֎ Kim Âu ֎ Chính Nghĩa ֎ Chính Nghĩa
֎Tinh Hoa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Constitution
֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ Vietnamese Commandos
֎ Biệt kích trong gịng lịch sử ֎ Chính Nghĩa Media
֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP ֎ Computer
֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư
֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học
֎ Tṛ Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh
֎ The Invisible Government Dan Moot
֎ The Invisible Government David Wise
֎ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Ḥa Toàn Thư
֎ Giáo Hội La Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác
֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật
֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt
֎ Ngô Đ́nh Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc
֎ Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống NĐD
֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông
֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?
֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh
֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận
֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu Lụt Miền Trung
֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp
֎ 55 Ngày Chế Độ Sài G̣n Sụp Đổ
֎ Drug Smuggling in Vietnam War
֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975
֎ RAND History of Vietnam War era
֎ LƯU TRỮ BÀI VỞ THEO THÁNG/NĂM
֎07/2008 ֎08/2008 ֎09/2008 ֎10/2008
֎11/2008 ֎11/2008 ֎12/2008 ֎01/2009
֎02/2009 ֎03/2009 ֎04/2009 ֎05/2009
֎06/2009 ֎07/2009 ֎08/2009 ֎09/2009
֎10/2009 ֎11/2009 ֎12/2009 ֎01/2010
֎03/2010 ֎04/2010 ֎05/2010 ֎06/2010
֎07/2010 ֎08/2010 ֎09/2010 ֎10/2010
֎11/2010 ֎12/2010 ֎01/2011 ֎02/2011
֎03/2011 ֎04.2011 ֎05.2011 ֎06.2011
֎07/2011 ֎08/2011 ֎09/2011 ֎10/2011
֎11/2011 ֎12/2011 ֎05/2012 ֎06/2012
֎12/2012 ֎01/2013 ֎12/2013 ֎03/2014
֎09.2014 ֎10.2014 ֎12/2014 ֎03/2015
֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2016
֎02/2016 ֎03/2016 ֎07/2016 ֎08/2016
֎09/2016 ֎10/2016 ֎11/2016 ֎12/2016
֎01/2017 ֎02/2017 ֎03/2017 ֎04/2017
֎05/2017 ֎06/2017 ֎07/2017 ֎08/2017
֎09/2017 ֎10/2017 ֎11/2017 ֎12/2017
֎01/2018 ֎02/2018 ֎03/2018 ֎04/2018
֎05/2018 ֎06/2018 ֎07/2018 ֎08/2018
֎09/2018 ֎10/2018 ֎11/2018 ֎12/2018
֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017.
֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.
֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.
֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018
֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.
Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
TRẠI TẬP TRUNG
CHƯƠNG 21
Ân sủng của Đức Mẹ, như trung úy Nhẫn nói, tôi vừa được hưởng. Anh Nhẫn bảo tôi sẽ được hưởng nhiều ân sủng của Đức Mẹ 1. C̣n người tù mài đá khắc h́nh Đức Mẹ th́ sao ? Tôi cầu nguyện Đức Mẹ ban ân sủng cho anh ta hơn tôi. Anh ta mới xứng đáng. Được tha th́ cũng vui nhưng cảm giác sung sướng đă nguội. Giá tôi trúng số sớm hơn ba năm, tôi sẽ sung sướng lắm. Hạnh phúc của tôi luôn luôn tới vào lúc xế chiều. Cái ǵ tôi trông đợi, đều đến. Nhưng chậm, thật chậm. « Chậm bước tiên phong muộn chiến trường ». Bây giờ, tôi chờ cầm Giấy ra trại. Tôi có th́ giờ suy nghĩ câu hỏi của phó giám thị Phúc : « Anh c̣n thù hận chúng tôi không »? Tôi đă trả lời « Không ». Và ông ta nói chắc nịch « Anh đă thù hận Cộng Sản ». Tôi không thể thành khẩn cho ông ta biết rằng tôi c̣n tiếp tục thù hận chủ nghĩa Cộng Sản và lănh tụ Cộng Sản cùng những tham vọng mù quáng của họ. Thù hận và muốn hủy diệt. Nhưng con người sống trong ḍng nghịch lũ Cộng Sản, theo ḍng hay bị cuốn theo ḍng, tôi không t́m ra lư do ǵ để thù hận cả. Những cộng cụ của chủ nghĩa và lănh tụ Cộng Sản, những con người bị Cộng Sản tước đoạt nhân tính và lương tri, tôi thương xót họ hơn là thù hận họ. Bổn phận và nghĩa vụ của bất cứ ai nhận ḿnh là con người nhân bản chống mọi chủ nghĩa phi nhân, phi luân là phải thức tỉnh lương tri và cải hoán nhân tính cho họ, những người bị chủ nghĩa và lănh tụ Cộng Sản mê hoặc, sai khiến, làm cho ngu dốt, độc ác; chứ không được phép cổ xúy tàn sát họ hay tàn sát họ. Như Constantin Virgil Gheorghiu chống những kẻ chống phát xít tàn bạo hơn phát xít, tôi cũng chống những kẻ chống Cộng Sản tàn bạo hơn Cộng Sản. Người ta nhân danh cái Thiện chống cái Ác để cái Thiện thăng hoa lên ngọn đỉnh Thiện. Người ta không thể nhân danh cái Thiện chống cái Ác để vinh tôn một cái Ác mới tồi tệ hơn cái Ác cũ. Nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ không phải là sát nhân. Công việc này dành cho văn công, thi công, nghệ công cộng sản. Thế th́ sự cổ vơ chém giết bừa băi, man rợ « thề phanh thây uống máu quân thù » là sự gian dối, sự bất lương trí thức của nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ. Và nữa, xét cho cùng, hạnh phúc của con người và nghệ thuật của cuộc đời không tạo dựng bằng thù hận. Người nghệ sĩ Thạch Sanh là biểu tượng tâm hồn Việt Nam đích thực, thuần khiết.
Tôi muốn nhân danh thi sĩ Việt Nam bị chủ nghĩa Cộng Sản bắt giam gửi một Thông điệp mới :
Khi cái c̣ng siết chặt tay anh
phải hiểu sự thật đă chảy máu
phải hiểu tự do hằn lên những vết cào cấu
Và thi ca lún ngập lưỡi dao.
Lúc ấy anh bắt đầu
viết thông điệp mới cho sự tra tấn
cho nhà lao
cho cai tù.
Hăy tội nghiệp sự tra tấn
v́ nó không có trái tim
không có hơi thở không có nước mắt
không có đớn đau.
Hăy thương xót nhà lao
v́ nó không có t́nh ái
nó không hiểu nó ngu hay nó dại
nó ngàn năm bóng tối mịt mù.
Hăy tha thứ cai tù
v́ nó trơ trơ thân máy
nó ngang qua
nó trở lại
nó vô tri như ngục đá đêm già.
Gửi tặng sự tra tấn một bông hoa
để nó biết da thịt dù tan nát
nhưng con người vẫn đứng trên h́nh phạt
vẫn đứng hoài và tồn tại vô cùng.
Gửi tặng nhà lao một miếng nhớ nhung
để nó tương tư cuộc đời bao la rộng mở
cuộc đời chẳng hề khóa chặt cửa
giam nhốt ai ca hát giữa đường.
Gửi tặng cai tù chút xíu tâm hồn
để nó thèm thuồng rung động
nó sẽ biết buồn và nó khóc
nó sẽ vui và nó cười
nó sẽ khao khát làm người.
Và đó là thông điệp mới
của thi sĩ Việt Nam viết từ oan khiên vời vợi
gửi đi khắp ngục tù thế giới
gửi xuống huyệt sâu
và gửi cả lên trời 2
Tôi sẽ trung thành với thông điệp này trọn vẹn cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của tôi. Và với lập trường dứt khoát: hủy diệt chủ nghĩa Cộng Sản và lănh tụ Cộng Sản, cứu rỗi con người. Lập trường của tôi sẽ dẫn tôi đến những hệ lụy, sẽ đưa tôi vào cô đơn. Nhưng cần ǵ. Nhà văn không phải là bọn ồn ào ḥ hét đầu đường, góc phố. Nhà văn làm ra tư tưởng. Và tư tưởng chế ngự hết, bao trùm gọn cả thời đại mê sảng, thời của chó sủa và luôn cả thời của chó câm.
Tôi tiếp tục làm công việc thường nhật của tôi trong khi chờ đợi ngày về. Đổ phân, hốt phân, quét sân trại, dọn cỏ và chở cơm nước cho hai nhà kỷ luật. Người ta đă nh́n tôi bằng cặp mắt khác từ đêm cả trại xem vô tuyến truyền h́nh hồi tháng 7-1981. Đêm đó, thứ trưởng Văn hóa của nhà nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xuất hiện trên màn ảnh nhỏ, nghiêm khắc phê b́nh thầy cô và học tṛ các trường miền Nam về sự chưa gột sạch ảnh hưởng văn hóa và tư tưởng đồi trụy của Sài g̣n cũ. Có đoạn đề cập tới tôi, đại ư:
Miền Nam đă được giải phóng 6 năm rồi, thế mà ảnh hưởng văn hóa và tư tưởng đồi trụy của chế độ phản động cũ vẫn c̣n. Học tṛ vẫn viết lưu bút, lưu niệm cuối năm học bằng thứ văn chương ướt át, lăng mạn, mơ mộng. Một số thầy cô đă không có biện pháp ngăn chặn, lại bắt chước lưu niệm, lưu bút linh tinh. Tôi không hiểu tại sao, đến hôm nay, đa số thầy cô và học tṛ các trường phía Nam c̣n say mê tiểu thuyết của Duyên Anh, Nhă Ca, Mai Thảo… 3
Tôi ngồi xem giật ḿnh. Nhiều bạn tù có vẻ lo ngại “đường về xa lắm người ơi” của tôi. Hôm sau, thấy tôi từ xa, đă oang oang lời an ủi của bạn tù:
- Duyên Anh, 5 năm bốc cứt vẫn c̣n thơm !
- Duyên Anh, chữ nghĩa đang nhẩy hăng đấy !
- Duyên Anh, cứ bốc cứt đi !
Th́ vẫn bốc cứt đấy chứ. Con gái tôi thăm nuôi tôi cho biết một chiến dịch mới đánh nát ảnh hưởng các nhà văn “có máu mặt” Sài g̣n kéo dài ba tháng, từ tháng 4 đến tháng 7-1981, phụ họa cuốn Những tên biệt kích trong mặt trận văn hóa tư tưởng miền Nam. Nhật báo Nhân Dân tặng tôi một bài “xă luận”. Cơ quan trung ương của đảng Cộng Sản Việt Nam mà chơi th́ nặng lắm, khó về. Vợ tôi nghe phường phát thanh bài này đâm ra tuyệt vọng. Tuần báo Tuổi trẻ đập tôi kỹ nhất. Nó vẽ tôi giống boong, ngồi luộc nồi nước Tuổi Ngọc bằng củi thanh, thiếu niên ! Thằng nhóc họa sĩ, tên Vũ, sau này đi Liên xô vung vít, lại là bạn của con tôi mới ghê. Radio, télé, báo đảng, báo đoàn… đánh tôi túi bụi. Mà tôi bận đổ phân, hốt phân không biết ǵ cả. Nhưng tôi đă trúng số. Lồng cầu đảng ngừng ở 6 số 2-9-1981. Ngày mở nước đấy. Tôi có chút kỷ niệm Sa Ác. Về niên lịch. Chả là ông Phạm Thái Ất tỏ ra thuộc Sử và nhớ ngày tháng vanh vách, tôi mới dở tṛ “đố vui để chọc”.
- 19-3 là ngày ǵ ?
- Sinh nhật Hồ chủ tịch.
- 19-8 là ngày ǵ ?
- Tổng khởi nghĩa.
- 16-8 là ngày ǵ ?
Ông Phạm Thái Ất suy nghĩ một lát rồi đoán tầm bậy. Cuối cùng, ông ta chịu thua, hỏi tôi:
- Ngày ǵ ?
- Ngày này mà không biết th́ chết rồi.
- Ngày ǵ ?
- Sinh nhật ông Vũ Mộng Long !
Bạn tù cười ầm. Tôi nói:
- Bây giờ hỏi đứng đắn. 7-7 là ngày ǵ ?
- Chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm về nước chấp chánh.
- 23-10 ?
- Trưng cầu dân ư truất phế Bảo Đại.
- 30-4 ?
- Mất nước.
- 8-4 ?
- Phật Đản.
- Nghĩ lại đi.
- Bụt sinh cá đẻ mà !
- Sai.
- Vậy 8-4 là ngày ǵ ?
- Ngày ông Vũ Mộng Long bị bắt bỏ tù ?
Bạn tù lại cười ầm. Ông Phạm Thái Ất khen tôi “hài hước” giỏi. Đó là kỷ niệm Sa Ác tôi sắp đem về nhà. Kỷ niệm Rừng Lá vỏn vẹn hai câu chuyện tiếu lâm nghe kể.
Chuyện thứ nhất
Đội nông nghiệp trồng khoai, trồng sắn, trồng ngô măi cũng chán. Đất khai thác nhiều nó mệt, thu hoạch bết bát. Một tù nhân đề nghị quản giáo:
- Cán bộ ơi, tại sao ḿnh không trồng xa lát.
Quản giáo:
- Sẽ nghiên cứu trồng Xa nát.
Tù nhân:
- Nếu trồng xa lát, ḿnh nên trồng thêm cây bíp tếch cán bộ ạ !
Quản giáo:
- Sẽ nghiên cứu trồng nuôn cây bíp tếch một nượt !
Chuyện thứ hai
Kẻng báo ngủ đă điểm. Vệ binh đi tuần quanh nhà. Một tù nhân cao hứng:
- Ta thà làm quỷ nước Nam c̣n hơn làm vương đất Bắc.
Vệ binh nghe thấy, la hét:
- Anh nào vừa mới nói quỷ Nam, vua Bắc đấy ?
Im lặng. Vệ binh :
- Anh nào ? Quỷ Nam, vua Bắc, vua Nam, quỷ Bắc nà cái nghĩa ní ǵ ?
Im lặng. Vệ binh :
- Anh nào vừa nói ?
Im lặng. Vệ binh tức giận :
- Đội trưởng đâu ?
Đội trưởng :
- Có.
Vệ binh :
- Anh nào vưa nói ninh tinh náo nếu thế ?
Đội trưởng :
- Anh Trần B́nh Trọng đấy, cán bộ ạ !
Vệ binh :
- Bảo anh Trần B́nh Trọng sáng mai nàm kiểm điểm nộp cán bộ trực trại nhé !
Hai mẩu chuyện tiếu lâm lao cải trên, có thể là bịa đặt, có thể là không bịa đặt. Bịa đặt hay không bịa đặt th́ cũng chỉ mục đích nói lên sự ngu dốt của cai tù, những ông thầy của trường học cải tạo xă hội chủ nghĩa. Ông Hồ Chí Minh nói : « Trồng cây mất 10 năm, trồng người phải mất 100 năm ». Những con người ông Hồ chí Minh và chủ nghĩa Cộng Sản của ông đă trồng từ năm 1950 là năm Cộng Sản Việt Nam quy định thành phần, giai cấp và thực sự chuyên chế ra sao ? Ba mươi năm trồng người, chủ nghĩa Cộng Sản và lănh tụ vĩ đại của nó chỉ gặt được một thế hệ thanh niên ngu dốt đói khổ. Đói khổ nên môi thâm, người lùn t́. Ngu dốt nên ngọng nghịu đ̣i trồng cây bíp tếch và bắt Trần B́nh Trọng viết tự kiểm. Người ta sẽ thù hận chủ nghĩa và lănh tụ Cộng Sản hay thù hận những con người bị Cộng Sản và lănh tụ làm cho đói khổ, ngu dốt ? Câu hỏi đặt ra cho lương tri những người chống Cộng Sản chân chính và cả bất chính nữa.
Với tôi, kỷ niệm lao cải như vậy ít quá, c̣n Những thứ sẽ mang về.
Mang về một chiếc mũ
Đă giăi nắng dầm mưa
Trầy vai câu chuyện cũ
Chảy máu sự nghiệp xưa
Mang về bộ quần áo
In dấu tù lem nhem
Z30 D, TH6
TCT, CTXM
Mang về đôi giày tă
Đế ṃn vẹt đường dài
Băng rừng sâu núi cả
Đi hết kiếp lưu đày
Mang về chiếc lược nhôm
Bao nhiêu ngày mài dũa
Bao nhiêu là thương nhớ
Lược sẽ làm vui gương
Mang về thêm cái trâm
Gọt từ rễ giáng hương
Để em cài lên tóc
Và để tóc em thơm 4
Và những thứ sẽ đem vào tác phẩm 5. “Kiểm soát lại có khi c̣n thiếu sót”. Hẳn nhiên, thiếu sót rất nhiều. Nhưng mà tôi không đem nhà tù ra đời sống th́ ngàn vạn thứ lẩm cẩm, vẩn vơ chẳng thèm nhớ, chẳng thiết đem về. Tôi có thể Giă từ đề lao rồi đấy.
Giă từ em nhé, đề lao
Giă từ lối hẹp dẫn vào xà lim
Giă từ em, giă từ em
Những ngày ṃn vẹt những đêm vẹt ṃn
Giă từ tay xích chân c̣ng
Giă từ hồi kẻng úa ḷng héo gan
Giă từ em, giă từ em
Tâm hồn song sắt trái tim cai tù
Giă từ củ sắn bắp ngô
Chén cơm Đại Mễ, bo bo sượng mày
Giă từ án phạt khổ sai
Gỡ bom, san núi, hạ cây, phá rừng
Giă từ cuốc xẻng đắp đường
Giă từ gánh nước đầy thùng oằn vai
Giă từ sước máu mây gai
Giă từ thù hận rạc rài đớn đau
Giă từ em nhé, đề lao
Giă từ tha thiết với bao chân t́nh
Mai anh làm chuyến viễn hành
Nhờ em nên mới trưởng thành biết chưa
Giă từ em, thế đă vừa
Sáu năm cuộc rượu say sưa tỉnh rồi
Anh về với đất với trời
Với hoa với lá với đời khác xưa
Anh về với nắng với mưa
Với cây với cỏ đong đưa tuyệt vời
Anh về ấm áp t́nh người
Buồm căng gió lạ trùng khơi dạt dào
Giă từ em nhé, đề lao
Cám ơn cay đắng nghẹn ngào em cho 6
Ngày 11-9-1981 tôi cầm Giấy ra trại. Tôi đă cho nhân vật của tôi phát triển cảm tưởng của người trí thức bị cưỡng bách lao động ở trại tập trung. Bây giờ, tôi mượn cảm tưởng đó làm cảm tưởng của tôi. “Bài học thứ nhất của lao động dạy tôi cảm thông với người lao động, kính trọng họ và hiểu thấu giá trị của lao động chân tay. Dĩ nhiên, Cộng Sản đă không hề dạy tôi bất cứ điều nào trong nhà tù, ngoài trại tập trung. Họ chỉ dọa nạt, trừng phạt, dụ dỗ và bắt làm việc giống hệt bọn chủ nhân nô lệ hành xử quyền uy của ḿnh. Bài học thứ hai của lao động tôi tự dạy tôi từ những giọt mồ hôi trí thức, c̣n dạy tôi niềm tự tin tuyệt vời: Tôi có thể làm được những công việc mà trước đây tôi tưởng không bao giờ tôi có thể làm được. Lao động đă thắp sáng kiến thức của tôi. Nó là ḍng nước luân lưu đưa đẩy tư tưởng con người xuôi ngược. Nó làm long lanh trí tuệ, làm trong suốt tâm hồn, rạng ngời ư nghĩ. Trí thức của chúng ta cứ nằm trong tháp ngà, cứ trùm mền hưởng thụ, đâm ra lười biếng, sợ khó, sợ khổ. Nên, khi đụng vào nghịch cảnh của đời sống th́ không dám đương đầu, th́ ngớ ngẩn và hèn mọn. Với Cộng Sản, lao động là h́nh phạt trả thù chúng tôi. Nhưng, với tôi, lao động là một chương dài trong văn phạm của đời tôi”.
Vẫn mượn cảm tưởng ra trại, lần này của chú bé Vũ trong tác phẩm Đồi Fanta: “Không thèm quay lại, tôi nh́n thẳng, bước mạnh, bước nhanh về phía trước mặt. Dĩ văng đau thương, tăm tối hay dĩ văng huy hoàng rực rỡ th́ cũng chỉ để hồi tưởng, ở một tuổi nào đó. Người già sống cho những ngày sắp tới. Người trẻ sống cho những ngày sẽ tới. Chẳng ai dại dột bám lấy quá khứ mà rên rỉ, tiếc nuối. Tương lai mới quyến rũ con người v́ người ta không nh́n rơ tương lai, người ta mải mê t́m kiếm niềm bí ẩn của nó, niềm bí ẩn khôn cùng của đời sống chứa chan mời gọi. Tôi mang ư nghĩ đó về nhà.
Hàng khuynh diệp hai bên đường đă khá cao và xanh mướt. Con đường thẳng tắp, hun hút. Nắng sớm nhảy múa, reo vui trên lá cây. Gió đàn đong đưa t́nh tự. Con chim chích cḥe nghệ sĩ véo von trên ngọn đỉnh cao điệu hát buồn rầu thơm ngát tiễn đưa. Tôi hít một hơi đẫy đà cái hương vị tự do của trời đất. Tâm hồn tôi dạt dào cảm xúc. Tôi đă trông thấy, sờ mó được những ǵ gọi là mơ hồ, trừu tượng. Tôi đă hiểu thế nào là hạnh phúc, thế nào là đau khổ. Cám ơn năm năm oan nghiệt của tôi. Tôi không cần hằn học với nó, rên xiết v́ nó”.
Và, sau hết, cảm tưởng ra trại của cô Lan trong tác phẩm Sỏi đá ngậm ngùi:
“Bước qua cổng trại, tay xách cái bị cói, đi một quăng, tôi nh́n lại hàng rào giây kẽm gai, nơi chị Nga đă chết treo tay trên đó. Giă từ ngục tù nhỏ, tôi vô ngục tù lớn. Gió sớm mát rượi. Tôi lững thững bước. Văng vẳng đâu đó những lời ca mượt mà theo nhạc đệm của muôn loài chim êm ái:
Tôi ca ngợi tôi
Ngụp giữa biển đời
Sóng gầm băo nổi
Tôi vẫn là tôi
Tôi vẫn là người…
Tôi mỉm cười. Dưới những tầng địa ngục, tôi đă lên đời chói lọi. Tôi vẫn là tôi. Tôi vẫn là người…”
Ivry sur Seine, 1-8-1987
--------------------------------
1
Khi về nhà tôi nhờ linh mục Chân Tín làm phép miếng đá cho tôi. Và tôi được cứu rỗi nhiều chuyến vượt biên thất bại. Rồi tôi thành công đều nhờ hưởng ân sủng của Đức Mẹ. Ở Pulau Bidong, lúc tôi chưa nhận tiền của vợ con, có người mua chiếc mề đay Đức Mẹ 500 đô la, tôi không bán. Đức Mẹ dẫn tôi đến linh mục Jean Mais và sư huynh Trần văn Nghiêm. Cả hai đều dịch sách cho tôi theo tinh thần tông đồ. Và sách của tôi Belfond xuất bản hết. Trước khi viết một cuốn sách mới, tôi đều thắp nến tạ ơn Đức Mẹ của tôi. Và tôi viết rất nhanh.
2-Thơ tù, Nam Á – Paris, 1984
3-Đă đề cập ở Nhà Tù
4-Thơ tù, Nam Á – Paris, 1984
5-Kinh nghiệm tù đầy của tôi được thể hiện ở Một người tên là Trần văn Bá, Sỏi đá ngậm ngùi, Bầy sư tử lăng mạn, Đồi Fanta, Một tù binh Mỹ ở Việt Nam. 3 cuốn trên đă do Nam Á Paris xuất bản. 2 cuốn sau sẽ xuất bản ấn bản Việt ngữ cùng lượt với ấn bản Pháp ngữ.
6-Thơ tù, Nam Á – Paris, 1984
PHẦN NGOÀI HỒI KƯ
KINH NGHIỆM NGỤC TÙ LÀM NÊN TÁC PHẨM
CONEX
James Fisher nằm trong conex như con dế nằm trong hộp diêm. Conex, container exchange, cái thùng uốn bằng tôn vuông vắn mỗi bề hai mét, người Mỹ dùng để chứa hàng hóa, chiến cụ, chuyển xuống tàu chở sang Việt Nam. Sau khi rút khỏi Việt Nam, người Mỹ vất lại nhiều thứ. Vài thứ đáng kể là c̣ng, khóa, dùi cui và conex. Cái conex nhốt James Fisher được mang từ Đà Nẵng ra, bẩy tám năm rồi. Sản phẩm của đế quốc Mỹ bị Cộng Sản chế biến, thêm thắt. Như chủ nghĩa này lấy cảm hứng của chủ nghĩa nọ. Người ta sáng tạo thứ cửa mới cho cái hộp nhốt người. Cửa luôn luôn hé mở vừa đủ tḥ cánh tay ra. Sợi giây xích lửng lơ giữa kẽ hở đeo ổ khóa nhăn hiệu USA. Tù nhân hít thở qua cái khe gió bủn xỉn đó. James vô conex buổi tối hôm qua.
Người ta chỉ cho chàng mặc một chiếc quần. James đă trải qua một đêm hệ lụy của những hệ lụy chập chùng. Chàng phải đứng dí mũi sát khe gió để tránh mùi phân tiểu lưu cữu, mùi tôn rỉ sét. Địa ngục, chắc chắn, thiếu mùi vị này. Nó làm cay mắt, nghẹt thở. Nó khiến hôn mê như bị xông mê hồn hương. Nhưng không thể đứng măi gần khe gió. Bởi v́, càng về khuya, mỗi ngọn gió lùa vô cơ hồ mỗi mũi kiếm đâm buốt cơ thể chàng. Lùi vào và tránh kiếm gió, James bị ngửi thứ mùi không t́m thấy ở bất cứ một cachot, một hầm đá nào trong ngục tù nhân loại kể tự thời loài người biết xây dựng ngục tù để giam nhốt lẫn nhau.
Chàng không thể ngồi, không thể nằm trên tôn lạnh rỉ sét và phân tiểu khô quánh đă như lớp xi măng mỏng tráng sàn pḥng. James đứng. Chàng cảm giác đầu chàng sẽ đụng nóc conex nếu chàng kiễng chân. James đưa hai tay úp ngực bảo vệ phổi. Lạnh quá, chàng chạy tại chỗ. Rồi chàng phóng những trái đấm mạnh vào không khí y hệt vơ sĩ hồng mao tập luyện. Sương rừng xuống nhiều, tụ đầu trên mái conex và chảy quanh conex. Cái thùng nhốt người biến thành cái tủ lạnh. James nhắm mắt, nghiến răng chịu đựng cực h́nh, cực h́nh mà nàng Chi Mai bảo là hệ lụy. Chàng đứng co ro, chàng chạy suốt đêm. Đến khi nghe tiếng kẻng tù, tiếng chim hót ca ngợi b́nh minh, James thầm nghĩ: “Sự khó khăn đêm qua đă đủ cho đêm qua”. Chàng chờ đợi sự khó khăn của hôm nay.
James bớt lạnh dần. Mặt trời lên cao chừng nào, chàng ấm áp chừng ấy. Gần trưa, sương khô hẳn trên nóc conex. Nắng nhiệt đới bắt đầu khiêu vũ hoan lạc. Conex hấp hơi. Người ta đốt củi cách hộp nhốt chàng nửa thước. Quá trưa, conex là cái ḷ bánh ḿ và James Fisher, một con người như mọi con người, hóa ra chiếc bánh bởi những con người mục ră trái tim và đă ghép tim mới bằng ư thức hệ. James lại nhảy choi choi. Chàng giống con vịt sống bị ném vào chảo khô rang bỏng. Con vịt khó ḷng bay. Nó co cẳng nhanh buông cẳng vội y hệt điệu vũ liên hoan báo cáo tội ác. Mắt nó cầu van chóng chết. Máu dồn hết xuống chân nó. Nó chết. Và con người cắt chân con vịt nấu nướng món ăn ngon thưởng thức. James cũng giống con cá vừa vớt dưới hồ lên bị liệng vô chảo mỡ sôi. Con cá dẫy đành đạch rồi duỗi dài thân cá, vàng chín thơm lừng. James th́ chỉ toát mồ hôi. Mồ hôi xối xả tuôn ra không ngừng. James đă được tắm hơi Cộng Sản.
Chàng khát nước khô cổ. Chàng thèm nước. Nước trong cơ thể chàng sắp khô cạn. Máu trong cơ thể chàng sắp khô cạn. Có một đại hạn ghê gớm làm nứt nẻ thịt James Fisher. Chàng úp mặt vào khe gió. Lưỡi chàng thè ra, động đậy như lưỡi con chó khát nước. Người ta đứng đợi lúc đó, hắt từng ca nước trúng mặt chàng. James nuốt những giọt nước. Chàng uốn lưỡi lên môi nhấm nháp nước. Rồi chàng há hốc miệng chờ người ta hắt nước để có một ngụm đầy. Người ta không muốn James chết khát, chỉ muốn James khát và thèm nước. Chàng căng mắt nh́n xô nước bên ngoài conex. Chàng ao ước được bưng cả xô, vục mặt xuống mà uống. Không, nỗi ước ao của James măi măi là ước ao, ở cái conex ghê rợn này. Chàng chỉ có thể liếm từng giọt nước, không thể uống từng ngụm nước. Chàng vẫn há hốc miệng đợi một ngụm nước tạt trúng miệng. Chàng sẽ nuốt vội vàng cái ngụm hạnh phúc đó.
Sự chờ đợi của James chẳng bao giờ xảy đến. Khi chàng há miệng lớn, người ta hắt nước xuống ngực chàng, xuống bụng chàng, xuống chân chàng. Như thế, nỗi ước ao nuốt một ngụm nước của chàng tăng trưởng. Sự khát hăi hùng hơn sự đói. Khát là động, đói là tĩnh. Con người dễ dàng bộc lộ sự yếu hèn, sự đê tiện khi bị khát khô đến lóng xương ống tủy. Người ta nh́n James. Chàng đứng sát cửa conex, mũi, miệng và hai nửa con mắt dính chặt vào khe gió. Lưỡi chàng vẫn thè ra, động đậy. Miệng chàng vẫn há hốc. Người ta cười, đổ xô nước tưới đất và bỏ đi. James tuyệt vọng. Chàng ngỡ chàng sẽ chết khát, sắp chết khát. Conex hấp hơi. Nắng tụ trên nóc xoáy sức nóng phũ phàng vào James. Những giọt nước bám vô thân thể chàng đă là nước nóng. Mồ hôi tuôn ra nóng theo luôn.
Bỗng cửa conex mở rộng. Chi Mai xuất hiện cùng hai gă cai ngục súng đă lên đạn nhắm chàng chĩa họng. Chi Mai xách xô nước lă đặt ngay cửa conex.
- James, anh uống đi, muốn uống bao nhiêu, tùy ư.
Chàng không nói cám ơn trước khi múc ca nước uống ừng ực. James vừa uống vừa thở rống. Chàng uống một mạch năm ca nước th́ thở rốc, mệt phờ.
- Uống nữa đi, James !
Chàng uống thêm ca nữa, ca nữa…
- Nước tuyệt diệu hả, James ?
Chàng gật đầu.
- Người Mỹ các anh kiểu cách và vệ sinh một cách đáng lợm giọng. Các anh đă không thèm uống nước của chúng tôi. Các anh đem nước lă từ Mỹ sang, rồi từ Phi luật tân sang mà uống mà tắm mà rửa tay. Người Mỹ cần đau khổ để biết nỗi đau khổ của nhân loại, cần xuống địa ngục để hiểu sự mơ ước lên thiên đàng của nhân loại, cần bất hạnh để đừng phá hoại hạnh phúc của nhân loại, cần khát nước như anh để không chê nước của thế giới chậm tiến mất vệ sinh. Người Mỹ cần học tập chúng tôi, cần học tập người Việt Nam, cần học tập thua trận ở Việt Nam để xứng đáng làm người.
James Fisher lặng thinh. Nàng dục:
- Anh uống nữa đi, uống nữa đi, James ! Nước lă Việt Nam đă là hạnh phúc của anh rồi đó. Ít nhất, anh đă uống một cách say sưa, uống không cần hỏi nước lă của chúng tôi nhập cảng từ Mỹ, từ Phi luật tân hay chỉ là nước ao tù hôi hám. Tất cả người Mỹ sẽ uống nước như anh vừa uống khi họ sắp chết khát và họ sẽ đều công nhận hạnh phúc của họ, hạnh phúc đích thực. Hạnh phúc ấy không bao giờ t́m thấy ở những phi vụ dội bom tàn sát nhân loại.
Nàng xách xô nước ra. Cửa conex đóng lại. James Fisher đă hết khát. Chàng đứng buồn bă giữa conex. Những ca nước lă quả đă là hạnh phúc của chàng, thứ hạnh phúc ngọt ngào, mát rượi chưa bao giờ chàng được hưởng. Chàng chỉ mới hiểu giá trị tuyệt vời của nước lă ở cái conex, cái ḷ nướng người này. Chi Mai nói đúng, hạnh phúc có từ bất hạnh. Chàng đă trả giá quá đắt để biết hạnh phúc ở những ca nước lă. Người Mỹ chưa biết đau khổ, nỗi đau khổ xoáy ṃn tâm tưởng như James Fisher đă đau khổ, đang đau khổ. Người Mỹ sợ hăi đau khổ và người Mỹ không dám biết đau khổ. Con người sinh ra để hưởng hạnh phúc, không phải để đau khổ. Nhưng mà trái đất lại không hẳn chỉ toàn những con người thừa mứa hạnh phúc. Tham vọng hạnh phúc ích kỷ của người này tạo ra đau khổ cho người khác. Và loài người đau khổ nhiều, hạnh phúc ít. Biết đau khổ để cảm thông nỗi đau khổ là điều không tưởng. Song chia sẻ hạnh phúc của ḿnh cho người đói khát hạnh phúc th́ có thể thực hiện được. Có lẽ, người Mỹ chưa làm nổi sứ mạng đó. James Fisher hy vọng, nếu chàng sống sót, về nước Mỹ, chàng sẽ lo mưu cầu hạnh phúc cho người bất hạnh. V́ chàng đă kinh qua đau khổ, đă thèm khát những thứ đơn giản, tầm thường trong lúc cần thiết nhất, khốn cùng nhất. Chàng đă thèm một ngụm nước lă, đă há hốc miệng chờ đợi ngụm nước lă hạnh phúc. James Fisher là người Mỹ duy nhất được mặc khải bằng thống khổ. “Phúc cho kẻ đói khát về sự công nghĩa, bởi sẽ được no đủ”.
Chàng không xấu hổ, không nhục nhă chấp nhận cái cung cách người Cộng Sản đối xử với chàng. Con người sẽ trả lời Thượng đế về tội ác nó đă gây ra cho đồng loại của nó, vào ngày phán xét. Không ai có thể hơn James trong tṛ chơi của ư thức hệ, trong h́nh phạt của thù hận của chủ nghĩa. James là con người b́nh thường. Chàng không phải là bậc thánh tuẫn tiết cho thứ đạo ǵ. Trên tất cả, chàng là con người chân thành, là con người lương thiện với chính bản thân ḿnh. Thế giới sẽ được làm lại tốt đẹp bởi những tâm hồn James Fisher.
Người ta đem cho chàng một ca cơm và một ca nước, không thức ăn và không cả muỗng nhựa. James cần sống, cần đi đến cuối đường hẹp, đi đến đích của sự sống. Chàng thản nhiên bốc cơm ăn. James giống hệt con khỉ dữ nhốt ở chuồng kín. Thượng đế tạo ra con người. Chủ nghĩa và ư thức hệ giáo dục con người độc ác. Nhưng rồi con người nhu ḿ và con người độc ác đều sẽ có phần thưởng ở nước trời như người công chính và kẻ giả h́nh vậy. James ăn cơm lạt một cách ngon lành. Chàng nhai thong thả, nuốt từ từ. “Đừng lo lắng về mạng sống ḿnh phải ăn ǵ, uống ǵ”. Tưởng chừng Thượng đế ở chung conex với ḿnh, đang bốc cơm nhai như ḿnh. James cảm giác miếng cơm trên đường hẹp ngọt lự, ngon gấp mấy lần bánh ḿ và thịt mà James đă ăn tuần trước, ngon gấp ngàn lần bánh ḿ và thịt mà James đă ăn ở nước Mỹ, ở cuộc đời. Chàng nhấm nháp chút nước. James cần dành giụm nước chịu đựng ngày mai.
Bóng tối đă bao phủ khu rừng. Conex lại sắp biến thành tủ lạnh. James ngồi co ro giữa conex. Chàng ṿng tay ôm hư vô. Ṿng tay no đầy. Chàng tưởng đă ôm Thượng đế. James thấy ấm áp. Chàng ước mơ. Chàng thả mơ ước qua khe cửa gió, bay lên trời, vượt rừng, vượt sông, vượt núi, vượt biển về nước Mỹ. Mơ ước giúp chàng quên nghiệt ngă hiện tại. Chàng gặp cha mẹ, các em, bạn bè, người yêu. James Fisher nhắm mắt. Chàng ngủ ngồi mà chàng không hay. Mơ ước đă ru chàng ngủ, đă dựa lưng chàng. James quên ḿnh là miếng thịt, là cục đá trong tủ lạnh. Chàng trải qua đêm thứ hai. Sang ngày thứ hai, James đă có bóng mát của ước mơ và ca nước giành giụm. Chàng chỉ cần nhấp cho bớt khô ở cổ họng. James không bị cơn khát dày ṿ nữa. Điều này khiến Chi Mai khó chịu.
Một tuần hệ lụy conex đă đủ, không nên kéo dài v́ tù nhân có thể chết, người ta dẫn James về pḥng cũ. Chàng tắm gội, thay quần áo và ngủ một giấc thần tiên. Bữa ăn chiều của chàng đầy đủ thịt, rau tươi, trái cây. James lại thản nhiên ăn như đă thản nhiên nhai cơm lạt ở conex. Chàng đă vượt lên vật chất. Ăn để tồn tại. Sau bữa cơm, Chi Mai gọi chàng lên gặp nàng.
- Anh nghĩ ǵ về conex, James ?
- Kinh khủng.
- Của Mỹ chế tạo đấy.
- Chúng tôi dùng chứa hàng hóa vận chuyển.
- Người Mỹ chuyển đạn dược bằng conex sang Việt Nam tàn sát người Việt Nam.
- Và cô dùng làm ḷ bánh và tủ lạnh nhốt người ?
- Nhốt Mỹ !
(Trích Một tù binh Mỹ ở Việt Nam)
CACHOT CHÍ HOÀ
Khi chàng thức giấc, chàng nghe rơ những tiếng ồn ào phía dưới. Có lẽ, trời đă sáng. Có lẽ, chàng đă được đưa đến một nhà tù nào đó của thành phố Hồ chí Minh. Tiếng ồn ào không ngừng. Âm vang của nó nghe thật ma quái. Cánh cửa đă mở. Chàng nghe bước chân của công an. Người ta tháo miếng vải bịt mắt chàng ra. Chàng vừa hi hí mở mắt th́ đèn pin đă rọi sát mắt chàng. Chàng vội khép mặt lại. Đau nhức. Người ta mở c̣ng tay cho chàng.
- Anh nói anh tự do chọn lựa sự đau đớn phải không ? Người công an hỏi.
- Phải. Chàng đáp.
- Anh sẽ thỏa măn sự lựa chọn của anh. Hôm nay anh có thể biết chỗ dành cho anh rồi đấy. Hỏi đi !
- Tôi ở đâu ?
- Chí Ḥa. Biệt giam khu FG Chí Ḥa ! Tụi phản động nó quen gọi là ca sô ! Pḥng của anh, những năm trước đă nhốt thằng Nguyễn Việt Hưng, trùm phản động vụ nhà thờ Vinh Sơn. Từ pḥng này, chúng tôi lôi nó ra bắn chết như con chó ghẻ. Anh hỏi nữa đi !
- Không có ǵ để hỏi nữa.
- Vậy mở to mắt ra mà nh́n !
Người công an hét lớn:
- Mở mắt ra !
Chàng nói:
- Tôi không thể mở lớn được.
- Tại sao ?
- V́ anh bịt quá chặt và quá lâu.
Người công an cười gằn:
- Hừ, tưởng anh ngoan cường tới mức nào chứ ! Lănh đạo không thèm chấp thứ anh, anh được đà phét lác. Vào tay tôi, anh tới số.
Chàng nhỏ nhẹ:
- Anh không dám làm ǵ tôi đâu. Anh nhỏ bé lắm, tôi rất thương hại anh. Anh đâu biết đảng và nhà nước của anh chờ đợi tôi có bốn tiếng…
Chàng nhấn mạnh:
- Bốn tiếng thôi nhé ! Sám hối tội lỗi.
Rồi chàng chậm răi:
- Tôi không sợ anh trả thù giùm lănh đạo của anh đâu. Anh muốn tôi mở mắt, tôi mở thật lớn.
Chàng mở căng mắt. Người công an rọi đèn pin vào thẳng mắt chàng. Không thèm chớp mắt, chàng chịu đựng một thứ h́nh phạt nghiệt ngă. Người công an tắt đèn.
- Tôi tự do mở mắt đấy nhé ! Tôi tự do lựa chọn đau đớn đấy nhé ! Thứ anh, chắc chắn, không dám, kể cả lănh đạo của anh.
Người công an nín thinh. Y quét ánh sáng đèn pin chung quanh cachot.
- Anh ỉa, đái vào cái xô kẽm góc pḥng. Mỗi tuần, cho anh đi tắm một lần. Khi đi tắm, anh xách xô theo đổ phân và rửa xô. Mỗi ngày anh có hai ca nước, hai bữa cơm theo tiêu chuẩn phạm nhân vi phạm kỷ luật. Anh nh́n rơ chưa ?
- Rơ rồi. Tôi nh́n rơ cả chế độ cọng sản.
- Anh liệu cái mồm anh.
Người công an bước khỏi cachot, đóng cửa sắt, khóa kỹ. Cachot tối đen. Không có đèn ở cachot khu FG Chí Ḥa. Ban ngày như ban đêm. Giữa trưa nắng chói ngoài trời, ở cachot FG, đưa bàn tay trước mặt ḿnh cũng chẳng nh́n rơ. Cachot mà chàng nằm là cachot biệt lập nên không thể liên hệ với cachot bên cạnh hay cachot đối diện. Mỗi cánh cửa cachot có một ô cửa gió nhỏ. Muốn kiểm soát tù nhân sống, chết hoặc tự tử, công an rọi đèn pin qua ô cửa gió. Cơm nước đều được đưa qua ô cửa gió. Do vậy, ô cửa gió luôn luôn mở vừa tiện can phạm lao động đưa cơm nước vừa để tội nhân thở. Tội nhân như chàng, đích thân công an đưa cơm nước. Cánh cửa sắt chỉ mở mỗi tuần một lần cho tội nhân xách xô phân tiểu đi đổ và tắm rửa. Nếu, bất chợt, cánh cửa sắt mở th́ hoặc chấp pháp gọi tội nhân ra làm việc, hoặc tội nhân chết bệnh, hoặc tội nhân đập đầu tự tử, hoặc tội nhân bị dẫn đi thủ tiêu.
Chàng đă nh́n rơ cachot của chàng nhờ ánh sáng của ngọn đèn pin của người công an. Chàng biết chỗ cái xô phân tiểu ở góc pḥng. Dù mắt rất nhức nhối, khó chịu, chàng vẫn dang thẳng hai tay, lê chân xích đi ngang. Chiều rộng của cachot quá dư soải tay chàng, khoảng 1 mét 20 phân ǵ đó. Chiều dài khỏi đo mất công. Chàng dơ tay lên cao, đụng trần cachot. Nền cachot nhớp nhúa, ẩm ướt. Hẳn nó đă đóng từng lớp phân tiểu của tù nhân nhiều chế độ. Chàng đă nghe kể về cái đỉnh cao tù ngục Chí Ḥa. Bây giờ, chàng đă leo lên chót vót cái ngọn đỉnh ấy để đủ kiến thức thẩm định giá trị chịu đựng của những người trại viên học tập cải tạo và những người tù luân lạc khắp các đề lao thành phố. Nỗi khổ thường được nhân lên tùy cảm hứng khi người ta may mắn thoát ly nỗi khổ. Nỗi khổ thường cũng được thêu dệt, vẽ vời khi người ta may mắn giă từ nỗi khổ. Bởi thế, có anh tự ư dẫn xác đi tŕnh diện học tập, ở trại cải tạo chỉ ngồi vẽ chân dung Hồ chí Minh, kẻ khẩu hiệu thi đua lao động, không hề cầm cái cuốc, không hề đào bom, khiêng bom, lấp hố bom mà qua Mỹ vẫn thích làm dáng đau khổ viết hồi kư, so sánh chỗ ngồi vẽ với đáy địa ngục ! Bởi thế, có anh bị bắt oan, nằm tù vài tháng chuyên nghề phát thuốc ghẻ cho các tù nhân khác, nhởn nhơ ngoài hành lang suốt ngày, sang Pháp cũng viết về cái đề lao tép riu mà bảo đó là goulag Việt Nam ! Thời đại của chúng ta, sau khi nhân danh tự do, dân chủ th́ người ta nhân danh nỗi khổ. Kẻ nhân danh nỗi khổ để làm anh hùng tù ngục, để khỏa lấp sự đê tiện của chính y và để nhục mạ người khác. Kẻ nhân danh nỗi khổ để bước vào chính trường, để khua môi múa mỏ về ḷng yêu nước và để tự mở đường làm tôi tớ cho ngoại nhân.
Nỗi khổ không bao giờ là đồ trang sức tiến thân, không bao giờ là món hàng rêu rao gạ đổi danh vọng. Nỗi khổ giúp con người tự nh́n y một cách chính xác, giúp con người biết thông cảm với tha nhân, biết sống cao thượng, biết chiến đấu. Nói tóm lại, nỗi khổ giúp con người truy nă bản thân ḿnh, cả cái xấu lẫn cái tốt. Và, sau cuộc truy nă, con người có thể tự hào ḿnh xứng đáng con người nếu ḿnh loại bỏ nổi những nhỏ mọn, ti tiện, đố kỵ, chụp mũ thường hằng. Những kẻ thích nhân danh nỗi khổ là những kẻ chưa bao giờ trực diện nỗi khổ vàng mười, hoặc là những kẻ rỗng tuếch không thể nh́n thấy niềm bí ẩn trong nỗi khổ. Cũng vậy, những kẻ thích nói xấu người khác, thích bôi bẩn người khác đều là những kẻ tồi tệ nhất, dơ bẩn nhất; những kẻ bệnh hoạn không một chút tài năng hoặc chỉ có một dúm tài mọn; những tên sa đích núp trong bóng tối ŕnh ṃ làm việc tồi bậy. Cuối cùng, nỗi khổ giúp con người khôn lớn, trang trải, thừa thăi thương yêu và dư dả tha thứ.
Đă có mấy ngày đâu tiên thử thách và chiến thắng nỗi khổ, chàng coi thường cachot FG Chí Ḥa. Hạnh phúc cho chàng là các thứ lănh đạo không c̣n quấy rầy chàng bằng những buổi mạn đàm tẻ nhạt. Ngày hai bữa, công an đưa cơm nước nuôi chàng qua ô cửa gió. Không có nước trà, thuốc lá, dĩ nhiên. Không có cả thịt cá, rau đậu nữa. Mỗi bữa, chàng được cấp một lưng ca cơm và lưng ca canh rau muống già nấu với muối. Người ta phát cho chàng ba cái ca nhựa, một cái muỗng nhựa. Ăn uống xong, chàng được phép giữ ca lại, chờ bữa sau có đồ nhận cơm, canh, nước. Ca, muỗng không có nước rửa, không có giấy lau. Tù nhân sống như thời ăn lông ở lỗ ! Ca nước uống, chàng không dám uống hết, phải để dành cho việc rửa đít sau khi đi ỉa. Chàng đo thời gian bằng những tiếng kẻng tù. Một ngày, Chí Ḥa đánh kẻng bốn lần. Lần thứ nhất: Báo thức sáng. Lần thứ hai: Báo ngủ trưa. Lần thứ ba: Báo thức trưa. Lần thứ tư: Báo ngủ tối. Hàng tuần, người ta dẫn chàng xuống phía sân khu FG đổ xô, rửa xô và tắm gội. Người ta dẫn chàng xuống vào nửa đêm khi tù nhân đă ngon giấc. Chàng mang chân vào xích xách xô phân tiểu lết xuống và leo lên bốn tầng lầu. Vẫn chân xích, chàng đổ xô phân, rửa xô rồi tắm gội, giặt giũ bộ quần áo không xà pḥng. Chàng giặt quần áo, vắt hết nước rồi mặc vào ḿnh. Đêm tắm là đêm chàng không ngủ. Chàng đứng cho quần áo khô và nghe tư trong hiu quạnh một nỗi niềm ray rứt khôn nguôi.
Chàng không sợ chết nhưng chàng thèm sống, khao khát sống vô cùng. Chàng thèm sống và ao ước được trở lại Paris một lần, một lần thôi. Để chàng nói cho bằng hữu và người yêu nỗi niềm ray rứt khôn nguôi chàng đă nghe từ trong hiu quạnh của tù ngục quê hương. Nếu nỗi niềm ray rứt có được ở những đêm cachot không ngủ, không thể ngủ, đứng chờ quần áo khô mà mọi người cảm thấm, sự nghiệp giải thoát dân tộc khỏi ách thống trị nghiệt ngă của cọng sản sẽ không c̣n là của người trong nước hay người ngoài nước, sẽ không c̣n của phe này, nhóm nọ, sẽ không c̣n là của ngoài Bắc trong Nam. Sẽ là của tất cả những người Việt Nam lương thiện từng ôm những mũi tên cọng sản rướm máu tim oan. Chàng khao khát sống, v́ thế. Một người tuổi trẻ Việt Nam tự nguyện rời bỏ cuộc sống phồn hoa đất khách, rời bỏ gia đ́nh, bằng hữu, người yêu, rời bỏ tương lai tốt đẹp của ḿnh để trở về quê mẹ vào tù, chân mang xích, đứng trong bóng tối mù mịt và cô đơn mênh mông không ngủ, mặc quần áo ướt, chia sẻ nỗi đau xót và niềm tủi nhục với dân tộc ḿnh, người tuổi trẻ đó xứng đáng một biểu tượng ǵ nhỉ ? Hăy h́nh tưởng chàng rồi có ví chàng với thánh nhân cam chịu khổ một ḿnh cho hạnh phúc dân tộc sẽ chẳng ai nỡ kết tội lộng ngôn. Thời đại của chúng ta rặt những anh hùng, liệt sĩ bất xứng, những anh hùng, liệt sĩ làm sai lạc định nghĩa anh hùng, liệt sĩ, chàng mới rơ mặt anh hùng. Chàng là thần tượng của tuổi trẻ hôm nay. Chàng là bó đuốc dẫn lối. Chàng là ánh lửa nhận đường.
Với dinh dưỡng đốn mạt, với đầy dọa tinh thần và thể xác cùng cực, chàng phờ phạc, ră rời. Cachot biệt lập FG Chí Ḥa, quan tài xi măng cho người sống, đă làm hao ṃn chàng. Đôi chân chàng mang xích lỏng leo. Xích đă hết nghiến cổ chân chàng rồi ! Tóc chàng rậm bù. Râu ria chàng tua tủa. Mắt chàng suy yếu dần dần. Một tháng. Hai tháng. Năm tháng. Bảy tháng… Chàng quên đếm mấy trăm bữa cơm, mấy chục lần đổ xô phân tiểu, mấy chục bận tắm giặt và đứng thâu đêm chờ quần áo khô. Bỗng một đêm, đèn pin chiếu qua ô cửa gió rọi thẳng vào mắt chàng. Cánh cửa sắt mở rộng. Người ta bảo chàng đứng dậy. Mắt chàng lại bị bịt chặt. Tay chàng lại bị siết c̣ng. Người ta điệu chàng đi nơi khác. Nơi khác chẳng mới lạ ǵ với chàng. Đó là căn pḥng “đầy đủ tiện nghi” chàng đă ở, đă mạn đàm với các nhà lănh đạo của chế độ. Người ta hớt tóc, cạo râu cho chàng. Người ta cấp xà pḥng thơm tắm gội. Người ta phát quần áo mới. Người ta cho ăn cơm tiêu chuẩn cũ. Người ta tặng thuốc lá. Chàng đă mượn cái gương của người công an hớt tóc soi gương mặt ḿnh. Mắt chàng trũng sâu, thâm quầng. Da chàng trắng bệch. Thịt chàng mềm nhũn. Chàng nh́n mọi vật lờ đờ. Cọng sản không tra tấn. Phải, cọng sản không tra tấn. Nếu không sống bằng ước mơ, chàng đă gục ngă trong quan tài xi măng.
Lần này, người ta đưa cho chàng một tờ giấy và yêu cầu chàng thú nhận tội lỗi. “Yêu cầu thật đơn giản. Anh khai sơ yếu lư lịch rồi nhận tội lỗi và hứa ăn năn sám hối. Thế thôi”. Chàng chưa viết. Người ta không dục. Chàng ăn rồi ngủ. Ngủ rồi tắm. Rồi chàng bỗng tương tư cái quan tài xi măng FG Chí Ḥa, chàng bỗng thèm đứng không ngủ thâu đêm chờ quần áo khô và nghe từ trong hiu quạnh cái nỗi niềm ray rứt. Nhờ hỏi ngày tháng người công an bảo vệ, chàng biết ḿnh đă nằm trong quan tài xi măng 11 tháng. Mười một tháng chân mang xích, sống trong bóng tối cô quạnh, ăn ngủ chung với phân và nước đái, không nghe tiếng người nói, cười, khóc, chỉ nghe tiếng kẻng gầm gừ dọa nạt, chàng chưa điên là nhờ chàng biết ước mơ. Chàng vừa khám phá một niềm bí ẩn mới: Sức chịu đựng của con người đă chế ngự h́nh phạt của thù hận.
(Trích Một người tên là Trần Văn Bá)
CACHOT ĐỀ LAO GIA ĐỊNH
Bản tự khai ngắn nhất của Lương Việt Cương.
Sơ yếu lư lịch
Họ và tên : Lương Việt Cương
Sinh năm : 1945
Sinh quán : Miền Bắc Việt Nam
Nơi đăng kư hộ khẩu thường trú : Miền Nam Việt Nam
Nghề nghiệp : Dạy học
Bị bắt ngày : 6 – 11 – 1975
Can tội : Yêu tự do, dân chủ
Từ năm 10 tuổi trở lại, tôi c̣n bé không biết ǵ cả. Từ 10 tuổi đến 18 tuổi, tôi vẫn chưa biết ǵ cả. Từ 18 tuổi trở lên tôi biết nhiều thứ và chống nhiều thứ. Tôi chống chế độ gia đ́nh trị Ngô Đ́nh Diệm; tôi chống bọn tướng lănh quân phiệt; tôi chống chế độ độc tài Nguyễn văn Thiệu; tôi chống bất công, tham nhũng, áp bức, bóc lột và mọi cơ cấu bịp bợm của chính sách Mỹ và lũ tay sai. Tôi chống chiến tranh, bọn thụ hưởng chiến tranh và bọn làm giàu nhờ chiến tranh. Bây giờ, tôi chống Cộng Sản v́ yêu tự do, dân chủ và v́ tất cả những ǵ mà tôi đă chống trước đây.
Đề lao Gia Định, 10 – 1 – 1976
Lương Việt Cương
Người công an chấp pháp cầm bản tự khai của Lương Việt Cương nhét vào trong tờ b́a đỏ sau khi đọc xong. Ông ta nh́n tên phản động đối diện ḿnh như muốn ăn tươi nuốt sống. Tên phản động tỉnh bơ vấn thuốc rê đốt, hít, nhả khói khét lẹt căn pḥng làm việc nhỏ bé ở khu A. Hắn có khuôn mặt hao hao Nguyễn Khánh. Đương đầu với cán bộ chấp pháp, hắn vừa kiêu ngạo vừa xấc xược. Thái độ của hắn lộ rơ rệt và khiêu khích. Thái độ ấy bắt nguồn từ ḷng khinh bỉ kẻ chiến thắng của dân Sài g̣n. Trước ngày sang trang lịch sử phản phúc, người Mỹ đă đánh bóng Cộng Sản quá kỹ và dọa dân miền Nam quá nhiều. Rốt cuộc, nh́n rơ Cộng Sản, người ta thấy nó chẳng đáng ǵ. Và người ta khinh bỉ nó. Người ta khinh bỉ nó ngoài đời. Người ta c̣n khinh bỉ nó trong tù, khi nằm xó tối cachot, tay chân bị nó siết c̣ng.
Vung trái đấm đập bàn cho hả giận, người công an chấp pháp rít qua kẽ răng:
- Anh ngồi làm việc cho nghiêm túc !
Tên phản động liệng điếu thuốc, dùng chân di mạnh rồi ngẩng mặt nh́n thẳng vào quyền uy của chết độ:
- Tôi đă báo cáo anh rồi, mông tôi đầy mụn ghẻ mủ, tôi không thể ngồi ngay ngắn được.
- Ngồi ngay ngắn. Anh nhớ rằng anh đang làm việc với người đại diện của đảng, nhà nước và nhân dân.
- Đồng ư. Nếu đảng của anh hẹp ḥi với cả những mụn ghẻ mủ th́ tôi ngồi ngay ngắn. Sự đau đớn ở hai cái mông tôi đánh giá lương tri của chủ nghĩa.
- Tôi cấm anh nói cái giọng điệu đó, giọng điệu của bọn phản động cộng lưu manh.
- Vậy tôi không làm việc với anh.
- Anh tưởng anh ngoan cố nổi măi à ?
- Không ngoan cố ǵ cả, tôi muốn làm việc với người có học, anh vô học, anh thù hận cả mụn ghẻ ! Anh cứ yên tâm, chế độ của anh cho can phạm cái quyền khiếu nại. Điều này không có nghĩa là chế độ dân chủ đâu mà để kiểm soát xem anh có hối lộ can phạm không, có thi hành sai chính sách không. Tôi sẽ không khiếu nại mà chỉ hỏi cấp lănh đạo của anh để biết mụn ghẻ mủ có phải là tù nhân tư tưởng, tù nhân chủ nghĩa, tù nhân giai cấp !
Người công an chấp pháp bỏ ra khỏi pḥng. Ông ta khép cửa sổ, cửa ra vào kín mít. Một ḿnh Lương Việt Cương ngồi trên ghế gỗ bên trong. Tên phản động trán cao, mắt ốc nhồi thừa hiểu, bên ngoài, mấy thằng công an quản giáo 1 đang canh chừng ḿnh. Đă có chủ ư, tên phản động không thèm đứng dậy, không thèm thay đổi tư thế ngồi liền liền như có mặt công an chấp pháp. Hắn ngồi ngay ngắn, ngồi nghiêm túc. Thoạt đầu, hai mông hắn đau buốt. Dần dần bớt đau v́ những mụn ghẻ mủ đă vỡ. Mủ thấm ướt quần và dính lớp nhớp lên mặt ghế, lên bộ mặt của chủ nghĩa Cộng Sản. Tên phản động Lương Việt Cương đă chế ngự được nỗi đau tầm thường. Hắn cảm giác thoải mái và vấn thuốc hút lia lịa. Lần đầu tiên, từ ngày bị bắt, chấp pháp gọi hắn ra làm việc. Người ta nhốt hắn ở cachot số lẻ sở Công An thành phố đúng hai tháng. Hắn bị c̣ng chân bằng c̣ng số 8 nhăn hiệu USA. Nhờ bạn tù cachot “phổ biến” cách tự mở khóa, hắn đă dùng que diêm xin cai ngục mồi thuốc lá để nạy chốt an toàn và có những đêm ngủ chân không. Bạn bè cachot, đêm khuya, tỉ tê với hắn rằng, đă tới sở Công An là không lo bị tra tấn. “Nó chỉ tra tấn đầu óc ḿnh thôi”. Ngày 6 tháng 1 năm 1976, hắn rời quán trọ sở Công An sang khách sạn Đề Lao Gia Định. Hắn chớm ghẻ ở sở Công An, qua đây ba ngày th́ ghẻ mủ bộc phát nhanh chóng. Khắp mông, khắp đùi toàn những mụn vàng đầu đen. Hôm nay, hắn ra khỏi cachot khu A đi làm việc.
Ở đề lao Gia Định, không một tù nhân nào bị tra tấn bằng đ̣n công an, cảnh sát cổ điển cả. Nhưng có những thứ c̣ng siết vào cánh tay tính từng giây. Đến giây thứ 50 th́ chết. Thường, tới giây thứ 20, can phạm đă gật đầu hứa khai hết sự thật. Đ̣n tra tấn này dành cho những can phạm lư lịch mơ hồ. Khách hàng của đ̣n này đa số là nhân viên t́nh báo không hề kư tên thật trong sổ lương của Tổng nha Cảnh sát, của Trung ương T́nh báo và tàn quân bắt được trong rừng. Những kiểu c̣ng treo người hàng tháng, ở đề lao Gia Định không hiếm. So với khám Chí Ḥa, đề lao Gia Định “lư tưởng” gấp bội. Công an chấp pháp không đánh đập can phạm lúc hỏi cung. Can phạm có quyền khước từ khai báo và có quyền xin làm việc với chấp pháp khác. Đă không ai dám khước từ hoặc bướng bỉnh với chấp pháp, trừ những cô cậu sinh viên, học sinh của Sài g̣n can tội phản động và trở thành khách hàng “đắt giá” của khách sạn Đề lao số 4 đường Phan Đăng Lưu, Gia Định. Tên phản động Lương Việt Cương không sợ bị tra tấn. Hắn đă nếm đ̣n của mật vụ Dương văn Hiếu, của cảnh sát Mai Hữu Xuân, của cảnh sát đặc biệt các triều đại Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn văn Thiệu. Hắn đă rắc cơ man là kỷ niệm trong các nhà tù Việt Nam qua các chế độ. Bây giờ, hắn ngồi đây, ngồi làm tan những mụn ghẻ mủ nhớp nhúa trên khuôn mặt của chủ nghĩa ưu việt nhất của loài người !
Người công an chấp pháp đă trở lại. Cửa sổ mở tung. Ông ta nh́n tên phản động ngồi nghiêm túc, mỉm cười tự măn:
- Vậy là chúng ta làm việc được rồi.
Tên phản động lắc đầu:
- Không, tôi không thích làm việc với anh.
- Tại sao ?
- V́ anh không đủ tư cách làm việc với tôi.
- Anh biết chấp pháp là ǵ không ?
- Biết. Chấp pháp là “thần tượng” của tù nhân, tha hay nhốt là do chấp pháp. Ở tù lâu hay về sớm là do chấp pháp. Nhưng chấp pháp của ăn trộm, ăn cắp, lường gạt thôi. Đă không có chấp pháp của tôi. Tôi hả, người có thể tha tôi, có đủ tư cách tha tôi chỉ là sự giải thoát dân tộc toàn diện sắp bùng nổ.
- Khi ấy anh ở đâu ?
- Ở nhà tôi với vợ tôi, với bạn bè tôi hoặc tôi ở dưới mộ.
- Được, anh thích xuống mộ th́ anh sẽ xuống mộ. Anh tạm về biệt giam suy nghĩ thêm.
Lương Việt Cương từ từ đứng dậy. Hắn nghe rơ một thứ âm thanh như âm thanh băng keo Scotch lột ra khỏi thùng carton. Hắn nh́n người công an chấp pháp, chỉ tay vào mặt ghế:
- Đó, cái đó cũng là một dấu ấn của thời đại mà con người thù hận cả mụn ghẻ.
Lương Việt Cương theo tên công an quản giáo về cachot. Hắn được hưởng chế độ c̣ng rất hiện thực xă hội chủ nghĩa. Tên phản động nằm dài, hai chân luồn vào hai khoen c̣ng có móc luồn ra ngoài tường cachot. Hai gót chân hắn chạm sát tường bên trong. Người ta khóa phía ngoài. Với kiểu c̣ng Cộng Sản, tên phản động đành nằm trên bục xi măng suốt ngày đêm, không trở ḿnh cũng không ngồi dậy được. Hai bữa cơm, người ta mở c̣ng cho hắn ăn uống, đi ỉa, đi đái vào cái thùng đạn đại liên Mỹ khoảng mười lăm phút mỗi lần. Không có ống nước dẫn vào cachot loại nhốt thứ bất trị nên không có tắm rửa. Không có luôn thuốc ghẻ lở. Không có ǵ cả. Lương Việt Cương bị đầy đọa, bị h́nh phạt của thù hận của chủ nghĩa biến thành một con chó ghẻ lở nhầy nhụa máu mủ tanh tưởi trên bục xi măng nhà tù cách mạng, nơi mà không ai dám đ̣i “cải thiện chế độ lao tù”, không ai dám ví nó với chuồng cọp Côn Sơn. Nơi ấy, bút mực của bọn nhà báo Mỹ diễn tả như một lớp học phục hồi phẩm cách làm người. Nơi ấy, thiên kiến và sự khờ khạo của thế giới đă giết chết lương tri của họ. Nhưng, nơi ấy, một người Việt Nam v́ chiến đấu cho quyền sống con người, cho tự do, dân chủ đang can đảm chịu đựng âm thầm và kiêu hănh. Cái ǵ sẽ nở rộ từ máu mủ khô quánh đũng quần người tù nhân tư tưởng Việt Nam ? Chưa ai biết. Chắc chắn, sự can đảm chịu đựng trong cô đơn của anh ta đă định nghĩa con người và phẩm cách của nó.
Hai tuần lễ sau, người ta mở c̣ng cho Lương Việt Cương, dẫn hắn đi tắm gội, liệng cho hắn cục xà pḥng và bộ quần áo tù màu cháo ḷng. Người ta đưa thuốc ghẻ cho hắn bôi, cho hắn uống. Rồi người ta làm việc với hắn bằng cung cách mới. Công an chấp pháp già dặn hơn, nhă nhặn hơn, nồng nhiệt hơn.
- Anh bớt ghẻ chưa ?
Người chấp pháp ân cần hỏi. Ông ta đặt gói thuốc Phù Đổng và hộp diêm Thống Nhất trên bàn, khẽ đẩy sát phía Lương Việt Cương.
- Anh hút thuốc đi. Tôi đă nhờ quản giáo pha cà phê mời anh.
Ông ta cầm lại gói thuốc, tự tay bóc, chiêu đăi tên phản động:
- Mời anh. Xin lỗi nhé, tôi không biết hút thuốc. Tôi nghĩ đến anh nên mua thuốc biếu anh.
Tên quản giáo bưng hai ly cà phê vào:
- Uống đi cho tỉnh táo, anh Cương.
Lương Việt Cương nh́n người chấp pháp mới, mỉm cười:
- Cám ơn anh.
Rồi hắn thản nhiên nhấm nháp cà phê “cho tỉnh táo” và nhả khói thuốc thơm Phù Đổng.
- Lát nữa, anh chuyển sang biệt giam Khu C1. Anh ghẻ lở, nên ở biệt giam cho mau khỏi. Tôi đă ra lệnh rồi, mai quản giáo dẫn anh đi cắt tóc, cạo râu. Anh được hưởng tiêu chuẩn bồi dưỡng. Anh sẽ được viết thư, nhận thư và được thăm nuôi. Anh có ǵ cần hỏi không ?
- Không.
- Vậy uống cà phê đi, rồi về chuyển pḥng nghỉ ngơi.
Người ta tặng Lương Việt Cương gói thuốc, hộp diêm, chuyển cachot và không c̣ng tay chân hắn nữa. Cachot C1 rộng răi, thoáng mát. Người ta đang lắp ống nước. Hiện thời, mỗi ngày, người ta đưa ṿi nước qua ô cửa cachot hai lần để tù biệt giam tắm giặt, xối cầu tiêu. Khi Lương Việt Cương hết ghẻ lở, hắn đi làm việc liên miên, làm việc phờ phạc. Hoạt động của Cương, Cương khai hết, không thiếu sót một chi tiết nào. Bạn bè của Cương đă bị bắt trọn ổ, cần ǵ phải dấu diếm. Mà cũng khó dấu diếm. Vả nữa, chiến đấu cho tự do, dân chủ là việc làm quang minh chính đại, không cần dấu diếm. Vấn đề đặt ra cho Lương Việt Cương cũng như đặt ra cho tuổi trẻ Sài g̣n lại không phải là sự khai báo thành thật mà ở sự thành thật nhận tội lỗi và hứa ăn năn sám hối tội lỗi. Với Cộng Sản, có lẽ, họ nghĩ rằng, những phong trào, những tổ chức chống đối họ không mấy quan trọng, không thể lay chuyển nổi chế độ của họ. Nhưng họ kiêu ngạo, họ muốn tận diệt ḷng tự phụ của tuổi trẻ, họ muốn tuổi trẻ ăn năn sám hối và nhận từ họ sự khoan dung, độ lượng. Đă nhận sự tha thứ của kẻ thù th́ hết tự phụ, th́ chỉ c̣n là gục mặt cam đành măn kiếp và hứng đủ sự khinh bỉ của kẻ thù. Do đó, sư tử lăng mạn chọn lựa con đường như họ đă chọn lựa. Biết chiến đấu là biết ngẩng mặt.
- Anh nhất định không nhận tội ?
Người chấp pháp thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy … đều hỏi câu ấy.
- Không, tôi không có tội ǵ cả.
Lương Việt Cương trả lời.
- Ai đă làm ǵ anh mà anh chống đối ?
- Ai đă làm ǵ chủ tịch Hồ chí Minh ?
- Thực dân, phát xít, đế quốc đă dầy xéo quê hương chúng ta.
- Với chúng tôi, bây giờ, là Cộng Sản.
- Câm cái miệng phản động hôi hám của anh lại.
- Vậy anh đừng nên hỏi tôi nữa.
Người ta không hỏi ǵ Lương Việt Cương nữa. Cộng Sản không dại ǵ ban phát cho kẻ thù tư tưởng một cái chết dễ dàng, êm ái. Họ để kẻ thù của họ sống mà đếm nỗi chết từng ngày. Họ bắt kẻ thù của họ thèm chết, khao khát nỗi chết. Lương Việt Cương bị nhốt vào pḥng đặc biệt. Người ta buộc giây điện vào hai ngón tay cái của hắn, đẩy hắn úp mặt sát tường. Người ta bảo hắn kiễng hai chân lên. Người ta cột giây điện vô thanh sắt trần pḥng. Lương Việt Cương đứng kiễng chân, hai tay dơ cao. Nếu hắn để gót chân chạm đất cho đỡ nhức nhối mười đầu ngón chân th́ hai ngón tay cái của hắn đau buốt, chịu không thấu. Nếu hắn rướn người thêm một chút cho hai ngón tay đỡ nhức nhối th́ mười đầu ngón chân của hắn đau buốt. Hắn đành bất động, t́m quên h́nh phạt thể xác bằng thiền đứng và ước mơ. Không ai chịu nổi h́nh phạt này quá một tuần lễ. Lương Việt Cương đă chịu nổi mười hai ngày đêm. Đừng ḥng người Cộng Sản ưu việt và đầy nhân cách cởi giây cho anh ăn uống, ỉa đái. Một tù nhân khác cho anh ăn, uống. Miệng anh nốc nước, chân anh vẫn kiễng. Răng anh nhai cơm hẩm tay anh vẫn dơ cao. Anh đái, ỉa, ngủ, chiêm bao, sợ hăi, đau đớn trong h́nh phạt. Hăy nghỉ anh ỉa đái lên h́nh phạt. Và nếu h́nh phạt của thù hận oái oăm này là biểu tượng ưu việt của chủ nghĩa Cộng Sản, của chế độ xă hội chủ nghĩa th́ anh đă ỉa đái lên nó. Anh ngờ vực h́nh phạt và sự chịu đựng h́nh phạt của con người ? Cứ tự do ngờ vực như cái thế giới tự do của anh. Sắp đến lượt Cộng Sản nước anh treo anh như nó đă treo Lương Việt Cương. Anh cứ ngoảnh mặt đi. Có ngày anh sẽ tru tréo phân trần: Tôi chẳng có tội ǵ, tôi chỉ tranh đấu cho nhân quyền. Thưa anh, đ̣i hỏi quyền làm người, ở thế giới Cộng Sản, là tội lỗi phải trừng phạt bằng cách buộc giây điện và hai đầu ngón tay, kiễng lên với mười đầu ngón chân và treo cao tay lên !
Người ta nghỉ chơi h́nh phạt này và cho Lương Việt Cương nghỉ ngơi tĩnh dưỡng ít lâu. Rồi có tṛ chơi khác cho Lương Việt Cương. Khi các thứ tṛ chơi của chủ nghĩa không làm Cương nhận tội, ăn năn sám hối tội lỗi, người ta xếp Lương Việt Cương vào thành phần “không thể cải tạo”, người ta giả vờ quên Cương. Hai năm sau, người ta gọi Lương Việt Cương ra làm việc. Người ta hỏi Cương có muốn trở về xum họp gia đ́nh không, Cương đáp không, không, không.
- Tại sao ?
- Như tổ quốc tôi, thân thể tôi đầy sẹo Cộng Sản.
Đó là lần làm việc cuối cùng của Lương Việt Cương, đại biểu của tuổi trẻ Việt nam có mặt trong mọi dấy động của đất nước. Những người viết lịch sử sau này sẽ quên tên Lương Việt Cương, thầy giáo dạy toán lư hóa. Điều đó chẳng sao và cũng chẳng đáng ngạc nhiên. Bởi v́ sử gia của chúng ta đă chạy trốn hết. Và họ đang viết những trang sử ca ngợi sự nghiệp giải thoát dân tộc của các ông trùm công an, các ông c̣ đă đóng góp nhiều vào các cuộc đàn áp tuổi trẻ Việt nam. H́nh như Lương Việt Cương chẳng thích ai biết về ḿnh.
(Trích Bầy sư tử lăng mạn)
--------------------------------
1
Ở các đề lao có hai giai cấp công an: Chấp pháp là bọn hỏi cung và quản giáo là bọn canh giữ tù nhân. Chấp pháp có quyền bắt nhốt luôn quản giáo.
MỘT KIỂU CACHOT
Cachot xây bằng đá tảng. Trần đổ bê tông. Sàn đan dọc ngang những thanh sắt tṛn, lớn hàn x́ dính chặt vào nhau thành những h́nh vuông nhỏ, người không thể chui lọt. Dưới sàn là cái hầm nước có lối thông ra ngoài. Chuột bọ, cóc rắn, ếch nhái sinh sống ở đó. Mùa mưa, nước sấp sỉ mặt sàn. Mùa nắng, nước rút, hầm nước biến thành vũng nước tù hôi hám đầy muỗi. Cánh cửa thép vừa một người lách vô. Tù nhân nằm ngủ trên lưới sắt gập ghềnh, tiểu tiện và đại tiện xuống hầm nước. Giấy vệ sinh không được cấp phát ở cachot này. Và, ở cachot này, sự tắm gội tùy hứng cai ngục và tùy mức độ kỷ luật của tù nhân.
James Fisher đến cachot này v́ thiếu thiện chí cải tạo tư tưởng. Người ta cưỡng bức chàng viết những lời mà chàng cho rằng không đúng sự thật. Người ta nuông chiều chàng rồi người ta trừng phạt chỉ với mục đích bắt chàng chống đối tổ quốc của chàng. James Fisher không dám chống đối tổ quốc. Chống đối tổ quốc là chống đối tổ tiên, cha mẹ, anh em, họ hàng, bằng hữ, là tự ư khu trù khỏi đời sống nước Mỹ và cư ngụ bất cứ nơi nào trên trái đất cũng bị khinh bỉ. James Fisher cố gắng làm người chân thật, suốt đời chân thật. “Các ngươi nên nói: có, có; không, không. Quá lời ấy, đều do kẻ ác mà ra”. Chàng đă có nói có, không nói không. James chẳng thể yea những ǵ lương tri chàng nay. Và chàng đă t́nh nguyện vác thánh giá cho sự đói khát công chính.
Cachot tối ṃ không có cửa gió. Chàng đón nhận dưỡng khí từ cái hang hốc nào đó dưới hầm. Nghe chừng thán khí ngập cachot. James được mặc bộ quần tù, tay không bị c̣ng, chân không bị xích. Người ta cố t́nh quên cấp chăn chiếu. James sẽ nằm ngủ trên lưới sắt gập ghềnh hệ lụy. Ngày hai bữa, người ta mở cửa đẩy vô một ca cơm lạt và một ca nước. Nếu trại tù Lư Bá Sơ là địa ngục, James đă bước xuống tầng thứ ba. Tầng thứ ba thoải mái hơn tầng thứ hai. Bởi chỉ có lạnh mà thiếu nóng hừng hực. Cái lạnh của hầm đá cũng thua cái lạnh của conex ban đêm. Mùi vị của cachot đá tệ hại gấp bội mùi vị conex, nhưng chàng đă quen. Giả dụ lần đầu tiên vào tù Cộng Sản, người ta nhốt chàng chỗ này, chàng đă cay mắt, ngộp thở mà chết.
Người lính chân thật James Fisher vẫn chưa t́m thấy niềm bí ẩn trong tṛ chơi ư thức hệ. Tṛ chơi quái đản này không bắt con người chết đói, chết khát mà chỉ muốn con người đói, khát; không bắt con người chết mà chỉ muốn con người sợ chết; không bắt con người ngă gục mà chỉ muốn con người ră rượi. Nó cũng không bao giờ dồn con người cùng đường để người phản tỉnh bằng phẫn nộ. Nó biết lúc nào nhấn nước sặc sụa và lúc nào kéo lên. Nó biết hé những tia hy vọng trong tuyệt vọng của con người. Cái bí quyết của tṛ chơi ư thức hệ là làm con người thèm sống, thèm ăn, thèm uống và khiếp nhược. Từ đó, con người ngơ ngẩn trong hôn mê và thực hiện những ǵ kẻ điều khiển tṛ chơi muốn. James Fisher giả dụ là James Fisher khờ khạo. Người ta đang mong đợi chàng kết tội bọn đầu năo chiến tranh Nhà trắng, Ngũ giác đài, không khi nào người ta để James Fisher chết, dẫu chàng khoái chết. Nàng Chi Mai đă nghiên cứu con người James. Nàng thừa hiểu tín đồ Thiên Chúa giáo không tự tử. James đă nói điều này thừa thăi.
Với cachot đá, quan tài đá, James mất ngủ v́ muỗi tấn công chàng tới tấp. Bọn chuột đói không tha chàng. Chúng gặm ngón chân, ngón tay chàng khiến chàng la hoảng. James không dám nằm, không dám ngồi. Chàng phải đứng, xua tay đuổi muỗi, dậm chân đuổi chuột. Chàng hết sợ người và h́nh phạt của người th́ lại sợ muỗi, sợ chuột. Mà cachot này, ngày như đêm. James Fisher đă rờ rẫm t́m ca uống nước. Nước trôi, một vật ǵ nham nháp cổ họng chàng. Khi chàng đập mạnh một sinh vật trên mu bàn tay và đưa tay lên ngửi, chàng mới biết nó là dán. James Fisher đă nuốt dán sống. Chàng phát ớn. Chàng buồn nôn. Chàng khạc hoài, khạc hoài. Con dán không phọt ra mà trôi xuống dạ dày chàng. James kinh hoàng. Chàng đợi phản ứng ghê gớm làm co quắp thể xác chàng rồi nhắm mắt ĺa đời. Những giây phút chờ đợi đă khiến thần kinh của James căng thẳng. Chàng hét lớn. Nhưng cơn khủng hoảng đă qua. Chẳng có phản ứng ǵ. James vẫn sống. Chàng đă nuốt con dán. Người Mỹ đă nuốt con dán, vẫn sống ! Bản năng sinh tồn của con người phép tích nhiệm mầu của Thượng đế. James vừa khám phá ra. Chàng lại không sợ muỗi và chuột nữa.
James buồn ngủ nhíu mắt, chàng lăn kềnh trên lưới sắt gập ghềnh. Và chàng ngủ ngon lành, ngủ say sưa, mặc kệ muỗi đốt, chuột ḅ lên thân thể và gặm nhấm ngón chân chàng. James bất chấp chuột đánh nhau chí chóe dưới hầm, ễnh ương, nhái ếch kêu loạn và muỗi bay vo ve. Ở đây, h́nh như gần khu giam nhốt tù chính trị Việt Nam, James nghe rơ tiếng kẻng tù. Chàng biết thời gian qua những hồi kẻng. Khi cóc nhái, ễnh ương ngưng kêu, kẻng báo thức: Buổi sáng. Hồi kẻng thứ hai: Buổi trưa. Hồi kẻng thứ ba: Buổi chiều. Sau hồi kẻng thứ ba, chuột bọ hoành hành. Tiếng kẻng tù, James có cảm tưởng như âm điệu của thù hận. Nó nhắc nhở tù nhân h́nh phạt mà tù nhân đang chịu đựng. Nó gợi tưởng chết chóc, thê lương. Tiếng kẻng tù James đă nghe ở Việt Nam, gợi tưởng muôn vàn đắng cay và cô đơn trong nhớ nhung, gợi tưởng ṃn vẹt thể xác, tê cứng tâm hồn. Nó buồn thảm làm sao, tiếng kẻng tù Việt Nam, buồn ra riết hơn những hồi chuông báo chết bất đắc kỳ tử. James bằng ḷng nghe ễnh ương kêu. Chàng muốn ễnh ương kêu tối ngày, át tiếng kẻng tù.
Chàng lại bị gọi ra gặp Chi Mai. Lần này chàng chui hang ra ban đêm. Chi Mai không chiêu đăi chàng thuốc Winston và Coca Cola nữa. Tháng trăng mật đă tàn.
- Thế nào, James ?
- Thế nào là thế nào, cô Chi Mai ?
- Anh ngủ được chứ ?
- Tôi ngủ ngon.
- Anh nói thật, hả ?
- Luôn luôn tôi chân thật.
- Tôi không tin rằng chuột, dán, muỗi, cóc nhái … cho anh ngủ ngon.
- Hôm đầu, muỗi đốt toi, chuột gặm ngón chân tôi, cóc nhái ồn ào. Rồi muỗi thương tôi tha đốt tôi, chuột thương tôi tha gặm ngón chân tôi. Cóc nhái ru tôi ngủ.
- James, anh kể chuyện cổ tích à ?
- Chuyện Việt Nam, chuyện ở cachot đá Việt Nam. Tôi đă nuốt dán. Mới đầu tôi sợ hăi, tưởng sẽ chết đau đớn. Nhưng chẳng sao cả. Tôi đă nuốt dán, vẫn sống. Cô cho phép tôi phát biểu một cảm tưởng được không ?
- Nói đi !
- Côn trùng ở Việt Nam nhiều ḷng trắc ẩn cô ạ !
Chi Mai tái mặt :
- Anh ám chỉ ǵ ?
James nói :
- Tôi phát biểu cảm tưởng chân thành. Cũng như, tôi chân thành đồng ư với cô khi cô phê b́nh người Mỹ vệ sinh quá lố và không biết đau khổ. Khi người Mỹ biết đau khổ như tôi, họ sẽ hết sợ hăi đau khổ. Có nhiều điều người Mỹ cần học tập.
Nàng bĩu môi :
- Anh cần học tập trước, học tập sự biết điều.
James nh́n nàng :
- Lúc nào tôi chả biết điều.
Nàng cười nhạt :
- Hôm nay anh tỏ thiện chí viết những lời tôi đọc chứ ?
Chàng đứng dậy, đứng thẳng, ngẩng mặt :
- Tôi rất tiếc, cô Chi Mai ạ !
Người ta dẫn chàng trở lại cachot đá. Chàng nằm chưa yên th́ người ta đến mở cửa. Một gă cai ngục rọi đèn bấm, một gă mở khóa cái nắp nhỏ ở dưới sàn, nâng lên. Người ta bảo chàng bước gần chỗ cái nắp và đẩy chàng xuống hầm. Người ta rọi đèn xem chàng ngoi lên chưa. Khi biết chàng đă ngoi lên, người ta sập nắp, khóa chặt rồi rời cachot. James Fisher ở dưới hầm nước. Nước sấp sỉ bụng chàng. Nước thối tha tanh tưởi. Nước của bùn lưu cửu, của phân tiểu tù nhân, của cả cả phân tiểu của chàng. Nước ướt sũng đầu tóc James. Chàng phải đưa tay vuốt tóc và nhắm chặt mắt vuốt mặt. James đă xuống tầng thứ tư của địa ngục. Chàng đang ngoi ngóp dưới đó. Chân chàng lún bùn. Chàng chôn chân một chỗ, đưa tay quờ nước để chuột bọ, ếch nahí, rắn nước khỏi bu quanh, bám lấy chàng. James bồng bềnh trong bóng tối, thứ bóng tối thiếu định nghĩa thông thường, thứ bóng tối phải định nghĩa bằng thù hận. Một nửa thân thể chàng ch́m nghỉm, một nửa thân thể chàng lênh đênh. Bây giờ, James mới hiểu James, hiểu thân phận làm người.
Chàng thôi vùng vẫy đôi tay. Hầm nước thinh không. Bóng tối hư vô. Chuột bọ chui vào hàng lỗ. Ếch nhái im lặng. Giun dế nín câm. Côn trùng không hẳn chỉ có ḷng trắc ẩn, mà c̣n biết cảm thông với con người. Côn trùng xúc động nỗi thống khổ của con người. Nhưng con người không xúc động nỗi thống khổ của con người. Con người luôn bày đặt những tṛ chơi hành hạ con người điêu đứng, khốn đốn. Chủ nghĩa, ư thức hệ, chiến tranh, thù hận, ngục tù, h́nh phạt … Đó là những tṛ chơi của con người. Những tṛ chơi này đă làm hư hỏng con người, đă dẫn dắt con người phiêu lưu quá xa khỏi quê hương đích thực của nó. Rốt cuộc, con người tự hủy diệt tâm hồn con người. V́ nó khước từ niềm cung kính đối với Thượng đế. Con người càng tiến vượt mức văn minh kỹ thuật bao nhiêu, càng mất mát vơi đạo nghĩa bấy nhiêu. Con người chế máy móc điều khiển con người. Riết rồi, con người quên gốc gác người, c̣n người đồng hóa cùng máy móc. Và sự độc ác nảy sinh, mọc rễ ở tim óc con người. Con người hết là cây sậy của Pascal. Nó đă là công cụ của ư thức hệ mù ḷa, của kỹ thuật câm điếc.
James vẫn là con người nguyên vẹn của Thượng đế, con người chân thật trong hạnh phúc và trong bất hạnh, trong sung sướng và trong đau khổ, trên thiên đường cuộc sống và dưới địa ngục tù đày. Chàng đang chôn chân lún đầm đời hiu quạnh. James Fisher dang rộng đôi cánh tay ngang vai. Bóng tối mịt mù chẳng ai nhận diện chàng, trừ Thượng đế nằm úp mặt trên lưới sắt gập ghềnh hệ lụy ngó xuống. Chàng như thể Jésus Christ. Nếu nước Mỹ đă gây ra những lỗi lầm, những tội ác, James Fisher chịu cực h́nh cho nước Mỹ như Jésus Christ đă chịu cực h́nh cho nhân loại. Chắc chắn, người Mỹ sẽ phải truy nă bản thân ḿnh. James nhắm mắt. Chàng ngủ đứng dưới hầm nước ngục đá. Xác chàng định cư ở cơi thế hẹp ḥi, nhỏ bé nhưng hồn chàng phiêu du lên ngọn đỉnh đời mới lạ, ở đó, loài người đă quên hết mọi chuyện bần tiện và đă thương yêu nhau thắm thiết.
Chàng mở mắt khi nghe hồi kẻng báo ngày. James vẫn đứng, vẫn dang hai tay. Chàng ngạc nhiên biết ḿnh c̣n sống. James thấy một luồng ánh sáng ùa vào hầm nước đen thui. Cơ hồ một ḍng sông êm đềm giữa biển cuồng nộ. Cơ hồ một lối b́nh yên giữa khu rừng bốc cháy. Ánh sáng trên cửa hầm, chỗ dẫn nước ra vào mùa mưa, nơi dưỡng khí cho tù nhân chút hy vọng mong manh. Chàng lại nghe tiếng chân bước mạnh trên lưới sắt. Đèn bấm rọi xuống hầm nước. Nắp lưới kéo cao. Người ta thả cái thang giây. James bám lấy, leo lên, leo lên … Chàng vất vả leo lên từng bậc, từng bậc. Nghĩa đời ở những bậc thang giây đó.
Người ta dẫn James trở lại pḥng cũ. Như lần từ conex trở về, chàng được tắm gội, đánh răng, thay quần áo mới. James Fisher chẳng c̣n băn khoăn, lo lắng ǵ về những hệ lụy chập chùng mà nàng Chi Mai đă răn đe chàng, đă bắt chàng ngụp lặn. Phải chăng, khi con người quá đau khổ, nó mất hết cảm giác đau khổ; khi con người quá sợ hăi, nó mất hết cảm giác sợ hăi. Và khi đó, tất cả mọi tṛ chơi của ư thức hệ đều vô nghĩa.
(Trích Một tù binh Mỹ ở Việt Nam)
VÀ MỘT KIỂU CACHOT
James Fisher được dẫn ngay đến một cachot mới. Không giống những quan tài xi măng khác, cachot này cao ráo, trần đầy móc sắt và sàn phun xi măng trộn cát, sành, thủy tinh tua tủa như bàn chông ngắn. Người ta c̣ng tay James Fisher phía trước cố t́nh để chàng đọc rơ hàng chữ made in USA. Sau bữa cơm, người ta đổi thế c̣ng. Hai tay chàng đưa về phía sau. James ngồi trên bàn chông. James nằm trên bàn chông. Chàng đă tới tầng thứ sáu của địa ngục. Nếu kể căn pḥng người ta ưu đăi chàng, cho chàng nằm giường, cho chàng ăn uống no đủ cũng là một tầng địa ngục và các cachot chàng đă ở ṛng ră tám năm trước khi bị chuyển về đây là một tầng địa ngục nữa th́ James Fisher đă có mặt ở tầng địa ngục thứ tám. Nhà Phạt dạy rằng địa ngục cả thảy chín tầng thâm u. James Fisher đă ṃ mẫm đến tầng thứ tám.
Chàng ngồi phệt, mảnh sành, mảnh thủy tinh nhỏ đâm lên mông chàng. Tay bị c̣ng phía sau, James khó khăn ngả ḿnh xuống sàn chông. Mà đă ngả ḿnh, lúc trở ḿnh, xoay ḿnh, ngồi dậy, đứng lên đều gian nan, đau đớn. Vậy th́ James ngồi phệt, dựa vai vào tường. Chàng cảm giác mông chàng rướm máu. Mỗi bữa ăn, người ta tháo c̣ng cho chàng. Đợi chàng ăn uống xong, đại tiện, tiểu tiện xong, người ta c̣ng lại. Cachot có cái thùng đựng đạn đại liên đặt trong góc thay thế cái xô. Gần đó, một mớ giẻ rách dùng làm giấy vệ sinh. Ngày thứ hai, James bị c̣ng thêm chân. Ngày thứ ba, người ta c̣ng hai tay chàng chung với hai chân chàng. Ngày thứ tư, James bị c̣ng tay phải chéo sau lưng với cổ chân trái. Ngày thứ năm, đổi chân, đổi tay. Ngày thứ sáu, James phải nằm sấp trên sàn chông, co chân lên để người ta c̣ng hai tay chéo phía sau với hai chân. Ngày thứ bảy, James nằm ngửa, chân và tay c̣ng chung.
James Fisher đă nằm trên bàn chông ở tầng thứ tám của địa ngục v́ sự chân thật của con người. Lưng chàng, ngực chàng, mông chàng, bàn chân chàng, bàn tay chàng rướm máu hết. Nhưng James vẫn ngủ. Nhờ vượt lên đau đớn thể xác, chàng ngủ được. Và nhờ ngủ được, chàng tỉnh táo. Ngày thứ tám, Chi Mai cho dắt chàng ra gặp nàng.
- James, anh chân thật lắm, có điều anh hơi ngu.
- Những người chân thật đều bị hiểu lầm là ngu.
- Anh chống tội ác mà anh hứng tội cho kẻ ác.
- Cô nói kẻ ác nào ?
- Bọn Nhà trắng và Lầu năm góc.
- Tôi chưa thấy rơ tội ác của họ.
- Trung tá Kirk Powell đă thấy rơ, hàng ngh́n tù binh Mỹ đă thấy rơ, hàng triệu lính Mỹ đă thấy rơ, thế giới đă thấy rơ.
- Vậy thêm tôi là thừa.
- Thêm anh để anh về Mỹ. Tôi đă nói ngày về do anh, do chính anh chọn lựa. Anh nhất định khước từ yêu cầu của tôi.
- Tôi rất tiếc, cô Chi Mai ạ !
- Anh thương gia đ́nh anh à ?
- Tôi thương nhiều.
- Anh t́nh nguyện chết ư ?
- Không. Nhưng nếu tôi chết ở đây là do ư Thượng đế. Tôi đă sống chân thật và sẽ chết chân thật, suốt đời làm người chân thật.
Người ta dẫn James Fisher trở lại tầng thứ tám của địa ngục có bàn chông và các kiểu c̣ng chân tay. Bây giờ, cái c̣ng số 8 made in USA, một bên máng vào cườm tay bên phải chàng chéo ngang lưng, một bên đeo lên cái móc gắn ở trần cachot. James Fisher bị treo thê thảm. Một cánh tay chéo sau lưng đỡ cả thể xác chàng. Không, một cái cườm tay thôi. Chàng đu đưa theo hệ lụy. Có phải dân tộc Mỹ hạnh phúc quá đă trở nên ích kỷ và James Fisher phải chịu thống khổ để hứng hết lỗi lầm cho dân tộc ? Có phải James Fisher, người lính Mỹ chân thật chịu thống khổ để làm sáng danh nước Mỹ ? Chắc chắn, dân tộc Mỹ không thể t́m nổi một biểu tượng anh hùng nào ở cuộc chiến tranh Việt Nam, ngoài James Fisher. Có hàng vạn thứ anh hùng ngoài trận mạc, nhưng chỉ có một thứ anh hùng trong tù ngục cô đơn. James Fisher là thứ anh hùng đó. Chàng không phẫn nộ. Chàng không chống đối. Chàng b́nh thản chịu đựng nỗi khổ một cách dũng cảm và cao thượng. James Fisher không trách móc cả những kẻ đầy đọa chàng nhục nhă, ê chề. Nước Mỹ chỉ cần một James Fisher thôi, đă đáng tự hào.
James bị treo cả đêm. Chàng không rên la. Đă có một lần ở conex, khát nước quá, chàng mất tự chủ, suưt nữa sa ngă, hư hỏng. Chàng vẫn c̣n xấu hổ chuyện đó. H́nh như càng thống khổ, con người càng được soi sáng. James thèm sống, James tiếc đời lắm. Hơn cả bao giờ, lúc này chàng cần sống sót. Nhưng nếu phải chết, chàng nghĩ, là do ư của Thượng đế. V́ Thượng đế không muốn chàng đi đến tận cùng đường hẹp để bắt gặp niềm bí ẩn của sự sống.
Ban ngày, người ta đổi thế treo. Một bên cườm tay trái của James máng vào c̣ng chéo ngang lưng, một bên đeo lên móc. Chàng nh́n cườm tay phải, sước da, trầy máu, tím bầm. Cứ thế, ngày và đêm người ta đổi thế treo. James chỉ được ăn uống một lần khi đổi thế treo. Chàng tiểu tiện sũng quần trên c̣ng đeo lắc lư cuộc đời lầm than. James bị treo một tuần lễ. Người ta đưa chàng về pḥng cũ, cho chàng tắm gội, ăn ngủ một ngày. Hai cổ tay chàng sưng tấy tội nghiệp. Chưa hết đau đớn, người ta dẫn chàng lên gặp Chi Mai.
- Người Mỹ chân thật, anh cảm giác thế nào ?
- Tôi suy nghĩ.
- À, anh đă suy nghĩ.
- Phải.
- Nói về điều suy nghĩ của anh đi !
- Con người khi bị chịu đựng đau đớn, nó đă chịu đựng một cách phi thường. Tôi phục tôi, phục công tử Mỹ.
- Chỉ có vậy ?
- Vâng.
- Anh sắp hết phục anh.
- Tôi không tin thế.
- Tôi tin.
- Tùy cô.
- Anh nhất định ngoan cố ?
- Tôi rất tiếc, cô Chi Mai ạ !
- Tôi cũng rất tiếc.
Người ta lại dẫn James Fisher về tầng thứ tám của địa ngục bàn chông. Người ta buộc chặt giây điện nhỏ vào giữa hai ngón tay cái của James Fisher, đẩy chàng úp sát mặt vào tường. Người ta bắt chàng kiễng mười đầu ngón chân lên. Và người ta cột hai sợi giây điện buộc chặt giữa hai ngón tay của chàng lên hai cái móc trên trần. James Fisher đứng kiễng chân, hai tay dơ cao. Người ta tính toán chu đáo. Nếu chàng để gót chân chạm đất cho đỡ nhức nhối mười đầu ngón chân th́ hai ngón tay cái của chàng đau buốt. James không thể kéo cả thể xác chàng lên bằng hai ngón tay cái cho những ngón chân chàng đỡ nhức. Máu đă dồn xuống mười đầu ngón chân chàng. James lo sợ không đủ sức chịu đựng tṛ chơi mới lạ này. Úp mặt vào tường, chàng lâm râm cầu nguyện và đẩy ước mơ ra ngoài cachot cho nó bay cao, bay xa về nước Mỹ và đậu bên bờ sông Rio Grande.
James bị buộc ngón tay cái liên tục. Người ta không cởi ra, ngày cũng như đêm, dù chỉ một phút. Người ta bón cơm cho James, để sát ca nước vô miệng James. James biến thành đứa bé và cai ngục là vú em. Chàng được ăn uống một ngày hai lần. James tiểu tiện tại chỗ. Chàng đă ăn, đă uống, đă tiêu hóa thực phẩm và nước trong tư thế treo người rất xứng đáng vinh danh cho chủ nghĩa, cho ư thức hệ. Sự tiểu tiện và đại tiện ra quần của James Fisher sẽ không được ghi vào thành tích báo cáo trước một đại hội nào đó. Nhưng, chắc chắn, nó sẽ được lên bảng danh dự của Thống Khổ để vinh tôn con người chịu đựng thống khổ một cách nhẫn nại, cao quư và vượt lên nó một cách dũng cảm.
Trong bửu bối chỉ dẫn cách chơi của ư thức hệ, tṛ chơi buộc hai ngón tay treo người vừa tầm mười đầu ngón chân kiễng chỉ có thể kéo dài đến ngày thứ bảy. Kẻ nhập cuộc chơi khó ḷng kiên nhẫn thêm. Nó sẽ hét lớn, xin được làm bất cứ việc ǵ người ta cưỡng bức nó. Nó sẽ ngoan ngoăn chống lại tất cả những ǵ nó đă khước từ chống đối. Nó mất nhân tính, mất lư trí. Nó không c̣n là con người nữa. Óc nó đă bị gột rửa sạch sẽ chất người. Và đó là tẩy năo. Người ta bắt nó viết. Người ta bắt nó kư tên. Người ta bắt nó đọc vào máy ghi âm. Nó hân hoan viết, hân hoan kư, hân hoan đọc. Nó khiếp sợ nỗi nhức nhối râm ran khắp cơ thể, nỗi nhức nhối bắt nguồn từ đầu mười sợi giây thần kinh mọng máu ở mười đầu ngón chân. Có tế bào trong cơ thể nó thúc dục nó đầu hàng. Nó trở thành đồ bỏ sau khi viết, kư tên và ghi âm. Nhân loại khí phách ngoài nhà tù sẽ phán xét nó, sẽ khinh bỉ nó. Giữa nó và cuộc đời sẽ có một phân cách thăm thẳm. Cuộc đời ly dị nó. Cuộc đời đoạn tuyệt nó. Nó cô đơn. Bởi v́, cửa hẹp nó mở, đường hẹp nó đi t́m sự sống đă có những tṛ chơi đốn mạt của ư thức hệ mà những kẻ đi đường rộng cho là chuyện hoang đường. Những kẻ đó chưa bị nhốt ở conex, cachot đá, hầm nước, hầm giam, cachot bàn chông; chưa bị khát ră họng, lạnh thấu xương; chưa bị tóc mọc dựng đứng, mắt lồi ra; chưa bị c̣ng các kiểu, treo các lối; chưa hiểu giá trị của ngụm nước lă, miếng cơm bốc bằng tay dính bùn bẩn thỉu; chưa nuốt con dán sống; chưa ngủ đứng, ngủ quỳ, ngủ ngồi … Những kẻ đó sẵn sàng kết tội bất cứ ai không chịu đựng nổi thống khổ ngục tù và sẵn sàng hoan hô bất cứ ai chết, dẫu chết hèn hạ, trong ngục tù, trong nhục nhằn thống khổ. Tuy nhiên, những kẻ đó lại bủn xỉn một bông hồng ném xuống nấm mồ tưởng tượng của bất cứ ai được họ vinh tôn cái chết anh hùng !
Kẻ bị tẩy năo đă được cuộc đời đối xử tàn bạo hơn cả thời gian nó chống cự tẩy năo. Ư thức hệ nắm vững điều này. Nó không cần thủ tiêu những kẻ đă thỏa măn yêu cầu của nó. Nó đă giết kẻ bị tẩy năo, dù kẻ tẩy năo vẫn sống, và sống ở bất cứ nơi nào ngoài ṿng kiềm tỏa của nó. Nhưng nó đă buồn bă với anh chàng lính Mỹ chân thật James Fisher. Quá bảy ngày rồi, người ta chờ đợi tiếng kêu đầu hàng của James một cách hồi hộp. Tầng thứ tám của địa ngục im lặng. James Fisher úp sát mặt vào tường, mười đầu ngón chân cứ kiễng trên bàn chông. Chàng vẫn rướn, vẫn rướn lên. James đă hết cảm giác nhức nhối. Quần chàng sũng phân tiểu. Nhiều lúc chàng tỉnh táo, nhiều lúc chàng hôn mê. Những lúc hôn mê, James nhẹ bẫng. Có lẽ, không phải chàng hôn mê. James đă phiêu lăng đó đây. Chàng du lịch địa ngục. James thấy c̣n một tầng nữa, một tầng cuối cùng. Phải chăng đó là cuối đường hẹp, là sự sống t́m thấy trong nỗi chết ? Chàng ao ước xuống tầng thứ chín. Và thể xác chàng nhẹ bẫng, hai ngón tay cái và mười đầu ngón chân chàng b́nh thường.
Ngày thứ mười hai, người ta gỡ chàng xuống, d́u chàng về pḥng cũ. James đă bắt ư thức hệ sửa đổi cách chơi của tṛ chơi chàng đă tham dự. Chàng lại tắm gội, thay quần áo và ngủ. James chờ xuống tầng địa ngục thứ chín.
(Trích Một tù binh Mỹ ở Việt Nam)
EM NHỎ, HẦM BIỆT GIAM VÀ GIÁNG SINH
Mấy tháng trước, người ta nhốt Cu lai dưới hầm biệt giam, tôi chưa rơ hầm biệt giam chỗ nào và ra sao. Bây giờ tôi rơ, quá rơ. Hầm dài ba mét, dư sức tống nhét hai chục thằng tù nhăi vi phạm kỷ luật nặng, bề ngang khoảng tám tấc, sâu gần một mét. Người ta kê gạch cách một tấc một cục theo chiều dài miệng hầm và đậy những miếng tôn xếp dọc lên kín mít. Như thế, kẻ bị nhốt dưới hầm thở hít khó khăn qua những khoảng cách hở của những cục gạch. Trên những miếng tôn là những tảng đá lớn. Kẻ bị nhốt không thể đứng thẳng dậy. Đứng thẳng, đầu sẽ đụng nắp hầm và vệ binh tưởng trốn sẽ ria đạn. Đành đứng khom lưng. Người ta không đào hầm thật sâu, v́ vậy. V́ muốn kẻ vi phạm kỷ luật khổ sở, điêu đứng với tội lỗi của nó. Bề ngang của hầm chỉ giới hạn khoảng tám tấc để kẻ bị nhốt không thể duỗi thẳng chân. Đành ngồi dựa lưng, thả chân chứ khó nằm ngủ. Nếu nhốt hai chục đứa, chắc sẽ ngộp thở và phải ngồi. Số tôi c̣n may, hầm có một ḿnh nên nằm dọc được. Mùa này khô nắng, chứ mùa mưa th́ nằm ngồi trên nước bùn lơng bơng, cóc nhái, rắn tha hồ rơi xuống kết bạn với tù.
Tôi khom lưng đi hết chiều dài của hầm biệt giam xem có con rắn, con rết, con ḅ cạp nào không. Ở Phước Long nhiều rắn lắm, hàng trăm loại. Tôi có thể phân biệt ngày đêm nhờ những khoảng cách hở của những cục gạch. Lúc này là chiều, Mai bím vừa báo giờ, các đội chưa về mà nắng c̣n dữ dội. Mái hầm nóng bỏng. Người ta vất sẵn dưới hầm cái thùng đạn đại liên để kẻ bị nhốt tiêu vào đó. C̣n tiểu th́ tự do ở đáy hầm. Tôi không biết, trên thế giới, có kiểu biệt giam nào ghê gớm như kiểu biệt giam dưới hầm này không. Chứ, lạy Chúa, nếu Chúa đừng bắt con chết như thằng Cu lai, Chúa cho con sống, con sẽ thấy được niềm bí ẩn lung linh trong cuộc đời những ngày con bị quăng xuống hầm biệt giam. Tôi uống thêm ngụm nước nữa rồi ngồi thở. Tôi chưa thèm ăn. Đội về, nghe tiếng ồn ào tôi biết. Tôi c̣n biết cả giờ giấc qua từng hồi kẻng. Bóng tối trùm đen đặc trại, đen đặc hầm biệt giam, tôi mới ăn chén cơm và húp hết cóng canh của Mai bím. Tôi nhớ Bé Hai, không nhắm mắt nổi. Tôi cũng sợ Cu lai chết oan tức tưởi hóa thành ma, ŕnh tôi ngủ bóp cổ tôi. Tôi làm dấu, cầu nguyện mà tâm hồn vẫn bối rối. Người ta khen tôi ngoan ngoăn, chăm chỉ, không chửi thề, văng tục rồi người ta đánh tôi v́ tội đeo tượng Chúa và bỏ tôi xuống hầm tối tăm, hôi hám, ngộp thở, nơi đă có đứa chết dập thê thảm mà tôi biết rơ là Cu lai. Trước ngày tôi về trại, những đứa nào đă chết dưới hầm, tôi không biết.
Mái hầm đă nguội dần từ lúc mặt trời lặn. Bây giờ nó mát và lạnh. Nửa đêm th́ lạnh buốt, rờ vào nó như rờ nước đá. Tôi ngồi co quắp không rét buốt, thèm cái chăn. Khó mà ngủ nổi dưới hầm mái tôn mùa đông rừng rú. Đêm chịu đựng lạnh. Ngày chịu đựng nóng. Những cơn gió quái ác, ban ngày mong nó nổ đom đóm mắt, nó không tới, ban đêm nó đùa rỡn chui qua kẽ hở tạo nên những tiếng rú đâm vào thân thể mong manh chiếc áo phạm của tôi. Tuy mùa đông khô ráo nhưng đất hầm vẫn ẩm và đũng quần tôi ướt nhẹp. Tôi phải chịu đựng mười lăm ngày đêm. Tôi ước ao giá Mai bím, Bé Mai hay bất cứ đứa nào bị nhốt chung với tôi th́ đỡ sợ hăi. Tôi sợ ma và sợ chết. Tôi đă nhiều lần muốn chết, giờ gần cái chết, tôi run rẩy và mong sống. Dù sống để lao động quần quật, sống để ăn sắn, ăn ngô, ăn khoai và ăn đ̣n ! Tôi thèm sống, thèm về với gia đ́nh để kể cho bố mẹ tôi, các em tôi, bạn bè tôi nghe chuyện phiêu lưu các nhà tù của tôi.
Cứ nghĩ miên man, tôi thức trắng một đêm dưới hầm. Sáng sau, khi đội tập họp lao động, hầm bớt lạnh, tôi mới ngủ. Và ngủ đến lúc Mai bím gơ nắp hầm th́ tôi biết là giờ cơm kỷ luật.
- Tao đây, Mai bím đây, Vũ ạ !
- Rơ.
- Đưa ca cóng lên đổi ca cơm, cóng canh mới.
- Rơ rồi.
- Mày nhấm nháp nước thôi kẻo hết là chết khát. Ngày hai gô, ráng uống cầm chừng. Tao mang cái khăn cho mày lau mặt.
- Mang mền được không ?
- Cấm.
- Đêm tao rét run.
- Tao biết. Mày ngủ được chứ ?
- Tao thức.
- Tao cũng vậy, tao lo mày không ngủ nên thức luôn. Bé Hai khóc sưng cả mắt. Liệu mày chịu đựng nổi không ?
- Tao nghiến răng.
- Phải thế thôi, thoát phen này là hết sợ tù đày. À, mai lại Giáng Sinh, lẹ ghê. Mày muốn chào mừng Chúa một cóng canh nhái cải trời dưới hầm không ?
- Muốnn.
- Giá có tượng Chúa khác nữa nhỉ ?
- Ừ.
- Tao sẽ khắc tượng khác tặng mày.
- Bảo Bé Hai làm cho tao cái cây Noel như năm ngoái.
Mai bím đă nhích cái nắp hầm. Tôi chuyền ca cóng lên và nó thả cơm, nước xuống cho tôi. Mai bím hành động thật chậm, cốt ư che mắt vệ binh trên cḥi canh.
- Đừng nghĩ cái con …
Nó khựng lại. Tôi hiểu tại sao nó khựng lại.
- Hăy nghĩ tới ba má mày, em mày và hai đứa tao, ráng ăn no ngủ kỹ nhé, Vũ !
Tôi cố ngước nh́n Mai bím. H́nh như, tôi thấy Chúa trong đôi mắt buồn bă của nó.
- Mày bắt tao hứa, mày cũng phải hứa với tao.
- Tao hứa, Mai ạ !
Mai bím kéo nắp hầm kín lại. Nó đè đá tảng lên và bỏ về. Tôi thấm chút nước lạnh trong gô của tôi mang theo hôm qua vào cái khăn. Lau mặt và cổ gáy xong, tôi dễ chịu. Đói quặn bụng từ sớm tới giờ, tôi ăn hết sạch ca cơm và cóng canh. Nếu Mai bím không làm trật tự, tôi chỉ được một bữa một cục cơm bằng cái hột vịt ăn nhạt. Chúa vẫn c̣n thương tôi. Chúa muốn tôi nếm mùi đ̣n và mùi hầm biệt giam đây mà. Tôi nằm, gối đầu lên gô nước dựng đứng lót cái khăn, đợi mặt trời đổ lửa xuống mái hầm tôn. Mai bím khuyên tôi đừng nên nghĩ ngợi ǵ, nhưng tôi cứ nghĩ lại đêm mưa mù mịt ở sân Hoa Lư, chuyến đi Đà Nẵng kinh hoàng và trận roi giây điện lạnh ớn xương.
Đêm mai Giáng Sinh. Năm ngoái Bé Hai và tôi chơi Giáng Sinh bằng cây bằng lăng nhỏ xanh mướt tấm ḷng của Bé Hai. Hai chúng tôi ngắm sao trời và tưởng Chúa nh́n ḿnh thương xót. Bé Hai hát thánh ca như thiên thần ru ngủ. Năm nay, tôi ở dưới hầm biệt giam, không được ngắm v́ sao đơn độc run rẩy phía trời xa, không được nghe Bé Hai hát thánh ca ngọt lịm, không được thấy những bông hoa dại đủ màu trên cây Giáng Sinh của Bé Hai. Năm ngoái, Bé Hai ao ước làm cái hang đá, nặn tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức Mẹ, các Thiên thần và các vua. Nếu Bé Hai đă làm hang đá, nó đă xuống hầm rồi. Nghĩ tới cái hang đá mơ ước của Bé Hai, tôi ngồi vụt dậy. Tôi sẽ có cái hang đá tuyệt vời.
Tôi mở cái nắp gô, khom lưng đi tới giữa hầm. Đất mềm dễ đào thôi. Tôi ngồi, dùng cái nắp gô khoét cái hang ngang tầm đầu tôi. Kẻng tan lao đă gầm gừ. Mặc xác nó gầm gừ. Đội đă về, sân trại ồn ào. Nắng đang gay gắt. Nắp hầm nóng hừng hực. Ngồi dưới hầm như ngâm ḿnh trong nước ấm già. Không khí ngột ngạt hôi hám nên con người lúc nào cũng lờ đờ mệt mỏi. Tôi khoét cái hang nhỏ h́nh cánh cung chẳng khó khăn ǵ. Khoét xong, tôi miết cái nền hang phẳng ĺ, nhẵn bóng. Ba bề hang, tôi chà cẩn thận. Tôi đă có cái hang đá dưới hầm ngục một cách dễ dàng. Dơ hai bàn tay gần sát mái tôn cho mau khô, tôi phủi đất cát sạch sẽ. Tôi chùi tay vào quần, không dám rửa, sợ hết nước uống. Ở hầm biệt giam, uống cần hơn ăn. Nhờ tôi bị đ̣n ít nên mới c̣n sức. Chứ, sáng bị quần, đêm bị quần như Mẫm điếc, Cu lai, chắc chắn, tôi đă chết rồi.
Nóng quá, tôi không ngủ nổi, cứ ngồi dựa lưng vào vách đất ẩm, thả dài chân, ngủ gà ngủ vịt. Ban ngày mong chóng tối cho đỡ phí mồ hôi, ban đêm mong chóng sáng cho đỡ lạnh cóng. Ngày khổ, đêm khổ. Nắng khổ, lạnh khổ. Nếu nhằm mùa mưa c̣n khổ cực chừng nào ! Chú Tường bảo ư nghĩa của đời sống chỉ t́m thấy trong những nỗi thống khổ. Và niềm bí ẩn, từ đó, phóng ra lung linh màu sắc, rực rỡ hào quang. Tôi chưa t́m thấy trong nỗi thống khổ một ư nghĩa nào của đời sống. Phải đến một tuổi nào chăng, hoặc là, ư nghĩa ấy đă thâm nhập vào tim óc tôi, đă biến thành máu, thành thịt làm tôi lớn lên, khôn ra mà tôi chẳng hề biết. Tôi không muốn làm thanh thép non nhưng đă là thanh thép non, thanh thép non đang tôi luyện trong ḷ lửa cực nóng. Thép không thể chảy. Tôi không thể chết. Tôi mới biết tin thế, và điều đó liệu có thể gọi là ư nghĩa của đời sống chưa nhỉ ?
- Vũ, Vũ, tao nè …
- Rơ.
- Trưa mai mày có cây của Bé Hai. Mày ăn hết cơm canh chứ ?
- Hết sạch.
- Tốt.
- Nhà bếp c̣n nhiều khoai sống không ?
- C̣n cả tỷ ! Tụi nó thổi ác mô ni ca dài dài. Cả trại đau răng v́ gặm bắp đá cứng đơ. Mày nóng ruột thèm cạp khoai sống hả ?
- Không. Mày lấy khoai khắc cho tao ít tượng được không ?
- Tượng ǵ ?
- Hỏi Bé Hai ấy. Bảo nó là tao có cái hang đá rồi.
- Xiện chứ ?
- Xiện. À …
- Ǵ nữa. Nói lẹ kẻo nó nghi !
- Mày kiếm được tí dầu nhớt không ?
- Dễ ợt. Ra cơ quan xin thằng lái xe.
- Cho tao chút xíu đựng vào cái ve nhỏ.
- Ǵ nữa ?
- Mấy que diêm có vỏ hộp.
- Nguy thấy mồ, nó bắt được là mày chết rũ dưới đó.
- Tao thắp ngọn đèn nhỏ xíu, nó không biết đâu. Nửa đêm tao mới thắp, nó ngủ hết trơn, hơi nào đi xét.
- Để tao nghĩ cái đă. Lấy cơm ăn đi !
Nắp hầm kéo khít lại. Mai bím đă về. Tôi tin rằng Mai bím không từ chối sự xin xỏ của tôi. Cán bộ trực trại “khoán” cái hầm biệt giam cho bọn trật tự. Bọn trật tự cử một thằng phụ trách cơm, nước và kiểm tra hàng ngày xem tù kỷ luật c̣n sống hay chết. Hẳn là bọn trật tự đă cử Mai bím v́ bọn nó biết Mai bím thân với tôi. Dân vỉa hè độc ác th́ vô cùng và khi t́nh nghĩa th́ t́nh nghĩa đáo để. Bọn trật tự ngán Mai bím đă đành mà c̣n thương Mai bím “anh hùng” liều lĩnh nên ngó lơ chuyện Mai bím tiếp tế cơm ăn, nước uống cho tôi vượt tiêu chuẩn. Tù bệnh c̣n chẳng được ăn uống như tôi, nữa là tù kỷ luật nhốt hầm biệt giam. Ban đêm cán bộ trực trại, vệ binh không vào trại. Con nít không dám nổi loạn phá trại, người ta khỏi cần đề pḥng. Người ta chỉ vào trại nếu phát hiện đứa trốn trại hay chém giết nhau. C̣n th́ giao cho bọn trật tự canh gác ban đêm. Tôi sống ở trại này hơn một năm rồi, tôi hiểu rơ sinh hoạt của trại nên mới đ̣i hỏi Mai bím vụ dầu, diêm. Ăn cơm chiều xong, tôi bắt đầu sợ hăi cái lạnh đêm thứ hai. Khó ḷng chống cự với nó. Tôi cảm tưởng tôi là miếng thịt. Đêm, thịt ướp đông lạnh. Ngày, thịt chảy nước, mềm nhũn.
Lại suốt một đêm thứ hai dưới hầm, tôi không ngủ. Cứ ngồi bó gối chặt cho chân tay khỏi run. Cu lai và những thằng nào khác nữa đă chết, chắc v́ đói quá hết sức chống cự với cái lạnh quái ác. Giá nắp hầm xây bê tông cốt sắt hay đậy bằng gỗ th́ sẽ không bị rang nóng và ướp lạnh. Vậy th́ c̣n chi là kỷ luật ! Kỷ luật làm ṃn mỏi tâm hồn, ră rời thể xác. Kỷ luật làm con người khiếp đảm và hèn hạ. Kỷ luật làm con người phải xác nhận con ḅ có ba chân, đôi khi con ḅ giống hệt con người, tùy thuộc kỷ luật cao mức độ nào và người chơi tṛ kỷ luật muốn nó ra sao. Thí dụ, người chơi tṛ kỷ luật muốn con ḅ là vị cứu tinh của tổ quốc, là cha già dân tộc, là lănh tụ quang vinh, người bị kỷ luật phải răm rắp tin tưởng con ḅ là cha già dân tộc. Cho nên, kỷ luật c̣n làm con người ngu xuẩn, kể cả người chơi nó lẫn kẻ bị nó chơi. Tôi quen chưa nói là, trước ngày tôi bị đày xuống hầm, bọn văn hóa đă cắt tóc cho tôi. Mỗi hai tháng, trại viên được cắt tóc một lần. Để tóc rậm bù, sẽ vi phạm điều lệ Nếp sống văn hóa mới. Lỡ cắt trọc lốc sẽ phạm tội chống cách mạng. Để kim khí bén nhọn th́ cấm xử dụng nhưng móng tay dài th́ vi phạm điều lệ vệ sinh. Bọn văn hóa, vệ sinh không cắt móng tay, móng chân cho trại viên. Trại viên đành cắt móng tay, móng chân bằng i nốc, sắt mỏng mài sắc hoặc bằng mảnh thủy tinh, hoặc cắn bằng răng rồi mài nhẵn lên mắt đá phẳng.
Càng gần sáng, sương xuống càng nhiều. Cuối năm, sương mù mịt. Mặt trời mọc thật muộn. Sương rừng nặng hạt lắm, nó rơi lơm bơm trên mái tôn. Nó là những viên đá nhỏ. Nó đọng ở nắm hầm. Nó đâm từng mũi buốt xuyên qua da thịt tôi, ớn tận xương. Tôi phải tưởng tượng bát bún ḅ Huế cay bỏng lưỡi, bát phở nóng hổi, ly cà phê sữa, cục đường phổi để chiến đấu chống lạnh giá. Bếp lửa nấu bánh chưng đêm ba mươi Tết là thiên đường, bây giờ. Và cái giường đệm, cái chăn dầy đă hạnh phúc trọn đời ḿnh. Cùng lắm là mười giờ sáng hôm sau, giờ cơm, nắng đă khô sương.
- Vũ, Vũ, mày thức chưa ? Mai bím đă tới.
- Ngủ đâu mà thức.
- Cả đêm mày không ngủ à ?
- Lạnh chết người.
- Tội nghiệp mày, sáng giờ cũng không ngủ sao ?
- Không.
- Tao mang đủ thứ mày dặn đây. Tao túm gọn vào cái bao giấy. Mấy ông tượng khoai, tao khắc nhanh, xấu ỉn.
- Tốt, có là tốt.
- Bé Hai chưa về, chiều mới có cành cây.
- Nhớ đấy.
- Ừ, tao về nhé ! Cố ngủ chút kẻo gục, Vũ ạ !
- Tao sẽ cố.
Mai bím đă về. Nắp hầm kéo kín. Tôi chưa vội ăn uống. Mở bọc giấy ra, tôi sung sướng quên cả nóng lạnh. Bé Hai đă chỉ dẫn Mai bím khắc các thứ tượng bằng khoai lang. Chúa Hài Đồng năm trên nôi, Đức Mẹ, các Thiên Thần, các vua, thánh Giu Se, hai chú chiên con. Mai bím không nhớ mặt Chúa Hài Đồng. Nó có biết Giáng Sinh là ǵ đâu ! Nó khắc mặt Chúa Hài Đồng già nua và buồn bă như nó đă khắc trên gỗ mun. Đức Mẹ, thánh Giu se, Thiên Thần, các vua, Mai bím khắc h́nh sai hết. Nhưng hai chú chiên con, Mai bím gọt khắc thật đẹp. Mai bím tài ghê. Nó sáng tạo cái nôi là củ khoai và khắc Chúa luôn trên củ khoai. Nó chế cái đèn bằng lọ dầu cù là thủy tinh, châm dầu Gasoil đầy nhóc. Giữa cái nắp nhôm vặn chặt, Mai bím làm cái tim vải. Tôi bỏ hộp quẹt c̣n vài cái diêm vô túi, sợ nó ẩm quẹt hết cháy, rồi khuân tượng tới hang. Cất tượng vào hang, tôi về chỗ của tôi ăn cơm. Bữa cơm trưa nay ngon miệng quá. Tôi cảm thấy tôi chưa khổ, tôi vẫn nhiều hạnh phúc, tôi c̣n Mai bím và Bé Hai cho tôi những thứ tôi mong muốn. Nếu Mai bím và Bé Hai cũng là ư nghĩa của đời sống th́ tôi đă biết cái ư nghĩa đó, cái ư nghĩa tuyệt vời trong tâm hồn một đứa bé cô nhi viện và một thằng móc túi vỉa hè. Ư nghĩa ấy đong đưa và bay lơ lửng thành điệu ru êm ái ru tôi ngủ ngon dưới hầm hấp nóng. Tôi có giấc ngủ tường chừng không bao giờ có.
- Vũ, Vũ, Vũ… Mai bím đang bê những tảng đá trên nắp hầm. Mày ngủ được hả, Vũ ?
- Ừ, tôi đáp, mắt c̣n thèm nhắm tít.
- Ngủ ngon chứ ?
- Ngon lắm.
- Tao mừng đấy, tao lo mày mất ngủ. Có cành cây, ốc ma trắng và hoa lu bù của Bé Hai. Có cái này nữa…
- Cái ǵ ?
- Lát nữa mày sẽ biết. Cái này của tao, mày nói với Chúa là tao dâng ổng nhé ! Quên, quên, tao dâng Chúa. Buồn thối ruột, xoay măi không ra mấy cục đường đen thổ tả !
- Tối nay mày với Bé Hai đảo quanh đây nhé !
- Ừ.
- Bảo Bé Hai chỉ cho mày thấy v́ sao trên trời.
- Ừ.
- Mày phải cầu nguyện với Bé Hai.
- Tao biết ǵ mà cầu !
- Nghe Bé Hai đọc kinh rồi mày xin Chúa điều ǵ mày thích.
- Tao sẽ xin cho mày về nhà mày ở Sài g̣n thôi, c̣n tao chả cần xin xỏ.
- Bậy bạ mày ! Mày cầu xin Chúa cho ba đứa ḿnh về sống với bố mẹ và em tao.
- Ừ, ừ…
- Khi kẻng báo ngủ, mày nhắc Bé Hai hát thánh ca, may ra tao nghe rơ đấy.
- Tao sẽ nhắc nó. Đêm nay ráng ngủ ngon nữa nghe, Vũ ! Này, cóng canh những mười chú nhái mập thù lù đó.
- Cám ơn mày.
- Cám ơn cái khỉ mốc ǵ. Mày c̣n cám ơn, tao bỏ đói mày luôn. Tao ghét đứa nào cám ơn tao lắm.
- Mai !
- Ǵ ?
- Tại sao mày thương tao thế ?
- Tao… tao không hiểu. Tao về nhé !
Mai bím suưt buột miệng nói “Tao đéo hiểu”, nó gh́m được. Nó đă hứa với tôi không chửi thề, văng tục mà. Nó về, sau khi đă chuyền cơm, nước và cái “lát nữa mày sẽ biết” gói trong tờ báo cũ. Tôi ngạc nhiên thích thú. Đó là cái bánh làm bằng bột sắn. Mai bím phàn nàn “xoay măi không ra đường” th́ chắc là bánh mặn. Tôi biết cách Mai bím làm cái bánh này. Nó kiếm miếng nhôm mỏng hoặc vỏ hộp bia, cắt ra, bẻ phẳng rồi lấy đinh nhọn đóng lỗ lí nhí sát nhau. Rồi bẻ cong lại. Nó mài củ sắn bằng cái bào trong ca nước. Bột củ sắn tươi với nước đặc quánh. Mai bím quấy chút muối, đổ vô nồi, nhóm bếp nướng, khơi than hồng đặt kín nắp. Nếu có đường, có nho, có bơ, bánh sẽ ngon lắm. V́ không đường, không cả mỡ phết đáy nồi nên cái bánh bị cháy đít. Chúa đă hiểu ḷng Mai bím rồi.
Tôi bứt ít lá rắc trên thềm hang và ít hoa dại cắm ở ba bề rải rác. Và tôi bày tượng. Chúa Hài Đồng nằm đây. Đức Mẹ đứng gần Chúa. Thánh cả Giu se chỗ này. Thiên Thần canh chúa. Các vị vua hướng mặt về phía Chúa. Hai chú chiên con ngơ ngác trước cửa hang. Ngọn đèn đặt giữa hang. Cây Giáng Sinh của Bé Hai được cắm sâu vào tường hầm gần “hang đá”. Tôi cầm tờ báo cũ, gấp tư, quạt khẽ làm gió thổi. Những con ốc ma trắng tọng teng chạm nhau kêu lách cách. Mải mê trang hoàng hang đá, tôi quên khuấy ḿnh đang ở trong ḷ nướng bánh ḿ. Tôi ngồi chờ kẻng gầm gừ. Hôm nay tôi mong nó gầm gừ. Tan lao. Bé Hai đă về trại. Bé Hai xách cóng canh Ốc rau tàu bay. Tưởng tượng bước chân và nụ cười của Bé Hai. Điểm số. Bé Hai xếp hàng. Bé Hai sắp thoát ra sân, lại gần hầm biệt giam với Mai bím.
Nắng đă tắt ngóm. Hầm tối om. Tôi ṃ tới hang đá, quẹt diêm châm đèn. Ánh sáng tràn ngập hang đá. Và, lạ lùng khó mà tả, những tượng khoai của Mai bím rạng rỡ, tươi vui như sống thật và đáng muốn nói với tôi điều ǵ. “Bé Hai, lại đây”, Mai bím gọi lớn, báo hiệu cho tôi là Bé Hai và nó đang quanh quẩn cách hầm biệt giam không xa mấy. Ánh sáng của ngọn đèn không thể thoát lên sân trại được. Nó chỉ đủ làm rực rỡ cái hang đá một đời tôi, cái hang đá, sau này, tôi nghĩ hai ngh́n năm đă qua và hai ngh́n năm sẽ đến chẳng có ai sáng tác nổi. Dễ hiểu thôi, bởi v́, đă và sẽ chẳng có ai, bằng tuổi tôi, ngụp lặn chới với giữa gịng nghịch lũ khốn khổ, bởi v́, đă và sẽ chẳng có ai trả giá cái hang đá này bằng những ngọn roi giây điện hằn lươn tím bầm đầy ḿnh mẩy và những ngày đêm nóng chảy mỡ, lạnh đông máu dưới hầm biệt giam mùa đông ở rừng già hiu quạnh Phước Long. Và nữa, đă và sẽ chẳng có ai được Bé Hai tặng cây Giáng Sinh bằng lăng non kết nhiều vỏ ốc ma trắng, nhiều hoa dại và được Mai bím tặng tượng Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ, thánh Giu se, Thiên Thần, các vua khắc bằng khoai lang sống.
Ánh sáng của đêm vô cùng từ hang đá của tôi không thể thoát lên thời đại khốn cùng nhưng lại đang chập chờn trong đôi mắt thiên thần Mai bím, Bé Hai. Chúng nó đứng cách tôi không xa mấy. Chúng nó gần tôi lắm. Hai đứa đây này, hai thiên thần khoai lang hiền hậu đang nh́n tôi. Tôi say mê ngắm hang đá, say mê ngắm vùng ánh sáng huyền diệu và, sau này, tôi dám đoan quyết, cái hang đá dưới hầm biệt giam của tôi mới giống hệt cảnh tượng Chúa Giáng Sinh trong máng cỏ đêm đông Bê lem diễn tả ở Thánh Kinh. Linh hồn ba đứa chúng tôi đă nhập vào tượng khoai. Ôi, Mai bím, nhà nghệ sĩ thánh thiện của tôi, đứa trẻ vỉa hè móc túi đă khăng khăng không tin Chúa thương nó lại sáng tạo nổi tượng Chúa Hài Đồng ngủ ngoan trên củ khoai lang oan nghiệt. Tôi quỳ trước hang đá, làm dấu và cầu nguyện. Trên kia, Bé Hai đang chỉ cho Mai bím nh́n v́ sao cô độc, run rẩy góc trời xa và bảo Mai bím rằng Chúa đấy. Bé Hai cầu nguyện. Bé Hai đọc kinh Kính Mừng. Mai bím ngoan ngoăn nghe và cầu xin.
Tôi không thấy kẻng báo ngủ gầm gừ nhưng rơ mồn một giọng hát thánh ca của Bé Hai… “Ơn Thiên Chúa vô bờ bến, biết t́m kiếm của chi đền”. Tiếng hát tan trong không gian mù mịt. Rồi hoàn toàn im lặng. Hoàn toàn vô cùng. Bé Hai, Mai bím đă về nhà. Tôi vẫn chắp tay quỳ nguyên trước hang đá. Cho đến khi ngọn đèn tắt th́ tôi không c̣n biết ǵ nữa.
- Vũ, Vũ, Vũ, Vũ!
- Rơ.
- Mày ngủ kỹ thế, tao gọi lớn, gọi hoài, suưt nữa tao phải dở nắp hầm xem mày c̣n sống không. Mày làm tao hoảng quá.
- Tao ngủ từ đêm qua tới giờ.
- Bánh mừng Giáng Sinh của tao ngon chứ ?
- Tao chưa ăn.
- Cóng canh ngọt lịm ?
- Tao cũng chưa ăn uống ǵ cả. Cơm, canh, bánh, nước y nguyên.
- Kỳ vậy !
- Ờ, kỳ lắm. Tao quỳ trước hang đá cầu nguyện rồi tao ngủ quỳ, mày ạ !
- Mày đói ngấu.
- Chẳng đói khát tí nào. Tao hết mệt mỏi, đau nhức luôn. Những vết roi nó quất tao, giờ lại ngưa ngứa, găi thú vị ghê.
- Chúa thương mày đấy, Vũ ạ !
- Đêm qua mày có cầu nguyện với Bé Hai không ?
- Có.
- Vậy nhờ mày cầu xin nên Chúa mới thương tao, Mai ạ ! Này Mai…
- Ǵ ?
- Mày khắc tượng đẹp nhất thế giới.
- Thôi mày, chuyền cơm canh cũ lên tao phát cho Bé Hai. Bữa nay mày dư cóng nước. Lẹ đi, bể hết bây giờ.
Mai bím thả cơm canh, nước mới xuống. Tôi chuyền cơm canh cũ lên. Ổ bánh của nó, tôi bẻ đôi, một nửa gởi tặng Bé Hai, một nửa tôi giữ lại ăn dần. Nó kéo nắp hầm, vọt lẹ. Tôi ngồi b́nh thản ăn uống. Nắng hừng hực trên đầu tôi. Không sao, tôi đă quen rồi. Cơm nước xong, tôi nhổ cây Giáng Sinh của Bé Hai, bỏ gọn vào hang. Rồi tôi lấp đất kín, chà miết phẳng phiu. Tượng, đèn, cây lá bị nhốt trong làng. Bấy giờ, tôi chỉ muốn phi tang chúng. Nhưng, bây giờ, khi ngồi viết những gịng chữ này, tôi bỗng có ư nghĩ lạ lùng. Biết đâu tượng khoai chẳng hóa thành tượng đá. Và mấy ngh́n năm sau, các nhà khảo cổ khai quật vùng đất Phước Long, bắt gặp một cái hang đủ bộ tượng đá, đặc biệt, tượng Chúa Hài Đồng giống hệt tượng Chúa ṭa thánh La Mă, họ sẽ giải thích ra sao. Họ sẽ đánh giá nghệ sĩ Mai bím thế nào và có xác định nổi thời đại nghệ sĩ Mai bím sáng tạo tượng đá với sự cố vấn tạo h́nh của nghệ sĩ Bé Hai là thời đại ngô, khoai, sắn ăn thay cơm gạo không ? Tôi nghi ngờ các nhà khảo cổ lắm. Ư nghĩ lạ lùng khác. Biết đâu khoai tượng chả nẩy mầm, chồi lên từ ḷng đất sâu chôn chặt rồi đơm bông, kết trái. Trái bung vỏ, tỏa khắp nhân gian một nền văn minh mới. Một nền văn minh Việt Nam, nền văn minh mà hiền nhân Tây phương hằng mong ước phát xuất ở Đông phương, cứu rỗi chúng sinh ta bà thế giới thoát khỏi móng vuốt của những nền văn minh phi nhân bản hiện đại. Ở nền văn minh Việt Nam mới, con người gần gũi con người, yêu thương nhau thắm thiết, không gian dối, không thù hận, không kỳ thị màu da, chủng tộc, không buôn bán súng đạn, xác chết, không c̣n ai dại dột, ngu xuẩn đem chiến tranh ư thức hệ vào đất nước ḿnh, không nhà tù lao cải và con ḅ nhất định phải có bốn chân ! Ư nghĩ của tôi lạ lùng mà rất con nít. Nhưng tôi có nhận tôi người lớn đâu ? Tôi vẫn là con nít khi ngồi ghi lại quăng đời niên thiếu thui chột của ḿnh.
Bắt chước Mai bím, tôi lấy ngón tay vạch vào tường hầm để tính từng ngày ḿnh bị đày đọa dưới hầm. Tôi đă vạch được chín cái. Quá tuần lễ rồi. Tôi chào mừng năm 1977 ở hầm biệt giam. Năm nay tôi mười lăm tuổi. Tôi không thấy ḿnh lớn bao nhiêu. Có lẽ, mẹ tôi mới thấy tôi lớn. Mai bím nuôi tôi đều đặn. Nó vừa báo tin buồn cho tôi. Kể từ mồng 2 tháng 1 năm 1977, trại ăn khoai, sắn, ngô trăm phần trăm. Nhà bếp hết gạo nấu cơm, Mai bím không xoay đâu ra cơm bồi dưỡng tôi nữa. Nó chỉ c̣n khả năng kiếm chác thêm khoai. Tôi b́nh thản trước cái tin buồn của Mai bím. Đă chịu đựng quen, tôi hết sợ hăi nắng ban ngày, lạnh ban đêm. Hôm tôi vạch cái thứ mười bốn th́ Mai bím nói đă nhắc khéo cán bộ tôi sắp măn hạn kỷ luật.
Mười bốn ngày dưới hầm biệt giam, đối với thằng bé mười lăm tuổi chưa đủ tháng, phải chống chọi với sự sợ hăi, sự im lặng, kể cũng đáng một thành tích cải tạo tư tưởng ! Cái thùng đại liên sắp không đậy nắp được. Mỗi lần đi tiêu, tôi bốc đất lấp phân nên thùng đạn mau đầy. Nếu không có mấy tờ báo cũ Mai bím gói dấu thức ăn cho, tôi đành xé áo chùi đít hoặc đi tiêu như con heo, con ḅ, con chó. Nước chẳng đủ uống, nói chi bớt phần rửa đít. Những chỗ xước máu trên những lằn roi đóng vảy làm da non ngứa ngáy dữ. Tôi găi nhẹ một cách thú vị. Cáu ghét rơi lả tả. Mười đầu ngón tay tôi là mười cái muỗng nhỏ nhớp nhúa cáu ghét. Buồn t́nh, tôi tập kiểu tắm búng của dân nghiền thuốc phiện. Ở hầm biệt giam, không có ǵ đáng ghê rợn bằng sự im lặng. Người ta có thể “khắc phục” được đói khát, lạnh giá, nóng bỏng, nhưng khó mà “khắc phục” nổi sự im lặng. Sự im lặng không móng vuốt. Nó chỉ là cái bóng mơ hồ chụp kín tâm hồn ta. Và ta sẽ phát điên v́ cái bóng đó. Giá không có Mai bím kéo nắp hầm nói chuyện từng khoảng khắc trong ngày, tôi đă điên rồi, tôi đă ḥ hét, đă đập phá và bị đánh chết. Người bị nhốt dưới hầm biệt giam là người hoàn toàn cô độc. Hắn tụt xuống khỏi dương thế và ở trên địa ngục. Hắn xa lạ cả hai nơi. Người khu trừ và ma quỷ không nhận. Tôi đă có mười bốn ngày đêm và sẽ đủ mười lăm ngày đêm kinh dị.
Hết ngày thứ mười lăm, nhờ Mai bím nhắc nhở cán bộ, tôi được ngoi lên cuộc đời, thứ cuộc đời chẳng đáng chi mừng rỡ. Mai bím mở tung một miếng tôn. Nó bảo tôi hít thở một lúc cho quen. Rồi nó đưa tay để tôi nắm. Nó kéo tôi lên. Tôi ngă vật, khó chịu. Mai bím bảo tôi say… khí trời. Khi tôi tỉnh tỉnh, Mai bím kéo tôi dậy. Nó nh́n tôi. Đôi mắt nó mở tháo láo. Nó không nói ǵ nhưng tôi hiểu nó nh́n thằng người nào đó gớm ghiếc chứ không phải nh́n tôi. Nước mắt nó ứa ra. Nó khẽ lắc đầu. Khuôn mặt nó thật buồn bă. Mai bím xách ca, cóng giùm tôi. Nó dắt tôi đến pḥng cán bộ trực trại, cũng là pḥng của bọn trật tự thuộc Nhà 1. Cán bộ trực trại lên lớp tôi một chập rồi khuyên tôi đừng để tôn giáo phỉnh phờ, lừa gạt. Tôi dạ dạ, vâng vâng qua nạn. Cán bộ rời pḥng đi về cơ quan. Mai bím bảo tôi ngồi chơi chốc lát rồi sẽ xách nước cho tôi tắm. Lúc ấy, kẻng giải lao vừa điểm. Buổi sáng ở trại yên tĩnh và mát mẻ.
Mai bím lại nh́n tôi không chớp mắt. Tôi hỏi nó:
- Tại sao mày nh́n tao như nh́n quái vật thế ?
Nó mím môi. Và bật tiếng khóc. Tôi sững sờ:
- Tại sao mày khóc, Mai ?
Mai bím đưa ống tay áo quệt nước mắt. Nó mếu máo:
- Tao thương mày.
- Tao hiểu, tao hiểu rồi.
- Chúa ơi !
Đến lượt tôi nh́n Mai bím không chớp mắt. Tôi hỏi nó:
- Tại sao mày nh́n tao như nh́n quái vật thế ?
Nó mím môi. Và bật tiếng khóc. Tôi sững sờ:
- Tại sao mày khóc, Mai ?
Mai bím đưa ống tay áo quệt nước mắt. Nó mếu máo:
- Tao thương mày.
- Tao hiểu, tao hiểu rồi.
- Chúa ơi !
Đến lượt tôi nh́n Mai bím không chớp mắt. Nó đă biết gọi Chúa ơi. Hai tiếng Chúa ơi từ miệng Mai bím thoát ra nghe mới dịu dàng, êm ái, vuốt ve làm sao ! Tôi đă có nhiều giờ học giáo lư, tôi đă đi lễ ở nhiều nhà thờ, tôi chưa hề nghe sư huynh nào, linh mục nào nói hai tiếng Chúa ơi ngọt ngào, mời mọc, yêu thương như Mai bím. Tôi ngạc nhiên sung sướng. Một thằng móc túi vẫn có thể trở thành thiên thần. Và một thiên thần cũng có thể trở thành thằng móc túi. Tôi bỗng nhớ chú Tường. Nếu tôi chưa giành lại được danh dự và phẩm cách mà cuộc đời đă tược đoạt của bọn nhăi vỉa hè, hoặc tôi chưa giúp chúng nó thu hồi lại danh dự và phẩm cách làm người mà chúng cố t́nh vất bỏ th́, ít ra, tôi đă khơi dậy từ đáy tâm hồn Mai bím một đốm lửa thiên lương tưởng chừng đă lịm tắt.
- Chúa ơi ! Tôi gọi Chúa. Chúa thương nó nhiều, Chúa dạy nó xưng danh Chúa thiết tha biết mấy.
- Mày nói lảm nhảm ǵ đấy, Vũ ? Mai bím hốt hoảng.
- Tao ghen mày với Chúa. Mày gọi Chúa ơi ngọt lịm.
Mai bím chưa hết hốt hoảng. Nó cầm chặt tay tôi:
- Mày chưa khùng, hả ?
Tôi cười:
- Tại sao mày nghĩ tao khùng ? Tao không sao cả, không bệnh tật ǵ.
- Chắc chắn mày không đau đớn trong người chứ ?
- Chắc.
- Bao tử ?
- Không.
- Tim ?
- Không. Tao đă nói không bệnh tật ǵ cả.
- Ủa, kỳ cục !
Nó buông tay tôi ra, rờ rẫm tóc tôi đă đời. Tôi nghi Mai bím khùng. Nó lại nghĩ tôi khùng.
- Mày có đau đầu không ? Nó hỏi.
- Không, tôi đáp.
- Mày nh́n rơ tao không ?
- Rơ.
- Vũ ạ, tóc mày dựng đứng như chông tua tủa, mắt mày thồi lồi như cá tàu ấy. Trông khiếp lắm.
- Thế à ?
- Ừ. Ghê rợn, hầm biệt giam ghê rợn thật ! Tao muốn chửi thề quá.
- Đừng chửi thề.
- Bao giờ ḿnh đục được tụi nó như đục thằng Cung củ đậu mới sướng. Sẽ có ngày thôi … Sẽ có ngày liều lĩnh.
Tôi không ngăn Mai bím. Để mặc nó lẩm bẩm. Phú mù và bọn trật tự đi ḍm ngó các nhà đă về. Mai bím hỏi chúng nó có thằng nào nằm hầm biệt giam về bị dựng tóc, lồi mắt như tôi không. Phú mù nói thằng nào bị nhốt bảy ngày trở lên là bị dựng tóc, lồi mắt hết. V́ ngộp thở, v́ hơi đất độc, v́ sợ hăi, v́ phải mở căng mắt đề pḥng… Ít lâu sau, tóc sẽ nằm và mắt sẽ xẹp như cũ. Mai bím yên tâm. Bây giờ, nó nh́n tôi cười chế nhạo âu yếm. Nó hỏi bọn trật tự có đứa nào có miếng gương soi cho nó mượn. Phú mù đưa tôi cái gương nhỏ vỡ đôi. Nó lượm ngoài cơ quan, của cán bộ đánh vỡ vất bỏ. Tôi soi khuôn mặt tôi trong cái gương nứt rạn. Hai năm rồi tôi mới thấy tôi. Tóc tôi dựng đứng dễ khiếp. Mắt tôi lồi ra. Tôi chẳng c̣n giống tôi tí nào. Tôi vừa từ địa ngục chui lên. Nhưng tôi vẫn sống. Thế là tốt đẹp.
(Trích Đồi Fanta)
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.
MINH THỊ
Dân tộc Việt Nam không cần thắp đuốc đi t́m tự do, dân chủ, nhân quyền ở Washington, Moscow, Paris, London, Péking, Tokyo. Đó là con đường của bọn nô lệ vọng ngoại, làm nhục dân tộc, phản bội tổ quốc, đă đưa đến kết thúc đau thương vào ngày 30 – 4- 1975 và để lại một xă hội thảm hại, đói nghèo lạc hậu ở Việt Nam gần nửa thế kỷ nay..Đă đến lúc quốc dân Việt Nam phải dũng cảm, kiên quyết đứng lên dành lại quyền quyết định vận mạng của đất nước. Kim Âu
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNNvVTV
vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank
vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO
vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState
vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee
vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate
vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive
vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect
vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost
vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme
vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics
vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND
vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer
vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFactvIDEAL
vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters
vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon
vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim
vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite
vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale
vObservevAmerican ProgressvFaivCity
vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove
vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen
vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch
vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS
vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes
vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign
vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media
vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty
vScien&TechvACLUvVeteranvGateway
vOpen CulturevSyndicatevCapitalvCommodity vCreatevResearchvXinHua
vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị
vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen
vCa DaovHVCông DânvHVNGvDấuHiệuThờiĐại
vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền
vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu
vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc
vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn
vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn
vTCCSvViệt ThứcvViệt ListvViệt MỹvXây Dựng
vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia
vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê B́nhvTrái Chiều
vViệt LuậnvNam ÚcvDĐNgười DânvViệt Học
vTiền PhongvXă LuậnvVTVvHTVvTrí Thức
vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương
vLao ĐộngvThanh NiênvTiền PhongvMTG
vEchovSài G̣nvLuật KhoavVăn Chương
vĐCSvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa SàmvCafeVN