Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

Dân tộc Việt Nam không cần thắp đuốc đi t́m tự do, dân chủ, nhân quyền ở Washington, Moscow, Paris, London, Péking, Tokyo. Đó là con đường của bọn nô lệ vọng ngoại, làm nhục dân tộc, phản bội tổ quốc, đă đưa đến kết thúc đau thương vào ngày 30 – 4- 1975 và để lại một xă hội thảm hại, đói nghèo lạc hậu ở Việt Nam gần nửa thế kỷ nay..Đă đến lúc quốc dân Việt Nam phải dũng cảm, kiên quyết đứng lên dành lại quyền quyết định vận mạng của đất nước. Kim Âu

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

NHỮNG HIỂU BIẾT THÔNG THƯỜNG

SAI LẠC VỀ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

 

Tuệ Uyển chuyển ngữ

Nguyên tác: Common Misunderstandings about Buddhism. Tác giả: Alexander Berzin

 

 

Hôm nay, 19-11-2010, tôi đă từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lư do khác nhau.

 

Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác: sự suy nghĩ truyền thống của Trung Hoa, và v.v… Có thể có sự hiểu biết sai lầm sinh khởi phổ quát hơn, qua những cảm xúc phiền năo của mọi người.

 

Có thể có sự hiểu biết sai lạc sinh khởi chỉ từ sự kiện rằng tài liệu th́ khó để hiểu. Sự hiểu biết sai lạc có thể sinh khởi do bởi những vị thầy không giải thích mọi thứ một cách rơ ràng hay để những thứ hoàn toàn không được giải thích ǵ cả, v́ thế chúng ta phóng chiếu vào chúng những ǵ chúng ta nghĩ chúng là như vậy. Cũng có thể là tự các vị thầy thấu hiểu sai lạc giáo huấn. Điều ấy đôi khi xảy ra. Bởi v́ không phải tất cả những vị thầy đều đầy đủ phẩm chất; nhiều người được gởi đi giảng dạy hoặc được yêu cầu giảng dạy trước khi khả năng họ đủ chín. Và cũng, ngay cả nếu các vị thầy giải thích mọi thứ một cách rơ ràng, chúng ta có thể không lắng nghe một cách thích đáng. Nhiều người không lắng nghe thật tốt và giáo huấn không thật sự ghi trong tâm trí họ một cách đúng đắn trong dạng thức của những ǵ vị thầy thật sự nói. Hay họ ghi chép tệ hại và họ không nhớ chúng một cách đúng đắn, và v.v…

 

Cho nên có nhiều, nhiều lư do cho việc hiểu biết sai lạc. Ngày nay tôi ngồi xuống và bắt đầu liệt kê lại một số, và tôi đă đến với 30. Việc ấy mới thoáng qua tâm ngồi xuống máy điện toán, tại chỗ mà tôi dừng lại. Và tôi nghĩ người ta có thể t́m thấy – do bởi tất cả những lư do khác nhau này cho việc thấu hiểu sai lạc – nhiều, nhiều lỗi lầm mà chúng ta làm hay rối rắm mà chúng ta có. Và, như tôi nói, không phải tất cả chúng chỉ giới hạn với người phương Tây; chúng ta cũng thấy nhiều sự thấu hiểu sai lạc này trong người Tây Tạng và những truyền thống Á châu khác.

 

Thế nên tôi nghĩ giới hạn lại những ǵ tôi đề cập ở đây chỉ với vài chủ đề phổ thông, hơn là cứ tiếp tục và tiếp tục, mặc dù, trong thực tế, chúng ta có thể không thể bao hàm mọi thứ mà tôi ghi chép lại. Có những khu vực mà tôi muốn tập trung vào là đạo đức, chủ đề đạo sư, chủ đề thực hành, và chủ đề tantra mật tông. Vậy th́ đây chỉ là một vài chủ đề. Một cách rơ ràng tôi bỏ qua một bên tánh không và tất cả những thứ khác này mà chúng ta có thể dễ dàng thấu hiếu sai lạc.

 

Vậy th́ hăy bắt đầu. V́ hoàn toàn có vài điểm ở đây thôi, nên tôi sẽ không đi vào quá chi tiết với bất cứ chủ đề nào, nhưng chỉ đề cập chúng để quư vị quán chiếu. Và đây là những thứ quư vị có thể nghĩ đến xa hơn.

 

Sự Hiểu Biết Sai Lạc Về Đạo Đức Và Giới Nguyện

 

Trong dạng thức của đạo đức, tôi nghĩ trong cách này, và trong nhiều trường hợp, sự thấu hiểu sai lạc có thể thường sinh khởi do bởi việc chuyển dịch thuật ngữ. Chúng ta thường phóng chiếu những khái niệm không phải của Phật Giáo vào giáo lư nhà Phật. Và, thí dụ, chúng ta có thể sử dụng thuật ngữ của Thánh Kinh – thuật ngữ có ư nghĩa từ truyền thống Thánh Kinh, chẳng hạn như những chữ đạo đức, phi đạo đức, ban thưởng, tội lỗi – đây là những loại chữ được phóng chiếu vào giáo lư nhà Phật về đạo đức trong Phật Giáo toàn bộ ư tưởng của sự phán xét đạo đức và tội lỗi: rằng một số việc là đạo đức, nghĩa là tốt và thích đáng, và chúng ta là người tốt nếu chúng ta làm như thế. Và chúng ta tạo nên phước đức, như một loại tưởng thưởng. Và nếu chúng ta hành động phi đạo đức, không trong một cung cách thánh thiện, thế th́ chúng ta là xấu và chúng ta làm nên tội lỗi, là thứ mà chúng ta phải khổ đau. Đây rơ ràng là một sự phóng chiếu đạo đức của Thánh Kinh vào đạo đức Phật Giáo, bởi v́ trong Phật Giáo đạo đức một cách căn bản căn cứ trên việc phát triển tỉnh giác phân biệt (tuệ quán) giữa những ǵ xây dựng và những ǵ tàn phá, những ǵ sẽ lợi ích và những ǵ sẽ tổn hại.

 

Tiếp theo là một sự thấu hiểu sai lạc xem những thệ nguyện như những luật lệ. Cho nên sự tin tưởng rằng đạo đức Phật Giáo được căn cứ trên việc tuân theo luật lệ, hơn là căn cứ trên sự tỉnh giác phân biệt (tuệ quán). Vậy th́, việc tùy thuộc vào nền văn hóa của chúng ta … Trong một số nền văn hóa người ta xem luật lệ rất rất nghiêm trọng, và rồi th́ họ trở thành hoàn toàn không uyển chuyển; rằng chúng ta không muốn phá vở luật lệ: “Đây là cách mà nó là, và không thảo luận về nó.” Trái lại người Tây Tạng hoàn toàn thư thái trong dạng thức của những sự hướng dẫn đạo đức. Không có nghĩa là họ tùy tiện, nhưng nó có nghĩa là trong những hoàn cảnh nào đó, ta phải sử dụng sự tỉnh giác phân biệt (tuệ quán) của ḿnh trong dạng thức quư vị áp dụng sự hướng dẫn đạo đức như thế nào. Bởi v́ những ǵ chúng ta đang cố gắng để phân biệt ở đây là chúng ta có đang hành động dưới ảnh hưởng của một cảm xúc phiền năo không hay có một lư do xây dựng cho cung cách xử sự của chúng ta không?

 

Đối với một cực đoan khác, chúng ta có thể nh́n vào những thệ nguyện – tôi đang nói một cách đặc thù ở đây về thệ nguyện – giống như một luật sư. Và v́ chúng ta đang t́m kiếm những sơ hở trong sự tŕnh bày về nghiệp v́ như để bào chửa cho việc hành động một cách tiêu cực hay v́ việc làm tổn thương và làm hạ giảm một thệ nguyện. Hăy để tôi cho một thí dụ về vấn đề chúng ta t́m kiếm những sơ hở này trong một cung cách pháp lư. Thí dụ, hay sau khi tiếp nhận thệ nguyện từ bỏ uống rượu, chúng ta nói rằng cũng tốt thôi để có rượu vang trong bửa ăn với cha mẹ chúng ta như vậy không vi phạm, hay cũng không sao nếu uống rượu thỉnh thoảng miễn là chúng ta không say. Vậy th́ chúng ta thực hiện những loại bào chửa này cố gắng để tránh thệ nguyện ấy. Vấn đề là nếu quư vị phát một thệ nguyện, quư vị phải thực hiện cả thệ nguyện ấy. Quư vị không tiếp nhận một phần của thệ nguyện ấy. Đây là cách mà thệ nguyện hay giới được xác định. Nếu chúng ta không thể giữ tất cả chi tiết của thệ nguyện, hay bất cứ một thệ nguyện nào, như được xác định trong văn bản, thế th́ không phát thệ. Không có nghĩa vụ phải phát nguyện.

 

Có một sự khác nhau. Trong A Tỳ Đạt Ma thảo luận về những thệ nguyện, chúng có 3 đặc trưng: Có một thệ nguyện mà trong ấy chúng ta nguyện một cách căn bản tránh làm điều ǵ đấy tiêu cực tàn phá. Và sau đóđiều ǵ đó rất khó để chuyển dịch – nghĩa đen là một thệ nguyện chống lại. Nó là một thệ nguyện không né tránh, thí dụ, giết hại – nếu quư vị tham gia quân đội, quư vị sẽ bắn kẻ thù – hay điều ǵ giống thế. Và rồi có điều ǵ đấy ở giữa. Và nó là điều đặc trưng ở giữa là thứ chúng ta có thể áp dụng ở đây. Nói cách khác, chúng ta có thể tránh từ phần có ǵ đặc biệt trong một giới nguyện – như không có chuyện ấy với người khác hơn là người phối ngẫu; hay không có bạo động trong chuyện ấy; hay cưỡng bức trong chuyện ấy; những chuyện như thế ấy – nếu có những phần nào trong giới nguyện mà chúng ta nghĩ là tôi không thể thật sự giữ được. Và việc thực hiện một sự hứa nguyện như thế không thật sự là một giới nguyện như đặc thù trong văn bản. Nhưng tích cực như có thể, xây dựng lên một năng lực tích cực – tôi thích dùng chữ năng lực tích cực hơn là phước đức, và năng lực tiêu cực hơn là tội lỗi – v́ thế nó xây dựng thêm nhiều năng lực tích cực hơn trong sự tương tục tinh thần hơn là chỉ né tránh loại thái độ ấy. Và v́ thế điều này không thỏa hiệp với giới nguyện và tuy thế trở thành một h́nh thức rất mạnh mẽ của việc thực hành đạo đức.

 

Một sai lầm khác về đạo đức là một sự hiểu biết sai rằng đạo đức Phật Giáo là nhân bản. “Nhân bản” có nghĩa là chúng ta chỉ tránh làm những ǵ có thể gây tổn hại đến người khác. Cho nên cho đến khi nào nó không tổn hại bất cứ người nào th́ okay. Và những ǵ chúng ta muốn tránh là việc làm tổn hại người khác. Đây là đạo đức nhân bản, hay tối thiểu sự hiểu biết của tôi về đạo đức Phật Giáo. Căn bản của đạo đức Phật Giáo là nhấn mạnh việc tránh tự tàn phá, bởi v́ chúng ta không biết điều ǵ sẽ làm tổn thương người khác. Quư vị có thể cho người nào đó một triệu euro nghĩ rằng chúng ta đang làm lợi ích cho họ. Và ngày sau, do bởi số tiền ấy mà họ bị cướp bóc và bị giết. Cho nên chúng ta không biết điều ǵ sẽ là lợi lạc cho người nào đó. Chúng ta không thể thấy tương lai. Điều đặc thù trong giáo huấn nhà Phật là nếu chúng ta hành động một cách tàn phá, trên căn bản của những cảm xúc phiền năo – sân hận, tham lam, t́nh dục, ganh tỵ, ngu khờ, những loại thế này – nó là sự từ tàn phá: nó xây dựng nên một thói quen tiêu cực để lập lại và sẽ làm cho chúng ta phải trải nghiệm khổ đau. Đây là căn bản của đạo đức Phật Giáo.

 

Những Sự Hiểu Biết Sai Lạc Về Tái Sanh

 

Và hậu quả của việc này là ư tưởng của đạo đức Phật Giáo là nhân bản – đừng làm tổn hại người khác – dường như thường đi đến từ sự nhấn mạnh sơ khởi của sự thực hành Đại Thừa, nghĩ rằng chúng ta có thể bỏ qua những giai tầng khai tâm và những giai tầng giữa của con đường tiệm tiến lamrim. Những giai tầng khởi đầu, những giai tầng khai tâm: tránh những sự tái sanh tệ hại hơn. À, chúng ta thậm chí không tin tái sanh. Tŕnh độ giữa: tránh tái sanh nói chung và luân hồi. À, chúng ta vẫn không tin tái sanh, cho nên không điều ǵ nói trên thật sự điểm trúng vào chúng ta như quan trọng; hăy tạm bỏ qua điều ấy. Và chúng ta hấp dẫn với giáo lư Đại Thừa bởi v́, trong nhiều cách, nó nghe có vẻ như rất giống với những truyền thống phương Tây chúng ta về từ ái và bi mẫn và kiên nhẫn và bố thí, làm từ thiện, và v.v… Nó nghe có vẻ rất, rất đáng yêu, và v́ thế chúng ta hấp dẫn với giáo lư Đại Thừa, tạm bỏ qua hay giảm thiểu tối đa tầm quan trọng của những phạm vi khai tâm này – ở chỗ quư vị đang hành động để vượt thắng những cảm xúc phiền năo, thái độ tiêu cực, v.v… bởi v́ nó là tự tàn phá – và chỉ tiến tới việc cố gắng để giúp đở người khác. Đấy là một sai lầm. Mặc dù thật quan trọng để nhấn mạnh Đại Thừa, nó phải trên căn bản của những phạm vi của tŕnh độ khai tâm và tŕnh độ vừa.

 

NHỮNG HIỂU BIẾT THÔNG THƯỜNG SAI LẠC VỀ PHẬT GIÁO_html_144c67e2Một lư do mạnh mẽ là tại sao nhiều người trong chúng ta đúng hơn là bỏ qua giáo huấn của phạm vi khai tâm là bởi v́ chúng ta nghĩ rằng tái sanh không hiện hữu. Cuối cùng, sự nhấn mạnh ở đây là tránh những sự tái sanh tệ hại; do thế chúng ta quy y (đặt một phương hướng tích cực trong đời sống của chúng ta) và tuân theo luật nghiệp quả để tránh thái độ tiêu cực bởi v́ nó sẽ đưa chúng ta đến những sự tái sanh tệ hại. Do vậy chúng ta bỏ qua giai đon khai tâm hay không nhấn mạnh nó bởi v́ chúng ta không tin tưởng sự tái sanh. Một cách đặc biệt chúng ta chắc chắn không tin tưởng vào thế giới địa ngục và ngạ quỷ, và chư thiên và a tu la. Chúng ta nghĩ rằng chúng không thật sự tồn tại và những diễn tả trong kinh luận thật sự chỉ liên hệ đến những t́nh trạng tâm lư của con người. Điều ấy là một sự phán xét sai lầm về giáo lư và là một sự hiểu biết sai lạc lớn lao.

 

Tôi không muốn đi sâu vào chi tiết cụ thể ở đây, nhưng nếu chúng ta nghĩ về một tâm thức, sự tương tục tinh thần, một sự tương tục tinh thần, chúng ta hay bất cứ người nào khác có thể trải nghiệm thật xa hơn về h́nh ảnh – trong thực tế, toàn bộ quang cảnh – về hạnh phúc và bất hạnh, sung sướng và đau đớn, và không chỉ giới hạn trong h́nh ảnh được xác định bởi những thông số của thân thể và tâm thức chúng ta như một con người. Thú vật có thể nghe xa hơn. Một số chúng, có thể nghe tốt hơn. Và v.v… Thế nên tại sao không phải là những biên giới trong dạng thức của những ǵ chúng ta có thể trải nghiệm – trong h́nh thức của hạnh phúc, bất hạnh, vui sướng, đớn đau – cũng có thể được mở rộng và có h́nh thức vật lư thích đáng như căn bản của nó.

 

Cho nên mặc dù chúng ta có sự tŕnh bày về nghiệp quả mà có thể là một phản ảnh nào đó [trong đời sống con người], những phần c̣n lại nào đó từ các kiếp sống trước trong 6 nẽo luân hồi này, thế nên chúng ta thấy những thứ tương tự về chúng; tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là chúng ta có thể thu hẹp sự thảo luận về những h́nh thức sống khác này mà chúng ta có thể đón nhận, và những người khác có thể đón nhận, một cách đơn giản đối với t́nh trạng tâm lư của con người. Do bởi không chấp nhận tái sanh và những thế giới sống khác, cho nên chúng ta thấu hiểu sai lạc nghiệp quả như được diễn tả đơn giản chỉ trong những hậu quả của các hành động của chúng ta sẽ xảy ra trong kiếp sống này; và như vậy đă làm ra rất nhiều rắc rối. Bởi v́ có những tội ác lớn dường như thoát khỏi với nó – chúng không bao giờ bị bắt – và chúng ta có thể trải nghiệm tất cả những thứ khủng khiếp trong đời sống xảy ra cho chúng ta mà chúng ta vốn không bao giờ thật sự làm việc ǵ đó tiêu cực quá lắm. Cho nên nghiệp quả dường như không có ư nghĩa ǵ nếu chúng ta giới hạn sự thảo luận của chúng ta hay quan điểm của chúng ta chỉ trong kiếp sống này.

 

Những Hiểu Biết Sai Lạc Về Giáo Pháp

 

Và tất cả sự nhấn mạnh này, một vấn nạn sâu rộng hơn, một sự hiểu biết sai lạc sâu xa hơn về giáo Pháp là điều chúng ta có thể nắm bắt và lựa chọn trong giáo Pháp – trong Phật Giáo – chỉ những ǵ chúng ta thích, và chúng ta có thể loại bỏ hay lăng quên những ǵ chúng ta khó chấp nhận: được gọi là “làm vệ sinh” Phật Giáo. Chúng ta làm vệ sinh nó hay làm sạch nó về tất cả những thứ khó khăn.

 

Đấy, à, những câu chuyện này về nghiệp quả với những con voi đi vào ḷng đất và bài tiết ra vàng, và tất cả những thứ này, à, – “Ô thôi nào! Đó là những câu chuyện cổ tích cho trẻ em! ” Chúng ta không thấy là có bài học nào ở đấy. Cho dù chúng ta có xem nó từng chữ hay không (cách mà người Tây Tạng làm) th́ không phải là vấn đề. Vấn đề là đừng bỏ qua nó; nó là một phần của giáo lư. Hay ư tưởng trong kinh điển Đại Thừa là Đức Phật đang giáo huấn cho hàng trăm triệu chúng sanh; và có hàng trăm triệu chư Phật đang dự hội; và trong mỗi lỗ chân lông của một Đức Phật, có hàng trăm triệu khác; và v.v… Và chỉ v́ băn khoăn ngờ vực về điều ấy và nói, “Việc này kỳ cục quá,” và không chấp nhận nó.

 

Nắm lấy và chọn lựa những phần chúng ta thích. À, có một số thệ nguyện nào đó của mật tông và Bồ tát là: Chỉ lấy những bộ phận nào đó của giáo huấn và đừng chú ư đến những phần khác, chỉ lấy những ǵ chúng ta thích. Nếu chúng ta sắp chấp nhận Phật Giáo như con đường tâm linh, tối thiểu chúng ta cần cởi mở đủ đế nói, “Tôi không hiểu giáo huấn này,” ngay cả nếu nó dường như rất xa lạ đối với chúng ta, và “Tối thiểu tôi sẽ không phán xét về nó cho đến khi tôi có một sự thấu hiểu khá hơn, một sự giải thích tốt hơn, một sự giải thích sâu sắc hơn.” Không chỉ đóng kín tâm thức chúng ta lại và gạt bỏ chúng.

 

Một sự hiểu biết sai lạc khác là, ngay cả nếu chúng ta không chấp nhận tái sanh, để nghĩ rằng sẽ rất dễ dàng để có một sự tái sanh làm người quư giá một lần nữa. Chúng ta thường nghĩ rằng “Vâng, vâng, tôi tin tưởng tái sanh. Và dĩ nhiên, tôi sẽ lại là một con người. Và dĩ nhiên tôi sẽ có tất cả mọi cơ hội để tiếp tục thực tập,” và v.v… Như vậy là rất ngu ngơ, rất rất ngu ngơ. Một cách đặc biệt nếu chúng ta nghĩ về tất cả những thái độ tiêu cực mà chúng ta đă có, tổng số thời gian mà chúng ta dành dưới sự ảnh hưởng của những cảm xúc phiền năo – sân hận, tham lam, vị kỷ, v.v… – khi so sánh với tổng số thời gian mà chúng ta đă hành động dưới ảnh hưởng của từ ái và bi mẫn, thế th́ rơ ràng rằng sẽ rất khó để có được một sự tái sanh làm người một lần nữa.

 

Một sự sai lầm khác đến từ đây, một sự hiểu biết sai lạc, là do bởi sự dính mắc đến thân quyến và bằng hữu, cố gắng để có một sự tái sanh thân người quư báu để chúng ta có thể tiếp tục gần gũi với họ. Hay ngay cả chỉ nghĩ rằng nếu tôi đạt được một sự tái sanh thân người lần nữa, à, dĩ nhiên, tôi sẽ gặp lại tất cả những thân quyến và bằng hữu và người thương một lần nữa. Đấy cũng là một sự thấu hiểu sai lầm. Có vô số h́nh thức của sự sống, chúng sanh, và chúng ta sẽ phải tái sanh trong những hoàn cảnh khác nhau. Và v́ thế chắc chắn không có ǵ bảo đảm – trong thực tế, có một khả năng lớn lao hơn nhiều rằng sẽ là một thời gian vô cùng dài trước khi chúng ta có thể chạm trán với bất cứ người nào một lần nữa từ kiếp sống này. Chúng ta có thể. Không phải là không có thể. Nhưng đấy là một sự thấu hiểu sai lầm để nghĩ rằng rất dễ dàng hay có sự bảo đảm.

 

Những Sự Hiểu Biết Sai Lầm Về Nghiệp

 

Một vấn đề khác trong dạng thức của nghiệp và tái sanh, là ngay cả nếu chúng ta chấp nhận khổ đau ấy trong kiếp sống này là sự chín muồi của những khả năng nghiệp được tích tập trong những kiếp sống trước – nghĩ rằng “À, nếu tôi khổ đau, nếu điều ǵ đấy tệ hại xảy ra cho tôi. Tôi đáng phải chịu nó.” Hay quư vị xứng đáng với nó, nếu nó xảy ra cho quư vị. Sự hiểu biết sai làm đấy là nó hàm ư một sự tồn tại cụ thể của cái “tôi” kẻ phạm luật nghiệp báo, là tội lỗi và xấu xa, và bây giờ tôi đang phải chịu sự trừng phạt mà tôi đáng phải chịu.

 

Chúng ta đổ trách nhiệm lên “tôi” – cái “tôi” cụ thể này, kẻ tệ hại và bây giờ đang phải chịu trừng phạt – do bởi quá đơn giản hóa luật nghiệp báo, nhân quả hành trạng. Chúng ta không thấy rằng có nhiều nhân tố liên hệ với trải nghiệm sự chín muồi của nghiệp báo, chẳng hạn như tất cả những hoàn cảnh mà trong ấy những kết quả nghiệp báo đa dạng chín muồi. Có những nguyên nhân cho những thứ ấy. Thật là một sai lầm, một sự hiểu biết sai lầm, để nghĩ rằng tôi là nguyên nhân cho sự chín muồi của nghiệp báo của những kẻ khác. Những ǵ chúng ta trải nghiệm sinh khởi một cách lệ thuộc vào tất cả những nhân tố này, không chỉ với tôi.

 

Tôi cho một thí dụ. Chúng ta bị xe đụng. Bây giờ không phải do bởi những ǵ tôi đă làm trong kiếp trước mà làm người khác đụng tôi. Chúng ta nghĩ, “À, tôi chịu trách nhiệm cho họ đụng tôi.” Không. Những ǵ chúng ta chịu trách nhiệm là trải nghiệm bị xe đụng. Nghiệp của người ấy chịu trách nhiệm cho họ đụng chúng ta với chiếc xe. Và như thế, giống vậy, những ǵ xảy ra cho chúng ta là kết quả của sự tương tác của rất nhiều, rất nhiều nhân tố nghiệp, và những cảm xúc phiền năo, và những nhân tố phổ quát – như thời tiết: trời mưa, con đường trơn trợt; v.v…- tất cả những thứ đó hợp lại với nhau để đem đến sự chín muồi của – à, đừng nói sự chín muồi mà là sự h́nh thành một hoàn cảnh mà trong ấy chúng ta khổ đau hay rắc rối.

 

Cho nên đây là một số sự hiểu biết sai lầm mà chúng ta có thể nêu lên trong dạng thức của đạo đức, nghiệp quả, v.v…Tôi chắc chắn là có nhiều, nhiều nữa. Đây chỉ là một trong những thứ chợt gợi lên trong đầu tôi khi tôi nghĩ về nó hôm nay.

 

Những Hiểu Biết Sai Lầm Về Đạo Sư

 

Bây giờ về những đạo sư, tôi nghĩ đó là một lănh vực lớn của hiểu biết sai lạc, không chỉ ở trong người phương Tây. Trước tiên nhất, do bởi sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của đạo sư, cho nên chúng ta hiểu sai lạc rằng đạo sư cần đủ phẩm chất – cần là một đạo sư đủ phẩm chất – và có những bản liệt kê những phẩm chất. Và ngay cả nếu đạo sư đủ phẩm chất, chúng ta cần cảm thấy ngưỡng mộ bởi vị này. Bởi v́ một trong những lư do chính cho tầm quan trọng của vị thầy tâm linh là vị thầy ấy cung cấp sự ngưỡng mộ, năng lực cho chúng ta thực hành, kiểu mẫu mà chúng ta muốn làm theo. Chúng ta có thể có thông tin từ sách vở, từ internet, và v.v… Dĩ nhiên, chúng ta cần trả lời những câu hỏi. Những câu trả lời có thể sửa sai chúng ta chỗ chúng ta phạm phải sai lầm trong sự thực hành thiền tập. Nhưng nếu vị thầy không truyền cảm hứng cho chúng ta, chúng ta sẽ không đi xa lắm.

 

Nhưng do bởi sự hiểu biết sai lầm này – rằng vị thầy thật sự cần đủ phẩm chất và thật sự cần truyền cảm hứng cho chúng ta – chúng ta vội vả chấp nhận người nào đó như đạo sư của chúng ta mà không thẩm tra vị ấy hoàn toàn và thích đáng trước tiên, do bởi sự nhấn mạnh này: “Quư vị phải có một vị đạo sư; quư vị phải có một đạo sư.” Và rồi th́ chúng ta có thể liều lĩnh của việc mất ảo tưởng khi sau này chúng ta thấy một cách khách quan rằng vị ấy có những lỗi lầm. Chúng ta đă không thẩm tra một cách thích đáng. Đây là một rắc rối lớn, bởi v́ nhiều tai tiếng đă phát sinh đối với những vị thầy tâm , người bị kết tội một cách đúng đắn hay sai lầm về thái độ không thích đáng. Và đôi khi vị ấy bị kết tội một cách đúng đắn về việc ǵ đấy; vị ấy không thật sự đủ phẩm chất. Và chúng ta có thể đă cảm thấy bị áp lực bời sự nhấn mạnh này về đạo sư để chấp nhận người ấy như đạo sư của chúng ta. Và rồi chúng ta thấy những thứ này xảy ra và chúng ta đúng là bị tàn phá.

 

Như một điều thứ yếu về điều này, đó là một sự hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng tất cả những người Tây Tạng – hay, giới hạn hơn, tất cả tu sĩ nam và nữ; hay, thậm chí giới hạn hơn, tất cả Rinpoche, Geshe, và Kenpo – là những kiểu mẫu toàn hảo của sự thực hành Phật Giáo. Đây là một sự hiểu biết sai lạc rất phổ biến. Chúng ta nghĩ, “A, các vị ấy phải là những Phật tử hoàn hảo: họ là người Tây Tạng, ” hay “Những Phật tử hoàn hảo: họ đang mặc y áo.” “Những Phật tử hoàn hảo: họ là mang danh hiệu Rinpoche. Họ phải là một chúng sanh Giác Ngộ.” Điều này thật là ngu ngơ. Đây là những người b́nh thường.

 

Có thể có nhiều hành giả Phật tử trong những người Tây Tạng hơn là trong hầu hết các xă hội khác; có thể có những giá trị Phật Giáo nào đó là một bộ phận văn hóa của họ; nhưng không có nghĩa rằng tất cả họ đều hoàn hảo, bằng bất cứ ư nghĩa nào. Và nếu một người trở thành sư thầy hay sư cô, có thể có nhiều lư do. Trong người Tây Tạng, có thể là gia đ́nh đưa quư vị vào tu viện khi c̣n bé bởi v́ họ không thể nuôi dưỡng quư vị, và quư vị sẽ có thức ăn và giáo dục. Có thể do một lư do vị kỷ hơn – rằng tôi có rắc rối và tôi cần giới luật trong đời sống tu sĩ nhằm để vượt thắng những rắc rối này.

 

Như một trong những Rinpoche bạn của tôi đă nói, “Mang y áo là một dấu hiệu rằng tôi thật sự cần giới luật này, bởi v́ tôi là một người vô nguyên tắc và tôi có nhiều cảm xúc phiền năo và tôi thật sự đang dành mọi nổ lực để vượt thắng chúng.” Điều đó không có nghĩa là họ đă vượt thắng phiền năo. Và v́ thế chúng ta không nên ngu ngơ mà nghĩ rằng tất cả họ đă Giác Ngộ, một cách đặc biệt với những Rinpoche này và v.v… Như Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn nói: Chỉ dựa vào một cái tên nổi tiếng của vị tiền thân thật sự là một sai lầm lớn. Ngài nhấn mạnh rằng những vị Rinpoche này trong kiếp sống này phải chứng tỏ và biểu lộ những phẩm chất của họ, không chỉ dựa vào tiếng tăm tên tuổi của họ.

 

Trái lại, sẽ là một hiểu biết sai lầm nếu không tôn trọng và hổ trợ tăng ni, mà thay v́ thế để biến họ thành những người phục vụ cho các cư sĩ trong những trung tâm Phật Pháp. Điều này thường xảy ra, là có những trung tâm Phật Pháp và chúng có những tăng ni thường trú – và họ phải lau dọn nhà cửa, và họ phải sắp xếp và sửa chửa mọi thứ cho việc giảng dạy, và họ phải thu phí. Và nếu đó là một trung tâm thường trú, họ phải chăm sóc giường chiếu và tất cả những thứ thế đó. Và họ có thể ngay cả không thể giảng dạy. Và các cư sĩ nghĩ rằng đây là những người phục vụ cho họ. Đó chỉ là loay hoay một cách khác. Như những sư thầy hay sư cô, họ rất xứng đáng cho sự tôn trọng, bất chấp tŕnh độ đạo đức của họ là ǵ. Và đây là một bộ phận của giáo huấn: Người ta tôn trọng ngay những chiếc y. Điều ấy không có nghĩa là quư vị nghĩ rằng họ hoàn hảo và ngu ngơ về nó. Nhưng một sự tôn trọng nào đó cần được biểu hiện.

 

Cũng có một sự hiểu biết lầm lớn về sự sùng mộ đạo sư (guru devotion); đây là thuật ngữ được gọi. Tôi nghĩ là không lợi ích lắm khi chuyển dịch bởi v́ nó dường như hàm ư hầu như tôn thờ đạo sư một cách mù quáng, như trong một giáo phái. Đấy là một sự hiểu biết sai lầm lớn. Thuật ngữ được sử dụng ở đây trong dạng thức mối quan hệ với vị thầy tâm linh có nghĩa nương tựa và tin tưởng một vị thầy tâm linh phẩm hạnh như chúng ta nương tựa và tin tưởng một vị bác sĩ phẩm chất. Thuật ngữ tương tự được sử dụng cho mối liên hệ của chúng ta với vị bác sĩ của chúng ta. Nhưng do bởi sự hướng dẫn để thấy vị đạo sư như một Đức Phật, chúng ta hiểu sai rằng phải nghĩ vị thầy là không thể sai lầm và v́ thế chúng ta phải vâng lời không thắc mắc với vị đạo sư, như trong một giáo phái. Đấy là một sai lầm. Và do bởi điều ấy, chúng ta bỏ tất cả mọi năng lực và trách nhiệm thiết yếu của chính chúng ta, và trở thành lệ thuộc vào thỉnh cầu, thường, đoán xí ngầu – ném xúc xắc và làm mọi quyết định của chúng ta.

 

Chúng ta đang hướng tới để trở thành những vị Phật cho chính chúng ta, để phát triển tuệ giác, sự tỉnh thức phân biệt để có thể thực hiện những quyết định bi mẫn thông minh của chính chúng ta. V́ thế nếu một vị thầy chỉ hướng đến việc làm cho chúng ta lệ thuộc vào vị ấy, giống như trong một hành tŕnh quyền lực, có điều ǵ đấy sai sót ở đây. Và sẽ là một sự hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng điều này là okay và đi với nó, hành động trong loại triệu chứng quyền lực và kiểm soát này với một vị thầy th́ thật sự là không tuân theo những hướng dẫn một cách thích đáng.

 

Cũng là một sự hiểu biết sai lầm để phóng chiếu vào một vị thầy Phật Giáo cái vai tṛ của một mục sư hay một vị tâm lư trị liệu với người ấy chúng ta bàn thảo những rắc rối cá nhân và t́m kiếm sự khuyên bảo. Đó không phải là vai tṛ của một vị thầy tâm linh Phật Giáo. Một vị thầy tâm linh Phật Giáo một cách truyền thống ban bố giáo huấn, và đó là tùy chúng ta phán đoán việc áp dụng chúng như thế nào. Thật chỉ thích đáng chỉ để hỏi sự hiểu biết của chúng ta về giáo huấn và về sự thực tập thiền. Nếu chúng ta có vấn đề về tâm lư, hăy đến một vị tâm lư trị liệu; quư vị không đến vị thầy tâm linh của quư vị. Và một cách đặc biệt những ǵ không thích đáng là thảo luận về những rắc rối hay mối quan hệ chồng vợ và những rắc rối về t́nh dục với một sư thầy hay sư cô. Họ độc thân. Họ không liên hệ trong những vấn đề ấy. Đây không phải là những người để hỏi về những loại rắc rối này. Nhưng xét cho cùng, chúng ta mong đợi như thế – là đến từ một truyền thống có những mục sư, linh mục, hay giáo sĩ Do thái, hay bất cứ điều ǵ, trong thánh đường của chúng ta – là họ sẽ chịu trách nhiệm về chức năng ph thông này của việc hướng dẫn chúng ta qua mọi thứ trong đời sống chúng ta, đối diện với chúng ta trên tŕnh độ cá nhan về đời sống cá nhân của chúng ta và v.v…

 

Đây là một thí dụ. Tôi đă học với vị thầy tâm linh của tôi là Serkong Rinpoche trong 9 năm, rất gần gũi; hầu hết mọi thời gian, mỗi ngày. Không bao giờ trong 9 năm ấy ngài đă hỏi tôi một câu hỏi về cá nhân. Không bao giờ. Về đời sống cá nhân của tôi. Về gia đ́nh tôi. Về quá khứ của tôi. Không chuyện ǵ. Suốt ngày qua ngày trong dạng thức hoặc là ngài dạy tôi, hoặc là tôi làm việc với ngài để làm lợi ích cho người khác – thông dịch cho ngài, hay xếp đặt những chuyến du hành giảng dạy của ngài, hay bất cứ điều ǵ. Cho nên, một loại quan hệ rất khác biệt, là thứ không dễ cho chúng ta thấu hiểu.

 

Trong dạng thức làm việc với vị thầy, nó đem chúng ta tới chủ đề nương tựa, mà tôi muốn gọi là “phương hướng an toàn”. Nó đặt một phương hướng trong đời sống chúng ta, biểu thị bằng Phật, Pháp, và Tăng. Sự quy y hay chọn phương hướng an toàn bị hạ thấp thành chỉ như tham gia một câu lạc bộ. Quư vị biết, quư vị cắt thành một phần nhỏ của tóc, quư vị có một dây nhỏ màu đỏ, quư vị có một tên mới, và bây giờ quư vị gia nhập vào một câu lạc bộ. Một cách đặc biệt, khi bởi v́ vị thầy từ một ḍng truyền thừa đặc thù, chúng ta xem câu lạc bộ mà chúng ta đang gia nhập là một ḍng truyền thừa của Phật Giáo Tây Tạng, hơn là Phật Giáo phổ quát: “Bây giờ tôi đă trở thành một môn nhân Gelugpa.” Bây giờ tôi là một thành viên Karma Kaguy.” “Bây giờ tôi đă trở thành một Nyingma.” “Bây giờ tôi đă là một Sakya”. Hơn là: “Bây giờ tôi đang theo con đường của Đức Phật.” Và do bởi sự hiểu biết sai lầm này, chúng ta trở thành người phân phái, đặc hữu, và chúng ta không bao giờ đến một trung tâm Phật Pháp khác. Thật rất lư thú. Quư vị nh́n vào một hiện tượng khác ở phương Tây: hầu hết mọi người chỉ ở trong một trung tâm Phật Pháp và họ không bao giờ đến một nơi khác.

 

Và điều ngay cả rối rắm hơn là mỗi vị thầy đến dường như muốn thiết lập trung tâm Phật Pháp của riêng họ và tổ chức của riêng họ, đấy là một sai lầm lớn, tôi cảm thấy, bởi v́ rồi th́ nó trở thành không vững vàng. Quư vị không thể duy tŕ 400 chi nhánh khác nhau của Phật Giáo một cách măi măi trong tương lai – rất rối rắm cho những học nhân mới. Và nó là một tiêu hao và gánh nặng tài chánh để hổ trợ tất cả những nơi này với những bàn thờ, và thư viện của họ, và trả tiền thuê, và v.v… và v.v…Ở Tây Tạng, mặc dù nhiều vị thầy khác nhau đến, những tu viện khác nhau được thành lập, cuối cùng họ đến với nhau và quư vị được h́nh thành những nhóm khác nhau. Không cùng những nhóm mà quư vị có ở Ấn Độ – quư vị không có Kagyu hay Sakya ở Ấn Độ – nhưng những nhóm rồi th́ được giữ vững, được đem lại với nhau từ những ḍng truyền thừa khác nhau. Thế nên mặc dù chúng ta có những nhóm lớn khác nhau của Phật Pháp phương Tây trong dạng thức của những ǵ đă từng được khởi đầu bởi Trungpa Rinpoche, Sogyal Rinpoche, và Lama Yeshe, Lama Zopa, v.v…- chúng ta cần, trong một ư nghĩa, tiến lên theo phương hướng này … À, thật trở thành rất khó khăn bởi v́ có hai cực đoan ở đây. Một là: nếu quá phân tán, không hoạt động được. Trái lại, nếu quá hạn chế, như vậy cũng không hoạt động được. Và v́ thế chúng ta phải hết sức cẩn thận ở đây, nhưng tôi nghĩ củng cố được là một vấn đề lớn.

 

Trong dạng thức của việc không đến những trung tâm Phật Pháp, cũng là một sự hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng chúng ta không thể học hỏi ǵ được với những vị thầy khác ngay cả từ những vị thầy cùng trong ḍng truyền thừa. Hầu hết người Tây Tạng có vài vị thầy, không chỉ một. Atisha có 155 vị thầy, như được biết. Những vị thầy khác nhau có những đặc biệt khác nhau. Vị này giỏi ở sự giải thích này; vị kia giỏi về sự giải thích kia. Vị thuộc ḍng truyền thừa này; vị kia thuộc ḍng truyền thừa kia. Không phải là không trung tín khi có nhiều vị thầy. Như Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma nói: chúng ta có thể nh́n vào những vị thầy của chúng ta như Quán Thế Âm thập nhất diện, mỗi vị thầy giống như một khuôn mặt, tất cả trong dạng thức của một vị trung tâm là vị hướng dẫn tâm linh của chúng ta. Điều ǵ đấy như thế.

 

Cho nên thật rất quan trọng, không nhận vài vị thầy mà họ xung đột với nhau. Như vậy không thể hoạt động được. Quư vị phải t́m những vị thầy có một mối quan hệ tốt và gần gũi với nhau – Tạng ngữ gọi là Damtshig – ḥa hiệp với nhau. Bởi v́, bất hạnh thay, có những thứ như đôi khi người ta gọi là “chiến tranh tâm linh của các v́ sao” giữa những vị thầy tâm linh khác nhau vốn không đồng ư rất bạo động về những vấn đề nào đó – cho dù là những vị hộ pháp, hay ai là Karmapa thật sự, hay bất cứ điều ǵ. Những loại như thế này. Cho nên học nhân phải chọn những vị thầy ḥa hiệp với nhau nếu muốn có hơn một vị thầy. Và những ǵ thiết yếu ở đây là phải nhận thức rằng chỉ nghe một bài thuyết giảng của một vị thầy Phật Giáo không tự động làm vị này thành vị thầy tâm linh của chúng ta với tất cả những hàm ư của sự sùng mộ đạo sư (guru devotion), mặc dù chúng ta cần biểu lộ sự tôn trọng các vị ấy. Như Đức Thánh Thiện nói, “Quư vị có thể nghe và tham dự sự giảng dạy của bất cứ vị nào và giống như một bài thuyết giảng, như quư vị sẽ là, một bài thuyết giảng phổ thông.” Nó không hàm ư ǵ xa hơn thế. Okay.

 

Những Hiểu Biết Sai Lầm Về Thực Hành

 

Bây giờ đối với việc thực hành, một sự hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng truyền thống Gelugpa thuần túy là một ḍng truyền thừa học tập và Kagyu và Nyingma thuần túy thực tập về những ḍng truyền thừa, và v́ thế nếu chúng ta theo một trong những ḍng này, chúng ta sẽ quên lăng một khía cạnh khác – chúng lăng quên sự học tập của chúng ta hay chúng ta lăng quên sự thiền tập của chúng ta. Khi các vị thầy nhấn mạnh ḍng này hay ḍng khác trong đây – học tập hay thiền tập – điều ấy không có nghĩa là chúng ta chỉ thực hiện một thứ và bỏ qua thứ khác. Rơ ràng rằng chúng ta cần cả.

 

Mới đây, trong một buổi tiếp kiến một nhóm người phương Tây người đă học tập tại thư viện ở Dharamsala trong những năm 70 và 80, Đức Thánh Thiện đă dùng một thí dụ rất dễ thương. Ngài nói rằng tantra và đại thủ ấn và đại toàn thiện – những loại thực tập này – như những ngón tay trong bàn tay. Ḷng bàn tay, căn cứ, là giáo huấn của truyền thống Ấn Độ từ tu viện Na Lan Đà, giáo huấn của những đạo sư Na Lan Đà về Kinh điển. Sự thấu hiểu sai lầm là đặt quá nhiều nhấn mạnh về những ngón tay – đôi khi các vị thầy cũng làm như thế – nhấn mạnh quá nhiều vào những ngón tay và học hỏi và thực tập chỉ về những ngón tay và quên đi bàn tay. Những ngón tay mở rộng từ bàn tay và có nhiều chức năng hơn bàn tay. Đây là h́nh tượng, sự tương đồng mà Đức Thánh Thiện thường dùng, và tôi nghĩ rằng là sự khuyên bảo rất hữu ích. Sẽ là một sự hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng, “À, tất cả tôi phải làm là thực hành Đại Toàn Thiện; chỉ ngồi và hăy tự nhiên, và v.v…” Như thế là quá đơn giản những loại giáo huấn này mà không có nền tảng căn bản.

 

Tương tự, thật là một sự hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng chúng ta là những Milarepa và mọi người – một cách đặc biệt, chính chúng ta – cần phải tu tập suốt cả đời, hay tối thiểu là một khóa tu tập 3 năm. Chỉ một ít người là thích hợp với thiền tập toàn thời gian cả một đời; hầu hết cần liên hệ trong lợi ích xă hội. Điều này hướng trực tiếp đến lời khuyên bảo của Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma. Rất, rất hiếm ai trong chúng ta thích hợp với việc tu hành thiền tập cả đời. Hay chúng ta có thể có lợi lạc vô cùng từ khóa tu tập 3 năm mà không phải chỉ ngồi đó tŕ chú trong 3 năm, nhưng không thật sự hoạt động ở một tŕnh độ sâu sắc trong chính chúng ta.

 

Dĩ nhiên sự thực tập toàn thời gian mạnh mẽ là cần thiết cho việc trở thành giải thoát hay Giác Ngộ, và đừng sai lầm để đánh giá quá cao rằng chúng ta có thể hoàn thành sự giải thoát và Giác Ngộ mà không cần sự thực tập toàn thời gian ấy. Chúng ta nghĩ, “À, tôi chỉ có thể thực tập trong thời gian dư thừa của tôi và tôi sẽ thành tựu giải thoát và Giác Ngộ.” Và đó cũng là một hiểu biết sai lầm. Nhưng cũng sẽ là một sai lầm để không đặt mục tiêu với chính chúng ta và về khả năng của chúng ta để có thể thực hiện một sự thực tập mạnh mẽ bây giờ. Một cách đặc biệt bởi v́ những ǵ xảy ra là, nếu chúng ta thúc ép chính ḿnh, và chúng ta thật sự không thể làm loại thực tập này, th́ chúng ta thật sự sẽ rất chán nản – chúng ta có điều mà người Tây Tạng gọi là lung, năng lượng băn khoăn chán nản – và nó thật sự làm rối rắm chúng ta lên một cách tâm lư, cảm xúc, và vật lư.

 

Và đấy cũng liên hệ một ít với việc không tin vào tái sanh, bởi v́ nếu chúng ta không tin vào tái sanh, chúng ta sẽ không t́m cầu trong dạng thức của những mục tiêu lâu dài sau nhiều, nhiều vô lượng kiếp thực tập. Có một giáo huấn dạy rằng thật có thể đạt đến Giác Ngộ trong kiếp sống này, nhưng không nên tự bào chửa để nghĩ, À, chúng ta chỉ có kiếp sống này, bởi v́ không có tái sanh,” và v́ thế thúc ép chính chúng ta vượt khỏi những ǵ chúng ta có thể làm trong thời điểm ấy.

 

Cũng thế, nh́n vào phía đối diện của điều này, thật là một sai lầm để đánh giá thấp tầm quan trọng của thiền tập hàng ngày. Thật rất quan trọng, nếu chúng ta giữ vững được sự thực tập Phật Pháp, có thói quen thiền tập hàng ngày. Có nhiều, nhiều lợi lạc về điều ấy trong dạng thức của nguyên tắc; trong dạng thức của chí nguyện; trong dạng thức của việc bổ sung sự ổn định trong đời sống của chúng ta; tính có thể tin cậy được: rằng chúng ta luôn luôn làm điều này mỗi ngày, bất chấp điều ǵ. Và nếu chúng ta nghiêm chỉnh xây dựng nhiều thói quen lợi ích hơn – mà đó là tất cả những ǵ của thiền tập – chúng ta cần hành thiền.

 

“Thực hành” có nghĩa là: một môi trường được kiểm soát, thực hành kiên nhẫn, và v.v…, bằng việc tưởng tượng những hoàn cảnh khác nhau, việc phân tích những ǵ là nguyên nhân của các rắc rối: “Tại sao tôi khó chịu về điều này hay hoàn cảnh nọ? Tại sao khi tôi bệnh tôi lại dễ nóng giận hơn? Có phải tại bởi v́…” Rồi th́ quư vị đi sâu hơn và sâu hơn, và thấy, “À, tôi đang tập trung trong tôi. Tôi đang đau khổ. ‘Tội cho tôi quá.'” Ngay cả nếu chúng ta không nghĩ một cách có ư thức “Tội cho tôi quá” trong khi tôi bệnh, nhưng sự tập trung là trên cái “tôi” – như vậy chúng ta làm một cái “tôi” mạnh mẽ. Và rồi th́, bởi v́ chúng ta không thích những ǵ chúng ta trải nghiệm, chúng ta trở thành cay cú và rồi chúng ta phóng chiếu nó lên những người khác. Cho nên đây là những chúng ta làm trong thiền tập; chúng ta phân tích điều ấy, những ǵ đang xảy ra mỗi ngày. Thế nên một sự thực tập hàng ngày mà trong ấy chúng ta thẩm tra những điều này, trong ấy chúng ta làm việc trên một thói quen hữu ích nào đó trong một cung cách thông thường, là rất lợi lạc. Thật là một hiểu biết sai lầm lớn để nghĩ rằng chúng ta có thể tu tập mà không cần đến những điều này.

 

Cũng là một hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng, sự thực hành Phật Giáo, có nghĩa chỉ đơn thuần là thực hiện nghi lễ không làm việc một cách chính yếu trên chính chúng ta. Nhiều người nghĩ rằng, “À, tôi sẽ thực hành nghi quỹ này, nghi quỹ nọ,” và chúng ta sẽ tŕ tụng đôi khi bằng tiếng Tây Tạng – một ngôn ngữ mà chúng ta thậm chí không hiểu – và chúng ta nghĩ rằng đó là thực hành. Dzongsar Khyentse Rinpoche, mới vài tháng đây, đă cho một thí dụ tuyệt vời. Ngài nói rằng nếu người Tây Tạng phải tŕ tụng cầu nguyện và nhiều sự thực tập mỗi ngày bằng tiếng Đức viết bằng mẫu tự Tây Tạng, mà không măi mai có ư kiến về những ǵ họ đang đọc, ngài nghi ngờ rằng rất nhiều người Tây Tạng sẽ thật sự làm như vậy. Tuy thế, chúng ta thực hiện như những người Âu Mỹ và xem sự thực tập như vậy là đủ. Sự thực tập thật sự có nghĩa là làm việc trong chính chúng ta. Làm việc để thay đổi thái độ của chúng ta. Làm việc trên những cảm xúc phiền năo của chúng ta. Phân tích. Thấu hiểu. Xây dựng thêm những thói quen lợi ích về từ ái, bi mẫn và sự thấu hiểu đúng đắn và v.v…

 

Một sự hiểu biết sai lầm khác trong dạng thức của sự thực tập là nghĩ rằng sự thực tập Phật Pháp một cách thích đáng là chúng ta cần theo phong tục và những h́nh thức của Tây Tạng hay Á châu khác – trong dạng thức của một bàn thờ Tây Tạng cầu kỳ, hay một pḥng thờ tự, hay cả một trung tâm Phật Pháp. Dĩ nhiên, nhiều người Tây Tạng đến để thành lập một trung tâm Phật Pháp như tu viện đồ h́nh mạn đà la (gompa), một ngôi chùa Tây Tạng, với những bức tường và bức tranh đầy màu sắc và với những ǵ quư vị có thể thấy trong căn pḥng này. Nhưng để nghĩ rằng như vậy là cần thiết … Và, như người Tây Tạng nói, người Âu Mỹ thích như vậy chứ, tại sao không? Không hề hấn ǵ… nhưng nếu nghĩ rằng như vậy là tối cần thiết th́ là một sai lầm lớn. Một cách đặc biệt khi như phải chi tiền quá nhiều, mà trong khi tiền bạc có thể được sử dụng trong những cách khác lợi lạc hơn nhiều. Thế nên cho dù đây là một trung tâm Phật Pháp, cho dù đây là nhà chúng ta, và v.v…, chúng ta không cần điều ǵ đấy cầu kỳ, phong cách Tây Tạng, nhằm để thực tập Phật Giáo Tây Tạng.

 

Mặc dù nhấn mạnh chính trong Phật Pháp là tiêu trừ vĩnh viễn những nguyên nhân của khổ đau – tức là si mê của chúng ta, sự bất giác của chúng ta về thực tại, những cảm xúc phiền năo, những thứ như thế này – sự hiểu biết sai lầm là nghĩ rằng việc vượt thắng các cảm xúc phiền năo sẽ xảy ra một cách nhanh chóng, quên rằng chúng ta vẫn đang có chúng, đến một mức độ giảm chúng dần dần, luôn tới việc trở thành một vị A la hán. Chỉ khi trở thành một A la hán, một chúng sanh giải thoát, chúng ta mới hoàn toàn thoát khỏi sân hận và dính mắc và v.v… Nếu chúng ta quên lăng điều này, chúng ta sẽ bị chán nản khi chúng ta vẫn nổi giận sau vài năm thực tập. Rất, rất thường.

 

Một sai lầm là không kiên nhẫn với chính chúng ta. Chúng ta phải nhận ra rằng sự thực tập Phật Pháp đi lên và xuống, giống như luân hồi; nó đi lên và xuống. Và, sau một thời gian dài, chúng ta mới có thể hy vọng cải thiện. Sẽ không dễ dàng đâu. Cho nên sẽ là một sai lầm nếu không kiên nhẫn với chúng ta, khi chúng ta thật có những thời điểm đi xuống. Nhưng trái lại, chúng ta cần tránh cực đoan của việc quá bi quan với những thói quen tiêu cực và giải đải hay lười biếng về việc hành động với chính chúng ta. Thế nên ở giữa đoạn đường ở đây: đừng tự đánh ḿnh khi chúng ta vẫn nổi giận, nhưng đừng chỉ nói, “À, tôi cảm thấy giận dữ,” hay “Tôi đang ở trong một tâm trạng xấu,” và không cố gắng để áp dụng một phương pháp tu tập nào đó để chiến thắng nó.

 

Thật rất thích thú để thấy những ǵ chúng hướng đến khi chúng ta đang ở trong một tính khí xấu; những ǵ chúng ta hướng đến để làm nhẹ bớt. Tôi có hướng đến việc hành thiền không? Tôi có hướng tới việc quy y không? Hay tôi có hướng đến sô cô la, hay t́nh dục, hay truyền h́nh, hay tán gẫu với bạn bè tôi không? Tôi hướng đến điều ǵ? Tôi nghĩ rằng đấy chính là đang khám phá sự thực tập Phật Pháp của chúng ta – chúng ta đối phó như với thế nào khi ở trong những tâm trạng xấu.

 

Đó là một hiểu biết sai lầm – đây là một điều khó – thật là một hiểu biết sai lầm khi nghĩ rằng chúng ta có thể đạt đến giải thoát hay Giác Ngộ trừ phi vượt thắng t́nh dục sinh học đặc biệt. Mặc dù sự thật là trong mật tông tantra, có thể ở những giai tầng nâng cao, sử dụng tham dục và năng lượng t́nh dục nhằm để vượt thắng tham dục và năng lượng t́nh dục, nhưng đây chỉ là khi chúng ta ở những giai tầng cực kỳ cao cấp và đă kiểm soát đối với hệ thống năng lượng vi tế. Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng để xem mật tông tantra như một phương pháp cho việc có những lối t́nh dục lạ kỳ. Chúng ta đang hướng đến việc đạt được giải thoát. Giải thoát có nghĩa là thoát khỏi điều này – loại thân thể vật lư này với tất cả những lèo lái sinh học của nó và v.v… – và để có loại thân thể của một chúng sanh giải thoát hay Giác Ngộ: được làm bằng ánh sáng, và v.v…, và không phải là chủ thể của những giới hạn này. Thế nên, thường thường chúng ta muốn giải thoát và Giác Ngộ một cách hà tiện, không cần phải từ bỏ những loại khoái lạc thân thể này, như nó là. Cho nên đây là một sự hiểu biết sai lầm.

 

Những Hiểu Biết Sai Lầm Về Mật Tông Tantra

 

Điều ấy đưa chúng ta đến mật tông tantra, và có rất nhiều hiểu biết sai lầm về điều đó. Thường th́ những sai lầm này đến do bởi sự quảng bá. Tantra, Đại toàn thiện, những thứ này được sự quảng bá một cách rất rơ ràng như là con đường dễ dàng, một con đường nhanh chóng, và tất cả những thứ đó; con đường tuyệt diệu nhất, và v.v… Và do bởi sự quảng bá – cho dù được quảng bá bởi những vị thầy Tây Tạng hay nhiều hành giả Tây Tạng hay Âu Mỹ – v́ bất cứ lư do nào mà họ có thể tŕnh bày trong cách ấy, nó là một sự hiểu biết sai lầm về mật tông tantra hay đại toàn thiện, thí dụ, rằng đây là những con đường tu tập dễ dàng.

 

Và được hấp dẫn với họ v́ lư do ấy – bởi v́ chúng ta nghĩ rằng chúng là dễ dàng và nhanh chóng – tại sao chúng ta làm vậy? Như một trong những vị thầy của tôi chỉ ra, nó có thể hoặc là chúng ta lười biếng và v́ thế chúng ta muốn điều ǵ đó dễ dàng và nhanh chóng (chúng ta không muốn dấn thân vào thực tập), hay chúng ta muốn t́m một sự trả giá. Giống như việc đạt đến Giác Ngộ rẻ tiền, cách mà chúng ta t́m kiếm những sự trả giá khi chúng ta đi mua sắm ở một cửa hàng. Chúng ta thường có tinh thần ấy khi chúng ta t́m kiếm những phương pháp thực tập Phật Giáo đa dạng. Sự trả giá ấy là ǵ? Những ǵ hạ giá tuần này? Loại này như vậy. Sự thực tập mật tông tantra và đại toàn thiện, và tất cả những thứ này, đ̣i hỏi một tâm sức và thời lượng khổng lồ cho thực hành. Chúng cực kỳ khó khăn. Vô cùng vi tế. Và tất cả những thứ ấy định rơ rằng chúng ta cần thực hiện những sự thực tập sơ bộ, là những thứ không phải dễ dàng – đây là hàng trăm ngh́n lễ phủ phục và v.v

 

Và đó là một sự hiểu biết sai lạc, ngay cả nếu chúng ta chấp nhận rằng chúng ta cần những sự thực tập sơ bộ chẳng hạn như lạy phủ phục, rằng chúng ta sẽ gặt hái những phép lạ từ chúng. Điều cũng có thể từ việc quảng bá, hay nó có thể chỉ từ sự đánh giá quá cao của chính chúng ta về năng lực của những sự thực tập chuẩn bị này. “Tôi thật quá thất vọng. Hăy nói với tôi những ǵ để làm. Okay, buông ḿnh tôi trên mặt đất hàng trăm ngh́n lần, tŕ tụng một số âm tiết trong một ngôn ngữ khác hàng trăm ngh́n lần, và rồi th́ tất cả những rắc rối của tôi sẽ biến mất.” Đây là một sự hiểu biết sai lầm. Và thế, từ sự tuyệt vọng, quư vị thực hiện, thực hiện, thực hiện điều ấy, mong đợi cuối cùng một phép lạ nào đó sẽ xảy ra. Và không có. Và rồi th́ chúng ta hoàn toàn vở mộng về những sự thực hành Phật Pháp.

 

Bây giờ, dĩ nhiên, những sự thực tập tịnh hóa có thể ảnh hưởng, nhưng không tác động 99% vào lúc tâm thức của quư vị đang lang thang dong ruỗi và quư vị không tập trung vào những ǵ đang thực hiện. Hay quư vị không có một động cơ mạnh mẽ, thích đáng. Nhằm để cho những sự thực tập này có tác động – và ngay cả khi chúng tác động, chúng không phát sinh phép lạ – đó có nghĩa là thực hiện một cách thích đáng, với sự tập trung hoàn toàn và động cơ đầy đủ, thích đáng, và v.v… Không phải dễ dàng, có phải không? Hay chỉ nghĩ, sau khi tôi hoàn tất một trăm ngh́n, “Tôi đă làm xong phần của tôi, và bây giờ phải được nhận những thứ tốt đẹp.” Vậy th́, một lần nữa, trong một ư nghĩa, hầu như những sự thực tập sơ bộ này là miễn cưỡng. Và tôi chỉ muốn nó qua đi. Và không thật sự thấy giá trị mà chúng có, trong và của chính chúng, để xây dựng nên một năng lực tích cực nào đó. [Tuy nhiên] như hết lần này đến lần khác, đặt phương hướng an toàn này trong đời sống của chúng ta, quy y, xác định lại lần nữa Phật, Pháp, Tăng. Đây là phương hướng mà tôi đang đi. Thêm nữa và lần nữa, phát tâm giác ngộ hay tâm bồ đề hay bodhichitta. Những loại thực tập sơ bộ này là vô cùng hữu ích.

 

Và cũng trong những dạng thức của những sự thực tập sơ bộ ngondro, thật là một sai lầm để thực hiện chúng trước khi có ngay cả một sự thấu hiểu Phật Pháp căn bản, và v́ thế nghĩ về nó đơn giản như một cách để làm sạch những tội lỗi của chúng ta, như nó là. Quư vị đến một vị thầy – và điều này thường xảy ra ở Âu Mỹ – chúng ta đến một vị thầy và ngay lập tức, trước bất cứ sự giảng dạy nào, trước bất cứ sự thông hiểu nào, “Hăy thực hiện một trăm ngh́n lễ phủ phục!” Và người ta thật sự làm điều này, với sự ngạc nhiên. V́ thế quư vị tự hỏi ḿnh, “Tại sao người ta làm điều này?” Và thường th́ từ sự thất vọng, nghĩ rằng có một phép lạ nào đó sẽ xảy ra từ việc này. Hay người ta sẽ vào một loại nào đó giống như một giáo phái và chỉ vâng lời vị thầy, giống như trong quân đội. Đó là một sai lầm, để chỉ nghĩ rằng mối liên hệ với vị thầy như một mối quan hệ với một sĩ quan nào đó trong quân đội: quư vị chỉ vâng lời mà không thắc mắc. Thật rất quan trọng để không bao giờ đánh mất năng lực thiết yếu ấy. Đức Thánh Thiện luôn luôn nhấn mạnh điều ấy. Hăy b́nh phẩm (critical). Như vậy không có nghĩa là chỉ trích (criticize), mặc dù chữ giống nhau trong tiếng Anh. “B́nh phẩm” có nghĩa là thẩm tra những ǵ đang xảy ra. “Chỉ trích” có nghĩa là nghĩ, “Tôi giỏi hơn nhiều, và bạn th́ kinh khủng,” xem thường họ và với một thái độ rất tiêu cực. Thế nên thật quan trọng nếu chúng ta thực hiện những sự thực tập ngondro mà chúng ta có căn bản – chúng ta thấu hiểu những ǵ chúng ta đang làm.

 

Và điều này là biểu thị của một sự hiểu biết sai lầm lớn hơn, là điều dấn thân trong sự thực tập mật tông khởi đầu, ngay cả nếu chúng ta bắt đầu với ngondro. Thí dụ, trong những truyền thống tŕnh bày nhấn mạnh nhiều vào sự thực tập sơ bộ ngondro này, có một chia sẻ chung, là 4 tư tưởng chuyển tâm thức chúng ta vào Phật Pháp – điều ấy một cách căn bản bao hàm luận điển con đường tiệm tiến Lamrim – và rồi những thứ đặc biệt không phổ thông, không chung với nhau, đấy là những sự lễ lạy và v.v… Và như vậy bỏ qua, hoặc tầm thường hóa, hoặc giảm thiểu những chuẩn bị sơ bộ chung này (giáo huấn lamrim căn bản) và chỉ lập tức nhảy vào sự lễ lạy, và v.v…, thường dẫn đến, như tôi nói, những thái độ thật không thực tiển đối với những sự lễ lạy và Kim Cương Tát Đỏa và v.v…, và nó có thể tạo ra các rắc rối. Sau một thời gian quư vị bắt đầu hỏi, “Tại sao tôi làm những thứ này? Vấn đề là ǵ?” Trái lại nếu chúng ta có một sự thấu hiểu rơ ràng – tối thiểu ở một mức độ nào đó – sẳn sàng trước về tầm quan trọng của việc xây dựng năng lực tích cực (phước đức), tiêu trừ những năng lực tiêu cực (hay ít ra là giảm thiểu chúng tối đa), bởi v́ chúng ta muốn đạt được điều này và loại mục tiêu này, mục tiêu tâm linh, thế th́ những chuẩn bị sơ bộ có một loại ư nghĩa nào đó.

 

Thế nên, như tôi nói, rắc rối ở đây là không chỉ đi vào những sự thực tập ngondro sơ bộ một cách ấu trỉ, mà là thâm nhập mật tông một cách ấu trỉ. Và điều này xảy ra như vậy, rất thường bởi v́ … Có thể là bởi v́ chúng ta yêu cầu những lạt ma thăm viếng ban cho những lễ khai tâm truyền pháp, ngay cả nếu nhóm của chúng ta chưa sẳn sàng cho việc có thể thực tập chúng. Hay những lạt ma viếng thăm tự họ tiến hành lễ truyền pháp, ngay cả khi thính chúng hầu hết chưa chuẩn bị. Cho nên chúng ta không chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự hiểu biết sai lầm này về sự nhấn mạnh quá độ về mật tông và sự tŕnh bày của nó và sự thực hành được diễn ra một cách ấu trỉ cho hầu hết mọi người.

 

Tại sao chúng ta yêu cầu một lễ khai tâm? Có thể có nhiều lư do. Chúng ta nghĩ về nó quá cao. Đây là một vấn đề thật sự. Nó là huyền bí. Nó sẽ hấp dẫn nhiều người hơn, có nghĩa là chúng ta sẽ thu thập nhiều tiền hơn, v́ thế chúng ta mới có thể trả cho những vị thầy thăm viếng và giúp cho trung tâm chúng ta. V́ thế có thể là những lư do tài chánh; là điều bất hạnh nhất, điều ấy xảy ra. Chính tự vị thầy có thể được động viên bởi suy nghĩ rằng, “Okay, họ sẽ không thực hành, nhưng chúng ta sẽ gieo những hạt giống cho những kiếp sống tương lai.” À, hầu hết những người phương Tây không tin vào các kiếp sống tương lai. Cho nên đó là một sự hiểu biết sai lầm. Hay chính những vị thầy không thật sự thấu hiểu rằng những người phương Tây vốn không có kinh nghiệm để có thể thực hành mật tông một cách hiệu quả. Hay họ xét cho cùng bị áp lực bởi việc quyên tiền hổ trợ cho tu viện và những tu sĩ nam nữ ở quê nhà. Có thể có nhiều lư do cho điều này. Nhưng những ǵ luôn luôn được khuyên bảo là nếu có một vị thầy thăm viếng, hăy thỉnh cầu họ ban bố những giáo huấn căn bản. Và nếu là những giáo huấn khá hơn mà chúng ta muốn, những giáo lư kinh điển cao hơn, quư vị biết: những giáo huấn căn bản về tâm giác ngộ hay tâm bồ đề hay bodhicitta, giáo huấn tiến bộ về tánh không, v.v…

 

Cũng thế, khi liên hệ với mật tông và chúng ta muốn những hướng dẫn về vấn đề thực tập như thế nào, một lần nữa đó là một hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng nhấn mạnh chính yếu trong việc thực tập là quán tưởng và chúng ta lo lắng quá nhiều về việc hiểu biết tất cả những chi tiết nho nhỏ một cách đúng đắn. Thầy tôi, Serkong Rinpoche thường sử dụng một thí dụ, đùa vui về những người phương Tây hiểu biết sai lầm ở đây. Ngài nói, “Người ta thường đến tôi và hỏi  Yamantaka (Minh Vương Bất động Bồ tát) hay Vajrayogini (Kim Cang Du Già Không Hành Mẫu) có lỗ rốn hay không? Điều này thật buồn cười. Đây là một sự thiếu sót vấn đề đâu là thiết yếu – những điểm quan trọng trong những sự thực hành này là ǵ?”

 

Chắc chắn, khi quư vị muốn phát triển sự tập trung nhất tâm, và v.v…, chúng ta cần tất cả những chi tiết, nhưng đó không phải là những ǵ quư vị tập trung hay nhấn mạnh vào lúc bắt đầu. Những ǵ khởi đầu để biết là một sự thấu hiểu căn bản – như Tông Khách Ba đă nói một cách rất rơ ràng – về 3 phương diện chính yếu của con đường tu tập.

 

* Viễn ly, từ bỏ những hiện tướng thông thường, chấp trước vào những thứ trong dạng thức của sự tồn tại cố hữu, và v.v… Nó đ̣i hỏi một sự quyết tâm để tự do – sự viễn ly.

 

* Tâm giác ngộ. Chúng ta đang hướng đến việc đạt tới Giác Ngộ. Đây là những vị Phật, bổn tôn, tiêu biểu cho sự Giác Ngộ tương lai của chúng ta mà chúng ta đang hướng để đạt đến, v́ thế chúng ta quán tưởng rằng chúng ta ở đấy bây giờ. Không có tâm giác ngộ, tại sao chúng ta phải tự quán tưởng ḿnh trong h́nh sắc này và làm tất cả những hành vi để làm lợi ích cho người khác? Cho nên rơ ràng, chúng ta muốn giống như thế này để làm lợi ích cho người khác.

 

* Và rồi toàn bộ sự thấu hiểu về tánh không; là chúng ta không thật sự hiện hữu như thế này bây giờ nhưng chúng ta có những tiềm năng. Cho nên chúng ta phải đặt nó trong nhân và quả, sự duyên sanh của nó, và v.v… Không phải tôi là Tara – tôi là Cleopatra, cho vấn đề ấy.

 

Vậy th́ nếu chúng ta học tập mật tông, thế th́ phải bảo đảm rằng nó đang được giảng dạy trong tŕnh độ này. Đây là những ǵ chúng ta cần nhấn mạnh. Điểm chính của tất cả vấn đề này là ǵ? Chúng ta đang cố gắng để làm ǵ? Đó là tại sao chúng ta cần tất cả những sự chuẩn bị trước tiên. Không chỉ lo lắng về tất cả những chi tiết tỉ mỉ li ti về quán tưởng. Trân bảo giống thế nào, và những thứ như thế. Mặc dù có những hướng dẫn về nó giống thế nào, nhưng đừng nhấn mạnh nó, một cách đặc biệt vào lúc mới bắt đầu.

 

Thật thú vị là ở lễ khai tâm Kalachakra ở Toronto, Canada, năm 2004, Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng dạy – tôi quên là kinh luận ǵ, nhưng là một trong những luận điển của Long Thọ về tánh không, như sự chuẩn bị. Khoảng 3 ngày. Và rồi, sau đó, ngài ban lễ khai tâm truyền đạo. Và điều đáng chú ư là nhiều người hiện diện trong lễ khai tâm hơn là những buổi giảng về tánh không. Và Đức Thánh Thiện nói rằng ngài thật cảm kích những người đến chỉ v́ giáo huấn của Long Thọ và không ở lại cho lễ truyền đạo khai tâm, hơn là những người ngược lại – không đến nghe giảng những buổi đầu, giáo lư căn bản, và chỉ đến v́ lễ khai tâm truyền đạo. Cho nên điều này nói với chúng ta rất nhiều; một điều tệ.

 

Trong dạng thức của những sự thực tập mật tông, th́ một sự hiểu biết sai khi nh́n những bổn tôn như những vị thánh thần mà chúng ta cẩu nguyện để hộ trợ, Thánh Tara, Thánh Quán Âm, và v.v…, như thế – và điều này không giới hạn đối với sự hiểu biết sai lầm ở phương Tây – và, trong một ư nghĩa, thờ phượng các ngài. Các ngài có thể truyền sự cảm hứng cho chúng ta, như chư Phật và những đạo sư truyền thừa, nhưng chúng ta cần hành động cho chính chúng ta.

 

Quư vị thấy, đôi khi sự hiểu biết sai lạc đến từ sự phiên dịch vấn đề khi chúng ta thực hiện những thỉnh cầu đến những đạo sư và bổn tôn khác nhau, và v.v…, trong những lời khấn nguyện thỉnh cầu. Trước tiên nhất, lời cầu nguyện đối với chúng ta mang những ư nghĩa cầu nguyện đến Thượng Đế và “Xin Thượng Đế, hăy ban cho tôi điều ǵ đấy.” Hay việc cầu nguyện đến một vị thánh, và vị thánh là vị trung gian với Thượng Đế cho tôi, cho nên Thượng Đế sẽ ban cho tôi điều ǵ đó. Ở đây, chúng ta đang bị làm cho lầm lạc với một chút vọng tưởng. Nhưng khi chúng ta thực hiện lời thỉnh cầu, từ ngữ ở đây là chingylab trong Tạng ngữ và thường được chuyển dịch là gia hộ, ban phước lành (blessings). Điều này đưa ra một sự hoàn toàn khác biệt và hướng dẫn sai ở đây. Chúng ta thỉnh cầu, “Xin hăy gia hộ cho tôi để tôi có thể làm điều này. Xin hăy gia hộ cho tôi để tôi có thể làm điều kia,” giống như là tất cả những ǵ chúng ta cần là một năng lực của những đấng siêu nhiên này đến và gia hộ cho chúng ta, ngay lập tức, th́ chúng ta sẽ được tất cả những sự thực chứng và v.v…

 

Đây không phải là Phật Giáo. Thuật ngữ có ư nghĩa là nâng lên và làm sáng lên. Đấy là ư nghĩa. Adhisthana là Phạn ngữ – đưa chúng ta lên một vị thế cao hơn; nâng lên. Điều ấy hàm ư của việc làm sáng hơn. Và v́ vậy tôi thích chuyển dịch nó như truyền cảm hứng. Cho nên chúng ta thỉnh cầu các ngài truyền cảm hứng cho chúng ta để đạt đến điều này và điều nọ. Nhưng những bậc này – cho dù là những đạo sư, cho dù là chư Phật, cho dù là các bổn tôn – không thể từ chính phía của họ, bằng năng lực của chính họ, ban cho chúng ta những mong ước của chúng ta và làm mọi thứ cho chúng ta, mà tất cả chúng ta phải làm là quy phục họ. Điều đó xét cho cùng là đoạn viết thêm vào; sự phóng chiếu một ư tưởng hay khái niệm phương Tây vào Phật Giáo. Sự nhấn mạnh chính là chúng ta luôn luôn cần làm công việc của chính chúng ta. Chúng ta có chư Phật, chư đạo sư – các ngài có thể truyền cảm hứng cho chúng ta, các ngài có thể dạy chúng ta, các ngài có thể hướng dẫn cho chúng ta, nhưng các ngài không thể làm công việc cho chúng ta. Chúng ta phải thấu hiểu, chính chúng ta.

 

Những Hiểu Biết Sai Lầm Về Những Vị Hộ Pháp

 

Tương tự như điều này, đấy là một sự hiểu biết sai lầm để nhấn mạnh quá mức sự thực tập bảo hộ. Thường thường chúng ta có điều này. Tại một trung tâm Phật Giáo, thí dụ mỗi tuần, người ta thực hiện sự thực hành bảo hộ. Hay mỗi ngày, người ta cầu nguyện sự bảo hộ. Và ngay cả những người mới đến cũng thực hành cầu nguyện sự bảo hộ, mà không có một ư tưởng sơ đẳng thật sự về những ǵ họ đang làm. Và thấy hay xem những vị hộ pháp như bậc sẽ bảo hộ chúng ta (như từ ngữ bảo hộ hàm ư) khỏi tất cả những chướng ngại và nguy hiểm và v.v…, và quên rằng chúng ta cần bảo hộ chính chúng ta, trong khuôn thức của … Bất cứ điều ǵ xảy ra cho nghiệp và nương tựa?

 

Chúng ta đang đi trong một phương hướng an toàn – quy y (Phật, Pháp, Tăng) nhằm để tránh những sự tái sanh khổ đau – phần đầu tiên của giáo lư. Không phải là chúng ta đi t́m một sự bảo hộ nhằm để tránh những sự tái sanh khổ đau. Không có nơi nào nói như thế trong giáo lư, có phải không? Nương tựa Phật, Pháp, Tăng. Và tam bảo sẽ không bảo hộ chúng ta trong ư nghĩa của việc cứu độ chúng ta. Tam bảo dạy chúng ta phải làm ǵ. Chúng ta phải tự thực hành. Tam bảo đưa ra tấm gương. Và nghiệp: hăy tránh thái độ bất thiện. Đi theo phương hướng an toàn hay quy y Phật, Pháp, Tăng có nghĩa là ǵ? Phương hướng an toàn chính yếu là giáo huấn. Giáo pháp, đang liên hệ đến – là lẽ thật sâu xa nhất của Pháp bảo – là sự thật thứ ba và thứ tư trong Bốn Chân Lư Cao Quư. Và v́ thế sự ngừng dứt chân thật (diệt đế) những nguyên nhân của khổ đau, và v́ thế sự chấm dứt thật sự của khổ đau. Và con đường chân thật hay tâm đạo sẽ đưa đến đấy – sự thấu hiểu về tánh không, v.v…- và điều ấy kết quả từ đấy. Đó là phương hướng mà chúng ta sẽ bước đi. Và đấy là sống trong sự tương tục tinh thần trọn vẹn hay tâm của một Đức Phật – chư Phật, nhiều Đức Phật – và trong bộ phận của sự tương tục tinh thần của một vị thánh giả Tăng bảo. Và đó là phương hướng. Và nếu chúng ta làm như thế, chúng ta tự bảo vệ chúng ta khỏi đau khổ. Pháp, Dharma, chữ Phạn, đến ngữ căn giữ chúng ta lại. Giữ chúng ta lại v́ thế chúng ta tránh được khổ đau.

 

Không phải là vị hộ pháp đă làm như vậy cho chúng ta. Một vị hộ pháp giống như sự bổ sung. Có nhiều cách để quán sát những vị hộ pháp. Serkong Rinpoche thường diễn tả những vị hộ pháp giống như một con chó xấu lớn. Ngài nói rằng nếu quư vị ở trong trung tâm của mọt mạn đà la như một bổn tôn – như Yamantaka, một bổn tôn phẩn nộ mạnh mẽ thật sự – quư vị cần phải có năng lực để kiểm soát những hộ pháp như vậy. Các vị như một con chó hoang. Và mặc dù quư vị có thể đứng tại cửa và đuổi đi những tên cướp cạn, tại sao phải làm như thế khi quư vị có thể có một con chó để làm như thế? Nhưng quư vị phải là một vị đạo sư; quư vị phải kiểm soát được t́nh thế. Cho nên ngay cả nếu quư vị nghĩ trong dạng thức của một vị hộ pháp như hổ trợ chúng ta, trong khuôn thức của việc xua tan những điều trở ngại và những tên trộm cướp và v.v…, th́ chúng ta phải là người căn bản có thể kiểm soát tất cả những thứ ấy.

 

Nói cách khác, những hộ pháp, nếu chúng ta xem họ như những chúng sanh thật sự – như người Tây Tạng làm – nếu chúng ta xem họ như những chúng sanh thật sự, những linh thức hay bất cứ điều ǵ, th́ các vị ấy có thể tạo điều kiện thuận lợi cho những nghiệp quả chúng ta chín muồi. Nếu chúng ta không có nghiệp quả, để chín muồi, th́ những ǵ các vị ấy làm sẽ không giúp đở được ǵ. Điều cũng giống như vậy đối với những nghi thức về Đức Phật Dược Sư và những điều giống như vậy. Sẽ không có tác dụng ǵ; đó không là nguyên nhân làm cho chúng ta khá hơn. Nó là một hoàn cảnh làm cho những nghiệp quả tích cực của chúng ta chín muồi. Trong vài trường hợp với những vị hộ pháp, đó là hoàn cảnh cho những nghiệp quả tiêu cực của chúng ta chín muồi trong một cách rất tầm thường, v́ thế nó không … v́ thế nó sẽ đốt cháy đi bất chướng ngại nghiêm trọng hơn nào mà chúng ta có thể có trong tương lai có thể ngăn trở sự thành công. Các vị có thể hoạt động trong nhiều cách.

 

Nhưng sai lầm ở đây là, sự hiểu biết sai lầm, là quan trọng quá độ sự thực hành hộ pháp; để làm việc ấy trung tâm hơn là Phật, Pháp, và Tăng. Và nó trở thành gần như một loại thờ cúng linh thức nào đó. Và có nhiều vấn nạn đến từ việc ấy, như được soi sáng với vị hộ pháp1 gây nhiều tranh cải trong người Tây Tạng. Cho nên chúng ta phải thật sự cẩn thận về điều đó. Và tôi nghĩ rằng thật rất thông tuệ cho một trung tâm Phật Giáo có một sự thực hành hộ pháp công cộng mỗi ngày, hay mỗi tuần, hay mỗi tháng, mà mọi người có thể tham dự – người mới tới cũng có thể – bởi v́ …Một cách đặc biệt nếu những văn bản này được chuyển dịch; các ngài rất nghiêm khắc. “Đập những kẻ xâm nhập, những kẻ thù tan ra từng mănh,” và v.v… Th́ rơ ràng thật có thể dễ gây tác động và rất dễ hiểu sai. Cho nên chúng ta phải rất cẩn thận về điều đó.

 

Những Hiểu Biết Sai Lầm Về Lễ Truyền Lực Hay Khai Tâm Điểm Đạo

 

Bây giờ về những lễ truyền lực trong khuôn thức của mật tông tantra. Thật là một sự thấu hiểu biết sai lầm để tiếp nhận một lễ truyền lực tantra mà không thẩm tra vị thầy hay sự thực tập. Và ngay cả nếu chúng ta thật có thẩm tra họ, thật là một lỗi lầm hay hiểu biết sai lầm để tiếp nhận một lễ truyền lực mà không có mục tiêu thật sự thực tập hệ thống mật tông tantra. Mục đích của một lễ khai tâm hay truyền lực là để kích hoạt và làm mạnh – làm nổi bật – Đức Phật của chúng ta – những nhân tố tự nhiên v́ thế có thể dấn thân trong sự thực tập của một hệ thống bổn tôn đặc thù. Đó là toàn bộ mục tiêu của việc này. Những nghi thức và quán tưởng đa dạng, và v.v…, của những ǵ diễn tiến – nó kích hoạt những hạt giống này, gieo trồng thêm nhiều hạt giống, v́ thế chúng ta có thể dấn thân trong một sự thực tập đặc thù. Chính là lễ truyền lực khai tâm để bắt đầu sự thực tập ấy.

 

Khi chúng ta thấu hiểu sai lầm điều này, th́ chúng ta tham dự một cách không phân biệt bất cứ lễ khai tâm nào bởi bất cứ lạt ma nào vào trong bất cứ sự thực tập. Và chúng ta tham gia hoặc là cho việc gia hộ ban phúc hay do bởi áp lực của nhóm tu tập. Thật là một sai lầm để làm như vậy. Tham gia một lễ truyền lực, lễ khai tâm là một nhiệm vụ nghiêm trọng. Và chúng ta phải thẩm tra trọn vẹn vị thầy này. Tôi có muốn thiết lập một mối liên hệ đặc biệt với vị thầy này như đạo sư mật tông của tôi không? Hầu hết chúng ta không có ư kiến ǵ về việc ấy có ư nghĩa thật sự là ǵ. Và tôi có muốn thực hiện sự thực hành bổn tôn đặc thù này như một sự đối kháng với một vị bổn tôn khác không? Và tôi có chân thành đang muốn làm điều này, hoặc là bây giờ hay hoàn toàn quyết định để tiếp nhận sau này chứ? Nhưng chỉ đi – tôi muốn nói, một cách rơ ràng chúng ta co thể tham dự như một sự kiện nhân loại học. Quư vị đi như một nhà nhân loại học để thấy đây là những loại người ǵ đang thc hiện một nghi thức bản địa nào đó. Okay. Đức Thánh Thiện nói nếu quư vị muốn tham dự, ngài gọi, một quan sát viên trung lập, th́ không có ǵ trở ngại. Nhưng nếu đi như thế ấy [không mục tiêu tu tập, không cần biết là vị truyền pháp là ai, cứ đến dự] th́ thật làm tầm thường hóa tiến tŕnh khai tâm truyền lực.

 

Và quả là một sự hiểu biết sai lầm xa hơn nếu nghĩ chúng ta đi tham dự một lễ truyền lực như vậy – như một sự kiện nhân chủng học, hay chỉ để được gia hộ, hay áp lực của nhóm: mọi người khác đều di v́ thế chúng ta phải đi – thật là một hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng chúng ta thọ giới và phát nguyện chỉ từ việc hiện diện trong lễ truyền lực khai tâm ấy mà không có một tri thức hay ư chí nào trong ấy. Quư vị chỉ tiếp nhận giới nguyện nếu quư vị thọ nhận một cách ư thức. Chỉ hiện diện ở đấy không có nghĩa rằng quư vị thọ nhận giới nguyện hay quư vị tiếp nhận sự khai tâm truyền lực. Người Tây Tạng đem những con chó của họ theo trong lễ tiếp nhận, không có nghĩa là những con chó có giới nguyện và chúng bây giờ có sự khai tâm để đem vào thực hành. Tôi muốn nói, một cách rơ ràng họ đem chúng cho những sự gia hộ hay bất cứ điều ǵ. Nhưng có phải chúng ta muốn tham dự lễ khai tâm giống như một con chó? Vấn đề là ở đây. Hay để nghĩ, “Ô, chúng ta sẽ được nâng đở qua việc ấy.” Điều ǵ đó như thế.

 

Về mặt khác, cũng là một hiểu biết sai lầm để nghĩ chúng ta có thể tiếp nhận một lễ khai tâm và dấn thân trong sự thực tập mà không cần thọ giới và giữ giới. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của lễ khai tâm, của một lễ truyền lực,là giới nguyện. Như được nói một cách rơ ràng trong nhiều luận điển: “Không có lễ khai tâm nào mà không có những giới nguyện.” Và v́ vậy tối thiểu chúng ta có những giới nguyện Bồ tát. Trong tất cả những lễ khai tâm của tất cả mọi tŕnh độ, kể cả trong Đại toàn Thiện, Tông Khách Ba và Atisha đă nhấn mạnh rằng chúng ta cần một tŕnh độ nào đó của ba la đề mộc xoa hay sự thực tập như căn bản cho việc ấy, ngay cả nếu đấy chỉ là giới nguyện của cư sĩ. Hay ngay cả không có tất cả năm giới – trán giết hại, trộm cắp, dối trá, … Một loại căn bản của đạo đức phổ thông nào đó. Sau đó là giới nguyện Bồ tát. Và nếu đó là hai loại tantra cao cấp, giới nguyện tantra. Điều đó chắc chắn là cần thiết. Và chúng ta cần làm như vậy thật nghiêm túc, thẩm tra: tôi thật sự có thể giữ những giới điều này không?

 

Nếu có một sự phát nguyện thực hành – đôi khi có những sự phát nguyện thực hành với một lễ khai tâm – thật là một hiểu biết sai lầm mà chúng ta có thể điều đ́nh với vị thầy để làm giảm nhẹ sự phát nguyện, như sự trả giá với một người bán hàng trong một cửa hàng Đông phương để có một giá rẻ hơn. Tất nhiên đôi khi tôi đă thấy những người Tây phương làm như thế. Ở Dharamsala, Đức Thánh Thiện ban lễ truyền lực, và phát nguyện để thực hành mỗi ngày suốt đời c̣n lại. Thí dụ, Lama Chopa (Nghi Lễ Đạo Sư). Đức Thánh Thiện ban bố giáo huấn về lễ này, và phát nguyện để thực hành, nhưng họ sẽ mặc cả, cố gắng để mặc cả – à, chúng ta có một đời sống bận rộn, và v.v…, chúng ta có thật sự phải làm việc ấy không? Chúng ta chỉ thực hành đôi lúc nào đó, khi chúng ta có thời gian chứ? Họ cố gắng để có sự thực hành nhẹ hơn; ở một giá rẻ hơn. Đó là một sự hiểu biết sai lầm lớn.

 

Nếu chúng ta sắp tiếp nhận giáo huấn, vấn đề là chúng ta muốn thực hành. Chúng ta nghiêm chỉnh về việc ấy. Bằng khác đi, tại sao tiếp nhận giáo huấn? Chỉ v́ ṭ ṃ? Không phải vậy. Những giáo huấn này đáng lư là quư giá, điều ǵ đó thiêng liêng mà quư vị sẽ chỉ học tập trên căn bản của việc thật sự muốn thực hành nó. Dĩ nhiên điều này trở thành một vấn đề khó khăn với Internet và sách vở và những thứ như thế, bởi v́ phía khác, như Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma nói, là quá thuận tiện trong mọi cách. Và có quá nhiều thông tin sai lạc về Mật tông và giáo Pháp, tốt hơn là có thông tin đúng đắn ở ngoài đấy. Như Đức Thánh Thiện đôi khi đùa rằng, “Tốt hơn là đi vào địa ngục với một sự thấu hiểu đúng đắn hơn là bước đi với một sự thấu hiểu sai lầm. Với sự thấu hiểu đúng đắn, quư vị sẽ ra khỏi địa ngục nhanh chóng hơn nhiều.” Vậy th́ cho dù lời đó được tiếp nhận như thật hay một lời đùa, tôi không biết, nhưng nó cho chúng ta điều ǵ đó để tư duy. Nhưng đó không phải là một biện giải. Chúng ta sẽ tiếp nhận những giáo huấn này. Có một phát nguyện. Hăy thọ nhận một cách nghiêm túc.

 

Nếu có một phát nguyện tŕ tụng hàng ngày, thật là một hiểu biết sai lầm nếu không tiếp nhận nó một cách nghiêm chỉnh và nghĩ rằng chúng ta có thể không thực hành một ngày khi chúng cảm thấy không thích làm như vậy: “Tôi sẽ thực hành khi tôi cảm thấy thích làm như vậy.” Hay tiếp nhận quá nhiều phát nguyện thực hành suốt đời mà không thật sự xem xét chúng ta có thể duy tŕ chúng hay không. Đó là một lỗi lầm vô cùng phổ biến vào thập niên những năm 1970 ở Ấn Độ. Trong thời gian ấy, những lễ khai tâm được ban bố một cách dễ dàng – những lễ khai tâm trọn vẹn với những phát nguyện thực hành trọn vẹn – và những người phương Tây chúng tôi đă tiếp thọ. Chúng tôi đă tiếp nhận những lễ truyền lực này và thọ nhận những phát nguyện này, nghĩ rằng chúng tôi có thể luôn luôn giữ ǵn chúng. Và quư vị nh́n xem ngay cả chỉ mười năm sau – hăy để như hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm sau – và bao nhiêu người đă thật sự giữ được hết? Và tiếp tục thực hành chúng? Chỉ trên đầu ngón tay. Và ngay cả khi tiếp nhận chúng trong những ngày đó, nhiều người thật sự vật vả để thực hành hàng ngày bởi v́ họ đă rời nó … Họ cũng bận rộn vào buổi sáng. “Buổi sáng không phải là thời gian tốt cho tôi,” suy nghĩ thế. Và họ phải để vào buổi tối, và rồi th́ họ sẽ có hai hay ba giờ để thực hành. Và họ đă rơi vào giấc ngủ trong khi đang thực hành, và sau đó ngồi đấy và ngáy ngủ, và họ cần cả nửa đêm để hoàn tất. Và nó trở thành một sự tra tấn. Và v́ thế đây là một vấn nạn lớn.

 

Nếu chúng ta sắp tiếp nhận thệ nguyện thực hành, hăy thực tế về nó – về những ǵ chúng ta thật sự có thể thực hiện. Và những thệ nguyện thực hành này, chúng là nghiêm túc khi người ta nói điều này phải thực hiện mỗi ngày trong suốt đời của quư vị. Và tại sao quư vị muốn thực hiện mỗi ngày suốt cả đời của quư vị? Bởi v́ tôi thật sự nghiêm chỉnh về vấn đề đạt đến giải thoát và Giác Ngộ. Và tôi hiểu căn bản của phương pháp Mật tông căn bản – Điều này là rất quan trọng. Đức Thánh Thiện luôn luôn nhấn mạnh rằng nếu quư vị sắp liên hệ với Mật tông, nó phải là trên căn bản của sự thấu hiểu Mật tông là ǵ và có niềm tin trong hiệu quả của phương pháp. Bằng khác đi, tại sao quư vị làm điều này? Một cách đặc biệt nếu quư vị nghĩa nó chỉ bao gồm một sự quán tưởng kỳ lạ nào đó và việc lẩm bẩm một số mật ngôn nào đó, thế th́ sau một thời gian quư vị sẽ từ bỏ bởi v́ nó dường như buồn cười: “Tại sao tôi lại làm những thứ này?” V́ vậy thật quan trọng để xem xét thật sự chúng ta thật sự có thể hoàn tất những thệ nguyện này không.

 

Và cuối cùng, thật là một sự thấu hiểu sai lầm về sự thực tập tantra để xem nó như chỉ đơn thuần là một nghi lễ đọc tụng hay chỉ đơn giản là sự tŕ tụng mật ngôn. Không có hành thiền mạnh mẽ về tâm giác ngộ và tánh không, th́ chúng ta sẽ có sự hiểu biết sai lầm ấy: Tôi chỉ thực hiện nghi lễ này; tôi chỉ đọc tụng “úm ba la ba la ba la…” Hăy cố gắng để quán tưởng – gần như lúc đầu chúng ta không thể quán tưởng, phức tạp quá. V́ thế chúng ta muốn thực hành một phiên bản dễ dàng nhất và nghĩ rằng đấy là điều ǵ đấy sẽ thật sự xăy ra trên căn bản của điều này. Và rất thường nó trở thành giống như một sự thoát khỏi vào trong một Vùng Đất Kỳ Diệu mà không thật sự có một phương pháp hiệu quả cho việc kết hợp tất cả những giáo huấn lại với nhau.

 

Mật tông tantra là một cách để đặt tất cả các giáo huấn lại với nhau, v́ thế trong nghi lễ căn bản – vào lúc ấy, quư vị phát sinh bốn thái độ vô lượng; lúc này, sự quy y; vào lúc này, tâm giác ngộ; vào lúc này, quư vị tái củng cố giới nguyện; vào lúc này (nhiều, nhiều lúc) quư vị hành thiền tánh không – vào những lúc khác trong nghi lễ căn bản, quư vị phát sinh những sự thấu hiểu giáo Pháp và thực chứng khác. Cho nên nếu quư vị đă không thực hành những phương pháp trước đấy, thế th́ khi được gọi trong nghi lễ chỉ với vài từ, “Bây giờ tôi có sự thấu hiểu về tánh không,” quư vị phải làm ǵ? Thế th́ quư vị chỉ lập lại những từ ngữ ấy. Sẽ không có tác động ǵ với việc chỉ lập lại những từ ngữ. Cho nên sự thực tập mật tông tantra đ̣i hỏi quá tŕnh thực hành cần mẫn tất cả trước đấy. Thật là một sai lầm để nghĩ rằng nó chỉ là những ǵ “úm ba la ba la” với một sự tŕ tụng nào đó – là thứ hầu như chỉ được hoàn tất với tư tưởng tán loạn lang lang khắp chốn.

 

Những Sự Hiểu Biết Sai Lạc Về Những Biểu Tượng T́nh Dục

 

Một nguồn gốc khác sai lầm thông tin về Phật giáo Tây Tạng là qua sự hiểu lầm về những biểu tượng t́nh dục trong mật tông tantra. Những học giả Tây phương đầu tiên trở nên cảnh giác với Phật giáo Tây Tạng trong thế kỷ mười chín qua việc thấy những bức họa của những bổn tôn mật tông tantra trong kết hợp và việc những mật điển tantra có những ngôn ngữ có ư nghĩa liên đới với t́nh dục. Thời điểm này trong tư tưởng Tây phương, đặc biệt ở Anh quốc, được biết là thời điểm Victoria, thời của Nữ hoàng Anh quốc Victoria. Người ta đă nghĩ bất cứ quan điểm nào về t́nh dục là xấu xa và v́ thể người ta hiểu sai lạc về mật tông và những bức họa tantra. Người ta đă nghĩ rằng Phật giáo Tantra Tây Tạng là một h́nh thức thoái hóa của Phật giáo, gọi là Lạt Ma giáo. Thật sự, Lạt Ma giáo là danh xưng được đặt ra bởi Hoàng triều Măn Châu cai trị Trung Hoa để phân biệt h́nh thức Phật giáo Tây Tạng với những tông phái Trung Hoa. Những học giả Tây phương buổi đầu nghĩ rằng tu sĩ và Lạt ma Tây Tạng tiến hành t́nh dục trần tục như một sự thực hành tôn giáo, và từ sự đọc qua những luận điển hộ vệ, họ nghĩ rằng những Lạt ma thật sự đi răo mọi nơi để giết những kẻ thù của họ với năng lực thần thông và uống máu của những người ấy bằng sọ người.

 

Nhiều sách được viết bởi những học này về Phật giáo Tây Tạng với những ư kiến lạ kỳ và phê b́nh mạnh mẽ. Có hai kết quả về điều này. Một là nhiều người bị ảnh hưởng tin rằng Phật giáo Tây Tạng bị thoái hóa và liên hệ với những nhóm thực hành t́nh dục. Sau đó họ bác bỏ Phật giáo Tây Tạng, với một thành kiến nặng nề. Thậm chí nếu họ vẫn thích thú với Phật giáo, họ đă trở lại với những ǵ họ tin là những h́nh thức thanh tịnh hơn, chẳng hạn như Phật giáo nguyên thủy Thượng tọa bộ.

 

Một kết quả khác nguy hiểm hơn. Từ sự đọc xem những quyển sách này, một số người vốn đă có một ḷng khát dục trầm kha tin rằng Phật giáo Tây Tạng giảng dạy con đường tiến hành t́nh dục trần tục thông thường thành một sự thực hành tôn giáo. Họ đến với Phật giáo Tây Tạng muốn học hỏi thêm về t́nh dục và làm sao có những hành vi dục t́nh thú vị hơn. Sau đó, họ có những hành vi t́nh dục với những đối tác của họ trong khi có thể ngồi trong tư thế của những bổn tôn, và nghĩ rằng họ là những hành giả tôn giáo cấp tiến. Thậm chí có một số giáo thọ, cả ngoại quốc và Tây Tạng, muốn lợi dụng t́nh thế để có hành vi t́nh dục với nhiều đối tác. Họ hoặc là dạy con đường t́nh dục thông thường như thế, hay họ thúc đẩy nhiều học tṛ của họ vào trong những hành vi t́nh dục trần tục ấy với họ, gây ấn tượng rằng họ là những hành giả tantra tiến bộ. Điều này thật sự gây nên những tổn hại lớn lao.

 

Kết Luận

 

V́ vậy đây là một số hiểu biết sai lầm nẩy ra trong tâm tôi khi tôi ngồi xuống và nghĩ về nó. Tôi chắc là có rất, rất nhiều điều nữa mà chúng ta có thể liệt kê ra. Như tôi nói, có nhiều hiểu biết sai lầm xảy ra đơn giản do bởi những khó khăn vật chất; một cách đặc biệt trong trường hợp của khuôn thức thấu hiểu sai lầm của tánh không, của những hệ thống khác nhau, và v.v… Một trong những điểm về giáo Pháp là: bất cứ điều ǵ Đức Phật giảng dạy là v́ lợi ích của người khác. V́ thế, nếu chúng ta đón nhận điều này một cách nghiêm túc, th́ chúng ta sẽ cố gắng để nghĩ ra mục tiêu của tất cả những việc này là ǵ – của bất cứ điều ǵ của giáo Pháp. Nếu chúng ta không hiểu nó, hăy hỏi. Hăy thẩm tra. Hăy tuân theo những phương pháp của Phật lư.

 

Nếu có những trở ngại tâm linh nào đó, thế th́ việc xây đắp thêm năng lực phước đức tích cực là cách để vượt thắng những chướng ngại tinh thần hay những chướng ngại cảm xúc. Trong luận điển đă nói một cách rất rơ ràng về điều ấy, cho nên chúng ta cần tiếp nhận điều ấy một cách nghiêm túc. Thật là một sự hiểu biết sai lầm nếu không tiếp nhận điều này một cách nghiêm túc. Chúng ta không thấu hiểu điều này. Thế th́ hăy thực hiện nhiều sự tu tập Manjushri, thí dụ thế. Và điều ấy không có nghĩa là chỉ làm qua loa với việc tŕ tụng mật ngôn, mà với một sự quán tưởng và tư duy rơ ràng để tâm tôi trở thành ngày càng rơ ràng hơn, với ánh sáng đến với chúng ta trong sự quán tưởng, là điều sẽ giúp chúng ta h́nh dung một cách sinh động. Thế nên, điều được thiết lập với một năng lực ư chí mạnh mẽ để làm cho tâm tôi rơ ràng hơn; được truyền cảm hứng để rơ ràng hơn. Như thế có thể là một sự hổ trợ rất lớn. Nhưng chỉ thúc đẩy và thúc đẩy và thúc đẩy mà không dựa vào những phương pháp trong giáo lư để vượt thắng những chướng ngại và ngăn trở này … [không phải luôn luôn có ích]. Và có thể đ̣i hỏi một nổ lực lâu bền.

 

Tôi thường xem một số cuộc du hành của tôi – đi quanh thuyết … tôi được mời đến nhiều nơi để giảng dạy – như những khóa tu tâm giác ngộ. Tôi đă có, trong một cảm nhận nào đó, vướng bận trong những ǵ tôi đang viết hay những ǵ tôi đang dịch, và rồi tôi ra đi trong một ṿng thuyết giảng hay điều ǵ như thế. Và qua đó – trong khuôn thức của việc tương tác với người khác, việc cố gắng rộng răi bố thí với những giáo huấn, và v.v… – như vậy sẽ xây dựng nên một khối lượng năng lượng phước đức tích cực trở lại cho tôi, và rồi tâm thức tôi sẽ trong sáng hơn để vượt thắng những trở ngại mà có thể tôi đang có. V́ vậy hay cố gắng để nh́n mọi thứ trong cách ấy.

 

Thế th́, cách nào đi nữa, đây là một số suy nghĩ của tôi. Có lẽ quư vị có một số câu hỏi.

 

CÂU HỎI

 

Câu hỏi về vấn đề liên hệ đến những giáo huấn biểu hiện phép lạ

 

HỎI: Đôi khi dường như nghe rất kỳ diệu, như hứa hẹn, nếu bạn làm việc này hay việc nọ. Như tôi đọc trong một kinh luận nào đó về quy y: bạn được bảo hộ từ nhân, phi nhân, và tất cả mọi thứ xảy ra. Hay bạn tŕ tụng mật ngôn này và bốn mươi ngh́n a tăng kỳ kiếp được tịnh hóa. Nghe như câu chuyện thần tiên. Và, thí dụ, cho việc quy y – tôi luôn luôn có câu hỏi cho tôi: có nghĩa ǵ khi tôi thức dậy vào buổi sáng và quy y? Có phải xét cho cùng có được điều ǵ tôi muốn trong đời sống – đó là tôi muốn hướng đến Giác Ngộ – hay có phải nó chỉ là một lưỡi kiếm phép lạ nào đó mà tôi đă tạo ra cho tôi?

 

ĐÁP: Câu hỏi của bạn nêu ra hai điểm. Một là nói rằng: chúng ta liên hệ thế nào đến một số giáo huấn nghe như rất phù phép? Như nếu chúng ta quy y sau đó chúng ta được bảo hộ từ nhân và phi nhân. Và quy y Đức Phật này tịnh hóa năng lực tiêu cực trong bốn mươi ngh́n a tăng kỳ kiếp, trong Đức Phật nọ, ba mươi lăm ngh́n; và trong vị này, năm trăm và năm mươi sáu ngh́n – tôi chỉ tự đưa ra những con số – với ba mươi lăm được gọi là những Đức Phật trong lễ sám hối, và v.v…Và bạn tự hỏi: Những con số này từ đâu mà có? Và tôi liên hệ đến chúng như thế nào? Nghe như phép lạ.

 

Khía cạnh kia trong những câu hỏi là ǵ?

 

Tham dự viên: Về quy y. Khi tôi thực hiện vào buổi sáng…

 

ĐÁP: Ô, vâng. Khi bạn quy vi vào buổi sáng, có phải nó thật sự đem vào phương hướng này trong đời sống của chúng ta với Phật, Pháp, và Tăng, hay có phải xét cho cùng, là một loại phép lạ tín điều nào đó như chúng ta nói?

 

À, như tôi nói, phép lạ tín điều thật sự là một hiểu biết sai lầm về giáo huấn. Tôi muốn nói, phép lạ có nghĩa là hầu như rằng mọi thứ xảy ra mà không có lư do ǵ, và chắc chắn điều đó không được chấp nhận bởi luận lư Phật Giáo – một kết quả có thể xảy ra mà không có nguyên nhân. Cho nên chúng ta không có phép lạ ở đây. Nếu chúng ta tái khẳng định phương hướng mỗi buổi sáng, phương hướng an toàn và quy y, điều đó thật sự đang thiết lập một mục tiêu mạnh mẽ cho những ǵ tôi đang làm với một ngày của tôi. Điều ấy được nhấn mạnh trong rất nhiều giáo huấn. Cho nên điều đó có một giá trị nào đó.

 

HỎI: Như vậy muốn nói ǵ?

 

ĐÁP: Như vậy muốn nói ǵ. Và nó bảo hộ tôi khỏi tổn hại này và nọ – À, nếu đạt đến giải thoát, sự thật thứ ba và thứ tư trong Bốn Chân Lư Cao Quư, thế th́ tôi thoát khỏi ṿng luân hồi sanh tử, v́ vậy tôi sẽ không trải nghiệm bất cứ khổ đau nào. Thế nên, okay, chúng ta có thể hiểu như thế.

 

Bây giờ về những con số này, tôi phải thú thật là tôi thật khó mà chấp nhận chúng một cách chữ nghĩa. Và tôi không thật sự chú ư nhiều đến. Bây giờ tôi nhận và chọn trong khuôn thức của những giáo lư này chứ? Tôi không biết. Tôi xem nó trong khuôn thức của vấn đề này hơn: Làm việc này là rất năng lực. Tŕ tụng điều này – như được nói trong những kinh điển Đại Thừa – ngay cả tŕ tụng danh hiệu của vị Bồ tát này xây đắp nên vô số phước đức của nhiều a tăng kỳ kiếp, và v.v… Cho nên, okay, hăy tŕ tụng mật ngôn nay bất cứ điều ǵ, nhưng tôi không thể tưởng tượng rằng nó chỉ … Mặc dù nó cho ấn tượng rằng chúng ta chỉ tŕ tụng là đủ, tôi thật sự nghi ngờ rằng điều ấy có thật sự nên hiểu chỉ qua từ ngữ. Tôi nghĩ rằng phải có một sự thấu hiểu nào đó về vấn đề Bồ tát làm ǵ nhằm để trở thành một vị Bồ tát. Cũng thế danh hiệu của các ngài thật sự có ư nghĩa nào đó. Cho nên chỉ tŕ tụng danh hiệu của các ngài bằng Phạn ngữ hay Tạng ngữ và không hiểu ư nghĩa là một vấn nạn. Và những con số, như tôi nói, riêng tôi, tôi không chú ư nhiều. Chẳng hề ǵ cho dù ba mươi lăm ngh́n hay bốn mươi lăm ngh́n a tăng kỳ kiếp. V́ thế không phải tôi muốn nói rằng điều này là ngu ngơ. Như vậy là phủ nhận giáo huấn; như vậy chắc chắn không là điều ǵ đó tích cực để làm. Nhưng tôi không thấy nó như một bộ phận cần thiết của giáo huấn – vấn đề bao nhiêu a tăng kỳ kiếp để tịnh hóa chúng ta hoàn toàn.

 

Do thế, xét cho cùng, chúng ta cần áp dụng những ǵ chúng ta thấy trong Đại Thừa, sự phân biệt giữa những giáo huấn bất liễu nghĩa và liễu nghĩa. Bất liễu nghĩa thuật ngữ thường được nghe nói đến từ Hán tạng, nhưng tiếng Anh là Interpretable có nghĩa là có thể diễn giải để làm chúng ta có một sự thấu hiểu sâu hơn, và liễu nghĩa là rốt ráo là những ǵ hướng dẫn chúng ta. Cho nên sự rốt ráo là về tánh không, sự thấu hiểu sâu nhất về tánh không, và mọi thứ khác là để hướng dẫn chúng ta đến đấy [sự thấu hiểu sâu nhất về tánh không]. Cho nên bằng việc nói rằng điều này xây đắp nên ba mươi lăm ngh́n a tăng kỳ kiếp năng lực tích cực và điều này làm nên bốn mươi lăm ngh́n, tôi nghĩ chỉ là động viên chúng ta xây đắp năng lực tích cực [phước đức] hướng chúng ta đến một sự thấu hiểu sâu sắc hơn, v́ thế tôi đạt được tŕnh độ ấy. Và không nghĩ nó trong dạng thức của phép lạ.

 

Đấy là một điểm rất hay mà bạn đă nêu lên. Bởi v́ nhiều lạt ma đă và đang nhấn mạnh về việc đọc một số kinh điển nào đó, tŕ tụng chúng, đó là vấn đề dĩ nhiên là việc tích cực để làm: Kinh Kim Quang Minh, và v.v… Và trong ấy chúng ta thấy những trang này là không dễ để mà liên hệ với thực tế.

 

HỎI: Quay bánh xe cũng có thể chửa trị bệnh ung thư của bạn.

 

ĐÁP: À, để nói, “Quay bánh xe cầu nguyện và nó sẽ trị bệnh ung thư cho bạn “tôi nghĩ điều đó hơi ngô nghê. Hơi ngô nghê.

 

HỎI: Nghe có vẻ như phép lạ. Cho dù ông có có một bánh xe cầu nguyện hay …

 

ĐÁP: À, không có phép lạ nhiều lắm đâu. Tôi muốn nói, bạn nghe câu chuyện đùa chứ? Chuyện đùa như, “Xin cho tôi trúng số độc đắc. Xin cho tôi thắng số độc đắc…” Chúng ta đang cầu nguyện Đức Phật hay thượng đế. Và thượng đế hay Đức Phật hay bất cứ vị nào xuất hiện và nói, “Bạn cần mua một vé số!”

 

Và v́ thế chúng ta cần phải xây dựng nguyên nhân. Và v́ thế nếu chúng ta xây dựng những nguyên nhân trong dạng thức của năng lực tích cực (phước đức) và v.v…, à, như thế th́ bánh xe cầu nguyện có thể giúp chúng ta xây dựng một thái độ tích cực và lạc quan hơn là điều giúp chúng ta làm mạnh hệ thống miễn nhiễm, và v.v… Nhưng chỉ tự nó, chắc chắn không thể chửa bệnh ung thư. Như vậy là ngô nghê.

 

HỎI: Đôi khi nó giống như vậy?

 

ĐÁP: Đó là những ǵ giống như vậy, nhưng là một sự hiểu biết sai lầm, tôi nghĩ, như việc tiếp nhận mọi thứ hoàn toàn như trên văn tự. Mặc dù có nhiều người làm như vậy. Nhưng giáo huấn có những ư nghĩa sâu xa hơn. “Đừng dựa vào vị thầy, nhưng dựa vào từ ngữ của những vị ấy. Đừng chỉ dựa vào từ ngữ, mà hăy dựa vào ư nghĩa của chúng. Không chỉ dựa vào ư nghĩa của chúng mà dựa vào ư nghĩa rốt ráo của chúng – của những ǵ chúng đang hướng đến.” Cho nên chúng ta có bốn sự nương tựa (tứ y).

 

Có câu hỏi nào khác?

 

Câu hỏi về việc nhắc nhở chư Phật gia hộ chúng ta

 

HỎI: Khi chúng ta lập lại một lời cầu nguyện, đôi khi có một hay hai câu nói, “Xin hay gia hộ chúng con, Chư Phật. Xin hăy nhớ những thệ nguyện mà Ngài đă phát, và bảo hộ chúng con và ban điều tốt đẹp cho chúng con.” Và tôi luôn luôn nghĩ, à, đó phải là một sai lầm hay một cách mà nó không biểu hiện một cách thích đáng trong ngôn ngữ của chúng ta hay v.v… Bởi v́ tôi nghĩ thật là xúc phạm để làm một Đức Phật nhớ lại thệ nguyện của Ngài. Ngài biết những thệ nguyện của Ngài. Cho nên tôi không hiểu tại sao chúng ta luôn luôn làm những việc nhắc nhở này đến chư Phật.

 

ĐÁP: Bà ta nói trong một số lời cầu nguyện có những nhắc nhở đến chư Phật “nhớ lại thệ nguyện của Ngài để bảo hộ chúng tôi.” Cá nhân tôi không biết những văn kiện nào nói trực tiếp đến chư Phật. Thông thường được nhắc đến điều gọi là những thệ nguyện của chư hộ pháp. Và đây thường là những linh thức khác nhau đă từng được thuần hóa bởi Đức Liên Hoa Sanh hay bất cứ vị nào phát nguyện bảo hộ giáo huấn và những hành giả.

 

Tham dự viên: Của Đức Phật Dược Sư và nghi quỹ.

 

ĐÁP: Okay. Vậy là trong nghi quỹ Đức Phật Dược Sư, tôi không nghiên cứu về điều này và thế là chúng ta nhắc lại Đức Phật với thệ nguyện của Ngài để cứu giúp những người bệnh. Và câu hỏi của quư vị là: tại sao chúng ta cần nhắc chư Phật? Chúng ta không cần nhắc các Ngài. Cũng giống như – tại sao chúng ta thật cần thỉnh cầu chư Phật làm điều ǵ đó? Các Ngài sẽ thực hiện cho chúng ta toại nguyện.

 

Vậy th́ như vầy làm cho chúng ta dễ lănh hội hơn và, trong một ư nghĩa nào đó, việc nhắc nhở chúng ta rằng các Ngài có những lời nguyện này và rằng các Ngài đă phát thệ, v́ thế chúng ta có thể có được một thái độ hơi tích cực hơn với việc làm mạnh mẽ hệ thống miễn nhiễm. Mặc dù như vậy không phải là cách mà những kinh luận truyền thống giải thích về bất cứ điều ǵ, nhưng đấy là vấn đề mọi thứ này hoạt động như thế nào.

 

HỎI: Có phải đây cũng là vấn đề của việc chuyển dịch?

 

ĐÁP: Có phải là vấn đề chuyển dịch không? Tôi không biết. Tôi phải thấy văn bản.

 

Câu hỏi về vấn đề tà dâm

 

HỎI: Có một giới về tà dâm. Tà dâm luôn luôn là một bí ẩn lớn đối với tôi. Tà dâm thật sự là ǵ? Những giới bao gồm hay không bao gồm là ǵ?

 

ĐÁP: Đây là một câu hỏi rất khó, một câu hỏi rất quan trọng, trong dạng thức của thái độ t́nh dục không thích đáng hay tà dâm. Điều ǵ thật sự bao gồm trong ấy? Và tại sao? Khi chúng ta nh́n vào sự tiến triển trong vấn đề giải thích giới ấy, hay chỉ là trong sự giải thích của mười điều bất thiện hay cũng được gọi là những hành vi “phi đạo đức” về thái độ t́nh dục không thích đáng, chúng ta thấy rằng, qua lịch sử, nhiều thứ đặc thù hơn. Bắt đầu từ văn ngữ Pali và rồi qua Ấn Độ, nhiều thứ đặc thù hơn, và rồi người Tây Tạng tiếp nhận. Và không phải là nó h́nh thành một cách lũy tiến; một số luận giải ở Ấn Độ thêm những thứ nào đó và một số thêm những thứ khác, và rồi người Tây Tạng đến và tiếp nhận những phần khác nhau trong ấy và kết tập nó lại với nhau trong những sự tŕnh bày khác nhau và những văn bản khác nhau.

 

Cho nên điều này trở thành một vấn đề khó, có phải không? Bởi v́ – tôi muốn nói là, tôi đă từng thảo luận rất nhiều với những Geshe Tây Tạng về vấn đề này. Và chúng ta có thể nói, có phải những thứ này được thêm vào và chúng không phải vốn có từ lúc đầu? Ban đầu một cách căn bản chỉ là có quan hệ t́nh dục với một người không thích đáng – người nào đó dưới sự khống chế của người nào khác hay sự giám hộ của người nào khác đó, cho dù là người chồng, hay cha mẹ, hay bất cứ điều ǵ. Và không chỉ đặc thù trong dạng thức của những người nam t́nh dục khác giới. Trong khuôn thức của người nữ – nó không đặc thù trong dạng thức của một hành giả nữ. Cho nên rơ ràng có những thứ cần được mở rộng.

 

Và v́ thế hàm ư là nếu những thứ được thêm vào, có phải có những thứ được thêm vào và có những thứ nào đó bị bỏ bớt chứ? Văn hóa đặc thù? Những ǵ mà các vị

 

Geshe này nói là, một cách căn bản, chỉ bởi v́ điều ǵ đó không nêu rơ trong một phiên bản trước, không có nghĩa là nó không có ư nghĩa. Đúng là sau này họ chỉ rơ điều đó có nghĩa ǵ. Họ biết điều đó có nghĩa là ǵ như thế nào? Dĩ nhiên đó là một câu hỏi khác. Nhưng giả sử là họ nhận ra rơ ràng và họ biết những ǵ sẽ tạo ra khổ đau. Toàn bộ vấn đề là làm sao giảm thiểu tối đa khổ đau mà một người mang đến cho một người khác dưới ảnh hưởng của tham dục, những cảm xúc phiền năo, và v.v…

 

Một Geshe, Geshe Wangchen, đă giải thích nó rất, rất thỏa đáng. Ngài là giáo thọ của Ling Rinpoche tái sanh, giáo thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Và ngài giải thích rằng những ǵ chúng ta muốn làm, với những giới điều này về thái độ t́nh dục không thích đáng, là để đặt ra một giới hạn. Và, như tôi đă nói trong bài thuyết giảng của tôi, là chúng ta đang hướng đến một sự giải thoát khỏi sinh học. Và v́ thế rốt ráo chúng ta cần vượt thắng tất cả mọi loại t́nh dục. Điều ấy không có nghĩa là là chúng ta phải trở thành những nam hay nữ tu sĩ ngay bây giờ. Nhưng như một vị a la hán hay một Đức Phật, chúng ta chắc chắn sẽ không phải có chuyện t́nh dục, và chúng ta sẽ không có loại thân thể này, với những loại kích thích tố vốn lèo lái chúng ta phải có chuyện t́nh dục. Cho nên đó là phần cứu kính của chương tŕnh của việc trở thành một chúng sanh giải thoát hay một chúng sanh Giác Ngộ, cho dù chúng ta thích hay không.

 

Bây giờ câu hỏi là: chúng ta sẽ thiết lập bất cứ giới hạn nào đối với thái độ t́nh dục của chúng ta với mục tiêu mà cuối cùng chúng ta sẽ vượt thắng xu hướng t́nh dục không? Và điều những giới này đang làm là đang thiết lập những giới hạn. Và v́ thế, nếu trong một truyền thống nào đó, những giới hạn là thiết lập trong một cách như vậy và như vậy, như được nêu rơ trong một văn bản – à, đó là những giới hạn. Như tôi đă nói, nếu bạn không thể giữ những giới hạn đó, tốt thôi; không ai bắt buộc bạn giữ những giới hạn đó. V́ thế bạn xác lập một cương giới khác. Nhưng vấn đề là để xác lập một cương giới: Đấy, okay, tôi sẽ không nuông chiều trong bất cứ chuyện t́nh dục nào, trong bất cứ xu hướng t́nh dục nào, một cách chắc chắn, hiện hữu trong tâm thức tôi, giống như một con chó, nhưng tôi sẽ rèn luyện một sự tự kiềm chế nào đó. Không chỉ hành động một cách mù quáng theo những kích thích và tham dục. Cho nên đó là mục đích của giới – cho nên chúng ta vượt thắng, bất chấp điều ǵ. Có một khía cạnh của tham dục và dính mắc liên hệ trong t́nh dục, cho dù chúng ta nói là ǵ, bất chấp chúng ta yêu thương bao nhiêu ở đấy. Và v́ thế đấy là những ǵ mà các giới điều hướng đến.

 

Bây giờ, điều ǵ thật sự nêu rơ trong các giới? Chúng ta đă đọc nó trong văn bản thật sự. Đây là văn bản của ḍng truyền thừa mỗi tông phái. Đây là những ǵ nêu rơ. Bây giờ, bởi v́ nó không nêu rơ – nó không nói rằng thật không thích đáng để có chuyện ấy với thú vật – không có nghĩa là okay trong việc ấy với thú vật chứ? Với một con cừu? Không. Không phải v́ không nói đến, không có nghĩa là điều ấy okay. Cho nên chúng ta phải phân tích hơi sâu hơn. Văn bản không bao giờ nói đến việc không chung thủy với người phối ngẫu – nó chỉ nói về việc làm chuyện ấy với người nào đấy khác hơn là người phối ngẫu – vậy th́ có phải như vậy là okay?

 

Đạo đức t́nh dục trở nên rất, rất phức tạp và rất khó khăn. Bởi v́ nó có nói rằng việc măi dâm là okay, khi mà ta trả tiền cho người làm việc ấy, ngay cả nếu quư vị đă kết hôn. Và v́ thế điều này không giống như đạo đức phương Tây của chúng ta. Vậy th́ chúng ta có thể thêm những thứ này vào đấy sẽ là không thích đáng chứ? Bởi v́,chắc chắn theo quan điểm đạo đức phương Tây, như vậy là không thích đáng. Và tôi nghĩ vâng. Tôi nghĩ chúng ta cần thấu hiểu tinh thần phổ phát của giới nguyện. Và v́ thế có phải đó là phân định một cách văn hóa? Thí dụ, giống như điều này về vấn đề măi dâm? Thật là một vấn đề rất khó để trả lời. Rất khó để trả lời.

 

Nhưng tôi nghĩ rằng nếu người nào sắp thọ giới nguyện, th́ người ấy cần đọc những ǵ mà giới nguyện nêu rơ trong văn bản. Và tôi có thể giữ trọn điều ấy không? Và nếu tôi không thể, như tôi nói, tiếp nhận những hứa nguyện phạm trù trung gian này rằng tôi sẽ tránh những khía cạnh nào đó. Và như vậy là tốt, bạn trung thực, không là một kẻ đạo đức giả. Tôi nghĩ những ǵ tạo ra rắc rối là trở thành một kẻ đạo đức giả: Rằng tôi tiếp nhận giới nguyện, nhưng tôi sẽ giữ một phần trong ấy. Bởi v́, rồi không nghi ngờ ǵ, những cảm nhận tội lỗi sẽ nổi lên, và cuối cùng bạn chỉ cảm thấy như một kẻ đạo đức giả. Và một cách căn bản nó đang tạo nên một phiên bản của chính bạn về một giới nguyện. Do vậy, nếu bạn sẽ tạo ra một phiên bản của chính bạn th́ đừng gọi đó là một giới nguyện – trong dạng thức giới hạn. Nhưng tôi nghĩ như vậy là rất quan trọng – trong dạng thức đạo đức t́nh dục, có những biên giới nào đó với sự thấu hiểu rằng tôi sẽ không giống như một con chó. Tôi đang hướng đến việc vượt thắng việc bị khống chế của điều này bởi v́ đó chỉ là nghiệp, tái sanh, v.v…và khổ đau vĩnh viễn.

 

Đó là một vấn đề khó khăn. Một người như chúng ta, như những người Tây phương, thường sẽ mặc cả về nó. Giống như trong một cửa hàng phương Đông, một cửa hàng Ấn Độ, để có một giá cả ta muốn; để có một cuộc trả giá.

 

Tham dự viên: Trong một cách nào đó, việc t́nh dục có nghĩa là tội lỗi. Bởi v́ bạn đang làm điều ǵ đó mà nó không đưa đến Giác Ngộ, hay bất cứ điều ǵ …

 

ĐÁP: Đúng vậy. À, điều này, xét cho cùng, cảm nhận tội lỗi, nghĩ rằng t́nh dục là ô uế, đây không là con đường đến Giác Ngộ, và v.v… Có thể là như vậy. Nhưng xét cho cùng, điều này trở thành một sự thấu hiểu sai lạc về đạo đức, như tôi đă nói từ lúc mới bắt đầu. Nghĩ rằng những việc này là giới luật và bạn phải tuân thủ chúng, và nếu bạn không tuân thủ chúng th́ bạn là xấu; và rằng t́nh dục, tự nó, là ô uế… Tôi muốn nói, không phải hành vi t́nh dục là một rắc rối. Rắc rối là trong thể trạng của tâm thức. Và thể trạng của tâm thức ở dưới ảnh hưởng của ḷng khao khát tham dục và dính mắc, cũng như bất chấp vấn đề yêu thương nhiều bao nhiêu ở đấy. Thường th́ đó là một sự bào chửa; một sự biện minh.

 

Tôi thường khuyên rằng; nếu bạn có chuyện t́nh dục, hăy chỉ là t́nh dục. Đừng quá quan trọng về nó, và đừng quá ch́m sâu trong dục vọng và quá thổi phồng nó. “Tôi là một chúng sanh luân hồi. Và tôi có những chức năng thân thể này, và đây là những ǵ xảy ra, nhưng tôi đang hướng đến điều ǵ đó tốt đẹp hơn.” Không phải rằng nó là điều ǵ xấu.

 

Điều này hướng đến toàn bộ vấn đề viễn ly và quyết định giải thoát, phạm trù trung cấp, là điều rất khó khăn, phạm trù trung cấp này của con đường tiệm tiến lamrim. Ở phạm vi khởi đầu, tôi muốn có một sự tái sanh thân người quư giá. Nhưng sau đó, trên phạm vi bậc trung, chúng ta nh́n vào tất cả những sự bất lợi của ngay cả sự tái sanh thân người quư giá này. Rằng ngay cả nếu bạn có sự tái sanh thân người quư giá, bạn sẽ có toàn bộ thời điểm là một bé con, hoàn toàn bất lực; toàn bộ thời gian là một người già lú lẫn, hoàn toàn vô ích. Rồi bệnh tật. Rồi th́ chán nản. Bạn ở dưới sự ảnh hưởng của những kích thích tố (hormone). Tất cả những thứ này là bất lợi – là rác rưởi, rác rưởi đi cùng với sự tái sanh làm người. Và v́ thế bạn muốn chiến thắng nó và đạt đến Giác Ngộ, tuy thế, bạn cần chiếc xe của sự tái sanh thân người nhằm để đạt đến giải thoát, Giác Ngộ.

 

Thế nên vấn đề không phải là phóng đại quá đáng việc nhấn mạnh và không nh́n vào vấn đề trong dạng thức của quan tâm sai lầm – việc quan tâm đến việc ǵ là ô uế một cách căn bản và lẫn lộn như xinh đẹp và diệu kỳ và v.v…Không tôn thờ thân thể. V́ thế, đưa ra sự kiện rằng, tôi có thân thể thế này, tôi phải ăn, tôi phải ngủ, tôi phải tắm rửa, và chắc chắn phải có những chức năng t́nh dạu ở đấy. Và nếu tôi không ở tŕnh độ phát nguyện, để trở thành một tu sĩ nam hay nữ độc thân, thế th́, okay, tôi sẽ có chuyện ấy. Không phải như vậy là xấu. Không phải là tôi cảm thấy tội lỗi về việc ấy. Nhưng tôi đang sử dụng nó như những căn bản để thiết lập những giới hạn. Và v́ thế sự kiện rằng với thái độ t́nh dục của tôi tôi thiết lập những giới hạn … Giống như tôi có thể thiết lập những giới hạn trên vấn đề tôi ăn bao nhiêu thực phẩm, và không giống như một con heo và ăn ngấu nghiến và thành mập ph́, giống như thế, tôi cũng có thể thiết lập những giới hạn về thái độ t́nh dục của tôi – như những việc nào đó tôi kềm chế. À, bởi v́ tôi thấy đó chỉ là đang có một tham dục. Cho nên, trong cách này, bạn không cảm thấy tội lỗi về chuyện ấy.

 

Rất nhạy cảm cho những người phương Tây chúng ta, một cách đặc biệt từ quá khứ của nhiều truyền thống có thể hoặc là xem t́nh dục như ô uế hay có thể xem đó là vấn đề tốt nhất trên thế giới – bạn đạt đến Giác Ngộ bằng việc có một t́nh trạng kích thích cực độ. Cho nên chúng ta dẫm chân trên nền tảng rất tế nhị ở đây khi chúng ta đối diện với vấn đề t́nh dục này. Nhưng như tôi nói, nếu chúng ta sắp có chuyện ấy, đừng làm nó quá quan trọng nó. Đừng quá lạm dụng nó. Nó là như thế. Không có ǵ hơn. Okay?

 

Thôi, chúng ta chấm dứt ở đấy với sự hồi hướng. Chúng ta nghĩ bất cứ sự hiểu biết nào, bất cứ năng lực tích cực nào đăđược từ việc này, nguyện cho nó tiến sâu hơn và sâu hơn và hoạt động như một nguyên nhân cho việc đạt đến Giác Ngộ v́ lợi ích của tất cả chúng sanh.

 

Ẩn Tâm Lộ, Monday, May 04, 2015

 

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/approaching_buddhism/introduction/common_misunderstandings_bsm/transcript.html

 

1Dolgyal-Shugden là một vị hộ pháp gây nhiều tranh cải ở Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng vị này là một linh thức cực đoan gây chia rẻ, vốn thuộc phái Gelugpa, có thệ nguyện rằng nếu một thành viên nào của Gelugpa học tập những giáo huấn của các tông phái khác th́ vị hộ pháp này sẽ tiêu diệt người ấy. Cho nên Đức Đạt Lai Lạt Ma không cho những người nào thờ cúng vị hộ pháp này sinh hoạt tu tập chung trong tu viện của Đức Đạt Lai Lạt Ma, v́ cho rằng các vị ấy sẽ quấy rầy tâm linh những tu sĩ trong tu viện. Ngoài ra các vị ấy hoàn toàn tự do trong sinh hoạt của họ, không bị ngăn cấm ǵ, họ có tu viện riêng, không ai cản trở. Nhưng các vị này cứ tổ chức những buổi biểu t́nh khi nào có dịp, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng ở nước ngoài.

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


 


 


 

 

 

 

 

 

  

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Associated Press News

Reuter Top News

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

Judicial Watch

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

Wikileaks

The Online Books Page

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Nghiên Cứu Quốc Tế

Nghiên Cứu Biển Đông

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Học Viện Ngoại Giao

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đại

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Chúng Ta

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten

CNBC

Fox News

CNN

FoxAtlanta