tài trợ của Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh th́ thực là cùng quẫn quá!

 

Maybon “chứng minh” Bá Đa Lộc nhờ những nguồn tài trợ mà đạt những thành tựu

 

Sau khi kê khai đầy đủ các “nguồn tài trợ” của Bá Đa Lộc, Maybon kể đến những “thành tựu” của Bá Đa Lộc, từ trang 269 đến trang 279, ông hoàn toàn phỏng theo chương 17 của Faure mà không đề xuất xứ, hoặc đề thoáng qua. Bản thân Faure lại dựa vào “thông tin” của de Guignes; khi đến tay Maybon, sẽ thành như thế này:

 

“Dù từ nguồn tài trợ nào đi chăng nữa, th́ sự vận động của đức giám mục đă có hiệu quả trông thấy từ năm 1788. Tàu Dryade, đi từ Pondichéry ngày 15/8 cùng với tàu Pandour, dừng ở Poulo-Condor cho Paul Nghị xuống với vài người An Nam, cũng để lại 1000 khẩu súng trường mua cho Nguyễn Ánh (theo ông Faure, t. 199). Vào tháng 12, cùng thời gian tàu Dryade đậu ở Macao (từ 13 đến 29), “vị đại lư (agent) của vua [Pháp] ở Quảng Đông, ông de Guignes, con trai nhà Đông phương học nổi tiếng, viết cho ông Bộ trưởng [ngoại giao], quy định sự thành công của Nguyễn Ánh là “nhờ nhiều tàu ông ta đă mua”… Sau đó, vẫn ông agent này gửi cho ông bộ trưởng những thông tin chi tiết hơn: “Những người Bồ ở Macao, thuận theo gió mùa, gửi tám chín tàu lớn nhỏ khác nhau cho Nam Hà… những tàu này chở hàng hoá và súng đạn. Hai hải hạm từ Ile de France, chở súng và những thứ cần thiết cho vua vùng này, cũng ghé bến; tàu lớn Garonne… cũng ghé qua Nam Hà và ở lại đó mấy ngày… C̣n tàu kia, có lẽ là Robuste, có lẽ đă ở lại Vũng Tàu… người ta biết rằng tàu Garonne khi đi sang Xiêm đă bán hai trong số đại bác của tàu cho những ông quan An Nam đến đây… Nhiều tàu khác cũng ghé đến Vũng Tàu trong tháng 6 và 7; đó là, h́nh như, tàu Moyse và Capitaine Cook…Tàu St-Esprit, do Jean-Marie Dayot. .. cũng đi cùng tới Phi Luật Tân để mua súng ống lương thực, rồi từ đó sang Macao nơi Dayot phải mua hai tàu Bồ để đưa về Vũng Tàu. Trong năm 1790, Dayot cũng lại được gửi một lần nữa đi Phi Luật Tân với hai tàu mà anh có nhiệm vụ sửa chữa, và anh cũng được lệnh mua lưu huỳnh… (Maybon, t. 269-270).

 

Sử gia c̣n tiếp tục viết thêm nhiều trang kê khai những loại “thành tựu” như thế của Bá Đá Lộc! Tóm lại, với những “h́nh như”, “có thể”, “nghe nói”… Maybon đă đưa tên tất cả những tàu bè có thể ghé Nam Hà, có thể chở súng đạn, có thể bán cho Nguyễn Ánh… vào danh sách “công lao” của Bá Đa Lộc.

 

Đoạn văn này Maybon tóm tắt chương 17 của Faure (Bá Đa Lộc, t. 193- 210). Cả hai tác giả đều muốn nói rằng: tất cả những tàu Pháp (và tàu Bồ) nào ghé qua Nam Hà, cũng chở khí giới cho Nguyễn Ánh và cũng do công của Bá Đa Lộc “vận động” họ đến giúp Nguyễn Ánh dựng nghiệp, hoặc chở khí giới bán cho Nguyễn Ánh!

 

Maybon chép Faure, nhưng không nói rơ tác giả. Faure lại dựa vào những tin tức của de Guignes và Ste-Croix, và chúng ta đă biết giá trị của loại thông tin này trong các chương trước. Maybon chép Faure nhưng làm như ḿnh lấy tin ở một nguồn khác, đáng tin cậy hơn, ông viết: “vị đại lư của vua ở Quảng Đông, ông de Guignes, con trai nhà Đông phương học nổi tiếng, viết cho ông Bộ trưởng…”

 

Vẫn là agent de Guignes đấy, người đă được Faure thăng lên hàng lănh sự, ở đây được Maybon đưa lên làm agent du roi tức là đại lư của vua. Nhưng một đại lư của vua viết báo cáo thường xuyên về bộ ngoại giao, theo chỗ chúng tôi biết, vẫn chỉ là gián điệp.

 

Maybon thấy điạ vị đại lư của vua vẫn chưa đủ cao, nên ông c̣n thêm vào con trai nhà Đông phương học nổi tiếng, chúng ta không biết là ai và cũng chả cần biết; chỉ biết là những “thông tin” của agent du roi, đúng hay sai, cũng không thể dùng để chứng minh rằng Đức Giám Mục Bá Đa Lộc, đă có quyền sai khiến những tàu Pháp và Bồ, có dịch vụ trên Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương, phải chở khí giới, lương thực đến Việt Nam giúp Nguyễn Ánh!

 

Sau cùng, khi Maybon viết câu này: “Tàu Dryade, đi từ Pondichéry ngày 15/8 cùng với tàu Pandour, dừng ở Poulo-Condor cho Paul Nghị xuống với vài người An Nam, cũng để lại 1000 khẩu súng trường mua cho Nguyễn Ánh” (theo ông Faure, t. 199). Và Faure chép báo cáo của de Guignes. Th́ xin nhắc sử gia rằng: Hai tàu này chính là tàu Conway gửi đi do thám t́nh h́nh Việt Nam, đă nói ở trên, nếu có chở 1000 khẩu súng trường mua cho Nguyễn Ánh, th́ phải là súng của Hồ Văn Nghị mua cho Nguyễn Ánh; ông Nghị là người đă cứu Nguyễn Ánh thoát khỏi tay Nguyễn Huệ năm 1777; và nhà vua thường sai ông đi những nhiệm vụ bí mật, lần này, ông mua súng của Pháp đem về; chứ giám mục Bá Đa Lộc, không thể qua mắt Conway, gửi súng lậu trái phép về cho vua Nam Hà, trên tàu của de Conway.

 

Maybon “chứng minh” Bá Đa Lộc đem tàu và khí giới về giúp Nguyễn Ánh

 

Bất chấp những điều giám mục Bá Đa Lộc viết trong hai thư tháng 7/1789, đă dẫn ở trên, rằng giám mục về tay không, trên độc một tiểu hạm (frégate Méduse) và nó lại phải đi Phi Luật Tân ngay, Maybon “viết lại lịch sử” như sau:

 

“Chính tàu Méduse, dưới sự điều khiển của hải quân đại tá Rosily, đă đưa giám mục Adran và hoàng tử Cảnh về Nam Hà (tháng 6-7 1789) h́nh như đă góp phần vào việc tiếp tế cho nghiă quân của Nguyễn Ánh.

 

Trong chuyến đi, chiếc tiểu hạm này (frégate), h́nh như có hai tàu hộ tống – Renouard de Ste-Croix xác định rơ là hai chiến hạm dẫn đường (corvette). Chaigneau, đă sống với những người chứng kiến việc này, 30 năm sau viết: “Vị chủ giáo trung thành từ Pháp trở về không có quân theo, nhưng ở Ấn Độ, ông đă quyết định cho hai tàu Pháp theo ông để trợ giúp những toan tính của ông. Chính với một nhóm người can đảm đếm trên đầu ngón tay này mà ông đă đến tŕnh diện chủ của ông [nhà vua]”. (Maybon, t. 271-272).

 

Và ở cuối trang 271, note số 4, trang 271, ông viết:

 

“Hầu hết các tác giả đều nói về điều này [hai tàu hộ tống], lời lẽ khác nhau chút ít, chủ yếu là Louvet và Bouillevaux; Louvet nói rằng: “Giám mục Adran trang bị hai tàu buôn, ông mua vũ khí và đạn dược và đổ bộ lên Nam Hà trong những tuần lễ đầu tiên năm 1789. Bá tước de Conway, mặc dầu chống đối, cũng không thể từ chối không cấp cho giám mục một chiến hạm, để chở vị giám mục và đoàn tuỳ tùng” (Louvet, sđd, t. 427-428), c̣n về Bouillevaux, ông nói rằng: “Ông (Conway) dường như đă cho hộ tống vị chủ giáo và hai tàu buôn bằng tàu nhà nước Méduse (Bouillevaux, sđd, t. 393, note 1). Thông tin này chắc lấy ở Văn khố Hội Thừa sai Ngoại quốc” (Maybon, note 4, t. 271).

 

Đó là lối làm việc của sử gia Maybon, được Cadière khen là “sự sử dụng văn bản một cách khôn khéo và uyên bác nhất”, tức là bác bỏ văn bản gốc của Bá Đa Lộc để dùng những thông tin vô căn cứ của Ste-Croix, của Chaigneau (năm 1789 chưa đến Việt Nam) và nhất là lời bịa đặt hoàn toàn của giáo sĩ Louvet: “Giám mục Bá Đa Lộc, mua vũ khí đạn dược và đổ bộ lên Nam Hà đầu tháng giêng năm 1789!”. Riêng giáo sĩ Bouillevaux, nhờ hai chữ dường như, được hưởng trường hợp giảm khinh. Nhưng sử gia Maybon, người dùng những “thông tin” này c̣n nhấn mạnh rằng: thông tin này chắc lấy ở Văn khố Hội thừa sai ngoại quốc, là đă phạm tội dùng tên Hội thừa sai để bảo trợ cho những nguồn tin thất thiệt.

 

Maybon “chứng minh” Công ty Pháp Ấn tiếp viện cho Nguyễn Ánh

 

Sau khi “chứng minh” Bá Đa Lộc “đem tàu và khí giới về giúp Nguyễn Ánh”, Maybon dùng “nguồn tin” của de Guignes để viết tiếp:

 

“Tàu Méduse ghé bến Vũng Tàu từ 24/7 đến 4/8 [1789], và để lại đấy hai tàu mà nó đi kèm; sau đó nó dừng lại ở Phi Luật Tân (từ 4/9 đến 13/12) rồi từ đó đi Macao “để lấy những lương thực mà tôi [de Guignes] đă dự trữ sẵn cho nó” de Guignes nói như thế. Công ty Ấn Độ ở Quảng Đông có lẽ cũng quan tâm tới t́nh trạng của ông hoàng đang chiếm lại ngai vàng và góp phần vào công tŕnh của vị giám mục. Thực vậy, M. Lavoué viết ngày 10/10/1790 từ Chantaboun: “H́nh như Công ty [Pháp Ấn] đảm nhận việc tiếp tế cho nhà vua để giúp ông lấy lại ngai vàng”.

 

Tàu Méduse, khi rời Macao, lại quay về Vũng Tàu, ngày 27/1/1790; đỗ ở đấy gần ba tuần lễ (tới 17/2) và sự cập bến lâu như vậy có thể giải thích là để dỡ hàng, một thứ vật liệu ǵ quan trọng. Ghi chú thêm rằng, Théodore Lebrun, khi đến Macao đă bỏ tàu, lại thấy có mặt ở Nam Hà giữa năm 1790 và cuối năm này, những hạm đội Âu châu, khá đông, tụ tập ở sông Sài G̣n. Chính M. Lavoué, đă nói điều này trong lá thư vừa dẫn ở trên: “quần chúng đồn rằng hiện giờ trước thành phố này có đến 14, 15 chiến hạm” và ông [Lavoué] c̣n nói thêm: “nếu điều đó đúng, th́ h́nh như Công ty Pháp Ấn đă gửi viện binh cho nhà vua”. Vẫn vị giáo sĩ này, viết ở chỗ khác rằng: “những chiến hạm này của Pháp và Bồ Đào Nha”, v.v. (Maybon, sđd, t. 272-273).

 

Vẫn với những h́nh như, có thể… Maybon móc nối những sự kiện không liên hệ với nhau, rồi suy diễn ra, như việc tàu Méduse ghé Macao lấy “lương thực mà de Guignes dự trữ sẵn”, để ngầm hỏi [lương thực này viện trợ cho vua Nam Hà chăng?], rồi việc Lavoué viết: Công ty Pháp Ấn “h́nh như” cũng tiếp tế cho vua Nam Hà; đến việc tàu Méduse quay lại Vũng Tàu đỗ gần ba tuần [chắc để dỡ hàng quan trọng?], việc Le Brun đến Nam Hà giữa năm 1790, việc có nhiều tàu Âu châu tụ họp ở Sài G̣n, v.v. để “chứng minh”: tất cả những chuyến tàu này là để “tiếp tế” cho vua Nam Hà. Và ông kết luận:

 

“Trong sự thiếu vắng – dễ hiểu – những thông tin chính xác và đầy đủ chi tiết, ta đành phải ước lược liệt kê, trong khoảng những năm 1789, 1790, 1791, một số lớn những dấu hiệu cho thấy có một chuyển động đáng kể nhiều tàu giữa Ile de France và biển Đông, mà mục đích hiển nhiên là để tiếp tế cho Nguyễn Ánh” (Maybon, t. 273).

 

Thực lạ lùng khi thấy một “lập luận” như vậy. Sau khi đă dùng những “nguồn tài trợ tưởng tượng” và “kho tàng của Nguyễn Ánh” để “mua vũ khí tiếp tế” cho Nguyễn Ánh, bây giờ Maybon lại dùng bản kê khai tên những tàu Pháp hoạt động trong vùng Ấn Độ Dương và biển đông trong thời gian 1785-1790, của Faure để “chứng minh” rằng có nhiều chuyển động của tàu Pháp từ Ile de France tới biển Đông, với mục đích tiếp tế cho Nguyễn Ánh!

 

Maybon “chứng minh” Bá Đa Lộc đánh nhau với quân Tây Sơn ở Diên Khánh

 

Một điểm khá lư thú nữa là việc sử gia Maybon “chứng minh” Đức Giám Mục Bá Đa Lộc đă trực tiếp tham chiến. Điểm này không phải ông “khám phá” ra mà ông chỉ diễn lại ư của Faure, kèm theo “nhân chứng” và “biện luận”.

 

Maybon viết: “Ông [Bá Đa Lộc] đă đích thân tham dự vào những trận đánh. Người ta thấy ông, năm 1794, tháp tùng hoàng tử Cảnh ra Nha Trang và đánh nhau với quân nguỵ, năm 1797, đă lên hạm đội của Nguyễn Ánh…” (Maybon, t. 280).

 

Để chứng minh cho điều này, trong note số 1, trang 280, Maybon đưa ra tài liệu sau đây:

 

Lời của Le Labousse: “trên tường thành Diên Khánh người ta đă gắn “một số đại bác bằng gỗ sơn để dọa kẻ thù”. Câu này do Cadière thuật lại trong Les documents relatifs… t. 34, note 1), rằng: “Trong một thư của M. Le Labousse ngày 12/7/1796, có nói trên tường thành Diên Khánh, người ta đặt một số “đại bác bằng gỗ sơn” mà Giám Mục Adran đă cho đặt ở đó để làm cho kẻ thù sợ. C̣n súng thật, cũng ở đó, nhưng theo lời khuyên của giám mục Adran, không dùng”.

 

Câu này thật là kỳ dị: Bá Đa Lộc đặt súng giả để cho Tây Sơn sợ, c̣n súng thật th́ không cho dùng. Chúng tôi t́m lại lá thư này của Le Labousse, th́ không thấy ở đâu in lại cả: Launay in hai lá thư khác của Le Labousse viết cùng ngày, không hề có câu này. Tại sao Cadière không in toàn bộ lá thư ấy trong tập Les documents relatifs à l’époque de Gia Long (Tài liệu liên quan đến thời Gia Long) của ông, mà chỉ “thuật” lại một câu trong chú thích như thế?

 

Kỳ lạ nhất là Maybon dùng câu ấy để “chứng minh” giám mục Bá Đa Lộc thực sự điều khiển trực tiếp việc giữ thành Diên Khánh!

 

Nhưng điều lạ hơn nữa là Tạ Chí Đại Trường vẫn như thường lệ, chép lại sử gia thuộc điạ và thêm thắt vào: “Ngày 2-5 đă có bộ binh Hưng và 50 voi vào B́nh Khang vây kín ba mặt thành Diên Khánh. Bên trong chống giữ là Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh, với lời dặn ḍ của Nguyễn Ánh lúc ra đi nhắc nhở sự quan trọng của ngôi thành: “Ta đêm ngày hao ṃn, từng phải cay đắng mới được chút đất này đó”.

 

Bẩy ngàn quân bên trong chống với 40.000 quân bên ngoài. Trên thành, Bá Đa Lộc cho đặt thêm nhiều đại bác giả làm nghi binh. Quân Diệu ở ngoài bắn đại bác vào không hiệu quả mới đắp lũy đất vây quanh” (Lịch sử nội chiến Việt Nam, t. 279).

 

Ta đă kinh ngạc khi thấy học giả Cadière đưa ra một lời thư “dớ dẩn” bảo của linh mục Le Labousse viết rằng: giám mục Bá Đa Lộc sai đặt đại bác giả, c̣n đại bác thật không cho dùng.

 

Lại càng kinh ngạc hơn khi thấy sử gia Maybon chép lại ư này và dùng làm chứng, cho sự “đức giám mục chỉ huy trận đánh”.

 

Nhưng đến Tạ Chí Đại Trường th́ ngoài sức tưởng tượng: Gia Long giao thành Diên Khánh cho một ông thầy tu và một đứa nhỏ 13 tuổi chống với Trần Quang Diệu. Và quân Trần Quang Diệu bắn vào đại bác giả mà “không hiệu quả” đành phải xây thành đất vây quanh!

 

Khi viết những ḍng hồ đồ trên, Maybon, Cadière và những người khác, không biết hoặc cố ư lờ đi lá thư của giáo sĩ Lavoué gửi cho quản thủ Letondal ở Macao, bác bỏ tất cả những luận điệu cho rằng giám mục Bá Đa Lộc đă đánh trận:

 

“Đức ông [Bá Đa Lộc] có đánh nhau không? Đức ông có dám hành động trái với lệnh Đức Thánh Cha [Giáo hoàng] không? Những kẻ biết rơ Đức ông không thể nào chấp nhận đó là điều tin được và họ có lư. Không, Đức giám mục Adran không đánh nhau ǵ hết. Nhà vua đă khẩn khoản nài nỉ Đức ông tháp tùng hoàng tử ra Nha Trang, vùng mới chiếm được, để giữ thành. Hoàng thượng nói thêm: “Nếu ngươi không đi với nó, th́ nó sẽ quên những điều ngươi dạy và chắc chắn sẽ hư hỏng cả. Ta gửi nó đi bởi v́ ta biết tên nó sẽ tạo sự kính nể, bắt buộc tất cả các quan phải can đảm, thà chịu chết chứ không bỏ nó. Nếu không có nó, th́ bọn bầy tôi của ta sẽ bỏ chạy ngay khi nghe tin quân Tây Sơn đến”. (Thư của M. Lavoué gửi M. Létondal, ngày 27/4/1795, Launay, III, t. 286-287).

 

Việc vua sai Đông cung đi trấn thành Diên Khánh nằm trong thông lệ của nhà Nguyễn có từ thời các chúa ngày trước: chuẩn bị cho người nối ngôi có kinh nghiệm chiến đấu và cai trị, v́ vậy, các chúa thường cho thế tử làm trấn thủ Quảng Nam, trước khi lên kế vị. Như trường hợp chúa Hiền Nguyễn Phước Tần (1648-1687) khi c̣n là Dũng Lễ Hầu, đă chiến thắng quân Hoà Lan, năm 1644, ở vịnh Đà Nẵng. Gia Long tiếp tục truyền thồng này, bắt Đông cung Cảnh đi trấn Diên Khánh ở tuổi 13, và khi đi đánh Quy Nhơn năm 1800, dẫn Minh Mạng lúc ấy mới 9 tuổi đi theo.

 

Về thành Diên Khánh: vua sai Đông cung Cảnh trấn Diên Khánh hai lần:

 

1- Lần đầu, từ tháng 12/1793 đến tháng 8/1794, Cảnh mới 13 tuổi.

 

2- Tháng 11-12/1798 vua sai Đông cung, 18 tuổi, làm tướng, thống lĩnh tướng sĩ dinh Tả quân và vệ tiền quân Thần Sách, đến giữ Diên Khánh, lần thứ nh́. Có Bá Đa Lộc, Tống Viết Phước và Nguyễn Công Thái, hậu thuẫn. Tống Viết Phước tính nóng, lúc giận, sỉ nhục Bá Đa Lộc, bị gọi về Gia Định quở phạt. Từ tháng 11-12/1798 đến tháng 5/1799, mặt trận Diên Khánh yên tĩnh, áp lực dồn về Quy Nhơn. Cuối cùng, Vơ Tánh hạ được Quy Nhơn. Tống Viết Phước tử trận. Bá Đa Lộc mất ở Quy Nhơn ngày 9/10/1799 sau ba tháng bị bệnh dịch tả.

 

Mặt trận Diên Khánh, phần quyết liệt, xảy ra khi Đông cung trấn thủ Diên Khánh lần đầu (từ tháng 12/1793 đến tháng 8/1794) cùng Bá Đa Lộc, Trịnh Hoài Đức, Ngô Ṭng Châu và các tướng: Phạm Văn Nhân (Phó tướng tả quân), Tống Phước Đạm (Giám quân trung dinh), Mạc Văn Tô, Nguyễn Đức Thành. Tháng 2/1794, Chưởng dinh Nguyễn Huỳnh Đức, xin ở lại Diên Khánh giúp Đông cung. Nguyễn Vương c̣n sai Nguyễn Văn Khiêm, phó Vệ uư vệ túc trực quân Thần Sách đến Diên Khánh pḥ Đông cung (Thực Lục, I, t. 302, 305). Như vậy, Cảnh, 13 tuổi, trấn Diên Khánh, vị trí địa đầu, với một bộ tổng tư lệnh quân đội gồm ba đại tướng: Phạm Văn Nhân, Tống Phước Đạm, Nguyễn Huỳnh Đức và hai đại thần là thầy dạy học Trịnh Hoài Đức, Ngô Ṭng Châu, cùng với sư phó Bá Đa Lộc. Đến khi vua quyết định thân chinh cứu Diên Khánh, mới gọi Nguyễn Huỳnh Đức về trấn Gia Định.

 

Trong số các đại tướng ở lại trong thành Diên Khánh với Đông cung, có Phạm Văn Nhân là thầy dạy về binh bị, và Tống Phước Đạm là một vị tướng lăo thành, mưu lược, họ ngoại của Đông cung (chính ông đă dâng chiến lược cho vua bỏ Xiêm La, trở lại chiếm Nam Hà, khi anh em Tây Sơn bất hoà, và làm kế phản gián, chia rẽ Phạm Văn Tham và Nguyễn Lữ, năm 1787). Thực Lục ghi công tướng Tống Phước Đạm giúp Đông cung đắc lực trong việc giữ thành Diên Khánh (Thực Lục, I, t. 314).

 

Ngoại trừ Cadière, các tác giả thực dân khi viết về giai đoạn này, thường “không thèm biết” đến toàn bộ lực lượng đại binh của Nguyễn Vương, coi như không có, tôn Bá Đa Lộc lên làm đại nguyên soái, chỉ huy, giữ thành Diên Khánh, với những “chứng cớ” khôi hài, đi ngược lại với lá thư của linh mục Lavoué ngày 27/4/1795, xác định vị giám mục không hề tham dự vào cuộc chiến.

 

Maybon tổng kết công lao của Bá Đa Lộc

 

Sau khi đă hoàn thành xong toàn bộ “lập luận” về công lao của Bá Đa Lộc và các sĩ quan Pháp. Maybon “tổng kết” công trạng này bằng những hàng sau đây:

 

“Vai tṛ của nhóm người can đảm đếm trên đầu ngón tay này, trong sự thiếu vắng thông tin mong đợi, không thể xác định được một cách chi tiết. Nhưng không thể chối căi được rằng họ đă góp phần lớn lao vào chiến thắng của Nguyễn Ánh. Ấy là chưa kể đến phần của họ trong những trận đánh quan trọng như trận tiêu diệt hạm đội của Tây Sơn năm 1792 và những trận dẫn đến chiến thắng Huế năm 1801. Người ta không khỏi khâm phục công tŕnh kiến tạo mà họ đă thực hiện trong những điều kiện không mấy thuận lợi: họ đă xây dựng một nền hải quân theo lối Tây phương và thành lập đội ngũ thủy binh; họ đă huấn luyện quân đội, họ đă đưa kỷ luật vào quân đội, thành lập những cấp chỉ huy; họ đă đúc đại bác, dạy cho người An Nam cách dùng trái phá, họ đă tạo ra đội ngũ pháo binh lưu động mà sự di chuyển đă khiến quân Tây Sơn khiếp viá; họ đă xây dựng những thành đài” (Maybon, sđd, t. 279).

 

Những ḍng ca tụng “công trạng” của những “sĩ quan” Pháp này hoàn toàn chép lại Ste-Croix và Faure mà chúng tôi đă tŕnh bày trong các chương trước. Không có ǵ của Maybon cả, cho nên chúng ta không cần bận tâm phân tích và phê b́nh. Vả lại việc đưa vài người lính Pháp, binh nhất, binh nh́, gần như vô học, viết chữ Pháp chưa thạo, lên địa vị hàng đầu, đă thành lập và chỉ huy toàn bộ quân đội và xây dựng các thành tŕ của Gia Long và nước Việt Nam như thế; những “chứng từ” như thế khiến cho giới nghiên cứu đứng đắn không khỏi e ngại về tŕnh độ học thuật và lương tri trí thức của giới nghiên cứu thuộc điạ.

 

Cuối cùng chúng ta thử đọc những hàng Maybon viết về công lao của Bá Đa Lộc:

 

“Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, những người góp phần hữu hiệu nhất vào cuộc chinh phục ngai vàng, Olivier, Dayot, Vannier, Chaigneau, đă chỉ hành động dưới sự thúc đẩy và dưới sự điều khiển của ông [Bá Đa Lộc]; ông đă lập hội đồng [chỉ huy] quy tụ họ, để giải quyết những vấn đế quân sự và t́m giải pháp cho các vần đề được giao phó. Ngoài ra, ông c̣n dịch sang tiếng Nam, người ta thường kể như thế, những tác phẩm về thuật chiến đấu và ông làm cách nào để uốn nắn đầu óc nhà vua khiến cho ông ta có đủ khả năng để hiểu điểm cốt yếu trong những phương pháp Tây phương. Sau cùng, ông đích thân dự vào những trận đánh. Người ta thấy năm 1794 ông đi kèm hoàng tử Cảnh ra Nha Trang và ông chiến đấu chống quân nguỵ; năm 1797, ông ở trên hạm đội của Nguyễn Ánh; năm 1799…” (Maybon, sđd, t. 279-280).

 

Sau khi tiếp tục kể công trạng của Bá Đa Lộc cả trang nữa, ông liệt kê những nhược điểm của Nguyễn Ánh: “tính uể oải bẩm sinh”, “ luẩn quẩn, do dự”, “thích an nhàn”, “thoả măn với việc trị v́ Sài G̣n”, “sợ hiểm nguy của việc tấn công”, v.v. may nhờ đức giám mục cảnh giác, kiên tŕ theo đuổi “mục đích đă vạch sẵn là đưa ông hoàng trở lại ngai vàng của tiền nhân”. (Maybon, sđd, t. 281-282). Và sau cùng ông vẽ chân dung tổng quát của Bá Đa Lộc như sau:

 

“Pigneau không chỉ thỏa măn với vai tṛ lănh đạo, ông c̣n quan tâm đến cả những chi tiết; ta đă biết lá thư của Nguyễn Ánh viết cho Louis XVI, rơ ràng Giám Mục là người cổ xuư, nếu không muốn nói là người viết lá thư này; c̣n những trường hợp khác, dường như lại rơ ràng ông làm cố vấn khôn khéo cho mối liên hệ với đại diện các nước Âu châu trong biển Ấn Độ và Trung Hoa, với những chính quyền Macao, Phi Luật Tân, Bengale; từ thư gửi vua Anh đến vua Đan Mạch cũng mang dấu ấn thiên tài của ông.

 

Làm một thứ Bộ trưởng chiến tranh kiêm bộ trưởng ngoại giao của nhà vua và trong tất cả mọi trường hợp, là bạn và là người hết ḷng che chở, khôn khéo, cứng rắn, đó là vai tṛ của vị chủ giáo trứ danh bên cạnh nhà vua, là người đă dẫn dắt ông ta tới ngai vàng một nước hùng mạnh nhất miền đông bán đảo Hoa Ấn”. (Maybon, t. 283).

 

Đoạn này, cũng vẫn không phải của ông, sử gia Maybon vẫn chép lại Faure. Nhưng nếu Faure chỉ tung ra những xác định vô bằng như: “Đức giám mục Bá Đa Lộc trực tiếp thương lượng với các cường quốc bên ngoài, tổ chức các hạm đội và quân đội, lănh đạo hoặc chỉ huy những đoàn quân lớn”, “trong những hội đồng chiến tranh” đức cha luôn luôn ngồi cạnh và ngang hàng với vua”. “Đức giám mục… cho Dayot làm tư lệnh hải quân với chức vụ hải quân đại tá”. “Olivier là Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội dưới quyền điều khiển của Đức Cha.” (Faure, Bá Đa Lộc, Chương 18), v.v. th́ Faure chưa dám nói rằng: Bá Đa Lộc viết cả thư từ cho vua Gia Long nữa. Nhưng Maybon dám làm việc đó; trước tiên, ông đặt câu hỏi: không biết vị giám mục làm cách nào để uốn nắn đầu óc nhà vua khiến cho ông ta có đủ khả năng để hiểu điểm cốt yếu trong những phương pháp Tây phương?”, một câu hỏi xúc phạm tột điểm, rồi sau đó ông xác định: chính vị giám mục đă viết thư cho Gia Long, nhất là bức thư gửi cho vua Louis XVI, cám ơn về việc đă hủy bỏ viện binh.

 

Nếu vị sử gia trứ danh đọc kỹ tài liệu th́ ông đă không thể viết những hàng hoàn toàn biạ đặt như thế:

 

Thư của Bá Đa Lộc viết cho Conway, từ Virampatnam ngày 18/3/1789, có câu:

 

“V́ sự hiểu nhầm về nơi hẹn, nên cha Paul [Hồ Văn Nghị] giáo sĩ người Việt, đă không kịp đưa cho hiệp sĩ de Kersaint, thuyền trưởng tàu Dryade, những gói đồ mà nhà vua gửi cho tôi, gồm có:

 

1- Một thư cám ơn của nhà vua gửi cho vua Pháp.

 

2- Một lá thư khác gửi cho hoàng tử con ông ở đây.

 

v.v.” (Launay, t. 195)

 

Lá thư này Bá Đa Lộc viết ngày 18/3/1789, khi c̣n ở Ấn Độ, bốn tháng sau ông mới về tới Việt Nam (đến Vũng Tàu ngày 14/7/1789), và ông đă nói đến lá thư vua Gia Long viết cám ơn Pháp hoàng. Vậy có thể nào “thiên tài” Bá Đa Lộc “viết thư hộ” vua Gia Long, khi ông c̣n ở trên đất Ấn Độ hay không?

 

Chưa kể Gia Long thông thạo t́nh h́nh hơn Bá Đa Lộc, có thể ông biết tin Pháp không gửi viện binh trước Bá Đa Lộc, nhưng đó là chuyện khác, sẽ t́m hiểu sau.

 

Lá thư này được de Guignes dịch sang tiếng Pháp, đề ngày 7/4/1789. (Launay, III, t. 204), (trang 205, Launay c̣n in lá thư dịch đề ngày 31/1/1789, chúng tôi sẽ nói đến sau).

 

Những “chứng từ” như thế, với lối suy diễn như thế, làm cho người đọc hiểu rơ phong cách của tác giả Histoire moderne du pays d’Annam, đoạt học vị tiến sĩ và tác phẩm này được Cadière đánh giá là kiệt xuất. Dường như đó là thực chất của nội dung “giáo hoá” dân Việt.

 

Thụy Khuê

 

Nguồn: http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-sat-cong-trang-cua-nhung-nguoi-phap-giup-vua-gia-long-16/

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long

Chương 15: Học giả Cadière và tập san Đô Thành Hiếu Cổ

 

 

Léopold Cadière

 

Linh mục Léopold Cadière, chủ bút tập san Đô Thành Hiếu Cổ Bulletin des Amis du Vieux Huế (BAVH), là một trong những học giả Pháp nổi bật nhất trong giới nghiên cứu lịch sử và văn hoá Việt đầu thế kỷ XX tại Hà Nội. Những công tŕnh nghiên cứu của ông như: Le mur de Đồng Hới (Luỹ Đồng Hới) in trong tập san Trường Viễn Đông Bác Cổ Bulletin de l’École Française d’Extrême Orient (BEFEO), số 6, 1906, (t. 87-254), hoặc Le quartier des Arènes – Jean de la Croix et les premiers Jésuites (Khu vực Hổ Quyền – Jean de la Croix và những linh mục ḍng Tên đầu tiên), BAVH, 1924, IV, (t. 307-332), đă góp phần xây dựng nên tên tuổi và uy tín của ông và sự kính trọng của người Việt đối với tập san Đô Thành Hiếu Cổ, qua những bài nghiên cứu về Huế và những ǵ liên quan đến cố đô, trong quá tŕnh văn hoá và lịch sử.

 

Về đề tài những người Pháp đến giúp Gia Long, Cadière bắt đầu bằng tập tài liệu Les documents relatifs à l’époque de Gia Long (Tài liệu liên quan đến thời Gia Long) in trên BEFEO, số 12, 1912. Đây là tập tài liệu gốc, có giá trị, gồm một số thư từ của các thừa sai và lính Pháp viết trong thời kỳ này, do ông sưu tập.

 

Từ 1917 đến 1926, học giả Cadière bắt đầu cho đăng trên tập san Đô Thành Hiếu Cổ (BAVH) loạt bài Les français au service de Gia Long (Những người Pháp giúp Gia Long) chủ yếu do ông viết, thêm vài bài của Cosserat và Salles.

 

Cùng năm 1917, H. Cosserat, đại diện thương mại, viết bài: Notes biographiques sur les français au service de Gia Long (Ghi chú tiểu sử những người Pháp giúp Gia Long), BAVH, 1917, III, t. 165-206), cũng là một bài nghiên cứu nghiêm túc, tuy thiếu sót, về tiểu sử những người lính Pháp mà ông sưu tầm được. Cosserat gạt bỏ những điểm bịa đặt hoặc tôn sùng thái quá của Faure, chỉ giữ lại những điều có thể tin được.

 

André Salles, thanh tra thuộc địa về hưu, cho in trên BAVH, 1923, I, một hồ sơ đầy đủ về Jean-Baptiste Chaigneau và gia đ́nh do chính ông sưu tầm qua con cháu Chaigenau. André Salles là người đă theo dơi hoạt động của Phan Văn Trường tại Pháp và t́m cách triệt hạ nhóm “Người An Nam Yêu Nước” mà chúng tôi đă có dịp nói đến khá nhiều trong cuốn Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc. Ngoài ra Salles c̣n sưu tầm về Philippe Vannier (BAVH, 1935, II) và Laurent Barisy (BAVH, 1939, III) do Cosserat cho in và tŕnh bày, sau khi ông mất.

 

Năm 1926, Cadière đưa ra một tập tài liệu gốc, trong loạt bài Les français au service de Gia Long, tựa đề Leur correspondance (Thư từ), gồm 31 lá thư của những quân nhân Pháp, in trong BAVH, 1926, IV, cả cuốn. Chính những lá thư này đă giúp chúng ta xác định tŕnh độ học vấn của những người lính Pháp, được tôn lên làm kỹ sư, kiến trúc sư.

 

Ngoài ra c̣n phải kể đến những bài nghiên cứu giá trị của các tác giả khác, liên quan đến triều đại Gia Long, như bài của Sogny, chánh mật thám (Chef de la Sureté de l’Annam) tựa đề: Les associés de gauche et de droite au culte du Thế Miếu (Bài vị tả hữu ở Thế miếu) (BAVH, 1914, II), dịch những bài vị các đại tướng và đại thần, thờ trong Thế Miếu. Bài của Vơ Tá Liêm, trước là Tá Lư sau là Thượng Thư Bộ Binh, tựa đề Capitale de Thuận Hoá (Kinh đô Thuận Hoá) (BAVH, 1916, III), viết về lịch sử xây dựng kinh đô Huế mà Gia Long là tác giả. Bài của Colonel Ardant du Pisq: Les fortifications de la citadelle de Huế (Kinh thành Huế) (BAVH, 1924, III) xác định lại một lần nữa Thành Huế do vua Gia Long thực hiện. Và BAVH, 1933, I, cả cuốn, dành cho đề tài La citadele de Huế (Thành Huế) BAVH, do Cosserat chủ biên và viết bài giới thiệu, lại xác định lại một lần nữa chính vua Gia Long chủ tŕ việc xây thành Huế.

 

Qua những loạt bài này, chúng ta có thể rút ra hai nhận xét sau đây:

 

1- Tập san Đô Thành Hiếu Cổ, do Cadière chủ trương, đă có một cố gắng lớn, t́m lại dấu vết của những lính Pháp đă đến Việt Nam cuối thế kỷ XVIII. Bên cạnh vị học giả, c̣n có André Salles, thanh tra thuộc địa, sau khi về hưu, t́m đến hậu duệ của Chaigneau và Vannier ở Pháp, để có những giấy tờ liên quan đến tổ tiên và con cháu của họ. Salles, dù có những suy diễn một chiều, vẫn cung cấp được những chứng từ đáng tin cậy; không phải là thứ “tài liệu dựng đứng” như Bissachère, Ste-Croix hay những xác quyết vô căn cứ của Faure…

 

2- Đi đôi với loạt bài của Cadière và Salles, c̣n có những bài nghiên cứu đứng đắn đi ngược với chủ trương bóp méo lịch sử, thí dụ, về kinh thành Huế, ngoài bài của Vơ Tá Liêm, c̣n có các bài của Ardant du Pisq, Cosserat… bác bỏ luận điệu cho rằng người Pháp có bất cứ một công trạng ǵ, trong việc xây thành Huế.

 

Chúng tôi ghi lại tên tất cả những bài viết về vấn đề Gia Long trên tập san Đô Thành Hiếu Cổ trong phần Phụ Lục 1, dưới đây.

 

Học giả Cadière

 

Học giả Cadière tập trung vào lối viết của một nhà nghiên cứu, trong ba bài đầu tiên của loạt Les français au service de Gia Long (Những người Pháp giúp Gia Long), bài đầu tiên, ông t́m lại dấu vết những người Pháp này trên đất Huế, với việc nghiên cứu và xác định vị trí dinh cơ của Chaigneau; bài thứ hai t́m lại ngôi mộ của de Forcant, bài thứ ba, ông sưu tầm, dịch và chú giải những chỉ dụ sai phái, văn bằng, vua ban cho họ, với một chủ đích sâu xa: nâng họ lên điạ vị quư tộc, hiểu theo nghiă Tây phương, xứng đáng với vai tṛ “khai quốc” đối với nhà Nguyễn. Cadière muốn “chứng minh” rằng chính vua Gia Long đă nhận thấy công lao rất lớn của họ, đă trọng thưởng và đưa họ lên địa vị cao cấp trong hàng ngũ quư tộc.

 

Trong số những người này, Chaigneau, được con cháu c̣n giữ nhiều tư liệu nhất và André Salles, cựu thanh tra thuộc địa, đă xuống Lorient, nơi Chaigneau và Vannier cư ngụ khi trở về Pháp, t́m lại được. Ngoài ra Michel Đức, con trai Chaigneau, cũng viết cuốn Souvenirs de Huế, (Paris 1867), 47 năm sau khi về Pháp, với ư định vinh thăng cha, làm đẹp quá khứ, nhưng trí nhớ có nhiều sai lầm. Nhờ những tư liệu phụ trợ như vậy và chính bản thân vị học giả cũng sao lục được nhiều thư từ của quân nhân Pháp và các giáo sĩ liên quan đến thời đại này, cho nên cách đóng góp của ông, ở khiá cạnh tập hợp tư liệu, là đáng quư. Cadière đă t́m lại vị trí dinh cơ cũ của Chaigneau ở Huế, với một độ chính xác đáng trân trọng.

 

Trở lại với bài thứ ba trong loạt bài Les français au service de Gia Long, Cadière dịch và chú giải chức vụ, của những người Pháp này, người đầu tiên là Bá Đa Lộc.

 

Điểm lư thú là vị học giả chỉ ra nguồn gốc tên vị giám mục ghi trong Thực Lục là Bách-Đa-Lộc (có thể đọc là Bá) và ông giải thích như sau:

 

“Chúng ta thấy ở đây tên của Giám mục Adran viết sang chữ Hán. Ba chữ được dùng, bằng từ Hán Việt là Bách-Đa-Lộc, đọc sang tiếng Tàu là Pe-to-lou, những chữ này được người Tàu dùng để phiên âm chữ Pierre, dưới dạng La tinh là Pétrus, đọc là Petrous, hoặc dưới dạng Bồ Đào Nha là Pedro [...] Vậy đức Giám mục Adran được người Việt gọi dưới tên rửa tội, là Pierre. Trong nhà ḍng ngoài Bắc, tên Pierre được gọi là Phê-rô, trong Nam gọi là Vê-rô [...] Nhưng Vê-rô là tiếng b́nh dân, không đủ sang trọng, không thể viết trong văn bản chính thức, thường dùng chữ Hán, cho nên người ta dùng từ Bách-Đa-Lộc” (Cadière: Les français au service de Gia Long: III- Leurs noms, titres et appelation annamites (Những người Pháp giúp Gia Long, tên, chức vụ và tên Việt), BAVH, 1920, I, t. 138).

 

Và trong phần giải thích và dịch những tên gọi đức giám mục, học giả Cadière cũng là người giải thích rơ nhất: “Chữ Grand Maitre mà người ta dùng để gọi đức giám mục, tiếng Việt là Thầy Cả, “Maitre Grand”. Ngày nay [đầu thế kỷ XX] chữ này dùng để gọi những thầy tu; nhưng có lẽ Gia Long và triều đ́nh dùng để gọi đức giám mục, khi nói chuyện với ông, vua gọi ông là “Maitre”, chắc tiếng Việt là: Thầy” (Bđd, t. 142-143).

 

Về những người lính Pháp, Cadière cũng dịch các chức vụ của họ, nhưng có một số vấn đề, chúng tôi xin tóm lược như sau:

 

Họ đều là lính, binh nh́, binh nhất, đào ngũ, nhưng khi đầu quân cho Gia Long, th́ do họ khai man hay v́ một lư do nào khác, họ được nhận văn bằng cai đội (thất phẩm hay bát phẩm) ngày 29/6/1790, tức là được cai quản khoảng 40-50 người lính; đó là trường hợp của Vannier, Dayot, Barisy, Isle-Sellé, Lebrun, Despiaux, Guillon, Guilloux, được Louvet t́m thấy văn bằng.

 

Riêng Olivier de Puymanel, đầu quân trước và có lập công trong ngành pháo binh, nên tháng 7-8/1792 được thăng từ Cai đội lên Vệ Uư (ṭng tam phẩm) ban trực tuyển phong hậu vệ Thần sách (TL, I, t. 286). Tháng 6/1795 Puymanel bỏ đi Macao rồi lại trở về, làm một số nhiệm vụ khác cho vua, và mất năm 1799, ở Malacca. Vannier, Chaigneau và de Forcant, đến tháng 7/1801, mới được lên Cai cơ (tứ phẩm) và tháng 6/1802, được thăng Chưởng cơ (ṭng nhị phẩm). Đó là ba người ở lại trong quân đội và có chức cao nhất. De Forcant mất năm 1811, c̣n Chaigneau và Vannier đều lấy vợ Việt, có nhiều con và ở lại, được hưởng phú quư, Gia Long cấp cho 50 lính thuỷ hầu cận, nhưng ông cũng thận trọng, không cho họ cầm quân và cũng không cho thuyền hiệu để cai quản. Đó là những người làm việc lâu nhất cho Gia Long.

 

Khi Cadière, dịch tước vị của các quân nhân này sang tiếng Pháp, th́ có vấn đề: Thí dụ: Văn bằng cai đội của họ, được Louvet sưu tầm và in trong cuốn La Cochinchine Religieuse, Pièces justificatives (Chứng từ) (t. 532- 565), cùng với một số tư liệu khác, từ năm 1885. Những bản trong sách của Louvet, dịch sang tiếng Pháp, nhưng vẫn để nguyên chức vụ tiếng Việt, ví dụ văn bằng của Dayot ghi: Khâm sai cai đội quản chiến tàu nhị chích trí lược hầu; của Vannier ghi: Cai đội chấn thanh hầu, v.v.

 

Như trên đă nói, v́ khai man là sĩ quan trong quân đội Pháp, nên họ được vua cho chức tương đương Cai đội là ngạch chót trong ngành quan vơ, tức là hàng thất phẩm (về sau có thêm bát phẩm, cửu phẩm). Nếu t́m một từ tương đương trong tiếng Pháp để dịch văn bằng của họ, th́ có lẽ nên dùng chữ Chevalier. Nhưng Cadière lại dịch là Marquis (ông trực dịch chữ hầu, trong Trí lược hầu, Chấn thanh hầu…), Marquis de Trí Lược hay Marquis au Jugement rempli de Prudence.

 

Vần đề đặt ra ở đây là ư nghiă các tước này của Pháp và Việt hoàn toàn khác nhau. Phía Pháp là thứ tự quư tộc: duc, marquis, comte, vicomte, baron, chevalier; ta dịch là công, hầu, bá, tử, nam, hiệp sĩ. Phiá Việt cũng có những chữ công, hầu… nhưng không dùng trong nghiă như thế, v́ Việt không có quư tộc theo nghiă của Pháp, c̣n trật tự quan lại Việt xếp theo phẩm: nhất, nhị, tam, tứ… cửu phẩm.

 

Do đó, khi Cadière dịch tước vị của những Cai đội này thành Marquis, th́ ông đă gây hiểu lầm: Người Pháp hiểu Marquis (Hầu tước) là hàng quư tộc cao quư hạng nh́ sau Duc (Công tước), nếu so sánh với ta là hàng nhị phẩm quan vơ, tức chưởng dinh, thống chế, đề đốc…

 

Chúng tôi không nghĩ là ông cố ư khi dịch như vậy, và ông dịch như vậy cũng không phải là sai. Tuy nhiên sự sử dụng tước Marquis này sau đó, của ông và nhiều người khác trong suốt loạt bài Les français au service de Gia Long, và cả những bài khác, những văn bằng, những chỉ dụ, sai phái, trong có ghi chút chức tước, đều được dịch đi dịch lại, in đi, in lại, viết đi, viết lại, một cách kiêu hănh và thích thú, quá mức b́nh thường, trải dài trên nhiều số tập san Đô Thành Hiếu Cổ; đại để như thay v́ viết Vơ Tánh, chúng ta cứ ngâm nga dài dài: khâm sai chưởng Hậu quân, B́nh Tây tham thặng đại tướng quân, Dực vận công thần, đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, thượng trụ quốc, thái uư, quốc công, tên thụy là Trung Liệt.

 

Tóm lại công việc của học giả Cadière, là xây dựng một nền móng cao quư, sang trọng cho Bá Đa Lộc và những người Pháp này, qua tước vị, dinh cơ, di cảo, h́nh ảnh, trang phục, văn bằng, bài vị, v.v. nhất là Chaigneau, Vannier, hai người đă sống ở Huế lâu nhất trong suốt thời kỳ Gia Long trị v́, sang những năm đầu Minh Mạng. Công việc của Cadière và Salles, có tính cách nghiên cứu hơn là tuyên truyền như Maybon, đi vào chiều sâu hơn và có tác động kín đáo sâu sắc hơn. Đó là bộ mặt thứ nhất của học giả Cadière.

 

Học giả Cadière và bài diễn văn đọc trước Thống Chế Joffre

 

Linh mục Cadière c̣n một bộ mặt thứ nh́, lộ rơ trong một bài viết ngắn, cô đọng, tŕnh bày rơ ràng và đầy đủ quan điểm của ông; đó là bài diễn văn chào đón thống chế Joffre, được in dưới cái tên rất khiêm nhường là “Notes sur le corps du génie annamite” (Ghi chú về công binh Việt Nam), trong tập san Đô Thành Hiếu Cổ (BAVH, 1921, t. 283-288). Nếu ta không để ư th́ có thể bỏ qua dễ dàng v́ cái tựa “Notes sur le corps du génie annamite” không ồn ào này. Tuy nhiên, đây là bài tuyên ngôn vô cùng quan trọng, nó phản ảnh lập trường của ông và qua đó là lập trường của tập san Đô Thành Hiếu Cổ, về mục đích mà tập san này quy định.

 

Bài diễn văn đọc trước Thống Chế Joffre, nhân dịp ông sang Đông Dương và lại thăm hội Đô Thành Hiếu Cổ ngày 3/1/1922.

 

Joffre, xuất thân trường Polytechnique, sĩ quan công binh, chuyên về chiến lũy, được gửi đến Bắc Kỳ năm 1885. Lập chiến công đầu tiên năm 1887, khi c̣n là đại úy công binh, dưới quyền đại tá Brissard, trong cuộc tấn công chiến lũy Ba Đ́nh của Đinh Công Tráng (1842-1887). Ba Đ́nh (Thanh Hoá) là một trong những căn cứ quan trọng nhất của quân Cần Vương, có luỹ tre kiên cố và hào cắm chông bao bọc. Thành đất, rộng 400m, dài 1200m, cao 3m, chân rộng từ 8 đến 10m. Mặt thành đặt các rọ tre chứa đất nhào rơm, để các khe hở làm lỗ châu mai đặt súng chiến đấu. Trong thành có hệ thống hào để vận chuyển lương thực và khí giới. Hoàn toàn làm theo mẫu đồn luỹ của ta, khác hẳn đồn lũy Tây phương.

 

Năm 1914, Joffre thắng trận La Marne, cứu Paris, trở thành anh hùng của Pháp trong đại chiến thứ nhất. Joffre khởi hành cuộc viễn du thế giới, từ Pháp tháng 11/1921, đi Hoa Kỳ trước, đến Việt Nam ngày 1/1/1922, trước khi vào Hà Nội, có ghé Ba Đ́nh là nơi ông đă lập chiến công.

 

Bài diễn văn đăng trên tập san Đô Thành Hiếu Cổ (1921, t. 283-288) và Thống Chế Joffre lại thăm hội Đô Thành Hiếu Cổ ngày 3/1/1922; vậy có lẽ bài này đă được đăng trước khi đọc, trừ khi tập san BAVH số 1921, ra vào năm 1922.

 

Lịch tŕnh loạt bài nghiên cứu về những người Pháp – bắt đầu trên tập san BAVH năm 1917, với bài của Cadière và chấm dứt năm 1939, với di cảo của Salles – kéo dài 22 năm. Năm 1921, là năm Cadière đưa ra những nét lớn của hoạt động này và bài diễn văn của ông đọc trước Thống Chế Joffre có thể coi là bài “tổng quan”, xác định những nét chính và giới thiệu những đề tài, những mục đích của một công tŕnh nghiên cứu dài hơi do nhiều người đóng góp.

 

Bài diễn văn có mục đích xác định công trạng những người Pháp giúp Nguyễn Ánh khôi phục lại ngai vàng, đặc biệt trong địa hạt công binh, đồn luỹ mà thống chế là một ngôi sao sáng. Cadière vinh thăng Puymenel, như một anh hùng công binh, ngầm ư so sánh Puymanel với thống chế Joffre. V́ sự quan trọng đó mà chúng tôi dịch toàn bài và cho in nguyên văn tiếng Pháp trong phần phụ lục 2. Phần in đậm là do chúng tôi.

 

Bài diễn văn của Cadière đọc trước Thống Chế Joffre

 

Kính thưa Thống Chế,

 

Khi được thành lập tháng 11/1913, Hội của chúng tôi đă đặt mục tiêu nghiên cứu quá khứ Kinh đô nước Nam, và t́m hiểu tất cả kỷ niệm của người người Âu cũng như người bản xứ về Huế.

 

Trong số kỷ niệm này, những ǵ đáng quư nhất đối với người Pháp chúng ta, là những kỷ niệm nhắc nhở tới những vị sĩ quan Pháp đă đến đây vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, cứu nguy Gia Long và đă giúp ông hoàng này lấy lại được vương quốc.

 

Hôm nay chúng tôi góp nhặt được một số tài liệu, chứng tỏ ảnh hưởng của những người Pháp, những bậc tiền bối của chúng ta, ở triều đ́nh An Nam. Ảnh hưởng này là điều không thể chối căi được. Một trong những người bạn đồng song của chúng tôi, ông Maybon, đă tóm tắt ảnh hưởng ấy qua những hàng sau đây:

 

“Không thể chối căi được rằng họ đă góp phần rộng lớn vào chiến thắng của Gia Long. Chưa nói đến sự đóng góp của họ vào những chiến công quan trọng, như việc tiêu diệt hạm đội Tây Sơn năm 1792, và những cuộc hành quân khác dẫn đến chiến thắng Huế, năm 1801, mà ta không thể không khâm phục óc tổ chức của họ trong những điều kiện không mấy thuận lợi: họ đă xây dựng một ngành hải quân theo lối Tây phương, thành lập các thủy thủ đoàn; huấn luyện quân lính, đưa kỷ luật vào quân đội, thành lập cấp chỉ huy; đúc đại bác, dạy cho người Việt cách dùng trái phá, lập đội pháo binh dă chiến mà sự lưu động khiến quân Tây Sơn khiếp sợ; họ đă xây dựng các thành đài” (Maybon, Histoire moderne du pays d’Annam, t. 279).

 

Thưa Thống Chế, tóm lại, họ đă làm cho nước Nam những điều mà thống chế đă làm cho nước Pháp chúng ta, trong những năm dài đầu chiến tranh, ở đây, cũng như ở Pháp, chiến thắng đă đến để đền công cho bao cố gắng nhọc nhằn.

 

Ảnh hưởng này được thể hiện trên nhiều phương diện. Cá nhân, trực tiếp hoặc gián tiếp. Ở đây tôi chỉ xin ghi lại khía cạnh đặc biệt mà vị tướng lănh công binh như ngài lưu tâm, tôi muốn nói đến sự pḥng thủ các đồn luỹ.

 

Trước hết, chúng ta thử xem những người đă tạo ra cái ảnh hưởng này. May mắn nhờ sự khám phá của một trong những cộng sự viên nhiệt thành nhất và có kiến thức nhất của chúng tôi, ông A. Salles, cựu thanh tra thuộc địa, đă cho phép tôi được tŕnh ngài đọc trước, chân dung của ba người vinh hiển nhất đă giúp Gia Long: J.B. Chaigneau, Ph. Vannier, và Jean-Marie Dayot. Những chân dung này, mới được ông Salles t́m thấy trong gia đ́nh của các vị sĩ quan này, sẽ được tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ cho in cùng với nhiều tư liệu khác về gia đ́nh của những người Pháp đến giúp Gia Long.

 

Như tôi đă nói, ảnh hưởng của những người Pháp trên triều đ́nh An Nam là cá nhân và trực tiếp.

 

Trước hết là sự huấn luyện kỹ thuật, và điều lạ lùng là do một vị giám mục – đúng là ông đă làm bá chủ giai đoạn này, bằng hành động, bằng thiên tài, bằng đạo đức cũng như bằng ḷng yêu nước [Pháp] ngời sáng của ông – đức giám mục Bá Đa Lộc đă giữ vai tṛ khởi thuỷ. Một tác giả đương thời nói: “Ông dịch cho học tṛ ông – tức là Gia Long – nhiều tác phẩm tiếng Pháp sang tiếng Nam (Cochinchinois) chủ yếu là những sách chiến lược và sách xây thành luỹ. Ông dịch [đúng] đến nỗi người có học và có khả năng nhất của nước này là nhà vua cũng phải chịu” (Relation de Bissachère, Introduction của Ste-Croix, do Maybon in, trang 91). Chính Dayot đă bảo cho Renouard de Sainte-Croix biết những thông tin này. Độ hai mươi năm sau đó, năm 1819, Vannier và Chaigneau cũng cho một người du lịch Anh đến Huế biết rằng: “[Giám mục Bá Đa Lộc] dịch sang tiếng nước này [chữ Nôm] những mục từ ích lợi nhất của Bách khoa toàn thư và soạn trong thổ âm này [chữ Nôm] nhiều bản hiệp ước cho Hoàng đế sử dụng”. (Trích Annales maritimes et Coloniales, Biên niên hàng hải và thuộc địa, 1823, tome 2, page 578).

 

Công trạng của giám mục Bá Đa Lộc có lẽ giới hạn ở đó: Ông cung cấp những sách nền móng cho sự nghiên cứu. Tất cả những lư giải kỹ thuật phải dành cho các chuyên viên: Chaigneau, Vannier, nói được tiếng Việt, nhưng nhất là Olivier.

 

Thưa Thống Chế, chúng tôi mong muốn được tŕnh ngài bộ sưu tập những tác phẩm liên quan đến nghệ thuật xây dựng và bảo vệ thành tŕ đồn luỹ, do giám mục Bá Đa Lộc dịch sang chữ Nôm. Có lẽ một ngày nào đó, ta sẽ t́m lại được trong văn khố Hoàng cung hay của các Bộ. Ngày hôm nay, chúng tôi chỉ có thể tŕnh ngài một kiểu mẫu được giữ trong Nội-Các, đó là “Đồ thị quân sự (bao gồm) tất cả các bộ phận chính của một thành đồn, với tất cả các khẩu súng đại bác (để pḥng thủ và tiến thủ) của một chiến lũy do J.E. Duhamel, kỹ sư của Vua, năm 1773, dựng theo kỹ thuật xây dựng của Thống Chế Vauban”. Bản đồ này ghi bằng chữ Hán, thỉnh thoảng có vài chữ nôm, tên các bộ phận được vẽ. Thực hiếm, Thư viện quốc gia không có. Nó là một trong những cẩm nang dùng để đào tạo nên Gia Long; là một trong những cẩm nang này mà một giáo sĩ thời đó, ông Le Labousse đă viết: “Gia Long có trong cung nhiều sách Pháp viết về việc xây dựng đồn lũy, v.v. Ông ta lật từng trang để xem các đồ bản và t́m cách bắt chước” (Nouvelles lettres édifiantes, Tome III, trang 187). Một trong những cẩm nang này đă dùng để thiết lập đội ngũ kỹ sư An Nam mà chúng tôi sẽ nói tới. Tất cả các thành luỹ ở Bắc kỳ và ở nước Nam đều xây dựng theo những h́nh vẽ và những bài bố trên đồ thị đồ này.

 

Thêm vào công việc giáo dục binh bị, c̣n có giáo dục xây dựng. Chính Olivier de Puymanel, là một trong những người đầu tiên đến Nam Hà, năm 1788, lúc đó chưa đầy 20 tuổi, nhưng đă “kết hợp nhiều giá trị với hoạt động thành một kiến thức hoàn hảo về việc xây chiến luỹ và thuật dụng binh”, trên b́nh diện này Olivier giữ vị trí hàng đầu. “Ông được thăng chức cao nhất là Kỹ sư trưởng các Công binh xưởng” (Relation Bissachère, Introduction, trang 82). Chức vụ của ông tiếng Việt gọi là Vệ Uư, dịch là “Colonel”, trong nhóm quân Thần Sách, tức pháo binh và công binh. Theo chính sử biên niên đời Gia Long, ông bắt đầu xây thành Gia Định tháng 3-4 năm 1790. Thành h́nh bát giác, tường bằng đá Biên Hoà, trổ tám cửa, cao 6 mét (Đại Nam Thực Lục đệ nhứt kỷ, quyển IV, trang 31). Có lẽ ông được Le Brun một người Pháp giúp. “Quả là có một bản đồ thành Sài G̣n do đại tá Olivier vẽ. Rút nhỏ bản đồ lớn do kỹ sư Le Brun vẽ theo lệnh Vua nước Nam”. (Schreiner, Abrégé de l’Histoire d’Annam, page 104, note 1.) Rủi thay chúng tôi không có bản đồ này trong thư viện.

 

Khoảng 1793, “Nhà vua mượn Ô. Olivier, sĩ quan Pháp, xây cho ông một thành phố theo kiểu Tây phương ở một trong những vùng mới chiếm được. Thành phố này vừa xây xong th́ bốn mươi ngàn ngụy quân đă đột kích trèo lên nhưng vô hiệu”. (Documents relatifs à l’époque de Gia Long, par L. Cadière, pp. 31-34). Vị giáo sĩ cho chúng ta thông tin này cũng bị vây hăm trong thành, cùng với giám mục Bá Đa Lộc tháp tùng hoàng tử Cảnh, lúc đó thống lĩnh quan quân. Ông cho biết thành bị hăm trong 24 ngày vào khoảng cuối tháng tư 1794, và quân địch bắn hơn chín trăm sáu mươi quả pháo đại bác. Chín trăm sáu mươi phát đại bác trong 24 ngày! Thưa Thống chế, đó là cuộc chiến [của người] quân tử, tuyên chiến trước khi nhất tề xạ kích (guerre en dentelles), nếu so sánh với những trận mưa trái phá mà Thống Chế đă nhận được [trong đệ nhất thế chiến].

 

Tôi xin kể thêm một đoạn nữa của một tác giả đương thời nói về công trạng của viên sĩ quan công binh 20 tuổi này đối với triều Nguyễn: “Ô. Olivier củng cố đồn lũy bằng những chiến hào tốt có trang bị đại bác điều khiển theo lối Tây phương, cách đánh nhau rất mới này đă làm cho quân Tây Sơn sợ hăi, thua chạy, mỗi lần gặp quân nhà vua v́ họ không thể nào chịu được hoả lực vượt trội do ông Olivier điều khiển, nên họ thường bị dụ vào những hào hố và bị chận lại, bởi dân tộc này không có ư niệm ǵ.” (Relation de Bissachère, trang 83).

 

Những công tŕnh của [Olivier] người đồng bào chúng ta, có c̣n tồn tại không? Than ôi! Tôi sợ rằng tất cả đều đă biến mất.

 

Thành Sài G̣n, là cái chắc: Bác sĩ Finlayson trong phái đoàn Crawfurd của Anh đến Sài G̣n năm 1822 cho biết: “Thành đă được xây cách đây ít năm, theo lối Tây phương. Thành, có một bờ lũy xiên đúng kiểu, một cái hào đầy nước, một tường thành cao, chế ngự vùng lân cận. Thành h́nh vuông, mỗi cạnh dài khoảng nửa dặm. Nhưng xây chưa xong, người ta chưa đục lỗ để súng và cũng chưa đặt súng đại bác trên tường. Đường [hào] ngoằn ngèo quá ngắn, cửa chính toạ trên trục thẳng; các cửa đều đẹp và trang trí theo kiểu Tàu” (Voyage de Bengal à Siam et à la Cochinchine, dans bibliothèque universelle des voyages, 1835, p.337).

 

Cái thành c̣n dang dở này, h́nh vuông, không phải là thành đài h́nh bát giác do Olivier xây. Hơn nữa, trong khi Lê Văn Khôi khởi loạn, ở cả miền Nam, năm 1833-34 Minh Mạng bắt buộc phải tấn công thành Sài G̣n. Ông ta đă phá nó? Dù sao chăng nữa th́ Hội điển, quyển 209, xếp việc xây thành ở Sài G̣n vào năm 1836. Hay chỉ là một sự trùng tu. Tất cả đều đă bị phá sau khi Pháp chiếm.

 

Tôi không biết nếu ở Nha Trang có c̣n dấu tích thành do Olivier xây. Hội điển ghi năm 1814, Gia Long thứ 13, xây thành Khánh Hoà [Hội điển, quyển 209]. Đó là một thành xây lại ở chỗ khác, hay là cũng ở nguyên chỗ thành cũ đă phá đi, tôi thiếu tài liệu về việc này.

 

Theo Hội điển [quyển 209] các thành tŕ rải rác hiện nay trên nước Nam, xây từ khi Gia Long lên ngôi, trải dài từ 1804 đến 1844, gồm có:

 

Thời Gia Long:

 

Thanh Hoá, thưa Thống Chế, là nơi ngài đă rạng danh, được xây năm 1804.

 

Huế, 1805.

 

Quảng Ngăi và Hải Dương, 1807.

 

Thái Nguyên và Vĩnh Long 1813.

 

Khánh Hoà, 1814.

 

B́nh Định, 1817.

 

Thời Minh Mạng:

 

Hưng Hoá, 1821.

 

Sơn Tây, 1822.

 

Quảng B́nh và Ninh B́nh, 1823.

 

Bắc Ninh và Cao Bằng, 1824.

 

Định Tường, 1824.

 

Quảng Yên, 1827.

 

Nghệ An, 1831.

 

Hưng Yên, 1832.

 

Nam Định, Hà Tĩnh và Quảng Nam, 1833.

 

An Giang (Châu Đốc), Hà Tiên và Lạng Sơn, 1834.

 

Hà Nội, 1835.

 

Gia Định (Sài G̣n), 1836.

 

Phú Yên, B́nh Thuận và Quảng Trị, 1837.

 

Biên Hoà, 1838.

 

Sau cùng, thời Thiệu Trị:

 

Tuyên Quang, 1844.

 

Tôi [Cadière] tin rằng chúng ta có thể xác quyết, mặc dù không có một tài liệu chính xác nào minh định, rằng những thành tŕ xây dựng dưới thời Gia Long, nhất là kinh thành Huế, đều làm dưới sự chỉ đạo tối cao của các sĩ quan Pháp lúc đó đang c̣n giúp Gia Long như Chaigneau, Vannier, và de Forsant. Nhưng họ đă được đội ngũ công binh người An Nam trợ giúp, đội ngũ này do chính họ hoặc do Olivier đào tạo. Hiện nay chúng ta biết rất ít thông tin về đội ngũ này, nhưng chắc văn khố của Bộ Chiến Tranh hay Bộ Công Chánh c̣n giữ những tư liệu quan trọng, chính đội ngũ này đă xây tất cả các thành tŕ dưới thời Minh Mạng và Thiệu Trị. Nếu ngày nào có một chuyên viên nghiên cứu về việc này th́ thực là bổ ích, tại chỗ và trên các đồ thị, công tŕnh của đội ngũ công binh An Nam này, khảo sát xem học tṛ có theo đúng sự dạy bảo của các thầy Pháp, và nếu bỏ th́ tại sao, v́ ngu dốt hay v́ quên, hay là v́ muốn chứng tỏ họ có sáng kiến, đă thay đổi tùy theo hoàn cảnh đất đai hay sự đ̣i hỏi của lúc đó.

 

Một kết luận thoát thai từ tất cả những điều tôi vừa nói, đó là tất cả những thành tŕ trên nước Nam này, nói chính xác, là tác phẩm của người Pháp, hoặc trực tiếp thực hiện hoặc gián tiếp bằng cách đào luyện đội ngũ kỹ sư An Nam.

 

Thưa Thống Chế,

 

Ông đến Bắc kỳ và Trung Kỳ, nhân danh một sĩ quan Công binh, ông đă từng xây dựng những chiến luỹ, đă can đảm và vinh quang chiến đấu. Tôi hy vọng rằng sự làm sống lại, trong giây phút ngắn ngủi, những người đi trước ông, những người đă chiến đấu, đă xây dựng, đă đào tạo học tṛ, sẽ làm ông toại nguyện.”

 

L. Cadière

 

Chủ bút BAVH

 

Thực là kinh ngạc khi đọc bài diễn văn trên đây. Khó có thể hiểu tại sao một người có kiến thức sâu rộng, có đạo đức nghề nghiệp của một học giả như linh mục chủ bút tập san Đô Thành Hiếu Cổ lại có thể viết một bài như thế. Chưa cần xét đến óc thực dân, cao ngạo, khinh mạn người Việt, bao trùm lên toàn bài, hăy nói đến những lỗi khổng lồ một công tŕnh khoa học không thể có, mà chúng tôi xin lần lượt phân tích từng điểm một, sau đây.

 

Sự “xác định” công trạng người Pháp giúp Nguyễn Ánh lấy lại ngai vàng

 

Mở đầu là một xác quyết vô bằng chứng: những vị sĩ quan Pháp đă đến đây vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, cứu nguy Gia Long và đă giúp ông hoàng này lấy lại được vương quốc. Rồi tới ngay đoạn văn “nổi tiếng” của Maybon, được khắp nơi trích dẫn: “Không thể chối căi được rằng họ đă góp phần rộng lớn vào chiến thắng của Gia Long [...] Họ đă xây dựng một ngành hải quân theo lối Tây phương, thành lập các thủy thủ đoàn; huấn luyện quân lính, đưa kỷ luật vào quân đội, thành lập cấp chỉ huy; đúc đại bác, dạy cho người Việt cách dùng trái phá, lập đội pháo binh dă chiến mà sự lưu động khiến quân Tây Sơn khiếp sợ; họ đă xây dựng các thành đài” (Maybon, Histoire moderne du pays d’Annam, t. 279).

 

Lời Maybon, như chúng tôi đă tŕnh bày trong chương trước, chỉ là những xác định vô bằng, rút ra từ những “thông tin” của Ste-Croix, qua lời kể của Dayot. Mà Dayot là một kẻ phạm tội thâm lạm ngân quỹ và làm đắm tàu, bị kết án, phải trốn đi, tự vinh thăng ḿnh và Puymanel, bôi nhọ Nguyễn Ánh, để chạy tội. Ở đây, chúng tôi xin trích lại những lời của Ste-Croix trong bài Introduction, mà hai vị học giả dùng làm nền tảng:

 

“… Olivier, người Pháp, về giúp, trở thành kỹ sư trưởng.[...] Những chiến thắng của vua Nam Hà một phần là nhờ ông, ông đă vẽ bản đồ các thành quách, đă sáng tạo nhiều công binh xưởng. Ông được thăng tước vị hạng nhất, là Kỹ sư chỉ huy trưởng đứng đầu các công binh xưởng và Tư lệnh một quân đoàn gồm 3000 cấm vệ của vua do ông thành lập và huấn luyện theo kiểu Tây phương.[...] Hoạt động của những người Pháp giúp vua Nam Hà đi đôi với những đại bác và súng ống mà nước Pháp cho họ, đă góp phần không nhỏ vào việc nhà vua dần dần làm chủ lại xứ sở trong một thời hạn khá ngắn. Ô. Olivier làm kiên cố đồn lũy bằng những chiến hào trang bị súng đại bác điều khiển theo lối Tây phương, và lối đánh nhau này rất mới lạ ở Nam Hà, làm cho quân Tây Sơn khiếp đảm thua chạy mỗi lần gặp quân nhà vua, chúng không thể chống lại hoả lực mạnh mẽ do Ô. Olivier điều khiển và thường bị kéo vào những hào hố mà dân tộc này không có ư niệm ǵ” (Ste-Croix, Introduction, Bissachère, t. 82-83).

 

Maybon và Cadière tận dụng lời Ste-Croix dưới nhiều h́nh thức khác nhau, hoặc xé lẻ từng câu để dùng riêng, hoặc quy tụ thành ư chủ lực cho bài viết, như trường hợp bài diễn văn này.

 

Sau khi đă trích dẫn nhận định của Maybon như một ư thức chủ đạo, Cadière khoanh tṛn điạ hạt mà bài diễn văn đánh vào: đó là “ảnh hưởng” của những người Pháp trên triều đ́nh Gia Long và qua đó là dân tộc Việt Nam. Ảnh hưởng đó như thế nào? Ông viết:

 

“Ảnh hưởng này được thể hiện trên nhiều phương diện. Cá nhân, trực tiếp hoặc gián tiếp. Ở đây tôi chỉ xin ghi lại khía cạnh đặc biệt mà một vị tướng lănh công binh như ngài lưu tâm, tôi muốn nói đến sự pḥng thủ các đồn luỹ.”

 

Ông vừa khoanh tṛn địa hạt thêm một lần nữa, chỉ nói đến việc pḥng thủ các đồn luỹ mà thôi, v́ đó là địa hạt và cũng là chiến công của Thống Chế Joffre.

 

Ngôi sao mà Cadière muốn tŕnh diện với Thống Chế hôm nay, khi ngài tới đất Huế này, là một anh hùng, một vị tiền bối của Thống Chế, đó là Olivier de Puymanel!

 

Và cũng là cơ hội hy hữu để học giả vinh danh một vị anh hùng bằng một vị anh hùng khác.

 

Cadière “chứng minh” Đức Giám Mục Bá Đa Lộc “dịch sách” cho Gia Long

 

Vinh danh Puymanel, th́ không thể không vinh danh người “sáng lập” ra sự nghiệp đồ sộ này: tức Đức Giám Mục Bá Đa Lộc.

 

Theo linh mục Cadière, đức giám mục “đă làm bá chủ giai đoạn này”, “bằng hành động, bằng thiên tài, bằng đạo đức cũng như bằng ḷng yêu nước [Pháp] ngời sáng của ông”. Và ông trích dẫn “một tác giả đương thời” nói”: “Ông dịch cho học tṛ ông – tức là Gia Long – nhiều tác phẩm tiếng Pháp sang tiếng Nam (Cochinchinois) chủ yếu là những sách chiến lược và sách xây thành luỹ.” (Relation de Bissachère, Introduction của Ste-Croix, do Maybon in, trang 91)”. Tác giả “đương thời” này chính là Ste-Croix! Và linh mục Cadière hănh diện nhỏ to: “Chính Dayot đă bảo cho Renouard de Sainte-Croix biết những thông tin này”. Sau đó ông nhấn mạnh thêm: “Độ hai mươi năm sau đó, năm 1819, Vannier và Chaigneau cũng cho một người du lịch Anh đến Huế biết rằng: “[Giám mục Bá Đa Lộc] dịch sang tiếng nước này [chữ Nôm] những mục từ ích lợi nhất của Tự điển Bách khoa và soạn trong thổ âm này [chữ Nôm] nhiều bản hiệp ước cho Hoàng đế sử dụng”.

 

Gia Long không bao giờ là học tṛ của Bá Đa Lộc cả!

 

Chúng ta thừa biết v́ Ste-Croix nhầm Nguyễn Ánh với hoàng tử Cảnh, cho nên y mới viết câu: “Ông dịch cho học tṛ ông – tức là Gia Long – nhiều tác phẩm tiếng Pháp sang tiếng Nam (Cochinchinois) chủ yếu là những sách chiến lược và sách xây thành luỹ.” Dù chấp nhận sự lầm lẫn này, th́ câu của Ste-Croix vẫn ngớ ngẩn: hoàng tử đi theo Bá Đa Lộc từ 3 tuổi, th́ cần ǵ giám mục Bá phải dịch sách tiếng Pháp sang tiếng Việt cho hoàng tử đọc? Thế mà linh mục Cadière chép lại câu văn ngớ ngẩn này và khoe rằng do Dayot mách Ste-Croix mới biết! Vậy tŕnh độ của Ste-Croix như thế nào, và những người chép lại Ste-Croix nữa?

 

Sau khi đă “dẫn chứng” một câu ngớ ngẩn như vậy, học giả đưa ra “chứng” thứ nh́: lời của hai ông Vannier và Chaigneau nói với một du khách người Anh đến Huế: “[Giám mục Bá Đa Lộc] dịch sang tiếng nước này [chữ Nôm] những mục từ ích lợi nhất của Bách khoa toàn thư và soạn trong thổ âm này [chữ Nôm] nhiều bản hiệp ước cho Hoàng đế sử dụng”, mà theo vị học giả là trích ở Annales maritimes et Coloniales, 1823.

 

Chúng tôi tin rằng, dù lấy ở đâu, th́ câu này cũng chỉ chép lại lời Barrow, người Anh đến Nam Hà năm 1793 (lúc đó các ông Vannier Chaigneau chưa đến Việt Nam), trong cuốn A Voyage to Cochinchina (Chuyến đi Nam Hà), in năm 1806, Barrow viết:

 

“Adran c̣n dịch sang chữ Hán một bản nghiên cứu chiến lược để dùng trong quân đội”.

 

“Nhờ giám mục Adran dịch một số mục từ trong Bách Khoa toàn thư sang chữ Hán, mà ông biết được khoa học và nghệ thuật Âu châu, đặc biệt ông chú trọng đến thuật hàng hải và thuật đóng tàu” (Barrow, II, t. 229), Câu này chúng tôi đă trích dịch trong chương 6: Chân dung vua Gia Long, và đă viết lời b́nh luận như sau:

 

“Việc Adran dịch sang chữ Hán một bản nghiên cứu chiến lược để dùng trong quân đội, không biết Barrow lấy ở đâu, v́ không thấy nơi nào nói đến [...] C̣n câu “giám mục Adran dịch một số mục từ trong Bách Khoa toàn thư sang chữ Hán” có thể đă rút ra từ chúc thư của Bá Đa Lộc do Le Labousse viết: “Đức Cha tặng vua [...] bốn quyển Bách Khoa Toàn Thư…” (Launay, III, t. 384), đây là nơi duy nhất nói đến Bách Khoa Toàn Thư, chính Le Labousse cũng không nói ǵ đến việc dịch sách, mà Sử Kư Đại Nam Việt cũng không. Nhưng câu này của Barrow cũng sẽ được Faure, Maybon và những người tôn vinh Bá Đa Lộc chép lại và phóng đại lên sau này”. Học giả Cadière cũng không đi ra ngoài thông lệ đó.

 

Sau khi đă “chứng minh” Bá Đa Lộc “dịch sách”, và “cung cấp những sách nền móng cho sự nghiên cứu”. Linh mục Cadière mạnh dạn tuyên bố:

 

“Thưa Thống Chế, chúng tôi mong muốn được tŕnh ngài bộ sưu tập những tác phẩm liên quan đến nghệ thuật xây dựng và bảo vệ thành tŕ đồn luỹ, do giám mục Bá Đa Lộc dịch sang chữ Nôm”.

 

Đến đây th́ ta không biết Bá Đa Lộc đă “dịch” Bách Khoa toàn thư và các sách chiến lược sang tiếng Tàu hay tiếng ta? Chúng tôi lại nhớ đến lời Faure than phiền: sách dịch của Giám mục bị giấu đi và cờ hiệu tiên phong giám mục cầm quân đánh Tây Sơn, cũng bị ai lấy mất? Nhưng Faure có thể viết như vậy, người ta chờ đợi ở học giả Cadière một sự thận trọng hơn.

 

Để lập luận được vững vàng, vài ḍng sau, Cadière viết: “một giáo sĩ thời đó, ông Le Labousse viết: “Gia Long có trong cung nhiều sách Pháp viết về việc xây dựng đồn lũy, v.v. Ông ta lật từng trang để xem các đồ bản và t́m cách bắt chước.” (Nouvelles lettres édifiantes, Tome III, trang 187). Ở đây, linh mục cũng lại trích dẫn kiểu cắt xén như Maybon; nguyên văn câu của Le Labousse như thế này: “Trong cung có nhiều sách về kiến trúc, thành đài. Nhà vua thường dở từng trang để xem những đồ thị và cố gắng bắt chước, khỏi cần đọc những lời giải thích bằng tiếng Pháp v́ ông không hiểu được” (Thư Le Labousse 14/4/1800, Taboulet I, t. 268).

 

Linh mục Cadière đă cắt câu “khỏi cần đọc những lời giải thích bằng tiếng Pháp v́ ông không hiểu được”. V́ chính câu này chứng minh giám mục không dịch sách cho Gia Long, nhất là về thành đài, v́ nếu có, linh mục Le Labousse đă không viết như thế.

 

Trong thư ngày 12/7/1796, gửi M. Boiret, Le Labousse viết:

 

“Mặc dù những nghiă cử của Đức Giám Mục đă thu phục được ḷng nhiều ông quan, nhưng người không bao giờ đến nhà một vị quan nào trong bảy năm người ở xứ này. Trong suốt thời gian dài này, người đến cung vua, chưa chắc được 10 lần. Trong 2, 3 năm đầu, người đến chầu vua ngày mồng một tết, và từ hơn hai năm nay, người chỉ đến một lần sau cùng mới đây, để khỏi bị cắt đứt [liên lạc]” (Launay, III, t. 309-310).

 

Trong một thư khác, gửi cho Hội Truyền giáo Paris, viết từ B́nh Khang năm 1801, về cái chết của linh mục Hồ Văn Nghị, linh mục Le Labousse viết:

 

“Nhà vua, trong những lúc cùng quẫn nhất, đă may mắn có ông [Nghị] bên ḿnh để cống hiến cho vua những thức cần thiết nhất. V́ vậy vua rất quư mến ông. Và cũng chính ông, mà Đức Giám Mục, bất cứ việc ǵ gửi tới triều đ́nh, đều nhờ cậy ông”. (Launay, III, t. 480)

 

Những ḍng của Le Labousse trên đây, chứng tỏ Bá Đa Lộc không gần gũi vua như người ta thêu dệt nên. Sau khi Trần Đại Luật dâng sớ xin “chém đầu Bá Đa Lộc” năm 1795, th́ vị giám mục lại càng thận trọng hơn nữa. Vậy, việc giám mục “dịch sách”, “viết thư”, làm “cố vấn” làm mọi việc cho vua, không thể có được, nếu một năm hay hơn một năm giám mục mới gặp vua một lần. Chức phận ông giới hạn trong việc: là một trong những thầy dạy hoàng tử Cảnh.

 

Gia Long có quần thần biết tiếng Pháp như Trần Văn Học, Hồ Văn Nghị, làm thông ngôn hoặc coi việc phiên dịch cho vua; Tôn Thất Hội, nhà kiến trúc, Trần Văn Học thông thạo việc vẽ đồ thị và thành luỹ… ấy là chưa kể đến các quan trấn thủ văn vơ kiêm toàn, cũng là những kỹ sư đắp các thành lũy bát giác, lục giác, tứ giác ở miền Nam như Nguyễn Cửu Đàm (luỹ Bán Bích), Nguyễn Văn Xuân (đồn Tân Châu, đồn Châu Giang), Lưu Phước Tường (đồn Châu Đốc, trấn Vĩnh Thanh)… được Trịnh Hoài Đức ghi lại trong Gia Định Thành Thông Chí.

 

Sử kư Đại Nam Việt viết: “Vốn vua chẳng biết chữ bên Tây, nên phải cậy các quan cắt nghiă mọi đều. Nhứt là các tờ đă vẽ h́nh tượng các khí giái [giới] và những cách đắp lũy xây thành, đóng tàu hay là các đều [điều] khác thể ấy [như thế], th́ vua chỉ xem những sự ấy lắm. Vả lại nhiều sách và địa đồ đă mua bên Tây, th́ người chăm học mà hiểu hầu hết” (SKĐNV, t. 57-58).

 

Cadière tŕnh bày bản “cẩm nang dạy vua Gia Long xây dựng thành tŕ”

 

Sau khi đă “chứng minh” Bá Đa Lộc dịch Bách Khoa Toàn Thư và những “bộ sách xây dựng thành tŕ” cho vua, Cadière tŕnh bày trước Thống Chế một “chứng cớ độc đáo” sau đây:

 

“Ngày hôm nay, chúng tôi chỉ có thể tŕnh ngài một kiểu mẫu được giữ trong Nội-Các, đó là “Đồ thị quân sự (bao gồm) tất cả các bộ phận chính của một thành đồn, với tất cả các khẩu súng đại bác (để pḥng thủ và tiến thủ) của một chiến lũy do J.E. Duhamel, kỹ sư của Vua, năm 1773, dựng theo kỹ thuật xây dựng của Thống Chế Vauban”. Bản đồ này ghi bằng chữ Hán, thỉnh thoảng có vài chữ nôm, tên các bộ phận được vẽ. Thực hiếm, Thư viện quốc gia không có. Nó là một trong những cẩm nang dùng để đào tạo nên Gia Long”.

 

Nói khác đi, linh mục Cadière t́m thấy trong Nội Các (thư viện hoàng gia Huế) một đồ thị do kỹ sư Duhamel của vua Louis XV, vẽ một thành đài, xây năm 1773, tại Pháp, theo kỹ thuật xây dựng của Thống chế Vauban. Bản đồ này có ghi chú chữ Hán và có vài chữ Nôm; ông vội vàng kết luận: Nó chính là một trong những cẩm nang dùng để đào tạo nên Gia Long!

 

Và ông viết tiếp: “Một trong những cẩm nang này đă dùng để thiết lập đội ngũ kỹ sư An Nam mà chúng tôi sẽ nói tới. Tất cả các thành luỹ ở Bắc kỳ và ở nước Nam đều xây dựng theo những h́nh vẽ và những đồ thị trên bản đồ này”.

 

Hồ đồ đến thế là cùng!

 

1- Một bản đồ thành đài xây năm 1773 ở Pháp theo lối Vauban mà học giả t́m thấy trong thư viện Nội Các ở Huế, trước năm 1922, th́ nào đă biết nó là của ai? Của Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, hay của các quan trong bộ Công? Mà dám quyết đoán: Nó chính là một trong những cẩm nang dùng để đào tạo nên Gia Long!

 

2- Rồi học giả lại kết hợp cái bản đồ thành đài 1773 Duhamel đó với câu này của Le Labousse: “Trong cung có nhiều sách về kiến trúc, thành đài. Nhà vua thường dở từng trang để xem những đồ thị và cố gắng bắt chước, khỏi cần đọc những lời giải thích bằng tiếng Pháp v́ ông không hiểu được”, mà học giả đă khôn khéo cắt bỏ câu chót: “khỏi cần đọc những lời giải thích bằng tiếng Pháp v́ ông không hiểu được”, để “đưa” nó vào danh sách các cẩm nang mà đức giám mục dịch sang tiếng Nôm cho vua đọc! Trích dẫn như thế thực không trung thực chút nào.

 

3- Việc kỹ sư Duhamel xây thành kiểu Vauban ở Pháp năm 1773, th́ có dính líu ǵ đến việc binh nh́ Puymanel, đến nước Nam năm 1788, để học giả có thể bạ vào mà kết luận: Tất cả thành đài xây ở Việt Nam đều làm theo kiểu Vauban? Đều do “kỹ sư” Puymanel xây hoặc “học tṛ” của ông ấy xây? Học giả có điều tra xem Puymanel học nghề kỹ sư và kiến trúc sư lúc nào, trường nào chưa, mà có thể xây được thành đài? Và dạy được học tṛ?

 

Tất cả những ai đă học kỹ sư, kiến trúc sư, đều biết việc xây dựng một thành đài, dù theo kiểu Đông hay Tây, đều không dễ lắm, khiến một binh nh́ vô học có thể làm được.

 

Gia Long tự học là một chuyện, nhưng bên cạnh nhà vua là một hệ thống các quan đại thần, có học, có chuyên môn, trợ giúp; những nhà kiến trúc lớn của Gia Long, thường là các quan trấn thủ, văn vơ kiêm toàn.

 

4- Một cái bản đồ thành đài kiểu Vauban t́m thấy trong Nội Các, đủ để học giả kết luận: nó dùng để thiết lập đội ngũ kỹ sư An Nam. Và “tất cả các thành luỹ ở Bắc kỳ và ở nước Nam đều xây dựng theo những h́nh vẽ và những đồ thị trên bản đồ này”, th́ thực t́nh là học giả coi thường ngành kỹ sư, kiến trúc quá đáng.

 

Cadière “xác định” Olivier de Puymanel xây thành Gia Định

 

Chuyện Cadière dựa vào câu nói bâng quơ của Lavoué: “vua… mượn Ô. Olivier… xây cho ông một thành phố theo lối Tây phương” để “xác định” Olivier xây thành Diên Khánh, c̣n những người khác dựa vào câu này để chỉ thành Sài G̣n, chúng tôi đă nói đến trong chương 12, không cần trở lại nữa.

 

Ở đây xin lưu ư độc giả một “xác định” khác, rất lạ lùng, Cadière viết:

 

“Theo chính sử biên niên đời Gia Long, ông [Puymanel] bắt đầu xây thành Gia Định tháng 3-4 năm 1790. Thành h́nh bát giác, tường bằng đá Biên Hoà, trổ tám cửa, cao 6 mét (Đại Nam Thực Lục đệ nhứt kỷ, quyển IV, trang 31). Có lẽ ông được Le Brun một người Pháp giúp. “Quả là có một bản đồ thành Sài G̣n do đại tá Olivier vẽ. Rút nhỏ bản đồ lớn do kỹ sư Le Brun vẽ theo lệnh Vua nước Nam”. (Schreiner, Abrégé de l’Histoire d’Annam, page 104, note 1.) Rủi thay chúng tôi không có bản đồ này trong thư viện”.

 

Nguyễn Quốc Trị là người đầu tiên nhặt ra câu: “Theo chính sử biên niên đời Gia Long, ông bắt đầu xây thành Gia Định tháng 3-4 năm 1790”. Bởi v́, những ai t́m hiểu việc đắp thành Gia Định, đều đă “soi kính hiển vi” Thực Lục, mà không t́m thấy câu “bất hủ” này. Vậy có hai khả năng:

 

- Học giả Cadière viết vội nên nhầm chăng? Khó tin. V́ ông và ông Maybon đều than phiền Thực Lục lờ không đả động ǵ đến công lao của Puymanel, Dayot.

 

- Học giả Cadière thấy những “chứng từ” mà ông đưa ra về công trạng của Puymanel không đủ thuyết phục, nên phải chêm vào câu này, để chứng tỏ Thực Lục cũng viết như thế, chăng? Chắc thế. Sau đó, ông viết: “Có lẽ ông được Le Brun một người Pháp giúp”. Rồi thêm vào câu:”Quả là có một bản đồ thành Sài G̣n do đại tá Olivier vẽ. Rút nhỏ bản đồ lớn do kỹ sư Le Brun vẽ theo lệnh Vua nước Nam” do ông Schreiner đưa ra.

 

Tóm lại, Cadière không mấy tin tưởng vào công lao của “kỹ sư” Le Brun, mặc dù ông tin là có bản đồ Sài G̣n lớn do “kỹ sư” vẽ, của ông Schreiner; c̣n Taboulet th́ thượng Le Brun lên thành “nhà kiến trúc đô thị đầu tiên của Sài G̣n”. Chúng ta đâm hoang mang, không biết ông Le Brun là kỹ sư, hay kiến trúc sư, hay ông học cả hai trường kỹ sư và kiến trúc?

 

Linh mục Cadière dành tất cả thiện cảm cho “đại tá Olivier”, và để xác định công lao của “đại tá”, linh mục học giả không ngần ngại viết những ḍng dựng đứng: “Thực Lục ghi Olivier xây thành Gia Định”.

 

Nhưng điều tệ hại hơn nữa, là sự, học giả nhận vơ tất cả những thành tŕ khác, xây sau Gia Định đều trực tiếp hay gián tiếp là công lao của Olivier de Puymanel.

 

Cadière “xác định”: Kinh đô Huế và tất cả thành tŕ trên nước Nam này, đều do Puymanel và những người Pháp xây

 

Cadière dùng danh sách trong Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (Hội Điển) để kê khai tên 31 thành tŕ, phần lớn xây dưới thời Minh Mạng. Lúc đó chỉ c̣n Chaigneau và Vannier, là hai thủy thủ chuyên nghiệp, chẳng biết ǵ đến việc xây dựng, vậy mà ông cho họ quyền “chỉ đạo tối cao” việc xây thành Huế: “nhất là kinh thành Huế, đều làm dưới sự chỉ đạo tối cao của các sĩ quan Pháp lúc đó đang c̣n giúp Gia Long như Chaigneau, Vannier, và de Forsant”, để rồi ông xác định: “chính đội ngũ này đă xây tất cả các thành tŕ dưới thời Minh Mạng và Thiệu Trị”. Chưa hết, ông c̣n yêu cầu các nhà nghiên cứu Pháp phải: “khảo sát xem học tṛ có theo đúng sự dạy bảo của các thầy Pháp, và nếu bỏ th́ tại sao, v́ ngu dốt hay v́ quên”. Để đi đến kết luận:

 

“Tất cả những thành tŕ trên nước Nam này, nói chính xác, là tác phẩm của người Pháp, hoặc trực tiếp thực hiện hoặc gián tiếp bằng cách đào luyện đội ngũ kỹ sư An Nam”.

 

Đoạn văn trên đây đă góp phần chôn vùi giá trị của học giả Cadière.

 

Bởi nếu Thực Lục không ghi rơ tên ai xây thành Gia Định, th́ về Huế, Thực Lục, ghi rất rơ:

 

“Ngày Ất Tỵ, xây dựng đô thành. Vua cho rằng thiên hạ đă định, muốn mở rộng đô thành để làm nơi bốn phương chầu hội. Bèn đến xă Kim Long, phiá đông đến xă Thanh Hà, xem khắp h́nh thế các nơi. Sai Giám thành là Nguyễn Văn Yến ra bốn mặt ngoài đô thành cũ Phú Xuân đo cắm để mở rộng thêm. Vua thân định cách thức xây thành, sắc cho bộ Lễ chọn ngày lành tế trời đất, cáo việc khởi công, phái các quân mở đường sá, làm đất cát, sai bọn Phạm Văn Nhân, Lê Chất và Nguyễn Văn Khiêm trông coi công việc. Quân nhân mỗi tháng cấp tiền một quan, gạo một phương. Dân cư tám xă Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hoà, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại, có ruộng đất bị mở vào th́ theo giá văn tự trả tiền lại…” (TL, I, t. 552).

 

Trên tập san Đô Thành Hiếu Cổ, 1916, số III, (t. 277-288) do học giả làm chủ bút, cũng đă đăng bài của nghiên cứu của Vơ Liêm, Tá Lư, rồi Thượng thư bộ Binh, tựa đề La Capitale de Thuận Hoá (Huế) (Kinh đô của Thuận Hoá (Huế). Trong đó Vơ Liêm đă chứng minh rơ ràng và chi tiết, lịch sử kinh thành Huế, do vua Gia Long thực hiện. Ông viết:

 

“Vào tháng thứ ba, năm thứ ba của triều đại, 1804, chính Hoàng đế đă khảo sát những nơi chốn từ vùng đất làng Kim Long tới làng Thanh Hà, để mở rộng và dựng lại kinh thành. Ngài hạ lệnh cho vị Giám thành Nguyễn Văn Yến, đóng cọc ra ngoài thành cũ để xác định giới hạn hoàng cung. Hoàng Đế tự tay đo lường các kích thước cần thiết để xây tường thành” (t. 279-280).

 

Trung tá Ardant du Pisq trong bài Les fortifications de la citadelle de Huế (Kinh thành Huế), BAVH, 1924, III, (t. 221-247), sau khi trích đoạn văn của Michel Đức, con trai Chaigneau: “Thành Huế, theo kiến trúc Vauban, mà sự xây dựng do những người Pháp điều khiển, bên ngoài rất giống một thành chiến Tây phương, trừ những cửa rộng trên có mái Tàu, làm lạc ảo giác của người ngoại quốc khi đến gần (Souvenirs de Huế, Paris 1867, t. 144)”, ông đặt ngay câu hỏi: Ai vẽ đồ thị thành đài này? Có phải Olivier de Puymanel không? Sau khi đă duyệt qua những tác giả như Bastide, Faure, tâng công Puymanel, ông viết: Olivier mất năm 1799, mà công việc xây thành Huế đến 1805 mới bắt đầu. Tiếp đó, ông bác bỏ lập luận cho rằng người Pháp xây thành Huế, trước khi đào sâu vào việc Gia Long lựa chọn vị trí, bài bố đất đai, phong thủy, khơi sông, đắp cầu, cho toàn bộ hệ thống kiến trúc kinh thành.

 

Đến số BAVH, 1933, I và II, đặc biệt về kinh đô Huế, Cosserat lại nhấn mạnh một lần nữa về sự kiện này. Sau khi chép lại chú thích của Vơ Liêm, rút trong Hội điển, về tổ chức của bộ Công dưới thời Gia Long và Minh Mạng, để giải thích phận sự của Giám thành trong việc xây dựng các thành đài, Cosserat viết:

 

“…Người ta nhận thấy dưới thời Gia Long và Minh Mạng các quan trong bộ này [Công] như Giám thành Nguyễn Văn Yến, Giám thành Đỗ Phúc Thạnh, cũng như Phó đội Nguyễn Học, Đội trưởng Nguyễn Thông, Trương Viết Suư, đă được vua chỉ định để vẽ bản đồ, như những bản đồ xây kinh đô Thuận Hoá (Huế), bản đồ xây lũy Trấn Ninh, v.v.”

 

Hai trích đoạn mà tôi vừa nêu ra ở trên, như ta thấy, tuyệt đối chính xác và không cho phép bất cứ ai có thể nghĩ rằng có những người Âu nhúng vào việc xây thành Huế. [...]

 

Thành Huế cũng như tất cả thành đài khác xây sau đó ở vương quốc này, ngày nay không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, là sản phẩm hoàn toàn Việt Nam, được thực hiện tất cả dưới sự kiểm soát và điều khiển của người Việt Nam”. (H. Cosserat, La citadelle de Huế, cartographie, BAVH, 1933, I và II, t. 3-4).

 

Những ai c̣n cho rằng thành Huế là các “sĩ quan Pháp” xây nên đọc Vơ Liêm, Ardant du Pisq và Cosserat trong tập san Đô Thành Hiếu Cổ.

 

Nhưng người ta ít đọc Vơ Liêm, Ardant du Pisq, Cosserat, v́ đó là những tác giả không “nổi tiếng”. Người ta đọc và tin học giả Cadière.

 

Chính điểm gian dối cuối cùng này của vị học giả, sẽ được người ta chép lại, rồi ghép với chữ Vauban, để xác định tất cả thành tŕ Việt Nam xây trong thế kỷ XIX, đều do người Pháp xây, đều làm theo kiểu Vauban cả!

 

*

 

Linh mục Cadière đọc diễn văn trước Thống chế Joffre, một sĩ quan công binh thực thụ, tốt nghiệp trường Polytechnique, là trường đào tạo nên những kỹ sư hàng đầu của Pháp sau hai năm học thêm ở một trường chuyên ngành. Ông muốn kéo Puymanel, một người không có học, không có thành tích, lên ngang hàng với thống chế Joffre, anh hùng dân tộc của Pháp trong thế chiến thứ nhất, có công trong cuộc đánh phá chiến lũy Ba Đ́nh của Đinh Công Tráng (1842-1887) năm 1887. Ông đem Maréchal Joffre so sánh với Puymanel, để dễ dàng đưa Puymanel vào lịch sử, như một người đă xây tất cả các thành đài “kiểu Vauban” ở Việt Nam.

 

Ảnh hưởng của Cadière và Maybon rất rộng, dàn trải gần 100 năm nay, được tiếp sức bằng một sử gia đến sau là Taboulet “tài ba” không kém, khiến những người nghiên cứu Việt Nam chép lại, không hồ nghi, không đặt vấn đề.

 

Học giả Cadière, với tập san Đô Thành Hiếu Cổ, đă góp phần xây dựng nên huyền thoại những người Pháp đến giúp Gia Long, từ chân tơ kẽ tóc. Trước hết qua ngôn ngữ, bằng việc dịch các văn bằng, chỉ dụ, ông kín đáo đưa họ lên hàng quư tộc, tước vị Hầu tước – Marquis. Kín đáo, t́m lại dinh cơ của họ, tôn vinh gia thế của họ qua những thế phả tô vẽ của Salles. Kín đáo so sánh Puymanel với Thống chế Joffre, kỹ sư tốt nghiệp trường Polytechnique. Kín đáo tŕnh bày Bá Đa Lộc như người thầy tư tưởng của Gia Long, người đă đưa văn hoá, học thuật và kỹ thuật tân tiến của Tây phương vào Việt Nam qua việc “dịch” Bách Khoa Toàn Thư và “dịch những tác phẩm viết về nghệ thuật xây dựng và bảo vệ thành tŕ đồn luỹ”, nhưng những “bộ sách” này, chưa kiếm ra được!

 

Đó là thượng sách của Cadière. Nhưng học giả c̣n dùng cả hạ sách nữa:

 

Ông không ngần ngại tung tin thất thiệt: Thực Lục ghi Olivier xây thành Gia Định và cũng không ngần ngại xác định: “… Kinh thành Huế, làm dưới sự chỉ đạo tối cao của các sĩ quan Pháp: Chaigneau, Vannier, và de Forsant”, “chính đội ngũ này đă xây tất cả các thành tŕ dưới thời Minh Mạng và Thiệu Trị”.

 

Ông c̣n đ̣i hỏi các nhà nghiên cứu Pháp phải: “khảo sát xem học tṛ có theo đúng sự dạy bảo của các thầy Pháp, và nếu bỏ th́ tại sao, v́ ngu dốt hay v́ quên”.

 

Sau cùng ông buông một lời kết: “Tất cả những thành tŕ trên nước Nam này, nói chính xác, là tác phẩm của người Pháp, hoặc trực tiếp thực hiện hoặc gián tiếp bằng cách đào luyện đội ngũ kỹ sư An Nam”.

 

Với những xác định hống hách và gian lận như thế, về mặt t́nh cảm, học giả Cadière đă tự xoá tên ḿnh trong kư ức mến yêu và kính trọng của người Việt.

 

Về mặt học thuật, với những kiến thức và tư liệu nắm trong tay, đáng lẽ ông phải chỉ ra những sai lầm bịa đặt trong toàn bộ bài viết của những tác giả thực dân để thiết lập lại sự thực lịch sử, th́ ông lại ṭng phạm với họ, để tạo cho sự xuyên tạc lịch sử có một nền móng vững chắc hơn.

 

Thực ra, những lính Pháp đào ngũ đến giúp Gia Long cũng chỉ là những người trẻ tuổi, lẩn trốn một công việc nặng nhọc, ít lương và bị đối đăi tàn nhẫn, ở trên tàu cuối thế kỷ XVIII; họ phiêu lưu t́m cách kiếm ăn và nếu có thể, làm giàu; họ không có tham vọng “đi vào lịch sử”. Olivier de Puymanel và các bạn đồng hành đều vô tư, không có ǵ đáng trách.

 

Đáng trách là những người đă dùng họ để biện minh cho chính sách thực dân có một chính nghĩa, càng đáng trách hơn nữa khi những người đó lại là những trí thức có uy tín. Hơn ai hết, học giả Cadière, biết rơ rằng những sự thực dù có bị chôn giấu, niêm phong, một trăm năm, một ngàn năm, rồi cũng sẽ có người khai quật, mở ra. Việc ông và ông Maybon làm, cách đây gần 100 năm rồi, nhưng đối với người Việt chỉ như mới hôm qua, và chúng tôi, hết thế hệ này đến thế hệ sau, sẽ c̣n đào bới lại để đưa những sự thực này ra ánh sáng.

 

Thụy Khuê

 

(C̣n tiếp)

 

Kỳ tới: Con số những người lính Pháp đến giúp Gia Long

 

Phụ lục 1

 

Về đề tài liên quan đến Gia Long, tập san Đô Thành Hiếu Cổ tập hợp nhiều tác giả với những loạt bài nghiên cứu khác nhau, như:

 

- Sogny: Les associés de gauche et de droite au culte du Thế Miếu (Bài vị tả hữu ở Thế miếu), BAVH, 1914, II (t. 119-145)

 

- Vơ Tá Liêm: Capitale de Thuận Hoá (Kinh đô Thuận Hoá), BAVH, 1916, III, (t. 277-288)

 

- Cadière: Les français au service de Gia Long: I- La maison de Chaigneau (Nhà Chaigneau), BAVH, 1917, II (t. 117-164).

 

- Cosserat: Notes biographiques sur les français au service de Gia Long (Ghi chú tiểu sử những người Pháp giúp Gia Long), BAVH, 1917, III, t. 165-206)

 

- Cadière: Les français au service de Gia Long: II- Le tombeau de de Forcant (Mộ của de Forcant) BAVH, 1918, II, (t. 59-77)

 

- Cosserat: Les Actes de décès de Chaigneau et de Vannier (Giấy khai tử của Chaigneau và Vannier), BAVH, 1919, IV) (t. 495-500)

 

- Cadière: Les français au service de Gia Long: III- Leurs noms, titres et appelation annamites (Những người Pháp giúp Gia Long, tên, chức vụ và tên Việt), BAVH, 1920, I, t. 137-176.

 

- Salles: Les français au service de Gia Long: IV: Les tombes de JB.Chaigneau et P.Vannier au cimetier de Lorient, BAVH, 1921, t. 47-57). Cosserat: V-Une fresque de Vannier (BAVH, 1921, t. 239- 242)

 

- Cadière: Notes sur le corps du génie annamite (Ghi chú về công binh Việt Nam) (BAVH, 1921, t. 283-288).

 

- Cadière và Cosserat: Les français au service de Gia Long: VI- La maison de JB. Chaigneau, Consul de France à Huế (BAVH, 1922, I, t. 1-31). Cadière: VII-Les Diplômes et ordres de service de Vannier et de Chaigneau, Vannier (Văn bằng và chỉ dụ sai phái Vannier và Chaigneau), BAVH, 1922, II, t. 139-180. Salles: VIII-Les diplômes et ordres de service de Vannier et de Chaigneau; description des documents (mô tả tư liệu) (BAVH, 1922, III, t. 245-254).

 

- André Salles: Jean-Baptiste Chaigneau et sa famille (JB Chaigneau và gia đ́nh) BAVH, 1923, I, cả quyển.

 

- Chaigneau: Notices sur la Cochinchine (Tŕnh báo về nước Nam), BAVH, 1923, II, t. 257- 283; do Salles sưu tầm, chú giải, in dưới tựa đề: Le mémoire sur la Cochinchine de Jean-Baptiste Chaigneau (Hồi ức của Chaigneau về nước Nam), BAVH, 1923, II, t. 253-283.

 

- Lt-Colonel Ardant du Pisq: Les fortifications de la citadelle de Huế (Kinh thành Huế), BAVH, 1924, III, (t. 221-247)

 

- Cadière: Les français au service de Gia Long: IX- Despiau commercant (Despiau nhà buôn) BAVH, 1925, III, t. 183-185. Cosserat: X-L’acte de baptême du Colonel Olivier (Giấy rửa tội của đại tá Olivier) BAVH, 1925, III, t. 188)

 

- Cadière: Les français au service de Gia Long: Nguyễn Ánh et la Mission, documents inédits (Nguyễn Ánh và Hội thừa sai, tài liệu chưa in), thư nôm của Nguyễn Ánh gửi hội thừa sai, BAVH, 1926, I, t. 1-49.

 

- Sogny: Les Plaquettes des dignitaires et des mandarins à la Cour d’Annam (Thẻ bài của những vị chức sắc và quan lại nước Nam), BAVH, 1926, III, t. 233-254)

 

- Cadière: Les grandes figures de l’Empire d’Annam Nguyễn Suyền (Những khuôn mặt lớn của đế quốc An Nam) tài liệu của Bréda, Cadière b́nh luận và chú giải, BAVH, 1926, III, t. 255-280)

 

- Cadière: Les français au service de Gia Long: Leur correspondance (Thư từ): 31 lá thư của những quân nhân Pháp. BAVH, 1926, IV, cả cuốn.

 

- La citadele de Huế (Thành Huế) BAVH, 1933, I, cả cuốn.

 

- Documents Salles: Philippe Vannier, BAVH, 1935, II, t. 121-191

 

- Documents Salles: Laurent Barisy, Cosserat tŕnh bày, BAVH, 1939, III, t. 173-236.

 

Phụ lục 2

 

NOTES SUR LE CORPS DU GÉNIE ANNAMITE[1]

 

Monsieur le Maréchal,

 

Notre Société s’est proposée, lors de sa fondation, en novembre 1913, d’étudier le passé de la Capitale de l’Annam et de rechercher tous les souvenirs, tant indigènes qu’européens, qui concernent Huế.

 

Parmi ces souvenirs, ceux qui nous sont le plus chers, à nous Français, sont ceux qui nous rappellent les officiers venus, à la fin du XVIIIe siècle et au commencement du XIXe, au secours de Gia-Long, et qui ont aidé ce prince à reconquérir son royaume.

 

Nous avons réuni aujourd’hui quelques documents, qui prouvent l’influence exercée par ces Français, nos devanciers, à la cour d’Annam. Cette influence est un fait indéniable. Un de nos collègues, M. Maybon, la résume dans les termes suivants:

 

«Il est incontestable qu’ils ont contribué, dans une très large mesure, aux victoires de Gia–Long. Sans parler de la part qu’ils prirent à d’importantes opérations, comme la destruction de la flotte Tây-Sơn en 1792, et à celles qui aboutirent à la prise de Huế, en 1801, on ne peut qu’admirer l’oeuvre d’organisation qu’ils réalisèrent dans des conditions fort peu favorables: ils ont construit une marine européenne et formé des équipages; ils ont instruit les soldats, introduit dans l’armée la discipline, établi des cadres; ils ont fondu des canons, appris aux Annamites l’usage des bombes, créé une artillerie de campagne dont la mobilité frappait les Tây-Sơn de stupeur; ils ont élevé des citadelles»[2].

 

En un mot, Monsieur le Maréchal, ils ont fait en Annam ce que vous avez fait pour nous en France, pendant les longues années du début de la guerre, et ici comme là-bas, la victoire est venue récompenser tant d’efforts.

 

Cette influence s’est exercée de plusieurs façons. Elle a été personnelle et directe; elle a été indirecte. Je ne retiendrai ici que ce qui est de nature à intéresser plus particulièrement l’officier du Génie, je veux parler de la défense des places.

 

Tout d’abord, voyons les hommes qui ont exercé cette influence. Les trouvailles heureuses d’un de nos collaborateurs les plus zé1és et les plus avertis, M. A. Salles, ancien Inspecteur des Colonies, me mettent à même de vous donner la primeur des portraits des trois plus illustres soutiens de Gia-Long: J. B. Chaigneau, Ph. Vannier, et Jean-Marie Dayot. Ces portraits, récemment découverts par notre collègue dans les familles des descendants de ces officiers, seront publiés par les Amis du Vieux Huế, en même temps que de nombreux documents et des notes sur les familles des Français venus au service de Gia-Long.

 

L’influence exercée par les Français dans le royaume annamite a été personnelle et directe, ai-je dit.

 

I1 y a eu d’abord un travail de formation technique, et, chose curieuse, c’est un évêque —il est vrai qu’il domine toute cette époque, aussi bien par son activité et son génie que par son patriotisme éclairé et par ses vertus — c’est un évêque, Mgr. Pigneau de Béhaine, évêque d’Adran, qui a joué en cela le rôle initial. Un auteur contemporain nous dit: «Il a traduit pour son élève (c’est de Gia–Long qu’il s’agit) plusieurs ouvrages français en Cochinchinois, principalement sur la tactique et les fortifications, et il en a fait sans contredit le Cochinchinois de ses états le plus instruit et le plus capable»[3]. C’est Dayot qui avait donné ces renseignements à Renouard de Sainte-Croix. Quelques vingt ans plus tard, en 1819, Vannier et Chaigneau donnaient les mêmes indications à un voyageur anglais qui parut à Huế: «[L’évêque d’Adran] traduisit dans la langue du pays les articles les plus utiles de l’Encyclopédie, et composa dans le même idiome différents traités à l’usage de l’Empereur»[4].

 

Là sans doute se bornait l’oeuvre de l’évêque d’Adran: il fournissait les manuels d’étude. Toutes les explications techniques devaient être réservées aux spécialistes: Chaigneau, Vannier, qui parlaient annamite, mais surtout à Olivier.

 

Nous aimerions pouvoir vous montrer, Monsieur le Maréchal, la collection de ces ouvrages relatifs à l’art de la construction et de la défense des places, traduits en annamite par l’évêque d’Adran. Peut-être, un jour, les retrouvera-t-on dans des archives du Palais ou des Ministères. Nous pouvons aujourd’hui vous en montrer un spécimen, conservé au Nội-Các C’est la «Carte militaire [comprenant] toutes les principales parties d’une place fortifiée, avec toutes les pièces d’artillerie qui [servent à l’attaque et à la défense] d’une place dressée sur les mémoires du Maréchal de Vauban par J. E. Duhamel, ingénieur du Roi, 1773». Cette carte porte en caractères chinois ou parfois en caractères démotiques les noms des pièces dessinées. Elle est très rare, et la Bibliothèque nationale ne la possédait pas. Elle fut un des manuels qui servirent à la formation de Gia-Long; un de ces manuels dont un missionnaire de l’époque M. Le Labousse, écrivait: «Gia-Long a dans son palais plusieurs ouvrages français qui traitent de construction, de fortification, etc. Il les feuillette continuellement pour en voir les planches et tâcher de les imiter»[5], un de ces manuels qui servirent à la formation du corps d’ingénieurs annamites que nous allons mentioner; c’est d’après les figures et les plans contenus sur cette carte que furent élevées toutes les citadelles du Tonkin et de l’Annam.

 

A ce travail d’éducation militaire, s’ajouta un travail de construction. C’est Olivier de Puymanel, arrivé l’un des premiers en Cochinchine, en 1788, qui, à peine âgé de 20 ans, mais «joignant beaucoup de valeur et d’activité à une parfaite connaissance des fortifications et de l’art militaire», joua, sous ce point de vue, le premier rôle. «Il fut élevé au premier grade comme chef ingénieur à la tête des arsenaux»[6]. Son titre annamite était celui de Vệ-Úy traduit par «colonel», dans les troupes Thần-Sách ou de l’Artillerie et du Génie. D’après les Annales de Gia-Long, il commença la construction de la citadelle de Saigon en mars-avril 1790. C’était un ouvage de forme octogonale, et les murs, en pierres de Biên-Ḥa percés de huit portes, avaient 6 mètres de hauteur[7]. Il fut peut-être aidé dans ce travail par un Français, Le Brun. Il existe en effet un «Plan de la ville de Saigon fortifiée en 1790 par le colonel V. Olivier. Réduit du grand plan levé en 1795 par ordre du Roy de la Cochinchine par Le Brun, ingénieur»[8]. Nous n’avons pas ce plan, malheureusement, dans notre bibliothèque.

 

Vers 1793, «le Roi engagea M. Olivier, officier français, à lui faire une ville à l’européenne dans une des provinces nouvellement conquises. Elle était à peine achevée lorsque les rebelles y accoururent au nombre de quarante mille hommes, résolus de l’escalader mais leurs efforts furent inutiles»[9]. Le missionnaire qui nous donne ce renseignement subit le siège, ainsi que l’évêque d’Adran, lequel avait accompagné là le prince Cånh, général en chef des troupes fidèles. Il nous apprend que le siège dura 24 jours, vers 1a fin d’avril 1794, et que les ennemis envoyèrent plus de neuf cent soixante boulets. Neuf cent soixante boulets en 24 jours! C’était une guerre en dentelles, en comparaison des pluies d’obus que vous avez vues, Monsieur le Maréchal.

 

Je citerai encore un passage d’un auteur contemporain qui montre les services rendus à la dynastie des Nguyễn par cet officier du Génie de 20 ans: «M. Olivier fortifiait les postes de l’armée par de bons retranchements garnis de canons manoeuvrés à l’europénne, et cette manière si nouvelle en Cochinchine de faire la guerre, rendit les Tây-Sơns extrêment timides étant battus toutes les fois qu’ils se présentaient devant les troupes du Roy, et ne pouvant soutenir la supériorité des feux dirigés par M. Olivier et souvent attirés et arrêtés par des fortifications dont ces peuples n’avaient aucune idée»[10].

 

Est-ce que ces travaux de notre compatriote subsistent encore ? Hélas, je crains que tout ait disparu.

 

Pour la citadelle de Saigon, c’est un fait absolument certain: La mission anglaise de Crawfurd passa à Saigon en 1822, et son médecin, Finlayson, nous dit: «La forteresse a été construite depuis peu d’années, sur les principes de la fortification européenne. Elle est munie d’un glacis dans les règles, d’un fossé plein d’eau, d’un haut rempart, et commande la contrée environnante. Elle est de forme carrée et chacun des côtés a environ un demi-mille de longueur. Mais elle n’est pas encore achevée; on n’a pas encore fait d’embrasures ni monté de canons sur les murs. Le zig-zag est fort court, et le passage de l’entrée principale est en droite ligne; les portes sont belles et ornées dans le style chinois»[11]. Cette citadelle inachevée, de forme carrée, n’est pas la citadelle de forme octogonale bâtie par Olivier. Bien plus, pendant la révolte de Lê-Văn-Khôi qui souleva, en 1833-34, toute la Basse-Cochinchine, Minh-Mạng fut obligé de prendre d’assaut la citadelle de Saigon. La fit-il démolir? Toujours est-il que le Recueil général d’administration place en 1836 la construction d’une citadelle à Saigon[12]. Peut-être ne s’agit-il que d’une restauration. Tout fut démoli après l’occupation française.

 

Je ne saurais dire s’il existe encore à Nha-Trang des vestiges de la citadelle élevée par Olivier. Le Recueil général d’administration place en 1814, 13e année de Gia-Long, la construction de la citadelle de Khánh-Ḥa[13]. S’agit-il d’une reconstruction totale à un autre endroit, ou au même endroit après démolition, les données me manquent actuellement pour répondre à cette question.

 

Les citadelles qui jalonnent actuellement le pays annamite ont été construites, d’après le Recueil général d’Administration, à partir de l’avènement de Gia-Long, et s’étagent de 1804 à 1844.

 

Nous avons, sous Gia-Long:

 

Thanh-Hóa où vous êtes illustré, Monsieur le Maréchal, en 1804.

 

Huế en 1805.

 

Quảng-Ngăi et Hải-Dương en 1807.

 

Thái-Nguyên et Vĩnh-Long en 1813.

 

Khánh-Hoà en 1814.

 

B́nh-Định en 1817.

 

Sous Minh-Mạng:

 

Hưng-Hóa en 1821.

 

Sơn-Tây en 1822.

 

Quảng-B́nh et Ninh-B́nh en 1823.

 

Bắc-Ninh et Cao-Bằng en 1824.

 

Định-Tường en 1824.

 

Quảng-Yên en 1827.

 

Nghệ-An en 1831.

 

Hưng-Yên en 1832.

 

Nam-Định, Hà-Tĩnh et Quảng-Nam en 1833.

 

An-Giang, Châu-Đốc, Hà-Tiên et Lạng-Sơn en 1834.

 

Hanoi, en 1835.

 

Gia-Định (Saigon), en 1836.

 

Phú-Yên, B́nh-Thuận et Quảng-Trị en 1837.

 

Biên-Ḥa en 1838.

 

Enfin, sous Thiệu-Trị:

 

Tuyên-Quang en 1844.

 

Je crois que nous pouvons affirmer, bien qu’aucun document précis ne nous l’indique, que les citadelles construites sous Gia-Long, et principalement la citadelle de Huế l’ont été sous la haute direction des officiers français qui étaient alors encore au service du roi d’Annam: Chaigneau, Vannier, de Forsant. Mais ils étaient déjà secondés par un service du Génie purement annamite, qu’ils avaient formé, ou qu’Olivier avait formé. C’est ce service, sur lequel nous sommes encore fort mal renseignés, mais sur lequel les archives des Ministères de la Guerre et des Travaux publics doivent renfermer de précieux documents, c’est ce service qui a élevé toutes les citadelles bâties sous Minh-Mạng et Thiệu-Trị. Il serait intéressant qu’un spécialiste étudie un jour, sur le terrain même et à l’aide des plans, l’oeuvre du service annamite du Génie, et qu’il examine si les élèves ont suivi comme il faut les indications de leurs instructeurs français, s’ils les ont abandonnées, par ignorance ou oubli, ou si, faisant preuve d’initiative, ils les ont modifiées suivant les circonstances du terrain ou les besoins du moment.

 

Mais une conclusion ressort de tout ce que j’ai dit, c’est que tous les travaux de fortification qui existent en pays annamite, sont à proprement parler l’oeuvre des Français, soit d’une façon directe et effective, soit d’une façon indirecte, par la formation d’un corps d’ingénieurs annamites.

 

Vous êtes venu au Tonkin et en Annam comme officier du Génie, Monsieur le Maréchal, vous y avez construit des ouvrages militaires, vous y avez combattu avec courage et avec gloire. J’espère que cette résurrection, trop brève à mon gré, de ceux qui vous ont précédé ici, qui se sont battu, qui ont construit, qui ont formé des é1èves, vous aura été agréable.

 

L. CARDIÈRE.

___________________________

 

 

[1] Explications données à Monsieur le Maréchal Joffre, lors de sa réception aux Amis du Vieux Hué, le 3 janvier 1922. — Nous publions ces notes uniquement pour prendre date, et annoncer une étude plus approfondie et pluS documentée.

 

[2] Histoire moderne du pays d’Annam, p. 279.

 

[3] Relation sur le Tonkin et la Cochinchine, de M. de 1a Bissachère. Introduction de Renouard de Ste-Croix publiée par M. J. B. Maybon, p. 91.

 

[4] Extrait des Annales maritimes et Coloniales, 1823, tome 2, p. 578

 

[5] Nouvelles lettres édifiantes, tome VIII, p. 187.

 

[6] La relation sur le Tonkin et la Cochinchine. p, 82.

 

[7] Đại-Nam thật lục đệ nhứt kỷ livre IV, folio 31.

 

[8] D’après Schreiner : Abrégé de l’histoire d’Annam, p. 104, note 1.

 

[9] Documents relatifs à l’époque de Gia-Long, par L. Cadière, pp. 31-34.

 

[10] Relation de M. de la Bissachère, p. 83.

 

[11] Voyage de Bengal à Siam et à la Cochinchine, dans Bibliothèque universelle des voyages, 1835 p. 337.

 

[12] Hội-điển livre 209

 

[13] Hội-điển livre 209.

 

Thụy Khuê

 

Nguồn: http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-st-cng-trang-cua-nhung-nguoi-php-gip-vua-gia-long-17/



Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long

Chương 16: I - Con số người Pháp trong quân đội Nguyễn Vương

 

Có bao nhiêu người Pháp trong quân đội Nguyễn Vương? Đó là một câu hỏi mà chúng ta có thể t́m thấy nhiều lời giải đáp khác nhau, tuỳ theo vị trí, quan niệm và mục đích của người trả lời, v́ vậy, phải t́m cách phân tích và nhận định, để thử t́m ra một con số gần gụi với sự thực hơn cả.

 

Đại Nam Liệt Truyện, trong bài viết về Bá Đa Lộc, ghi công trạng của 7 người:

 

“Về đồ đệ [của Bá Đa Lộc] có những tên: Mạn Hoè [Manuel], Đa Vật [Chỉ Dayot hoặc Chaigneau], Va Nê E [Vannier], Ô Ly Vi (tức tên là Tín) [Olivier de Puymanel] và Lê Văn Lăng [de Forcant] đều là người nước Phú Lăng Sa; c̣n tên Gia Đố Bi [Santiago] và Ma Nộ E [Emmanuel] đều là người nước Y Pha Nho. Khi trước Đa Lộc tiến Mạn Hoè có thể dùng được, trải bổ làm Khâm sai Cai cơ coi đội trung nông [trung khuông]. Năm Nhâm Dần [1782] Tây Sơn vào lấn Gia Định, các tướng chống lại, bầy trận ở sông Thất Kỳ, thuyền giặc thừa cơ có gió xông vào trận, quân ta đều rút lui, Mạn Hoè một ḿnh đi chiếc thuyền lớn Tây dương bọc đồng cố sức đánh, giặc bốn mặt vây đánh, Mạn Hoè tự liệu không thoát, bèn tự đốt ḿnh chết. Sau truy tặng Hiệu Nghiă công thần, được liệt vào thờ ở đền Hiển Trung ở Gia Định. Gia Đố Bi và Ma Nộ E cũng theo Đa Lộc xin gắng sức theo làm việc. Năm Quư Măo [1783], sai vượt biển sang Lă Tống [Luzon, đảo lớn nhất của Phi Luật Tân, chỉ thủ đô Manille] cầu giúp binh, giữa đường gặp binh thuyền của Tây Sơn bị giết chết.

 

Đa Vật, Va Nê E, Lê Văn Lăng và O Ly Vi, bốn người ấy theo Đa Lộc từ Tây Dương tới Gia Định, xin ở lại làm thân bộc, đều bổ làm Cai đội. Đa Vật cho tên là Chấn, Va Nê E cho tên là Thắng, đều cho họ là họ Nguyễn, trải theo đánh dẹp [trên] 2 chiếc thuyền lớn là: Long Phi, Phượng Phi, rồi làm đến Chưởng cơ. Minh Mạng năm đầu, v́ già xin về nước, vua y cho.

 

Lê Văn Lăng làm Chưởng cơ, Ô Ly Vi làm đến Vệ úy Vệ ban trực hậu quân Thần sách.” (LT, Tập II, mục từ Bá Đa Lộc, t. 506-507).

 

Nhà sử học và văn bản học Trần Kinh Hoà trong bài giới thiệu Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực, có nhận định sau đây về Thực Lục và Liệt truyện: “…những quyển nội dung rất đầy đủ nhất, thu lượm được sự kiện lịch sử được nhiều nhất, th́ là Thực Lục chính biên kỷ thứ hai [tức] Đệ Nhị kỷ (Thực Lục triều Minh Mệnh); [rồi đến] thứ hai là kỷ thứ nhất [tức] Đệ Nhất kỷ (Thực Lục triều Gia Long)” sau đó đến Thực Lục triều Thiệu Trị và Tự Đức (Trần Kinh Hoà, Quốc sử di biên, Nxb Văn Hoá Thông tin, 2009, t. 12).

 

Thực vậy, khi so sánh với các tài liệu gốc, phiá Pháp, Thực Lục và Liệt Truyện có độ chính xác rất cao. Tuy nhiên, trong đoạn văn mà chúng tôi vừa trích dẫn trên đây, trừ đoạn viết về Mạn Hoè, những câu khác có nhiều sai lầm, tại sao? Xin tạm giải thích:

 

Câu: “Về đồ đệ [của Bá Đa Lộc] có những tên: Mạn Hoè [Manuel], Đa Vật [Chỉ Dayot hoặc Chaigneau], Va Nê E [Vannier], Ô Ly Vi (tức tên là Tín) [Olivier de Puymanel] và Lê Văn Lăng [de Forcant]“. Thực ra, trong những người này, chỉ có Mạn Hoè là đồ đệ của Bá Đa Lộc.

 

C̣n về Đa Vật; chữ này chắc phiên âm chữ Dayot, người được vua trọng vọng nhất, nhưng v́ y làm đắm tàu, trốn đi từ năm 1795, các sử thần đă dùng chữ này để chỉ Chaigneau, người đến sau, “thay thế” Dayot.

 

Trong ba người c̣n lại: Va Nê E [Vannier], Ô Ly Vi [Olivier de Puymanel] và Lê Văn Lăng [de Forcant], th́ Vannier đến từ Pondichéry, nhận chức Cai đội ngày 27/6/1790. De Forcant, không biết từ đâu đến, chỉ thấy xuất hiện trên thư của các giáo sĩ khoảng 1800, và được lái tàu Bằng Phi.

 

Riêng Olivier de Puymanel, t́nh nguyện binh nh́, khởi hành cùng với Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh, từ Lorient, trên tàu Dryade, ngày 27/12/1787. Tàu này, sau khi ghé Pondichéry để giám mục và hoàng tử lên bờ, sẽ đến Côn Lôn từ 15 đến 19 /9/1788; tại đây, Olivier đào ngũ và ở lại. V́ vậy, chỉ có ḿnh Olivier de Puymanel có thể coi là đă “nghe lời” vị giám mục đến giúp Nguyễn Ánh, nhưng theo thư y gửi cho gia đ́nh, th́ y đến đây t́m của.

 

Tuy nhiên, hoặc Bá Đa Lộc nhận họ là “đồ đệ” của ḿnh để giới thiệu với vua. Hoặc Bá Đa Lộc Lộc là cha đỡ đầu cho tất cả những người Pháp đến Nam Hà; v́ thế mà các tác giả Liệt truyện coi họ là đồ đệ của Bá Đa Lộc.

 

C̣n Gia Đố Bi và Ma Nộ E, tức Santiago và Emmanuel, hai giáo sĩ Franciscain, năm 1783 về Phi Luật Tân, định cầu viện cho Nguyễn Ánh, bị Nguyễn Nhạc bắt, nhưng không bị giết, sau được thả về; nhưng trong một thời gian dài, giám mục Bá Đa Lộc không biết tin tức của họ nên tưởng họ bị giết (thư Bá Đa Lộc gửi M. Descourvières ngày 5/12/1783, Launay, t. 76-81). V́ vậy, Liệt Truyện đưa tên họ vào danh sách những người tử nạn v́ giúp vua.

 

Tóm lại, Liệt Truyện chỉ ghi tên những người đă theo vua đến chiến thắng hoặc bị chết trong chiến trận hay v́ nhiệm vụ. Con số là 7 người. Những người bỏ đi, hoặc phản bội, không được ghi tên.

 

Tài liệu của Louvet

 

clip_image002

 

Trong cuốn La Cochinchine Religieuse, I, (Leroux, Paris, 1885) của Louis-Eugène Louvet, phần Pièces Justificatives (Chứng từ), Louvet t́m được 7 văn bằng cai đội vua ban cho: JM Dayot, Philippe Vannier, Julien Girard de L’Isle Sellé, Théodore Lebrun, Jean-Marie Despiaux, Louis Guillon và J. Guilloux. Và thư sai phái, có ghi chức cai đội của 3 người: Barisy, Januario Phượng (người Bồ?) và Gibsons (người Anh?).

 

Tổng cộng là 10 người Âu, chính thức có văn bằng, c̣n lưu lại.

 

Những văn bằng này làm theo một kiểu mẫu giống nhau, cùng ghi ngày 27/6/1790, nội dung thay đổi chút ít tuỳ theo phận sự từng người. Vậy có thể hiểu, đă có một buổi lễ vào ngày 27/6/1790, vua cho những người này “nhậm chức” và “tuyên thệ”.

 

V́ không có bản dịch từ nguyên bản chữ Hán; chúng tôi xin dịch lại bản đă được dịch sang tiếng Pháp, có ghi là do Puymanel dịch, in trong La Cochinchine Religieuse của Louvet. Thí dụ văn bằng của Dayot, được viết như sau:

 

Văn bằng do vua Nam Hà cấp cho M. Dagot [Dayot]

 

“Hoàng thượng xét sự trung thành và nhiệt tâm trong công việc của Jean-Marie Dagot, quốc tịch Pháp, người đặc biệt chú ư đến thiện chí mà y đă chứng tỏ khi đến từ rất xa để phục vụ trong ngành thủy binh của người, Hoàng thượng xét thấy y xứng đáng được chọn, và với văn bằng này, cấp cho y chức Khâm sai cai đội quản chiếu tàu nhị chích trí lược hầu, quản chiếu hai tàu Đồng Nai và Le prince de Cochinchine. Hoàng thượng hy vọng khi thời cơ đến, Jean-Marie Dagot, sẽ kịp thời chứng tỏ ḷng can đảm và trí thông minh để điều khiển các tàu được giao phó, và nghiêm khắc áp dụng quân lệnh, y sẽ xứng đáng được tin cậy. Nếu v́ lỗi, không làm tṛn nhiệm vụ quan trọng này, th́ y sẽ bị nghiêm trị theo luật pháp.

 

Ngày thứ 15, tuần trăng thứ 5, năm Cảnh Hưng thứ 51, tại Sài G̣n, ngày 27/6/1790″.

 

Văn bằng cấp cho Vannier, có câu:

 

“…với văn bằng này, cấp cho y chức Cai đội chấn thanh hầu, giao cho y quản một trong những tàu của hoàng thượng là tàu Đồng Nai, dưới quyền điều khiển và phải tuân mọi lệnh của Jean-Marie Dagot, chỉ huy phân khu có tàu này.”

 

Văn bằng cấp cho Isle-Sellé, có câu:

 

“…với văn bằng này, cấp cho y chức Cai đội long hưng hầu, giao cho y quản chiếc tàu Le prince de la Cochinchine, dưới quyền điều khiển và phải tuân mọi lệnh của Jean-Marie Dagot, chỉ huy phân khu có tàu này”.

 

Trong văn bằng cấp cho Le Brun có câu: “Hoàng Thượng xét thấy tài năng của Théodore Lebrun, quốc tịch Pháp, với bằng văn bằng này, cấp cho y chức Khâm sai cai đội thanh oai hầu, quản chiếu việc công thự (bản tiếng Pháp dịch là capitaine ingénieur)”.

 

Như vậy trong 7 văn bằng chỉ có Dayot và Le Brun là được chức Khâm Sai, tức là cao hơn những người khác một bực. Rồi chúng ta sẽ thấy, Dayot trốn đi, v́ làm đắm tàu và Le Brun bỏ đi, v́ không làm được công việc “kỹ sư” mà anh ta đă nhận.

 

Con số 369 người của Alexis Faure

 

clip_image004

 

Alexis Faure trong cuốn Monseigneur Pigneau de Béhaine (sẽ dẫn là Faure), mục Pièces justificatives (Chứng từ) (t. 235-249), đă làm một số việc sau đây:

 

1- Kê khai tên các tàu Pháp hoạt động ở vùng biển Ấn Độ và Trung Hoa trong khoảng 1785-1790, gồm có 12 tàu: Résolution, Vénus, Dryade, Méduse, Subtile, Astrée, Duc de Chartres, Nécessaire, Dromadaire, Pandour, Mulet và Marsouin.

 

2- Ghi tên họ và chức vụ những người bị đuổi hoặc đào ngũ trên những tàu này, tổng cộng 369 người (trang 248 ghi 369; trang 210 ghi 359; nhưng 369, đúng với số tổng cộng).

 

3- Ghi hải tŕnh của những tàu này trong 5 năm (1785-1790). Qua hải tŕnh được ghi lại, ta thấy chỉ có ba tàu Dryade, Méduse và Pandour là ghé Việt Nam thường xuyên. Các tàu c̣n lại, làm dịch vụ ở vùng khác. Vậy mà, Faure tổng kết như sau:

 

“Tổng cộng những mất mát trên các chiến dịch của các tàu là: Résolution: 33 người, Vénus: 54, Dryade: 21, Méduse: 126, Subtile: 48, Astrée: 15, Duc de Chartres: 1, Nécessaire: 16, Dromadaire: 4, Pandour: 31, Mulet: 12, Marsouin: 8. Tổng cộng: 369.

 

Như thế, theo con số ghi nhận vai tṛ của họ trong thuỷ thủ đoàn của 12 tàu trên đây, th́ con số thuỷ thủ Pháp đă bỏ hiệu kỳ để theo Giám Mục Adran đến Nam Hà là 369. Nhưng c̣n phải thêm vào danh sách trên đây, một phần lớn thủy thủ của tàu Revanche, Espérance, Ariel và Flavie, năm 1794, cũng bị giải giới ở Macao để khỏi bị Anh bắt, họ cũng đi qua Nam Hà với vũ khí và hành lư. Trong số này có một sĩ quan, Chaigneau (Jean Baptiste) enseigne ở trên tàu la Flavie, đến muộn, cũng không kém phần hữu ích cho cuộc tranh đấu mà ông đă theo đuổi đến cuối đời” (Faure, t. 248).

 

Như trên chúng tôi đă nói: trong 12 tàu trên chỉ có 3 tàu là có dịch vụ ghé qua Việt Nam, c̣n những tàu kia hoạt động ở những vùng khác trên Ấn Độ Dương và Thái B́nh Dương, th́ làm sao những người đào ngũ trên các tàu ấy có thể “đến” Việt Nam được? Không lẽ họ đi bộ hay bơi tới Việt Nam để theo Giám mục Adran để tổ chức quân đội Nam Hà” chăng?

 

Nhưng chưa hết, con số 369, dưới mắt Faure vẫn chưa đủ, c̣n phải kể thêm cả thủy thủ đoàn của bốn tàu bị giải giới nữa, thành ra bao nhiêu?

 

Đó là lối lập luận của Faure.

 

Ḍ kỹ danh sách và chức vụ của 369 người này, ta thấy:

 

- Một bác sĩ giải phẫu, Dominique Desperles, ở tàu Pandour, và môt phụ tá giải phẫu, Pierre Georgeault, tàu Mulet. C̣n tất cả chỉ là hạ sĩ (quartier maiîre), thủy thủ, lính t́nh nguyện, làm các công tác khác.

 

- Một người tên Magon de Médine là đại uư hải quân (lieutenant de vaisseau), đào ngũ từ tàu Pandour, nhưng không thấy tên trong số những người được nhận chức cai đội ngày 27/6/1790 và cũng không thấy dấu vết ở đâu cả. Tuy nhiên, Faure vẫn đưa tên Magon de Médine vào danh sách các sĩ quan được Bá Đa Lộc chọn cùng với Puymanel, Le Brun, Guillon, Guilloux, Tardivet, Malespine, Dayot (Faure, t. 210).

 

Trong danh sách 369, có 3 người sau này sẽ nổi tiếng:

 

Olivier de Puymanel, tàu Dryade, t́nh nguyện binh nh́ (volontaire de 2e classe), chức có từ 15/12/1787, đào ngũ ở Poulo-Condor [Côn Đảo] ngày 19/9/1788.

 

Théodore Le Brun, tàu Méduse, t́nh nguyện binh nhất (volontaire de 1è classe), chức có từ 1/1/1789), xuống Macao ngày 13/1/1790.

 

Jean-Baptiste Chaigneau, tàu Subtile, t́nh nguyện binh nh́ (volontaire de 2e classe, chức có từ 1/7/1787, được hứa sẽ lên binh nhất tháng 12/1787), nhưng sau đó đổi sang tàu Flavie, và năm 1794, tàu này bị giải giới ở Macao, Chaigneau không thuộc dạng đào ngũ. Ông không được tàu Flavie cho lên chức sĩ quan (enseigne) như Michel Đức con ông ghi lại trong hồi kư, chúng tôi sẽ nói rơ việc này trong chương viết về Chaigneau.

 

V́ những người lính này đều thuộc diện lính t́nh nguyện, nên chúng ta cần t́m hiểu thế nào là lính t́nh nguyện.

 

Lính t́nh nguyện

 

Những người đến Nam Hà, được biết đến, đều thuộc dạng lính t́nh nguyện (volontaire). Vậy trước hết, lính t́nh nguyện là ǵ?

 

Faure định nghĩa: “Những lính t́nh nguyện trong thủy quân thời trước là những thanh niên, con nhà khá giả, tŕnh độ học vấn tự do (ayant reçu une instruction libérale) thích viễn du, lên tàu nhà nước làm lính ăn ở trên tàu, được trợ cấp mỗi ngày 1 franc để trả tiền ăn. Những người lính t́nh nguyện này, sau một thời gian đi tàu, qua những cấp bậc liên tiếp, có thể tiến đến chức học viên (élève) hay chuẩn uư thuỷ quân (aspirant de la marine), với tư cách sĩ quan. Danh sách thủy thủ tàu Dryade xếp Olivier de Puymanel vào loại đào ngũ, là không đúng, v́ lính t́nh nguyện thời đó, không bị buộc phải tại ngũ trong thời gian hạn định; đă đi, giao kèo có thể băi, theo ư muốn của người t́nh nguyện, nếu anh ta không nợ nần ǵ nhà nước. Ta sẽ thấy, sau này, lính t́nh nguyện Le Brun bỏ tàu ở Macao, cùng trong một diều kiện, mà không bị coi là đào ngũ trong danh sách thuỷ thủ” (Faure, note 2, t. 199-200).

 

Thực ra Le Brun bị xếp vào danh sách đào ngũ hai lần; một lần trên tàu Vénus (Faure, t. 241) và một lần trên tàu Méduse (Faure, t. 243). Faure không đọc kỹ hồ sơ do chính ông thiết lập.

 

Thấy ư nghiă mơ hồ của câu “tŕnh độ học vấn tự do (ayant reçu une instruction libérale” do Faure đưa ra, chúng tôi vào Internet, Website của Hải Quân Pháp, t́m định nghiă Volontaire de la marine, th́ thấy ghi: “từ 17 đến 26 tuổi, không bắt buộc bất cứ tŕnh độ học vấn nào” (âgé de 17 à 26 ans, aucun niveau scolaire n’est requis). Vậy Faure đă biến câu “aucun niveau scolaire n’est requis” thành “ayant reçu une instruction libérale”, để dễ thăng những người lính t́nh nguyện binh nh́, binh nhất lên làm kỹ sư, kiến trúc sư, chăng?

 

Nhưng đối với chúng ta câu “không bắt buộc bất cứ tŕnh độ học vấn nào” rất đáng chú ư, nó giải thích sự kiện, khi đọc thư của những người như Olivier de Puymanel, Barisy, Chaigneau, Vannier… do Cadière sưu tầm đăng trong bài Les français au service de Gia Long: Leur correspondance (Thư từ), BAVH, 1926, IV, ta thấy tiếng Pháp của họ đầy lỗi, viết như người mới học. Và Faure chỉ nói sau “một thời gian” đi biển có thể lên sĩ quan, mà ông không nói rơ là bao lâu. Jurien de la Gravière (đô đốc) cho biết: sau sáu năm phục vụ mới xin được ủy ban xét để thăng thiếu uư (sous-lieutenant) trong quân đội chính quy, hoặc phải đợi đến tuổi 23 (thay v́ 25) mới có thể xin làm thuyền trưởng đi trường kỳ (capitaine au long cours) (Jurien de la Gravière, Souvenir d’un amiral, 1872, t. 15; Taboulet, I, t. 244).

 

Xét về điều kiện sáu năm này, chỉ có một ḿnh Chaigneau là có, v́ ông đi biển từ tuổi 12, nhưng Chaigneau, có lẽ v́ kém quá, không trúng các kỳ sát hạch để lên chức, nên vẫn ở mức độ binh nh́, và sau này khi phục vụ Nguyễn Ánh, ông ở chức cai đội trong 7 năm, Vannier ở chức cai đội trong 11 năm. Như vậy đủ biết vấn đề tŕnh độ rất quan trọng trong quân đội.

 

Con số của Bá Đa Lộc: 40 người Âu trong bộ binh của Nguyễn Ánh

 

Một thư giám mục Bá Đa Lộc viết không đề ngày, in trong Montyon II, t. 143, có câu sau:

 

“Trong tám ngày nữa, vua sẽ đi đánh Quy Nhơn [...] ông chỉ mang theo một nửa quân đội. Bộ binh của ông có 40 người Âu, trong đó có một người được lănh trọng trách cai quản 600 binh; c̣n thuỷ binh, có hai chiến thuyền Tây phương trang bị đầy đủ vũ khí. Tôi tin rằng, nếu chiến dịch này thành công, ta sẽ có cơ gửi những giáo sĩ ra Phú Yên, Nha Trang B́nh Khang, và B́nh Thuận”. (Montyon, II, t. 143).

 

Phần chót lá thư được Launay in lại, ghi thư Bá Đa Lộc gửi M. Boiret ngày 18/7/1792, (Launay, Histoire de la Mission de Cochinchine, III, t. 284).

 

Thư này viết tám ngày trước khi Nguyễn Ánh khởi binh đánh Thị Nại năm 1792. Vậy có thể Nguyễn Ánh xuất quân ngày 26/7/1792. Thực Lục cho biết, trong trận này “Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Văn Thành đi thuyền Long [Long Phi] và Phụng [Phượng Phi], đánh thẳng vào.” (TL, I, t. 287). Tấn công chớp nhoáng trong lúc Nguyễn Nhạc đi săn vắng, và thắng lớn, rồi rút về Gia Định.

 

Thư Bá Đa Lộc nói: có hai chiến thuyền Tây phương trang bị đầy đủ vũ khí, nếu đối chiếu với Thực Lục, th́ chắc là hai tàu Long Phi và Phượng Phi chở hai đại tướng Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Văn Thành.

 

Bá Đa Lộc c̣n viết: Bộ binh của ông có 40 người Âu, trong đó có một người được lănh trọng trách cai quản 600 binh. Ông không nói đến thuỷ binh. Như vậy, năm 1792, theo Bá Đa Lộc, bộ binh của Nguyễn Ánh có 40 người Âu; và có một người được lănh trọng trách cai quản 600 binh, tuy ông không nói rơ tên, nhưng ta chắc là Olivier de Puymanel, v́ Thực Lục, việc tháng 7-8/1792 có ghi: “Lấy cai đội Ôlivi (người Tây) làm Vệ Uư ban trực tuyển phong hậu vệ Thần sách” (TL, I, t. 286), mà chức Vệ uư, thời đó có thể cai quản tới 600 quân. Tóm lại, theo Bá Đa Lộc, có 40 người Âu, trong bộ binh của Nguyễn Ánh, năm 1792.

 

Con số của Vannier: 14 sĩ quan và 80 binh sĩ

 

Trong lá thư Vannier viết từ Auray (Lorient) cho Bộ trưởng Nội vụ (không đề ngày, có lẽ vào khoảng 1825-1826, khi ông mới trở lại Pháp) mục đích xin cho con gái 10 tuổi vào trường hoàng gia ở Ste-Denis, trong thư, có câu sau đây:

 

“Nhà vua quen biết mười bốn sĩ quan và tám mươi binh sĩ giúp ông lấy lại ngai vàng” (ce prince trouva dans les connaissances de quatorze officiers et quatre-vingts soldats des secours tels qu’ils l’aidèrent à remonter sur son trône) (Documents d’André Salles, Philippe Vannier, BAVH 1935, II, document 54, t. 143).

 

Trong thư Vannier cũng cho biết ông được nhận chức quan vơ, hàng bát phẩm, như vậy rất phù hợp với văn bằng vua cho ông chức Cai đội chấn thanh hầu.

 

Khi nói đến con số 14 sĩ quan mà vua “quen biết”, có thể Vannier nhớ đến con số 14 người được nhận chức cai đội, trước và sau ông, cùng làm việc với ông.

 

Trong số đó, Louvet thu thập được cả thẩy 7 văn bằng và 3 chỉ dụ sai phái, tổng cộng là 10.

 

Chúng ta thử kiểm lại con số của Vannier:

 

Văn bằng do Louvet t́m thấy, gồm có: JM Dayot, Philippe Vannier, Julien Girard de L’Isle Sellé, Théodore Lebrun, Jean-Marie Despiaux, Louis Guillon, J. Guilloux.

 

Chỉ dụ sai phái: Barisy, Januario Phượng (người Bồ), và Gibsons (người Anh).

 

Ngoài ra c̣n có những người như: Puymanel (đến trước), Félix Dayot (đến sau), Chaigneau (đến sau) và de Forcanz (chưa rơ đến từ bao giờ). Tổng cộng đúng 14 người.

 

Như vậy con số 14 người, do Vannier nhớ lại hơn ba mươi năm sau, là chính xác hơn cả.

 

Con số của Cosserat: 17 người

 

H. Cosserat, đại lư thương mại là một trong những nhà nghiên cứu trung thực của Pháp, đă đúc kết trong bài Notes bioghaphiques sur les français au service de Gia Long, BAVH, 1917, III (165- 206), một loạt chân dung những người Pháp này. Ông dùng tư liệu của Louvet, trong cuốn La Cochinchine Religieuse (Leroux, Paris, 1885), của Faure, trong cuốn Monseigneur Pigneau de Béhaine (Challamel, Paris, 1891), và của Cadière trong bài Les documents relatifs à l’époque de Gia Long (BEFEO) số 12, 1912 (t. 1- 82), và những thư từ trong Archives của Hội Thừa Sai Paris về giai đoạn này.

 

Cosserat liệt kê được 17 người: Manoè (Mạn Hoè, Manuel), Joang (Jean), Etienne Malespine, Dominique Desperles, Magon de Médine, Emmanuel Tardivet, Guillamne Guillon, Julien Girard de l’Isle Sellé, Théodore le Brun, Alexis Olivier de Puymanel, Jean-Marie Despiau, Jean-Marie Dayot, Félix Dayot, Laurent Barisy, De Forcant, Philippe Vannier, Jean-Baptiste Chaignau.

 

Trong 17 người này có 4 người thuộc tàu Pandour, là: Etienne Malespine, t́nh nguyện binh ba; Dominique Desperles, bác sĩ giải phẫu. Magon de Médine, đại úy (sĩ quan duy nhất có tên trong danh sách đào ngũ) và Emmanuel Tardivet, t́nh nguyện binh nhất, Cosserat chép lại của Faure (t. 210), và ông cho biết ông không t́m được dấu vết ǵ, chúng tôi thấy nên loại cả 4 người này. V́ theo Vannier chỉ có 14 người được nhận theo diện sĩ quan mà thôi. Và cũng nên nói rơ, v́ họ khai là sỹ quan, thực ra họ cũng chỉ là lính. Giám mục Bá Đa Lộc biết rơ việc này, nhưng ông lờ đi.

 

Con số của Tạ Chí Đại Trường: 140 sĩ quan và 80 lính Pháp

 

Tạ Chí Đại Trường là người phóng đại công trạng của Bá Đa Lộc và những người Pháp đến giúp Nguyễn Ánh, quá đáng hơn cả những ng̣i bút thuộc địa.

 

Ông dành trọn tiết 12, tựa đề: “Tiếp viện của Bá Đa Lộc” (Lịch sử nội chiến ở Việt Nam, t. 200- 208), để vinh thăng “sự trở về” của Bá Đa Lộc. Và để mô tả cuộc trở về “trọng đại” này, ông Tạ viết:

 

“Viên thuyền trưởng, hầu tước De Rosily Meros cho bắn 15 phát súng [...] Luôn thể ông cũng tỏ một cử chỉ bặt thiệp: “Tôi tưởng có bổn phận phải thêm vào cho sứ bộ nhỏ bé này 2.000 cân thuốc súng để cho cậu Hoàng tử không có dáng trở về tay không và để làm vui ḷng Giám Mục đă tỏ vẻ ước muốn chúng lắm” (Trích lại của G.Taboulet, Le traité de Versailles, BSEI, XIII, t. 103)”.

 

Không biết “2.000 cân thuốc súng” này, Taboulet lấy ở đâu ra? V́ không thấy đâu ghi cả. Bá Đa Lộc không nói đến, Faure không đả động, cả Maybon cũng không. Ông Taboulet viết sử theo lối “tiểu thuyết” như vậy hay là ông Tạ “tiểu thuyết hoá lời ông Taboulet thành một “sự thực sống động” như thế: bao gồm cả lời tuyên bố và cử chỉ bặt thiệp của “hầu tước De Rosily Meros”?

 

Tiếp đó, Tạ Chí Đại Trường lấy lại những ngụy biện của Maybon (t. 267- 268) mà chúng tôi đă nói đến trong chương 14, để “chứng minh” Bá Đa Lộc đă có những nguồn tài trợ từ khi đến Ile de France (TCĐT, t. 201-202), và c̣n dùng thêm một loạt “chứng từ” khác của Gaide, Imbert, là những tác giả khó tin được, để viết những câu như thế này:

 

“Từ năm 1779, Nguyễn Ánh đă đặt ở Côn Lôn, những viên quan mang chứng minh thư của “P.J.G Giám mục d’Adran” giới thiệu với các thuyền trưởng Tây phương, mời họ vào bến”. Và: “Chính ở Côn Lôn, tháng 9/1788, chiếc tàu La Dryade, trong sứ mệnh ḍ t́nh h́nh Nam Hà đă thả lại Hồ Văn Nghị và 1.000 khẩu súng mua cho Nguyễn Ánh”.

 

Để đi đến kết luận: “Bá Đa Lộc gom góp tiền bạc khí giới lương thực chất lên các tàu ông thuê ở Ile de France và cả ở Pondichéry nữa nhờ sự giúp đỡ của các nhà buôn như ta đă biết. “ (LSNCVN, t. 203).

 

Những điều này, chúng tôi đă chứng minh là sai trong chương 14.

 

C̣n vụ “chứng minh thư” rút trong bài viết của Gaide (Note historique sur Poulo-Condore, BAVH, 1925, II (t. 88), th́ xin vắn tắt: Gaide viết lại chuyện Hồ Văn Nghị (nhưng không biết nên gọi là một ông quan): linh mục Hồ Văn Nghị có chỉ dụ của vua, được toàn quyền cai quản và giúp đỡ bất cứ thuyền bè ngoại quốc nào đi qua Côn Đảo hoặc nếu họ t́m đường vào VN th́ hướng dẫn cho họ. Le Labousse nói về “quyền” của Hồ Văn Nghị như sau: “Chúng tôi đi từ Pulo-Condor ngày 2/3 [1789], và đến kinh thành [Gia Định] ngày 5; không cần phải trốn tránh hay sửa soạn trước những ǵ phải trả lời khi đi qua đoan. Một khi bị gọi lại, chỉ cần bảo: thuyền của cha Nghị, là xong” (thư gửi Létondal ngày 15/6/1789, Launay, III, t. 213).

 

C̣n việc ông Nghị đem 1000 khẩu súng về trên tàu Dryade, th́ chúng tôi cũng đă nói trong chương 14: đó là súng Pháp, vua sai ông Nghị đi mua rồi chở tàu Pháp về, Maybon nhận vơ là của giám mục Bá Đa Lộc mua đem về.

 

Rồi ông Tạ c̣n viết: “Qua lời thư của De Guignes, viên lănh sự Pháp ở Macao, ta thấy ông làm trung gian mua cho Nguyễn Ánh nhiều chiếc tàu. Và cũng từ Macao, trong những tháng cuối năm 1789, 8,9 chiếc tàu đi buôn ở Cochinchine cũng đă mang theo nhiều thứ khí giới quân dụng…” (LSNCVN, t. 203).

 

Tất cả đoạn dài trong trang 203 này Tạ Chí Đại Trường chép theo Maybon, Taboulet, rồi v́, do ông không hiểu rơ tiếng Pháp, hoặc do ông tự ư thêm thắt vào, cho nên sự chép của ông đă quá sai với bản gốc, ví dụ, Maybon chỉ bảo de Guignes cho rằng: “sự thành công của Nguyễn Ánh là “nhờ nhiều tàu ông ta đă mua”, Tạ Chí Dại Trường chép lại, trở thành: “ta thấy ông [de Guignes] làm trung gian mua cho Nguyễn Ánh nhiều chiếc tàu“, v.v.

 

Nhưng lỗi nặng nhất ở đây là ông đă phóng đại con số những người Pháp đến giúp Nguyễn Ánh, Tạ Chí Đại Trường viết:

 

“Nhưng quan trọng hơn cả là việc có đám người Tây phương giúp. Ở Gia Định có đến 140 sĩ quan và 80 lính Pháp. Một bức thư của Bá Đa Lộc ngày 18/7/1794 nói đến 40 người Âu trong bộ binh, thêm vào chừng ấy nữa trên các tàu đồng (dẫn bởi Taboulet, La Geste francaise … t. 204)” (LSNCVN, t. 203).

 

Không hiểu con số 140 sĩ quan Pháp, Tạ Chí Đại Trường lấy ở đâu? Trong trang 204, sách của Taboulet, mà ông Tạ dẫn, không có ǵ về con số này.

 

Về số lính Pháp đến giúp Nguyễn Ánh, Taboulet viết khá đứng đắn, ông bác bỏ con số 369 của Faure, và nhắc lại con số của Vannier: 14 sĩ quan và 80 người lính và con số của Bá Đa Lộc: 40 người Âu, rồi thêm vào câu: “có lẽ c̣n phải thêm vào con số [40] này cũng chừng ấy người nữa trên các chiến thuyền bọc đồng” (auxquels il convient sans doute d’en ajouter autant pour les vaissaux doublés de cuivre) (Taboulet, I, t. 240).

 

Bá Đa Lộc chỉ nói: “có 40 người Âu trong bộ binh”. Ông không nói đến “sĩ quan” v́ ông biết họ là lính. Ông cũng không nói đến lính thuỷ.

 

Maybon dựa vào câu “Đừng quên những thủy thủ cùng đi với anh ta“, trong thư Le Labousse ngày 22/6/1795, để nói có thủ thuỷ Pháp trong quân đội Nguyễn Ánh. Việc này chưa thể kiểm chứng được.

 

Taboulet dựa vào “một lá thư của giám mục Adran [...] nói đến 40 người trong bộ binh, có lẽ c̣n nên thêm vào chừng ấy nữa cho những tàu chiến bọc đồng“(une lettre de l’Evêque d’Adran [...] parlant de 40 Européens dans l’armée de terre, auxquels in convient sans doute d’en ajouter autant pour les vaisseaux doublés de cuivre” (Taboulet, I, t. 240). Taboulet cũng chỉ “gợi ư” nên thêm vào 40 thuỷ thủ nữa trên các tàu chiến bọc đồng, để cho cả thảy có 80 người.

 

Nhưng đến Tạ Chí Đại Trường th́ có sự thổi phồng quá mức, ông viết: “Nhưng quan trọng hơn cả là việc có đám người Tây phương giúp. Ở Gia Định có đến 140 sĩ quan và 80 lính Pháp. Một bức thư của Bá Đa Lộc ngày 18/7/1794 nói đến 40 người Âu trong bộ binh, thêm vào chừng ấy nữa trên các tàu đồng”.

 

Ông chép đúng câu của Taboulet, nhưng bỏ tất cả những rào đón của Taboulet. Ông viết như một sự thực. Sự thực của Taboulet là 80 người lính Pháp; c̣n con số 140 sĩ quan Pháp mà ông Tạ tự ư thêm vào, th́ không thấy ở đâu chép cả, ông viết nhầm hay ông cố ư bịa đặt ra như thế? Với mục đích ǵ? Để “chứng minh” là có một đội ngũ hùng mạnh gồm 140 sĩ quan Pháp “đến giúp Nguyễn Ánh” tổ chức quân đội, làm tàu chiến, xây dựng thành tŕ, chiến thắng quân Tây Sơn, như ông mường tưởng ra chăng? Thực không thể nào hiểu được.

 

Thụy Khuê

 

Nguồn: http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-st-cng-trang-cua-nhung-nguoi-php-gip-vua-gia-long-18/

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long

Chương 16: II - Những người Pháp đến giúp Nguyễn Vương

 

Sau khi đă tạm xác định được tên những người Pháp đă thực sự đến Nam Hà trong khoảng 1789-1790, một số được nhận văn bằng cai đội của Nguyễn Ánh, chúng tôi sẽ lần lượt t́m lại tiểu sử và công lao của họ, trong phạm vi tư liệu cho phép.

 

Nhưng trước thời điểm 1789-1780, c̣n hai người nữa, là Joang (Jean) và Mạn Hoè (Manuel).

 

Người có công lớn nhất, đă chiến đấu với Tây Sơn đến cùng và đă tử trận, được các sử gia triều Nguyễn ghi tên là Mạn Hoè. Và trước ông, c̣n một người nữa, là Joang (Jean) ít ai biết đến, nhưng Sử Kư Đại Nam Việt có ghi lại chuyện Joang và Cosserat trong bài Notes biographiques sur les français au service de Gia Long (Ghi chú tiểu sử những người Pháp giúp Gia Long, BAVH, 1917, III, t. 169) cũng t́m thấy giáo sĩ Houillevaux (Bouillevaux) có nhắc đến Joang trong cuốn L’Annam et le Cambodge. Sử Kư Đại Nam Việt đặt sự kiện này vào khoảng 1777-1778. Houillevaux đặt sự kiện vào khoảng 1782, cho nên Cosserat xếp Joang sau Mạn Hoè. Chúng tôi cho rằng Sử Kư Đại Nam Việt có lư hơn, v́ vậy đưa Joang lên hàng đầu trong danh sách những người đă đến giúp Nguyễn Ánh.

 

clip_image002

 

Joang (Jean)

 

Không biết rơ nguồn gốc và họ. Cosserat cho biết:

 

“Có lẽ đă đến Nam Hà vào khoảng 1782. Trong những tư liệu mà tôi [Cosserat] đă khảo duyệt trong khi nghiên cứu, tôi chỉ t́m thấy một nơi nói đến ông, trong cuốn L’Annam et le Cambodge do giáo sĩ C.E. Houillevaux viết. Trong chú thích (t. 381), tác giả kể rằng có hai người Pháp phiêu lưu, xuất hiện giúp đỡ Nguyễn Ánh (Gia Long) trong những năm đầu của cuộc chiến, một người mà các nhà viết sử biên niên hay nhà báo (chroniqueur; chú thích của Cosserat: Chroniqueurs nào?) gọi là Joang (Jean), và một người nữa là Manoe (Manuel), lính thủy người Bretagne, trước làm cho giám mục Adran… Joang có lẽ đă dùng trái phá (grenades) trong trận chiến đánh với Tây Sơn, và có lẽ nhờ khí giới này mà Chuá Nguyễn (Gia Long) đă chiếm lại được Nam Hà lần đầu. Những kẻ phản loạn không biết khí giới quỷ quái này là ǵ, chạy hết. Điều này xảy ra khoảng 1782 (?)” (Cosserat, bài đă dẫn, t. 169).

 

Tác giả Sử Kư Đại Nam Việt đặt sự kiện vào năm Nguyễn Ánh 15 tuổi [1777] bị Nguyễn Huệ truy nă gắt lắm, chỉ c̣n hai thầy tṛ (Nguyễn Ánh và đứa tiểu đồng) ẩn náu trong rừng, may gặp thầy cả Phao Lồ [tức Paul Nghị hay Hồ Văn Nghị], Ánh xưng danh và nhờ giúp, Nghị chèo thuyền đưa xuống Hà Tiên, giấu trong nhà Bá Đa Lộc, rồi báo tin cho vị giám mục, lúc ấy đang ở Cao Mên, biết. Được một tháng, sợ bị lộ, bèn đưa Ánh vào rừng ẩn, rồi cha Nghị và thầy giảng Toán, thay nhau tiếp tế cho Ánh. Tây Sơn tiếp tục truy lùng, Ánh ẩn trong thuyền của cha Nghị ở Rạch Giá. Tác giả kết luận: “V́ chưng nếu không có thầy cả ấy, th́ ông Nguyễn Ánh phải bắt chẳng khỏi” (SKĐNV, t. 13). Và như ta đă biết, linh mục Hồ Văn Nghị sẽ trở thành người thân tín của vua, sau này được vua giao phó những nhiệm vụ khó khăn, tế nhị.

 

Vẫn theo Sử kư Đại Nam Việt, ít lâu sau, Bá Đa Lộc ở Cao Mên về, mới gặp Nguyễn Ánh, và đem Joang về giúp. Tác giả kể tiếp sang chuyện Joang và chiến công Long Hồ:

 

“Khi ấy Đức thầy Vê Rô [Bá Đa Lộc] ở Cao Mên mà về, t́m được ông Nguyễn Ánh; người lại đem theo một Lang Sa, tên là Gioang, có nghề vơ cũng bạo dạn gan [can] đảm và có tài đánh giặc lắm.

 

Khi ông Nguyễn Ánh đă tu binh đặng ít nhiều, th́ ông Gioang đă giúp người nhiều việc.

 

Vậy trước hết, khi thấy quan Nhất Trịnh [Tây Sơn] đă lấy đặng đồn kia, th́ ông Gioang cứ phép tây mà làm nhiều trái phá, đoạn xuống thuyền lớn. Bấy giờ Nhất Trịnh chưa ngờ điều ǵ, th́ vào Long Hồ, là nơi quân Tây Sơn đóng nhiều tàu lắm. Vậy ông Nguyễn Ánh làm tướng cai quân, và ban đêm, th́nh ĺnh, th́ xông vào đánh quân Tây Sơn. Khi ấy, ông Gioang chỉ đốt và bắn trái phá, nên quân Tây Sơn bất th́nh ĺnh nghe tiếng trái phá, và thấy nhiều người chết, th́ sợ hăi lắm, v́ chưa từng biết sự làm vậy, cũng chưa thấy trái phá bao giờ, nên bỏ tàu mà nhẩy xuống sông. Những kẻ phải chết chém hay là bị trái phá th́ chẳng bao nhiêu song kẻ chết đuối v́ sợ mà vội nhảy xuống sông đè lộn nhau, th́ không biết là ngần nào. Trong trận này, ông Nguyễn Ánh làm tướng [15 tuổi], rất khôn ngoan và gan đảm lắm, v́ cũng đánh như lính, dầu chung quanh người chết gần hết, song ông ấy chẳng phải nao. Khi đă tàn trận mà thấy ông ấy những máu dầm dề cả ḿnh, mà chẳng bị vết tích ǵ, th́ ai ai đều kể là phép lạ. Những tàu quân Tây Sơn ở Long Hồ, th́ ông Nguyễn Ánh lấy được hết” (Sử Kư Đại Nam Việt, t. 13-14).

 

Thực Lục chép vắn tắt trận Long Hồ như sau: “Tháng 11 (ta) tức tháng 12/1777), đánh úp Điều khiển giặc là Hoà ở dinh Long Hồ (tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay) cả phá được. Tháng 12 (ta, tức tháng 1/1778) đánh được Sài G̣n” (TL, I, t. 205).

 

Vẫn theo Sử Kư Đại Nam Việt, Gioang c̣n xuất hiện thêm một lần nữa: “Ông Nguyễn Ánh th́ cậy ông Gioang sắm sửa khí giái [giới] cùng đóng nhiều tàu, và sắm nhiều đồ khác cho đặng đánh giặc theo phép bên Tây” (SKĐNV, t. 14).

 

Nếu tin Sử Kư Đại Nam Việt, th́ ta có thể tạm tóm tắt t́nh h́nh như sau:

 

Khoảng tháng 11/1777, Bá Đa Lộc từ Cao Mên về Nam Hà, đem theo Jean, và Jean đă làm trái phá, một loại lựu đạn thô sơ. Thứ trái phá này nổ làm quân Tây Sơn hoảng sợ, nhẩy xuống sông chết đuối rất nhiều. Nguyễn Ánh thắng trận Long Hồ, thu được nhiều tàu bè, khí giới của Tây Sơn làm nền móng, tiếp tục cùng Đỗ Thanh Nhơn và quân Đông Sơn, đánh chiếm Gia Định.

 

Mạn Hoè (Manuel)

 

Chuyện Mạn Hoè được nhiều nơi ghi lại trong sử Việt Nam:

 

1- Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức trong là một trong những tác phẩm đầu tiên viết về Mạn Hoè:

 

“Tháng 3 [Nhâm Dần, tháng 4/1782], anh em Tây Sơn là Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ dẫn 3 vạn quân thủy bộ vào lấy Gia Định. Thuỷ quân của ta bày trận ở ngă bẩy Cần Giờ, quân Tây Sơn nhờ thuận gió và thủy triều nên căng no buồm xông thẳng vào, quân ta không đánh mà tự tan ră, chỉ có chiếc tàu phương Tây của Mạn Hoè là chống cự được lâu. (Mạn Hoè là người nước Pháp, theo giúp rất hiệu dụng, làm quan đến Khâm sai Cai cơ quản đội Trung Khuông, được phong tước An Hoà Hầu, khi chết được tặng là Hiệu Nghiă công thần phụ quốc Thượng tướng quân, được ṭng tự ở miếu Hiển Trung). Nguyễn Huệ cho quân vây đánh đốt cháy tàu đó, Mạn Hoè chết, quân Tây Sơn thừa thắng phá luôn quân ta ở ngă ba Lôi Sạp (Soi Rạp), thẳng tiến Bến Nghé, quan quân phải chạy tan tác.” (Gia Định Thành Thông Chí, Trấn Hà Tiên, bản điện tử do Lư Việt Dũng dịch và chú giải).

 

2- Đại Nam Thực Lục soạn sau Gia Định Thành Thông Chí, chép rằng:

 

“Tháng 3 [Nhâm Dần, tháng 4/1782], giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ vào đánh phá. Văn Nhạc nghe tin Đỗ Thành Nhân đă bị giết, mừng nói: “Thanh Nhân chết rồi, các tướng khác không đủ sợ nữa!” Bèn đem chiến thuyền vài trăm chiếc, cử đại binh vào đánh. Quân Tây Sơn đến cửa biển Cần Giờ. Vua sai Tống Phước Thiêm điều bát trận thủy binh ở Ngă Bẩy (Thất Kỳ giang). Giặc nhân gió mạnh xông thẳng tới. Quân ta phải lùi. Một ḿnh cai cơ là Mạn Hoè, đi tàu Tây cố sức đánh rất lâu. Giặc đổ quân bao vây bốn mặt, ném hỏa khí đốt tàu, Mạn Hoè bị chết (Mạn Hoè là người Phú Lăng Sa, Bá Đa Lộc giới thiệu là người dùng được, vua trao cho chức Khâm sai Cai cơ coi đội Trung Khuông, sau được tặng là Hiệu nghiă công thần phụ quốc thượng tướng quân)” (TL, tập I, t. 211-212).

 

3- Sử Kư Đại Nam Việt viết về Mạn Hoè với những chi tiết không có trong chính sử:

 

“Ông Nguyễn Ánh sai ông Hữu Ngoại [Đỗ Thành Nhơn] đi với người Lang Sa kia, đă sang với đức thầy Vê Rô [Bá Đa Lộc] mà ở lại giúp việc nhà nước, tên là Manoe (Emmanuel)” (Sử kư Đại Nam Việt, t. 15).

 

Vài trang sau, tác giả tả trận Long Hồ, tháng 4/1782 như sau:

 

“Vua nghe tin ấy [tin Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ vào đánh] chẳng lấy làm lo chút nào, bởi có nhiều tàu, nhiều ghe, cùng khí giái [giới] sẵn; lại có nhiều binh sĩ lắm. Vậy vua bắt các quan và binh sĩ đi đón quân giặc. Trước hết có một ông Manoe, là người Lang Sa, cai một chiếc tàu lớn: Chẳng hay những tàu vua xuống sông đi ngược nước, chưa ra cửa [Cần Giờ], liền gặp những thuyền quân giặc Tây Sơn vào cửa đi xuôi nước. Mấy tàu vua có một chiếc đi trước là tàu ông Manoe, pḥng triệt chẳng cho quân Tây Sơn vào cửa.

 

Bấy giờ quan quân thấy tàu quân Tây Sơn vào cửa mà chạy xuôi nước thuận gió làm vậy, th́ kinh khiếp cả. Vả lại ông Manoe chẳng quen đàng [đường], th́ tàu phải [mắc] cạn, chẳng c̣n đi được; lại chẳng ai có gan đến cứu người. Quân trong tàu thấy làm vậy, lại quân giặc ở gần lắm, th́ mất viá. Lại thấy tàu đă bê vào bờ, nên quân ấy chạy trốn, chẳng c̣n ai ở lại. Ông Manoe một ḿnh ở trong tàu túng lắm; song chẳng ngă ḷng, một cứ thói quân lính bên tây mà đánh cho đến chết. Quân giặc thấy tàu phải cạn th́ đua nhau đến. Nhưng mà bao nhiêu người xuống tàu ấy th́ ông Manoe chém đi hết. Song bởi quân ấy đông quá, mà ông Manoe th́ một ḿnh chẳng làm chi được. Bấy giờ ông ấy thấy tàu đầy quân giặc, th́ xuống dưới ḷng xét, nơi đă quen trữ thuốc súng mà đốt đi. Cho nên bỗng chốc cả thuyền vỡ ra cháy cách gớm ghiếc lắm; bao nhiêu người trong tàu chết hết; và những chiếc tàu ở xung quanh th́ phải vỡ cả. Ông Manoe chết cách khốn nạn như vậy; song thiên hạ khen là “anh hùng” (Sử kư Đại Nam Việt, t. 24).

 

Tập hợp cả ba nguồn tin trên chúng ta có thể tóm tắt trận Ngă Bảy như sau:

 

Tháng 4/1782, nghe tin Đỗ Thanh Nhơn đă bị Nguyễn Ánh giết, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ thống lĩnh đại binh vào đánh Gia Định. Nguyễn Ánh sai Tống Phước Thiêm dàn quân chống giữ ở Ngă Bảy (Thất Kỳ Giang), nơi bảy ḍng sông giao nhau. Thuyền Tây Sơn xuôi chiều gió, mạnh tiến vào cửa Cần Giờ. Quân của Tống Phước Thiêm tan ră. Tàu của Mạn Hoè, không thuộc đường sông, bị mắc cạn. Theo Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Huệ cho quân bao vây, “ném hỏa khí đốt tàu”. Như vậy quân của Nguyễn Huệ đă dùng “hoả khí”, có thể hiểu là một loại “trái phá” chăng?

 

Theo Sử Kư Đại Nam Việt, Mạn Hoè tự đốt thuốc súng của tàu, để chết cùng địch quân.

 

Trịnh Hoài Đức nói: “Nguyễn Huệ cho quân vây đánh đốt cháy tàu đó” và Thực Lục nói: “Giặc đổ quân bao vây bốn mặt, ném hỏa khí đốt tàu”, tức là tàu của Mạn Hoè bị quân của Nguyễn Huệ đốt; có thể v́ Thực Lục chép Gia Định Thành Thông Chí, hoặc v́ một lư do nào khác, cả hai nguồn tin này đồng quy.

 

Đối với triều đ́nh, Mạn Hoè là người anh hùng và có công nhất. Sau khi chết, ông được thăng Hiệu Nghiă công thần phụ quốc Thượng tướng quân, bài vị được thờ ở đền Hiển Trung cùng các danh tướng khác. Đền Hiển Trung ở trên đường Sài G̣n-Chợ Lớn, Pháp gọi là Pagode des Mares, và bị Pháp tiêu hủy trong trận đại đồn Kỳ Hoà với Nguyễn Tri Phương, năm 1861.

 

4- Cosserat trong bài Notes biographiques sur les Français au service de Gia Long (Ghi chú tiểu sử những người Pháp giúp Gia Long), (BAVH, 1917, III, t. 166-169) viết khá dài về Mạn Hoè, ông kể hai câu chuyện: linh mục Bouillevaux viết về cái chết của Mạn Hoè và chuyện Bá Đa Lộc tâu vua Louis XVI về Mạn Hoè, để thuyết phục vua Pháp kư hiệp ước cầu viện.

 

Linh mục Bouillevaux trong cuốn L’Annam et le Cambodge kể rằng: “… Người lính can đảm này điều khiển một chiếc thuyền chiến ở trận Cần Giờ, thuyền anh bị nạn, thuỷ thủ bỏ hết, chỉ ḿnh anh ở lại, dũng mănh như sư tử, nhưng bị Tây Sơn bao vây tứ phía, thấy họ đă lên thuyền, anh châm lửa vào thuốc súng, cùng nổ với kẻ thù.”

 

Bouillevaux viết gần giống Sử kư Đại Nam Việt, vậy có thể ông đă tham khảo cuốn sử này, hoặc cả hai viết theo tài liệu nhà ḍng.

 

Khi Bá Đa Lộc đem hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện, ngày 5 hay 6/5/1787, giám mục được vào triều kiến vua Louis XVI, với sự hiện diện của Thống chế de Castries, Bộ trưởng Hải quân và Công tước de Montmorin, Bộ trưởng Ngoại giao.

 

Nội dung buổi triều kiến được hai bộ trưởng tham dự ghi lại trong notes, và được lưu trữ trong văn khố Bộ Hải quân và Bộ Ngoại giao; Faure sưu tầm hai bài notes này, viết lại trong cuốn Monseigneur Pigneau de Béhaine (sẽ dẫn là Faure) (t. 78-85). Không rơ ông có thêm thắt ǵ không.

 

Theo Faure, Bá Đa Lộc tŕnh bày t́nh h́nh chung đại khái như sau: Việt Nam có vị trí thuận lợi, ai chiếm được th́ có thể làm chủ sự lưu thông cả vùng, ngăn ngừa được đế quốc Anh bành trướng. Những lợi ích đem quân giúp Nguyễn Ánh rất lớn mà sự đổ bộ lên vịnh Đà Nẵng là an toàn, v.v. Bá Đa Lộc xác định với Pháp hoàng rằng lực lượng thủy binh của Tây Sơn “không có ǵ đáng kể”, ông nói: “Những chiến thuyền mạnh nhất của chúng chỉ bằng thứ tàu nhỏ ba buồm (chasse-marée) của ta. Thần có thể nói rằng, trong [trận chiến] lúc bắt đầu cuộc nổi loạn, một thần dân can đảm của bệ hạ mà hạ thần dẫn từ Pondichéry đến giúp Nguyễn Ánh, chỉ huy một tàu bé, với 10 đại bác rất nhỏ và vài tên lính thuỷ ở vùng Gia Định (Sài G̣n); vậy mà cũng cầm cự được một ngày, chống lại cả một hạm đội của quân địch gồm 100 chiến thuyền, mà không bị bắt. Đúng, là anh tử tiết với tàu. Đúng, anh là một người Pháp can đảm, có một nghị lực phi thường, mà tên tuổi anh, v́ hành động này, sẽ măi măi là thần tượng ở nước Nam” (Faure, t. 82-83).

 

Không rơ v́ cố ư hay v́ không biết, mà Bá Đa Lộc đă báo cáo sai lầm về sức mạnh quân sự của Tây Sơn, và về sự cầm cự của Mạn Hoè. Nhưng chính những sai lầm này, kèm theo sự lầm lẫn có thể đổ bộ dễ dàng lên vịnh Đà Nẵng (lúc đó Quang Trung đang làm chủ) mà giám mục Bá Đa Lộc đă gặp những cản trở của phe chống lại việc cầu viện.

 

Dù sao chăng nữa, th́ hai người Pháp Jean (Joang) và Manuel (Mạn Hoè) là hai người đă giúp Nguyễn Ánh trong thời điểm đầu giao tranh với Nguyễn Huệ.

 

Khi phái đoàn Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh từ Pháp về tới Pondichéry (1788) dư luận chắc khá sôi nổi, cho nên có một số thủy thủ đào ngũ trên các tàu Pháp, và một số người khác, từ Pondichéry hay Macao t́m đến Nam Hà đầu quân dưới cờ Nguyễn Ánh. Trong số đó có: Guillaume Guilloux, Jean-Baptiste Guillon, Julien Girard de l’Isle-Sellé, v.v. Chúng tôi sẽ lần lượt, t́m lại dấu vết của họ dưới đây.

 

Guillaume Guilloux

 

Quê ở Vannes (Morbihan), t́nh nguyện binh nhất trên tàu Le Duc de Chartres. Theo danh sách thuỷ thủ đào ngũ của Faure, Guilloux lên Pondichéry ngày 22/6/1784, và ở lại (Faure, t. 246). Từ năm 1784 đến 1790 không biết Guilloux làm ǵ. Ông được văn bằng Phó cai đội của vua ngày 27/6/1790, trong có câu:

 

“Hoàng thượng nhận thấy, dù J. Guilloux, quốc tịch Pháp, chưa có cơ hội làm việc nhiều, nhưng đă tỏ ra có thiện chí, nhất là đến từ rất xa, để phục vụ trong thuỷ binh của nhà vua; v́ thế hoàng thượng ban cho y chức Phó cai đội nhuệ tài hầu, dưới quyền của JM. Dagot [Dayot]…“ (Louvet, I, t. 538).

 

Trong thư của Le Labousse gửi Hội thừa sai Paris ngày 16/6/1792, có câu:

 

“Tất cả những người Pháp ở đây giúp vua được hơn hai năm, đều trở về Macao. Trong đó có hai anh em Dayot, quê quán Rhedon, ông Vannier, quê Auray. Các ông Launey và Guilloux quê ở Vannes, đều đă sang lại Pondichéry rồi; Launey, ngày mồng một năm ngoái [1/1/1791], và Guilloux tháng giêng vừa rồi…” (Cadière, Documents relatifs à l’époque de Gia Long, BEFEO, t. 28).

 

Như vậy, Guilloux bỏ vua Gia Long, trở về Pondichéry tháng 1/1792. Và theo Cosserat, th́ “Đi mất, không để lại dấu vết” (Cosserat, bđd, t. 172).

 

Jean-Baptiste Guillon

 

Quê ở Vannes (Morbihan, Bretagne). Trong danh sách thủ thủy đào ngũ của tàu Dryade, Faure viết:

 

“T́nh nguyện binh nh́ (nhận ngày 22/12/1787), trên tàu Dryade, rời cảng Lorient ngày 27/12/1787. Vào bệnh viện Pondichéry ngày 1/8/1788, ra ngày 14/8/1788. Trở lại Pondichéry cùng với tàu ngày 1/7/1789 và ở lại đây. Chú thích: Tới Brest, mang giấy thông hành của toà thị chính Saint-Brieuc ngày 18 Germinal năm thứ XIII, (18/4/1804), lên tàu Républicain làm đội phó tài công (deuxième maitre de timonerie)” (Faure, t. 242).

 

Như vậy, Guillon đến Pondichéry từ ngày 1/7/1789, ở lại đây không biết bao lâu rồi t́m cách đến Nam Hà. Guillon nhận văn bằng phó cai đội của vua ngày 27/6/1790, trong có câu:

 

“… tuy chưa có cơ hội trổ tài, nhưng đă tỏ ra có thiện chí, đến từ rất xa để phục vụ trong thủy binh của nhà vua. Hoàng Thượng tin tưởng vào tài năng của y, với văn bằng này, ban cho y chức Phó cai đội oai dơng hầu, dưới quyền của JM Dagot [Dayot]…” (Louvet, I, t. 537)

 

Faure c̣n viết thêm rằng: “Ông Guillon, nhận chức Lieutenant de vaisseau Nam Hà ngày 27/6/1790, đă phụng sự ở đó cho tới ngày về lại Brest, tức là trong ṿng 14 năm” (Faure, t. 242). Câu này chắc là sai, v́ Thực Lục không ghi tên Guillon trong các chiến dịch hành quân và Cosserat cho biết, ông cũng không t́m thấy dấu vết ǵ của Guillon trong ṿng 14 năm này (Cosserat, t. 172).

 

Cần phải nói thêm, Jean-Baptiste Guillon t́nh nguyện trên tàu Dryade, tàu này rời Lorient ngày 27/12/1787, trên có Olivier de Puymanel và phái đoàn Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh. Vậy có thể Jean-Baptiste Guillon đă quen Puymanel và Bá Đa Lộc trong chuyến đi này. Và có thể đó là lư do khiến Guillon t́m đến Nam Hà.

 

Julien Girard de l’Isle-Sellé

 

Không biết quê ở đâu. Theo Cosserat, có lẽ là công chức thuộc địa, v́ không thấy tên trong danh sách thủy thủ đào ngũ của Faure. Trong văn bằng vua cấp cho Isle-Sellé ngày 27/6/1790, có câu:

 

“…với văn bằng này, cấp cho y chức Cai đội long hưng hầu, giao cho y quản chiếc tàu Le Prince de Cochinchine, dưới quyền điều khiển và phải tuân mọi lệnh của Jean-Marie Dagot [Dayot], chỉ huy phân khu có tàu này” (Louvet, t. 535)

 

Văn bằng này rất giống văn bằng của Vannier, cả hai đều ở dưới quyền Dayot. Tuy nhiên không thấy Thực Lục nói đến tên ông, và Cosserat (t. 173) cũng cho biết: có lẽ ông không ở lâu v́, tôi không t́m thấy tài liệu ǵ của ông sau năm 1790.

 

Jean-Marie Despiaux (?-1824)

 

Jean-Marie Despiaux là một bác sĩ, ở Nam Hà từ 1799 đến khi ông mất, khoảng 1824. Ông được vua Minh Mạng giao cho đi Macao mua thuốc pḥng ngừa (vaccin) bệnh đậu mùa.

 

Không biết ông đến Nam Hà năm nào, nhưng được nhận văn bằng của vua ngày 2/4/1799.

 

“Văn bằng cấp cho M. Despiaux

 

Trẫm, vua Nam Hà, cấp bằng này cho Jean-Marie Despiaux, quốc tịch Pháp. Người có tên J.M. Despiaux, nghe tiếng trẫm lănh đạo công minh đă t́m đến Nam Hà, trẫm biết y có tài làm thuốc, ban cho y chức bác sĩ trong quân đội, lệnh xuống tàu Phụng [Phượng phi] theo quân, sẵn sàng tới bất cứ nơi nào cần gọi, để hành nghề. Nếu người mang tên J.M. Despiaux, không chu toàn bổn phận, sẽ bị trừng phạt theo đúng luật pháp. Khâm tai.”

 

Ngày 2/4/1799. (Louvet, I, t. 537).

 

Cosserat cho biết: Despiau (Despiaux, tên những người Pháp mỗi chỗ viết một khác) quê ở Bazas (Gironde). Bác sĩ giải phẫu. Chắc chỉ có vai tṛ rất phụ. Theo Đức Chaigneau, ông đă có thời ở Macao rồi đến nước Nam, được người Pháp ở đây đón tiếp nên quyết định ở lại, và làm việc trong số các thầy thuốc của Gia Long. Ông đă có mặt lúc Bá Đa Lộc mất, ngày 9/10/1799, đă săn sóc cho vị giám mục tới phút cuối.

 

Lá thư của Vannier viết cho M. Baroudel ngày 13/7/1820, cho biết:

 

“Tôi [Vannier] đề nghị với vua [Minh Mạng] sai M. Despiau đi t́m [thuốc chích ngừa ở Macao đem về], ông ở đây đă lâu và cũng là một trong những thầy thuốc ở trong cung. Nhà vua bằng ḷng…” (Cadière, Doc. Rel., BEFEO, t. 63).

 

Một lá thư nữa của giám mục La Bartette gửi M. Baroudel từ Huế ngày 2/8/1821 (Cadière, Doc. Rel. BEFEO, t. 65) và một thư khác của Vannier gửi cho M. Baroudel từ Huế ngày 2/8/1821 (Cadière, Doc. Rel. BEFEO, t. 67) cũng nói đến sự hiện diện của M. Despiau vào thời điểm này.

 

Rồi không có tin ǵ nữa, cho đến năm 1825, trong bản báo cáo của nam tước Bougainville gửi Bộ trưởng Thuộc địa và Thủy quân, viết từ Đà Nẵng, ngày 12/2/1825, trên tàu La Thétis có câu: “Ngay hôm tôi đến đây, tôi đă trao cho quan sở tại một lá thư cho ông Chaigneau, trong đó tôi yêu cầu ông đến Đà Nẵng và thông báo sự cập bến của Hạm đội; tôi không biết ông quan này đi lúc nào, chỉ ngày hôm sau nữa, ngày 14, tôi mới biết là chỉ c̣n có một người Pháp ở đây, ông Despiau, thầy thuốc, vừa mới chết…” (Cordier, Le consulat de France à Huế, t. 106).

 

Theo Đức Chaigneau (Souvenirs de Huế, t. 231): ” Ông Despiau, những khả năng trí tuệ đă bị mất đi, không c̣n sáng suốt để làm thầy thuốc, điều mà ông nhận là đă có học trong thời trẻ. Người ta gọi ông là bác sĩ, nhưng ông chỉ có tên thôi, c̣n th́ ông chỉ cho thuốc chữa bệnh ngoài da, mà người Việt rất thích. Ông Despiau thuộc đám kiều dân nhỏ chúng tôi, không có gia đ́nh ở Huế, rất thân với hai gia đ́nh Pháp chúng tôi [Chaigneau và Vannier] mà ông coi là gia đ́nh ông” (Trích theo Cosserat, bđd, t. 177-178).

 

De Forcant (Forcanz) (?-1811) và trận Thị Nại 1801

 

Quê miền nam Bretagne. Không có tên trong danh sách 369 người lính đào ngũ do Faure cung cấp. Louvet đưa de Forcanz vào danh sách những sĩ quan đến nước Nam cùng Bá Đa Lộc năm 1789, nhưng, Louvet, ngoài sưu tập những văn bằng vua ban cho những người Pháp, những điều ông viết về giai đoạn này không có ǵ là bảo đảm.

 

Qua những ǵ ghi trong chính sử Việt, đầu năm 1800, khi Nguyễn Ánh quyết định đem quân giải vây cho Vơ Tánh và Ngô Ṭng Châu đang bị Trần Quang Diệu bao vây rất ngặt trong thành B́nh Định, de Forcant cùng Vannier và Chaigneau được bổ vào Trung quân, dưới quyền điều khiển của Tống Phước Lương; từ tháng 3/1800, quản ba tàu đồng, đi theo hải quân của Nguyễn Văn Trương, trong chiến dịch.

 

Thực Lục, việc tháng 2 ÂL (tháng 3/1800) ghi:

 

“Sai khâm sai thuộc nội cai đội Nguyễn Văn Chấn [Vannier] quản tàu đại hiệu Phượng phi, Nguyễn Văn Thắng [Chaigneau] quản tàu đại hiệu Long phi, Lê Văn Lăng [de Forcant] quản tàu đại hiệu Bằng phi, theo Trung quân sai phái đi đánh giặc. (Bọn Chấn đều là người Phú Lăng Sa)” (TL, I, t. 407).

 

Nguyễn Vương không thể giải vây được B́nh Định v́ lực lượng thủy quân hùng hậu của Vơ Văn Dũng đậu ở cửa Thị Nại.

 

Đặng Đức Siêu bày kế đánh hoả công, dụng cụ đă làm xong.

 

Nguyễn Vương mật định hôm 28/2/1801 sẽ tấn công chớp nhoáng.

 

Trận Thị Nại thứ hai xẩy ra ngày 1/3/1801 (xin nhắc lại: trận Thị Nại thứ nhất tháng 7/1792, Nguyễn Ánh phá tan thuỷ quân của Nguyễn Nhạc), Nguyễn Ánh phá tan thuỷ quân của Vơ Văn Dũng, chiến thắng lớn nhất của Nguyễn Ánh, đưa chiến tranh vào ngơ quặt quan trọng.

 

Trong trận này, de Forcant, Vannier và Chaigneau điều khiển ba chiếc thuyền đồng hộ tống nhà vua. Mặc dù chiến thắng lớn, nhưng quân Nguyễn vẫn không giải vây được B́nh Định. Đặng Đức Siêu dâng kế đánh ra Quảng Ngăi, Quảng Nam trước.

 

Thực Lục, tháng 2 ÂL (tháng 3-4/1801):

 

“Sai Nguyễn Văn Trương điều bát thuỷ quân tiến ra Quảng Ngăi, Quảng Nam đánh giặc. Vệ uư vệ Tuyển phong hữu Tả dinh quân Thần sách là Phan Văn Đức. Vệ uư vệ Phấn dực Trung quân là Tống Phước Lương, Chánh vệ vệ Thuận vơ là Vương Văn Học và các chúa tàu hiệu Long phi, Phượng phi, Bằng phi là bọn Nguyễn Văn Chấn [Vannier], Nguyễn Văn Thắng [Chaigneau], Lê Văn Lăng [de Forcant] đều thuộc quyền” (TL, I, t. 432).

 

Trong chiến dịch Quảng Nam, de Forcant, Vannier, Chaigneau, ở dưới quyền điều khiển của tướng Phạn Văn Nhân đánh vào cửa biển Đà Nẵng.

 

Sau khi Nguyễn Văn Trương chiếm lại dinh Quảng Nam. Nguyễn Ánh ban thưởng cho tướng sĩ thắng trận, trong dịp này, De Forcant, Vannier, Chaigneau, được thăng chức Cai cơ. Thực Lục, tháng 6 ÂL (tháng 7/1801) ghi:

 

“Cho Khâm sai thuộc nội cai đội Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Văn Chấn, và Lê Văn Lăng làm Khâm sai thuộc nội cai cơ, vẫn quản các thuyền hiệu Long phi, Phượng phi và Bằng phi” (TL, I, t. 451).

 

De Forcant và Vannier được sai nhiệm vụ tải lương. Thục Lục, tháng 11 ÂL (tháng 12/1801) ghi: “Sai chúa tàu Phượng phi là Nguyễn Văn Chấn và chúa tàu Bằng phi là Lê Văn Lăng chở 15.000 phương gạo từ Quảng Nam đến quân thứ Thị Nại” (TL, t. 474).

 

Về phiá tài liệu Pháp, sự hiện diện của de Forcanz được ghi nhận từ năm 1800, trong lá thư của Le Labousse gửi hội thừa sai Paris, viết ngày 24/4/1800.

 

Đây là lá thư dài linh mục Le Labousse viết về công trạng của vua Gia Long, có một đoạn nói đến chuyện Gia Long tự đóng tàu theo lối Âu Châu, trong đó có câu: “Tàu Bằng Phi [l’Aigle] 26 đại bác, do de Forcant, người miền nam Bretagne, điều khiển” (Cadière, Documents relatifs à l’époque de Gia Long (Tài liệu liên quan đến thời Gia Long), BEFEO, t. 39).

 

Về phiá Pháp, cũng có nhiều chứng từ về việc de Forcant dự trận Thị Nại 1801:

 

1- Thư của Chaigneau viết cho Barisy ngày 2/3/1801, có câu:

 

“Barisy thân. Chúng ta vừa đốt sạch thủy quân của địch, không thoát một ghe. Cho tới bây giờ, trận này đẫm máu nhất của quân đội nước Nam. Địch chiến đấu đến chết. Phía ta cũng có nhiều người chết và bị thương, nhưng so với thắng lợi mà vua thu được th́ chẳng có ǵ đáng kể. Vannier, Forcanz và tôi đều dự trận này và trở về lành lặn…” (Doc. Rel., BEFEO, t. 39-40).

 

2- Lá thư dài của Barisy gửi M. Létondal ngày 11/4/1801, mô tả trận Thị Nại, tuy Barisy không nói đến nhiệm vụ của ba người này trong trận chiến, nhưng có nhắc đến tên ba người Forsanz, Vannier và Chaigneau (Doc. Rel., BEFEO, t. 41).

 

3- Thư của Le Labousse gửi về Hội Thừa sai, đề ngày 20/4/1801, ở B́nh Khang, cũng mô tả trận Thị Nại 1801, nhưng ông viết về nhiệm vụ của những người Pháp này một cách chi tiết, đặc biệt ông kể lại chiến công của De Forcant:

 

“Chiến thắng lẫy lừng nhất, sẽ để lại dấu ấn trong biên niên sử nước Nam, là vua vừa thắng thủy quân Tây Sơn ở hải cảng Quy Nhơn, chỗ trên bản đồ đề Chine-Chine [Thị Nại]. Ở đó, cách đấy 7, 8 năm trước, ông đă phá hải quân của địch. Ông vừa tái tạo lần thứ nh́ hôm 1/3. [...]

 

“Những sĩ quan Pháp, các ông Chaigneau, Vannier, và De Forcanz, điều khiển các tàu le Dragon [Long Phi], le Phoenix [Phượng Phi] và L’Aigle [Bằng Phi] cũng đi chiến dịch này.

 

Mỗi người với tàu trang bị khí giới, có nhiệm vụ hộ tống nhà vua và pḥ trợ tất cả những thuyền chiến trở về. (Ils accompagnèrent le roi chacun avec un bateau bien armé et ce fut eux qu’il chargea de faire entrer toutes les galères).

 

Nhưng lúc đánh nhau, họ bị giữ lại để hộ tống vua. Khi nghe thấy tiếng đại bác nổ, máu Pháp sôi sục trong huyết quản, vua phải nghiêm cấm mới cản được ḷng nhiệt thành của họ. Giữ họ lại bên vua c̣n khó hơn là thúc quân tiến lên giữa những trận mưa đại bác. Ông de Forcanz đă không dằn ḷng trước cơn hăng say chiến đấu; ḷng can đảm thúc đẩy, đang đêm lẻn vào cảng một ḿnh đốt hết bảy tàu chiến trang bị khí giới nhiều nhất.

 

Các ông Vannier và Chaigneau cũng có thể làm được như thế, nếu làm theo ḷng can đảm, nhưng các ông nhớ ra rằng ḿnh có nhiệm vụ canh gác cho cả ngai vàng trong con người nhà vua” (Doc. Rel., BEFEO, t. 45-46).

 

Đoạn văn rất hào hứng này của vị linh mục phô trương ḷng nhiệt thành và sôi sục của Vannier, Chaigneau, và nói đến hành động can đảm và chiến công của de Forcant, và cũng cho ta biết: Trong trận Thị Nại, ba người này chỉ huy các tàu Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi có nhiệm vụ hộ tống vua. Một tư liệu khác, cho biết, bộ chỉ huy của Nguyễn Vương đậu ở một vịnh kín đáo, cách chỗ đánh nhau khá xa. Như vậy ta có thể hiểu những tàu hộ tống cũng không phải xông pha tên đạn nhiều.

 

Lá thư của Barisy, viết ngày 16/7/1801 cho các ông Marquini và Létondal, kể về trận Phú Xuân, cũng nhắc đến tên de Forcanz, Vannier và Chaigneau, trong trận đánh Huế.

 

Theo Cosserat, th́ đó là lần chót ông thấy tên de Forcanz.

 

Sau chiến thắng Phú Xuân, cả ba người Pháp theo giúp Nguyễn Ánh đến chiến thắng sau cùng là de Forcanz, Vannier và Chaigneau, sẽ được thăng chức Chưởng Cơ. Cả ba đều lấy vợ Việt và ở lại Huế.

 

Trong thư của M. Audemar, viết tại Nam Kỳ ngày 28/4/1811 báo tin J.M Dayot vừa chết v́ đắm tàu, có thêm câu: “M. De Forcanz cũng mới chết và chết trong điạ ngục (en réprouvé); ít ra chúng ta không có một ức đoán nào để tin rằng ông ấy đă tự cứu rỗi linh hồn” (Doc. Rel, BEFEO, t. 61).

 

Vậy de Forcanz từ trần trong t́nh trạng bỏ đạo. Ông được chôn ở Huế năm 1811.

 

Theo Cadière: “Nghe nói de Forcant có nhiều con: cậu Của (Nguyễn Văn Của), cậu Vinh (Nguyễn Văn Vinh), cậu Nhỏ (Nguyễn Văn Nhỏ)… một người đi ra nước ngoài rồi về chết ở Nam Hà. Một người khác, đă kết thúc trong nghèo đói, bên bờ dốc thành nội, nơi anh ta ở, gần kho gỗ cũ (mộc thương). Một người con gái không để lại dấu vết rơ. Cậu Nhỏ có lẽ đă mất lúc c̣n bé, và được chôn cạnh cha. C̣n cậu Của, đă để lại kỷ niệm trong ḷng họ đạo Phủ Cam, như một kẻ cờ bạc, không làm ăn ǵ cả”. (Cadière, bđd, t. 65).

 

Cosserat (t. 189) trích theo Đức Chaigneau, trong Souvenirs de Huế, (t. 194, note 1) cho biết: nhà ông ở Bao Vinh đối diện với nhà Vannier.

 

Mộ ông nằm trên bờ phải kênh Phủ Cam, xóm Phủ Tú, làng Dương Xuân, huyện Hương Trà; năm 1898, đề tên mộ Vannier, nhưng Vannier về Pháp và mất ở Lorient. Cadière chứng minh đó là mộ của de Forcant. (Cadière, Les Français au service de Gia Long, BAVH, 1918, II, t. 59-60).

 

Thụy Khuê

 

Nguồn: http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-st-cng-trang-cua-nhung-nguoi-php-gip-vua-gia-long-19/

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long

Chương 16: III - Le Brun

 

Hai người Pháp đến giúp Nguyễn Ánh, được vua cho chức vụ cao hơn người khác và có trách nhiệm lớn hơn, là Théodore Le Brun và Jean-Marie Dayot. Khác với những đồng hành, tên tuổi của họ c̣n tồn tại đến ngày nay, v́ được các sử gia thuộc địa đưa lên hàng đầu trong số những “sĩ quan” có công “dựng lại ngôi báu” cho Nguyễn Ánh. Sự kiện này có lẽ thoát thai từ việc, ngay từ đầu, tức là từ ngày 27/6/1790, chức vụ của họ đă cao hơn người khác:

 

Le Brun chỉ là binh nhất trên tàu Pháp khi đào ngũ, được nhận chức Khâm sai cai đội thanh oai hầu, quản chiếu việc công thự, có lẽ v́ đă khai man là “sĩ quan” và “kỹ sư”, rồi các ng̣i bút thuộc địa viện vào để đưa lên hàng “kiến trúc sư thiết kế đô thị” đầu tiên của Việt Nam.

 

Jean-Marie Dayot, người duy nhất đă từng là sĩ quan trên thương thuyền ở Ấn Độ, với chức trợ tá đại uư, cai quản tàu buôn nhỏ Adélaide, hoạt động trong vịnh Bengale, trước khi đến Việt Nam. V́ vậy mà Dayot có khả năng vẽ được thuỷ đạo đồ bờ biển nước Nam.

 

Nhờ kinh nghiệm và phẩm trật có thực, JM Dayot được nhận chức Khâm sai cai đội quản chiếu tàu nhị chích trí lược hầu, quản chiếu hai tàu Đồng Nai và Le prince de Cochinchine (tàu này không biết tên Việt là ǵ, đây là tên đă dịch sang tiếng Pháp) với sự trợ tá của Vannier, cai đội chấn thanh hầu, quản tàu Đồng Nai, và Isle-Sellé, cai đội long hưng hầu, quản tàu Le Prince de la Cochinchine, cùng với Guillon, phó cai đội oai dơng hầu và Guilloux, phó cai đội nhuệ tài hầu. Dayot, sau khi phạm tội, trốn đi, kể lại chuyện ḿnh và Puymanel cho Sainte-Croix nghe và viết lại: Sainte-Croix sẽ biến Puymanel thành “kỹ sư trưởng” chỉ huy việc đóng thuyền và xây dựng các thành đài ở nước Nam và Dayot thành “thủy tổ ngành hải quân” Việt Nam.

 

Chúng tôi thử điều tra lại con đường thực thụ của hai nhân vật này, trước hết là Théodore Le Brun.

 

Théodore Le Brun

 

Trước khi đến Việt Nam

 

Không biết quê ở đâu. Qua những thông tin Faure chép được trong Văn khố Bộ Hải quân (Archives de la Marine), Le Brun trước hết là lính t́nh nguyện trên tàu Vénus, “tàu Vénus khởi hành từ Brest ngày 18/6/1785 và bị nạn trong vịnh Ba Tư. Thuyền trưởng tàu này chuyển sang tàu Méduse ngày 18/6/1788” (Faure, t. 241). Như vậy, Le Brun ở trong số những thuỷ thủ của tàu Vénus bị chuyển sang tàu Méduse, tuy nhiên, trong bản kê khai tên các thuỷ thủ đào ngũ của tàu Vénus, cũng lại có tên Le Brun: “Danh sách tên những thuỷ thủ của tàu Vénus bị đuổi hay đào ngũ, gồm có: Le Brun (Théodore), t́nh nguyện binh nh́ (chức nhận ngày 8/2/1788), chuyển sang tàu Méduse, ngày 19/6/1788…” (Faure, t. 241).

 

Ở trang 241 th́ Faure viết như vậy, nhưng đến trang 243, về tàu Méduse, Faure lại ghi: “Tên những thuỷ thủ đào ngũ hay bị đuổi trong hành tŕnh, gồm có: Le Brun (Théodore), t́nh nguyện binh nhất (chức nhận ngày 1/1/1789)” (Faure, t. 243).

 

Như vậy, Le Brun bị hai lần ghi tên trong danh sách đào ngũ, của tàu Vénus và tàu Méduse, chắc có sự nhầm lẫn, v́ anh ta được chuyển từ tàu Vénus sang tàu Méduse, vậy chỉ đào ngũ một lần ở tàu Méduse.

 

Faure viết tiếp: “[Le Brun] vào bệnh viện Pondichéry ngày 28/6/1788, ra ngày 28/8/1788, lên bờ ở Macao ngày 13/1/1790, rồi ở lại; nợ Nicholas Lolier 45 piastres à 5l, 8s, [?] trị giá 243 livres.” (Faure, t. 243). Như vậy, Le Brun ở bệnh viện Pondichéry trong hai tháng từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 8 năm 1788. Rồi có lẽ anh ta phải lên tàu Méduse làm việc trở lại cho tới ngày 13/1/1790, tàu này ghé Macao, anh ta bèn ở lại đây, lần này mới thực sự là đào ngũ; không biết Le Brun ở lại Macao bao lâu rồi mới t́m cách sang Việt Nam.

 

Văn bằng Khâm sai cai đội của Le Brun

 

Ngày 13/1/1790 Le Brun mới tới Macao và ở lại, rồi t́m cách sang Nam Hà. Mà thành Gia Định, theo Trịnh Hoài Đức, đă đắp từ ngày 4/2/Canh Tuất [19/3/1790]. V́ vậy, tất cả các giả thuyết cho rằng Le Brun vẽ bản đồ thành Gia Định là hoàn toàn vô lư. Bởi việc xây dựng một thành phố, không thể xúc tiến trong vài ngày.

 

Ta chỉ có thể chắc chắn rằng, Le Brun có mặt ở Việt Nam trước ngày 27/6/1790, là ngày anh ta được nhận chức Khâm sai cai đội, với một văn bằng được ưu đăi hơn người khác:

 

“Hoàng Thượng xét thấy tài năng của Théodore Lebrun, quốc tịch Pháp, với bằng văn bằng này, ban cho y chức Khâm sai cai đội thanh oai hầu, quản chiếu việc công thự [bản tiếng Pháp dịch là capitaine ingénieur]; v́ thế, Hoàng Thượng, giao cho y coi sóc tất cả những đồn luỹ trong nước, và lệnh cho y phải t́m mọi cách để có được sự bảo đảm an toàn cho những thành tŕ này. Nếu v́ bất cẩn, y không làm tṛn nhiệm vụ, th́ sẽ bị trừng phạt theo luật pháp.

 

Ngày thứ 15, tuần trăng thứ năm, năm thứ 51, đời Cảnh Hưng (27/6/1790)” (Louvet, t. 536).

 

Qua văn bằng này, ta thấy Le Brun đă tự nhận ḿnh là kỹ sư xây dựng nên được vua cho chức Khâm sai cai đội oai thanh hầu, trông coi các thành tŕ. Chức vụ của Le Brun tương đương với chức vụ của Dayot, là Khâm sai cai đội quản chiếu tàu nhị chích trí lược hầu, khâm sai cai đội trông coi hai tàu (quản chiếu tàu nhị chích).

 

Rất tiếc là chúng ta không có văn bằng của Puymanel để so sánh xem Puymanel được nhận chức ǵ, khi mới đến. Việc này hơi lạ, v́ chính Puymanel dịch bằng của các bạn ra tiếng Pháp, mà lại không thấy anh ta đưa văn bằng của ḿnh ra dịch. Hoặc v́ Puymanel sợ các bạn ganh tỵ hoặc v́ anh ta khai man nhiều quá, nên sợ bị tố cáo chăng?

 

Và Puymanel, từ chức Khâm sai cai đội năm 1790, đến năm 1792, đă lên thẳng chức Vệ uư, là điều lạ, khiến Cadière cũng thắc mắc. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng v́ Puymanel đă lập được nhiều công trong ngành pháo binh, như việc cùng với Trần Văn Học “chế tạo các hạng hoả xa, chấn địa lôi, binh khí” (Liệt truyện, II, t. 282), nên được lên chức năm 1792, đúng vào lúc quân Pháp bỏ đi và Nguyễn Vương đang cần người, sẽ nói rơ hơn về vấn đề này, trong phần viết về Puymanel.

 

Trở lại các văn bằng phát ngày 27/6/1790, chỉ có Le Brun và Dayot là được hai chức Khâm sai, Vannier chỉ có chức cai đội, quản tàu Đồng Nai, dưới quyền Dayot; Isle-Sellé được chức cai đội, quản tàu Le prince de Cochinchine, dưới quyền Dayot; c̣n Guillon, nhận chức phó cai đội, dưới quyền Dayot, và Guilloux chức phó cai đội, dưới quyền Dayot.

 

Tóm lại, v́ Dayot là người duy nhất có học lực và kinh nghiệm, từng điều khiển tàu ở Ile France, nên anh ta đă được chức cao và rất được trọng đăi, dưới quyền có tới 4 phụ tá: Vannier, Isle-Sellé, Guillon và Guilloux.

 

Nhưng đọc kỹ văn bằng phát cho những người này, ta thấy vua rất nghiêm khắc, luôn luôn có câu: “Nếu v́ bất cẩn, y không làm tṛn nhiệm vụ, th́ sẽ bị trừng phạt theo luật pháp”. V́ câu này, mà Dayot khi làm đắm tàu Đồng Nai, có thể đă bị xử tử, cho nên y phải chạy trốn. Trường hợp của Le Brun không biết như thế nào, nhưng ta cũng có thể đoán: v́ y khai man là kỹ sư, nên khi không làm được việc pḥng bố các đồn luỹ, Le Brun cũng phải bỏ đi.

 

Le Brun bỏ đi

 

Le Brun bỏ đi rất sớm.

 

Le Brun bỏ đi, sang Macao, mà có lẽ một trong những người đầu tiên trong toà lănh sự Pháp ở Quảng Đông mà Le Brun gặp là de Guignes, nhân viên hay điệp viên của Pháp ở Quảng Đông năm 1791, mà chúng tôi đă nói đến nhiều lần trong các chương trước. V́ vậy bản báo cáo của De Guignes gửi về Bộ Ngoại giao ngày 29/12/1791 có nói đến việc Le Brun bỏ đi. Nhờ bản báo cáo này (do Faure trích dẫn, chúng tôi đă nói tới trong chương 12) nay ghi lại hai đoạn đáng chú ư, để soi tỏ một số vấn đề. De Guignes viết:

 

1- “Các ông Olivier và Le Brun, sĩ quan Pháp, đă cho ông ta [Nguyễn Ánh] một cái bản đồ thành đài. Nhà vua muốn xây ngay một thành, mặc dù cần phải có thời gian thuận lợi. V́ vậy phải sách nhiễu dân chúng, phá nhà cửa, bắt 30.000 dân công làm thành cho vua có nơi rút quân khi thua trận. Quần chúng và quần thần nổi dậy. Olivier và Le Brun, hai tác giả công tŕnh này cũng bị vạ lây. Giám mục Bá Đa Lộc, phải đưa hai ông về trốn ở nhà ḿnh mới tránh khỏi tai nạn này” (Faure, t. 214).

 

Người ta sẽ bạ vào câu trên để “chứng minh” Puymanel và Le Brun là tác giả xây thành Gia Định (xem chương 12). Nhưng ở đây, chúng ta có thêm một nhận xét nữa, rằng: de Guignes không bịa ra tin này, ông ta chỉ chép những ǵ Le Brun kể lại. Vậy trường hợp Le Brun rất có thể, cũng giống như trường hợp Dayot, tức là sau khi bỏ đi, phải thuật lại chuyện ḿnh cho hay: Le Brun xuất thân binh nhất, nhưng khai man là kỹ sư, nên được trao trọng trách quản lư các thành tŕ; v́ không làm được nên mới bịa chuyện: cho vua bản đồ và vua đă vội vă xây thành theo bản đồ của y và Puymanel cho, nên dân mới nổi loạn, khiến y và Puymanel bị vạ lây.

 

2- De Guignes viết: “Ông Le Brun, thấy vua đánh giặc chậm quá, đă bỏ về Macao”. Chỉ c̣n lại ở Nam Hà ông Olivier mà đức giám mục Adran không ngớt lời khen ngợi. Không có tàu ngoại quốc nào đến Nam Hà nữa” (Faure, t. 215).

 

Câu Không có tàu ngoại quốc nào đến Nam Hà nữa, là sai hẳn rồi. Nhưng câu Ông Le Brun, thấy vua đánh giặc chậm quá, đă bỏ về Macao, cũng sai nốt: Khi Le Brun ở Nam Hà, từ tháng 6/1790 đến khi bỏ đi giữa năm 1791, không có trận đụng độ nào giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn cả, v́ Quang Trung c̣n đó làm sao mà đánh. Th́ không thể nói là đánh nhanh hay đánh chậm.

 

3- Faure thấy de Guignes viết câu này sai, bèn chua thêm chú thích: “Như vậy, chắc chắn anh lính t́nh nguyện binh nhất Le Brun chẳng ở Nam Hà lâu hơn 15 tháng. Le Brun bỏ đi, không phải v́ [vua] đánh chậm, mà bởi v́ ít lương, và nhất là anh không bằng ḷng ở dưới lệnh của Olivier, chỉ là t́nh nguyện binh nhất thôi, vậy mà được chức Tham mưu trưởng quân đội Nam Hà (Chef d’état-major de l’armée de Cochinchine) chức vụ làm cho anh có quyền điều khiển người đồng bạn” (Faure, note số 2, t. 215).

 

Câu này của Faure, chỉ đúng một phần: “lính t́nh nguyện binh nhất Le Brun chẳng ở Nam Hà lâu hơn 15 tháng”. Bởi v́ Le Brun đến Nam Hà khoảng tháng 6/1790, và trở về Macao, trong năm 1791. (Cuối năm 1791, de Guignes đă viết báo cáo trên đây, vậy th́ Le Brun đă trở về Macao mấy tháng trước đó). Phần c̣n lại, là sai, bởi v́, Olivier de Puymanel chưa bao giờ được làm Tham mưu trưởng quân đội Nam Hà, cả. Chức này do Dayot bịa ra khi nói chuyện với Ste-Croix để tự thăng ḿnh và Puymanel lên, hoặc chính Ste-Croix bịa đặt.

 

Năm 1790-1791, Puymanel chỉ có thể là Cai đội hoạc Khâm sai cai đội mà thôi. Puymanel lại chuyên về pháo binh, chưa chắc đă làm việc chung với Le Brun.

 

Lư do chính về sự bỏ đi của Le Brun, mà cả Faure lẫn de Guignes đều không biết hoặc biết mà không nói ra, theo chúng tôi, là v́ Le Brun trót khai man, anh ta không phải là kỹ sư, không biết ǵ về thành quách, ở lại mà không làm được việc, sợ bị vua trị tội.

 

Cosserat cho biết Le Brun từ chức năm 1791, trở về Macao, rồi biệt tích (Cosserat, t. 174).

 

Nhưng sau này Taboulet t́m thấy một thư Le Brun viết từ Ile de France ngày 15/6/1792, cho M. Létondal, trong có câu: “Tôi lui về ở cách bến tàu ba dặm, chỗ người bà con có nhà thợ ruộm, tôi trông nom công việc và làm quản lư cho họ. C̣n hơn là làm việc cho vua Nam Hà” (Taboulet, I, t. 245).

 

Théodore Le Brun là người được một số ng̣i bút thuộc địa và Việt Nam dựng nên huyền thoại vào loại cao nhất, ngang hàng với Olivier de Puymanel và Jean-Marie Dayot, tuy nhiên, ta cũng nên phân biệt hai loại tác giả:

 

Sainte-Croix, viết theo lời kể của Dayot, không đả động ǵ đến Le Brun, chắc v́ Dayot không ưa Le Brun. C̣n Faure, Maybon và Cadière cũng không “tha thiết” lắm với Le Brun.

 

Chỉ có Taboulet là thượng thăng Le Brun lên hàng: “nhà thiết kế đô thị đầu tiên của Sài G̣n”. Và sự dựng đứng này được nhiều sử gia Việt Nam chép lại, khiến y “đích thực” đi vào lịch sử.

 

Tại sao Le Brun trở thành “nhà thiết kế đô thị” đầu tiên của Sài G̣n?

 

Tại sao lại có sự chấp nhận dễ dàng một người lính đào ngũ binh nhất, trở thành “nhà thiết kế đô thị”, mà không cần t́m kiếm sâu xa; như thể, tất cả những người Pháp đến nước Việt, dù vô học, cũng dễ dàng trở thành các “đại kỹ sư”, “đại kiến trúc” như vậy?

 

Chúng tôi tạm đưa ra mấy giả thuyết sau đây:

 

1- V́ cái tên Le Brun (cũng viết là Lebrun), gợi sự liên tưởng tới Charles Le Brun (1619-1690) hoạ sĩ đại tài, trang trí cung điện Versailles của Louis XIV. Vậy chính cái tên Le Brun của Théodore đă gây ấn tượng mạnh khiến người ta tưởng ông là con cháu Charles Le Brun; do đó, chỉ cần nghe phong thanh có một bản đồ thành Sài G̣n do Le Brun vẽ, là người ta tin là thật ngay và khi Taboulet đặt Le Brun lên hàng “nhà thiết kế đô thị đầu tiên của Sài G̣n”, th́ mọi người thi nhau chép lại.

 

2- V́ văn bằng của vua cấp cho Le Brun là Khâm sai cai đội thanh oai hầu quản chiếu việc công thự, và giao cho nhiệm vụ trông nom tất cả các thành tŕ trong nước (le soin de toutes les fortifications de ses Etats), theo như bản dịch tiếng Pháp của Puymanel; nhưng chúng tôi tin rằng câu này không dịch đúng nguyên văn chữ Hán, v́ nếu một người có quyền trông nom tất cả các thành tŕ th́ người ấy phải là thượng thư Bộ Công, hoặc quyền thượng thư, nhưng lúc đó chưa có chức này. Tuy ghi là Puymanel dịch nhưng Puymanel mới đến Việt Nam năm 1788, th́ 1790 chưa thể dịch được văn bằng chữ Hán, chắc Trần Văn Học hay Hồ Văn Nghị dịch giúp.

 

Dịch giả diễn chức vụ của Le Brun sang tiếng Pháp là capitaine ingénieur (đại úy kỹ sư), chúng tôi dịch lại là quản chiếu việc công thự.

 

Sau đó đến câu: “và lệnh cho y phải t́m mọi cách để có được sự bảo đảm an toàn cho những thành tŕ này” (et lui enjoint de prendre tous les moyens possibles pour pourvoir à leur sureté). Câu này gây khó khăn: nếu vua lệnh cho Le Brun phải “bảo đảm an toàn” những thành tŕ này, th́ y lại không phải là “kỹ sư” nữa mà y là “tướng”. Do đó, v́ không có bản trực dịch văn bằng từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ, th́ khó có thể biết đúng nhiệm vụ vua giao cho Le Brun.

 

3- Tuy vậy, có mấy điểm ta có thể chắc chắn:

 

- Le Brun khai man là kỹ sư chuyên về đồn luỹ, nên mới được nhận chức cao hơn các bạn.

 

- Văn bằng của vua viết rất nghiêm khắc: nếu không làm được việc th́ phải chịu tội.

 

- Việc vua trao cho Le Brun khó làm, quá khả năng của y, nên tránh bị tội, y mới bỏ đi.

 

Sau khi bỏ đi năm 1791, th́ năm sau, Le Brun nhận công việc trông coi nhà thợ nhuộm của người bà con ở Ile de France (thư Le Brun viết ngày 15/6/1792, Taboulet, I, t. 244) điều đó lại càng chứng tỏ Le Brun không có học lực hoặc khả năng đặc biệt một chuyên ngành nào cả.

 

Bản đồ thành bát quái được in lại trong sưu tập bản đồ của các tác giả thuộc địa, ghi là bản đồ Le Brun 1799, không thể là của Le Brun, v́ Le Brun đă bỏ đi từ năm 1791, và nếu Le Brun có vẽ được một bản đồ nào đó về thành bát quái th́ cũng chỉ là sự vẽ lại một bản đồ có sẵn của thành bát quái đă đắp xong. V́, thứ nhất, khi Le Brun đến Gia Định nhận văn bằng th́ thành đă làm xong rồi, và thứ hai, không có điều ǵ chứng tỏ Le Brun đă từng học ngành kiến trúc. C̣n cái bản đồ thành phố Tây phương theo kiểu Mỹ với 40 đại lộ ngang dọc mà mọi người nhắc đến, kể từ Cadière trở đi, rồi Taboulet phóng đại thêm ra, để chứng tỏ “tài năng” của Le Brun, th́ chưa ai t́m thấy ở đâu cả.

 

Công việc của chúng ta ngày nay, không phải là bác bỏ công lao của những người Pháp này, mà là t́m lại sự thực lịch sử. Ai có công th́ ghi. Những ǵ chỉ là lời đồn, cũng phải được đưa ra ánh sáng.

 

Thụy Khuê

 

Nguồn: http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-st-cng-trang-cua-nhung-nguoi-php-gip-vua-gia-long-20/

 

 

Chương 16

 

IV - Jean-Marie Dayot

 

Phần I: Chức vụ và trách nhiệm

 

 

Về mục từ Jean-Marie Dayot, Wikipédia tiếng Anh tóm tắt Wikipédia Pháp. Wikipédia Việt dịch lại tiếng Anh.

 

Wikipédia Pháp ghi chức nghiệp của Jean-Marie Dayot như sau: “Grand amiral de la flotte annamite et commandant des bâtiments français de l’Annam” (Đại đô đốc của hạm đội An Nam và tư lệnh những tàu Pháp của nước Nam); và ghi những “chiến công” của Dayot như sau:

 

“Năm1792, ông cầm đầu một chiến dịch cho Nguyễn Ánh, ông tàn phá 5 tàu chiến, 90 chiến thuyền, và khoảng 100 tàu nhỏ của Tây Sơn; ông cho đổ bộ quân đội lên bộ và phá huỷ những đồn luỹ trước khi quay về bến Can-Tru (?) Năm 1793, ông đặt ra chiến dịch hàng năm (Giac mua) [Giặc mùa], trong khi bộ binh do Olivier de Puymanel điều khiển lại tấn công Qui Nhơn lần nữa. Ông bắt được 60 chiến thuyền của Tây Sơn và chiếm được các tỉnh B́nh Thuận và Phú Yên, mặc dù thành Quy Nhơn vẫn chưa hạ được.

 

Jean-Marie Dayot c̣n thực hiện một công tŕnh lớn lao là thủy đạo đồ bờ biển nước Nam, bản đồ do người em vẽ và ông gửi một bản sao về Paris. Ông lấy tên ḿnh, Port Dayot, đặt cho cảng Van Phong [Vân Phong tức Ḥn Khói, tỉnh Khánh Hoà, nơi Gia Long đóng bản doanh khi đánh trận Thị Nại 1801; năm Minh Mạng thứ sáu đổi tên là Vân Phong]. Năm 1795, Jean-Marie Dayot bị kết án oan ức là đă cố t́nh làm đắm chiếc tàu mà ông cai quản. Oan thực, v́ lúc đó ông đâu có ở trên tàu. Ông bị kết án v́ bất cẩn và bị đóng gông. Nhờ Olivier de Puymanel và giám mục Adran can thiệp, ông mới được thả sau 4 ngày chịu nhục h́nh.

 

Ghê tởm v́ bị đối xử như thế sau những phụng sự lớn lao như thế, ông rời bỏ Nam Hà”.

 

Những điều Wikipédia Pháp viết trên đây, tổng hợp toàn bộ những ǵ các ng̣i bút thuộc địa viết về nhân vật này: “sự nghiệp” của Dayot; “sự oan ức” bị kết án, và sự “đối xử tàn nhẫn” của Gia Long, đối với con người “lừng lẫy” này.

 

Đôi khi chúng ta nghi ngờ độ chính xác của một số thông tin trên Wikipédia, nhưng đây là một trong những trường hợp điển h́nh nhất của sự xuyên tạc lịch sử, được Wikipédia quảng bá trên toàn thế giới.

 

Những sai lầm và xuyên tạc này đến từ các tác giả thực dân, mà chúng tôi đă tŕnh bầy trong các chương trước, nay xin đưa thêm vài nhận xét mới:

 

1- Chức Grand amiral, Đại đô đốc, nếu t́m tương đương trong sử Việt, là chức của Nguyễn Văn Trương, chỉ huy toàn bộ thủy binh của Nguyễn Ánh, đă lập chiến công trong các trận Thị Nại 1792 (cùng với Nguyễn Văn Thành), trận Thị Nại 1801, trận Đà Nẵng và trận Phú Xuân…

 

2- Việc “Dayot đặt ra chiến dịch giặc mùa” là hoàn toàn bịa đặt. Gió mùa chứ không phải giặc mùa. Thời đó, tất cả tàu bè (Âu hay Á) đều dùng buồm, đi đâu cũng phải đợi thuận gió mới khởi hành được. Không chỉ Nguyễn Ánh dùng chiến dịch gió mùa, mà Tây Sơn cũng đợi thuận chiều gió để đánh vào Nam, giặc mùa là tiếng dân miền Nam chỉ quân Tây Sơn.

 

3- Trên văn bằng vua cấp cho Jean-Marie Dayot có ghi: Khâm sai cai đội quản chiếu tàu nhị chích (khâm sai cai đội chỉ huy hai chiếc tàu [nhị chích là hai chiếc]). Hai tàu này là Đồng Nai và Le prince de Cochinchine (tên đă dịch sang tiếng Pháp, không rơ tên gốc tiếng Việt là ǵ), chưa rơ là tàu do người Việt làm, hay tàu Nguyễn Ánh mua lại của Bồ, Anh hay Pháp, vv… Tuy nhiên, nhiệm vụ hai tàu này là mua bán ở nước ngoài và vận tải lương thực, như ta sẽ thấy, chắc chắn không phải là tàu chiến.

 

Ngoài ra, từ 1790 đến năm 1795, Dayot giữ chức khâm sai cai đội, tức vẫn là cai đội, tuy có thêm chữ khâm sai, trên quyền cai đội một chút, chứ không thể là “đại đô đốc”. Người chỉ huy toàn bộ thuỷ quân của vua Gia Long là Nguyễn Văn Trương.

 

4- Chưa có chứng cớ ǵ đích xác về sự góp mặt của Jean-Marie Dayot trong trận Thị Nại 1792. Nếu có, cũng chỉ là vận tải lương thực. Dayot không ở trong hạm đội tác chiến. Trận Thị Nại 1792 đánh chớp nhoáng, tất cả chỉ có 10 ngày, chưa chắc Nguyễn Ánh đă cần đến sự vận tải lương thực, v́ Thực Lục không nói đến các quan coi việc quân lương như trong các chiến dịch khác.

 

Jean-Marie Dayot (1759- 1809)

 

Dayot là hai anh em: Jean-Marie và Félix, cùng đến giúp Nguyễn Ánh khoảng 1789.

 

Jean-Marie Dayot được nhận văn bằng của vua và giữ vai chính trong sự nghiệp này. Félix Dayot, nhỏ tuổi hơn, chỉ đi theo trợ giúp. Tuy sang cùng với Vannier, nhưng Félix không có chức tước rơ ràng, nên cũng không được ghi nhận trong các giấy tờ chính thức.

 

Trước khi viết về JM Dayot, chúng tôi xin nói qua về Félix Dayot: Félix Dayot, quê Redon (Bretagne), em Jean-Marie Dayot, đến nước Nam năm 1789 cùng với Vannier, và trốn đi năm 1795 cùng với JM Dayot.

 

Theo thư của giáo sĩ Le Labousse viết về Hội thừa sai Paris ngày 16/6/1792, th́: “Tất cả những người Pháp ở đây giúp vua được hơn hai năm, đều trở về Macao. Trong đó có hai anh em Dayot, quê Rhedon, và ông Vannier quê ở Auray” (Cadière, Doccuments Relatifs à l’époque de Gia Long, BEFEO, số 12, 1912, t. 28). Đó là Le Labousse tóm tắt t́nh h́nh chung vào tháng 6/1792, khi biết tin Quang Trung sẽ đánh xuống miền Nam qua ngả Lào. Tuy vậy, anh em Dayot c̣n ở lại Nam Hà đến 1795 và Vannier, lúc đầu chắc cũng định bỏ đi, nhưng sau, ở lại đến đầu đời Minh Mạng.

 

Anh em Dayot rời Nam Hà, sang ở hẳn Phi Luật Tân tiếp tục việc buôn bán.

 

Félix Dayot mất năm 1821; thư Vannier, từ Huế gửi M. Baroudel, quản thủ Hội thừa sai Macao, ngày 2/8/1821, viết về cái chết của Félix như sau: “Tôi rất đau đớn về cái chết của Félix Dayot cùng quê với tôi và đi cùng với tôi sang nước Nam năm 1789″ (Cadière, Doc. Rel., BEFEO, t. 67).

 

Tiểu sử Jean-Marie Dayot

 

Theo Taboulet, Jean-Marie Dayot, sinh ngày 21/3/1759 (Taboulet, I, t. 249). Quê ở Redon (Bretagne). Theo Faure, Dayot là cháu của Charpentier de Cossigny, cựu toàn quyền Pháp ở Ấn Độ. Dayot trực thuộc vào trụ sở thuộc địa địa phương ở Ấn Độ, với tư cách trợ tá đại úy hải quân, làm việc trên các thương thuyền, bị cướp ở Vizaudrut (giữa Goa và Bombay) bị đánh đập, trốn thoát, nhưng bị mất tàu (Faure, Bá Đa Lộc, note 1, t. 201).

 

Maybon viết sau Faure, t́m thêm được một số chi tiết khác: “gia đ́nh Dayot sang lập nghiệp tại Ile de France, có nhiều người làm việc cho công ty Pháp Ấn. Có họ với Charpentier de Cossigny, cũng sinh ở Ile de France, làm tư lệnh Pondichéry từ 1785 đến 1787.

 

Năm 1786, JM Dayot điều khiển thuyền nhỏ hai cột buồm (polacre) Adélaide, trang bị ở Ile de France để đi Pointe-de-Galles [Sri Lanca-Tích Lan] và Mascate [Oman] mua lưu hùynh và gia vị; nhưng gặp cướp người Mahrattes [Trung Ấn]. Chủ tàu khiếu nại nhiều lần không có kết quả, Dayot bèn về Pondychéry cầu cứu tướng Conway hiện đang làm tư lệnh quân Pháp ở Ấn Độ, nhờ ông can thiệp với nhiếp chính vương Mahratte và được bồi thường (Maybon, Introduction, Relation Bissachère, t. 27).

 

Sau đó, Maybon chép lại lời Sainte-Croix, cho rằng Dayot đă lái một trong hai chiếc tàu hộ tống giám mục Bá Đa Lộc cùng hoàng tử Cảnh trở về Nam Hà tháng 7/1789. Nhưng điều này sai, v́ chính vị giám mục đă tuyên bố ông về với độc một chiếc tàu. Maybon c̣n đưa ra giả thuyết Dayot đă quen với vị giám mục, hoặc ở Ile de France, hoặc ở Pondichéry, nhưng đó cũng chỉ là giả thuyết, v́ không có ǵ chứng minh những sự “gặp gỡ” này.

 

Cosserat trong bài Notes Biographiques sur les français au service de Gia Long (BAVH, 1917, III, t. 179) cho biết, ông không t́m thấy tài liệu nào chứng nhận đích xác ngày JM Dayot đến Nam Hà, nhưng ông lại dựa vào chứng sau đây của Faure để xác định JM Dayot đă có mặt ở Nam Hà từ năm 1788, bởi v́, theo lời Faure: “Tàu Dryade… bỏ neo ở Cavite [Phi Luật Tân]…ba giáo sĩ đi từ Paris với giám mục Bá Đa Lộc lên bờ, đó là các ông Le Labousse, Pocard và Lavoué… có 7 pháo thủ Pháp của tàu này đào ngũ ở Cavite và h́nh như họ sẽ tới tăng cường cho đội ngũ của tàu tư Saint-Esprit do Jean-Marie Dayot, đại uư hải quân, một tay đào ngũ khác của hạm đội ta, cai quản” (Faure, t. 201).

 

Những điều Faure viết chỉ tin được đến đấy, bởi v́ sau đó, ông lại phóng lên rằng J.M Dayot đă được Bá Đa Lộc trao cho nhiệm vụ “thành lập và chỉ huy hải quân của Gia Long” và trong khi chờ đợi, Dayot sang Phi mua bán khí giới cho Gia Long theo lệnh của Bá Đa Lộc. Những điều này không tin được, v́ tàu Dryade đậu ở Cavite từ 7/10/1788 đến 29/11/1788, tức là trong thời điểm Bá Đa Lộc c̣n đang ở Pondichéry, chưa về tới Gia Định, làm sao giám mục Bá có thể phát sẵn chức tước như thế? Và như chúng ta đă biết, Bá Đa Lộc chẳng mộ lính, cũng chẳng mua khí giới ǵ cho Nguyễn Ánh. Ngoài ra, ông cũng không có quyền hành ǵ về chính trị lẫn quân sự. Cho nên sự kiện tháng 10-11/1788, Dayot điều khiển tàu Saint-Esprit, mà Cosserat đưa ra cũng không chứng tỏ JM Dayot đă về giúp Nguyễn Ánh từ năm 1788.

 

Với những chứng cớ tin được, ta chỉ có thể đoán rằng JM Dayot đă đến Nam Hà vào khoảng 1789, trước Félix Dayot, v́ theo thư Vannier viết ngày 2/8/1821 đă nói ở trên, th́ Félix đến Nam Hà cùng với Vannier năm 1789; và theo Faure, th́ Jean-Marie đến trước rồi mới gọi em sang sau.

 

C̣n ngày chính thức JM Dayot về giúp Nguyễn Ánh, có lẽ nên ghi ngày nhận văn bằng Khâm sai cai đội, tức là ngày 27/6/1790.

 

Văn bằng Khâm sai cai đội của Dayot

 

Sau đây là bản dịch văn bằng vua cấp cho Dayot (dịch lại từ bản dịch tiếng Pháp):

 

Văn bằng do vua Nam Hà cấp cho M. Dagot [Dayot]

 

“Hoàng thượng xét sự trung thành và nhiệt tâm trong công việc của Jean-Marie Dagot, quốc tịch Pháp, người đặc biệt chú ư đến thiện chí mà y đă chứng tỏ khi đến từ rất xa để phục vụ trong ngành thủy binh của người, Hoàng thượng xét thấy y xứng đáng được chọn, và với văn bằng này, cấp cho y chức Khâm sai cai đội quản chiếu tàu nhị chích trí lược hầu, quản chiếu hai tàu Đồng Nai và Le prince de Cochinchine. Hoàng thượng hy vọng khi thời cơ đến, Jean-Marie Dagot, sẽ kịp thời chứng tỏ ḷng can đảm và trí thông minh để điều khiển các tàu được giao phó, và nghiêm khắc áp dụng quân lệnh, y sẽ xứng đáng được tin cậy. Nếu v́ lỗi, không làm tṛn nhiệm vụ quan trọng này, th́ y sẽ bị nghiêm trị theo luật pháp.

 

Ngày thứ 15, tuần trăng thứ 5, năm Cảnh Hưng thứ 51, tại Sài G̣n, ngày 27/6/1790″

 

(Louvet, La Cochinchine Religieuse, I, Paris, 1885, Pièces justificatives, t. 532-533).

 

Cùng ngày này, có bốn người nữa dưới quyền điều khiển của Dayot được văn bằng cai đội và phó cai đội, đó là: Vannier, Cai đội chấn thanh hầu, quản tàu Đồng Nai; Isle-Sellé, cai đội long hưng hầu, quản tàu Le Prince de la Cochinchine, Guillon, Phó cai đội oai dơng hầu và Guilloux, Phó cai đội nhuệ tài hầu (Theo các văn bằng in trong La Cochinchine Religieuse, t. 534-538).

 

Như vậy, Dayot được vua giao chức vụ Khâm sai cai đội quản chiếu tàu nhị chích trí lược hầu với trách nhiệm quản chiếu hai tàu Đồng Nai và Le Prince de la Cochinchine, mỗi tàu có một phụ tá cai đội và phó cai đội người Pháp ở dưới quyền. Và theo chỉ dụ sai phái vua cấp cho Dayot cùng ngày nhậm chức, th́ ta biết hai tàu này là hai tàu buôn, có thể đi xa, tới Ma Cao, Phi Luật Tân, vv…

 

Nhiệm vụ mua bán của Dayot

 

Nhiệm vụ đầu tiên Dayot nhận được là một chỉ dụ sai phái, kư cùng ngày 27/6/1790 với văn bằng Khâm sai cai đội. Qua chỉ dụ này, ta biết được nhiệm vụ chính của Dayot và đồng thời hiểu thêm sự giao dịch mua bán với các nước lân cận của Gia Long trong năm 1790. Cách thức vua bán gạo để mua các vật dụng chiến tranh và tàu chiến. Đồng thời cho thấy sự nghiêm ngặt trong các chi tiết về ngân quỹ, dưới thời Gia Long và cả Minh Mạng, để tránh sự thâm lạm; nếu đọc Hội Điển, ta sẽ thấy năm nào, vua Minh Mạng mua bao nhiêu cân nhăn, giá bao nhiêu tiền một cân, nhất nhất đều ghi lại hết. V́ thế, sự thâm lạm ngân quỹ của Dayot sẽ là một lỗi nặng, và những người Pháp (Dayot, Chaigneau, Vannier) thường chỉ trích sự “hà tiện” của hai vua là bởi tính cách chi li và gắt gao trong các chiếu chỉ sai phái.

 

Lệnh sai phái này khá quan trọng và hơi dài, chúng tôi xin tóm tắt, như sau:

 

“Lệnh cho ngươi Jean-Marie Dagot [Dayot], Khâm sai cai đội quản chiếu tàu nhị chích trí lược hầu, quản chiếu hai tàu Đồng Nai và Le prince de Cochinchine và lệnh cho quan Trung [không rơ tên ông quan là Trung hay chức ông là Trung, cộng thêm một chữ nữa], làm trọn vẹn những điều khoản sau đây:

 

1- Chở 3.900 tạ [mỗi tạ ta là 62kg500] gạo sang Macao bán.

 

2- Dùng tiền thu được trả lương c̣n thiếu cho thủy thủ đoàn của hai tàu …

 

3- Hàng tháng, dành 300 đồng, để chi cho việc ăn uống trên hai tàu.

 

4- Làm mọi cách để đ̣i ở Macao tiền 5.000 cây cau, mỗi cây 3 đồng, mà Antoine Vincent de Rosa, c̣n nợ vua, cộng thêm nợ cũ của y c̣n đọng lại 6.208 đồng; và tiền 1.908 tạ cau, giá 3 đồng một tạ, mà Antoine Milner ở Macao c̣n nợ vua; những số tiền này tổng cộng là 26.933 đồng (piastres) và 4 condorins [?].

 

Với tất cả tiền thu được [tiền bán gạo và tiền nợ] Jean-Marie Dagot [Dayot] lấy ra 3.848 đồng thiếu một quan, để trả lương cho thủy thủ đoàn như đă nói trên, chỗ c̣n lại đưa cho quan Trung giữ.

 

Sau đó các ngươi sẽ đi Manille, và sau khi xin phép quan toàn quyền ở đấy, sẽ sửa chữa hai tàu, rồi sắm sửa buồm, dây và những thuyền cụ khác. Mua 500 tạ lưu huỳnh và làm một chuyến tải gạo đem về Macao bán. Với số tiền c̣n lại, và nếu giữ ǵn sổ sách đúng đắn, các ngươi sẽ mua được 1.000 cái cuốc sắt, 500 cuốc đinh (pic de clou) đủ loại lớn nhỏ, mua những súng trường tốt và những đại bác đạn 12 livres [cân Anh, tức là 0, 453kg] hay lớn hơn.

 

Các ngươi phải rời Macao và về đến đây vào khoảng giữa tháng giêng năm tới [tháng 2/1791] là chậm nhất. Nếu các ngươi thấy một chiếc tàu lớn, trang bị đầy đủ những thứ cần thiết, và có thể chở tới 40 ngàn canjus [?] th́ các ngươi có thể trả tới giá 40.000 đồng, với điều kiện sẽ trả làm ba lần:

 

1- 10.000 đồng, tiền mặt.

 

2- 5.000 tạ gạo, khi khâm sai cai đội Dagot trở về đây.

 

3- Chỗ c̣n lại đến tháng 6 sang năm sẽ trả hết.

 

Các ngươi phải cẩn thận thi hành đúng những điều khoản trên đây, nếu v́ bất cẩn hay v́ lỗi, mà không hoàn thành nhiệm vụ th́ sẽ coi như phạm tội nặng”.

 

Sài G̣n ngày thứ 15, tuần trăng thư 5, năm thư 51, đời Cảnh Hưng (27/6/1790) (Louvet, t. 533-534).

 

Dayot chỉ là một trong những người được vua sai đi mua bán, c̣n có những chỉ dụ khác cho Barisy, Januario Phượng, Gibsons… đi bán gạo, cau… để mua khí giới ở những vùng khác như Mă Lai, Indonésia, Ấn Độ, vv… và có thư từ của nhà vua viết cho vua Anh, vua Đan Mạch, vv… với cùng mục đích.

 

Như vậy, chúng ta thấy địa bàn hoạt động để mua khí giới và tàu chiến của Nguyễn Ánh rất rộng; về phiá Tây Sơn, chắc cũng không kém, v́ có những chứng cớ của các giáo sĩ cho biết Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Quang Toản cũng tiếp xúc với người Âu. Do đó, nếu chỉ xem người Pháp giữ độc quyền giao thiệp và “giúp đỡ” Nguyễn Ánh là một sai lầm.

 

Nguyễn Vương giới thiệu Dayot với toàn quyền Phi Luật Tân

 

Ngày 22/6/1790, tức là 5 ngày trước khi JM Dayot nhận chức Khâm sai cai đội quản hai tàu Đồng Nai và Le Prince de Cochinchine và nhận chỉ dụ sai phái, vua đă viết một uỷ nhiệm thư cho toàn quyền Phi Luật Tân, gửi gấm Dayot và quan Trung. Chúng tôi xin trích dịch đoạn chính:

 

“… Quả nhân vẫn luôn luôn có ư muốn giao dịch với các hạ. Hôm nay, v́ có việc, quả nhân phải gửi hai tàu đến Macao và Quảng Đông, và sai bọn JM. Dagot, người Pháp, khâm sai cai đội, quản hai tàu và quan Trung đi cùng; sau khi xong nhiệm vụ ở hai nơi nói trên, họ sẽ đến Manille để mua lưu huỳnh và sửa chữa [caréner tức là lau chùi, sơn hay bọc lại phần ch́m của vỏ tàu] hai tàu này. Trong trường hợp hai phái viên này cần đến sự giúp đỡ của các hạ để hoàn tất nhiệm vụ, quả nhân xin mạn phép yêu cầu các hạ đoái hoài đến họ, nếu họ có thiếu thốn tiền bạc ǵ, xin các hạ vui ḷng ứng ra cho, như đối với chính quả nhân vậy. Nếu sau có dịp thừa nhận những sự giúp đỡ này, xin các hạ yên tâm rằng quả nhân sẽ hết sức sốt sắng…

 

Ngày thứ 14, tuần trang thứ 5, năm Cảnh hưng thứ 51 (22/6/1790)” (Louvet, I, t. 543-544)

 

Dayot đă hoàn tất mỹ măn nhiệm vụ đầu tiên này, cho nên, thư của chính quyền Việt cám ơn toàn quyền Phi viết ngày 1/7/1791, tức là một năm sau, có những lời lẽ:

 

“Năm ngoái, hoàng thượng đă gửi tới Manille Jean-Marie Dagot [Dayot], người Pháp, với tàu của người để mua vật liệu chiến tranh và sửa chữa phần ch́m của vỏ tàu. Hoàng thượng đă viết thư cho quan toàn quyền Phi Luật Tân nhờ che chở và giúp đỡ. Hoàng thượng hết sức hài ḷng khi biết quan toàn quyền đă hết sức chú ư đến sự thỉnh cầu của người và đă cấp cho phái viên tất cả những phương tiện để thành công trong nhiệm vụ. Hoàng thượng xin gửi tới quan toàn quyền sự biết ơn sâu xa và không bao giờ người quên sự giúp đỡ này….”

 

Năm 52 Cảnh hưng, ngày 1, tuần trăng thứ 6 (1/7/1791) (Louvet, I, t. 544)

 

Nhưng chỉ chuyến đi đầu tiên là có kết quả, chuyến đi thứ nh́, Dayot đă phạm lỗi thâm lạm ngân quỹ, sẽ nói rơ ở phần dưới. Ngoài nhiệm vụ “buôn bán” này, vua c̣n giao cho Dayot một nhiệm vụ khác, khá quan trọng, đó là việc vận tải lương thực.

 

Nhiệm vụ vận tải lương thực

 

Theo bài kư sự ở dưới, Dayot nhận nhiệm vụ vận tải lương thực cho quân đội, mỗi khi có chiến dịch hành quân đánh Tây Sơn. Chiến dịch này đă được Gia Long hoạch định từ tháng 2/1792: tức là tấn công theo gió mùa, thuận gió đánh ra Trung, ngược gió lại quay về Gia Định. Nhưng đến tháng 7/1792, mới có trận Thị Nại, là trận đầu tiên, đánh theo gió mùa.

 

Hiện tại, chưa thể xác định rằng JM Dayot có tham dự vào trận Thị Nại 1792 hay không v́ hai lư do:

 

- Thiếu tài liệu chính xác.

 

- Tháng 6/1792, là thời điểm khủng hoảng: vua thấy sự thâm lạm ngân quỹ của Dayot, nổi giận đuổi tất cả lính Pháp, nhưng sau vua hồi tâm. Tuy vậy, cũng khó h́nh dung vua cho Dayot ngay nhiệm vụ tải lương ở trận Thị Nại.

 

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ dần dần tháo gỡ các chi tiết, để đi đến kết luận rơ ràng hơn về trận Thị nại 1792, trong những trang sắp tới. Nhưng trước hết, hăy nói về công việc vận lương của Dayot, và nhờ sự biệt đăi của nhà vua mà anh ta vẽ được bản đồ bờ biển nước Nam như thế nào, qua bài kư sự dưới đây.

 

Kư sự của Dayot

 

Trong bài kư sự này, Jean-Marie Dayot nói rằng anh ta đă lợi dụng chiến tranh gió mùa để vẽ bản đồ thủy đạo của nước Nam.

 

“Jean-Marie Dayot lợi dụng chiến tranh gió mùa để làm thủy đạo đồ bờ bể nước Nam (1791-1795)”

 

…”Lần đầu tiên đi khắp nơi với quân đội của Vua Nam Hà, từ Vũng Tàu đến Qui Nhơn, tôi đă ngạc nhiên v́ con số vịnh, những chỗ trú, những chỗ tàu đậu mà chúng tôi thấy trên mỗi bước đường, ở vùng bờ biển vẫn được tŕnh bầy trên bản đồ như nhiều chỗ đầy đá ngầm. Dù trong chiến dịch này, tôi chưa có dịp trông thấy phần lớn những bến cảng đẹp, tôi đă thoáng nẩy ư định sẽ tu chỉnh lại vùng này, bằng những bản đồ đúng hơn tất cả những bức mà tôi đă có từ trước tới giờ… Tôi bèn tâu với vua, v́ biết ông là người rất thích những ǵ có tính cách khám phá, khoa học, và tôi đă không lầm; ông hết ḷng với việc này và đă cho tôi tất cả những trợ giúp cần thiết mà tôi đă hoài công t́m ở những nơi khác…

 

… Làm việc trong hải quân của nhà vua và cai quản các tàu Tây phương, lực lượng chính của quân đội ông, tôi bắt buộc phải đi theo quân mỗi khi có chiến dịch, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Trong 5 năm liên tục, tôi chạy dọc theo bờ biển, từ Bắc xuống Nam và từ Nam lên Bắc cùng quân đội. Nhiệm vụ tải lương, cho một số lượng tàu bè nhiều đến thế, đi với quân đội và tuỳ tùng, và cho cả bộ binh, thường tiến dọc theo bờ biển, bắt buộc chúng tôi phải đỗ lại mỗi buổi chiều, để tập hợp một đoàn thuyền tàu, thường tới hơn ngh́n cánh buồm. Nhiều khi chúng tôi cũng bị bắt buộc phải ở lại một nơi nhiều ngày để đợi bộ binh và phân phát thực phẩm cho họ. Khi ở trên đất địch, th́ phải tiến chậm hơn và trong thời gian tàu thả neo, chúng tôi đo đạc kích thước và ḍ chiều sâu của bể. Nhà vua cho tôi hai thuyền chèo và hai thuyền buồm, chuyên làm việc ấy, luôn luôn đi theo tàu do tôi điều khiển. Tôi được những sĩ quan có học và chăm chỉ giúp đỡ, hết ḷng vào việc ấy, đến nỗi không có một điểm nào là không được đo đạc ghi chép bằng năm, sáu vị trí khác nhau… Khi mùa gió bắt buộc chúng tôi phải quay lại Sài G̣n, nhà vua thường để cho tôi tự do sử dụng những chiếc tàu dưới quyền điều khiển của tôi, để đến các bến khác nhau và ở lại bao nhiêu ngày cũng được tuỳ tôi định, theo công việc đo đạc bản đồ… khiến tôi có thể bảo đảm rằng có rất ít bến tàu được đo đạc kỹ càng và chính xác như những bến thấy trên bản đồ trong sưu tập bản đồ của tôi.

 

Mặc dù cẩn thận như vậy, nhưng vẫn có nhiều chi tiết thoát ra hoặc không đúng, bởi v́, nh́n từ biển vào, những đối tượng này có vẻ khác với bộ mặt thật của chúng, nếu M. Olivier de Puymanel, sĩ quan đầy công trạng và tài giỏi, điều khiển đoàn quân cận vệ của nhà vua và là kỹ sư đầu tiên của nhà vua, vui ḷng cho tôi biết tất cả những tư liệu và làm việc vài lần với tôi, th́ chúng tôi đă cùng nhau làm bản đồ sông Sài G̣n, và nhiều chỗ khác lưu thông với Cao Mên. Anh thường đi cùng với chiến dịch trên bộ, luôn luôn dọc theo bờ biển, và anh không để lỡ cơ hội nào mà không vẽ bản đồ những chỗ anh đi qua và ghi lại những nhận xét. Về phía chúng tôi, những bản đồ mà chúng tôi làm trên các hạm đội, nhiều hơn, lại có dấu hiệu thông báo cho chúng tôi mỗi ngày, đúng 12 giờ trưa…

 

… Nhờ sự chăm sóc đặc biệt của những sĩ quan mà tôi có hân hạnh điều khiển, nên hôm nay tôi rất hài ḷng tặng cho các thủy thủ một công tŕnh đáng tin cậy, nhờ sự chính xác của họ, nhờ tính hiếu kỳ của họ, và bằng sự mới mẻ của họ. Tôi không dám nhiều lời về tất cả số lượng đo đạc khổng lồ đă được kỹ lưỡng vẽ lại trên giấy. Đó là một phần công việc của tôi và Félix Dayot, em tôi, nhưng những bản đồ (cartes) và những đồ thị (plans) được vẽ rơ ra từ đám mây mù, chính nhờ cây bút ch́ của Félix…”

 

(Mémoire sur la côte et les ports de Cochinchine par M. Dayot, mandarin à la cour de Cochinchine, pendant les années 1791-1792-1793-1794 et 1795. Archives du Ministère de la Marine… daté de Macao le 1/11/1807 (Lược tŕnh về bờ bể và bến tàu ở Nam Hà của Ô. Dayot, quan trong triều Nam Hà những năm 1791-1792-1793-1794 và 1795, văn khố bộ Hải quân… viết ở Macao ngày 1/11/1807 (Taboulet, I, t. 250-251).

 

Như vậy, nhiệm vụ của Dayot thực rơ ràng: không những Nguyễn Vương cho Dayot điều khiển hai tàu Đồng Nai và Le Prince de Cochinchine mà c̣n cho sử dụng hai tàu này vào những việc riêng. Tuy Dayot tâu vua là vẽ bản đồ cho vua nên mới được biệt đăi, nhưng chủ đích của anh ta không phải vậy, Dayot đă viết rất rơ chủ đích của ḿnh: tôi rất hài ḷng tặng cho các thủy thủ một công tŕnh đáng tin cậy. Thủy thủ ở đây là thuỷ thủ Pháp, v́ Dayot không nhắc nhở ǵ tới việc tŕnh bản đồ cho vua Gia Long. Dayot trao toàn bộ bàn đồ này cho Sainte-Croix đem về Pháp và kèm theo lá thư viết cho Ste-Croix (sẽ trích dưới đây) nói rơ chủ đích của anh ta. Cho nên những người vội vàng kết luận Dayot có công vẽ bản đồ bờ biển nước Nam cho vua Gia Long sử dụng, là hoàn toàn sai lầm.

 

Công lao của Dayot đối với nước Pháp

 

Công lớn nhất của Dayot với nước Pháp là vẽ bản đồ bờ biển Việt Nam, Maybon viết:

 

“Trong những lần đi dọc bờ biển nước Nam, không chỉ theo quân, mà c̣n vận tải lương thực, hai anh em Dayot đă làm một việc rất hiển vinh: vẽ thuỷ đạo đồ bờ biển và các cửa biển. Chính ông Renouard de Sainte-Croix đă đem về Pháp những bản đồ và ghi chép của Dayot. Trong thư Dayot viết cho Sainte-Croix ở Macao ngày 15/11/1807 có những hàng: “Tài mọn của tôi không cho phép tôi mơ ước chức giao dịch viên của một viện quư giá [Viện lưu trữ], nhưng tôi sẽ rất mừng nếu kết quả công việc của tôi được công nhận. Tôi có thể gửi các nhận xét bổ ích về nhiều vấn đề của cái xứ chưa ai biết đến này bằng sự hiểu biết hạn hẹp của tôi. (…) Tôi gửi ông kết quả sáu năm làm việc cam go, tất cả những ǵ ông sẽ làm sẽ là tốt, nếu có trở ngại ǵ với việc ông v́ t́nh bạn giúp tôi và tấm ḷng của tôi phục vụ tổ quốc, th́ cũng không giảm bớt được ḷng biết ơn suốt đời của tôi đối với ông”. Saint-Croix đă gửi công tŕnh của Dayot về kho lưu trữ và đă được Hoàng đế [Napoléon] xem.

 

Năm 1820, chính phủ quyết định dành cho Dayot một câu lạc bộ thiên văn; nhưng sự tưởng thưởng đến quá muộn, Dayot đă mất từ năm 1809. Ông cũng không nh́n thấy những bản đồ của ông được Viện lưu trữ hải quân phát hành năm 1818, và cũng không biết lời khen ngợi hết ḿnh của Abel Rémusat: “…Chúng ta biết có nhiều người nước ta đă giữ những chức vụ quan trọng trong triều nước Xiêm và nước Việt, và nhờ vào một trong những người đó, ông Dayot đă quá cố mà chúng ta có tập địa đồ (Atlas) cực kỳ quư giá về nước Nam, được vua [Louis XVIII] sai khắc năm 1818, đó là một trong những toà lâu đài đẹp nhất của khoa học địa lư xây trên cái xứ rất xa Âu châu… Từ khi các bản đồ của ông Dayot được in ra, bờ biển nước Nam được biết rơ, có lẽ c̣n hơn một số bờ biển Âu châu nữa.

 

Năm 1817, vua Louis XVIII sai Kergariou sang biển Đông, với bản đồ của Dayot. Trong thư ngày 28/3/1818 gửi bộ trưởng Hải quân, Kergariou viết: “Tôi đă đi khắp các cửa biển của nước Nam và trong hải tŕnh chông gai này, tôi đă có dịp kiểm chứng, đảo lộn hầu như tất cả công tŕnh của Ông Dayot. Chẳng có lời nào đủ để khâm phục sự chính xác, nhất là sự chính xác mà đất đai được chiếu lại trên các bản đồ” (Maybon, Relation Bissachère, t. 31-33).

 

Sau này, liên quân Pháp Tây Ban Nha cũng dùng bản đồ này để đánh chiếm nước ta dưới thời vua Tự Đức.

 

Hết phần I về Jean-Marie Dayot.

 

Thụy Khuê

 

Nguồn: http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-st-cng-trang-cua-nhung-nguoi-php-gip-vua-gia-long-21/

 

Chương 16:

 

IV - Jean-Marie Dayot

 

Phần II- Công và Tội

 

Tất cả h́nh ảnh những “sĩ quan” Pháp đứng địa vị hàng đầu trong các ngành, làm “kỹ sư trưởng”, “chỉ huy trưởng”, “xây dựng thành đài”, “thiết lập thuỷ binh”, và “huấn luyện quân đội”… nói chung là “giúp đỡ” và “dạy dỗ” Gia Long thành lập một quân đội tân tiến, xây những thành đài theo kiểu Vauban; mà các ng̣i bút thuộc địa dày công tô đậm, đôi khi chỉ cần vài ḍng chân thực của một vị thừa sai, là bị quét sạch.

 

Sự vô hạnh của những người lính đánh thuê

 

Sự vô hạnh của lính Pháp và Bồ, khi đặt chân đến nước Việt, được giáo sĩ Le Labousse ghi lại trong lá thư gửi quản sự Létondal ngày 28/5/1790 (một tháng, trước khi một số người này được nhận chức cai đội), như sau:

 

“Chúng tôi rất bực ḿnh v́ mỗi ngày được nghe và thấy hàng ngàn câu chuyện nhục nhă xảy ra v́ hạnh kiểm của bọn [lính] Pháp và Bồ… Chúng tôi đă chán ngán phải rên siết v́ chiến tranh tàn phá giáo dân, không cần những người Âu này đến để trùm lên chúng tôi những hỗn độn v́ sự dâm ô và vô kỷ luật của họ (leur incontinence le leurs désordres). Đức Ông [Bá Đa Lộc] đă quỵ ngă v́ gánh nặng này (succombe sous le faix); người đă chán ngấy bọn đồng hương; phải có một tâm hồn cao thượng và mạnh mẽ lắm, người mới trụ nổi” (Launay, III, note 1, t. 209).

 

Hai năm sau, giáo sĩ Lavoué gửi thư cho M. Létondal từ Lái Thiêu, ngày 16/6/1792, viết:

 

“… nhà vua, bất măn với những người Pháp, đă cho họ nghỉ tất cả, trong những ngày đầu tháng năm [1792]; hay chính những người Pháp bất măn với vua, đă xin nghỉ và vua cho phép ngay lập tức” (Launay, III, t. 295).

 

Ngày 16/4/1793, trong một thư gửi cho hai người bạn Lewet và Roland, Olivier de Puymanel viết: “… tôi thề với các anh đó, trạng thái này [xưng tội] tốt hơn hết tất cả những ǵ mà ta gọi là khoái lạc. Tôi cũng xấu hổ v́ nhiều khi đă làm gương xấu cho các anh, và tôi muốn sửa lỗi, v́ tôi tin chắc rằng sự chơi bời dẫn đến sự vô đạo” (Cadière, Les francais au service de Gia Long, Leur correspondance, BAVH, 1926, IV, t. 365)

 

Nhờ những ḍng ngắn ngủi này mà chúng ta hiểu rơ t́nh trạng những năm đầu, khi đám lính Pháp và Bồ đánh thuê đến Nam Hà và vai tṛ cũng như t́nh cảm của Bá Đa Lộc đối với bọn người này. Những lời trên đây của các giáo sĩ Le Labousse, Lavoué và chính Puymanel đă:

 

- Đặt những người lính Pháp đào ngũ, đánh thuê, trong bối cảnh thực sự của họ với những thói hư tật xấu.

 

- Vô hiệu hoá tất cả các lập luận cho rằng giám mục Bá Đa Lộc “điều khiển quân đội” và ban chức Tư lệnh bộ binh cho Puymanel, Tư lệnh hải quân cho J. M. Dayot, v.v. mà ngược lại, vị giám mục đă chịu đựng sự vô hạnh của họ như nỗi bất hạnh của chính ḿnh.

 

Chuyện Dayot thâm lạm ngân quỹ chỉ là giọt nước làm tràn cái chén đă đầy.

 

Vụ Dayot thâm lạm ngân quỹ năm 1792

 

Được hưởng nhiều ân sủng và sự tin cậy của vua Gia Long, nhưng Dayot đă không làm tṛn phận sự ghi trong văn bằng Khâm sai cai đội. Nếu chuyến đầu tiên vua sai Dayot đi Phi Luật Tân (chỉ dụ ngày 27/6/1790) thành công, khiến vua bằng ḷng, tháng 7/1791, triều đ́nh viết thư cám ơn viên toàn quyền Phi Luật Tân, như đă nói ở phần I, th́ chuyến đi Phi lần thứ hai, Dayot đă phạm tội thâm lạm ngân quỹ. Thư của giáo sĩ Le Labousse viết cho M. Letondal ngày 17/6/1792, có những lời sau:

 

“Chuyến đi xui xẻo từ Macao sang Manille của Dayot và sổ sách cực kỳ thâm lạm của anh ta đă làm cho vua ghê tởm, bực quá không thèm nói ǵ thêm, vua sai đuổi hết không chỉ các lính thủy, mà tất cả sĩ quan, ai muốn đi th́ đi, không giữ. Họ cũng không đợi vua đuổi, họ đă làm đơn xin về và được chấp thuận liền. Điều này khiến cho Đức Cha [Bá Đa Lộc] quyết định, v́ từ lâu người đă rất bất măn với vua và v.v., lại một lần nữa xin vua cho phép người được về Pháp, lấy cớ có việc nhà. Vua đă thuận cho, rồi nghĩ lại, vua đổi ư” (Launay, III, t. 296).

 

Giám mục Bá Đa Lộc, từ khi đem hoàng tử Cảnh trở về, ở trong một địa vị rất khó khăn: Vừa thất bại trong sứ mệnh cầu viện, vừa là cha đỡ đầu cho một bọn lính đào ngũ vô kỷ luật, vừa chịu sự ác cảm của các bà hoàng và sự nổi giận của vua, v́ đă dạy hoàng tử không được lậy trước bàn thờ tổ tiên, vừa bất măn với vua v́ không được Gia Long nghe lời khuyên: nên đánh ngay ra Bắc. Trong hai năm, ông đă bị giày ṿ về vấn đề đi hay ở.

 

Năm 1792, đối với giám mục Bá là năm phải quyết định bỏ đi, v́ trước mắt có một cái họa lớn: Quang Trung sắp đánh xuống miền Nam qua ngả Lào; nếu Quang Trung thắng mà ông c̣n ở đó, th́ họ đạo của ông sẽ bị tiêu diệt v́ Quang Trung không thể tha thứ tội ông đem hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện. Mà trở về Pháp trong thời điểm hỗn loạn đẫm máu sau cách mạng 1789, giáo quyền bị triệt tiêu, là bất cẩn, nên ông chỉ tính đi lánh nạn ở nước ngoài, đợi khi chiến cuộc ngă ngũ, sẽ trở về đất Việt, đó là toan tính của ông.

 

Về phiá những lính Pháp đánh thuê, sự bỏ Gia Long để đi chỗ khác, đến từ những yếu tố:

 

- V́ sự vô hạnh của họ nên vua nổi giận đuổi họ đi.

 

- Họ chê vua trả lương ít.

 

- Họ đến đây với mục đích t́m của, t́m vàng, nhưng không “t́m” thấy ǵ cả.

 

- Và sau cùng, khi nghe tin Nguyễn Huệ sắp đánh xuống miền Nam, họ không muốn chết v́ một cuộc chiến không dính dáng ǵ đến họ.

 

Tuy nhiên, Gia Long là một chính trị gia có tài, ông biết trong t́nh trạng cấp bách này, không nên để cho địch thấy sự đổ vỡ của việc “người Âu đến giúp” mà ông vẫn dùng như một lợi khí tuyên truyền. V́ vậy, ông đă thuyết phục giám mục Ba Đa Lộc ở lại, và khi vị giám mục, người cha tinh thần của họ ở lại, th́ những người lính theo đạo Gia Tô này sẽ theo. V́ vậy, vua tỏ những cử chỉ khuyến khích: cho Puymanel được thăng chức Vệ uư, v́ đă có công trong đội ngũ pháo binh, “chế tạo các hạng hoả xa, chấn địa lôi, binh khí” cùng với Trần Văn Học (LT, II, t. 282). Dayot cũng được vua bỏ qua lỗi thâm lạm, tuy nhiên nhà vua sẽ không gửi y đi mua bán ở ngoại quốc nữa, Dayot được sung vào ban tiếp vận lương thực cho quân đội. Chính nhờ nhiệm vụ tiếp vận quân lương này mà Dayot có đủ phương tiện để vẽ thủy đạo đồ bờ biển nước Nam như anh ta đă tả lại trong bài kư sự ghi ở phần I.

 

Sự kiện Dayot được quản hai chiếc tàu và phục vụ trong đội vận tải quân lương, sẽ được khuếch trương thành Dayot, tư lệnh hải quân của Gia Long và là người anh hùng thắng trận Thị Nại 1792 như thế nào, chúng ta sẽ t́m hiểu dần, từng bước một, ở dưới.

 

Nhưng trước khi đi xa hơn, chúng tôi muốn tŕnh bầy sức mạnh thuỷ quân của Nguyễn Ánh, để độc giả thấy rơ hơn, những điều có thật và những điều được người ta biạ đặt ra, sau này.

 

Sức mạnh của thuỷ quân Nguyễn Ánh

 

Để trả lời những sai lầm, v́ chủ quan của người Pháp, tưởng cái ǵ họ cũng làm thầy, và những sai lầm của người Việt, v́ mặc cảm bị trị, tưởng cái ǵ ḿnh cũng phải học của Tây, chúng tôi xin nhắc lại một số dữ kiện sau đây:

 

Khoảng cuối thế kỷ XVIII, thuộc đoạn lịch sử mà chúng ta đang khảo sát, thuyền tàu của Tây phương chưa tiến bộ đến mức vượt xa thuyền tàu Đông phương. Bởi cả Đông lẫn Tây đều dùng thuyền tàu buồm. Chúng ta chỉ cần xem tàu Bounty trong cinéma, hay tàu của Lafayette mà người Pháp vừa làm lại nguyên bản, và cho chạy xuyên đại dương sang Mỹ là thấy rơ.

 

Tàu Tây chỉ hơn hẳn tàu Ta một bực, khoảng gần 100 năm sau, khi khoa học Âu châu đă phát triển mạnh trong khi Á Châu, trừ Nhật, c̣n ở trong t́nh trạng lạc hậu.

 

Các chiến thuyền của Tây phương, thời Gia Long khởi nghiệp (1777-1800) có khác với chiến thuyền của Đông phương, sự khác biệt này, cả ưu lẫn nhược điểm của đôi bên, đă được Barrow và Montyon phân tích trong sách của họ, mà chúng tôi đă trích dịch trong các chương 4 viết về Barrow và chương 7, về Montyon.

 

Một câu hỏi cần được trả lời cặn kẽ hơn: Thuỷ binh Nam Hà -lực lượng chính của quân đội Nguyễn Ánh- tại sao lại hùng mạnh?

 

Theo các tác giả thuộc địa, mà người Việt thường chép lại, là nhờ sự giúp đỡ của Bá Đa Lộc và nhờ những “sĩ quan” Pháp đem kỹ thuật tân tiến của Tây phương vào.

 

Lời sau đây của Tạ Chí Đại Trường có thể coi là tiêu biểu: “Đặc sắc của thuỷ quân Gia Định là sự dồi dào vũ khí, hiệu suất cao của chúng, là các tàu bọc vỏ đồng chắc chắn cùng chiến thuật mới của các sĩ quan Tây phương đưa vào” (LSNCVN, t. 237).

 

Trong những chương trước, chúng tôi đă tháo gỡ dần dần những sự “ngộ nhận” này. Ở đây, xin tŕnh bầy thêm một số điểm chưa được nói đến: Thuỷ quân Nam Hà, phát triển rất sớm, không nhờ vào những đội “tàu Tây”, do “người Tây” Dayot “lănh đạo” và “huấn luyện”, mà nhờ ở những yếu tố sau đây:

 

1- “Đất Gia Định nhiều sông kinh, cù lao, băi cát, trong 10 người đă có 9 người giỏi nghề bơi lội, chèo thuyền”. “Ở Gia Định chỗ nào cũng có ghe thuyền, hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chợ, hay để đi thăm người thân, hoặc chở gạo củi đi buôn bán, rất tiện lợi” (Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí, Phong tục chí, bản dịch của Lư Việt Dũng, điện tử).

 

2- Chúng ta đừng quên rằng cả Nguyễn Ánh lẫn Tây Sơn đều mạnh về thuỷ binh. Nguyễn Huệ xuất quân vào Nam, ra Bắc, một cách thần tốc. Biết vậy, Nguyễn Ánh đă sớm mở mang kỹ thuật đóng thuyền, tàu (ta gọi tất cả là thuyền), nhờ tướng giỏi, có tài đóng thuyền như Đỗ Thanh Nhơn, Vơ Di Nguy và lại liên tục sai người đi mua thuyền, tàu ngoại quốc. Đến năm 1793, Nguyễn Ánh có thêm Trần Văn Thái, thuộc Công bộ của Tây Sơn về hàng, hợp lực với Vơ Di Nguy trong việc đóng tàu thuyền. Vơ Di Nguy tử trận khi đánh nhau với Vơ Văn Dũng ở Thị Nại, 1801. Trần Văn Thái sau làm đến chức Công bộ thượng thư (LT, II, t. 474). Tháng 8/1787, Nguyễn Văn Trương, chưởng cơ của Tây sơn đem 300 quân tinh nhuệ và 15 chiến thuyền về theo, Nguyễn Ánh trao cho chức Khâm Sai Chưởng Cơ, quản đạo Tiên phong Thuỷ dinh Trung quân; sau trở thành đại tướng thống lănh toàn bộ thuỷ binh của Nguyễn Ánh và lập công lón trong các trận Thị Nại 1792, Thị Nại 1801, Quảng Nam, Phú Xuân… Như vậy chứng tỏ Nguyễn Ánh biết dùng người và Tây Sơn cũng có một nền thuỷ binh mạnh mẽ không kém.

 

3- Vừa thoát chết khỏi bàn tay Nguyễn Huệ, ngay từ tháng 4/1778, Nguyễn Ánh đă sai đóng hơn 50 chiến hạm gọi tên là thuyền hiệu Long Lân và mua nhiều bè hoả công. (TL, I, t. 206)

 

Trịnh Hoài Đức giải thích rơ hơn về các chiến thuyền Long Lân này: “Năm 1778… Quân ta đắp lũy đất từ bờ tây Bến Nghé chạy dọc đến mé sông An Thông, phàm tại các cửa sông đều đóng cọc cây ngăn cản tàu để chống giữ và bí mật đóng hơn 50 chiếc chiến hạm tại sông nhỏ Thị Tĩnh thuộc sông An Thông. Mấy chiến hạm này đầu bọc nhọn, đầu và thân đều gắn ba tấm ván có vẽ h́nh như hạm của Tây dương, lại giăng lưới gọi là Long Lân thuyền, lại chỉnh bị bè cho hoả công” (Gia Định Thành Thông Chí, Vật Sản Chí, bản dịch của Lư Việt Dũng, điện tử).

 

Như vậy, ở tuổi 16, Nguyễn Ánh đă sai đóng “chiến hạm giả” kiểu Tây dương, để “loè” địch.

 

Đến tháng 5/1778, Ánh lại sai cai đội Trần Văn Phúc sang đạo Tân Châu, Nguyễn Đức Huy sang đạo Quang Hoá để đóng thuyền đi biển (TL, I, t. 206).

 

4- Một bước tiến mới trong kỹ nghệ đóng thuyền chiến của quân Nguyễn: Theo Trịnh Hoài Đức tháng 8/1780, Đỗ Thanh Nhơn đă “sáng chế đóng thuyền chiến, làm bánh lái dài để đi đường biển yên ổn, nhưng vẫn để bánh lái tṛn khi trước để dùng khi đi đường sông, gọi là thuyền hai bánh lái, phiá trên gác sàn chiến đấu, hai bên treo phên tre để che cho thuỷ binh ở dưới chuyên lo chèo chống, trên th́ bố trí bộ binh để xung kích, nhờ vậy mà kỹ xảo của thuỷ sư càng tinh nhuệ, đến nay [khoảng 1820] cũng vẫn theo” (Gia Định Thành Thông Chí, Vật sản chí, bản dịch của Lư Việt Dũng, điện tử).

 

Thực Lục ghi: “Đỗ Thanh Nhân sai thủy quân lấy thứ gỗ nam (kiền kiền) để đóng thuyền trường đà (bánh lái dài), trên gác sàn chiến đấu, hai bên dựng phên tre che thủy binh ở dưới để cho chuyên sức mà chèo, c̣n trên th́ bày bộ binh để xung trận mà đánh. Do đó đi đường biển thuận lợi mà nghề thủy quân sở trường càng tinh thêm” (TL, I, T. 209).

 

Montyon đă nhắc đến sự lợi hại của thuyền trường đà có hai bánh lái này trong sách của ông (Montyon I, t. 128-130) mà chúng tôi đă trích dẫn trong chương 7, Montyon.

 

5- Về sức mạnh thủy binh và sự đóng thuyền, tàu liên tục của Nguyễn Ánh trong khoảng 12 năm (1781- 1793), có những mốc đáng chú ư:

 

- Tháng 5-6/1781, Nguyễn Ánh duyệt binh, có khoảng 3 vạn quân, 80 thuyền đi biển, 3 thuyền chiến lớn và 2 tàu Tây (TL, I, t. 210).

 

- Tháng 9-10/1782, sai cai cơ Trung thủy Vơ Di Nguy, cai cơ Tiền thuỷ Trương Phúc Dĩnh tập hợp những thủy binh ngạch cũ, sửa đóng chiến thuyền.

 

- Ngày 9/4/1785, Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm với 30 quần thần, 200 quân và 5 chiến thuyền: Phượng Phi, Bằng Phi, Hùng Tŕ, Chính Nghi, Thuyền Ô (Thực Lục I, t. 223).

 

- Trong thời gian tạm trú ở Xiêm, “xưởng” đóng tàu của Nguyễn Ánh là đảo Giang Khảm:

 

Hoàng Tiến Cảnh, năm Ất Tỵ [1785], được thăng khâm sai tổng nhung chưởng cơ, cùng với bọn Trương Phúc Dĩnh đến đảo Giang Khảm đóng thuyền chiến (LT, 270). Năm Bính Ngọ [1786] Nguyễn Văn Nhàn cùng Trương Phúc Luật đến Giang Khảm đóng chiến thuyền thập hiện (LT, 236). Trương Phúc Luật trông coi đội trường đà [tức là thuyền hai bánh lái] (LT, 237). Năm Bính Ngọ [1786] đốc chiến cai cơ Mai Tiến Vạn theo chưởng cơ Hoàng Tiến Cảnh đóng 10 chiếc thuyền hiệu ở đảo Giang Khảm (LT, II, t. 249).

 

- Tháng 8/1989, sai đóng chiến thuyền lớn hơn 40 chiếc, thuyền đi biển hơn 100 chiếc (TL, t. 251). Tháng 12/1789, sai cai cơ Vơ Di Nguy đóng một chiếc thuyền lớn và 15 chiếc thuyền đi biển (TL, I, t. 267).

 

- Tháng 1/1791, Lập xưởng thuỷ sư, từ bờ sông Tân B́nh đến bờ sông B́nh Trị, trên ba dặm, thuyền đi biển, thuyền chiến (h́nh thức như thuyền buôn, không mui mà nhỏ) thuyền ô (sơn đen nên gọi là ô thuyền), thuyền son (sơn đỏ gọi là chu thuyền), thuyền lê (đầu đuôi thuyền đều chạm vẽ gọi là lê thuyền), đều đậu ở đó (TL, I, t. 270).

 

- Tháng 5/1791, đóng hơn 100 chiếc chiến thuyền (TL, I, t. 284).

 

- Tháng 2/1792, đóng năm hiệu thuyền Hoàng Long, Xích Nhạn, Thanh Tước, Bạch Yến và Huyền Hạc (TL, I, t. 283).

 

- Theo thư của giáo sĩ Liot gửi từ Tân Triều (Đồng Nai) về Paris ngày 18/7/1792: Nhà vua vừa làm xong 15 tàu chiến, mũi, đuôi và giàn cột buồm giống tàu Trung Hoa, tất cả phần c̣n lại làm theo lối Tây, sắp đi đánh Tây Sơn (Cadière, Doc.Rel, t. 28)

 

- Tháng 2-3/1793 (tháng giêng Quư Sửu) đóng thêm các thuyền đại hiệu: Long Ngự, Long Thượng, Long Hưng, Long Phi, Bằng Phi, Phượng Phi, Hồng Phi, Loan Phi, Ưng Phi. (Chắc là sửa lại các thuyền Phượng Phi và Bằng Phi, v́ đă có từ năm 1785) (TL, I, t. 290).

 

Nh́n những mốc trên đây, ta thấy ngay:

 

Hai thuyền Phượng Phi và Bằng Phi (tàu chiến bọc đồng theo kiểu Tây phương) Nguyễn Ánh đă có từ năm 1785, hoàn toàn do người Việt điều khiển. Tàu Phượng Phi năm 1790 sẽ giao cho Trần Văn Học và Nguyễn Văn Chấn (Vannier) cai quản (Liệt truyện II, t. 282). Đến năm 1792, trong trận Thị Nại, hai tàu Long Phi và Phượng Phi sẽ được các tướng Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Văn Trương sử dụng. Cho nên, chúng ta không nên lầm tưởng chỉ có người Tây mới quản được tàu Tây.

 

Nguyễn Ánh là nhà lănh đạo giỏi, ông sai Dayot, Barisy, Gibsons, Januario, Puymanel… đi ngoại quốc mua bán v́ họ là người Âu, nói được tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Bồ, dễ giao thiệp hơn người Việt. Chỉ đơn giản như thế. Ngoài ra, trừ Puymanel, họ không có phận sự tác chiến. Trong những năm 1801, 1802, ở thời điểm cuối của cuộc chiến, Nguyễn Ánh sai Chaigneau, Vannier, và de Forcant, quản ba tàu chiến bọc đồng Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi đi hộ giá, là để thị uy, phô trương lực lượng, chứng tỏ ông có người Pháp hầu cận. Những người này đi hộ giá, cũng không có nhiệm vụ tác chiến, trừ de Forcant, đă hăng say, đang đêm lẻn đi lập chiến công ở trận Thị Nại 1801 và được giáo sĩ Le Labousse viết về việc này.

 

Từ đầu 1791, khi đă lập xưởng đóng tàu ở Sài G̣n (Trịnh Hoài Đức viết rơ vị trí và diện tích; xưởng này cũng được Barrow và Le Labousse mô tả và khâm phục), Nguyễn Ánh gia tăng sản xuất thuyền tàu ngay tại Sài G̣n.

 

Nh́n qua số lượng tàu thuyền Tây, Ta mà Nguyễn Ánh mua hoặc sản xuất tại chỗ thời đó, mới thấy con số 2 tàu Đồng Nai và Prince de Cochinchine mà Dayot được điều khiển thực là khiêm nhượng. Và sự thượng thăng khâm sai cai đội Dayot lên làm Chỉ huy trưởng hải quân Nam Hà thực là ấu trĩ.

 

Về “chiến công” của Dayot, trong trận Thị Nại 1792

 

Trận Thị Nại 1792, mà chúng tôi đă xác định bắt đầu từ ngày 26/7/1792 và chấm dứt ngày 5/8/1792, trong chương 8, Hịch Quang Trung, là chiến thắng lớn đầu tiên của Nguyễn Ánh trên quân Tây Sơn, phá hoại toàn bộ thuỷ quân của Nguyễn Nhạc đậu ở cửa Thị Nại trong khi Nguyễn Nhạc đi săn vắng. Trận này đánh dấu ngơ quặt, khiến Quang Trung nổi giận, truyền hịch đánh Nam Hà, và hai mươi ngày sau khi hịch truyền, Quang Trung mất.

 

V́ sự quan trọng của trận Thị Nại 1792, có thể coi như chiến công lớn đầu tiên trong cuộc chinh phục lại toàn thể lănh thổ của Gia Long, cho nên, bằng mọi giá, các sử gia thuộc địa đă t́m cách “xác định” chiến công Thị Nại 1792 là chiến công “lừng lẫy” của người Pháp. Chúng ta sẽ điều tra hư thực chuyện này như thế nào.

 

Barrow, là một trong những người đầu tiên viết mấy hàng về Dayot và trận Thị Nại 1792, nhưng ông khá dè dặt:

 

“Mùa xuân 1792, ông [Nguyễn Ánh] xuống thuyền đi đánh Qui Nhơn, để trên đầu hạm đội, 2 sĩ quan Pháp, cai quản hai tàu chiến Tây phương. Người ta đồn rằng, một trong hai người này, ông Dayot, đă làm cho hạm đội Việt [Tây Sơn] thiệt hại lớn, đốt cháy, đánh đắm, hoặc xâm chiếm tất cả những thuyền gặp trên đường. Nhưng hăng say, tiến sâu quá và thuyền ông mắc cạn. Người ta đồn nhà vua, tuy chứng kiến tai nạn này, có thể làm cho ông thua trận, nhưng vẫn tỏ chút măn nguyện, nói rằng: “Ông ấy đă làm nhiệm vụ của ḿnh, tôi không chờ đợi ông ấy làm nhiệm vụ của tôi” (Barrow, t. 218).

 

Câu: [Nguyễn Ánh] để trên đầu hạm đội, 2 sĩ quan Pháp, cai quản hai tàu chiến Tây phương, và một trong hai người này là Dayot không thấy đâu chép cả. Chuyện tàu mắc cạn quá giống chuyện Mạn Hoè. Barrow không đề xuất xứ, nhưng ông đă cẩn thận dùng những tiếng “người ta đồn”, chứng tỏ ông không chắc và ông cũng biết, không thể dựa vào những lời “người ta đồn” để viết sử.

 

- Tác giả Sử kư Đại Nam Việt cũng viết câu chuyện này, tương tự như trên, nhưng đặt vào năm 1791, có lẽ là cùng chép một nguồn với Barrow, nhưng không để tên Dayot mà lại đề tên Puymanel:

 

“Vậy tàu ông Dade cai [SKĐNV gọi Olivier de Puymanel là ông Dade] th́ đi trước, mà Nguyễn Ánh cùng các tàu th́ đi sau, cách xa một trống canh đàng. Ông Dade vào một ḿnh và bắn súng đánh các tàu quân giặc. Quân giặc thấy tàu Tây th́ sợ hăi lắm; song cũng ra sức bắn trả, mà không mũi nào nhằm sốt. Ông Dade vào cửa nhằm khi nước ṛng, nên tàu ông ấy phải mắc cạn chẳng đi được nữa. Vậy phải dùng những khẩu súng ở trước mũi tàu mà bắn th́ càng khó lắm, song cũng đánh, và quân giặc đă phải chết nhiều; c̣n quân của ông ấy th́ bằng yên vô sự “ (SKĐNV, t. 59).

 

Nói rằng Olivier lái tàu vào đánh là hoàn toàn sai, v́ Olivier, dù có dự trận này cũng chỉ ở trong đội ngũ pháo binh, ai cho phép Puymanel lái tàu chiến? C̣n chuyện tàu mắc cạn, như trên đă nói, quá giống chuyện Mạn Hoè. Tác giả Sử Kư Đại Nam Việt, chỉ biết một số chuyện xảy ra trong Nam. C̣n về các trận đánh trận đánh xảy ra ở miền Trung, th́ không biết nên không thấy kể ǵ cả. Trận này là trận duy nhất được kể lại, nhưng có lẽ cũng chỉ nghe người ta đồn hoặc chép theo nhà ḍng, và lại luôn luôn đội Tây làm thầy về mọi mặt, giống như Trương Vĩnh Kư, cho nên, đoạn này cũng rất khó tin. Nhưng ta có thể đoán rằng: Barrow và SKĐNV chép lại cùng một nguồn tin đồn lấy từ nhà ḍng.

 

Maybon và “công trạng” những người Pháp trong trận Thị Nại 1792

 

Maybon viết:

 

“Không thể chối căi được rằng họ đă góp phần rộng lớn vào chiến thắng của Gia Long. Chưa nói đến sự đóng góp của họ vào những chiến công quan trọng, như việc tiêu diệt hạm đội Tây Sơn năm 1792, và những cuộc hành quân khác dẫn đến chiến thắng Huế, năm 1801” (Maybon, Histoire moderne du pays d’Annam, t. 279).

 

Nhưng ở trang 311-312, khi mô tả trận Thị Nại th́ ông Maybon lại dùng tài liệu của Thực Lục. Rồi ông trách Thực Lục không đếm xỉa đến công lao của những người Pháp này, may mắn thay, ông t́m được các tài liệu khác, về phiá Tây phương, nói rất rơ. Đó là hai “chứng liệu” sau đây:

 

1-Lá thư của giáo sĩ Le Labousse kể chuyện Nguyễn Ánh, sau khi thắng trận, v́ chưa có kinh nghiệm, đă ra lệnh đốt tàu của Tây Sơn (việc này Sử Kư Đại Nam Việt cũng chép, t. 59, và cho biết sau đó Nguyễn Ánh hối ngay và cho lệnh dập tắt lửa).

 

2- Chứng thứ hai, rút từ những điều Michel Đức, con trai của Chaigneau, viết trong hồi kư Souvenirs de Huế, (Paris, 1867), như sau:

 

“Chắc quư vị muốn có một vài chi tiết về chiếc tàu Âu châu làm ǵ. Con tàu này được ông Dayot ở Redon điều khiển, và được ông Vannier ở Auray, phụ tá; ông Olivier ở Carpentras, cũng có đó với quân đội của ông”. Chính nó đă tiến vào cửa biển [Thị Nại] đầu tiên, trước đại binh một giờ. Tính cách cao quư và mạnh dạn độc tiến giữa ḷng địch của nó, trong khi địch quân đă ùa ra phiá trước nhả đạn tứ phiá vào tàu, làm cho nhà vua và tất cả những người Nam Hà kinh ngạc. Nhà vua, trong lúc này, không thể không ngợi khen sự can đảm của những người Âu. Toàn thể quân đội lúc đó đều nhận ra sự khác biệt giữa người Pháp và mấy chiếc tàu Bồ, ngày trước đă nhục nhă trốn chạy và đă làm cho vua bại trận.

 

Trong khi tất cả mọi người đang khâm phục chiếc chiến hạm đơn độc chống chọi với kẻ thù, th́ ḷng dũng cảm của những vị [sĩ quan] này bỗng chốc bị đ́nh chỉ một cách nhục nhă nhất đối với người chiến sĩ: Cửa vào cảng rất hẹp, gặp lúc thuỷ triều xuống, tàu bị mắc cạn. Ở vị trí này, họ chỉ dám bắn vài phát đại bác nhỏ, phiá trước, mà đă trúng khá nhiều kẻ thù. Họ phải dừng ở đó. Và đau đớn thấy toàn thể đoàn quân kéo vào cảng mà họ không theo được. Nếu có thể tiến vào được hải cảng th́ chắc chắn họ sẽ là những người duy nhất nhận công trạng và sự vinh quang của chiến thắng. Từ đó nhà vua thường nói bông đùa, về chuyện này: “Chúng tôi rất sung sướng v́ sự cố này xảy ra. Nếu chiếc tàu này không mắc cạn, th́ nó chẳng để cho chúng tôi việc ǵ nữa, và như thế chúng tôi sẽ ngượng lắm”. (Maybon, Histoire moderne du pays d’Annam, t. 311-312)

 

Dưới chú thích (3), trang 311, Maybon ghi rằng: người con trai Chaigneau đưa việc này vào năm 1793, chắc anh ấy viết nhầm (năm), v́ chính anh ấy nói: năm này nhà vua đốt hạm đội của địch!

 

Thực ra, Michel Đức Chaigneau chẳng lầm ǵ cả, khi trận Thị Nại 1792 xảy ra, cha của ông c̣n chưa về giúp Nguyễn Ánh, và bản thân ông, đến hơn 10 năm sau, mới sinh ra đời. Vậy mà trong sách này (in năm 1867), tức là 47 năm sau khi ông rời nước Việt, 75 năm sau khi trận Thị Nại xảy ra, ông tả trận Thị Nại như được chứng kiến tận mắt! Câu chuyện ông kể là một chắp vá những giai thoại, sự kiện xảy ra ở các thời điểm khác nhau được tiểu thuyết hoá thành chuyện.

 

- Việc tàu mắc cạn là chuyện Mạn Hoè, đánh nhau với Tây Sơn năm 1782.

 

- Chắc hồi nhỏ Đức Chaigneau được nghe Vannier kể lại trận Qui Nhơn tháng 5-6/1793, mà Vannier đă tham dự trong đội vận lương, với tư cách phụ tá của Dayot. Trận này Le Labousse cũng có viết trong lá thư ngày 26/6/1793 gửi M.Boiret: “Nhà vua vừa xuất thuỷ bộ đại binh đi đánh Qui Nhơn… Các ông Dayot quê Rhedon và Vannier quê Auray cùng đi với thuyền của họ. Ông Olivier quê Carpentras cũng đi với quân của ḿnh và một vài người Âu khác trong bộ binh.” (Cadière, Doc. Rel. t. 29). Vậy câu: Các ông Dayot quê Rhedon và Vannier quê Auray cùng đi với thuyền của họ. Ông Olivier quê Carpentras cũng đi với quân của ḿnh, Michel Đức chép lại của Le Labousse.

 

- Và ông chép cả lời Gia Long “bông đùa” do Barrow viết, có đổi đi chút ít.

 

- Sau cùng Đức Chaigneau cảm hứng những điều đă có trong Sử Kư Đại Nam Việt: Dayot vào trước đại quân một giờ (một trống canh), bắn vài phát súng đại bác đằng trước tàu, v.v.

 

Cũng có thể Đức Chaigneau đă gom góp các nguồn tin đồn phát xuất từ nhà ḍng giống như Barrow và SKĐNV, rồi cường điệu lên thành tiểu thuyết, với những chi tiết cực kỳ vô lư: Tàu chưa vượt qua được cửa Thị Nại, làm sao quân Tây Sơn đă bao vây bắn phá tứ phiá? Tàu đến cửa Thị Nại trước đại quân một giờ mà sao Gia Long đă có đó để ngợi khen sự can đảm của những người Âu?

 

- Những ḍng như thế được ông Maybon khen là sống động và trích làm “tài liệu lịch sử”.

 

Đó là cách làm việc của sử gia Maybon.

 

Taboulet và “chiến công” Thị Nại của Dayot

 

25 năm sau, Taboulet tiếp sức bằng những hàng sau đây, lần này chép thẳng những “thành tích” chiếm được trong trận Thị Nại 1792:

 

“Theo lời Cha La Bissachère, Dayot là “thủ lănh và linh hồn của hải quân Nam Hà”. Ngày 27/6/1790, Nguyễn Ánh cấp cho ông văn bằng “Tư lệnh các hạm đội của ông” (Capitaine de ses vaisseaux), Dayot c̣n được gọi là Délégué Impérial [Đại diện nhà vua] và Marquis de Trí Lược [Trí lược hầu] hay “Marquis au jugement rempli de Prudence” [Vị Hầu tước phán đoán đầy cẩn trọng]. Năm 1792, Dayot phá tan, ở Quy Nhơn, một hạm đội Tây Sơn gồm 5 tàu lớn (bâtiments), 90 chiến thuyền (galères), và 100 chiến thuyền nhỏ (demi-galères), tịch thu được 137 khẩu đại bác ṇng đạn khác nhau. Năm 1793, Dayot chiếm được 60 chiến thuyền Tây Sơn, ở miền bắc Quy Nhơn nữa” (Taboulet, La geste française en Indochine I, 1955, t. 249).

 

Và cuối cùng, Wikipédia Pháp, thừa hưởng những ḍng “hào hùng” của các sử gia thời danh Maybon, Taboulet, để viết về “chiến công” Thị Nại 1792 của “Đại đô đốc của thuỷ quân An Nam và tư lệnh những tàu Pháp của nước Nam” (Grand Amiral de la flotte annamite et commandant des bâtiments français de l’Annam) như sau:

 

“Năm 1792, ông [Dayot] cầm đầu một chiến dịch cho Nguyễn Ánh, ông tàn phá 5 tàu chiến, 90 chiến thuyền, và khoảng 100 tàu nhỏ của Tây Sơn; ông cho đổ bộ quân đội lên bộ và phá huỷ những đồn luỹ trước khi quay về bến Can-Tru [Cần Giờ]”.

 

Một “chiến công rơ ràng và minh bạch” như thế, cần phải được khảo sát một cách nghiêm chỉnh.

 

Trước tiên, Taboulet đưa ra một Dayot mới, với những yếu tố lấy ở chính văn bằng của Nguyễn Ánh cấp cho Dayot! Bằng cách:

 

- Trừ câu đầu: Dayot là “thủ lănh và linh hồn của hải quân Nam Hà”, là của Ste-Croix mà mọi người đều nhầm là của Bissachère, và như ta biết, Ste-Croix viết theo những ǵ được Dayot kể lại.

 

- Thứ đến, văn bằng “khâm sai cai đội quản chiếu tàu nhị chích trí lược hầu”, khi dịch sang tiếng Pháp, đă biến thành văn bằng của vị “Đại đô đốc”.

 

Xin giải thích: về chức vị một vơ quan, chúng tôi không hiểu trong trường hợp nào, th́ được vua cho thêm hai chữ khâm sai, xin nhờ các vị thức giả chỉ giáo. Trong hồ sơ này, hiện chỉ thấy có ba người Pháp là Le Brun, Dayot và Barisy, được vua cho chức Khâm sai cai đội, c̣n những người khác chỉ là cai đội hay phó cai đội.

 

Dayot là khâm sai cai đội, quản hai tàu Đồng Nai và Le Prince de Cochinchine, đơn giản là như vậy. Nhưng khi những chữ này được dịch sang tiếng Pháp, th́ Dayot được thăng tiến lên: “đại diện nhà vua”, “hầu tước phán đoán đầy cẩn trọng”, để trở thành “tư lệnh các hạm đội của vua”. Rồi trên Wikipédia, thượng thăng thành “Đại đô đốc của thuỷ quân An Nam và tư lệnh những tàu Pháp của nước Nam” (Grand amiral de la flotte annamite et commandant des bâtiments français de l’Annam).

 

Đó là tiến tŕnh người ta đă làm, để cho Dayot nhảy vọt, từ chức khâm sai cai đội quản hai chiếc tàu trong một toàn bộ hạm đội có tới hàng trăm chiếc tàu của Nguyễn Ánh, lên chức Đại đô đốc của thủy quân An Nam và tư lệnh những tàu Pháp của nước Nam! Sự thăng chức nhảy vọt như vậy để tiến tới lô-gích thứ nh́: “Đại đô đốc” chỉ huy và chiến thắng trận Thị Nại 1792!

 

Những điều đó chỉ bịp được những độc giả không hiểu ǵ về t́nh h́nh nước Nam, đối với những người thạo lịch sử, chức Đại đô đốc của thuỷ binh Nam Hà là chức của Nguyễn Văn Trương, c̣n chức tư lệnh những tàu Pháp của nước Nam, th́ chưa hề có, v́ thời đó, vua Gia Long vừa cho làm tàu ở trong nước, vừa sai mua tàu của nước ngoài. Theo Barrow và Montyon, Gia Long đă áp dụng những cái hay của Tây phương cho những tàu làm ở trong nước, như bọc đồng phần ch́m của tàu, c̣n phần nổi vẫn giữ h́nh dạng tàu Việt Nam (xin xem lại chương 4, Barrow; chương 7, Montyon). Ngoài ra, Trịnh Hoài Đức c̣n cho biết: vua sai đóng loạt tàu Long Lân, bên ngoài có h́nh dạng giống như tàu Tây phương, ngay từ năm 1778. Như vậy rất khó phân biệt tàu tây với tàu ta; cho nên, không thể nói, v́ không hề có, một đội ngũ “tàu Pháp của nước Nam” để Dayot làm “tư lệnh”.

 

Tạ Chí Đại Trường và “chiến công” của Dayot

 

Tạ Chí Đại Trường, khi viết về Dayot, c̣n có phần phóng tác thêm nữa:

 

“JM Dayot phục vụ Nguyễn Ánh trong những năm 1790-1795 đă nhân dịp điều khiển các tàu Tây trong chuyến xuất quân vào khoảng tháng 5 đến tháng 10 dl [Dương Lịch] để mà lập cả một chương tŕnh vẽ các hải cảng, đi ḍ đáy nông sâu. Chính đội này dắt theo sau cả hàng ngàn thuyền mang lương thực cho binh lính -cả lính bộ- có khi phải ghé lại một bến đến vài ngày để chờ bộ binh tới lănh lương” ((LSNCVN, t. 235).

 

Câu này ông Tạ rút từ bài kư sự của Dayot, in trong Taboulet, t. 250, mà chúng tôi đă dịch ở phần I, tuy nhiên, ông Tạ vẫn hiểu sai ư. Xin nhắc lại lời Dayot:

 

“Làm việc trong hải quân của nhà vua và cai quản các tàu Tây phương, lực lượng chính của quân đội ông, tôi bắt buộc phải đi theo quân mỗi khi có chiến dịch, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10…. Nhiệm vụ tải lương, cho một số lượng tàu bè nhiều đến thế, đi với quân đội và tuỳ tùng, và cho cả bộ binh, thường tiến dọc theo bờ biển, bắt buộc chúng tôi phải đỗ lại mỗi buổi chiều, để tập hợp một đoàn thuyền tàu, thường tới hơn ngh́n cánh buồm.

 

Nhiều khi chúng tôi cũng bị bắt buộc phải ở lại một nơi nhiều ngày để đợi bộ binh và phân phát thực phẩm cho họ” (Taboulet, I, t. 250-251).

 

Dayot đă cố t́nh quan trọng hoá nhiệm vụ của ḿnh, khi viết câu “[tôi] cai quản các tàu Tây phương, lực lượng chính của quân đội ông”, thực ra, anh ta chỉ được cai quản có hai chiếc tàu Đồng Nai và Le Prince de Cochinchine mà thôi, và không có ǵ xác nhận hai tàu này là tàu Tây. Câu kế tiếp, Dayot nói về công việc đi theo chiến dịch: phải phát lương thực cho một số lượng tàu bè rất lớn, có khi tới hơn ngh́n cánh buồm, rồi nhiều khi c̣n phải đỗ lại vài ngày đợi bộ binh, để phát thực phẩm cho họ nữa. Nhưng Tạ Chí Đại Trường lại vẫn hiểu sai, ông viết: “Chính đội này dắt theo sau cả hàng ngàn thuyền mang lương thực cho binh lính”. Khổ quá! Dayot đâu có nói thế: y làm ǵ mà được cai quản hàng ngàn chiếc thuyền! Mà ai lại chở lương trên cả ngàn chiếc thuyền như thế! Vậy thuỷ binh của Nguyễn Ánh phải có tới cả vạn thuyền à? Điều này chứng tỏ ông Tạ không hiểu ǵ cả, ông chỉ có một mục đích là thổi phồng trách nhiệm của Dayot lên cho hợp với điều các ng̣i bút thuộc điạ phóng ra!

 

Dayot có dự trận Thị Nại 1792 không ?

 

Tuy Dayot không viết rơ, nhưng chúng ta cũng nên hiểu anh ta chỉ là một trong những người thuộc đội vận tải lương thực dưới lệnh của các quan đại thần trách nhiệm việc quân lương. Nguyễn Ánh hành quân bao giờ cũng có chiến thuật rơ ràng, ai tiên phong ai đoạn hậu, ai vận tải lương thực, nhất nhất đều ghi rơ, tên các tướng, các quan có trách nhiệm. Về lương thực:

 

- Ở trận Thị Nại tháng 7/1792, v́ quyết định đánh nhanh, chỉ có 10 ngày, cho nên Nguyễn Ánh đă: “dụ cho tướng sĩ các dinh Tiên Phong và Chấn Vơ thuộc Trung quân chỉnh bị lương thực súng ống khí giới như phép hành quân” (TL, I, t. 286). Tức là: trong trận đánh chớp nhoáng này, ông chỉ dùng có hai dinh quân (như quân đoàn ngày nay) là dinh Tiên Phong và dinh Chấn Vơ (quân tinh nhuệ, lính cảm tử), đúng như lời thư Bá Đa Lộc: “ông chỉ mang theo một nửa quân đội” (thư Bá Đa Lộc gửi M. Boiret ngày 18/7/1792 (Montyon, II, t. 143). V́ thế, Nguyễn Ánh ra lệnh cho quân sĩ phải chuẩn bị khí giới và lương thực mang theo người; điều này rất hợp lệ, v́ khi đi chiến dịch ngắn, lính phải tự đem lương theo.

 

V́ vậy, trong trận Thị Nại 1792, Nguyễn Ánh không chỉ định quan coi việc quân lương.

 

- Đến trận Qui Nhơn tháng 5-6/1793, dự dịnh đánh lâu, hai quan đại thần được vua chỉ định coi lương là: “Hộ bộ Phan Thiên Phúc, và tham tri Nguyễn Đức Chí chia coi thuyền lương đi theo, cấp cho các quan thuỷ bộ” (TL, I, t. 293).

 

- Tháng 5/1794, Nguyễn Vương thân chinh dùng thuỷ binh giải vây Diên Khánh, cũng chỉ định: “Hộ bộ Trần Đức Khoan, tham tri Nguyễn Văn Mỹ và Nguyễn Kỳ Kế đi theo trông coi việc lương” (TL, I, t. 308), v.v.

 

Tóm lại, trong trận Thị Nại tháng 7/1792, v́ đánh chớp nhoáng, không cần vận tải lương thực; Dayot thuộc đội tải lương, vậy chúng tôi có thể xác nhận chắc chắn ràng: Dayot đă không dự trận Thị Nại 1792 này.

 

Bây giờ nói về cách cách bầy bố chiến lược trận Thị Nại 1792, Thực Lục ghi rơ thứ tự tiến quân: “Thuyền vua ra từ cửa biển Cần Giờ… Sai quản Tiên phong dinh là Nguyễn Văn Thành tiến trước, kế đến quản ban Trực tả là Phạm Văn Nhân tiến thứ nh́. Giám quân Trung quân Nguyễn Văn Trương hộ giá. Đô đốc Nguyễn Kế Nhuận tiếp sau”. (TL, I, t. 286-287).

 

Vậy, trong các đội tiên phong và trực chiến, không có tên ông tướng nào là Dayot cả.

 

Rồi khi đến nơi, Thực Lục ghi:

 

“Khi quân đến ngoài cửa biển Thị Nại, th́ trước hết sai quân tinh nhuệ đổ bộ phóng lửa đốt thuỷ trại giặc. Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Văn Thành dùng thuyền Long [Long Phi] và thuyền Phụng [Phượng Phi] [đánh] thẳng vào, các quân tiến theo. Đô đốc giặc là Thành (không rơ họ) thấy đại quân chợt đến, bỏ chạy, thuyền ghe và khí giới bị quân ta bắt được hết (thuyền lớn 5 chiếc, thuyền đi biển 30 chiếc, thuyền sai 40 chiếc). Lại sai t́m bắt bọn giặc biển Tề Ngôi, bắt được 3 chiếc thuyền” (TL, I, t. 287).

 

Đến cửa Thị Nại, vua cho quân tinh nhuệ (tức là đội cảm tử thuộc dinh Chấn Vơ) đổ bộ đốt thủy trại của Tây Sơn. Rồi hai tướng Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Văn Trương dùng thuyền chiến đồng Long Phi và Phượng Phi đánh thẳng vào và ba quân tiến theo. Vẫn không thấy có ông tướng nào tên là Dayot thuộc đội xung phong cả! Chỉ có hai thuyền đồng Long Phi và Phượng Phi, th́ do hai đại tướng Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Văn Trương điều khiển xung kích. Barrow chắc muốn nói đến hai thuyền đồng này, và ông lầm tưởng rằng do người Pháp điều khiển.

 

Chẳng có lư do ǵ khiến chúng ta phải nghi ngờ những điều ghi trong Thực Lục trên đây, để tin một thoại khác, như ông Tạ Chí Đại Trường, trong cuốn Lịch Sử Nội Chiến ở Việt Nam. Trước hết, ông Tạ chép vài câu đầu Thực Lục viết về trận Thị Nại 1792, như chúng tôi vừa trích ở trên, nhưng ông vội vàng cải chính ngay: “Nhưng theo người Tây, kẻ mở đường lại là Dayot trên chiếc “tàu đồng”… (LSNCVN, t. 259). Rồi ông kể tiếp: “Chiếc “tàu đồng” do Dayot chỉ huy tiến vào cửa Thị Nại (1792) là một kinh ngạc lớn cho Tây Sơn (Thư của LM J. de Jésus Maria cho LM Trưởng tỉnh, Chợ Quán, 4/3/1790, BSEI, 1940, trang 101-102). Rồi sau đó Nguyễn Ánh mới bắt chước theo các tàu Tây mà đóng tàu vỏ đồng nhờ số kim có được dồi dào trong các cuộc trao đổi thương mại” (LSNCVN, t. 236-237).

 

Coi thường sử gia triều Nguyễn, là quyền của ông Tạ. Chắc ông có đọc những điều “rồng rắn” của Maybon chép lại Michel Đức Chaigneau, nhưng không thấy ông nhắc đến Maybon. Vậy ta thử xem ông dẫn chứng được “người Tây” nào hay ho hơn, đă cho ông biết: “kẻ mở đường lại là Dayot trên chiếc “tàu đồng”, th́ thấy ông Tạ dẫn chứng lá thư của LM J. de Jésus Maria viết ngày 4/3/1790 gửi cho LM Trưởng tỉnh, Chợ Quán, kể về trận Thị Nại xảy ra tháng 7/1792, tức là ông linh mục Jésus Maria này viết thư kể trước chuyện sẽ xảy ra hai năm sau!

 

Đă vậy, ông Tạ c̣n thêm câu: “rồi sau đó Nguyễn Ánh mới bắt chước theo các tàu Tây mà đóng tàu vỏ đồng”. Điều này chứng tỏ ông Tạ hoàn toàn không biết ǵ về những hoạt động đóng tàu của Nguyễn Ánh, và ông luôn luôn t́m cách hạ thấp Gia Long trước người Âu. Nhưng cái tệ nhất của ông, là, để đánh đổ những điều ghi trong chính sử, mà ông luôn luôn nghi ngờ, ông lại đi lượm lặt những tin tức, không thể tin được: việc Dayot chỉ huy chiếc tàu đồng, xông trận, như một đại tướng cảm tử, làm cho quân Tây Sơn khiếp đảm (!) chứng tỏ quân đội Gia Long không có trật tự, chiến thuật ǵ cả, vào trận, ai muốn lái tàu đồng th́ lái, ai muốn xông ra đánh th́ đánh! Như thể nước ta là một nước bán khai. Thực không thể hiểu được, một cuốn sách như thế mà lại được trao giải thưởng “văn học toàn quốc, bộ môn sử” (năm 1973, ở miền Nam).

 

*

 

Sau hết, chúng tôi lại t́m thêm các tài liệu về phía các giáo sĩ Pháp, cũng không thấy ai viết ǵ về “chiến công Thị Nại 1792” này của Dayot. Trong cả những thư từ của Barisy kể lại các trận đánh lớn, cũng không thấy nói đến chiến công “lừng lẫy” này. Và chính Dayot trong bản kư sự in ở phần I, cũng chỉ nói đến nhiệm vụ tải lương, không viết ǵ về “chiến công” này nốt.

 

Học giả Cadière khi t́m tài liệu trong văn khố Pháp, cũng chỉ thấy:

 

“Công việc mà hai anh em Dayot giúp vua Nam Hà h́nh như chỉ thuần tuư thương mại. Văn khố của Hội thừa sai Paris, vol. 312, chứa một số khá lớn thư từ của họ [thường kư J.M et Félix Dayot] nhưng chỉ là những thư ngắn nói chuyện tiền bạc “ (Doc. Rel. BEFEO, Note số 1 của Cadière, t. 72).

 

Sau cùng, trong thư của giáo sĩ Le Labousse gửi về hội thừa sai, đề ngày 20/4/1801, ở B́nh Khang, có mô tả trận Thị Nại 1801, trong đó có đoạn nói đến chiến công của De Forcant:

 

“Những sĩ quan Pháp, các ông Chaigneau, Vannier, và De Forcanz, điều khiển các tàu le Dragon [Long Phi], le Phoenix [Phượng Phi] và L’Aigle [Bằng Phi] cũng đi chiến dịch này.

 

Mỗi người với tàu trang bị khí giới, có nhiệm vụ hộ tống nhà vua và pḥ trợ tất cả những thuyền chiến trở về. Nhưng lúc đánh nhau, họ bị giữ lại để hộ tống vua. Khi nghe thấy tiếng đại bác nổ, máu Pháp sôi sục trong huyết quản, vua phải nghiêm cấm mới cản được ḷng nhiệt thành của họ. Giữ họ lại bên vua c̣n khó hơn là thúc quân tiến lên giữa những trận mưa đại bác. Ông de Forcanz đă không dằn ḷng trước cơn hăng say chiến đấu; ḷng can đảm thúc đẩy, đang đêm lẻn vào cảng một ḿnh đốt hết bẩy tàu chiến trang bị khí giới nhiều nhất” (Doc. Rel., BEFEO, t. 45-46).

 

Bấy giờ chúng tôi mới đoán rằng: Th́ ra, người ta đă chắp vá thông tin như sau:

 

- Họ mượn chiến công của de Forcant ở trận Thị Nại 1801, làm “chiến công” của Dayot ở trận Thị Nại 1792. Giống như họ mượn chức của Nguyễn Văn Trương để đắp cho J. M. Dayot.

 

- Họ mượn thành tích của các tướng nhà Nguyễn trong trận Thị Nại 1792 (bắt được: thuyền lớn 5 chiếc, thuyền đi biển 30 chiếc, thuyền sai 40 chiếc, rồi thêm thắt vào, thành: “5 tàu lớn (bâtiments), 90 chiến thuyền (galères), và 100 chiến thuyền nhỏ (demi-galères), tịch thu được 137 khẩu đại bác ṇng đạn khác nhau” và ghi là “thành tích” của Dayot.

 

- C̣n vụ năm 1793, Dayot chiếm được 60 chiến thuyền Tây Sơn, ở miền bắc Quy Nhơn” th́ h́nh như hoàn toàn bịa đặt.

 

Dayot xuất thân đại uư, lái tàu buôn, trong các vùng biển giữa Ile de France và Ấn Độ. Gia Long đă mượn Dayot theo đúng chuyên ngành lái tàu buôn của anh ta. Nhưng v́ mắc tội thâm lạm ngân quỹ, nên vua chuyển sang ngành chở lương, và dĩ nhiên, khi đi chở lương, anh ta ở dưới sự chỉ đạo của các quan Phan Thiên Phúc, và Nguyễn Đức Chí trong trận Quy Nhơn 1793; và ở dưới quyền các quan Trần Đức Khoan, Nguyễn Văn Mỹ và Nguyễn Kỳ Kế trong trận giải vây Diên Khánh năm 1794. Trong 5 năm ở Nam Hà, Dayot chưa từng có nhiệm vụ tác chiến, th́ không thể lập “chiến công” được. Đó là những ǵ mà người ta phóng đại ra để đưa Jean-Marie Dayot lên hàng anh hùng, “đại đô đốc” của vua Gia Long.

 

Dayot làm đắm tàu, trốn đi năm 1795

 

Những ngày cuối cùng của Dayot ở Việt Nam thực không mấy vinh hiển.

 

Năm 1795, lại có vụ người Pháp bỏ đi lần nữa, và giám mục Bá Đa Lộc cũng can dự vào.

 

Trong vụ này, Dayot đóng vai chính v́ làm đắm tàu Đồng Nai [Faure, t. 216, ghi tên Đồng Nai, nhưng bài Introduction của Ste-Croix không nói rơ tên] và bị tội, phải trốn đi, c̣n Bá Đa Lộc, cùng lúc ấy, bị Trần Đại Luật dâng sớ xin vua chém đầu, nên cũng xin đi. Vụ này chúng tôi đă tŕnh bầy trong chương 10 về Sainte-Croix, ở đây xin nhắc lại mấy nét chính:

 

Sainte-Croix kể lại chuyện đắm tàu, theo lời Dayot, xin tóm tắt như sau: Dayot chống việc tham nhũng bị các quan căm ghét, nên t́m mọi cách triệt hạ. Một hôm, anh không có mặt trên tàu của ḿnh, trời băo, tàu bị thổi xuống nước, lật. Vua sửa soạn hành quân, nổi giận v́ sự mất tàu này. Các quan lợi dụng, tâu vua: tàu ch́m do Dayot bất cẩn muốn làm chậm trễ việc hành quân. Dayot bị đóng gông, đáng lư bị xử tử h́nh ngay, nếu bạn bè không t́m cách chận lại, đúng lúc Giám mục Bá Đa Lộc đi vắng, Dayot chịu gông 4 ngày. Khi giám mục về, giảng lẽ phải trái cho vua, vua tha ngay và “xử tử” các quan. V́ vụ oan uổng này mà anh em Dayot bỏ đi. Và tất các người Pháp khác, kể cả Puymanel cũng từ chức. Bởi v́ công việc của họ khó khăn như thế mà vua không cho họ của cải ǵ cả. (Sainte-Croix, Introduction, Relation de La Bissachère, t. 85-87).

 

Nhưng đọc thư của hai giáo sĩ Lavoué và Le Labousse viết về vụ này, mọi sự xảy ra khác hẳn:

 

Thư của giáo sĩ Lavoué gửi M. Létondal, ngày 27/4/1795, có những ḍng sau đây:

 

“Nhà vua vừa hết sức giận dữ những người Âu đang giúp việc, và bắt bỏ tù hai người: Ông Dayot và phó cai đội của chiếc tàu bị đắm [như vậy Guillon hoặc Guilloux bị bắt cùng với Dayot], bị hư hại nặng nề; người ta vừa báo cho vua biết là tàu không c̣n dùng được nữa, điều đó làm cho vua nổi trận lôi đ́nh, trong lúc quá giận đă chửi bới thậm tệ những người Âu, sau đó vua có hối lại, và có lẽ ông c̣n hối lại nữa bởi v́ từ lúc ấy, công việc của ông ngày càng tồi tệ.

 

Chính trong lúc đó th́ các quan đệ tŕnh lên vua lá sớ chống Đức Giám Mục [Sớ của Trần Đại Luật xin vua chém đầu Bá Đa Lộc], vua đọc và làm thinh. Đức Ông được người ta báo tin ngay, giả vờ [như không biết] trong vài ngày nhưng sau thấy vua không nói ǵ và có vẻ đồng ư với các quan, bèn than thở một cách cay đắng, và người ta đă báo tin ngay cho vua biết, vua bèn gửi cho Đức Ông lá sớ đó…” (Launay, III, t. 302).

 

Chúng ta thấy ngay sự bịa đặt trong lời Ste-Croix: Bá Đa Lộc không đi vắng mà ông đang bị nạn v́ lá sớ của Trần Đại Luật, ông cũng đang tự cứu, nói chi đến việc cứu Dayot.

 

Thư thừa sai Le Labousse viết cho M. Létondal, quản thủ viện thừa sai Macao, từ Sài G̣n ngày 22/6/1795, cho biết thêm chi tiết sau đây:

 

“… Ông ta [Nguyễn Ánh] đang ở trong thế kẹt. .. Tất cả người Âu bỏ đi… Tôi sợ rằng đó là tiên khởi của chúng ta…. Đức Ông [Bá Đa Lộc] đă sửa soạn một chiếc tàu tốt rồi…

 

Ông sẽ thấy các ông Olivier và Dayot tới Macao. Dayot phải trốn khỏi chiến hạm của ḿnh khi ra hàng ở cảng Saint Jacques. Sự tẩu thoát này sẽ là tổn thất nặng nề cho nhà vua.

 

Trên tàu của Olivier có Chaigneau, cùng quê với tôi…” (Documents relatifs à l’époque de Gia Long, Cadière, BEFEO, số 12, 1912, t. 35).

 

Vậy, sau khi làm đắm tàu, bị đóng gông và kết án, Dayot trốn ra Vũng Tàu, nhưng bị bắt lại, rồi lại trốn trên tàu của Olivier de Puymanel; tàu này có cả Chaigneau nữa (lúc ấy Chaigneau chưa làm việc với Nguyễn Ánh, c̣n đang buôn bán trên đường Sài G̣n Macao, và đang có dự định quay trở lại Pháp). Olivier de Puymanel cũng định bỏ đi, nhưng rồi sẽ quay trở lại.

 

Việc Dayot trốn đi, chứng minh anh chẳng oan uổng ǵ và chuyện vua “xử tử” các quan “vu khống” cho anh ta là tưởng tượng.

 

Dayot trở lại nước Nam và được Gia Long khoan hồng

 

Dayot trốn đi, sang lập nghiệp ở Phi Luật Tân có lẽ bởi v́ y đă được vua viết thư giới thiệu với viên toàn quyền Phi ngay từ năm 1790 và đă sai y hai lần sang Phi mua bán.

 

Chín năm sau, quan toàn quyền Phi sai Dayot trở về Nam Hà mua gạo. Vua Gia Long đă bỏ qua tội cũ và cho phép y mua gạo đem về Phi.

 

Lá thư của M. Labartette viết cho M. Foulon, quản thủ mới của Hội thừa sai Macao, ngày 15/4/1804, kể về về việc này với giọng mỉa mai, như sau:

 

“…Ở đây vừa xảy ra một chuyện khá lạ lùng mà chắc chẳng ai chờ đợi và có lẽ sẽ ầm ỹ lên. Số là cái ông Dayot danh tiếng, ngày xưa đă ở đây khá lâu phục vụ vua Nam Hà thời Giám mục Bá Đa Lộc c̣n ở Đồng Nai, rồi bỏ đi v́ bất măn ǵ đó với vua; cái ông này mới trở lại Đà Nẵng khoảng độ mươi ngày nay. Ông ta được viên toàn quyền ở Manille gửi đến, trên chiến thuyền Y Pha Nho, tên là La Princesse royale. Người ta đồn ông ta đến với sứ mệnh rất quan trọng cho lợí ích của hai nước, đó là sự cộng tác thương mại giữa nước Nam với cái gọi là chính phủ Manille. Việc phái bộ Anh bí mật đến nước Nam [chỉ việc phái bộ Roberts năm 1804 đến xin thông thương bị vua từ chối không tiếp] chắc đă bị các cường quốc Âu châu khám phá ra, bởi v́ ông Dayot lại thông báo rằng chiến tranh Anh Pháp đă nổ ra từ 10 tháng nay, rằng cả Âu châu theo Pháp, Anh đứng một ḿnh. Rằng Manille đang đợi hai hạm đội, một của Pháp, một của Y Pha Nho. Chính phủ Manille thông báo cho vua Nam Hà biết dự định của Anh muốn có một hải cảng ở nước Nam và khuyên nhà vua đừng cho.

 

Hơn nữa, v́ người ta sợ khi hai hạm đội kia đến Manille sẽ thiếu gạo ăn, Mayot xin được mua gạo, vua cho phép xuống Đồng Nai mua. H́nh như nhà vua thích đề nghị cộng tác của chính phủ Manille…” (Cadière, Doc. Ref. BEFEO, t. 58).

 

Việc Dayot mua gạo cho Phi Luật Tân được Thực Lục ghi trong tháng 4/1804, như sau:

 

“Lữ Tống bị đói, xin đong gạo ở Gia Định. Lưu trấn thần không muốn bán, đem việc tâu lên. Vua nói rằng: “Bờ cơi dù có khác nhau, nhưng lấy ḷng chung mà thương nhau, sao nỡ không ngó đến”. Bán cho 50 vạn cân gạo” (TL, I, t. 590).

 

Vậy, năm 1804, Dayot không dám đến Huế gặp vua, như lời đồn mà giám mục Labartette viết lại: “Người ta đồn ông ta đến với sứ mệnh rất quan trọng cho lợi ích của hai nước”. Có lẽ Dayot chỉ dám ghé lại Đà Nẵng, rồi không mua được gạo, mới xuôi thuyền xuống Gia Định, nói (dối) quan trấn thủ rằng Lữ Tống bị đói, xin mua gạo, nhưng quan trấn thủ không bán, mà tâu về triều, và vua đă ra lệnh bán. Như vậy đủ tỏ không những Gia Long đă rộng lượng tha thứ cho Dayot, mà ông c̣n muốn giúp người láng giềng Phi Luật Tân. Phải chăng nhà vua không quên ơn cũ, khi ông viết thư nhờ quan toàn quyền Phi giúp đỡ Dayot khi vua sai y sang Phi mua bán và sửa tàu năm 1790?

 

Ba năm sau, trong thư của Chaigneau, từ Huế viết thư gửi M. Létondal, quản thủ Viện truyền giáo ở Macao, ngày 6/6/1807, lại có câu: “Vua hay hỏi thăm tin tức anh em ông Dayot và mong họ trở lại Nam Hà” (Doc. Relatifs à l’époque de Gia Long, t. 59). Lời này, nếu có thật, xác định một lần nữa, vua Gia Long không những đă tha thứ tất cả lỗi lầm cho anh em Dayot mà c̣n mong họ trở lại.

 

Tuy nhiên, Dayot vẫn tiếp tục sự phản bội, y c̣n lừa vua thêm một lần nữa:

 

Note số 1 của Cadière (Doc. Rel. BEFEO, t. 58) cho biết:

 

“Dayot chẳng bao lâu trở thành tồi tệ với Gia Long, người ta nói với vua rằng ông ta đă làm gián điệp cho Anh. Chúng tôi biết được điều này nhờ lá thư của thừa sai Audemar ở Nam Kỳ, viết ngày 6/6/1808 cho vị quản thủ viện thừa sai Macao” (Archives M-E, 801, p.1253) (Cadières, Doc. Rel., t. 58, note 1).

 

Cái chết của Dayot

 

Dayot chết đuối mùa thu năm 1809.

 

Thư của giáo sĩ Audemar từ Nam Hà ngày 28/4/1811, cho biết:

 

“Khoảng gần một năm rưỡi nay ông Dayot bị đắm tàu và chết đuối gần đây cùng với vợ và hai chục người nữa. Đúng là lỗi tại ông ấy, bởi v́, khi gặp cơn băo đầu mùa thu đến bất ngờ trên biển, ông ấy đă đến rất gần một bến tàu nhỏ. Trận băo thật dữ dội. Mọi người đều muốn ghé vào bờ; nhưng không hiểu sao mà điên rồ đến thế, ông ta đă làm ǵ? Tay khư khư cầm kiếm, đe doạ chém đầu hoa tiêu nếu anh ta lái tàu vào bến. Thế là tàu ngập nước. Chỉ có khoảng 7 thủy thủ bơi thoát được vào bờ. Thực ông ấy chết như đă sống, một cách vô đạo (en impie)!” (Cadière, Doc. Rel. BEFEO, t. 61).

 

Linh mục dùng chữ en impie (vô đạo) theo nghiă vô thần, khinh đạo, nhưng nếu chỉ vào cách sống của Dayot, c̣n có nghiă là vô luân nữa.

 

Dayot chọn cái chết, chứ nhất định không cho tàu cập bến Việt Nam, có phải v́ anh sợ lần phản bội cuối cùng này sẽ không được vua Gia Long tha thứ như những lần trước?

 

Thụy Khuê

 

Nguồn: http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-st-cng-trang-cua-nhung-nguoi-php-gip-vua-gia-long-22/

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long

Chương 17: Chính sách đối ngoại của vua Gia Long

 

Trước khi viết bốn chân dung chót của Olivier, Barisy, Vannier và Chaigneau, chúng tôi muốn nh́n lại sự giao dịch của vua Gia Long trong khoảng thập niên 1790-1800, qua chính những thư từ nhà vua để lại. Đó là cách trực tiếp và trung thành nhất để tŕnh bày cùng độc giả:

 

1- Sự mua bán vũ khí và các tàu, thuyền, của Gia Long.

 

2- Tính cách tự lập của Gia Long về chính trị và ngoại thương.

 

3- Uy tín của Gia Long đối với các chính quyền trong vùng.

 

4- Phản ứng của Gia Long trước biến cố tàu Armide của nhà vua bị một tàu Anh bắt ở Ấn Độ Dương, hay cách ứng xử của nhà vua đối với một cường quốc.

 

*

 

Chúng ta biết rất ít về sự đối ngoại của Gia Long khi c̣n là Nguyễn Vương, cũng như việc ông mua súng đạn và vật liệu chiến tranh như thế nào. Thực Lực quá vắn tắt về những việc này, cho nên các sử gia thuộc địa tha hồ vung bút, họ đă viết những ḍng khó tin về việc Bá Đa Lộc “cung cấp” súng đạn và chiến cụ cho Nguyễn Ánh bằng cách “ra lệnh” cho công ty Pháp Ấn và các tàu Pháp đến Nam Hà giao khí giới cho nhà vua, như trường hợp Maybon trong cuốn Histoire moderne du pays d’Annam mà chúng tôi đă tŕnh bày trong chương 14.

 

Tệ hơn nữa, những thư từ ngoại giao của vua Gia Long cũng được Maybon “chiếm lănh” làm sản phẩm của Bá Đa Lộc. Thực ra, việc này Maybon cũng chỉ sao lại “tinh thần” Alexis Faure, trong cuốn Monseigneur Pigneau de Béhaine, từng dựng đứng Bá Đa Lộc là Richelieu của Nguyễn Ánh, đặc biệt trong vụ tàu Armide, sẽ nói tới dưới đây.

 

Louis-Eugène Louvet, tác giả La Cochinchine Religieuse (Đạo giáo ở Nam Kỳ), in tại Paris năm 1885, cũng không phải là một “sử gia” đáng tin cậy; những đoạn ông viết về Bá Đa Lộc, hoặc về các việc “tàn sát” đạo Chúa dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, v.v. đều khả nghi, cần phải xem lại. Ngay khi đăng Hịch Quang Trung, ông cũng thẳng tay cắt bỏ đoạn Quang Trung mạt sát bọn người Âu đến giúp Nguyễn Ánh.

 

Tuy nhiên, Louvet cũng như Faure, ngoài những đoạn viết vô bằng, họ vẫn c̣n sưu tầm được một số tư liệu gốc đáng quư. Trong La Cochinchine Religieuse, phần Chứng từ (Pièces justificatives) ở cuối cuốn I, Louvet đă sưu tầm được một số chỉ dụ và văn bằng vua Gia Long phát cho những người Pháp ngày 27/6/1790, mà chúng tôi đă sử dụng khá nhiều trong các chương trước. Phần c̣n lại, là một số thư từ vua viết cho các nhà buôn lớn, các quan trấn thủ hay toàn quyền đại diện cho các chính phủ Âu châu trong vùng Ấn Độ Dương và hai thư vua viết cho vua Anh và vua Đan Mạch.

 

Những thư từ này, theo nguyên tắc có từ thời các chúa Nguyễn ngày trước, thường viết bằng chữ Nho, và các cơ quan công quyền hoặc tư nhân ngoại quốc khi nhận được đều có người dịch sang tiếng nước họ. Chắc chắn thời Gia Long và triều Nguyễn sau này cũng vẫn giữ đúng như vậy; v́ lá thư Gia Long viết cho Louis XVI để cám ơn việc ông đă băi bỏ hiệp định Versailles, cũng viết bằng chữ Hán (Launay, III, t. 204). Nội dung lá thư tất nhiên do vua chỉ định, c̣n người chấp bút thường là “đổng lư văn pḥng” của vua, hay một chức vụ tương tự; cũng có thể các vị đại thần hay chữ như Ngô Ṭng Châu, Trịnh Hoài Đức, Lê Văn Định, v.v. phụ trách, hoặc có thể do tham mưu Đặng Đức Siêu viết, giống như trường hợp Trần Văn Kỷ viết thay Quang Trung.

 

Maybon, trong sự tham lam muốn vơ vét tất cả công lao về tay người Pháp, không ngại vơ cả chuyện thư từ này về tay Bá Đa Lộc! (Kể cả thư chữ Hán Gia Long viết cho Louis XVI, có văn bản gốc được in lại rơ ràng, cũng là do Bá Đa Lộc viết!); ông viết như sau: “Pigneau [Bá Đa Lộc] không chỉ thỏa măn với vai tṛ lănh đạo, ông c̣n quan tâm đến cả những chi tiết; ta đă biết lá thư của Nguyễn Ánh viết cho Louis XVI, rơ ràng Giám Mục là người cổ xuư, nếu không muốn nói là người viết lá thư này; c̣n những trường hợp khác, dường như lại rơ ràng ông làm cố vấn khôn khéo cho mối liên hệ với đại diện các nước Âu châu trong biển Ấn Độ và Trung Hoa, với những chính quyền Macao, Phi Luật Tân, Bengale; từ thư gửi vua Anh đến vua Đan Mạch cũng mang dấu ấn thiên tài của ông.” (Maybon, t. 283).

 

Như trên đă nói, Maybon cũng không “sáng tác” được ǵ mới, ông chỉ sao chép Alexis Faure, khi ông này kể lại biến cố tàu Armide, đă đă xuyên tạc phản ứng của Gia Long thành phản ứng của Bá Đa Lộc, với câu: “Điều này [biến cố tàu Armide] đă gây ra sự phản đối mănh liệt của chính phủ Nam Hà do Giám mục Adran lănh đạo” (Faure, t. 223). Rồi Maybon nhân cơ hội, nhận vơ luôn tất cả thư từ giao dịch của vua Gia Long, đều là do ông Bá viết cả! Thực là ḷng tham không đáy, cái ǵ cũng nhận vơ được. Họ đă từng nhận vơ các thành tŕ vua xây, rồi lại nhận vơ cả thư tín của nhà vua nữa, thực là quá tệ. Điều này cho thấy Maybon bất chấp các quy luật ngoại giao của một nước tự chủ: vua Gia Long không việc ǵ phải viết thư bằng tiếng Pháp cho vua Anh và vua Đan Mạch, mà phải nhờ đến giám mục Bá Đa Lộc viết hộ. Vua viết thư bằng chữ Nôm hoặc chữ Nho. Các thư quan trọng dùng chữ Nho là chữ chính thức của triều đ́nh. Ngoài ra cũng nên nhắc lại rằng: theo lời linh mục Le Labousse, giám mục Bá Đa Lộc chỉ đến chầu vua trung b́nh mỗi năm khoảng một lần, th́ có muốn làm thư kư cho vua cũng khó.

 

Chúng tôi tin rằng các bản gốc bằng chữ Hán của những lá thư này, vẫn c̣n ở trong văn khố hoàng gia, hoặc đă được dịch sang chữ quốc ngữ rồi mà chúng tôi không có điều kiện tiếp xúc. Trong khi chờ đợi, xin tạm dịch lại một số thư từ này (đă được dịch ra tiếng Pháp, do Louvet sưu tầm và in lại). Có ba tiêu đề sẽ được tŕnh bày ở đây: 1- Việc mua vũ khí và tàu thuyền. 2- Thư giao thiệp với nước Anh và Đan Mạch. 3- Biến cố tàu Armide bị tàu Anh bắt.

 

I- Việc mua vũ khí và tàu thuyền

 

Như chúng ta đă biết, Nguyễn Ánh liên tục sai người đi bán hàng hoá (phần lớn là gạo) để mua khí giới và đôi khi cả tàu, thuyền ngoại quốc. Sự kiện này đă thể hiện trong lá thư sai Dayot đi Phi Luật Tân, tháng 6/1790, mà chúng tôi đă tŕnh bày trong chương 16. Nhưng sau đó v́ Dayot thâm lạm ngân quỹ trong chuyến đi Phi lần thứ nh́ (1791-1792), cho nên bị loại trừ khỏi đội ngũ mua bán ở nước ngoài. Một trong những người trung thành và được vua tin dùng là Laurent Barisy, trong 9 năm từ 1793 đến 1802, khi anh mất. Các chỉ dụ c̣n lưu lại dưới đây, liên hệ tới những công tác mà vua giao cho Barisy, thể hiện cách Gia Long bán hàng hoá để mua khí giới, đồng thời trực tiếp đánh đổ những luận điệu cho rằng Bá Đa Lộc đă giúp đỡ Gia Long trong bất cứ phương diện ǵ về việc mua bán vũ khí này.

 

1- Chỉ dụ cho M. Barisy

 

“Lệnh cho Barisy-man, đang phục vụ dưới trướng, mua tất cả những hàng hoá y thấy tại đây [Sài G̣n] chuyển lên tàu ô đi Malacca và Poulo-Pinang để dùng vào việc mua súng ống và tất cả những khí giới khác mà y thấy. Cẩn thận đi càng sớm càng tốt, trong dịp đang thuận gió mùa này, và phải hết sức đề pḥng để tránh mọi tai nạn. Làm xong nhiệm vụ, y phải tức khắc trở về đây”.

 

Lệnh từ Saigon, Cảnh Hưng năm 54, ngày 15, tuần trăng 11 (17/12/1793). Ấn niêm phong. (Louvet, I, t. 545)

 

Qua lệnh chỉ ngắn ngủi này, ta thấy loại tàu được gọi là tàu ô, làm trong nước (chưa phải là tàu đại hiệu hay tàu đi biển) cũng dùng chở hàng ra ngoại quốc bán để mua vũ khí.

 

2- Chỉ dụ cho M. Januario-Phượng

 

“Lệnh cho Januario-Phượng, cai đội đang phục vụ dưới trướng, đem một lá thư cho ngài toàn quyền quản lănh những cơ sở Bồ Đào Nha ở Á Châu, tại thủ đô Goa, và chất xuống tàu 4.000 tạ [ta] gạo của vua và những hàng hoá khác, thuận theo gió mùa năm nay, đem đến tất cả các bến tàu ở nam Ấn Độ [bán], và mua súng ống và những thứ vũ khí khác mà y thấy, bao nhiêu cũng được. Trong chuyến đi này, nếu gặp thuyền Anh hay bất cứ nước nào khác có súng mới tốt hạng nhất, giống như những súng trường mà các cường quốc Âu Châu trang bị cho quân đội của họ, th́ cứ trả giá 10 đồng một khẩu, về đây sẽ trả, để cho họ chọn những hàng hoá có sẵn trong các kho. Cẩn thận đi càng sớm càng tốt trong dịp đang thuận gió mùa này, và phải hết sức đề pḥng để tránh mọi tai nạn. Làm xong nhiệm vụ, phải tức khắc về ngay…”

 

Lệnh từ Sài G̣n, Cảnh Hưng năm 54, ngày 15, tuần trăng 11, (Sài G̣n, ngày 17/12/1793) (Louvet I, t. 545-546)

 

Thực Lục việc tháng 12/1793, có ghi: “Sai cai đội Quảng Nói Vè, đội trưởng Pa Đơ Chê (đều người Tây) sang thành Cô Á [Goa] và xứ Mă La Kha [Malacca] để t́m mua đồ binh khí” (TL, t. 302). Vậy Quảng Nói Vè chắc là phiên âm tên Januario, c̣n Pa Đơ Chê, chưa biết là ai.

 

Lá thư này chứng tỏ Gia Long không chỉ mua bán vũ khí ở các nước gần như Mă Lai, mà c̣n sai người sang Ấn Độ bán hàng và mua vũ khí của người Bồ ở Ấn Độ. Januario-Phượng hay Quảng Nói Vè chắc là người Bồ lai Việt. Trong thư này vua cũng sai đi mua thứ súng hạng tốt nhất đang được dùng trong quân đội ở Châu Âu; điều này phù hợp với lá thư ngày 14/4/1800 của linh mục Le Labousse, đă dẫn ở chương 6, viết về Gia Long, có câu: “Những công binh xưởng, và những bến tàu chiến của ông làm cho người ngoại quốc thán phục và con mắt cả châu Âu sẽ khen ngợi nếu châu Âu đến đây chứng kiến. Một bên, người ta thấy súng ống, đại bác đủ kiểu [...] mà phần lớn chỉ thua kiểu mẫu đẹp nhất”.

 

3- Thư của các đại thương gia ở Madras gửi vua Nam Hà

 

“Tâu Bệ hạ,

 

Trung tá (le lieutenant-colonel) Barisy cho chúng tôi biết Bệ hạ đă ân cần tiếp đón thư của chúng tôi; với sự đại lượng che chở mà Bệ hạ dành cho tàu Generous friend của chúng tôi, cùng sự bao dung mà ngài đă chiếu cố đến lợi ích của chúng tôi, đó là những bằng chứng vững bền tỏ rơ ḷng nhân từ của Bệ hạ đối với người ngoại quốc.

 

Tấu xin Bệ hạ đoái nhận nơi đây ḷng kính cẩn cám tạ tất cả những ơn đức này, và xin Bệ hạ thấu cho tấm ḷng chúng tôi hết sức cố gắng để được xứng đáng, bằng nhiệt tâm phụng sự Bệ hạ và sự gắn bó hết sức với lợi ích của vương quốc. Tâu Bệ hạ, chúng tôi xin được phép tán dương Bệ hạ đă đoạt những chiến thắng trên ngụy quân, và chúng tôi luôn luôn có những nguyện ước chân thành cầu trời cho sự thịnh vượng của hoàng gia và hoàng triều.

 

Tấu xin Bệ hạ nhận nơi đây, ḷng tri ân sâu sắc của những kẻ trung thành và hết sức phụng sự Bệ hạ.

 

Albotl-Maitlang.” (Louvet, I, t. 546)

 

Abbott-Maitland là công ty Anh mà Barisy là đại diện ở Nam Hà. Barisy, trong suốt thời gian chiến tranh, tuy phục vụ Nguyễn Ánh dưới chức vụ khâm sai cai đội, c̣n là nhân viên của hăng Abbott-Maitland, cung cấp vũ khí cho nhà vua. Vị trí này làm cho những thương nhân Bồ ganh tỵ và sau này, một người trong bọn họ sẽ làm hại Barisy.

 

4- Thư gửi quan toàn quyền Đan Mạch ở Ấn Độ

 

“Lá thư các hạ thực đă làm quả nhân hết sức vui ḷng và cảm kích v́ thiện ư mà các hạ dành cho. Quả nhân gửi kèm đây hai lá thư, một cho vua Đan Mạch, một cho vua Anh. Quả nhân xin các hạ vui ḷng chuyển đến người nhận một cách an toàn và ủng hộ lời gửi gắm của quả nhân. Khâm sai cai đội Barisy sẽ cho các hạ biết những chi tiết các việc nêu lên trong hai thư này.”

 

Cảnh Hưng năm thứ 59, ngày thứ 13, tuần trăng thứ 10 (20/11/1798) (Louvet, I, t. 548-549).

 

Mua bán với hăng Abbott-Maitland của Anh vẫn chưa đủ, Gia Long c̣n muốn mở rộng địa bàn, mua khí giới của Đan Mạch nữa. Hai lá thư Gia Long viết cho vua Anh và vua Đan Mạch, nhờ toàn quyền Đan Mạch ở Tranquebar [gần Pondichéry] chuyển, sẽ nói đến ở dưới, chứng tỏ tài chính trị và ngoại giao của Gia Long.

 

5- Thư gửi quan trấn thủ Bengale

 

Các hạ,

 

Các ông Rocbueck, Abbott và Công ty đă viết thư cho ta với ư muốn giúp đỡ ta ở vùng bờ biển Coromandel [bờ biển miền Đông Ấn Độ, phiá vịnh Bengale] để ta có thể mua được súng ống và các chiến cụ khác; nhưng họ không làm ǵ được nếu không có phép của các hạ; vậy ta yêu cầu các hạ vui ḷng cho họ một đặc ân, là băi bỏ những phiền toái ngăn cản việc chuyên chở những vũ khí này đến Nam Hà. Đó là một ân huệ mà ta sẽ không bao giờ quên, khi ta khôi phục được toàn vẹn lănh thổ. Ta gửi Laurent Barisy, khâm sai cai đội, tới Ấn Độ trên chiếc thuyền bàn [lougre, tàu chuyên chở], để lo mọi việc. Sự xa cách không cho phép chúng ta hội kiến, khiến ta phải viết thư này.

 

Cảnh Hưng năm thứ 61, ngày 24, tháng 2 (20/3/1800) (Louvet, I, t. 556)

 

Năm 1800, Nguyễn Ánh phải đương đầu với những khó khăn lớn: Trần Quang Diệu vẫn kiên quyết vây thành B́nh Định, Vơ Tánh và Ngô Ṭng Châu tử thủ trong thành. Nguyễn Ánh cần nhiều khí giới hơn để đánh những trận cuối cùng, đặc biệt trận Thị Nại 1801 sắp tới, cho đến chiến thắng toàn diện. V́ vậy ông mở rộng thêm địa bàn mua bán khí giới nước ngoài. Những lá thư kế tiếp sau đây cho thấy chính sách mở rộng ngoại giao để sửa soạn chiến tranh ấy.

 

2- Dụ sai phái Barisy

 

Hoàng thượng lệnh cho khâm sai cai đội Barisy sang Ấn Độ với chiếc thuyền bàn (lougre), mang theo ba thư; một của vua, y sẽ đưa cho tàu đầu tiên đi Calcutta; hai thư kia của quan tham tri ngoại giao Nam Hà, y sẽ giao cho tàu đầu tiên đi Madras. Hoàng thượng c̣n truyền lệnh cho Khâm sai cai đội Barisy phải nhanh chóng trở về.

 

Khâm tai đặc chiếu.

 

Cảnh Hưng năm thứ 61, ngày 24, tuần trăng thứ 2 (2/3/1800) (Louvet, I, t. 556-557)

 

3- Thư của tham tri ngoại giao gửi đại thương gia ở Madras

 

“Phái viên của vua Nam Hà, từ Madras trở về, đă giao cho tôi một trong những lá thư của các ông, và tôi đă đệ tŕnh lên Hoàng thượng. Người rất cảm động và khâm phục thiện ư mà các ông tỏ ra muốn phụng sự người, mặc dù các ông ở rất xa Hoàng thượng. V́ vậy, người đă ra lệnh cho tôi viết thư này gửi tới các ông, mong bảo toàn thiện ư, v́ đó sẽ là cội nguồn của ḷng tín nhiệm giữa đôi bên, rất cần thiết cho việc giao thương. C̣n về những vật dụng mà Hoàng thượng muốn [mua], Khâm sai cai đội Barisy đă được chỉ định để thông báo cho các ông ư định của người. Mặc dù chúng ta rất xa nhau, tôi viết thư này cho các ông như thể chúng ta hội đàm trước mặt nhau”. (Louvet, I, t.557)

 

4- Sổ sách của M. Barisy kê khai với vua

 

960 súng trường hạng nhất, giá 10 đồng

 

9.600 đồng

 

1.120 súng trường có khuyết điểm, giá 8 đồng…

 

8.960

 

918 súng trường, giá 6 đồng

 

5.508

 

6 cặp súng lục, giá 8 đồng

 

48

 

12 cặp súng lục, thứ tồi, giá 6 đồng

 

72

 

29 cặp súng lục, thứ rất tồi, giá 5 đồng

 

145

 

956 viên đạn, 1.167 thương (piques), 71 caty (?)

 

11.167

 

245 tấm dra (drap), giá 4 đồng ….

 

9800

 

Bán cho vua tổng cộng

 

45.800

 

Đă nhận của vua

 

32.240

 

(Louvet, I, t.557-558)

 

5- Đề nghị của các thương gia Madras

 

“Điều Một – Họ có nghiă vụ phải cung cấp cho chính phủ Nam Hà hai mươi ngàn súng trường làm ba lần, trong ṿng sáu tháng hay tám tháng là nhiều nhất.

 

Điều Hai- Họ phải cung cấp tất cả số súng lục mà nhà vua muốn, cùng thuốc súng, đạn dược… ngoài tơ lụa” (Louvet, I, t.558) .

 

Cuối cùng, có thể nói, chiến tranh càng “leo thang”, Gia Long càng củng cố điạ vị ngoại giao với vùng lân cận để họ gia tăng việc bán vũ khí cho ông.

 

II- Thư giao thiệp với các cường quốc – chính sách đối ngoại

 

Phần quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao này là lá thư c̣n giữ lại được của Gia Long gửi cho vua Đan Mạch và vua Anh. Hai lá thư này được viết cùng ngày 20/11/1798. Trong một bối cảnh khá khẩn cấp, sẽ được giải thích rơ hơn ở dưới.

 

1- Thư gửi vua Đan Mạch

 

“Thưa Bệ hạ,

 

Từ mấy năm nay, mỗi vụ gió mùa, tôi đều gửi [tàu] đến Tranquebar, để mua vũ khí và đạn dược. Quả thực tôi chỉ có lời khen ngợi tướng Anker, người của Bệ hạ, cầm đầu ở đấy, đă không ngừng tỏ thiện chí hết sức đối với tôi. Năm nay tôi nhận được thư của hai đại thương gia Hamops và Stevenson, cùng ở tỉnh này, thường giao thương với tôi. Họ cho tôi biết họ không thể t́m thấy ở Ấn Độ những vũ khí mà tôi đ̣i hỏi và bắt buộc phải gửi một chiếc tàu đi Âu Châu. Họ cũng nói thêm rằng họ đă mua được ở Copenhague năm ngh́n súng trường và những khí giới khác, nhưng chính phủ [Đan Mạch] không cho phép xuất cảng. V́ lư do đó mà tôi viết thư này gửi đến Bệ hạ để chứng nhận rằng, năm ngh́n khẩu súng này và những khí giới khác đích thực đă do chính tôi mua. Tôi tin rằng Bệ hạ, sẽ vui ḷng cho phép, để những đại lư của tôi được quyền chuyển về cho tôi; Bệ hạ đă thấy những bất hạnh của tôi và thấy chiến cuộc mà tôi phải đương đầu với những thần dân nổi loạn, sẽ không từ chối lời yêu cầu này; coi như tờ khế ước đầu tiên mà tôi mong muốn kư kết với Bệ hạ. Nếu, sau đặc ân đầu, Bệ hạ vui ḷng thêm một đặc ân thứ nh́, cho phép tôi, sau đó, mua tất cả những ǵ mà tôi cần, tôi sẽ không bao giờ quên ơn lớn lao mà Bệ hạ dành cho tôi. Trong ngh́n trùng xa cách giữa chúng ta, tôi không có cách nào khác liên lạc với Bệ hạ ngoài thư từ. Tôi xin Bệ hạ vui ḷng đọc lá thư này với ḷng hảo tâm vốn sẵn.”

 

Cảnh Hưng năm thứ 59, ngày thứ 13, tuần trăng thứ 10 (20/11/1798). (Louvet, I, t. 547-548)

 

Lá thư trên viết vào cuối năm 1798, cũng là năm Nguyễn Ánh tạm ngừng chiến để củng cố lực lượng, sau khi thất bại trong chiến dịch đánh nhau với Trần Quang Diệu ở Qui Nhơn lần thứ hai, năm 1797. Tháng 3-4/1798, Nguyễn Ánh sai đóng các chiến thuyền lớn và thuyền kiểu Tây dương (TL, t. 366). Khi viết thư cho vua Đan Mạch và vua Anh, ông đang sửa soạn đại binh để tấn công Quy Nhơn lần thứ ba, vào tháng 4/1799. Trần Quang Diệu vẫn cố thủ trong thành Quy Nhơn. Nguyễn Ánh chưa có cách phá thành, tuy thế, lực quân sự của ông ngày càng mạnh, ông cần những vũ khí tối tân hơn. V́ những khí giới hiện có ở Ấn Độ không làm ông thoả măn, nên ông đă đ̣i các nhà buôn Đan Mạch ở Tranquebar phải gửi tàu về Âu Châu, tức là về xứ Đan Mạch mua cho ông những khí giới mới; do đó, ông viết thư yêu cầu vua Đan Mạch cho phép những nhà buôn này xuất cảng vũ khí để chở về Nam Hà, như ta đă thấy trên đây. Lá thư viết cho vua Anh, đề cùng ngày, có một nội dung và chủ đích khác hơn.

 

2- Thư gửi vua Anh

 

Thư này gửi cho vua George III (1760-1820). Từ khi Pháp xảy ra cách mạng 1789, vua Louis XVI bị lên đoạn đầu đài; trong suốt thời gian 13 năm, 1789-1802, vua Anh dẫn đầu Âu Châu trong cuộc chiến chống lại nước Pháp Cách Mạng. Kể từ năm 1796, sự giao dịch với người Anh ở Ấn Độ của Nguyễn Ánh bị gián đoạn, có thể v́ nước Anh đă chọn giao thiệp và bán vũ khí cho Cảnh Thịnh. Đến năm 1798, sự kiện tàu Armide của Gia Long bị tàu Anh chiếm đoạt, đă khiến Nguyễn Ánh quyết định liên lạc với Anh Hoàng, thuyết phục Anh Hoàng không những bán vũ khí cho ḿnh, mà c̣n ngừng bán vũ khí cho Tây Sơn. Lá thư dưới đây của Gia Long gửi George III, nằm trong mục đích và bối cảnh khó khăn đó.

 

“Thưa Bệ hạ,

 

Khoảng cách phân chia nước tôi với nước của Bệ hạ, từ trước đến nay, đă không cho phép tôi liên lạc trực tiếp với Bệ hạ. Mặc dù rất muốn, nhưng tôi đă không dám mạn phép, nếu như không có vụ việc liên quan đến viên trấn thủ vịnh Bengale của Bệ hạ, [vụ Anh chiếm tàu Armide] tạo ra dịp này. Dưới thời người Hoà Lan [cầm đầu ở đây], hàng năm tôi đă gửi thuyền đến Batavia, Malacca và tới cả Ấn Độ để mua khí giới và các thứ quân nhu khác mà tôi cần. Từ khi những hạm đội vinh hiển của Bệ hạ đă lấy được những đất là chấp hữu của Hoà Lan [possessions hollandaises], tôi vẫn tiếp tục gửi như thế. Những tướng tá và quan trấn thủ Malacca đều đă biết thuyền kỳ của tôi và họ không làm trở ngại ǵ. Chỉ từ năm 1796, hoà khí này mới bị gián đoạn. Bệ hạ sẽ thấy trong lá thư kèm theo, tôi viết cho viên toàn quyền ở vịnh Bengale của Bệ hạ về vụ việc này. Thanh danh lừng lẫy về sự công minh của Bệ hạ khiến cho tôi hoàn toàn tin tưởng sự khiếu nại của tôi sẽ đạt kết quả. Để Bệ hạ lưu ư hơn nữa, tôi sẽ xin nói một câu về tôi.

 

Đă hơn hai trăm hai mươi năm, tiền nhân của tôi trị v́ an b́nh đất Nam Hà, cho đến khi có nội loạn, và cuộc chiến với Bắc Hà, đất Nam Hà của chúng tôi mới hoàn toàn bị xâm chiếm. Nhờ trời, tôi được nối ngôi, và sau nhiều gian khó, với sự hậu thuẫn của dân tộc, tôi đă chiếm lại được gần nửa phần lănh thổ. Bệ hạ hẳn không thể không biết đến mối thiện cảm lớn lao mà ngày trước Louis XVI, vua Pháp nay đă ra người thiên cổ, đối với tôi. Chính vị vua lớn này, với ḷng tốt nổi tiếng của ông, đă tiếp đón con trai tôi trong lúc nguy nan. Chính ông đă chăm sóc và gửi nó về cho tôi với đầy ân huệ. Thêm vào đó, c̣n viện trợ lớn cho tôi đă gửi về Ấn Độ; sự trợ giúp này, v́ bất hạnh không đến được tay tôi, bởi trời không chứng giám. Nếu vị quân vương này trị v́ lâu dài và may mắn hơn, th́ có lẽ tôi đă được yên b́nh từ lâu trên toàn thể lănh thổ của tổ tiên tôi. Ḷng biết ơn thấm đậm khiến tôi ngậm ngùi rơi lệ, mỗi khi nhớ đến đạo đức và tấm ḷng cao thượng của vị quân vương này, tôi muốn tỏ ḷng mến thương đối với ông, nhưng hoàn cảnh riêng của tôi và nhất là sự ngàn trùng xa cách khiến, chỉ để lại những ước muốn suông cho con cháu của hoàng gia trứ danh này. Ḷng tôi chỉ thực thụ được an ủi nếu họ lấy lại được di sản của tiền nhân. Tôi cũng biết rằng Bệ hạ, rất thân với vua Louis XVI. Tôi thường được nghe kể rằng, ở thời kỳ c̣n thịnh, vua Pháp đă có Bệ hạ là người bạn trung thành nhất, là người nhiệt tâm bảo vệ ông nhất và ngay cả khi ông đă bị tội ác cướp đi, Bệ hạ vẫn hết sức cố gắng để trả thù cho ông. Thưa Bệ hạ, niềm vinh quang mà nước Anh có được qua thái độ này của Bệ hạ, không chỉ kích thích niềm thán phục của cả Châu Âu, mà c̣n làm rạng ngời những tán thành của chúng tôi ở tận viễn Đông này. Tôi dám mong rằng, như người thợ săn ngại bắn sẻ động rừng, Bệ hạ, v́ ḷng kính mến vua Louis XVI, sẽ vui ḷng chiếu cố đến nỗi bất hạnh của tôi mà coi tôi là bạn. Việc hay nhất mà Bệ hạ có thể làm được cho tôi trong t́nh trạng hiện nay, là ra lệnh cho các quan trấn thủ khác nhau của Bệ hạ ở Ấn Độ, để họ cho phép những phái viên của tôi có thể mua được tất cả các thứ khí giới và chiến cụ mà tôi cần nhất. Nếu tôi có thể mua được từ mười đến hai mươi ngh́n súng (fusils de munition) tốt, tôi nghĩ là cũng đủ. Cách đây mấy năm, phái đoàn ngoại giao của Bệ hạ gửi sang Trung Hoa, đă ghé vào một trong những cửa biển Nam Hà [phái bộ Macartney, sứ thần Anh đầu tiên ở Trung Quốc, ngừng lại ở Đà Nẵng từ 14/5 đến 16/6/1793, dưới triều vua Cảnh Thịnh, đă được Barrow ghi lại trong hồi kư, xem chương 4, Barrow] không may cho họ, họ đă chỉ gặp được bọn thần dân nổi loạn của tôi, và chúng hăy c̣n đang chiếm giữ phần đất này của triều đ́nh tôi. Nếu may mắn được gặp họ, tôi đă không quên tỏ cho họ biết ḷng kính trọng sâu xa của tôi đối với Bệ hạ. Chỉ c̣n một mối quan ngại mà tôi cần thông báo với Bệ hạ, là những nhà buôn lớn ở Ấn Độ, v́ ham lời, đi bán khí giới cho bọn phản loạn, chúng đă nghiền nát dân tộc tôi từ hơn hai mươi năm nay. Làm như vậy tức là cứu kẻ tán ác, là nối giáo cho giặc. Tôi khẩn khoản xin Bệ hạ vui ḷng cho lệnh nghiêm cấm để bọn giặc bị tiêu diệt một cách đích đáng. Xa cách Bệ hạ muôn trùng, tôi đă không thể nói thẳng hết như được cùng diện kiến.”

 

Cảnh Hưng năm thứ 59, ngày 13, tuần trăng 10 (20/11/1798). Thư niêm phong dấu ấn của vua Gia Long và ấn của quân đội Nam Hà. (Louvet, I, t. 549-552)

 

Lá thư này, viết và gửi cùng ngày với thư cho vua Đan Mạch, trong t́nh trạng khá “khẩn cấp”, càng cho thấy biệt tài chính trị và ngoại giao của Gia Long.

 

- Thứ nhất, việc giao thiệp với nước Anh đă bị gián đoạn từ năm1796, và hai năm sau, 1798, tàu của Nguyễn Ánh bị tàu Anh bắt. Có thể v́ nước Anh cho rằng Nguyễn Ánh thân Pháp (Cách Mạng), “kẻ thù” của Anh. V́ thế, Nguyễn Ánh phải nhấn mạnh đến quan hệ giữa ông và Louis XVI, để Anh Hoàng phân biệt rơ bạn, thù.

 

- Thứ hai, nước Anh đang làm “bá chủ hoàn cầu”. Pháp và Hoà Lan quá lụn bại, không c̣n sức lực để đối chọi với Anh. Thương lượng với “bá chủ hoàn cầu” không phải là chuyện dễ.

 

- Thứ ba, Anh đă ngả theo giúp Tây Sơn, bán súng đạn cho Tây Sơn, điều này đối với Nguyễn Ánh là một đại nạn, trong khi đang phải đương đầu với Trần Quang Diệu, một Nguyễn Huệ thứ nh́.

 

Không biết lá thư của Nguyễn Ánh có hiệu quả ǵ chăng, nhưng về mặt chính trị là một văn bản cực kỳ khôn khéo, có tính cách thuyết phục, khiến Maybon muốn chiếm làm sở hữu của Bá Đa Lộc.

 

Tuy nhiên, vừa nhă nhặn tới độ gần như nài nỉ vua Anh, nhún ḿnh như con “chim sẻ”, trong lá thư này, vậy mà, đối diện với việc tàu Anh bắt tàu Armide, vua Gia Long đă có những quyết định thực là đanh thép, sau đây.

 

III- Việc tàu Armide

 

Tàu Armide của Gia Long giao cho Barisy đi công cán ở ngoại quốc, bị tàu Anh bắt. Vụ việc xẩy ra trước tháng 4/1798 (v́ thư của Olivier gửi Lefèbvre ngày 10/4/1798, có câu: “Barisy, thuyền trưởng tàu Armide, bị người Anh bắt, hàng hoá chở trên tàu bị bán hết…” (Archives Lefèbvre de Béhaine, Doc. Salles, BAVH, 1939, III, t. 232)

 

Vua bèn sai Olivier (đi công cán ở Ấn Độ) phải điều tra rơ sự kiện này và tường tŕnh cho vua biết. Đây là lá thư Olivier gửi cho ông Aguiton, chắc là người có trách nhiệm của chính phủ Anh về vụ việc này. Lá thư này tóm tắt toàn bộ sự việc mà Olivier đă điều tra được, đồng thời nói rơ đường lối chính trị trung lập của Gia Long trong vùng bán đảo Ấn Độ đang có tranh chấp gay go giữa Anh và Pháp.

 

1- Thư của Olivier gửi ông Aguiton

 

Tôi viết thư cho ông để báo tin ông biết rằng vua Nam Hà đă gửi tôi tới chính quyền Anh và Đan Mạch để thương lượng nhiều vụ việc quan trọng, và đă nghiêm ngặt chỉ thị cho tôi, ngoài những việc khác, c̣n phải t́m kiếm xem chiếc tàu Armide hiện nay biến thành cái ǵ, chiếc tàu này do khâm sai cai đội Barisy điều khiển; thời gian dài [không tin tức] của chiếc tàu này làm nảy ư là nó đă bị nạn. Ở Malacca, tôi rất ngạc nhiên, được biết rằng chiếc tàu này đă bị chiếm đoạt và đưa về đảo của ông hoàng Wabs, dưới hiệu kỳ nước Anh; không thể biết thêm tin tức sâu rộng hơn tại nơi này, tôi đă buộc phải quay trở lại Pinang để thu lượm đầy đủ t́nh tiết hơn, và tôi lại càng ngạc nhiên khi nhận được ở đấy không những sự xác nhận về vụ bắt bớ này, và c̣n được biết là người ta đă bán chiếc tàu này với cả hàng hoá trên tàu, và giải tán toàn bộ thủy thủ đoàn người Mă Lai và người Việt Nam. Tới Tranquebar, tôi lại biết thêm rằng, khinh thường đế hiệu, người ta đă tịch thu, mở ra và sang đoạt thư từ của quốc vương Nam Hà. Sở dĩ nhà vua đă không cho tôi một lệnh nào liên quan tới những trường hợp bất ngờ như thế, v́ ông không thể tưởng tượng được rằng tàu của ông có thể bị một nước Âu châu nào sỉ nhục như thế; ông chỉ muốn cho việc buôn bán ở nước ông được phồn thịnh, bằng cách giữ hoà hiếu với tất cả các cường quốc, nhất là với nước Anh. Cho tới bây giờ, những quan toàn quyền ở Madras, Malacca, Batavia, Manille và Tranquebar, đều sốt sắng [đón tiếp] trong những hoàn cảnh khác nhau, tàu của vua Nam Hà. Nhà vua cũng thế, ngài không quên khen ngợi các vị thuỷ sư đô đốc Stéphenston, Rainier, Sercé, v.v. ở nhiều đoạn văn [trong các thư từ trao đổi]. Sự tiếp đón nồng hậu này c̣n phá tan trong óc nhà vua sự nghi ngờ [người Tây phương] khá phổ biến nơi những vua chúa Á Châu, và đă khích lệ nhà vua t́m cách kết hợp lợi ích của ông với những nước mạnh mà ông có thể tiếp nhận những đặc lợi. Vua Nam Hà vẫn theo những nguyên tắc như thế, dùng làm quy luật tiếp đón nồng hậu những tàu khắp nơi đến các hải cảng của ông. V́ vậy, ông không bao giờ ngờ rằng người ta có thể bắt chiếc tàu Armide. Con tàu này, trong 5 năm liên tiếp, vẫn do viên khâm sai cai đội này [Barisy] cầm đầu, đă gặp biết bao tàu chiến khác của tất cả các nước, nó vẫn được nh́n nhận là hoàn toàn trung lập; vậy v́ lư do ǵ mà ngày nay người ta lại nh́n nó như thế? Tôi viết lá thư này để khuyên ông kiên quyết giữ đúng quyền lợi hợp pháp của vua Nam Hà, xây dựng trên lẽ công b́nh. Tôi, v.v. “ (Louvet, I, t. 554-555)

 

Lá thư của Olivier de Puymanel trên đây, rất tiếc là không thấy Louvet ghi rơ ngày tháng, có thể đă được soạn sau khi Olivier về bẩm báo triều đ́nh mọi việc, và có thể đă có một hội nghị để bàn cách đối phó. Lá thư này nói rơ chiến thuật đó: tŕnh bày quan điểm chính trị trung lập của vua Gia Long trong cuộc đụng độ Anh-Pháp ở Ấn Độ Dương, và yêu cầu chính phủ Anh xử sự theo đúng luật pháp. Đồng thời, khi nhận được báo cáo đầy đủ của Puymanel, ngày 20/10/1798, vua Gia Long hạ lệnh cho Gibsons và Barisy, tức khắc đi Ấn Độ trên tàu Loan Phi. Và sau đây là hai chỉ dụ sai phái:

 

1- Chỉ dụ cho M. Gibsons

 

“Lệnh cho Gibsons, Cai đội chất trực hầu đang phục vụ dưới trướng, điều khiển Loan phi tiên tàu của Hoàng thượng, v́ công chuyện của Hoàng thượng, lái tới Tranquebar cho Barisy, Khâm sai cai đội thiềng tín hầu. Xong nhiệm vụ, y bán chiếc tàu này, cùng với những hàng hoá trên tàu để mua hai chiếc tàu khác lớn hơn, chở đầy súng đạn và chiến cụ mà những đại lư của Hoàng thượng sẽ chu cấp; mang cả về đây. Tuyệt đối không được bất cẩn, để được xứng đáng với ḷng tin của Hoàng thượng. Khâm tai đặc chỉ.”

 

Cảnh Hưng năm thứ 59, ngày thứ 13, tuần trăng thứ 10 (20/10/1798). (Louvet, I, t. 547)

 

2- Chỉ dụ cho Barisy

 

“Lệnh cho Barisy, Khâm sai cai đội thiềng tín hầu, phục vụ dưới trướng, tức th́ sang ngay Ấn Độ, đem theo năm lá thư của vua, trên tàu Loan phi tiên tàu của Hoàng thượng. Xong nhiệm vụ, y khởi tố viên trung tá hải quân Anh của tàu Nom-Such tên là Thomas, về vụ chiếm tàu Armide của Hoàng thượng. Y đ̣i phải bồi thường cho sự xúc phạm đến tàu của nhà vua và buộc phải trả lại những thư từ và giấy tờ quan pháp của vua, mà trung tá Thomas đă ăn cắp. Y bắt phải hoàn lại giá tiền chiếc tàu Armide và những hàng hoá chứa trên tàu, cả vốn lẫn lời. Y trao tất cả số tiền này tận tay những đại lư của Hoàng thượng là Hanops và Stevenson, đại thương gia ở Tranquebar, để mua một chiếc tàu, khí giới và chiến cụ khác. Y chở ngay về đây. Y phải chấp lệnh này một cách triệt để và phải mau lẹ hoàn thành nhiệm vụ.

 

Kính cẩn nhận lệnh.”

 

Cảnh Hưng năm thứ 59, ngày 13, tuần trăng 10 (20/10/1798). Ấn niêm phong. (Louvet, I, t. 553-554)

 

Hai dụ này được viết cùng ngày 20/10/1798. Gibsons (chắc là người Anh). Vua sai Gibsons chỉ huy tàu Loan Phi, chở đồ sang Tranquebar (chắc v́ Loan Phi là tàu lớn, Barisy không thể điểu khiển được) bán cả tàu lẫn hàng hoá, để mua hai tàu lớn hơn, và chở vũ khí súng đạn vua đă đặt mua của các đại lư tại đây đem về Việt Nam.

 

- Tàu Loan Phi là tàu đại hiệu, vua cho lệnh đóng vào tháng 2-3/1793, cùng với các tàu: Long Ngự, Long Thượng, Long Hưng, Long Phi, Bằng Phi, Phượng Phi [Bằng Phi, Phượng Phi đă có từ năm 1784], Hồng Phi, Loan Phi, Ưng Phi. (TL, I, t. 290). Nay vua sai bán Loan Phi đi để mua tàu khác, vậy, tàu, thuyền do nhà vua sản xuất ra, không chỉ dùng vào việc chiến tranh mà c̣n đem bán ở nước ngoài. Điều này chứng tỏ giá trị của thuyền tàu, nước ta thời đó.

 

3- Thư gửi cựu toàn quyền Malacca

 

“Cai đội Gibsons đă giao lại cho công binh xưởng của ta tất cả những vật dụng mà y được những chủ tàu chất hàng cho, ta thấy có ít lưu huỳnh quá. Ta tiếc nhất là không thấy súng trường (fusils de munition) mà hiện nay ta cần nhất. .. C̣n về chiếc tàu Armide, mà viên đại uư Thomas đă chiếm đoạt một cách bất công như thế, ta đă viết thư cho Anh hoàng và cho chính phủ trung ương ở Bengale…”

 

Cảnh Hưng năm thứ 59, ngày 13, tuần trăng 10 (20/11/1798) (Louvet, I, t. 549)

 

Thư này chắc nói về một trong những chuyến đi trước đây của Gibsons, về giao hàng, nhưng vua không bằng ḷng cho nên trong lá thư này, vua có ư trách, đồng thời nói đến chuyện chiếc tàu Armide.

 

5- Thư gửi toàn quyền Anh ở Ấn Độ

 

“Các hạ,

 

Quả nhân rất ngạc nhiên khi biết tin chiếc tàu Anh Nom-Such, do thuyền trưởng Thomas cai quản, đă bất chấp luật nhân quần, chiếm chiếc tàu Armide, do Laurent Barisy, một trong những cai đội của ta, chỉ huy, mà ta đă gửi đến những hải cảng khác nhau ở Ấn Độ để mua khí giới và quân nhu cho ta. Người thuyền trưởng này, tưởng y là kẻ mạnh nhất, có thể coi thường tất cả, đă hạ cờ của ta xuống và treo cờ Anh lên hay thế; y đă, không biên bản, không có phán định của toà án hải quân, đem bán chiếc tàu này, cùng với hoàng hoá mà nó chuyên chở, và lấy sạch số tiền thu được. Y đă, bất chấp công pháp, bất chấp luật của các quốc gia, khinh thường luật xă hội, chận thư có quốc ấn niêm phong mà ta gửi cho tướng Anker, trấn thủ Tranguebar và cho ông Couperus, trước đây là trấn thủ Hoà Lan ở Malacca. Lối hành xử bất chấp này không hề bị trừng phạt: những lời khiếu nại nhiều lần của thuyền trưởng Barisy lên tướng chỉ huy và lên hội đồng hoàng gia Anh ở Bengale đều vô hiệu. Ta không cần nói, các hạ cũng biết rằng, ta không ngờ một cách ứng xử như thế. Cho tới bây giờ, ta chưa bao giờ có chuyện hiềm khích với một quốc gia Tây phương nào. Nếu ta có giao thiệp với một vài hạm đội đến đây, cũng là để tạo cơ hội thuận tiện cho họ, khi hoàn cảnh cho phép. Ta viết thư này cho các hạ để hỏi v́ lư do ǵ mà các hạ cho phép thuyền trưởng Thomas hành xử kiểu hải tặc như y vừa làm. Ta yêu cầu các hạ bồi thường cho hải hạm của ta theo luật pháp Anh đ̣i hỏi trong hoàn cảnh tương tự. Ta yêu cầu phải trả lại những thư từ và giấy tờ quan pháp của ta để trên tàu Armide. Thêm nữa, ta đ̣i hỏi, phải bồi thường giá chiếc tàu này và hàng hoá chuyên chở, cả vốn lẫn lời, theo đúng giá cả mà luật pháp quy định. Vệ uư Olivier và cai đội Barisy được ta trao thẩm quyền để theo dơi việc này cho tới khi hoàn toàn thoả đáng. Ta mong các hạ, tin rằng, sở dĩ ta viết thư cho các hạ về việc này là chỉ v́ ḷng lính trọng sâu sắc của ta đối với hoàng đế Anh quốc. Các hạ phải thấy rằng nếu ta muốn bồi thường bằng luật bù trừ, ta chẳng thiếu ǵ phương tiện. [Vous devez sentir que si je voulais me dédommager par la voie de compensation, j'en trouverais facilement les moyens].”

 

Cảnh Hưng năm thứ 59, ngày 13, tuần trăng 10 (20/11/1798). Ấn niêm phong của Quân Đội. (Louvet, I, t. 552-533)

 

Thư này viết cùng ngày với thư gửi vua Đan Mạch và vua Anh, chúng ta đă thấy giọng thư gửi vua Anh như thế nào rồi. Lá thư này, gửi toàn quyền Anh ở Ấn Độ, giọng khác hẳn, Gia Long chuyển từ nhu, sang cương: từ đầu đến cuối là một bản buộc tội của công tố, cuối cùng chuyển sang đe doạ thẳng: nếu ngươi không giải quyết chuyện này, th́ đừng trách ta sẽ có cách trả đũa. Thư này không chỉ gửi cho toàn quyền Anh, mà c̣n gửi kèm một bản cho hoàng đế nước Anh. Đế quốc Anh lúc đó đang làm bá chủ thế giới, đă phải chấp nhận công lư mà Gia Long đ̣i hỏi.

 

Faure đă chẳng nề hà, cướp ngay công này cho Bá Đa Lộc, “kể” lại như sau:

 

“Khi chiếc tàu này [Armide] bị người Anh bắt ở Ấn Độ Dương, việc này đưa đến sự phản đối mănh liệt của chính phủ Nam Hà do Giám mục Adran điều khiển” (Faure, t. 223).

 

Và sau khi trích dẫn dài rộng lá thư của Gia Long, Faure kết luận:

 

“Và người Anh đă chịu thua trước những lời hăm doạ này. Tàu Armide được trả về Sài G̣n và những đ̣i hỏi của tàu Nam Hà có kết quả mỹ măn” (Faure, t. 224).

 

Tất cả cách hành xử và ứng xử của vua Gia Long đối với ngoại bang ngay từ khi chưa thống nhất đất nước, đă khiến người ngoại quốc nể trọng, do đó mà những tác giả ngoại quốc đương thời như Barrow, Montyon, Le Labousse, đều nhất loạt coi Gia Long là ông vua lớn trong vùng Á Châu và trong lịch sử Việt Nam.

 

_________________________________________

 

 

 

Chú thích về Tư liệu của Louvet

 

Trong phần Pièces justificatives (Chứng từ) Louvet trong cuốn La Cochinchine Religieuse, I đă sưu tầm được các tài liệu gốc sau đây:

 

Văn bằng: JM Dayot (t. 532). Philippe Vannier (t. 534-535). Julien Girard de L’Isle Sellé (t. 535). Théodore Lebrun (t. 536). Jean-Marie Despiaux (t. 537). Louis Guillon (t. 537). J. Guilloux (t. 538).

 

Thư: của Nguyễn Ánh gửi toàn quyền Phi Luật Tân để uỷ nhiệm Dayot (t. 543). Thư triều đ́nh cám ơn toàn quyền Phi (t. 544)

 

Chỉ dụ sai phái: JM Dayot (t. 533). Barisy (t. 545). Januario Phượng (t. 545). Gibsons (t. 547).

 

Thư: của những nhà buôn ở Madras gửi cho vua Gia Long (t. 546)

 

Thư Gia Long gửi vua Đan Mạch (t. 547)

 

Thư Gia Long gửi toàn quyền Đan Mạch ở Ấn Độ (t. 548)

 

Thư Gia Long gửi toàn quyền Đan Mạch ở Malacca (t. 549)

 

Thư Gia Long gửi vua Anh (t. 549)

 

Vụ tàu Armide: Thư Gia Long gửi toàn quyền Anh ở Ấn Độ, (t. 552). Chỉ dụ cho Barisy (t. 553), Thư Gia Long gửi trấn thủ Bengale (t. 553). Thư của Olivier gửi ông d’Aguiton Esquire (t. 554).

 

Thư của tham tri ngoại giao gởi những nhà buôn ở Madras (t. 557)

 

Đề nghị của những nhà buôn ở Madras (t. 558)

 

Chỉ dụ cho phép Chaigneau đi dưỡng bệnh ở Malacca (t. 558)

 

Thư của tham tri ngoại giao của Gia Long gửi toàn quyền Malacca để gửi gấm Chaigneau (t. 559)

 

Chúc thư của Olivier gửi Bá Đa Lộc (t. 560)

 

Thư của những người thi hành chúc thư cuả Olivier gửi cho Bá Đa Lộc (t. 562)

 

Bài vị ghi trên mộ Bá Đa Lộc (t. 564)

 

Chương 18: Olivier de Puymanel (1768-1799)

 

Phần I: Khởi hành

 

Olivier de Puymanel và Laurent Barisy là hai khuôn mặt đáng mến, đă giúp vua Gia Long nhiều việc, phục vụ vua đến lúc mất và đă không phản bội. Nhưng sự tôn vinh đồng loạt và tột đỉnh của các sử gia thuộc địa về Olivier de Puymanel, như vị “kỹ sư đầu tiên” của nước Việt, là “ông tổ” xây dựng các “thành đài Vauban”, là người “h́nh thành quân đội” Việt Nam, đă tạo ra một Olivier khác hẳn, không giống với thực tế, thể hiện qua những thư từ, tài liệu của gia đ́nh, và những thành tích đích thực mà Olivier đă thực hiện trong thời gian ở Nam Hà. Olivier “tân tạo” này, sau cùng được Wikipédia Pháp thăng chức Tướng (Général) với lời tổng kết như sau:

 

“Olivier de Puymanel (1768-1799) là, một người Pháp, một nhà xây dựng và một nhà tổ chức quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn”. Gắn liền với “công trạng” này, là bản đồ thành bát quái Gia Định “của Le Brun”, do Puymanel “xây” và h́nh ảnh thành Diên Khánh, cũng là “công tŕnh” của Puymanel. Wikipédia tiếng Anh dịch từ tiếng Pháp. Wikipédia Việt, c̣n thêm vào những câu: “Puynamel được ghi nhận là đă huấn luyện 50.000 quân Nguyễn”, là “người có vai tṛ khá quan trọng trong lịch sử Việt Nam”.

 

Vậy, đâu là sự thực? Chúng ta thử t́m lại hành tŕnh thật sự của Puymanel, từ đầu?

 

Tŕnh độ học vấn

 

Ở tuổi 12, Olivier de Puymanel đă viết thư xin cha cho phép đổi trường “v́ con không chịu nổi ở đây nữa. Sáng nay, người ta đă định quất roi v́ tội con không thuộc bài” (Thư viết trong nội trú một trường ở Roanne, đề ngày 22/11/1780, Taboulet, I, t. 248-249).

 

Chín năm sau, Olivier de Puymanel viết thư cho M. Letondal, quản thủ (procureur) tu viện Macao, bắt đầu bằng câu:

 

“Je regrette touts les jours de n’avoir pas été à Macao où j’aurois pu faire tout ce qui eut dépendu de moi pour mariter d’être connu de vous” [Je regrette tous les jours de ne pas avoir été à Macao où j'aurais pu essayer de tout faire pour mériter votre confiance - Con tiếc hoài đă không ở Macao, nơi con có thể làm hết sức ḿnh để xứng đáng được cha tin cậy] (Thư viết ngày 15/7/1789, Cadière, Les français au service de Gia Long, Leur correspondance, BAVH, 1926, IV, t. 363). Ba lá thư của Puymanel được Cadière sưu tầm và in lại trong bài Leur correspondance (Thư từ) này, BAVH, 1926, IV, các trang 363, 365 và 369; đều đầy lỗi như thế.

 

Nh́n câu, chữ trên đây, ta thấy Puymanel, ở tuổi 21, vẫn c̣n phạm những lỗi: chính tả, từ vựng, văn phạm, cấu trúc câu và sự diễn đạt ư tưởng; vậy mà Taboulet viết: “… cuối cùng anh hoàn thành việc học ở Louis Le Grand” (Taboulet, I, t. 247). Louis Le Grand là trường trung học nổi tiếng của Pháp, chỉ nhận những học sinh ưu tú. Một người viết tiếng Pháp, tŕnh độ như Puymanel, chắc chắn không thể được nhận vào trường Louis Le Grand.

 

Năm 1922, trong bài diễn văn đọc trước Thống Chế Joffre, học giả Cadière cũng đă gián tiếp so sánh Puymanel với thống chế Joffre, xuất thân trường Polytechnique, là trường đào tạo kỹ sư nổi tiếng nhất nước Pháp. Hơn 20 năm sau, Taboulet, thêm vào tiểu sử Puymanel vinh hạnh “cựu học sinh Louis Le Grand”, để “kiện toàn nền học vấn” của “kỹ sư” Puymanel.

 

Đó là manh mối câu chuyện người ta đă nhào nặn một cậu bé, từ nhỏ đă không ưa việc học, đến 21 tuổi vẫn thất học, trở thành kỹ sư, rồi nhà xây dựng thành đồn và nhà xây dựng quân đội cho cả một dân tộc!

 

Gia thế

 

Victor-Louis-Joseph-Cyriaque-Alexis Olivier, sinh tháng 4 năm 1768 tại Carpentras [Vaucluse, Pháp], con Augustin Raymond Olivier và Françoise Louise Vitalis, [theo di chúc của Olivier, in trong La Cochinchine Religieuse của Louvet, t. 561]. Olivier de Puymanel có những tên Victor, Alexis… (người Âu có nhiều tên); họ là Olivier. C̣n Puymanel là tên mảnh đất của gia đ́nh Olivier ở gần Carpentras, trên bản đồ quân sự ghi là Plumanel. Victor Olivier sinh ngày 8/8/1768 (theo Taboulet, I, t. 245). Trong gia đ́nh, để phân biệt với các anh, Olivier de Puymanel thường được gọi là Victor hay Puymanel.

 

Trong lá thư viết tại Avignon ngày 9/12/1937, gửi cho tập san Đô Thành Hiếu Cổ, bác sĩ L. Gaide cho biết: ông được vị quản thủ thư viện Carpentras cho bản sao 2 lá thư của người anh ruột, Vitalis-Ignace, là tu sĩ, viết cho người cha về việc Puymanel. Hai thư này, đăng trên BAVH, 1938, I, t. 63-67, đề ngày 28/11/1787 và 30/11/1787, tức là một tháng trước khi Puymanel lên tàu ở Lorient để đi Ấn Độ và Nam Hà, trong đó linh mục Vitalis kể lại sự t́nh người em Victor Puymanel. Ngoài ra, bác sĩ Gaide c̣n cung cấp thêm một số thông tin về gia đ́nh Puymanel, như sau:

 

Victor-Louis-Alexis Olivier de Puymanel, sinh trong một gia đ́nh thế giá, cha làm chưởng ấn tại Tối cao pháp viện Carpentras; có hai anh: anh cả, Gabriel Raymond, sinh ngày 10/2/1753, học luật, đỗ tiến sĩ ở Avignon năm 1778. Năm 1790, được bầu làm dân biểu quốc hội. Sau cùng, làm thẩm phán toà thượng thẩm Nimes.

 

Vitalis-Ignace, sinh ngày 13/2/1764, tại Carpentras, đi tu, trở thành chanoine (chức sắc trong hàng giáo phẩm) tại thánh đường Sainte Siffen, Carpentras. Chỉ hơn Puymanel có 4 tuổi, nhưng vị linh mục này cư xử và lo lắng cho em không khác ǵ cha vậy. Nhờ hai lá thư của ông viết vào đúng thời điểm Puymanel sắp lên tàu đi Ấn Độ, mà chúng ta biết khá rơ đầu đuôi câu chuyện viễn du của Puymanel, về tính t́nh, hạnh kiểm và tại sao, sinh trưởng trong một gia đ́nh thế giá như vậy, mà lại phải đầu quân t́nh nguyện làm lính thuỷ.

 

Thư của linh mục Vitalis, đề ngày 28/11/1737 [in nhầm, thực ra là 1787]

 

Lá thư này chia làm hai phần, cách nhau một hàng chấm chấm, có thể là hai thư chắp lại, v́ có chủ đề khác nhau. Phần thứ nhất, vị tu sĩ cố gắng giải thích cho cha về chuyến đi Ấn Độ sắp tới của em ḿnh.

 

Thời đó, đối với Châu Âu, Á Châu là Ấn Độ; và Nam Hà là một phần của Ấn Độ. Người Âu thường h́nh dung Ấn Độ, trong đó có Nam Hà, với những tiểu vương đầy quyền uy, bạc vàng châu báu. Lối ăn mặc của Hoàng tử Cảnh khi sang Pháp: áo gấm đỏ, hoa vàng, đầu đội khăn xếp, thắt nơ, trông giống một “tiểu vương Ấn Độ”, được ghi lại trong bức họa chính thức của hoàng gia Pháp. Hoàng tử Cảnh là một đứa bé đẹp và sang trọng, sau này Shihơken Seishi, thủy thủ Nhật, khi sang Gia Định, được vào yết kiến vua, đă viết: “Thái tử độ trạc hai mươi tuổi, rất đẹp và sang trọng không ai sánh nổi. Trong tất cả các nước mà tôi ghé qua trên đường trở về [Nhật], chúng tôi chưa thấy ai đẹp như ông”.

 

Trong khung cảnh xa hoa của Versailles, cậu Cảnh đă trở thành le petit prince, và, theo những báo săn tin sốt dẻo của hoàng triều thời đó, được Faure chép lại, th́ người ta thích thú theo dơi các tṛ chơi của hai hoàng tử cùng tuổi, con Louis XVI và con Gia Long, trong vườn thượng uyển Versailles. Léonard, người thợ chải tóc nổi tiếng cho hoàng hậu Marie-Antoinette, đă “cảm hứng” từ chiếc khăn lạ của hoàng tử Cảnh, để sáng tạo lối chải tóc “kiểu hoàng tử Nam Hà” cho các ông và “búi tóc kiểu Tàu” cho các bà hoàng phái (Faure, t. 120-121).

 

Cậu hoàng tử nhỏ bé Cảnh, trong bối cảnh đó, thực sự đă là một “đại sứ” cho cha ở trời Tây. Và khi gửi hoàng tử trở về nước với giám mục Bá Đa Lộc trên tàu Dryade, vua Louis XVI đă ra lệnh cho thuyền trưởng hiệp sĩ De Kersaint phải đối đăi theo đúng nghi lễ, để Hoàng tử, vị Giám Mục và đoàn tháp tùng dùng bữa với các sĩ quan trên tàu. (Launay, III, t. 177).

 

Không khí “linh đ́nh” như thế, khiến linh mục Vitalis cho việc em ḿnh, được đi cùng tàu với hoàng tử Nam Hà, là một vinh dự, một giấc mơ “ngàn lẻ một đêm”, để đến một đất nước “giầu có” ở phương Đông, mà cậu hoàng tử bé nhỏ kia, chính là h́nh ảnh trong sáng phản ánh quyền năng, bạc vàng, mà em ḿnh có thể dễ dàng đạt được. Nhất là người em này, không phải là một người con mẫu mực, năm trước đă phạm một lỗi lớn, tức là bỏ nhà đi hoang ở Le Havre, và hiện ông đang c̣n phải bù đắp trả nợ cho em về chuyến đi hoang này.

 

Bức thư như sau:

 

Cha kính mến,

 

“Trong khi con đang lo bù đắp cho xong những phí tổn của chuyến đi Le Havre [chỉ vụ Puymanel bỏ nhà trốn đi Le Havre], th́ cơ hội may mắn t́nh cờ đến, con vội chụp ngay, đó là ông bá tước de Capellis, mà con đă sưởi ấm t́nh bạn và ư muốn làm ǵ hữu ích cho quê ḿnh, đặc biệt cho cha mẹ và gia đ́nh ta [Lời giáo đầu để giải thích tại sao đă lo cho em xung vào lính thuỷ t́nh nguyện]. Hiện nay con rất bận nên không thể kể hết chi tiết những lư do đă khiến con giúp đỡ em con khi nó nhất quyết định đi sang Ấn Độ, đặc biệt vùng Nam Hà; nó đă chỉ ở lại Paris có bốn ngày, và khi mà cha nhận được lá thư này, th́ nó đă đi Lorient với Giám Mục Adran và hoàng tử Nam Hà rồi. Chuyến đi này không phải là sự bất cẩn như lần trước [ư nói vụ trốn nhà đi Le Havre năm ngoái], nó đi với tư cách sĩ quan t́nh nguyện thuỷ binh [ở đây linh mục Vitalis tưởng lầm là em ḿnh có thể được vào lớp sĩ quan t́nh nguyện], và nó rất sung sướng được xuống tàu của vua, cùng với hoàng tử. [Tàu Dryade của vua Louis XVI, được lệnh đưa hoàng tử Cảnh về nước với tất cả những vinh dự dành cho một hoàng tử]. Ông De Kersaint thuyền trưởng tàu này, sẽ lo cho nó, dẫn nó đi và đưa nó về, trừ khi nếu được thăng tiến th́ nó sẽ ở lâu, dưới sự che chở của các quyền lực mạnh mẽ ở Ấn Độ, hay nó làm sáng giá những điều nó biết và những điều nó sẽ học được. Nó sẽ được gởi gấm kỹ càng cho ông De Kersaint và ông sẽ cần kiệm cung ứng cho nó trong mọi trường hợp, những ǵ nó cần dùng; có thể, chỉ trong vài năm nó sẽ được huân chương La Croix de Ste-Louis [Huân chương quân đội] và mang về rất nhiều tiền, nếu có hạnh kiểm tốt.

 

Tàu này chở nhiều sinh viên sĩ quan trẻ của ông Capellis và ông sẽ giới thiệu nó với họ và nó cũng muốn có thư giới thiệu với tất cả các quan trấn thủ các nơi mà nó sẽ ghé lại; con nghĩ nghề nó chọn là tốt, trừ những hiểm nguy không thể tránh được mà con đă chỉ rơ cho nó, con cũng đă cố gắng kéo nó chọn một dịch vụ ít động tác hơn, và con đă để cho nó tự quyết định lấy một ḿnh; nó sẽ ra đi với sự chu toàn bổn phận của một con chiên.

 

Con viết thư này, chính là để nhờ cha đến xin ông d’Entrecasteaux viết thư ngay cho em ông ấy hiện làm quan trấn thủ Ile de France, để thành khẩn gửi gấm Puymanel và xin ông ấy hết ḷng giúp nó những ǵ mà ông ấy có thể giúp được. Con đă giao hẹn với ông de Capellis rằng ông sẽ đưa cho em con một lá thư cho quan trấn thủ, báo với quan trấn thủ rằng ông d’Entrecasteaux [anh] sẽ gởi gấm người thanh niên này cho ông [em], trong lá thư sắp tới.

 

Cha cũng nên viết thư cho bá tước de Capellis, triều đ́nh Louvre, để tỏ ḷng biết ơn của gia đ́nh ḿnh đối với sự hết sức ưu ái mà ông bá tước đă dành cho em con và đă tạo phương tiện để nó có được sự thăng tiến nhanh, và cha cũng c̣n phải cám ơn ông ấy về những ǵ ông đă làm để ngăn nó không cho nó làm chuyện khởi hành bất cẩn ở Le Havre, mà một lần khác con sẽ kể cho cha nghe chi tiết hơn về vụ này. Con hôn cha mẹ các anh chị em. Khí hậu ở Nam Hà tốt.

 

Puymanel sẽ viết thư cho cha trước khi rời Lorient và [nếu] M. d’Entrecasteaux [anh] đưa thư của ông ấy cho cha ngay, th́ có thể lá thư này sẽ đến Lorient trước khi em con đi. Cha chỉ cần bỏ thư trong phong b́, đề địa chỉ M. de Versine, sĩ quan Pháo binh tại Lorient, Bưu điện lưu trữ (poste restante); trong trường hợp hợp mà em con đă đi rồi, th́ ông de Versine sẽ lo liệu gửi thư này cho ông d’Entrecasteaux [em].

 

Người anh tu sĩ này đă làm hết sức để gửi gấm em, và Olivier de Puymanel thực sự là một loại “con ông cháu cha” có nhiều ân sủng, đă được hưởng mọi sự giúp đỡ che chở, của gia đ́nh và những người quen biết, làm lớn, trong xă hội thời ấy.

 

Sau đó, lá thư bị bỏ dở hoạc bị cắt ngang, với nhiều chấm…

 

Rồi đến đoạn tiếp theo, dưới đây, linh mục Vitalis giải thích tại sao ông lại chọn cho em con đường t́nh nguyện lính thủy, (có lẽ v́ ông de Capellis đă cho biết Puymanel không thể học lớp “sĩ quan”), trong khi có thể chọn con đường chỉ đi viễn du, rồi ở lại nơi nào có của cải và có việc làm tốt. Ông giấu em, không nói đến chuyện có thể chọn sự viễn du, v́ ông chưa thấy một đề nghị cụ thể nào về ngành công binh mà ông muốn người em đi vào. Ông viết:

 

“Chúng ta nói chuyện về em con, nó nói với con rằng, nếu nó muốn đi Nam Hà, th́ chuyến đi đă xong, Giám mục Adran phải đi ngày thứ năm, rằng đó là một cơ hội tốt (…) con phải đến ăn chung bữa với nó, để nói cho nó biết những đề nghị của ông de Capellis và cho nó 24 giờ để suy nghĩ. – Nó cũng chẳng cần đến ngần ấy thời gian, khi biết ông de Capellis đă dàn xếp xong tất cả, nó bị kích động ngay cho đến ngày hôm sau. Dù vận hội này đem lại cho em con những lợi ích, có thể con đă giấu nó khả năng được lựa chọn giữa việc chỉ đi viễn du hay là làm lính thuỷ t́nh nguyện đi Ấn Độ, nhưng v́ chưa có ǵ chắc chắn, dẫn nó tới ngành công binh, mà cơ hội th́ khẩn cấp, cần phải quyết định ngay tức khắc, hoặc là nắm lấy hoặc là kéo dài t́nh trạng không dứt khoát của thằng nhỏ này, mà sự thiếu kiên nhẫn là tính khí hàng đầu của nó.

 

Con biết rằng nghề lính thuỷ t́nh nguyện có lợi ở chỗ là thời gian đi biển sẽ được tính tăng gấp đôi, đối với những người nhắm được huân chương La Croix de St-Louis, con cũng biết rằng trong những chuyến đi trường kỳ, cả lần đi, lẫn lần về, chỉ một món hàng rất nhỏ được phép mang theo cũng kiếm được một món hời [những thuỷ thủ đi biển ngày trước, được phép mang theo một gói hàng nhỏ gọi là pacotille, để bán]. Ông de Capellis nói với con rằng thằng nhỏ này là đứa tiêu tiền như phá, đi bể th́ nó không có ǵ để tiêu xài, tiền lương rất ít, nhưng đă không phải trả tiền ăn và tiền pḥng. Sau cùng, con đă quyết định giúp nó được đi xem các xứ xa xôi trong một chuyến đi hiếm hoi đưa đến một xứ sở giầu có, và t́nh thân của giám mục Adran có thể giúp ích rất nhiều cho nó”.

 

Thư thứ nh́ của linh mục Vitalis, viết ngày 30/11/1787

 

Hai ngày sau khi viết là thư trên, linh mục Vitalis gửi cho cha lá thư thứ nh́ sau đây. Thư này cũng chia làm hai phần. Phần đầu, ông tỏ ư hết sức hối hận về quyết định đă ghi tên cho em vào lính t́nh nguyện và nói với người cha: Nếu cha muốn th́ cha có thể băi bỏ hết:

 

Gửi Ông Olivier, Chưởng ấn toà Thượng thẩm Carpentras,

 

Đêm qua, con đă đưa em Puymanel lên xe ngựa đi Rennes và nó sẽ tới nơi trong ngày thứ năm; c̣n phải mất hai ngày nữa nó mới tới Lorient. Mặc dầu cha đă cho con toàn quyền đối với đứa em này, mặc dù con đă dẫn dắt nó như một người cha, nhưng ngay sau khi nhận được thư này, cha có thể viết thư cho nó, gửi tới bưu điện lưu trữ ở Lorient th́ rất có thể nó c̣n nhận được; và cha c̣n kịp huỷ bỏ hoàn toàn những ǵ con đă làm. Con có cảm tưởng rằng chuyến đi lâu dài như thế này sẽ làm cha mẹ buồn, và nếu v́ hoàn cảnh khiến cha thấy cần phá bỏ những điều con đă thoả thuận trước, con sẽ tự trách ḿnh là đă dám trộm quyền cha mẹ để định đoạt.”

 

Phần kế tiếp, linh mục Vitalis mới giải thích tất cả các lư do đă khiến ông hành động như vậy, việc này liên quan tới hạnh kiểm của em ông, những lời gần như tuyệt vọng của vị linh mục sau đây nói lên những khó khăn và đau khổ của một người anh, trước một người em vô hạnh mà giáo dục gia đ́nh đành bó tay, phải để cho trường đời dạy dỗ:

 

“Có những trường hợp khiến ta không thể chờ đợi lời khuyên, mà cha sẽ thấy qua câu chuyện nhỏ sau đây: Victor đi Le Havre, như cha đă biết, nó thực hứng khởi về chuyến đi này cho nên bao nhiêu lá thư với lời lẽ ngọt ngào của ông de Bonneuil, mà trong vài ngày nữa con sẽ chuyển cho cha, trong đó ông đă ca tụng t́nh yêu của cha mẹ, cũng chẳng làm cho nó động ḷng. Đến nỗi, trong lúc ở lại tu viện này, nó c̣n t́m cách đánh lừa ông Bonneuil, chỉ cho ông cách xếp đặt [cho nó] về Paris, để nó trở lại tự do. Nhưng nó đă đi [Le Havre] và biết tất cả các mối hiểm nguy mà nó phơi ḿnh, bằng cách đến nơi với ít tiền, không trương mục, không lời giới thiệu, chỉ có mưu mẹo là vài quyển sách, ít dụng cụ toán học và quần áo để bán, những nguồn lợi mà trong những xứ đắt đỏ, cách xa 2000 dặm, sẽ bị cạn kiệt. Cha xét xem, sau đó, nó đă công nhận với con những hiểm nguy đó, và con muốn tin rằng, như nó đă nói với con, là nó không dám nh́n mặt gia đ́nh và bạn bè, sau cái việc xấu xa mà nó vừa làm, để Thượng Đế xét xử nó. Tuy nhiên de Bonneuil lại dàn xếp cho nó, và cuối cùng, nó lại trở về nhà con, con để cho nói thoải mái, cho nó bớt xấu hổ v́ chuyện nó đă làm, cho nó hồi hương với những người bạn bị nó lừa. Việc dại dột phải được quên đi để sửa lỗi lầm, trong lúc con muốn thoả thuận với nó để trả ít hơn, một số hoá đơn. Con đă nói với nó rằng, những bộ quần áo đắt tiền, tiêu phí phạm, con sẽ không trả tiền cho người sản xuất, mà bắt nó phải bán lại; nó trả lời, chẳng c̣n bộ nào; con lờ sự bực bội của nó, đợi một lúc khác, hỏi nó về số tiền 300 ls [300 Louis] mà Thiébault nói chắc; nó bảo đảm đă đưa rồi. Con vặn hỏi, nó bối rối, sau cùng nó thú thực là nó chưa nhận được. Con nói với cha những việc này không phải để kết tội nó mà để cho cha biết, trong ṿng có một tháng mà thằng này đă mất hết tính thật thà, nó đă bao lần nói dối tất cả mọi người, cả sự nó muốn cắt đứt với gia đ́nh, nó mua một xe ngựa hai bánh giá 30 Louis để biếu BO, bán đồng hồ đeo tay 8 Louis cho BVS. Bức tranh này làm con khá đau ḷng, nhưng v́ cái nền [của nó] vẫn c̣n tốt, con nghĩ rằng cứ nhẹ nhàng [khuyên bảo], mặc dù nó có tánh quyết định và khó bảo, con hy vọng, nó sẽ trở về với những đức tính ban đầu. Chủ đích của con là thử nghiệm đắp cầu công binh với những mảnh vụn lượm lặt được…”

 

Lá thư kết thúc dở dang ở đây. Lời thư kín đáo quá, nhiều khi không rơ, úp mở, hoặc nói chưa hết ư, cũng cho ta mường tượng vụ trốn nhà lên Le Havre năm 1786, nhưng bị chận lại của Puymanel là nặng nề, và có những điểm không thể tha thứ được. Có thể là việc lấy trộm của gia đ́nh vài quyển sách, ít dụng cụ toán học và quần áo để bán, và có thể, ư định sẽ từ Le Havre vượt biển đi rất xa, cho nên Vitalis mới viết: “những nguồn lợi mà trong những xứ đắt đỏ, cách xa 2.000 dặm, sẽ bị cạn kiệt”. Dù sao chăng nữa, người anh linh mục, v́ mất hết tin tưởng vào em hư hỏng, nên đành phải chọn cho em con đường “lính thuỷ t́nh nguyện”, và cuối cùng ông đă hối hận, muốn cha quyết định lại số phận cho em.

 

Tuy nhiên, Puymanel chính thức được nhận vào lính t́nh nguyện binh nh́ ngày 15/12/1787, như vậy, cha đă đồng ư với người anh linh mục, không sửa đổi chương tŕnh sang Ấn Độ và Nam Hà của Puymanel, nhưng tàu chưa khởi hành ngay, phải đợi một tháng sau mới đi được, v́ không thuận gió mùa.

 

Thư của Gabriel Olivier viết ngày 21/12/1787

 

Lá thư, do người anh cả Gabriel Olivier viết cho cha ngày 21/12/1787, sau thư của linh mục Vitalis gần một tháng, cho biết đến ngày 21/12/1787, Victor vẫn chưa đi v́ tàu c̣n phải đợi cơn gió Bắc, thuận chiều, mới có thể giong buồm khởi hành. Trong thư, đoạn đầu, viết về sự hồ hởi của Victor về chuyến đi này, và an ủi cha, rằng ông de Kersaint đă đưa nó đi, th́ thế nào cũng phải đưa nó về tới bến, đó là bổn phận của người thuyền trưởng, vv…

 

Đoạn sau ông viết:

 

“Đúng là Victor có dự định ở lại Nam Hà để t́m một sự thăng tiến lớn nhất. Nó đă hứa với con là chỉ dừng lại ở đấy, nếu nó chắc chắn bảo đảm là kiếm được của cải. Tuy nhiên, để theo đúng ư cha, con đă nhờ ông de Capelis [Capellis] viết thư cho ông de Kersaint dặn ông này -là người chỉ huy thuỷ thủ đoàn, không ai được rời tàu mà không có nghiêm lệnh của ông- chỉ cho phép nó [rời tàu] trong trường hợp có sự thăng tiến lớn lao và bảo đảm mà người ta cống hiến cho nó. Một mặt khác, con c̣n nhân danh cha, viết thư cho Giám Mục Adran, để năn nỉ ông theo đúng như ư cha, mà khuyên nhủ nó. Ở đầu kia trái đất, nó vẫn c̣n giữ được mối liên lạc với quyền uy hoà dịu của cha là điều rất tốt cho nó, dù xa xôi cách trở hai ngàn dặm”… (Taboulet, I, t. 246).

 

Lá thư này nói rơ quyết định của Puymanel đi Nam Hà là để t́m cải. Người anh cả, không rơ lắm về quy chế lính t́nh nguyện: bởi nếu Puymanel đă đăng lính t́nh nguyện rồi, th́ không thể tới nơi nào, có việc tốt, muốn xuống th́ xuống. V́ vậy, khi đến Côn Lôn, Puymanel xuống cùng với những người trong nhóm pháo binh, và ở lại, anh sẽ trở thành lính đào ngũ.

 

Ngày khởi hành

 

Ngày tàu Dryade khởi hành, ngoài sổ hành tŕnh của tàu, c̣n được xác nhận qua hai thư sau:

 

Thư ông Thévenard gửi bộ trưởng Montmorin, viết từ Lorient ngày 28/12/1787:

 

“Hai tàu Méduse và Dryade cuối cùng đă khởi hành hôm qua, vào lúc 2giờ 30 chiều, theo ngọn gió đông bắc đầu tiên, và chắc nó sẽ tiếp tục thổi mạnh.

 

Đức giám mục Adran, hoàng tử Nam Hà, phân đội pháo binh và những hành khách khác cùng với hành lư, đều có mặt trên hai tàu này đúng như chỉ thị của ông [bộ trưởng].” (Launay, III, t.178).

 

Thư Bá Đa Lộc ngày 14/4/1788:

 

“Tôi vừa tới Ile de France, sau 102 ngày vượt biển… Tàu Méduse đi cùng với chúng tôi đến Hảo Vọng Các (Cap de Bonne-Espérance), rồi đi trước để đưa tin, thế mà vẫn chưa đến. Chúng tôi sợ nó đă bị buộc đỗ lại ở Hảo Vọng Các…” (Launay, III, t. 178).

 

Như vậy, ta biết chắc Puymanel khởi hành từ Lorient (Bretagne) ngày 27/12/1787, trên tàu Dryade, như binh nh́ t́nh nguyện. Trên tàu, ngoài phái đoàn Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh, c̣n có một phân đội pháo binh. Chính những người lính trong đội pháo binh này, sẽ chỉ dẫn cho Puymanel biết về ngành pháo, việc này sẽ giúp đỡ rất nhiều cho anh, khi đến giúp vua Gia Long. Một số trong bọn họ sẽ đào ngũ cùng Puymanel ở Côn Lôn tháng 9/1788.

 

Hải tŕnh của tàu Dryade và sự tiến thân của Olivier de Puymanel

 

Theo sự ghi chép của Faure, th́, tàu Dryade do hải quân đại tá hiệp sĩ Kersaint điều khiển, rời Lorient ngày 27/12/1787, chở Hoàng tử Cảnh và giám mục Bá Đa Lộc cùng đoàn tùng về Pondichéry. Sau đây là sổ hành tŕnh của tàu Dryade, từ 27/12/1787, khởi hành ở Lorient, đến 23/8/1790 về tới Brest:

 

Đi từ Lorient ngày 27/12/1787, đến Ile de France và ở lại từ (8-26/4/1788). Đến Pondichéry, ở lại từ (18/5- 15/8/1788). Để giám mục Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh ở lại. Ba tháng sau, đi Côn Lôn và ở lại từ (15-19/9/1788). Olivier và 8 pháo binh đào ngũ tại đây. Tàu Dryade tiếp tục hành tŕnh đi Phi Luật Tân, đỗ ở Cavite và Manille (7/10-29/11/1788). Về Macao (13-29/12/1788). Được lệnh Conway từ trước, [thư Conway gửi bộ trưởng Luzerne, Launay, III, t. 192] tàu sẽ từ Macao về Nam Hà để do thám t́nh h́nh: Tới Đà Nẵng (8-13/1/1789); Cham-Callao [Cù Lao Chàm] (14-16/1/1789); Cham-Chen [?] (17-18/1/1789); Cambir [?] đất liền (18-19/1/1789); Côn Lôn và Phú Quốc (24-27/1/1789); Poulo-Yang (28/2-1/2/1789); Côn Lôn (10-20/2/1789). Tới Malacca (19-22/2/1789); Pondichéry (13/3-12/4/1789); Trinquemale (12/4-15/5/1789); Pondichéry (37/5-11/7/1789); Ile de France (3/8-6/12/1789); Brest (23/8/1790) (Faure, t. 242).

 

Faure cho biết thêm chi tiết về những người lính đào ngũ ở Côn Lôn:

 

Olivier de Puymanel, t́nh nguyện binh nh́ (chức nhận ngày 15/12/1787), đào ngũ ở Poulo-Condor (Côn đảo) ngày 19/9/1788, cùng với: Pierre-Marie, lính pháo hạng hai (2e canonier); Lemerle (François), thuỷ thủ (matelot), Maume (Dominique), thuỷ thủ; Lauzy (Charles), thuỷ thủ khuân vác; Le Tousse (Charles), thủy thủ coi buồm; Quermorvant (Francçois), thuỷ thủ khuân vác; Corré (Corentin) thuỷ thủ khuân vác; Terray (Jean-Baptiste) thuỷ thủ nhỏ (Faure, t. 242- 243).

 

Về Olivier de Puymanel, Faure viết:

 

“Tàu Dryade tới Côn Lôn ngày 15/9/1788, để lại đây cha Paul Nghị [Hồ Văn Nghị], người thân cận của Bá Đa Lộc và 10 lính thuỷ Nam Hà được đưa [từ Pondychéry] về xứ. Tàu cũng để lại một ngàn súng được mua từ Pháp cho vua Nam Hà. Tàu mất ở đây một lính t́nh nguyện binh nh́, ông Olivier de Puymanel đào ngũ cùng mấy thủy thủ pháo binh. Người lính t́nh nguyện trốn thoát ngày (19/9/1788) ở Côn Lôn, chẳng bao lâu sẽ nổi tiếng ở Nam Hà, sẽ trở thành Vệ uư Olivier de Puymanel.” (Faure, t.199).

 

Đó là những thông tin đứng đắn, có thể tin được; nhưng Faure c̣n đưa ra những tin hoàn toàn dựng đứng, như: “người [Bá Đa Lộc] không ngần ngại trao cho anh [Olivier] những nhiệm vụ quan trọng của vị Tham mưu trưởng quân đội Nam Hà” (Faure, t. 200); “Sau [khi đă thành lập xong] hải quân, đức giám mục Adran lo tổ chức quân đội Nam Hà, tới lúc đó chỉ là những băng đảng. Người thanh niên Olivier, về mặt này, là đại diện đặc trách và trực tiếp những quyết định của Đức Cha, một loại Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội dưới quyền điều khiển của Đức Cha“ (Faure, t. 221).“Olivier de Puymanel lại hân hạnh được đức cha chọn điều khiển trường vơ bị tổng hợp này, ở đó phát xuất những sĩ quan và hạ sĩ quan người bản xứ, đă học về quy luật trận địa, họ sẽ thể hiện giá trị và kinh nghiệm ấy trên chiến trường” (Faure, t. 221-222).

 

Những lời lẽ biạ đặt này, sẽ được người ta chép lại dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác, và sẽ đi vào “lịch sử”.

 

Trở lại với thực tế của Olivier:

 

1- Trên đường đến Nam Hà, Olivier de Puymanel may mắn đă được gặp linh mục Hồ Văn Nghị. Hồ Văn Nghị, như chúng tôi đă nhiều lần nhắc đến, là người thân cận của Bá Đa Lộc, đă cứu Nguyễn Ánh thoát chết khỏi tay Nguyễn Huệ ngày trước, cho nên ông là người thân tín của cả Bá Đa Lộc lẫn vua Gia Long. Trong suốt thời gian Bá Đa Lộc đem hoàng tử Cảnh sang Pháp, ông đă được vua sai đi về nhiều lần giữa Macao và Ấn Độ, để săn tin hoàng tử và làm những nhiệm vụ khác như mua vũ khí cho vua. Khi tàu Dryade chở hoàng tử và Bá Đa Lộc về đến Pondichéry, linh mục Hồ Văn Nghị cũng đă ở đấy.

 

Chắc chắn rằng, với chủ đích sang Nam Hà để t́m của, Puymanel đă làm quen với Hồ Văn Nghị trong thời gian ba tháng tàu đỗ ở Pondichéry. Ngoài ra, trước khi rời Pháp, Olivier c̣n được người anh Gabriel, thay cha, viết thư gửi gấm cho giám mục Bá Đa Lộc; vậy cũng có thể chính vị giám mục đă “gửi gấm lại” Puymanel cho Hồ Văn Nghị. Con đường tiến thân mà người anh linh mục Vitalis mong cầu cho em ḿnh, đă không xa sự thực.

 

2- Cái may thứ nh́ của Olivier, là tàu Dryade, khi đi từ Pondichéry về Côn Lôn, từ 15/8 đến 15/9/1788, lại chở cả linh mục Hồ Văn Nghị cùng với 10 lính thủy Nam Hà và “tàu cũng để lại một ngàn súng được mua từ Pháp cho vua Nam Hà”. 1000 khẩu súng này chắc chắn do Hồ Văn Nghị mua của đại lư Pháp ở Pondichéry về cho Gia Long. Như vậy, ngoài chuyện quen được Hồ Văn Nghị, Puymanel c̣n may mắn đi cùng tàu với Hồ Văn Nghị về Côn Lôn.

 

3- Ngày 19/9/1788, Olivier cùng 8 lính khác, đào ngũ và ở lại Côn Lôn.

 

4- Tại Côn Lôn, đă có sẵn đường dây do Nguyễn Ánh thiết lập từ trước, giao cho Hồ Văn Nghị trông nom, để hướng dẫn và giúp đỡ những thuyền bè ngoại quốc t́m lối vào Gia Định.

 

5- V́ thế, Puymanel khi đào ngũ, đă có đường tiến thân trực tiếp với vua Gia Long, và chắc chắn rằng: chính Hồ Văn Nghị đă thu nhận Puymanel và những người lính đào ngũ; đă đưa Puymanel về Sài G̣n yết kiến vua Gia Long, như một thanh niên con nhà gia thế, được đức giám mục Bá Đa Lộc bảo lănh.

 

Chương 18: Olivier de Puymanel (1768-1799)

 

Phần II: Sự nghiệp

 

Chức vụ và nhiệm vụ của Olivier de Puymanel được Thực Lục và Liệt truyện nhắc đến bằng những hàng:

 

“Mạn Hoè, Đa Vật, Va Nê E, Ô Ly Vi (tức tên là Tín) và Lê Văn Lăng, đều là người Phú Lang Sa” (LT, II, t. 506). “Đa Vật, Va Nê E, Lê Văn Lăng và Ô Ly Vi, 4 người ấy theo Đa Lộc từ Tây Dương tới Gia Định, xin ở lại làm thân bộc, đều bổ làm cai đội” (TL, II, t. 507). “Ô Ly Vi làm đến vệ uư vệ ban trực hậu quân thần sách” (LT, II, t. 507).

 

Như vậy, chức vụ đầu tiên của Olivier là Cai đội; nhận chức này ngày nào, hiện chưa biết rơ; theo một vài thư sai phái, th́ Olivier giữ chức Khâm sai cai đội. Đó là về chức.

 

C̣n công việc đầu tiên để lại dấu vết là ǵ?

 

Qua những chứng từ có được, chúng tôi tạm kê khai những nhiệm vụ sau đây:

 

1- Nhiệm vụ thứ nhất: Viết thư hỏi tin Quang Trung đại phá quân Thanh, qua lá thư Olivier viết cho M. Létondal, quản thủ tu viện Macao:

 

Từ Sài G̣n ngày 15/7/1789

 

Thưa cha,

 

Con tiếc hoài đă không ở Macao, nơi con có thể làm hết sức ḿnh để xứng đáng được cha tin cậy. Mấy ông kia đă đem tới lá thư cha viết cho con, làm con rất hân hạnh; những câu chuyện các ông ấy kể, lại càng làm con thêm hối tiếc. Mấy ông này đă may mắn đến đây [Sài G̣n] ngày 3/3 [1789], họ lại đi tuốt luốt đến tận Hà Tiên mà không biết. Nhà vua rất ngạc nhiên thấy chiếc thuyền bé mà họ dám leo lên để đi, ngài cũng tiếp đón tử tế nhưng chưa đủ nồng hậu để giữ t́nh thân. Nhà vua hiện đă lấy lại được ba tỉnh của ông, lại vừa bắt được một tướng ngụy, từ Huế gửi vào, mới đầu ông tha tội, sau rồi có điều nghi ngờ, ông đă sai chém đầu, [chắc nói về Phạm Văn Tham, ra hàng, được tha, sau bị giết v́ bị kết tội liên lạc với Nguyễn Huệ]. Nhà vua đang nóng ḷng đợi tàu Pháp đem con ông về. Từ lâu bên địch đă biết rằng nước ta phải giúp ông hoàng này và con đồ rằng sự sợ hăi những tàu Pháp từ Macao đến mà ở trên bờ biển nh́n thấy, đă ngăn cản bọn ngụy ở Huế gửi quân xuống đây đầu năm nay, [sau đó đến câu này, không hiểu Puymanel muốn nói ǵ: comme il avoit coutume de le faire une flotte, pour enlever ledit, le roy n'eut pu y résister]; c̣n một lư do khác đă ngăn taison [Tây Sơn] là chiến tranh với người Tàu, v́ muốn biết rơ chi tiết về cuộc chiến mới đây mà hôm qua Hoàng Thượng bảo con viết thư này, nhân dịp đại úy Antonio Vincenti [sang Macao]; Hoàng Thượng muốn biết những ǵ đă xảy ra trong cuộc chiến tranh này, những mưu toan của người Tàu, sức mạnh của họ như thế nào, Hoàng Thượng chắc rằng với những điều cha biết về người Tàu, cha có thể cho ngài những tin tức chắc chắn hơn là những điều mà ngài đă biết qua các ngả khác, như thế, cha giúp Hoàng Thượng nhiều lắm mà cũng giúp cả con nữa.

 

Con xin bày tỏ ḷng biết ơn…” (Cadière, Les français au service de Gia Long, Leur Correspondance, BAVH, 1926, IV, t. 363).

 

Lá thư này cho biết:

 

- Ngày 15/7/1789, Olivier đă ở Sài G̣n, và đă được vua sai viết thư cho giáo sĩ Létondal ở Macao, để hỏi về việc Quang Trung đánh nhau với quân Thanh.

 

- Trong thư, Olivier nói đến những chuyện xảy ra từ tháng 3/1789 ở Sài G̣n, và chính anh cũng nhận được thư ông Létondal gửi cho anh vào lúc đó. Như vậy, chắc rằng, chỉ ít lâu sau ngày đào ngũ (19/9/1788), Olivier đă được Hồ Văn Nghị đưa về Sài G̣n yết kiến Gia Long.

 

- Chúng ta tạm coi lá thư này, là chứng từ về nhiệm vụ đầu tiên Gia Long giao cho Puymanel: viết thư hỏi Macao về việc Quang Trung đại phá quân Thanh.

 

2- Nhiệm vụ thứ nh́: đặt súng đại bác

 

Faure cho biết khi tàu Méduse chở Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh về Sài G̣n, qua Côn đảo, đă đỗ lại từ ngày 19 đến 23/7/1789, và có giao súng đại bác mà Nguyễn Ánh mua; Puymanel và các bạn nhận việc bố trí: “Tàu Méduse, đỗ lại ở Côn Lôn từ 19 đến 23/7, để lại những khẩu đại bác để pḥng vệ bến tàu, rồi ông Olivier de Puymanel và mấy người lính pháo đă đào ngũ năm trước, từ tàu Dryade, đặt vào vị trí ngay.” (Faure, Monseigneur Pigneau de Béhaine, t. 205).

 

Nếu lời Faure viết trên đây là đúng, th́ có thể Puymanel đi đi về về giữa Côn Lôn và Sài G̣n, trong thời gian từ tháng 9/1788 đến tháng 7/1789, cho nên khi tàu Méduse “chở mấy khẩu súng đại bác” về cho Nguyễn Ánh, th́ chính Puymanel và những pháo binh đào ngũ, đă nhận lệnh đặt đại bác vào đúng vị trí pḥng thủ bến tàu. Điều này ăn khớp với việc tàu Dryade chở một đội pháo binh từ Lorient đi (thư ông Thévenard, Launay, III, t. 178). Olivier chắc đă học nghề pháo trong thời gian ở trên tàu với đội ngũ pháo binh này.

 

3- Nhiệm vụ thứ ba: chế tạo các hạng hoả xa

 

Liệt Truyện, mục từ Trần Văn Học, có ghi một vài việc quan trọng liên quan đến Olivier:

 

“Năm Đinh Mùi [1787], Học đă đến Tiểu Tây [Ấn Độ], lại đáp tàu nước Tây mang tờ biểu về tâu, về đến Ma Lặc [Malacca] gặp thuyền binh nước Đại Tây [Pháp] cùng nhau đều về, đến đảo Côn Lôn đem việc ấy [việc nước Bồ Đào Nha muốn giúp] tâu lên, vua bèn sai Trương Phúc Luật đến tiếp, bỗng Học đi thuyền nước Tây gặp gió dạt sang Lă Tống [Phi Luật Tân], hơn một năm mới về đến Gia Định, từ đó Học ở lại theo hầu, đem thông ngôn nước Tây, cùng với Ô-Ly-Vi (người Tây) phiên dịch chữ tiếng Tây, và chế tạo các hạng hoả xa, chấn địa lôi, binh khí.

 

Năm Canh Tuất [1790] đắp thành đất Gia Định, Học nêu đo phân đất và các ngả đường, rồi cùng người Tây là bọn Nguyễn Chấn [Vannier] trông coi chiếc thuyền lớn bọc đồng, theo quan quân đánh giặc.” (LT, II, t. 281-282).

 

Đoạn Liệt Truyện này đă soi tỏ một số vấn đề:

 

- Ta có thể chắc chắn rằng, nhiệm vụ thứ ba mà Olivier thực hiện, là cùng với Trần Văn Học phiên dịch chữ tiếng Tây, và chế tạo các hạng hoả xa, chấn địa lôi, binh khí.

 

- Nhưng khi Trần Văn Học được giao việc đo đạc để đắp thành đất Gia Định (vào khoảng cuối năm 1789) th́ Olivier không tham dự, bởi không thấy Liệt Truyện nói ǵ cả.

 

- Nhờ việc chế tạo các hạng hoả xa, chấn địa lôi, binh khí. Mà Olivier được tuyển vào đội quân Thần Sách, đúng hơn là ngành pháo binh của quân Thần Sách.

 

Các ng̣i bút thuộc địa gán cho Puymanel việc xây thành Gia Định

 

Để gán cho Olivier việc xây thành Gia Định, các sử gia thuộc địa dùng nhiều thủ pháp mà chúng tôi đă tŕnh bày cặn kẽ trong những chương trước, ở đây chỉ xin tóm tắt lại:

 

1- Cadière dựng đứng câu chuyện: “Theo chính sử biên niên đời Gia Long, ông [Olivier] bắt đầu xây thành Gia Định tháng 3-4 năm 1790″ (Xem chương 15, Cadière).

 

2- Những người khác dựa vào câu của de Guignes: “Các ông Olivier và Le Brun, sĩ quan Pháp, đă cho ông ta [vua Gia Long] một cái bản đồ thành đài.” Và nhà vua vội vă xây ngay, phải sách nhiễu dân chúng nên mới có loạn, khiến “Olivier và Le Brun, hai tác giả công tŕnh này cũng bị vạ lây. Giám mục Bá Đa Lộc, phải đưa hai ông về trốn ở nhà ḿnh mới tránh khỏi tai nạn này.” (Báo cáo của de Guignes gửi Bộ trưởng Ngoại giao ngày 29/12/1791, Faure, t. 214).

 

Chúng tôi đă chứng minh những lời trên đây của de Guignes đều bịa đặt cả: chẳng hề có loạn ở thời kỳ đắp thành đất Gia Định, trong 10 ngày. Le Brun không thể “vẽ” bản đồ thành bát quái, cũng không thể “cho” Gia Long bản đồ để xây thành bát quái, lại càng không thể cùng Olivier “xây” thành bát quái, v́: Thành bát quái Gia Định đắp bằng đất, bắt đầu từ ngày 19/3/1790 (theo Trịnh Hoài Đức), mà ngày 13/1/1790 Le Brun mới tới Macao, rồi đào ngũ và ở lại, sau mới t́m cách sang Nam Hà. Thời đó, đi từ Macao sang Nam Hà, không phải cứ muốn là đi được ngay, c̣n phải chờ có chuyến tàu, rồi chờ thuận gió, yếu tố thuận gió vô cùng quan trọng. Vậy Le Brun không thể tới Nam Hà kịp thời để “vẽ bản đồ” hay để “cho” vua bản đồ, và vua đem ra “xây ngay” ngày 19/3/1790. Luận điệu này không thể dùng được.

 

Về phần Olivier, trước khi đến Việt Nam, anh chỉ là cậu công tử ăn chơi không chịu học hành ǵ cả, chữ Pháp viết chưa thông, nói chi đến chuyện “kỹ sư”, chuyện “xây thành Vauban”.

 

Sự chán nản của người lính xa nhà

 

Lá thư Olivier viết cho hai người bạn Lewet và Roland ngày 16/4/1793, mà anh gọi là “sĩ quan của vua Nam Hà”, khuyên hai người này nên xưng tội, đă nói lên tâm trạng hoang mang, mất niềm tin của những người lính trẻ, phiêu du vào vùng đất lạ, không được tin tức gia đ́nh trong khi đất nước của họ đang lâm vào t́nh trạng khủng hoảng sau cách mạng 1789:

 

Ông Olivier de Puymanel gửi các ông Lewet và Roland, sĩ quan của vua Nam Hà ở Sài G̣n,

 

V́ tôi sẽ đi làm việc ở bên ngoài cả ngày, nên không thể kiếm các anh để báo rằng M. Labousse [giáo sĩ] sẽ đến đây trong ngày, và sẽ trở về thứ bảy hoặc chủ nhật. Vậy tùy các anh có muốn nhân cơ hội này để xưng tội như các anh từng ngỏ ư với tôi.

 

Các anh chưa biết rằng tôi hết sức thoả măn về ư tốt này của các anh như thế nào, và tôi tin rằng chỉ trong ít ngày, các anh sẽ cảm thấy sự êm dịu trong ḷng mà lương tâm cho ta, tôi đă cảm thấy từ mấy ngày nay rồi, và tin tôi đi, tôi thề vời các anh đó, trạng thái này tốt hơn hết tất cả những ǵ mà ta thường gọi là khoái lạc.

 

Tôi cũng xấu hổ v́ nhiều khi đă làm gương xấu cho các anh, và tôi muốn sữa lỗi đó, v́ tôi tin chắc rằng sự chơi bời dẫn đến sự vô đạo (irréligion) và sự vô đạo quá mức – nếu các anh đă được đọc mấy tờ báo từ Âu châu gửi sang năm nay, các anh sẽ không khỏi khóc nức lên v́ buồn, v́ xấu hổ, thấy những tội ác dă man mà đồng bào ta phạm phải; nếu so sánh [những kẻ ấy] với những người mà, trước đây ta thấy ở công trường hành h́nh [Place de la Concorde ngày nay], th́ họ đều là những người lương thiện, và nếu ta có thể làm họ sống lại và [tổ chức] một nghị viện với họ, th́ sẽ không ai bầu cho việc xé xác hay thiêu sống. Những kẻ Ăn thịt người ngày hôm nay, không bị trừng phạt ở Pháp, đừng có tưởng rằng t́nh yêu tự do dẫn đến những tàn khốc như thế, đó chỉ hoàn toàn là sự thù oán một đạo giáo thần thánh không có chút tội lỗi nào.

 

Chúng ta hăy cố gắng làm tṛn bổn phận mà đạo này dạy ta, chúng ta đă uổng công hết ḷng phụng sự vua Nam Hà, làm sao ông ta có thể đền bù sự hy sinh tính mạng của chúng ta cho ổng, vậy chúng ta hăy hy sinh cho thượng đế và sẽ được trả công gấp trăm lần.

 

Kẻ hèn phục vụ và tuân lệnh các anh.

 

Victor Olivier (Cadière, Les français au service de Gia Long, Leur correspondance, BAVH, 1926, IV, t. 365).

 

Lời thư nói lên sự chán nản của người thanh niên đối với bản thân: sau thời gian sống trác táng là sự “xưng tội”. Lời thư nói lên sự tuyệt vọng về thời cuộc trên quê hương anh, đang ở trong thời đại Kinh Hoàng (La Terreur) sau Cách Mạng 1789. Lời thư nói lên sự cay đắng, liều thân giúp Nguyễn Ánh mà không được “trả công đúng mức”, và hy vọng nếu “giúp” Thượng Đế, th́ sẽ được trả công gấp trăm lần! Lời thư thực ngây thơ mà cũng thực tội nghiệp của người con trai 25 tuổi, xa gia đ́nh, không có đường về, không biết tin tức mẹ cha; c̣n của cải và kho tàng mà anh mơ tưởng ngày đi, th́ chưa hề thấy. Trước mắt: anh chỉ là một người lính đánh thuê.

 

Olivier lập công trong trận đánh Quy Nhơn lần thứ nhất, 1793

 

Xin nhắc lại, từ tháng 5-6/1792, có nhiều chuyện không hay xảy ra cho Nguyễn Ánh: Một mặt, Dayot thâm lạm ngân quỹ trong chuyến đi Manille làm vua nổi giận đuổi hết lính Pháp. Một mặt, Bá Đa Lộc hay tin Nguyễn Huệ đánh xuống miền Nam, qua ngả Lào, cũng xin đi, lấy cớ về Pháp thăm nhà. Vua cho phép, rồi sau đổi ư. Tháng 6-7/1792, Nguyễn Huệ liên kết với 40 thuyền Tề Ngôi (giặc biển) tấn công miền B́nh Khang, B́nh Thuận. Cùng lúc ấy, Nguyễn Ánh được cấp báo Nguyễn Nhạc đóng nhiều thuyền chiến đậu ở cửa Thị Nại, sửa soạn chinh phục Gia Định, Nguyễn Ánh bèn quyết định đánh trước.

 

Về phiá Olivier, Thực Lục việc tháng 7-8/1792 ghi: lấy khâm sai cai đội là Ôlivi làm Vệ Uư ban trực tuyển phong hậu vệ Thần sách (TL. I, t. 286).

 

Trận Thị Nại tháng 7-8/1792, xảy ra cùng với thời điểm Olivier được thăng Vệ Uư, nhưng chắc Olivier không dự, v́ Nguyễn Ánh chỉ dùng quân cảm tử và thuỷ binh, như chúng tôi đă trính bày trong chương 16 viết về Dayot.

 

Ngược lại, Olivier có tham dự cuộc tấn công Quy Nhơn lần thứ nhất tháng 5-6/1793. Theo thư Le Labousse viết cho Boiret ngày 26/6/1793: “… Nhà vua vừa đi với bộ binh và thủy binh để đánh Qui Nhơn [...] Các ông Dayot, de Rhedon, Vannier d’Auray, cùng đi với tàu của họ. Ông Olivier quê Carpentras, và đội ngũ của ông cùng vài người Âu khác, đi trong đoàn bộ binh…” (Cadière BEFEO, Documents relatifs à l’époque de Gia Long, t. 29).

 

So với Thực Lục, Le Labousse viết không sai:

 

Sau khi Nguyễn Huệ mất, Nguyễn Ánh được tin Quang Toản và Nguyễn Nhạc nghi kỵ nhau, bèn quyết định đánh Quy Nhơn. Đây là chiến dịch đánh lớn và đánh lâu, từ tháng 5-6/1793 đến tháng 10/1793, Nguyễn Ánh thắng một số trận, Nguyễn Nhạc cầu cứu Quang Toản, thấy quân cứu viện vào, Nguyễn Ánh cho quân rút về Diên Khánh và đắp thành Diên Khánh. Olivier lúc đó làm Vệ uư trong đội Thần Sách, trực thuộc bộ binh, dưới quyền điều khiển của các đại tướng: Tôn Thất Hội, Vơ Tánh, Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành.

 

Thực Lục ghi lại hai chi tiết đáng chú ư sau đây:

 

1- Khi vây thành Quy Nhơn: “Vua muốn dùng phép “thả diều phóng lửa” của nước Tây để đánh đốt thành giặc. Nhưng lại lo cho nhân dân trong thành, phần nhiều bị giặc ức hiếp bắt theo, sợ khi “thành cháy vạ lây” có chỗ không nỡ. Sắc cho các quân không nên đánh gấp, để cho dân tự ra” (TL, I, t. 296).

 

2- Vây Quy Nhơn nhưng ngại không dùng phép “thả diều phóng lửa” sợ chết dân, Nguyễn Vương bèn rút quân và ra lệnh dùng “hoả xa đại bác”:

 

“Vua lại đem quân về cửa biển Thị Nại, rồi đến cầu Thạch Yến hạ lệnh cho quân các đạo dùng súng hoả xa đại bác (đại bác của người Tây có bánh xe để di động như xe) đánh thành Quy Nhơn. Quân giặc trong thành ấy c̣n hơn 10.000 người. Nguyễn Văn Nhạc cố chết giữ, đánh măi không hạ được thành” (TL, I, t. 297).

 

Ở đây, chúng ta có thể chắc chắn Olivier de Puymanel là một trong những tác nhân về “hoả xa đại bác”. Liệt Truyện cũng xác nhận: Olivier cùng với Trần Văn Học chế tạo các hạng hoả xa, chấn địa lôi, binh khí. Nhưng Vũ Viết Bảo cũng là một trong những chuyên viên về “hoả xa đại bác”. (LT, II, t. 321). Riêng phép “thả diều phóng lửa” của nước Tây th́ chưa biết là phép ǵ, cần phải điều tra kỹ hơn.

 

Tóm lại, công lao của Olivier trong ngành pháo binh là thực sự và có thành quả, đă được Thực Lục và Liệt truyện ghi lại. Olivier cũng là người Pháp được ghi công nhiều nhất trong thời gian 6 năm, từ 1793 đến khi anh mất, năm 1799.

 

Việc gán cho Olvier xây thành Diên Khánh

 

Việc này chúng tôi cũng đă tŕnh bày kỹ trong chương 12: Huyền thoại Puymanel và Le Brun xây thành Gia Định và Diên Khánh và chương 13: Tôn Thất Hội, Trần Văn Học, Vũ Viết Bảo, những người giúp vua Gia Long trong việc đắp thành đất Gia Định và Diên Khánh; ở đây chỉ vắn tắt lại mấy nét chính:

 

Học giả Cadière xác quyết việc Olivier “xây” thành Gia Định bằng câu: “theo chính sử biên niên đời Gia Long, ông [Olivier] bắt đầu xây thành Gia Định tháng 3-4 năm 1790″, câu này hoàn toàn sai. Rồi ông lại xác quyết Olivier “xây” thành Diên Khánh bằng một câu khác của Lavoué: “Nhà vua… mượn ông Olivier, sĩ quan Pháp, xây cho ông một thành phố theo kiểu Tây phương ở một trong những vùng mà ông vừa chiếm được. Thành phố vừa xây xong th́ bốn mươi ngàn ngụy quân đă quyết định trèo lên nhưng vô hiệu” để đưa đến kết luận: “Thành bị bao vây vào tháng 5-6/1794, vậy thành này được xây vào cuối năm 1793, đầu năm 1794″ (Cadière, Nguyễn Suyền, note 26, BAVH, 1926, III, t. 264).

 

Lập luận của Cadière sai từ đầu đến cuối, bởi v́:

 

1- Thành Diên Khánh được đắp chính xác vào tháng 10/1793, khi Nguyễn Ánh rút quân từ Quy Nhơn về Diên Khánh, đắp một tháng xong. Tháng 11/1793, Nguyễn Ánh trở về Gia Định (TL, I, t. 299), thành này do Tôn Thất Hội và Vũ Viết Bảo phụ trách (LT, II, t. 78 và t. 321).

 

2- Thực ra câu của Lavoué đầy đủ là như thế này: “… Vua về lại Gia Định [tức là tháng 11/1793] mà ông đă chiếm. Ông xây thành đắp lũy kiên cố hơn, đóng tàu, vv… và mượn Olivier, sĩ quan Pháp, xây cho ông một thành phố theo kiểu Tây phương ở một trong những vùng mà ông vừa chiếm được. Thành phố vừa xây xong th́ bốn mươi ngàn ngụy quân đă quyết định trèo lên nhưng vô hiệu” (Thư viết ngày 13/5/1795 gửi Boiret và Descourvières, BEFEO, Doc. Rel, Cadière, t. 33). Cadière đă bỏ câu đầu: “Vua về lại Gia Định”, v́ nếu để câu này, th́ cái chứng mà ông đưa ra là hỏng cả. Bởi v́:

 

Khi Nguyễn Ánh trở về Gia Định, tháng 11/1793, nếu có “mượn Olivier, sĩ quan Pháp, xây cho ông một thành phố theo kiểu Tây phương ở một trong những vùng mà ông vừa chiếm được”, th́ phải là một thành khác, không phải Diên Khánh, v́ Diên Khánh đă đắp xong từ tháng 10/1793 rồi; hơn nữa, Lavoué cũng chỉ nói bâng quơ, chứ không chỉ rơ tên thành là Diên Khánh.

 

Đại Nam Nhất Thống Chí viết: “Năm Quư Sửu (1793) quân nhà vua tiến đánh Qui Nhơn, lúc trở về, xa giá dừng ở Diên Khánh, xem xét thế đất, sau nhân bảo [đồn] cũ Hoa Bông đắp thành bằng đất, thành mở 6 cửa, đều có nhà lầu, 4 góc thành có núi đất, ngoài thành đào hào, ngoài hào có trại; các cửa đều có cầu treo để qua hào, trước sau có núi sông bao bọc, thật là nơi thiên hiểm” (ĐNNTC, III, t. 93). Lê Văn Định cũng mô tả Diên Khánh là một thành chiến đấu, có ít dân và càng không phải là một “thành phố theo lối Tây phương”. Một số người khác, lại quy câu “thành phố theo lối Tây phương” này vào thành Gia Định, càng sai nữa, v́ Gia Định đă đắp xong từ tháng 4/1790.

 

Để kết luận, chúng ta có thể xác định gần như chắc chắn rằng, Olivier có mặt ở vùng Quy Nhơn-Diên Khánh trong hai năm 1793-1794, đă góp phần đắc lực trong các trận chiến với tư cách là Vệ uư trong đội quân Thần Sách. Nhưng Olivier không hề “xây” thành Diên Khánh v́ không phải là chuyên môn của anh, Olivier chuyên về ngành pháo, việc đắp thành đất Diên Khánh là việc của người Việt, chuyên về thành tŕ Đông phương.

 

Olivier tham dự trận Diên Khánh 1794

 

Tháng 11/1793, Nguyễn Ánh rút về Gia Định, để Nguyễn Văn Thành ở lại trấn Diên Khánh, nhưng tháng 12/1793, lại gọi Nguyễn Văn Thành về và sai Đông cung Cảnh (13 tuổi) trấn giữ Diên Khánh cùng các tướng Phạm Văn Nhân, Tống Phước Đạm, Mạc Văn Tô, Nguyễn Đức Thành và các thầy dạy học Bá Đa Lộc, Trịnh Hoài Đức, Ngô Ṭng Châu… Đến tháng 2/1794, Chưởng dinh hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức cũng xin ở lại Diên Khánh để giúp Đông cung. Có lẽ v́ biết tin Đông cung (mới 13-14 tuổi) trấn giữ Diên Khánh, nên tháng 4/1794, Trần Quang Diệu và Nguyễn Văn Hưng lại đem đại binh thủy bộ vào đánh. Được tin, Nguyễn Ánh truyền cho Đông Cung pḥng bị. Nguyễn Văn Hưng đem 40.000 quân bộ đánh Phú Yên, quân Nguyễn phải rút lui. Tháng 5/1794, thuỷ binh của Trần Quang Diệu tiến vào cửa biển Nha Trang, bộ binh của Nguyễn Văn Hưng cũng tiến đến B́nh Khang, họp quân ba mặt vây thành Diên Khánh. Trong nhiều ngày, súng đại bác hai bên bắn ra như mưa, quân Tây Sơn bị thương rất nhiều nhưng thành kiên cố không thể tiến vào được. Nguyễn Ánh phải thân chinh cử thuỷ binh giải vây, với Tôn Thất Hội tiên phong, Vơ Tánh tập hậu, Vơ Di Nguy, hộ giá. Nghe tin đại binh Nguyễn Ánh đến, Trần Quang Diệu rút về Quy Nhơn, Nguyễn Văn Hưng lui về Phú Yên.

 

Olivier có dự trận Diên Khánh 1794 này, Thực Lục việc tháng 7/1794, ghi: “Sai Vệ uư Phan Văn Triệu, Ôlivi, Trần Văn Tín, Lê Văn Duyệt, Cao Văn Lư, cùng Cai đội quản Xiêm binh Nguyễn Văn Tổn và Cai cơ Trương Văn Phụng, đều đem quân bộ thuộc theo Đông Cung điều bát [điều khiển trừ khử] đánh giặc.” (TL, I, t. 309). Nhưng Thực Lục không mô tả chi tiết về trận Diên Khánh. Nhờ thư của giáo sĩ Lavoué viết cho quản thủ Letondal ngày 29/5/1794 (Launay, III, t. 233-234), chúng ta biết thêm những chi tiết sau đây, về trận Diên Khánh 1794 như sau:

 

“Ngày 29/5/1794,

 

Ngày 28/4, thủy quân [Tây Sơn] hiện ra ở cửa bể Nha Trang. Lúc đó tôi [Lavoué] đang bận nghe các trẻ em ở Lam-toun [?] vùng đạo gần biển, xưng tội; ngày hôm sau, 29, chúng sung sướng được nhận lễ chịu thánh thể đầu tiên.

 

Có ông Boisserand do tôi mời đến giúp lễ và có một bữa ăn nhỏ tiếp theo sự tái nguyện lễ rửa tội. Xong xuôi, ông Boisserand và tôi lui về gần thành hơn, v́ sợ có kẻ báo cho địch quân biết chúng tôi ở gần, đến đêm sợ họ sẽ lẻn vào bắt. Buổi sáng chúng tôi đă leo lên một ngọn núi nhỏ, ở đó nh́n thấy rơ thuỷ quân Tây Sơn mà chúng tôi đoán có đến khoảng 300 thuyền buồm. Thực khó mà điễn tả được nỗi đau đớn của giáo dân khi họ biết chúng tôi sẽ rút lui, họ gào thét, van xin chúng tôi ở thêm với họ một ngày nữa; nhưng xét kỹ lại, chúng tôi thấy nếu chiều theo sự nài nỉ của họ là bất cẩn.

 

Ngày hôm sau, 30, chúng tôi vào thành và đến ở nhà ông Olivier, ông đă tiếp đăi chúng tôi rất ân cần. Ngày 2/5 chúng tôi được tin bộ binh [Tây Sơn] nghe nói đến 30.000 người và 50 thớt voi; nhưng quân Nam Hà [Nguyễn Ánh] gia tăng luôn… Ngày 15, họ vẫn tiếp tục pháo kích…

 

Tôi và ông Boisserand cũng không lo ǵ lắm bởi v́ chúng tôi ở trong hố sâu dưới sự che chở của giàn súng đại bác; ở đó chín, mười ngày không dám ra, trừ trường hợp thật cần.

 

Sáng 16, tôi ra khỏi lỗ một lúc; ông Boisserand cũng vậy; nhưng địch quân lại tiếp tục pháo kích, chúng tôi lại bắt buộc phải trở xuống hầm; suưt nữa th́ tôi trúng đạn đại bác 12 [?] đă nẩy lên nẩy xuống cách tôi có hai pied [1 pied=0,3048m] đục thủng tường bếp nhà ông Olivier, may mà không trúng ai.

 

Ngày 21, chúng tôi lại leo ra, đi về phía các đại đồn của địch, họ công kích ngay; cả hai bên đều chiến đấu can đảm; phiá chúng tôi có hơn 60 người bị thương, 7, 8 người ở lại trận tiền đầy xác quân Tây Sơn.

 

Sự thất bại này làm cho quân Tây Sơn chưng hửng khiến họ giải vây và rút đi, ngày 23. [Theo Thực Lục, Tây Sơn rút quân v́ thấy Nguyễn Ánh kéo đại binh tới giải vây Diên Khánh].

 

Hôm sau, 24, tất cả các toán quân của ta kéo ra khỏi thành, đi về hướng B́nh Khang. Đức ông và Hoàng tử bé cũng đi theo. Ngày 25, tôi được tin là họ đă đến B́nh Khang vô sự.

 

Có ba họ đạo của chúng tôi bị thiệt hại, người th́ bị mất nhà, những người khác bị mất đồ dùng, c̣n rất nhiều người không bị thiệt hại ǵ cả. Nói chung, những tướng Tây Sơn đă sử sự

 

rất đàng hoàng, họ cấm cướp bóc” (Launay, III, t. 233-234).

 

Lá thư này không những nói rơ về trận Diên Khánh mà c̣n cho biết Olivier đóng tại đây và có nhà ở trong thành; việc này phù hợp với những điều ghi trong Thực Lục: “Sai Vệ uư Phan Văn Triệu, Ôlivi, Trần Văn Tín, Lê Văn Duyệt, Cao Văn Lư… đem quân bộ thuộc theo Đông Cung điều bát đánh giặc.” (TL, I, t. 309).

 

Mặc dù Trần Quang Diệu đă rút quân về Quy Nhơn, nhưng Nguyễn Ánh thấy lực lượng chưa đủ mạnh để tấn công Quy Nhơn, nên cũng rút về Diên Khánh, sửa sang đắp lại Diên Khánh, để Vơ Tánh thay Đông Cung làm trấn thủ và rút quân về Gia Định, đó là tháng 9-10/1794.

 

Trận Diên Khánh 1795

 

Tháng 10-11/1794, Trần Quang Diệu và Lê Trung lại đem quân thủy bộ đánh Phú Yên. Tháng 1-2/1795, Trần Quang Diệu, cắt đứt đường nước vào thành Diên Khánh, sai quân lăn sát trèo lên thành, bị súng bắn chết rất nhiều, sai đắp lũy cao vây bốn mặt thành. Vơ Tánh cố thủ. Nguyễn Ánh gửi thư dặn Vơ Tánh kiên quyết giữ, đợi ḿnh chuẩn bị xong ghe thuyền sẽ tiến quân tiếp viện. Tháng 2-3/1795, t́nh trạng khẩn cấp hơn: Trần Quang Diệu vây chặt Diên Khánh, Lê Trung tiến đánh Phan Rí. Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành không chống nổi, phải lui quân, bị Nguyễn Ánh gọi về Gia Định hỏi tội. Chiến dịch Nguyễn Ánh giải vây Diên Khánh lần này kéo dài từ tháng 4-5/1795 đến tháng 9-10/1795 mới chấm dứt, nhờ triều Cảnh Thịnh có loạn, Trần Quang Diệu rút quân về Phú Xuân.

 

Tháng 3-4/1795, Nguyễn Ánh “sai Ôlivi sang Hồng Mao (Ấn độ) mua binh khí“; để Đông cung giữ Gia Định, sửa soạn xuất quân giải cứu Diên Khánh (TL, I, t. 318). Trước khi vua đi, trong triều, xảy ra hai việc quan trọng: Dayot làm đắm tàu Đồng Nai và lá sớ của Trần Đại Luật chống Bá Đa Lộc. Thư của giáo sĩ Lavoué gửi M. Létondal, ngày 27/4/1795, cho biết:

 

“Nhà vua vừa hết sức giận dữ những người Âu đang giúp việc, và bắt bỏ tù hai người: Ông Dayot và phó cai đội của chiếc tàu bị đắm, bị hư hại nặng nề; người ta vừa báo cho vua biết là tàu không c̣n dùng được nữa, điều đó làm cho vua nổi trận lôi đ́nh… Chính trong lúc đó th́ các quan đệ tŕnh lên vua lá sớ chống Đức Giám Mục, vua đọc và làm thinh. Đức Ông được người ta báo tin ngay, giả vờ [như không biết] trong vài ngày nhưng sau thấy vua không nói ǵ và có vẻ đồng ư với các quan, bèn than thở một cách cay đắng, và người ta đă báo tin ngay cho vua biết, vua bèn gửi cho Đức Ông lá sớ đó…” (Launay, III, t. 302).

 

Lá thư của Le Labousse viết cho Létondal, Sài G̣n ngày 22/6/1795, có những chi tiết:

 

“… Ông ta [Nguyễn Ánh] đang ở trong thế kẹt. .. Tất cả người Âu bỏ đi… Đức Ông đă sửa soạn một chiếc tàu tốt rồi…

 

Ông sẽ thấy các ông Olivier và Dayot tới Macao. Dayot phải trốn khỏi chiến hạm của ḿnh khi ra hàng ở cảng Saint Jacques. Sự tẩu thoát này sẽ là tổn thất nặng nề cho nhà vua.

 

Trên tàu của Olivier có Chaigneau, cùng quê với tôi…” (Documents relatifs à l’époque de Gia Long, Cadière, BEFEO, số 12, 1912, t. 35).

 

Như vậy, có thể tóm tắt t́nh h́nh như sau: Trước khi Nguyễn Ánh xuất quân giải vây Diên Khánh th́ Dayot làm đắm tàu. Bá Đa Lộc cũng sửa soạn bỏ đi, nhưng chưa thực hiện được.

 

Khi Nguyễn Ánh đang phải kịch liệt đương đầu với Trần Quang Diệu và Lê Trung ở mặt trận Phú Yên-Diên Khánh, th́ Dayot trốn ra Vũng Tàu. C̣n Olivier, sau khi đi mua vũ khí ở Ấn Độ về, được Gia Long sai đi làm một dịch vụ khác về phiá Macao, và nhân dịp này, anh ta đă chở Dayot tẩu thoát sang Macao.

 

Ste-Croix, ngoài việc kể lại thoại Dayot bị “kết án oan”, “bị chịu h́nh phạt vô lư”, nên phải bỏ đi, như chúng ta đă biết; c̣n viết một đoạn liên quan đến Olivier, như sau:

 

“Olivier càng nghĩ một ngày nào đó chuyện này cũng có thể xảy ra cho ḿnh mặc dù anh được ưu đăi, cũng xin từ chức. Dù anh làm việc hết ḷng, qua nhiều chiến dịch thắng trận, mà vua không cho của cải ǵ cả.

 

Khi Olivier đă nói rơ dự định với vua, vua thấy trước sự mất mát này, ông bảo anh rằng: cho đến nay, có một số trở ngại khiến ông chưa thể tặng cho anh một phần của cải, nhưng ông sẽ lo việc này, Olivier cố nài nỉ, v́ anh biết tính cực kỳ hà tiện của ông, cho rằng vua chỉ giả vờ để giữ anh lại. Nhà vua bèn nói: “Nếu ta là vua của nhà ngươi, ta có thể bắt buộc nhà ngươi, như một thần dân, ở lại, không cho đi, nhưng ngươi không phải thế và ta cũng không thể chống lại kế hoạch của ngươi, cũng như ta không thể vô ơn, quên những ǵ nhà ngươi đă làm cho ta, vậy ta cho ngươi một chiếc tàu nhỏ để ngươi có thể chở cau mua ở các cửa hàng. Ta cũng cho ngươi quyền ra vào tất cả các hải cảng của ta để buôn bán mà không phải trả bất cứ thuế ǵ”. Olivier đem tàu này chở cau tới Macao, bán được cả thảy 3.000 quan tiền. Anh trở lại Cao Mên với tàu này, mang những thứ hàng hoá dùng riêng cho xứ này, rồi bị bệnh kiết lỵ khi vào cảng, và chết ít lâu sau.” (Ste-Croix, Introduction, La Bissachère, t. 88).

 

Đoạn này, có thể tin được, và theo bối cảnh mô tả, không thể xảy ra khi Dayot bị kết án, cũng không thể xảy ra vào tháng 6/1795, trước khi Dayot trốn ra Vũng Tàu, v́ lúc đó vua đang hành quân.

 

Tóm lại, Olivier, từ Ấn Độ trở về, chở Dayot trốn đi Macao; nhưng sau đó Olivier không ở lại Macao, mà quay về phụng sự vua. Có thể sau 1795, anh mới trần t́nh mọi việc và được Gia Long cấp cho một chiếc tàu nhỏ để buôn bán thêm, ngoài việc làm công vụ cho vua, như đối với Barisy sau này.

 

Cosserat cho biết từ 1795 đến 1799, ông không t́m thấy tin ǵ khác về Olivier. Nhưng Thực Lục tiếp tục ghi công Olivier trong trận đánh Quảng Nam năm 1797.

 

Olivier lập công trong trận Đà Nẵng 1797

 

Kể từ tháng 9-10/1795 đến tháng 5/1797, Nguyễn Vương giữ từ B́nh Khang [tức Khánh Hoà] vào Nam. Cảnh Thịnh giữ từ B́nh Định ra Bắc. Không có chiến tranh trong hai năm. Tháng 5/1797, Nguyễn Vương đánh Qui Nhơn, đem theo Đông Cung Cảnh, nhưng thấy Quy Nhơn pḥng bị kỹ, khó đánh, bèn quyết định đem 100 chiến thuyền ra đánh Đà Nẵng. Trận Đà Nẵng bắt đầu từ tháng 6-7/1797: Nguyễn Văn Trương đánh viện quân của Lê Văn An từ Thuận Hoá ra, ở g̣ Phú Gia. Vơ Tánh đánh nhau với Nguyễn Văn Giáp ở Mỹ Khê. Đông cung Cảnh thắng trận La Qua [huyện Diên Phúc]; vua mật cho Phạm Văn Nhân giữ cửa biển Đại Chiêm [Hội An]. Vương lại sai Phó vệ uư vệ túc trực Nguyễn Văn Khiêm và thuộc nội vệ uư ÔLiVi đến tấn biển Đà Nẵng [chỗ hai ḍng sông Cẩm Lệ và Vĩnh Điện chẩy ra biển], đóng thuyền sam bản đánh hoả công, rồi chọn quân cảm tử cưỡi thuyền vào đốt thuyền địch ở vịnh Đà Nẵng. Thống lĩnh Tây Sơn Nguyễn Văn Chân và Thiếu bảo Nguyễn Văn Huấn, một mặt cố giữ Đà Nẵng, một mặt xin cầu viện Quy Nhơn.

 

Thực Lục ghi việc tháng 6-7/1797, như sau: “Sai Phó vệ uư vệ túc trực Nguyễn Văn Khiêm và Thuộc nội vệ uư Ô Ly Vi đóng thuyền sam bản đánh hoả công, kén quân chiến tâm cưỡi thuyền ấy, đêm phóng lửa đốt được mấy chiến thuyền của giặc, giặc do đó lại cố chết mà giữ để xin quân ở Quy Nhơn” (TL, I, t. 354).

 

Liệt truyện, mục từ Nguyễn Văn Khiêm cũng ghi: “Năm Đinh Tỵ [1797], Khiêm theo đi đánh Quảng Nam, vào cửa biển Đà Nẵng, Khiêm đem quân lên bộ, ban đêm nín lặng đến sát luỹ giặc để đánh; lại cùng người Tây là Ô Ly Vi làm kế hoả công đốt thuyền giặc“ LT, II, t. 232).

 

Đây là chiến công cuối cùng của Olivier, v́ sau đó anh chuyển sang nhiệm vụ ra nước ngoài.

 

Nhiệm vụ cuối cùng của Olivier de Puymanel: điều tra vụ tàu Armide, năm 1798

 

Chiến dịch Quảng Nam Đà Nẵng tuy thắng được vài trận nhưng không làm chủ được t́nh thế, quân Nguyễn lại thiếu lương thực nên tháng 9-10/1797, Nguyễn Ánh phải rút về Gia Định. Sau thất bại này Nguyễn Ánh nghỉ thêm hai năm để củng cố lực lượng: đóng tàu, mua khí giới, mở rộng quân Thần Sách… trong năm 1798 và đầu năm 1799, Olivier giúp vua việc ngoại giao và mua khí giới.

 

Tháng 2-3/1798, vua sai Du Hải Quan đi Hạ Châu (Singapore) t́m mua đồ binh khí.

 

Tháng 11/1798, Gia Long viết thư cho vua Anh và vua Đan Mạch để vận động việc mua vũ khí. Cũng trong năm này, xảy ra việc tàu Armide của Gia Long do Barisy điều khiển từ năm 1792, để đi mua bán ở nước ngoài, bị tàu Anh bắt (xem chương 17: Chính sách đối ngoại của vua Gia Long), vua sai Olivier đi điều tra về vụ này. Olivier gửi thư cho ông Aguiton, thuộc nhà cầm quyền Anh để khiếu nại. Tháng 11/1798, vua lại sai Olivier đi cùng với Barisy sang Ấn Độ kiện vụ tàu Armide, đồng thời vua viết thư cho toàn quyền Anh ở Ấn Độ, đe dọa phải giải quyết vấn đế, nếu không sẽ dùng biện pháp mạnh. Chính phủ Anh nhượng bộ, giao trả tàu Armide.

 

Tháng 1-2/1799, vua lại sai Vệ uư Ô Li Vi đi thuyền hiệu Thanh Tước đến Hạ Châu (Singapore) t́m mua binh khí (TL. I. t. 374). Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, nhưng chưa xong, Olivier mất ngày 23/3/1799 v́ bệnh kiết lỵ ở tuổi 31, tại Malacca.

 

Olivier để lại một chúc thư cho Bá Đa Lộc, kèm một di chúc. Hai người có nhiệm vụ thi hành di chúc cũng viết một thư cho Bá Đa Lộc. Cả ba văn bản đều được in lại trong sách của Louvet, La Cochinchine Religieuse (t. 560-563).

 

Trong lá thư viết ở Malacca ngày 18/5/1799, Jean Daniel và Antoine Neubrone, hai người thi hành di chúc, tường tŕnh cho Giám Mục Bá Đa Lộc, những ngày cuối cùng của Olivier:

 

“… Người bạn Olivier của chúng tôi đến đây trong trạng thái quá yếu, sau khi chống lại tử thần 33 ngày, ông đă ra đi ngày 23/3 lúc 3 giờ sáng. Ông mất mà không ai biết, bởi ông vẫn ở trong t́nh trạng yên tĩnh như thế… Ngày 19/3, ông Olivier quá cố c̣n kư giao kèo 600 đồng cho việc sửa tàu với một người thợ ráp tàu, trả một nửa trước. Con tàu bị nứt một phiá và bị thiệt hại ở trong thân chỗ có kiến trắng bu đầy, chúng tôi đă tường tŕnh với ông Olivier và đồng thời hỏi ông là phải làm ǵ, nếu Thượng đế gọi ông đi, và ông trả lời như sau:

 

“Tôi xin hai ông hết sức cẩn thận coi sóc công việc sửa, theo đúng giao kèo kư với thợ ráp tàu; đừng ngừng, ngay cả sau khi tôi chết, v́ chẳng ai mua con tàu này trong t́nh trạng hiện nay và sửa xong, đừng bán, trước khi hỏi cha Bá Đa Lộc, có thể người có ư định khác chăng: nhờ thủy thủ đoàn của tôi canh giữ tàu trong khi chờ đợi.” (Louvet, t. 563)

 

Sau đó, hai người thi hành di chúc cho biết họ đă phải bán tàu, v́ không có cách nào khác… tàu này chắc không phải tàu hiệu Thanh Tước, có thể khi biết ḿnh bị bệnh Olivier đă t́m cách gửi người khác lái về cho vua, mà là tàu vua cho Olivier để đi buôn.

 

Trong di chúc, Olivier dặn dành những số tiền cho hội thừa sai, cho người nghèo, cho ba gia đ́nh Miên vẫn phục vụ anh và gửi tất cả thuỷ thủ đoàn Miên, Việt về xứ, cấp cho mỗi người 6 quan tiền… Người thanh niên 31 tuổi ấy, dường như gia đ́nh lúc bấy giờ, ngoài Giám mục Bá Đa Lộc, chỉ c̣n vài người thân Miên, Việt, bên cạnh.

 

*

 

Giám mục Bá Đa Lộc mất sau Olivier bẩy tháng, ngày 9/10/1799 ở Mi-cang [Mỹ Cảng], B́nh Định. Giáo sĩ Lavoué mất ngày 26/4/1796 tại Lái Thiêu. Linh mục Hồ Văn Nghị mất ngày 19/2/1801 tại Sài G̣n. Giáo sĩ Le Labousse mất ngày 25/4/1801, tại Nha Trang (Launay, III, t. 373, 372, 480, 481), đó là những chứng nhân gần cận nhất, thuộc vào giai đoạn lịch sử này, đă mất trước khi Gia Long thống nhất đất nước.

 

Thụy Khuê

 

Nguồn: http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-st-cng-trang-cua-nhung-nguoi-php-gip-vua-gia-long-25/

 

Chương 19:

 

Laurent Barisy (1769-1802)

 

Laurent-André-Estiennet-Marie Barisy, là một người phiêu lưu mạo hiểm có đời sống thăng trầm như một nhân vật tiểu thuyết kiếm hiệp. Trong đoạn đời ngắn ngủi của anh ở Nam Hà, từ khoảng 1793 đến 1802, khi anh mất, Barisy đă giúp vua rất nhiều trong việc giao thương với nước ngoài: bán gạo và các sản phẩm để mua vũ khí. Trước đây, người ta không biết ǵ về nguồn gốc Barisy hay Barizy. Alexis Faure cho biết ông đă ḍ kỹ các sổ ghi quân viễn chinh ở Ấn Độ và Ile de France, và thủy thủ đoàn của những chiến hạm tuần hành trong vùng Ấn Độ Dương nhưng vô hiệu, không t́m thấy tên Laurent Barisy. Cosserat cũng không thấy chỗ nào ghi tên Barisy trước 1798, khi tàu Armide do Barisy điều khiển bị tàu Anh Non-Such bắt. Nhưng từ khi André Salles t́m được một số thư từ và giấy tờ của gia đ́nh Barisy ở Groix và Cosserat biên tập, in trong bài Documents Salles, Laurent Barisy, BAVH, 1939, III, sau khi Salles qua đời, th́ một số chi tiết hộ tịch được rơ ràng hơn; sẽ dẫn là Documents Salles, BAVH, 1939, III.

 

Nguồn gốc gia đ́nh

 

Ḍng họ Barisy gốc ở Groix, một đảo của Pháp trên Đại Tây Dương, gần cảng Lorient, thuộc vùng Morbihan. Ông nội, Jean Jacques Barisy là luật sư và bà nội, Marie-Anne Sainte Le Lidour, đều quê quán ở Groix. Cha, Laurent-André (sinh ngày 15/6/1724, rửa tội ngày 17/6/1724, tại Groix), là sĩ quan thương thuyền của công ty Pháp Ấn, ngày 17/1/1764 kết hôn với Renée Barbotin, tại Port-Louis (hải cảng gần đảo Groix); Laurent-André mất tại Port-Louis ngày 19/1/1785, có ba con: Hellaine, Laurent-Estiennet [tức Laurent Barisy] và Marie-Jacquette.

 

Theo sổ hộ tịch đạo ở Port-Louis, Laurent-André-Estiennet-Marie, sinh ngày 27/11/1769, rửa tội ngày 28/11/1769, tại Port-Louis. (Nhiều nơi ghi ngày sinh là 28/11/1769, thực ra là ngày lễ rửa tội) (Documents Salles, BAVH, 1939, III, t. 178, 180, 197, và 221)

 

Về ngày Laurent Barisy bắt đầu đi khỏi xứ Pháp, Salles cho biết: “Một lá thư của ông Lozach, em rể của Estiennet [tức Laurent Barisy] viết từ Lorient ngày 12/10/1788, trong đoạn tái bút có câu: “Barisy sẽ đi Ile de France tuần tới với tư cách trợ tá trung uư (second lieutenant) thương thuyền“ (Documents Salles, BAVH, 1939, III, Notes sur la famille Barisy của Villeneuve, t. 199).

 

Về việc Laurent Barisy lập nghiệp ở Nam Hà, trong một bức thư, Van Dromme viết:

 

“… Laurent Barisy định cư ở Nam Hà, với ông Toison [?], Giám Mục Adran, ở đấy trong thời gian Cách mạng, lấy con gái một ông quan, và chính ông cũng được làm quan.

 

“Ông gả người con gái duy nhất cho sỹ quan thuỷ binh, M. Chaigneau…”

 

“Bà Barisy không muốn rời xứ ḿnh”. Con gái bà, Hélène Barisy, tức Mme Chaigneau kế, về Pháp với hai con Marie và Jean. Marie sau trở thành Soeur de Saint Vincent de Paul” (Documents Salles, BAVH, 1939, III, t. 189). Vua Khải Định năm 1922 sang Pháp, có tiếp hai gia đ́nh Chaigneau và Barisy (Documents Salles, t. 192).

 

Gia đ́nh Barisy không được họ hàng “mến mộ”, André Salles, khi đi t́m dấu vết gia đ́nh này ở vùng Lorient, gặp Léonce Modille de Villeneuve, tư giáo trợ tá giám mục (chanoine) ở Monaco, và là người bà con cung cấp cho Salles nhiều thông tin nhất, cũng là người soạn bài Notes sur la famille Barisy, ông đă viết những hàng sau đây:

 

“Tổ tiên nhà Barisy, mà chúng ta đang t́m kiếm hiện nay, tính t́nh dữ dội khủng khiếp, mà con cháu cũng thừa hưởng, gây họa cho họ và những người thân của họ.

 

Tôi nghĩ đă truyền đạt cho ông Salles gần đầy đủ tất cả những ǵ đáng chú ư trong mớ giấy má lộn xộn ở Groix và ở Port-Louis. Kư tên: Léonce“ (Documents Salles, t. 205).

 

Villeneuve c̣n cho biết những thông tin sau đây:

 

- “Jean Jacques Barisy [ông] chết trước năm 1769. Năm 1779, tôi [Modille de Villeneuve] t́m thấy một bản chia [gia tài] trong đó tên Laurent-Antoine de Barisy [cha] được chỉ định là đại úy hải quân của Công ty [Pháp Ấn]“ (bđd, t. 198).

 

- “Thực lạ lùng là trong 33 lá thư viết cho gia đ́nh Modille, hai người chú, cả người cha, và các chị em, không ai nhắc ǵ đến Estiennet [tức Laurent Barisy]“.

 

- “Từ khi gia đ́nh Chaigneau về lại Bretagne, tôi thấy họ chỉ nhắc đến tên Barisy hai lần”.

 

- “Người con gái của Estiennet [vợ kế của Chaigneau] bị coi là khó chịu lạ lùng” (Modille de Villeneuve, Chanoine ở Monaco) (Documents Salles, t. 199).

 

Nếu những thông tin của Modille de Villeneuve trên đây là đúng th́ có thể nói: họ hàng có ác cảm với gia đ́nh Barisy và chính Laurent Barisy cũng bị gia đ́nh ḿnh coi như “đồ bỏ”.

 

Đó là những lư do khiến người thanh niên, ở tuổi 20, đă bỏ nhà ra đi, phiêu lưu trên những vùng đất lạ.

 

Sang Nam Hà và ở lại phục vụ vua đến lúc mất

 

Trong lá thư dài, viết ngày 16/4/1801 cho các giáo sĩ Létondal và Marquini, Barisy tóm lược đời ḿnh như sau:

 

“… Có ít người trong giai cấp đă chịu nhiều thăng trầm trong đời như Barisy: Ở tuổi 17, làm sĩ quan trong quân đội hoàng gia Pháp; chỉ huy lougre Oiseau của vua [lougre là tàu đầu to đuôi nhỏ, thường được dùng vào việc chuyên chở, có lẽ ta gọi là thuyền bàn, nhưng nhiều chỗ Barisy dùng trong nghiă thuyền chiến] ; 18 tuổi, công nhân trên một chiếc tàu chuyên chở với tư cách trợ tá trung uư [employé sur vaisseau de transport comme 2e lieutenant]; 21 tuổi, làm chỉ huy trưởng [commandant] ở đảo Groix, thuộc bờ biển Bretagne; 23 tuổi đi lang thang ở Thổ Nhĩ Kỳ, đào tẩu, bị đầy đọa. Mục kích những việc cậu [hay chú] Flotte, trấn thủ Toulon của vua, bị cắt cổ; chú Boisquenai, tư lệnh ở Lorient, bị lột lon, trục xuất, lưu đày; chú Barisy, tu sĩ, bị tù trong ngục; em rể là Lorach, bị treo cổ, anh họ Le Veyer, bị treo cổ, và sau cùng là tôi [Barisy] lang thang ở Ấn Độ, rơi vào tay chính quyền Mă Lai; sau nhiều cố gắng nhọc nhằn, bám víu được đất Nam Hà, hân hạnh được nhà vua hào hiệp giúp đỡ, mong kiếm cái ǵ cho tuổi già; lại bị thuyền trưởng Thomas điều khiển tàu Non-Such bắt. Quay trở lại nước Nam, lại được Vua và Hoàng tử che chở, kiếm được chục ngh́n đồng (piastres); rồi bị đóng gông, mất hết của cải, chỉ trong khoảng có tám ngày, bị kết tội bỏ thuộc độc, cướp của, giết người, mà không có bằng chứng ǵ cả.

 

“Không sao, tôi chẳng sờn ḷng…” (Cadière, Documents relatifs à l’époque de Gia Long, BEFEO, 1912, t. 44; và Les français au service de Gia Long, Leur Correspondance, BAVH, 1926, IV, t. 398).

 

Những lời trên đây cho ta thấy rơ một số vấn đề liên quan đến tiểu sử của Barisy:

 

1- Những điều anh nói về người thân bị giết trong thời đại Kinh hoàng tại Pháp là có thật; việc bá tước Flotte bị Cách Mạng giết, lịch sử ghi lại như sau:

 

“Toulon cũng như tất cả những thành phố khác ở Pháp, không thoát khỏi cuộc Tàn sát tháng Chín [1792] (Septembriseurs). Nhiều sĩ quan siêu quần của hải quân là đối tượng của nhóm chính trị cực đoan (clubistes) điên rồ. Bá tước Flotte [cậu của Barisy] thiếu tướng hải quân từ ngày 1/7 năm nay [1792], và là tân chỉ huy trưởng thuỷ quân Toulon, sáng ngày 10/9/1792 bị lôi ra trước cửa Công binh xưởng trước mặt binh lính và thợ thuyền hải quân, họ im lặng nh́n vị thủ lănh chịu cực h́nh: người ta lấy kiếm chặt chân tay ông rồi treo cổ ông trên cột đèn đường” (Guéren, Histoire maritime de France, V, t. 355; Doc. Salles, t. 234).

 

2- Tuy là con nhà “ḍng dơi”, nhưng Barisy chắc chẳng học hành ǵ, anh có văn tài, nhưng Barisy viết tiếng Pháp “tự do” như người ngoại quốc nghe và phiên âm lại, tiếng Pháp của anh nhiều lỗi nhất trong số thư từ mà Cadière sưu tập được. Những chức tước anh kê khai như: sĩ quan trong quân đội hoàng gia, chỉ huy trưởng ở Groix… v́ vậy, khó mà có thật. Nhưng chắc Barisy biết tiếng Anh, v́ sau này, anh làm việc với công ty Anh và Thực Lục nhiều chỗ ghi Barisy là người “Hồng Mao”. Tuy nhiên, những ǵ anh viết về đời ḿnh, cho ta những mốc thời gian, để sắp đặt lại trật tự tiểu sử của anh:

 

Sinh năm 1769. Đến tuổi 17 (1788), làm thuỷ thủ ở Groix. Theo lời tái bút trong lá thư ngày 12/10/1788, của Lozach, em rể Barisy, đă trích dẫn ở trên, th́ “Barisy sẽ đi Ile de France tuần tới với tư cách trợ tá trung uư (second lieutenant) thương thuyền“. Vậy tạm coi là cuối năm 1788, Barisy đă phiêu lưu khỏi xứ, trên một tàu buôn. Trong ba năm, 1789, 1790, 1791, Barisy đă phiêu bạt nhiều nơi, và năm 1792, lang thang sang Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó qua Ấn Độ, bị bắt ở Mă Lai và cuối cùng đến đất Nam Hà năm 1793; được vua Gia Long tin dùng. Những sự t́nh này chắc là đúng cả. Barisy được vua và hoàng tử Cảnh hết sức che chở và vua giao cho anh cai quản tàu Armide ngay từ lúc ấy.

 

Faure cho rằng: Tài liệu Việt, khi th́ coi Barisy là capitaine, khi th́ lieutenant-colonel, tuỳ theo Barisy điều khiển “trại mộ binh” do giám mục Bá Đa Lộc lập ra, hay “điều khiển một tàu chiến” (Faure, Bá Đa Lộc, t. 223). Những việc “điều khiển trại mộ binh do Bá Đa Lộc lập ra” hay “điều khiển một tàu chiến” là Faure bịa ra cả. C̣n về chức tước của Barisy, cần phải nói lại cho đúng: tài liệu Việt luôn luôn đề chức của Barisy là Khâm sai Cai đội Thiềng [Thành] Tín Hầu, đến năm 1801, anh được thêm hai chữ Thuộc nội; chỉ khi dịch sang tiếng Pháp mới có sự thay đổi, khi th́ capitaine, khi th́ lieutenant-colonel, tùy theo bản dịch. C̣n Louvet cho rằng Barisy đến nước Nam cùng với giám mục Bá Đa Lộc, năm 1789, và đă “có thể được giám mục giao cho nhiệm vụ tổ chức lại quân đội An Nam, đặc biệt ngành tiếp vụ” (Louvet, t. 235), câu này cũng hoàn toàn sai.

 

Phục vụ Gia Long từ năm 1793

 

Có ba chứng từ đích xác cho biết Barisy đă phục vụ Gia Long từ năm 1793.

 

1- Chỉ dụ ngày 17/12/1793 của vua cho M. Barisy:

 

“Lệnh cho Barisy-man, đang phục vụ dưới trướng, mua tất cả những hàng hoá y thấy tại đây [Sài G̣n] chuyển lên tàu ô đi Malacca và Poulo-Pinang để dùng vào việc mua súng ống và tất cả những khí giới khác mà y thấy. Cẩn thận đi càng sớm càng tốt, trong dịp đang thuận gió mùa này, và phải hết sức đề pḥng để tránh mọi tai nạn. Làm xong nhiệm vụ, y phải tức khắc trở về đây”. (Louvet, I, t. 545)

 

2- Thư Olivier gửi Lefèbvre ngày 10/4/1798, có câu:

 

“Barisy, thuyền trưởng tàu Armide, bị người Anh bắt, hàng hoá chở trên tàu bị bán hết. ..” (Archives Lefèbvre de Béhaine, Doc. Salles, t. 232).

 

3- Thư Olivier gửi Ô. Aguiton, phản đối việc tàu Armide bị bắt (xem chương 17: Chính sách đối ngoại của Gia Long), có những câu:

 

“… vua đă nghiêm ngặt chỉ thị cho tôi, ngoài những việc khác, c̣n phải t́m kiếm xem chiếc tàu Armide hiện nay biến thành cái ǵ, chiếc tàu này do khâm sai cai đội Barisy điều khiển; thời gian dài [không tin tức] của chiếc tàu này làm nảy ư là nó đă bị nạn [...]

 

Con tàu này, trong 5 năm liên tiếp, vẫn do viên khâm sai cai đội này cầm đầu, đă gặp biết bao tàu chiến khác của tất cả các nước, nó vẫn được nh́n nhận là hoàn toàn trung lập; vậy v́ lư do ǵ mà ngày nay người ta lại nh́n nó như thế? (Louvet I, t. 554-555).

 

Tháng 4/1798 Olivier viết: Barisy cai quản tàu Armide của vua được 5 năm rồi; vậy có nghiă là: Barisy đă phục vụ vua và quản tàu Armide, từ đầu năm 1793.

 

Trong lệnh sai phái của vua ngày 17/12/1793, Barisy được gọi là Barisy-man, và vài chỗ khác trong Thực Lục, cũng gọi Barisy là người “Hồng Mao”. Có thể v́ Barisy nói được tiếng Anh và làm đại diện cho hăng buôn Anh Abbott-Maitland. Ngoài ra, lệnh phái này c̣n sai Barisy chất đồ lên tàu ô, vậy ngoài tàu Armide, Barisy c̣n điều khiển các thứ tàu khác nữa.

 

Tóm lại, ta có thể chắc chắn rằng: Barisy đến Nam Hà đầu năm 1793, được vua trao cho quản tàu Armide với nhiệm vụ ra nước ngoài bán sản phẩm và mua vũ khí. Tàu Armide, trong 5 năm liên tiếp vẫn do Barisy cai quản, mang cờ hiệu của vua Gia Long, thông thương trên biển, giữ vị trí trung lập trong cuộc tranh chấp giữa Pháp và Anh ở Ấn Độ Dương và những quan toàn quyền ở Madras, Malacca, Batavia, Manille và Tranquebar, đều sốt sắng đón tiếp tàu của vua Nam Hà.” (Thư Olivier gửi Aguiton, Louvet t. 555).

 

Vụ tàu Armide bị tàu Anh Non-Such bắt

 

Vào khoảng tháng 4/1798, tàu Armide bị tàu Anh Non-Such do thuyền trưởng Thomas điều khiển, bắt, rồi “bán chiếc tàu này với cả hàng hoá trên tàu, và giải tán toàn bộ thủy thủ đoàn người Mă Lai và người Việt Nam” (Thư Olivier gửi Aguiton, Louvet, t. 555). “Những lời khiếu nại nhiều lần của thuyền trưởng Barisy lên tướng chỉ huy và lên hội đồng hoàng gia Anh ở Bengale đều vô hiệu” (Thư vua Gia Long gửi toàn quyền Anh ở Ấn Độ, Louvet t. 552-553).

 

Nhân vụ tàu Armide, chúng ta mới biết được phản ứng tức thời của Gia Long đối với sự xâm phạm vào quyền lợi của Nam Hà, theo tŕnh tự sau đây:

 

- Tháng 4/1798, tàu Armide bị tàu Anh bắt.

 

- Barisy khiếu nại nhiều lần với chính phủ Anh ở Bengale không có hiệu quả.

 

- Gia Long ra lệnh cho Olivier điều tra về vụ này.

 

- Olivier trở về, báo cáo kết quả.

 

- Tháng 10/1798, Gia Long quyết định hành động:

 

1- Ngày 20/10/1798, ra hai chỉ dụ cho Gibsons và Barisy:

 

a- Chỉ dụ cho M. Gibsons ngày 20/10/1798: “Lệnh cho Gibsons, Cai đội chất trực hầu… điều khiển Loan phi tiên tàu… lái tới Tranquebar [vùng đất Ấn Độ thuộc Đan Mạch, gần Pondichéry] cho Barisy Khâm sai cai đội thiềng tín hầu. Xong nhiệm vụ, bán chiếc tàu này, cùng với những hàng hoá trên tàu để mua hai chiếc tàu khác lớn hơn, chở đầy súng đạn và chiến cụ mà những đại lư của hoàng thượng sẽ chu cấp”

 

b- Chỉ dụ cho Barisy ngày 20/10/1798: “Lệnh cho Barisy, Khâm sai cai đội thiềng tín hầu..; tức th́ sang ngay Ấn Độ, đem theo năm lá thư của vua, trên tàu Loan phi tiên tàu của hoàng thượng. Xong nhiệm vụ, y khởi tố viên trung tá hải quân Anh của tàu Nom-Such tên là Thomas về vụ chiếm tàu Armide của hoàng thượng, đ̣i phải bồi thường cho sự xúc phạm đến tàu của nhà vua và buộc phải trả lại những thư từ và giấy tờ quan pháp của vua, mà trung tá Thomas đă ăn cắp. Bắt phải hoàn lại giá tiền chiếc tàu Armide và những hàng hoá chứa trên tàu, cả vốn lẫn lời. Trao tất cả số tiền này tận tay những đại lư của hoàng thượng là Hanops và Stevenson, đại thương gia ở Tranquebar, để mua một chiếc tàu, khí giới và chiến cụ khác và chở ngay về đây”.

 

2- Ngày 20/11/1798, Gia Long viết thư cho:

 

- Vua Đan Mạch, xin cho phép công ty Đan Mạch xuất cảng vũ khí sang Nam Hà.

 

- Vua Anh, xin coi Gia Long là bạn và ra lệnh cho những nhà buôn Anh ở Ấn Độ bán vũ khí cho Nam Hà, đừng bán cho Tây Sơn.

 

- Toàn quyền Anh ở Ấn Độ, buộc tội vụ tàu Anh bắt tàu Armide, đ̣i phải giải quyết vấn đề ngay, nếu không, Gia Long có cách trả đũa bằng vơ lực.

 

Trước thái độ hết sức cứng rắn như vậy, chính quyền Anh đành nhượng bộ, Armide được trao trả về Sài G̣n đúng theo quy luật quốc tế.

 

Sau vụ Armide, chắc Barisy vẫn tiếp tục buôn bán cho vua. Một bản trích sổ sách cho thấy, Barisy, mua cho vua, trong một chuyến tàu, gồm những thứ: “960, súng trường hạng nhất, 10 đồng một khẩu; 1.120 súng trường có khuyết điểm, giá 8 đồng, 918 súng trường, giá 6 đồng; 6 cặp súng lục, giá 8 đồng; 12 cặp súng lục, thứ tồi, giá 6 đồng; 29 cặp súng lục, thứ rất tồi, giá 5 đồng; 956 viên đạn, 1.167 thương (piques), 71 caty (?); 245 tấm dra (drap), giá 4 đồng”. Bán cho vua tổng cộng 45.800. Đă nhận của vua 32.240 ” (Louvet, t. 557-558)

 

Ta thấy được đại cương số lượng vũ khí, mỗi lần mua, và câu cuối: “Bán cho vua tổng cộng 45.800 đồng. Đă nhận của vua 32.240 đồng“.

 

Điều này giải thích tại sao Gia Long có nhiều vũ khí mới để trang bị quân đội. Bởi ngoài Barisy, đại lư của nhà Abbott-Maitland, ông c̣n những đại lư khác, về phiá Pháp, Bồ, Đan Mạch… Về giá cả vũ khí, chính Gia Long định giá, rồi sai Barisy (hay Gibsons, Januario, Olivier, v.v.) đi mua, nếu mua rẻ hơn, hoặc được tặng hoa hồng mấy phần trăm, họ được giữ cả, ngoài lương cai đội của vua.

 

Những nhiệm vụ khác, ngoài việc buôn bán

 

Có thể nói Barisy là người làm đủ thứ việc cho nhà vua. Anh không chỉ chuyên buôn bán, đôi khi vua c̣n giao cho các nhiệm vụ khác nữa. Thực Lục, việc tháng 2-3/1800, như sau:

 

“Vua cho là người Hồng Mao quen thủy chiến, sắc cho thuyền trưởng là Khâm sai cai đội Ba La Di tập họp các thuyền buôn lại, khiến dự bị quân nhu và chiến cụ để đợi điều khiển” (TL, I, t. 407).

 

Để hiểu câu này, xin nh́n lại t́nh h́nh chung: Nguyễn Ánh, sau khi tấn công Quy Nhơn lần thứ hai, tháng 5/1797, thất bại; tháng 10/1797, rút quân về Gia Định; nghỉ gần 2 năm để chỉnh đốn mọi việc, mua khí giới, đóng tàu chiến. Tháng 11/1798, Nguyễn Ánh viết thư cho vua Anh, vua Đan Mạch; và giải quyết việc tàu Armide. Tháng 1-2/1799, sai Olivier đi thuyền hiệu Thanh Tước đến Hạ Châu (Singapore) mua binh khí. Puymanel mất trên đường nhiệm vụ ngày 23/3/1799, ở tuổi 31, tại Malacca.

 

Tháng 4/1799 Nguyễn Ánh đánh Quy Nhơn lần thứ ba. Tháng 7/1799, Vơ Tánh chiếm được Quy Nhơn, đổi tên là B́nh Định; Nguyễn Ánh rút quân về Gia Định.

 

Tháng giêng 1800, Trần Quang Diệu và Vơ Văn Dũng quyết định vây thành B́nh Định. Vơ Tánh, Ngô Ṭng Châu cố thủ. Nguyễn Ánh chuẩn bị giải vây B́nh Định, đồng thời cũng pḥng thủ Gia Định, sợ quân Tây Sơn vào đánh úp.

 

Trong bối cảnh khẩn cấp này, Nguyễn Ánh cần đến Barisy, v́ thế, Thực Lục mới viết: “Vua cho là người Hồng Mao quen thủy chiến, sắc cho thuyền trưởng là Khâm sai cai đội Ba La Di tập họp các thuyền buôn lại, khiến dự bị quân nhu và chiến cụ để đợi điều khiển”.

 

Điều này chứng tỏ, khi vua cần đến, Barisy có cả một nhóm “thương nhân bạn” có nhiều thuyền buôn, sẵn sàng tập hợp giúp vua trong việc quân lương, hay pḥng thủ. Công tác này của Barisy chắc đă có kết quả tốt, cho nên anh được vua thưởng, v́ đến tháng 6-7/1800, Thực Lục viết: “Thả cho thuyền trưởng người Hồng Mao Barisy về nước, cho một chiếc chiến thuyền” (TL, I, t. 413). Tức là vua thưởng cho Barisy một chiếc tàu chiến và để anh được tự do về nước.

 

Barisy cũng viết về việc này, trong lá thư gửi giáo sĩ Létondal, ngày 11/4/1801, như sau: “Hoàng Thượng đă cho con một chiếc tàu chiến, nhưng con phải sửa chữa lại. Hoàng tử cấp cho con thợ và tất cả những dụng cụ cần thiết. Cái chết của hoàng tử làm con đau đớn quá, chết điếng trong 24 tiếng đồng hồ không biết ḿnh c̣n sống hay không. 2 giờ sáng ngày 28/3 người ta báo cho con biết là tàu của con đă bị ch́m…” (BAVH, 1926, IV, t. 385).

 

Chiếc tàu này chính là tàu Pélican [lougre Pélican] mà Barisy nói đến trong lá thư viết ngày 16/4/1801, gửi cho Létondal và Marquini mấy ngày sau đó, trong có câu:

 

“Sự mất mát của tàu Pélican lên đến 18.800 đồng; ngoài ra c̣n phải kể đến quần áo, đồ đạc, toàn bộ dụng cụ nhà bếp, thư từ, sổ sách, bát đĩa, lương thực… tất cả đều bị chôn vùi…” (BAVH, 1926, IV, t. 398).

 

Chính chiếc tàu của vua cho (và một số việc khác nữa) đă gây sự hiềm tỵ và thù hận của nhóm người Bồ, khiến Barisy phải chịu tai nạn thêm lần nữa; cho nên trong cùng lá thư này, Barisy đă viết những lời sau: “[Sau vụ tàu Armide] lại được Vua và Hoàng tử che chở, kiếm được chục ngh́n đồng (piastres); rồi bị đóng gông, mất hết của cải, chỉ trong khoảng có tám ngày, bị kết tội bỏ thuộc độc, cướp của, giết người, mà không có bằng chứng ǵ cả” (BAVH, 1926, IV, t. 398).

 

Sự che chở của vua và hoàng tử Cảnh dẫn đến những hiềm khích của người Bồ

 

Trong lá thư dài viết ngày 11/4/1801 (BAVH, 1926, IV, t. 373- 394), gửi cho quản thủ Létondal, Barisy viết rất nhiều chuyện, anh kể trận Nguyễn Văn Thành đánh chiếm Phú Yên, kể trận Thị Nại với bản đồ kèm theo, và kể việc anh bị hăm hại: do Botelho người Bồ, vu cáo các tội: ăn cắp quà cáp tặng vua, nhận hối lộ 400 đô la để đưa cho các quan, anh bị đóng gông giam vào ngục, trong khi vua đi đánh trận và hoàng tử bị bệnh nặng. Hoàng tử đă giải oan cho anh trước khi mất. Nhưng Botelho tiếp tục vu cho anh tội bỏ thuốc độc giết thuyền trưởng Henderson. Việc ta toà, nhưng không có bằng chứng, Barisy được trắng án. Botelho bị đánh roi v́ tội vu cáo. Căm thù, Botelho ngầm sai người đánh ch́m tàu Pélican, Barisy “mất hết của cải, vốn liếng”. Những sự kiện này, theo Barisy, xảy ra chỉ trong khoảng có tám ngày, vào đúng lúc hoàng tử Cảnh mất và vua đi đánh trận vắng.

 

Vụ Botelho và Barisy, thực ra, bắt nguồn từ sự tranh chấp để chiếm khách hàng giữa những nhà buôn Anh, nhà buôn Bồ và Pháp trong vùng Ấn Độ Dương. Barisy là đại diện của nhà buôn Anh Abbott-Maitland ở Madras (xem thư của Abbott-Maitland gửi vua Gia Long trong chương 17), chuyên bán khí giới cho vua Gia Long, do đó anh bị thương nhân Bồ ghét. Barisy lại là người được vua và hoàng tử che chở, được vua cho một số đặc lợi hơn các nhà buôn khác, nên họ lợi dụng lúc hoàng tử bệnh nặng và vua ở xa để t́m cách triệt hạ Barisy.

 

Trong thời điểm đó, tại Gia Định, bên cạnh hoàng tử Cảnh, c̣n có đại tướng Nguyễn Văn Nhơn làm Lưu trấn, và quan H́nh bộ Nguyễn Tử Châu xét việc kiện tụng, đều là những nhà lănh đạo giỏi và thanh liêm, cho nên Barisy đă được xét xử khá công minh. Botelho bị đ̣n v́ tội vu cáo.

 

Hoàng tử Cảnh mất ngày 20/3/1801, v́ bệnh đậu mùa tại Gia Định, ở tuổi 22. Mà theo Barisy, vụ vu cáo này chỉ kéo dài trong khoảng tám ngày. Vậy tất cả đă xảy ra trong khoảng từ ngày 20 đến 28/3/1801. Trong lời Barisy thuật lại chuyện này cho giáo sĩ Létondal, có đoạn:

 

“Sau khi đă làm cho con bị đóng gông, [Barisy bị đóng gông nặng ba người khiêng, nhưng đến đêm có lệnh tháo gông cho anh] Botelho sung sướng lắm… lên tàu bắn súng đại bác ăn mừng…

 

Hoàng tử đang ở trong t́nh trạng hăi hùng, nghe thấy nhiều tiếng đại bác, mới hỏi: “Barisy đi đấy ư?” Lúc đó, đứa bé 10 tuổi đang quạt cho hoàng tử thấy người hỏi ba lần mà không ai dám trả lời, mới khóc mếu thưa rằng: “Làm sao mà ảnh đi được, người ta đă bắt ảnh đóng gông hồi hôm rồi, bởi chưng hoàng tử thương ảnh quá, cả hoàng thượng nữa”.

 

Bấy giờ hoàng tử mới nổi trận lôi đ́nh, truyền gọi ngay Ong Tân Quon, thủ tướng [tức đại tướng Nguyễn Văn Nhơn, Lưu thủ Gia Định] vào và ra lệnh nghiêm khắc lắm, người ta nói hoàng tử nhắc tên bọn con cả đêm [Barisy và 3 cộng sự]; người giận lắm, gần như mê sảng, nói rằng cha người đă giao chúng con cho người cai quản; rồi người cho gọi cha Liot đến cầu nguyện cho người, và gởi gấm chúng con cho cha, người mất lúc 4 giờ sáng [ngày 20/3/1801]” (Thư gửi quản thủ Létondal ngày 11/4/1801 (BAVH, 1926, IV, t. 384).

 

Có lẽ nhờ Đông cung trước khi chết, đă gọi tướng Nguyễn Văn Nhơn vào ra lệnh, mà Barisy khỏi bị cùm.

 

Vẫn trong lá thư gửi quản thủ Létondal ngày 11/4/1801, Barisy đă viết những ḍng sau đây về hoàng tử Cảnh:

 

“Trong khi Đức Vua chiến thắng ngụy quân [ở trận Thị Nại ngày 28/2/1801 ], treo cờ Hoàng triều thay thế cờ của bạo quyền; th́ Hoàng tử nằm trên giường đớn đau, dường như chỉ chờ tin này để được măn nguyện nhắm mắt; đang tuổi thanh xuân, tính t́nh hiền hoà và có ḷng nhân ái, hoàng tử là thần tượng của toàn dân, là con người mà triều đ́nh Nam Hà đặt những kỳ vọng êm ái nhất và thân thiết nhất; là người che chở công khai cho những người Âu v́ hoàn cảnh khốn cùng hay v́ sự t́nh cờ dẫn đến vương quốc Nam Hà. Ân nhân của chúng con, và nếu con dám nói một cách chân thật và thực t́nh, là bạn của chúng con, là người bênh vực đức tin và giáo lư của chúng con. Trời hỡi! C̣n đâu sự phán đoán cao minh trên tất cả! Tưởng chừng như đây là dịp có thể nổi loạn chống lại mệnh lệnh của Thượng đế. Con gửi cho cha những bản sao các thư mà hoàng tử đă viết trước khi chết mà một số lớn đă do tàu Generous friend trao lại cho con, một phần khác con c̣n giữ ở nhà; cha sẽ thấy con đă bị mất mát như thế nào; con đă cay đắng như thế nào khi những kẻ thù đầy ác ư tấn công vào danh dự của con để lôi con ra khỏi trạng thái hôn mê mà con đang bị chôn vùi.” (BAVH, 1926, IV, t. 379-380).

 

Ngày 20/3/1801, hoàng tử Cảnh mất. Ngày 25/3/1801, Barisy đang sửa soạn tàu để đi Maccala, Bornéo, th́ được tin Botelho vu cáo cho ḿnh tội bỏ thuốc độc giết thuyền trưởng Henderson, phải ra toà. Barisy được trắng án. Botelho, bị đ̣n v́ tội khai man, bèn t́m cách đánh ch́m tàu Pélican của Barisy ngày 28/3/1801.

 

Tiếp tục theo quân và viết thư tả những trận đánh cuối cùng của cuộc chiến

 

Sau những đại nạn đă xảy ra cho anh trong tháng 3/1801: Ngày 22/4/1801, Barisy phải lên đường theo quân để chiến đấu (Thư gửi quản thủ Létondal, ngày 11/4/1801, BAVH, 1926, IV, t. 394).

 

Ngày 27/5/1801, Barisy ở trong đội Tả quân của Lê Văn Duyệt, theo lệnh Phó tướng Nguyễn Công Thái đến Quy Nhơn (Thư gửi Marquini và Létondal ngày 16/7/1801, BAVH, 1926, IV, t. 401). Rồi anh tiếp tục đi theo quân, ngày 16/7/1801, Barisy viết lá thư trên tàu Phụng (Phượng Phi), ở cửa Thuận An, gửi các giáo sĩ Marquini và Létondal, mô tả các trận đánh mà anh đă tham dự, đặc biệt trận Phú Xuân, và những ngày đầu vua Gia Long vào Huế (BAVH, 1926, IV, t. 400-414).

 

Trận Phú Xuân bắt đầu ngày 9/6/1801 và kết thúc ngày 15/6/1801. Ở cuối thư, Barisy báo tin: đă xin phép vua cho đi Madras để chỉnh đốn những “áp-phe” của ḿnh đang bị “hư hại”.

 

Thục Lục việc tháng 8-9/1801, ghi: “Sai khâm sai thuộc nội cai đội Ba La Di đi Hạ Châu t́m mua súng đạn” (TL, I, t. 456). Như vậy việc đi Madras của Barisy, c̣n kèm theo cả công vụ mua súng đạn cho vua.

 

Sau đó, không có tin ǵ khác về Barisy; đến ngày 15/6/1802, có lá thư Barisy gửi cho các giáo sĩ Foulon và Marchini từ Sài G̣n, (BAVH, 1926, IV, t. 414-416). Đó là lá thư chót của Barisy c̣n lưu lại.

 

Rồi đến ngày 17/9/1803, Giám mục La Bartette gửi cho M. Chaumont ở Paris, một lá thư, trong đó nói về cái chết của Barisy, như sau:

 

“Tàu Anh c̣n ở đây (tàu của hăng buôn Anh ở Madras); đang tính toán sổ sách với nhà vua. M. Barisy, là đại diện thương mại của tàu Anh tại đây, đă mất một năm rồi, có vài lộn xộn trong sổ sách. Tôi tin rằng cũng sẽ ổn thoả, không có ǵ trở ngại.” (Cadière, Doc. Rel. t. 57).

 

Thư viết ngày 17/9/1803. Vậy Barisy mất vào khoảng tháng 9/1802. Ở tuổi 33.

 

Barisy có người vợ Việt, và một con gái tên Hélène.

 

Lá thư của Chaigneau viết cho người anh cả ngày 1/10/1817, trong có câu:

 

“Chắc anh c̣n nhớ Laurent Barisy, bạn em từ thủa nhỏ, chuyến đi nào em cũng gặp nó. Khi sang Nam Hà, thấy nó làm đại diện cho một hăng buôn Anh ở Madras buôn bán với nhà vua. Khi vua chinh phục xong cả nước, em bắt buộc phải theo vua về triều, c̣n Barisy ở lại Sài G̣n. Khi đi về triều bằng đường bộ, nó mất ở giữa đường”. (André Salles, Jean-Baptiste Chaigneau et sa famille, BAVH, 1923, I, t.160). Sau đó, Chaigneau cho biết: V́ Barisy là đại diện cho hăng buôn Anh, nên vua đă cho lệnh niêm phong tài sản và giấy tờ của Barisy để trao lại cho công ty Anh ở Ấn Độ, vợ con Barisy không dựa vào đâu được, nên Chaigneau đă đem đứa bé về nuôi. Sau này, khi vợ ông mất (1815), năm 1817, Chaigneau tục huyền, lấy Hélène, con gái Barisy. Theo thư Chaigneau trên đây, th́ có lẽ Barisy chưa làm giấy tờ chính thức với vợ, nên khi mất, vợ con không được hưởng gia tài.

 

Barisy là người trung thành nhất với vua Gia Long và hoàng tử Cảnh, anh thành thật đáp lại sự che chở mà vua và hoàng tử dành cho anh. Barisy để lại h́nh ảnh một con người tự do, qua những ḍng chữ viết rất “loạn”, bất cần từ vựng, chính tả, cú pháp, nhưng thực sự có văn tài; đưa ra những h́nh ảnh đôi khi thơ mộng, đôi khi đầy t́nh nghiă. Khi tả các trận đánh, bút anh thực sôi nổi, đầy nhiệt huyết. Lời thư anh kể về các trận Thị Nại, Phú Xuân, bộc lộ t́nh huống sống động của trận tiền, so với chính sử không sai, mà c̣n bổ sung cho chính sử nhiều chi tiết về thái độ và hành động của con người. Đối với chúng ta là những tài liệu quư. Chúng tôi sẽ trích dịch trong kỳ tới.

 

Thụy Khuê

 

Nguồn: http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-st-cng-trang-cua-nhung-nguoi-php-gip-vua-gia-long-26/

 

 

 

 


Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Politics of Southeast Asia ֎ Bên Gịng Lịch Sử

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn 

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

VIETNAMESE COMMANDOS

  1. Một Trang Lịch Sử

  2. Viết Lại Lịch Sử  Video

  3. Secret Army Secret War Video

  4. Đứng Đầu Ngọn Gió Video

  5. Con Người Bất Khuất Video

  6. Dấu Chân Biệt Kích Video

  7. Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

  8. Huyền thoại về:"Những người lính một thời bị lăng quên" Kim Âu

  9. Phản Bội Kim Âu

  10. Tiếng Nói Công Lư Kim Âu

  11. Vietnam’s ‘Lost Commandos’ Gain Recognition in Senate

  12. President Unit Citation at Fort Bragg

  13. Vietnamese Commando never knew U.S. declared him dead

  14. Back from the dead

  15. Bill of Compensation

  16. Miami! Gian Hùng Lộ Mặt  Kim Âu 

  17. Honoring Vietnamese Commandos

  18. Honoring South Vietnamese Army

  19. Vietnamese Commandos Win Last Battle

  20. Uncommon Betrayal

  21. Go to congress

  22. Trong Gịng Lịch Sử Kim Âu

  23. Oplan 21 Kim Âu

  24. Biệt Kích Gỉa, Biệt Kích Thật Kim Âu

  25. Xuyên Tạc Lịch Sử Kim Âu

  26. Cảm Nghĩ Đầu Xuân (2011)

  27. Những Tên Miệng Hùm Gan Sứa Kim Âu

  28. Loretta Sanchez Không Hề Gian Dối Kim Âu

  29. Ăn Qủa Nhớ Kẻ Trồng Cây Kim Âu

  30. The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.

  31. Lá Thư Tự Thú

  32. Người Tù Kiệt Xuất

  33. Hồi Chuông Báo Tử I

  34. Hồi Chuông Báo Tử II

  35. Hồi Chuông Báo Tử III

  36. Hồi Chuông Báo Tử IV

  37. Thư Trả Lời Mai Nhuệ Anh

  38. Thánh Nhân Vô Phí Vật

  39. Đặc Biệt Cho Nhóm 10%

  40. Phân Định Chính Tà

  41. Phân Định Chính Tà 1

  42. Phân Định Chính Tà 2

  43. Phân Định Chính Tà 3

  44. Hư Danh - Hư Cấu

  45. Kim Âu Trả Lời Phỏng Vấn Hồng Phúc

  46. Hồng Phúc Phỏng Vấn Tourison. Lê Ngung

  47. Sư Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

  48. Tri Nhân Tri Diện Bất Tri Tâm

  49. Nguyên Uỷ Một Vụ Kiện

  50. Trả Lời Câu Hỏi Của Một Vi Hữu


 

Your name:


Your email:


Your comments: