2016 và sự thất bại của chủ nghĩa toàn cầu

28 January, 2017

 

 

 

 

Brexit đáng lẽ là sự kiện được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2016 nếu không có chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ của Donald Trump. Nhưng cả 2 sự kiện này đều có một điểm chung lớn nhất: đánh dấu sự thất bại của chủ nghĩa toàn cầu sau một phần tư thế kỷ thống trị tại các quốc gia tư bản phương Tây.

 

Kêu gọi thoát Âu ở Anh năm 2016. (Ảnh Worcester News)

Kêu gọi thoát Âu ở Anh năm 2016. (Ảnh Worcester News)

Toàn cầu hoá và chủ nghĩa toàn cầu

 

Toàn cầu hoá bắt đầu trong những năm 1970 với một khái niệm đơn giản: thế giới ngày càng kết nối chặt chẽ với nhau thông qua thương mại, đầu tư, giao thương và thông tin. Đến sau Chiến tranh lạnh, cụm từ này được mở rộng thành một học thuyết chính trị: Chủ nghĩa toàn cầu.

 

Chủ nghĩa toàn cầu xuất phát từ học thuyết “tân tự do” trong Đồng thuận Washington – chương trình được khởi động bởi Tổng thống Mỹ hậu Chiến tranh lạnh đầu tiên, ông Bill Clinton. Chương trình này được tiếp tục bởi các chính quyền tiếp theo, từ Tổng thống George W. Bush tới Barack Obama. Tầm nhìn của học thuyết này là một thế giới nhất quán chuyển dịch về hướng tiếp nhận một bộ quy tắc và tiêu chuẩn chung trong kinh tế, chính trị và ngoại giao: biên giới địa lý giữa quốc gia mờ nhạt dần và biến mất; sự khác biệt văn hoá nhường chỗ cho các giá trị phổ quát; bầu cử dân chủ, thị trường tư bản tự do sẽ lan rộng toàn cầu. Cuối cùng, toàn bộ các quốc gia sẽ được quản lý theo những cách thức gần tương tự như nhau.

 

Quá trình này được Hoa Kỳ hậu thuẫn bằng cả hai thứ quyền lực “cứng” và “mềm”. Quả thực, hậu duệ của nó là những học thuyết như “tân tự do”, “tân bảo thủ” cùng với chủ trương can thiệp đã thúc đẩy Hoa Kỳ tiến hành những cuộc chiến tốn kém ở Afghanistan, Iraq và Lybia. 

 

Sự thất bại của các thể chế toàn cầu

 

Liên minh Châu EU là thể chế gắn kết rộng lớn và bền chặt nhất của nhiều quốc gia giàu có, tự hào với khu vực đi lại tự do và khu vực đồng tiền chung euro. Tuy nhiên năm 2016, sự gắn kết những quốc gia trong khối này gặp phải một cú sốc vô cùng lớn: Brexit.

 

Brexit không phải là thảm hoạ mà là phát súng đầu tiên của xu hướng từ chối chủ nghĩa toàn cầu. Hà Lan, Pháp dự kiến sẽ bầu lên những lãnh đạo dân túy đầu tiên trong năm nay, và Ý vào năm tiếp theo. Giấc mơ về một Liên bang Châu Âu đổ vỡ, khi người dân các quốc gia thành viên ngày càng muốn tăng các quyền độc lập tự chủ, bảo vệ đường biên giới và tự quyết định các chính sách của mình.

 

Thể chế toàn cầu lớn nhất thế giới là Liên Hiệp Quốc với sức mạnh là Hội đồng Bảo an đã thấy sự bất lực trước bối cảnh an ninh quốc tế ngày càng bị đe doạ. Nghị quyết gần đây nhất mà cơ quan này thông qua được – nghị quyết lên án Israel xây dựng khu tái định cư – bị Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump phản đối kịch liệt. Trump sau đó gọi Liên Hiệp Quốc là nơi mà người ta đến nói chuyện cho vui.

 

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN thành lập với mục tiêu hướng tới một tổ chức chặt chẽ và gắn kết như Liên minh Châu Âu. Nhưng tổ chức này chưa bao giờ chứng minh được ưu thế kinh tế xã hội đáng kể nào dưới ảnh hưởng quá lớn và gây chia rẽ sâu sắc của Trung Quốc. Lợi ích kinh tế từ Bắc Kinh khiến Lào, Campuchia và ái Lan quay ra chống lại những thành viên khác muốn ASEAN góp tiếng nói mạnh hơn trong hoạt động lũng đoạn biển Đông của Trung Quốc. Với hình mẫu EU thất bại, tương lai ASEAN bị đặt một dấu hỏi bất định lớn.

 

Tại Mỹ, Tổng thống tân cử Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi một loạt các hiệp định thương mại tự do như TPP hay NAFTA, cân nhắc lại thoả thuận biến đổi khí hậu, ngăn chặn nhập cư Hồi giáo từ những người không thể điều tra lý lịch và xây tường phía Nam để chặn nạn di dân vượt biên phi pháp. 

 

 

Nguyên nhân khiến chủ nghĩa toàn cầu thất bại

 

1. Khủng bố và an ninh

 

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố cực đoan trong năm 2015 và 2016 khiến thế giới một lần bàng hoàng trước mặt đen tối của nhân loại, 15 năm sau vụ khủng bố 11/9. Sự cực đoan đó không còn chỉ giới hạn tại Trung Đông, cái nôi của khủng bố Hồi giáo, nơi luật Hồi giáo Sharia hà khắc thịnh trị. Toàn cầu hoá với hệ quả là làm lu mờ đường biên giới đã đưa “những con sói đơn độc” tới tận Mỹ, Đức, Pháp, Bỉ, những quốc gia bảo vệ mạnh mẽ nhất quyền tự do tôn giáo và đa dạng sắc tộc.

 

Cuộc khủng hoảng di dân trong 2 năm qua cũng đặt an ninh của châu Âu vào tình trạng báo động. Cả khối EU chia rẽ, những nước Đông Âu nghèo hơn không chịu chia sẻ gánh nặng nhập cư với những nước giàu Tây Âu. Các nước giàu Tây Âu không tìm được một thoả thuận chia sẻ di dân xin tị nạn. Làn sóng bài nhập cư nổi lên khi người châu Âu nhận ra việc chào đón hàng ngàn người đến từ một nền văn hoá họ không hiểu rõ có thể là một lựa chọn sai lầm. Sự ủng hộ của người châu Âu dành cho các lãnh đạo toàn cầu hoá theo đó cũng sụt giảm.

 

Nguy cơ khủng bố trà trộn cùng dòng người vượt biển tới tấn công các quốc gia tư bản trở thành sự thật. Ngay cả tại Đức, nơi hàng ngàn người ra đường biểu tình đòi chính phủ quan tâm hơn tới thảm họa của người nhập cư với những tấm băng rôn chào đón người tị nạn; người ta đã chứng kiến sự bàng hoàng như bị phản bội khi hàng trăm phụ nữ Đức bị đàn ông Hồi giáo Bắc Phi tấn công trong đêm giao thừa 2015. Gần đây nhất, một người xin tị nạn gốc Tunisia bắn chết tài xế xe tải, lao vào đâm chết 11 người khác tại phiên chợ Noel ở Berlin, lặp lại thảm họa tại thành phố Nice, Pháp vài tháng trước đó.

 

Làn sóng bài nhập cư cũng nổi lên tại Mỹ trong năm qua, do sự hiện diện của các cuộc tấn công khủng bố vượt đại dương. Chiến thắng của Donald Trump khẳng định lo ngại của người Mỹ về những đe dọa an ninh mà người tị nạn, nhập cư ở vùng bất ổn có thể mang đến.

 

2. Nguyên nhân kinh tế và văn hoá

 

Những lãnh đạo toàn cầu, chẳng hạn Barack Obama và Angela Merkel bị chỉ trích là theo đuổi những chính sách có lợi cho “công dân toàn cầu” mà bỏ quên lợi ích của người dân trong nước. Công dân toàn cầu là một thuật ngữ xuất hiện gần đây khi tiến bộ trong công nghệ thông tin, giao thông vận tải và sự hội nhập giúp một người dễ dàng có mặt tại gần như bất kỳ quốc gia nào, xin việc làm và trở thành công dân nước đó. Tuy nhiên, người ta chủ yếu lên án việc quỵ luỵ làm hài lòng quốc tế của những lãnh đạo bị gắn mắc toàn cầu hoá. Chẳng hạn trong việc xử lý nhập cư, Đức nhận hơn 1 triệu người di cư trong cuộc khủng hoảng năm 2015, phần lớn trong số đó không có cách nào có thể kiểm tra lý lịch được. Điều này không chỉ mang đến nguy cơ khủng bố trà trộn mà còn khiến nền kinh tế Đức phải gánh thêm những khoản chi phí khổng lồ về phúc lợi xã hội.

 

Về mặt kinh tế, toàn cầu hoá khiến tổng tài sản thế giới tăng lên nhanh chóng, nhưng cũng khiến khoảng cách giàu nghèo bị kéo giãn nghiêm trọng. Chủ nghĩa toàn cầu bị những nhà chỉ trích ví von với con ngựa thành Troy, nuốt trọn lợi ích của toàn cầu hoá và biến nó thành một lực lượng không gì ngăn được cho đến lúc tự sụp đổ khi ung nhọt trở nên quá lớn.

 

Tại phương Tây, những nguyên tắc hàng đầu của toàn cầu hoá trở thành lợi ích lớn nhất của nó. Giàu có và quyền lực được tập trung hết ở tầng lớp chóp bu – những người sở hữu và vận hành tư bản, được lợi từ thương mại tự do và chủ nghĩa đa văn hoá, các tổ chức đa phương, v.v. Nhưng tầm nhìn này ảnh hưởng tới người lao động bình dân, tầng lớp trung lưu – những người mất việc khi một tập đoàn đa quốc gia chuyển nhà máy sang Mexico hay Trung Quốc để giảm chi phí. Bảo hiểm ObamaCare thực hiện trong nỗ lực thúc đẩy bảo hiểm toàn dân cũng bị chỉ trích như một “liều thuốc xã hội hoá” khi can thiệp quá sâu vào quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân.

 

Hậu quả là chỉ một thế hệ sau chiến thắng của Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ chứng kiến các cơ sở công nghiệp trống trơn, cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng, nền giáo dục mục ruỗng và các khế ước xã hội tan rã.

 

Đằng sau các thiệt hại kinh tế, giá trị xã hội bị thay đổi, bởi toàn cầu hoá đe dọa sự gắn kết xã hội. Nói cách khác, giới tinh hoa giàu có đã xây dựng một thể chế của mình với cái giá là sự suy yếu của cả quốc gia.

 

Điều tương tự cũng xảy ra với châu Âu. Những nhà kỹ trị ở Bỉ cùng đồng minh là nguyên thủ các quốc gia châu Âu áp dụng một bộ các tiêu chuẩn chung cho cả khối mà không quan tâm đến lợi ích của người dân trong từng quốc gia thành viên. Khủng hoảng nợ công Hy Lạp xuất hiện như dấu hiệu đầu tiên của khối ung thư Liên minh Châu Âu, sau đó là Brexit – một lựa chọn đau đớn mà người dân Anh quốc thực hiện để sớm cắt bỏ khối u này.

 

Ở Mỹ, các hiệp định tự do thương mại khiến các tập đoàn Mỹ dễ dàng chuyển việc làm sang các nước đang phát triển để tận dụng giá nhân công rẻ mạt, rồi quay lại bán tại thị trường Mỹ với thuế suất bằng 0. Hậu quả của hàng thập kỷ áp dụng chiến lược này là

 

Mỹ hình thành một bộ phận mà Trump gọi là “những người bị lãng quên”, bộ phận bất ngờ bị mất việc khi nhà máy đóng cửa chuyển sang Mexico hay Trung Quốc, hay những doanh nghiệp nhỏ không cạnh tranh nổi với hàng hoá giá thấp nhập khẩu từ những nước thế giới thứ Ba. Cuộc bầu cử 2016, tiếng nói từ bộ phận những người lãng quên này được khẳng định với chiến thắng của Donald Trump.

 

Xung đột văn hoá cũng là một nguyên nhân khiến toàn cầu hoá bị từ chối. Sự nguy hiểm của IS khiến “nỗi sợ Hồi giáo” lan từ châu Âu sang Mỹ – một quốc gia hình thành từ nền tảng đa văn hoá. Geert Wilders, người được kỳ vọng sẽ trở thành thủ tướng Hà Lan trong cuộc bầu cử năm nay là một người có chủ trương chống lại sự phát triển của Hồi giáo.

 

Donald Trump từng kêu gọi tạm thời cấm người Hồi giáo tới Mỹ khi Mỹ bị tấn công khủng bố năm 2015.

 

Ông Trump cũng cam kết chấm dứt chủ trương can thiệp của mình tại Trung Đông, chấm dứt việc “biến hệ thống chính trị của các quốc gia khác trở thành giống Mỹ”. Chủ nghĩa siêu quốc gia tại EU thất bại, EU không bao giờ trở thành “Liên bang Châu Âu” kỳ vọng mà nó nung nấu. Tương tự, ASEAN khó có thể tiến triển trở thành một cái gì đó gắn kết bền chặt hơn khi những mục ruỗng bên trong các quốc gia thành viên chẳng biết đến bao giờ mới hài hòa được.

 

Chủ nghĩa toàn cầu với khái niệm là một học thuyết chính trị đã không còn được thế giới chấp nhận. Nhưng điều này không đồng nghĩa với sự chấm dứt của hội nhập quốc tế. Donald Trump đã khẳng định, ông đặt nước Mỹ trước tiên nhưng cũng không có nghĩa là đóng cửa với thế giới, mà chính sách ngoại giao và thương mại của Mỹ sẽ “khôn ngoan hơn”, sẽ không còn “bữa trưa miễn phí” cho cả đồng minh và những nước thuộc thế giới thứ ba, vì vậy những nước khác hãy sẵn sàng để chơi đẹp. Nhưng một “thế giới đại đồng” sẽ không xuất hiện, ít nhất là trong thời gian sắp tới, lợi ích và bản sắc quốc gia sẽ được đặt ưu tiên hàng đầu.

 

Trần Minh

 

Mặt trái của toàn cầu hóa đối với kinh tế thế giới

 

 

NGỌC HIỆP/JAKARTA

 

Là một xu thế không thể đảo ngược liên quan đến hầu hết các quốc gia trên thế giới nên toàn cầu hóa luôn là chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà chính trị, kinh tế, học giả và báo chí thế giới.

 

Các nhà kinh tế nh́n chung coi toàn cầu hóa là tích cực do bị chi phối bởi các h́nh mẫu toàn cầu hóa đă lỗi thời, trong khi đă bỏ qua các vấn đề thực tại bởi họ có xu hướng nh́n vào kết quả kinh doanh hơn là xem xét sự phát triển một cách toàn diện.

 

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và người lao động có thể bị sa thải bất cứ lúc nào.

 

Chuyên gia Gail Tverberg thuộc Học viện Kế toán Mỹ (the American Academy of Actuaries) trong bài viết với tiêu đề “12 lư do khiến toàn cầu hóa là thách thức nghiêm trọng đối với kinh tế thế giới,” đăng trên Tạp chí Thế giới hữu hạn (Our Finite World), đă đề cập tới những mặt trái của toàn cầu hóa đối với kinh tế thế giới.

 

Thứ nhất, toàn cầu hóa khiến các quốc gia khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn ngày càng nhanh hơn. Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 12/2001 th́ một năm sau đó, sản lượng khai thác than của nước này bắt đầu tăng mạnh. Trường hợp tương tự cũng diễn ra tại Ấn Độ, tuy ở quy mô nhỏ hơn.

 

Mặt khác, toàn cầu hóa làm tăng lượng khí thải dioxide carbon trên thế giới. Nếu thế giới đốt than một cách nhanh chóng hơn và không cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch khác, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu này tiếp tục gia tăng sẽ đe dọa đến môi trường sống con người.

 

Thêm vào đó, toàn cầu hóa khiến lănh đạo các quốc gia gần như không thể dự đoán được những tác động trên phạm vi toàn cầu từ các quyết định chính sách của họ. Chẳng hạn, nếu một quốc gia đưa ra quyết định cắt giảm khí thải nhưng lại có thể gián tiếp khuyến khích hoạt động sản xuất, khai thác than ở nước khác.

 

Một vấn đề khác là toàn cầu hóa khiến giá dầu thế giới bị đẩy lên cao. Trong lịch sử, thế giới đă trải qua hai thời kỳ giá dầu đạt đỉnh. Giai đoạn đầu từ năm 1973-1983, xảy ra sau khi nguồn cung dầu của Mỹ bắt đầu giảm vào năm 1970.

 

Sau năm 1983, giá dầu trở lại mức từ 30-40 USD/thùng so với giá 20 USD/thùng trước năm 1970 nhờ sản lượng khai thác dầu tại Biển Bắc, Alaska và Mexico tăng và nhu cầu tiêu thụ dầu giảm.

 

Giai đoạn thứ hai từ năm 2005 đến nay, trong đó giá dầu tăng cao trở lại và đưa đến nhiều hệ luỵ hơn, do nguồn cung tăng không đáng kể trong khi nhu cầu sử dụng dầu bùng nổ v́ toàn cầu hóa.

 

Toàn cầu hóa c̣n chuyển nhu cầu tiêu thụ dầu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Nguồn cung dầu thế giới không tăng trong khi cầu ngày càng tăng khiến giá dầu tăng vọt, trở thành môt thác thức nghiêm trọng đối với các nền kinh tế lớn tiêu thụ nhiều năng lượng như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.

 

Do giá dầu liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người dân, từ lương thực thực phẩm đến giao thông, nên giá dầu tăng dẫn đến t́nh trạng thắt chặt chi tiêu, một trong những nguy cơ khiến kinh tế suy thoái.

 

Ngoài ra, toàn cầu hóa sẽ chuyển việc làm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Do quá tŕnh toàn cầu hóa, các nước phát triển rất khó khăn để cạnh tranh với các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh tốt hơn như tiền lương, phúc lợi cho người lao động, chi phí môi trường thấp... Tỷ lệ người lao động mất việc làm tại Mỹ bắt đầu tăng cao khi Trung Quốc gia nhập WTO là một ví dụ điển h́nh.

 

Tiếp đó, toàn cầu hóa khiến ḍng vốn đầu tư dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Đây là một xu thế tất yếu v́ các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

 

Tại Mỹ, hoạt động đầu tư trong nước khá ổn định cho đến giữa những năm 1980 nhưng nó đang giảm dần. Chính quyền liên bang ngay cả khi đưa ra mức lăi suất rất thấp để khuyến khích hoạt động đầu tư kinh doanh cũng không thể phục hồi được hoạt động đầu tư như trước đó.

 

Một thách thức khác đặt ra là toàn cầu hóa biến đồng USD thành đồng dự trữ ngoại tệ của thế giới khiến Mỹ rơi vào t́nh trạng thâm hụt thương mại khổng lồ. Trong giai đoạn 1980-2011, thâm hụt thương mại của Mỹ là 8.600 tỷ USD và tính đến cuối năm 2012 đă vượt qua mức 9.000 tỷ USD.

 

Mỹ đối mặt với thâm hụt thương mại năm này qua năm khác, trong khi phần c̣n lại của thế giới lại thặng dư trong quan hệ kinh tế với Mỹ và sử dụng sự thặng dư này để mua trái phiếu Chính phủ Mỹ. Chính phần c̣n lại của thế giới đang góp phần vào t́nh trạng bội chi ngân sách của nước Mỹ.

 

Trong khi đó, giá dầu tăng cao cùng với toàn cầu hóa và các gói kích thích kinh tế đă dẫn đến thâm hụt ngân sách, buộc người Mỹ sử dụng tiền huy động từ trái phiếu, thậm chí là in tiền. Đây là một giải pháp không bền vững, dẫn đến sự mất cân bằng lớn đối với kinh tế thế giới.

 

Toàn cầu hóa có xu hướng chuyển các khoản thuế phải nộp từ các tập đoàn sang các cá nhân. Do toàn cầu hóa, các công ty có nhiều cơ hội để chuyển hoạt động kinh doanh đến các địa điểm có mức thuế suất thấp nhất. Trong khi đó, người lao động hầu như không thể làm như vậy với t́nh trạng thiếu việc làm hiện nay, khi mà họ phải cạnh tranh để t́m kiếm việc làm và luôn phải trưng ra các giấy tờ liên quan đến việc tuân thủ các quy định nộp thuế cho các ông chủ trong tương lai.

 

Cùng với đó, toàn cầu hóa dẫn đến cuộc đua giành lợi thế xuất khẩu giữa các quốc gia bằng việc định giá đồng nội tệ thấp hơn giá trị của nó.

 

Do tính chất cạnh tranh của nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia cần bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của ḿnh ở mức giá thấp nhất có thể. Điều này có thể thực hiện bằng nhiều cách như trả tiền lương công nhân thấp; không tuân thủ các quy định về môi trường... Trong đó, hạ thấp giá trị đồng nội tệ tương đối so với các đồng tiền khác cũng là một sự lựa chọn.

 

Tuy nhiên, giá cả các mặt hàng nhập khẩu bị đẩy lên do đồng nội tệ được định giá thấp sẽ dẫn đến mất cân bằng hàng hóa và dịch vụ trên thực tế.

 

Toàn cầu hóa cũng khiến nhiều quốc gia phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Do toàn cầu hóa, hàng hóa giá rẻ hơn từ bên ngoài dễ dàng tiếp cận thị trường trong nước khiến các nước sẽ không quan tâm sản xuất các mặt hàng đó và ngày càng lệ thuộc vào hàng nhập khẩu.

 

Trong trường hợp hệ thống thương mại thế giới biến động đột ngột th́ vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng. Ngay cả khi sự phụ thuộc không liên quan đến an ninh lương thực th́ sự phụ thuộc vào các thiết bị, linh kiện sản xuất công nghiệp cũng gây ra nhiều vấn đề đối với nền kinh tế khi hoạt động nhập khẩu bị gián đoạn.

 

Cuối cùng, toàn cầu hóa liên kết các nước với nhau, do đó sự sụp đổ của một quốc gia có khả năng gây ra hiệu ứng đôminô lan truyền sang các quốc gia khác. Lịch sử đă chứng nhiều nền văn minh khởi đầu từ sơ khai, phát triển rực rỡ và sau đó lụi tàn.

 

Thế giới hiện nay không quá khác xa với chu kỳ trên là mấy. Sự khác biệt quan trọng chỉ có thể là số lượng và mức độ tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày nay chặt chẽ hơn. Thất bại của một quốc gia có nguy cơ kéo theo sự sụp đổ của nhiều quốc gia khác và thậm chí là cả hệ thống.

 

Ngược lại, các nền văn minh trong quá khứ, khi mà sự phụ thuộc lẫn nhau không nhiều, sự sụp đổ của một nước lại là mảnh đất màu mỡ cho phần c̣n lại phát triển. Nhưng mô h́nh này là không thể trong trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay./.

Đổ vỡ mô h́nh toàn cầu hóa?

09:24, 2013/07/02    

 

Luồng vốn quốc tế bị chia cắt, hàng rào bảo hộ mậu dịch và chính sách thao túng tiền tệ được áp dụng ở nhiều nước. Những yếu tố đó làm tắc nghẽn luồng mậu dịch tự do và đẩy toàn cầu hóa vào nguy cơ sụp đổ, trong khi chưa thấy xuất hiện một mô h́nh mới thay thế.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong bài viết trên tờ Wasington Post gần đây, David M. Smick, chuyên gia tư vấn kinh tế rất có uy tín, tác giả cuốn sách best-seller, “Thế giới không phẳng: những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa nền kinh tế toàn cầu” đưa ra dự báo: đảng nào giành quyền kiểm soát Nhà trắng nhiệm kỳ tới sẽ có thể gạt ra khỏi quyền lực trong ít nhất một thế hệ sau. Ông cho rằng, những thách thức kinh tế mà nước Mỹ cũng như thế giới đang phải đối mặt là nguyên nhân gây nên sự thoái lui này. Những thách thức đó không liên quan đến chính sách thuế hay ngân sách, chủ đề gây tranh căi giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ hiện nay. Rủi ro nảy mầm từ một điều có tính chất cơ bản hơn, đó là sự khủng hoảng của mô h́nh toàn cầu hóa.

Từ tháng tư vừa qua, nền kinh tế vốn đă u ám của thế giới c̣n u ám hơn. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của cả thế giới đă giảm mạnh. Nên biết xuất khẩu từng là đầu máy chủ yếu tạo nên sức mạnh đưa nền kinh tế Mỹ thoát ra khỏi cuộc suy thoái vào nửa cuối năm 2009 và vẫn là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng hiện nay. Gần đây, ngay cả Trung Quốc và Ấn Độ, những nước tưởng như có thể tách ra khỏi sự yếu kém của thế giới công nghiệp, đă trở thành nạn nhân của sự suy giảm thương mại toàn cầu.

Trong khi đó, ṿng đám phán Doha đang tồn tại lay lắt. Thế giới đứng bên bờ vực của cuộc chiến tranh tiền tệ với ít nhất 13 nước bị cáo buộc thao túng đồng tiền của họ so với đôla Mỹ để hưởng lợi về mậu dịch. Trung Quốc vẫn thu được thặng dư thương mại lớn và đă tăng thuế đánh vào ôtô Mỹ để trả đũa việc Washington tăng thuế đối với mặt hàng lốp xe của họ. Chuyên gia phân tích Criton Zoakos của hăng tư vấn kinh tế Leto Research nhấn mạnh, lạm phát tăng của Trung Quốc và các công nghệ chế tạo giúp cắt giảm chi phí dựa trên ứng dụng phần mềm máy tính mới tại Mỹ đang làm cho mô h́nh toàn cầu hóa hiện nay trở nên “lạc hậu”.

 Sự giải phóng các ḍng tài chính, kể cả ḍng vốn tự do đang bị tấn công trên toàn cầu. Nhiều ngân hàng lớn nhanh chóng bị quốc hữu hóa theo mức độ khác nhau. Xu hướng này được tăng cường bởi các biện pháp điều tiết áp dụng sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro sau đó. Hiện nay, ḍng vốn đầu tư di chuyển qua biên giới khó khăn hơn. 

Khu vực đồng euro nằm ở trung tâm của xu hướng phi toàn cầu hóa này. Các ngân hàng châu Âu từng là nguồn sức mạnh cung cấp vốn cho 80% thương mại của các thị trường mới nổi. C̣n nay th́ những ngân hàng đói vốn này buộc phải đưa ḍng tiền về nước và chưa rơ hệ thống ngân hàng của Mỹ, Nhật Bản hay Trung Quốc có đủ sức lấp đầy chỗ trống hay không. Khan hiếm nguồn vốn kết hợp với nhu cầu phải tiếp tục giữ vốn của các ngân hàng là hai yếu tố kiềm chế thương mại toàn cầu và thúc đẩy xu hướng phi toàn cầu hóa lên mức độ cao hơn. Kinh tế Mỹ phải vận hành trong những điều kiện như thế, cho nên việc đạt được một mức độ tăng trưởng mạnh mẽ cần thiết để duy tŕ tỷ lệ việc làm cao khó khăn hơn. Sự gia tăng căng thẳng địa chiến lược do sụp đổ toàn cầu hóa sẽ khiến cho giới đầu tư Mỹ lo ngại và rút lui khỏi môi trường có nhiều rủi ro. 

Quá tŕnh toàn cầu hóa bắt đầu từ cuối thập kỷ 1970, tiến triển chậm chạp vào thập kỷ 1980 và đạt mức độ cao nhất sau năm 1989, khi bức tường Berlin sụp đổ, dẫn tới việc tăng gấp đôi nguồn nhân lực cho thị trường lao động tự do toàn cầu. Riêng ở Mỹ, toàn cầu hóa đă làm tăng thêm 40 triệu việc làm mới. Nhà phân tích Gary Hufbauer của Viện nghiên cứu Peterson ước tính, mỗi năm nước Mỹ giàu thêm khoảng 1.000 tỷ đôla do toàn cầu hóa thương mại. Trong thời gian này, chỉ số Dow Jones tăng từ 800 năm 1979 lên mức cao nhất là 13.000 vào cuối năm 2007, sau đó giảm dần do khủng hoảng tài chính. Hệ thống giám sát rủi ro hệ thống gần như không hoạt động và bong bóng đă ph́nh to hết cỡ. C̣n hiện nay chúng ta đang ở trong một kịch bản trái ngược. Ngân hàng đổ vỡ, điều tiết quá mức, giới đầu tư tránh xa khu vực nhiều rủi ro và không sẵn sàng đổ tiền vào phát triển kinh tế. 

Toàn cầu hóa là cỗ máy tạo ra thịnh vượng và đó là lư do các chính phủ trên thế giới đă chi 15.000 tỷ đôla và các ngân hàng trung ương đă tăng thêm 5.000 tỷ trong bảng cân đối của họ để đối phó với khủng hoảng, chủ yếu để cố gắng cứu văn cỗ máy này. Những nỗ lực đó có vẻ không thành công, toàn cầu hóa tiếp tục đà sụp đổ. 

Chắc chắn là lợi ích của toàn cầu hóa không được phân chia công bằng, thế giới đă nếm trải những mặt trái của nó qua cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính 2009 và có nhiều nhóm chống toàn cầu hóa, nhưng nó vẫn là một con gà đẻ trứng vàng. Không chỉ có các nước phát triển, các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là ở châu Á đă được hưởng lợi nhờ sự bùng nổ của tự do mậu dịch và giải phóng nguồn vốn quốc tế. Sự chững lại của mô h́nh toàn cầu hóa cũng đồng nghĩa với một cú hăm phanh giữ nền kinh tế thế giới trong t́nh trạng tŕ trệ và phá hỏng những thành quả mà nó đă tạo ra trong suốt hơn ba thập kỷ qua.

 

 

 

 

 


 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 



MINH THỊ

DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN  QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG  CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI  THẢM HẠI, ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.  

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

֎֎֎֎֎֎֎

֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Secret Army Secret War

֎ CIA Giải mật

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù CT

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP

֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học  

 

 

♣♣♣♣♣♣

 

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008

֎ 10-2008 ֎ 11.2008 ֎ 11-2008

֎ 12-2008 ֎ 01-2009 ֎ 02-2009

֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009

֎ 09-2009 ֎ 10-2009 ֎ 11-2009

֎ 12-2009 ֎ 01-2010 ֎ 03-2010

֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010

֎ 10-2010 ֎ 11-2010 ֎ 12-2010

֎ 01-2011 ֎ 02-2011 ֎ 03-2011

֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011

֎ 10-2011 ֎ 11-2011 ֎ 12-2011

֎ 01-2012 ֎ 06-2012 ֎ 12-2012

֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014

֎ 03-2015 ֎ 04-2015 ֎ 05-2015

֎ 12-2015 ֎ 01-2016 ֎ 02-2016

֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016

֎ 12-2016 ֎ 01-2017 ֎ 02-2017

֎ 03-2017 ֎ 04-2017 ֎ 05-2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Diễn Đàn ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Learning ֎ Sports֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Đà Lạt ֎ Video/TV ֎ Lottery֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa

 

 

 

 

 

 

v White House v National Archives v

v Federal Register v Congressional Record

v USA Government v Congressional Record

v Associated Press v Commieblaster

v Reuter News v Real Clear Politics  

v MediaMatters v C-SPAN v.

v Videos Library v Judicial Watch v

v New World Order v Illuminatti News   

v New Max v CNSv Daily Storm v

v Observe v American Progress  v

v The Guardian v Political Insider v

v Ramussen Report  v Wikileaks  v

v The Online Books Page v Breibart

v American Free Press v Politico Mag

v National Public Radio v

v National Review - Public Broacast v

v Federation of Anerican Scientist v

v Propublica v Inter Investigate v

v ACLU Ten  v CNBC v Fox News v

v CNN  v FoxAtlanta v Gateway

v Indonesian News v Philippine News v

v Nghiên Cứu Quốc Tế  v Nghiên Cứu Biển Đông 

v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia 

v Học Viện Ngoại Giao  v Tự Điển Bách Khoa VN  

v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân

v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử v

v Dấu Hiệu Thời Đại v Viêt Nam Văn Hiến   

v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển  v Hợp Lưu

v Thư Viện Hoa Sen v Vatican?

v Roman Catholic  

v Khoa HọcTV  v Sai Gon Echo v

v Viễn Đông v Người Việt v

v Việt Báo  v Việt List  v Xây Dựngv

v Phi Dũng v Việt Thức v Hoa Vô Ưu

v Đại Kỷ Nguyên v Việt Mỹv

v Việt Tribune v Saigon Times USA v

v Người Việt Seatle v Cali Today v

v Dân Việtv Việt Luận v Thơ Trẻ v

v Nam Úcv DĐ Người Dân

v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv

v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v

vLao Động vThanh Niên vTiền Phong

v Tấm Gương

vSài G̣n v Sách Hiếm v Thế Giới  v Đỉnh Sóng

vChúng Ta  v Eurasia  v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ

v Nguyễn Tấn Dũng v Ba Sàm

v Văn Học v Điện Ảnh v Cám Ơn Anh v TPBVNCH v1GĐ/1TPB v Bia Miệng ♣♣