CHIẾC ÁO KHÔNG LÀM NÊN THẦY TU

 

 

 

Huy Phương

 

 

 

 

Tờ Việt Báo ngày 1 tháng 4 năm 2008 có in một bức ảnh một toán công an Trung Cộng, đầu tóc cắt sát, trên tay mỗi người đang ôm một bộ áo cà sa màu nâu để chuẩn bị hóa trang thành những nhà sư Tây Tạng. Đó chính là điều chúng ta không lấy ǵ làm ngạc nhiên khi thấy ở thủ đô Lhasa, trong tinh thần tranh đấu ôn ḥa, bất bạo động, lại có những hành động bạo lực như đốt nhà, đốt xe, đập phá các hiệu buôn, hành hung người qua đường. Nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ vin vào những sự việc này mà can thiệp mạnh tay, gọi là để ổn định trật tự. Kư giả Gordon Thomas trên tờ Canada Free Press ngày 21-3-2008 cũng xác nhận lời của Đức Dạt Lai Lạt Ma cho rằng chính công an Trung Cộng đă giả trang các nhà sư Tây Tạng gây ra cảnh bạo động hỗn loạn để dễ bề lấy cớ đàn áp.

Gần đây trên các trang điện toán, chúng ta đă thấy h́nh ảnh bọn công an đội lốt nhà sư, nói nôm na là những nhà sư “quốc doanh” đang bày tṛ đánh chén, ăn nhậu mà phần bối cảnh là những bức ảnh các thiếu nữ khoả thân treo trên tường, hay những nhà sư trẻ xuống đường “chào mừng” ngày 30 tháng 4. Hiện nay tại Việt Nam, nhiều nhà sư hút thuốc lá và uống bia như những kẻ phàm tục, trong khi cấm uống rượu là một giới luật cho người Phật Tử quy y, nên chúng ta phải hiểu đây là những nhà sư “quốc doanh”, không chỉ do việc hợp thức hóa hay bắt buộc, mà được đào tạo có quy mô từ những thành phần trẻ, trung kiên để trở thành những công an cán bộ tôn giáo, khoác áo tu hành để làm việc cho Đảng và Nhà Nước Cộng Sản. Đề cao thứ tôn giáo “một bồ dao găm” này để đưa đến một thỏa hiệp ôn ḥa, nhiều lư luận đưa ra trong lúc này, chủ trương “quốc doanh” hay không “quốc doanh” cũng đều là sư, đều là Phật Giáo, hay thỏa hiệp theo chính quyền để duy tŕ, phát triển Phật Giáo là đi đến chỗ diệt Phật Giáo hay đưa Phật Giáo đến con đường biến thể.

Hiện nay theo cái nh́n chung chung, Phật Giáo ở hải ngoại đang phát triển, qua việc chùa chiền được xây dựng khắp nơi, trong đó không thiếu những ngôi chùa, do những vị sư ra đến hải ngoại chỉ trong một thời gian ngắn, đă có tiền xây chùa lớn. Sau khi đă có cơ sở vững vàng, chùa này đă lần lượt bảo lănh cho các tân tăng từ Việt Nam sang. Trong khi ở Việt Nam, việc đi lại của những nhà sư chân chính vẫn đang c̣n khó khăn, dù là chỉ di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, chúng ta phải đặt câu hỏi về trường hợp có rất nhiều nhà sư từ Việt Nam đi sang Hoa Kỳ dễ dàng, thường xuyên như “đi chợ”, mà mục đích rất mơ hồ. Một bài báo từ trong nước được phát tán trên “net” cho biết “Đảng ngày nay chỉ lấy tiền và t́nh ra mà dụ, nhất là t́nh dục, th́ chỉ độ 5 năm, khi cây chưa kịp lớn, nhánh Phật Giáo quốc doanh của đảng đă có bề thế. Từ Nam chí Bắc, đảng viên của đảng ai cũng giành đi tu, chùa chiền dựng lên c̣n không kịp. Từ Nam chí Bắc, du đăng, du thực giành đi tu, chuông mơ đặt mua c̣n không kịp. (.....) Cái chuyện tu hành ở nước tôi, v́ vậy, mà trở nên náo nhiệt, dẫu có phần hơi ...quá trớn”(1).

Ngày xưa, ở Việt Nam, chúng ta đă phân biệt có ba loại Thầy là Thầy Chùa, Thầy Cúng và Thầy Tu, mà theo quan niệm b́nh dân, lầm nghĩ đều là những nhà sư Phật Giáo. Trong văn chương b́nh dân đă có nói đến các vị này. Thầy Chùa là những người có nhiệm vụ giữ ngôi chùa làng, kinh kệ, hương khói. Thầy mặc áo cà sa, cuộc sống như một cư sĩ, có vợ con như những kẻ phàm tục. (.... con Thầy Chùa th́ quét lá đa).

Thầy Cúng th́ không có chùa, lẽ cố nhiên Thầy cũng có gia đ́nh, và nghề của Thầy là đi cúng từng gia đ́nh theo lời yêu cầu có thù lao, trong các dịp có người đau ốm, chết chóc hay các dịp cần cúng sao hạn hay yếm trừ ma quỷ. (Cốc cốc cheng cheng, con gà mô béo để riêng cho Thầy, đơm xôi th́ đơm cho đầy...)

Thầy Tu là những vị quyết theo con đường tu hành để t́m đường giải thoát và cứu độ chúng sanh. Những vị này thường ở những ngôi chùa yên tĩnh, xa phố thị, không vướng bận chuyện thị phi trần tục. (lên chùa thấy Phật muốn tu...)

Ngày nay chúng ta thấy có những vị tổng hợp cả ba nhân vật kể trên. Về phần “chùa”, thầy lo mua chùa, giữ và phát triển cho chùa mỗi ngày mỗi rộng lớn, tráng lệ hơn, có khi xây thêm ngôi chùa thứ hai, thứ ba, không bao giờ ngơi nghỉ và cho là đủ. Ở Pháp có một ngôi chùa của người Việt xây dựng từ 10 năm nay mà chưa xong, v́ vật giá leo thang, kinh phí không đủ mà ư thầy th́ muốn chùa lớn hơn, nếu cần xứng đáng là một ngôi chùa lớn nhất nước Pháp để lưu danh hậu thế. Tín đồ Phật Giáo đóng góp thường trực từ tám năm nay, chạy theo công tŕnh mà không đủ. Năm 2000, khi tôi đến thăm chùa th́ tháp chuông chưa xong, chánh điện đang c̣n dang dở, nghe nói chỉ nội cái tháp chuông, chi phí đă lên hơn 500,000 đô la Mỹ. Số tiền lúc khởi đầu sẵn có chỉ 1, nhưng kế hoạch chi tiêu đặt ra là 10, cả thầy lẫn đệ tử chạy theo mệt nghỉ. Bây giờ là năm 2008, ngôi chùa vẫn chưa hoàn tất. Thầy lo chạy theo những con số vôi gạch, sắt thép, tính toán nhân công, thời giá và trăm ngh́n thứ giấy tờ rắc rối khác, thời gian đâu nữa cho thầy kinh kệ, tu học?

Ở Đức Quốc có một ngôi chùa lớn nổi tiếng, có đủ 36 pḥng, bàn ghế trong thư pḥng đều bằng gỗ quư cẩm lai, có hằng chục bộ chạm trổ long lân rất tinh vi, mỗi chiếc bàn lớn mười người nhấc không nổi, được chở bằng tàu thuỷ từ Việt Nam sang. Chùa có một hệ thống đông lạnh có hàng chục nhân công chuyên sản xuất thức ăn chay suốt năm, để cuối năm bán ra cho Phật tử trong những ngày lễ hội. Số tiền lời dùng để chấn hưng và phát triển Phật Giáo ra sao th́ chưa biết, nhưng thấy thầy quá bận rộn không biết có đủ thời gian tu tập và hoằng pháp để giải thoát cho chúng sanh không?

Tuy nhiên, rất may là hiện nay chúng ta cũng có những vị cao tăng có rất đông đệ tử, có thể vận động dư phương tiện để mua chùa, xây chùa nếu thầy muốn, nhưng thầy không chủ trương có chùa mà chủ yếu dành thời gian và phương tiện cho việc tu học và truyền bá Đạo Pháp.

 

 

Nói chuyện “cúng”, chùa thường lo cho người chết hơn là người sống. Chuyện cầu siêu, cầu an, phục tang, cưới hỏi là chuyện chính hằng ngày, có nơi lại bày ra chuyện xin xăm, đoán quẻ, trong khi trong đạo Phật không có may rủi, không có số mệnh, hên xui. V́ càng có những chuyện cầu an, cầu siêu th́ chùa mới có thêm ngân quỹ, đó là quan niệm “cúng chùa” của hầu hết bá tánh một cách sai lạc.

Về chuyện “tu” ngày nay không thấy có tăng đoàn để kiểm soát, cùng nhau hướng dẫn tu học. Chùa là một thế giới, tài sản riêng, sổ sách của thầy không ai có quyền tọc mạch hay ḍm ngó, nếu không có phép của thầy. Phật tử tuy vậy về mặt khác, lại có thể “xâm phạm” vào những chỗ riêng tư của thầy để gây ra những ngộ nhận hay tội lỗi, bởi v́ phép tắc không nghiêm minh. Nếu thầy chỉ lo tính toán xây chùa tự cho lớn, đẹp hơn là việc hướng dẫn việc tu học, xây dựng cho quần chúng có một cuộc sống tốt đẹp, tử tế, thánh thiện th́ cuối cùng chúng ta chỉ biết chuộng h́nh thức bên ngoài. V́ ngày nay chùa không phải là nơi để “tu”, nên thay v́ phải chùa phải ở nơi thâm sơn cùng cốc, xa đô thị phồn hoa, khung cảnh tĩnh mịch th́ người ta lại đem chùa đặt vào nhưng nơi “chốn lao xao”, cho dân chúng dễ bề đi lại, như “vị trí” là yếu tố hàng đầu khi người ta nghĩ đến việc mở một cơ sở thương măi trong khu phố.

Sách nhà Phật có nói :“Tam Bảo ta đều quư kính, song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng, ai ǵn giữ chùa chiền, ai bảo vệ chánh pháp? Nếu không có Tăng th́ Tam Bảo không tồn tại với thế gian!” Nhưng chúng ta phải t́m ra những vị sư tăng chân chính, v́ “chiếc áo không làm nên thầy tu” hay theo chuyện thời sự bên Tây Tạng th́ “cạo đầu chưa hẳn là sư.” 

 

 

 

 

 

(1)Tu... Đă Thiệt- Nguyễn Khắc Anh Tâm

 

Huy Phương