Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

Dân tộc Việt Nam không cần thắp đuốc đi t́m tự do, dân chủ, nhân quyền ở Washington, Moscow, Paris, London, Péking, Tokyo. Đó là con đường của bọn nô lệ vọng ngoại, làm nhục dân tộc, phản bội tổ quốc, đă đưa đến kết thúc đau thương vào ngày 30 – 4- 1975 và để lại một xă hội thảm hại, đói nghèo lạc hậu ở Việt Nam gần nửa thế kỷ nay..Đă đến lúc quốc dân Việt Nam phải dũng cảm, kiên quyết đứng lên dành lại quyền quyết định vận mạng của đất nước. Kim Âu

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

 

 

 

Trần Văn Tích

29-12-2007

 

Im lặng của biển cả

 

 

(Gởi nhà văn Tô Nhuận Vỹ)

 

 

 

 

Trên talawas* tháng Chạp 2007 có một loạt bài của Tô Nhuận Vỹ, loạt bài dài dễ sợ, đăng đến bốn kỳ, đọc mỏi mắt quá; bởi thế rất nhiều đoạn tôi chỉ lướt qua rất nhanh. Do bài quá dài, nên tôi chỉ xin nói lại cùng nhà văn về một điểm thôi. Đó là điểm được chính anh chọn làm tiểu đề cho một ngữ đoạn thuộc ḱ thứ 3, đăng ngày 20.12.07 trên talawas. Anh chủ trương: Các nhà văn trong và ngoài nước hăy ngồi lại với nhau (Tô Thuận Vỹ).

 

Sở dĩ có chủ trương này v́ Tô Nhuận Vỹ cho rằng một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của nhà văn hiện nay là “góp phần vào hoà hợp, hoà giải dân tộc“. Và anh kêu gọi “Hăy bắt đầu bằng việc giao lưu giữa các nhà văn với nhau.”

 

Theo tôi, đây là chuyện ngộ nghĩnh kỳ khôi, nếu không phải là ngược đời, nghịch lư. Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất có một cộng đồng sống lưu vong. Từ trước đến nay, từ đông sang tây, đă và đang có biết bao nhiêu nền văn học lưu vong của biết bao nhiêu dân tộc.

 

Đang trú ngụ tại Đức, tôi xin bắt đầu bằng Exilliteratur. Trong tiếng Đức, từ ngữ này đă trở thành một khái niệm chuyên biệt, một thuật ngữ văn học nhằm chỉ nền văn học của những nhà văn nhà thơ Nhật Nhĩ Man di tản ra nước ngoài dưới thời Hitler. Nền văn học đó là nền văn học do Thomas Mann bảo vệ, qua lời tuyên xưng của Academy of Arts and Letters (Hoa Kỳ) khi tổ chức này kết nạp nhà văn mà học vị Tiến sĩ Danh dự đă bị Viện trưởng Viện Đại học Bonn thu hồi trước đó ngày 19.12.1936. Giải Nobel văn chương 1929, sang Hoa Kỳ năm 1933, mất quốc tịch Đức năm 1936; trong khuôn khổ các hoạt động dấn thân rất đa dạng ở hải ngoại, Thomas Mann lên tiếng hàng tuần trên đài BBC qua chương tŕnh Deutsche Hởrer (Thính giả Đức). Suốt thời gian Quốc xă cầm quyền, Thomas Mann tất nhiên không hề “du lịch” Đức; hơn nữa, sau khi Quốc xă bị tiêu diệt, Thomas Mann cũng cương quyết không về lại Đức, tuy có ghé cả Tây lẫn Đông Đức để dự lễ kỷ niệm hai đại văn hào Goethe và Schiller. Thomas Mann chết năm 1955 tại ZĂrich (Thụy Sĩ). Lư do không qui hương: nước Đức chưa có tự do, c̣n bị quân đội Đồng minh và Liên Xô chiếm đóng. Stefan George cũng rời bỏ nước Đức của chế độ Quốc xă và sống lưu vong ở Thụy Sĩ, khi chết năm 1933 viết di chúc dặn không được mang di thể ḿnh về chôn trên đất Đức chưa có tự do. Anna Seghers (đảng viên cộng sản) trốn chạy sang Pháp rồi sống lưu vong ở Mexico. Heinrich Mann có sách bị chế độ Quốc xă thiêu hủy, lưu vong sang Pháp rồi sang Mỹ. Cả hai không hề hồi hương, “ngồi lại” với các nhà văn sinh sống dưới chính quyền Hitler mà chỉ trở về Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức) khi Quốc xă bị thanh toán. Tất nhiên c̣n những người khác nữa.

 

Victor Hugo chống đối Đệ nhị Đế chế, oán ghét chế độ Napoléon III, nên sau cuộc đảo chính 02.12.1851, nhà thơ nhà văn lớn sống lưu vong ở Bruxelles rồi trên hai ḥn đảo Jersey và Gernesey thuộc Anh từ tháng 12.1851 đến tháng 09.1870. Nhiều bà con bạn bè ngỏ ư mời ông về lại nước Pháp sau khi Napoléon III ân xá, nhưng Victor Hugo từ chối sự ân xá và tuyên bố: “Quand la liberté rentrera, je rentrerai.“ (Khi tự do trở về th́ tôi sẽ trở về). Trong Thế chiến thứ Hai có chừng ba vạn trí thức Pháp v́ chống đối chế độ Vichy nên sống lưu vong ở Hoa Kỳ, chủ yếu ở New York và vùng bờ bể phía đông. Được sự yểm trợ và theo khuôn mẫu của New School for Social Research, họ thành lập một cơ cấu giáo dục tự do bậc đại học École libre des hautes études với hơn chín mươi giáo sư mà các công tŕnh biên khảo được đăng tải đều đặn trên tạp chí Renaissance, xuất bản năm 1943, bao gồm nhiều lănh vực: triết học, khoa học, xă hội học. Nhiều người thiết lập một mạng lưới báo chí ủng hộ Đồng minh và nước Pháp tự do mà nổi tiếng nhất là tờ Pour la victoire. Họ c̣n thực hiện cả phim ảnh: năm 1943, Jean Renoir đạo diễn phim Salute to France. Tích cực hơn nữa, họ tạo cơ hội cho trí thức tham gia kháng chiến: Saint Exupéry và Alain Bosquet là những đại biểu nổi tiếng.

 

Do những biến động chính trị mang bản chất và màu sắc khác nhau, thời đại chúng ta đang sống từng ghi nhận sự xuất hiện của những tập thể văn nghệ sĩ lưu vong Nga, Ba Lan, Thổ, Iran, Iraq, Cuba v.v... Theo t́m hiểu của tôi th́ chẳng có ai băn khoăn khắc khoải là “mảng” văn học với đại diện là Solzhenytsin, Pasternak lại có thể không có chỗ đứng trong văn học sử Nga bên cạnh các thành quả trí tuệ của Cholokhov. C̣n uy vọng của Saint Exupéry, của Thomas Mann trong giới thưởng ngoạn tiếng Pháp, tiếng Đức là điều ai cũng nhận biết. Vậy mà đâu có nhà văn nào chủ trương khi họ c̣n tại thế là họ nên “ngồi lại” với những người không đồng chính kiến với họ!

 

Lưu vong vốn là một hiện tượng không b́nh thường trong lịch sử nhân loại. Chỉ khi một dân tộc mất quyền tự chủ, chỉ khi bộ máy lănh đạo công cuộc đấu tranh chính nghĩa không c̣n thế đứng và chỗ đứng trong nước th́ cuộc vận động cho tự do dân chủ cũng như công tác tuyên truyền cổ vũ mới đành phải chuyển ra nước ngoài. Trong một hoàn cảnh như vậy, chủ lưu của văn hoá, ḍng chính của văn học, mà đặc điểm là tính nhân bản, tính khai phóng, không thể phát triển trong tư thế hợp pháp, theo con đường công khai. Văn hoá chính thống của dân tộc đành phải thoát ly, lưu lạc ra nước ngoài để rồi được chuyển trở lại trong nước qua con đường hoặc bí mật, hoặc bán công khai.

 

Chủ nghĩa cộng sản dốc ḷng nắm chặt quyền lănh đạo văn hoá. Đối với nó, tư tưởng chủ đạo nền văn hoá công khai không phải là tư tưởng phấn đấu cho quyền làm người và quyền làm dân, mà là tư tưởng nô dịch ngu dân; văn hoá được đề cao không c̣n là nền văn hoá ngang với kiến thức thời đại mà là nền văn hoá uốn nắn công dân thần phục chế độ độc tài toàn trị. Phải nhận là những kẻ cầm quyền đă thực hiện được phần nào ư muốn của họ. Ông Hồ và các đồng chí của ông ta có dưới trướng hàng ngàn, dĩ chí hàng vạn thân binh cuồng nhiệt, tín đồ hoạt đầu hoặc đảng viên cơ hội trong đội ngũ văn sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ, tu sĩ, khoa học. Những người cầm bút viết văn công khai, những nhân vật lănh đạo tôn giáo, những người sáng tác trong mọi lĩnh vực văn hoá văn nghệ đành bắt buộc phải hợp tác với chế độ cộng sản; dầu muốn hay không muốn, họ cũng phải thoả hiệp, nhượng bộ hoặc ít hoặc nhiều. Nói cho đúng: phải nhượng bộ rất nhiều đối với giới cầm quyền. Sống trong nước, những ai c̣n có lương tri đều lâm vào một hoàn cảnh mâu thuẫn bi đát giữa tâm nguyện chủ quan và hành động thực tế. Cho nên từ khi văn học văn nghệ nhân bản khai phóng không c̣n điều kiện hoạt động công khai như trước 1975 ở miền Nam nữa th́ nó phải theo con đường lưu vong, c̣n tại quốc nội th́ nó chỉ c̣n có thể lẩn lút hoạt động, dẫu rằng thực ra nó mới chính là ḍng chủ lưu chính thống của văn hoá văn nghệ Việt Nam.

 

Cho nên kết quả là “số văn nghệ sĩ hải ngoại trong các dịp về thăm quê 'dám’ có các cuộc tiếp xúc, tâm sự với đồng nghiệp, kể cả hai 'phía’, đều chỉ tính được trên đầu ngón tay”: nhà văn Tô Nhuận Vỹ chỉ nói lên một hệ quả tất yếu, một chân lư đương nhiên, một sự thật La Palice. Và khi cố gắng liệt kê tên họ của những nhân vật “tiến bộ” th́ quanh đi quẩn lại cũng chỉ là chuyện “đi vô đi ra cũng là ba thằng cha khi năy”, như người dân Huế hay noái. Tất nhiên trong số những người cầm bút trong nước, có những người “có học”, bên cạnh không ít người “vô học”, theo cách nói của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

 

Tôi nhận thức vấn đề khác hẳn Tô Nhuận Vỹ: không phải Thomas Mann hay Saint-Exupéry nên hoà hợp hoà giải với ông văn sĩ MĂller nào đó người Đức hoặc bà thi sĩ Jeannette nào đó người Pháp mà cả Thomas Mann lẫn MĂller, cả Saint-Exupéry lẫn Jeannette nên chung sức thanh toán chế độ Quốc xă Hitler hoặc chế độ thần phục Vichy.

 

Trong thực tế, sự liên lạc thư từ và/hoặc thăm viếng giữa người tỵ nạn Việt Nam và người trong nước là chuyện hằng ngày hết sức b́nh thường, ngay cả trong lĩnh vực văn chương văn học, chẳng cần phải ai hô hào cổ vũ. Chỉ khi nào có sự toan tính, có chuyện lợi dụng th́ mới anh đi đường anh, tôi đường tôi.

 

Để chứng minh một điều chẳng cần phải chứng minh, tôi đành khổ tâm kể lể đôi ḍng về những mối giao thiệp cá nhân. (Tôi không phải là nhà văn nhưng đă từng cầm bút khá lâu rồi). Khi c̣n chiến tranh Quốc - Cộng, tôi có cơ hội biết đến tên tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, tác giả Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Sau tháng Tư Đen và trước khi vào tù, ngay khi được biết có thể gửi thư ra Bắc, tôi viết thư cho anh Lợi, đề địa chỉ “Bộ môn Dược liệu học, Trường Đại học Dược khoa Hà Nội”. Thư đến tay người nhận, anh Lợi nhờ ông em vợ ở Sài G̣n (vốn là ngụy dân) đến gặp tôi với lời dặn ḍ người em cố t́m cho được tôi, v́ tôi biết anh ấy rơ hơn rất nhiều người ngoài Bắc! Sau khi ở tù về, chúng tôi liên lạc với nhau thường xuyên, trao đổi kiến thức chuyên môn đều đặn, nên khi sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam in lại lần thứ năm vào năm 1986, ở “Lời nói đầu” nhân dịp in lại lần thứ tư năm 1981, Anh Đỗ Tất Lợi chính thức cám ơn ba người do chế độ miền Nam đào tạo là Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, Giáo sư Lê Văn Thới và cá nhân tôi. Từ 1978 đến 1984, anh Lợi đến gặp tôi rất nhiều lần và sau khi tôi rời bỏ chế độ, tôi vẫn c̣n nhận được thư anh ấy và tất nhiên tôi đă hồi âm. Ông Nguyễn Quảng Tuân là nhà Kiều học lớn hơn tôi chín tuổi, hiện ở Dakao, Sài G̣n. Qua tạp chí Văn Học ở California, hai chúng tôi thư từ qua lại và khi ông Tuân sang Đức, tôi đă hết sức thu xếp để đón tiếp ông ở Bonn, đưa ông đi chơi, cung cấp cho ông một ít tài liệu. Cảm kích v́ mối chân t́nh này – không hề đượm chút màu sắc giao lưu nào hết – ông Tuân tập Kiều tặng tôi và cho in trong Tập Kiều vịnh Kiều, Nhà xuất bản Văn học. Tôi chưa hề gặp mặt Giáo sư hưu trí Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội. Nhưng qua giao thiệp bằng đường bưu điện, tôi được ông gửi tặng cuốn Hoa viên kỳ ngộ do ông dịch, sau khi tôi có lời nhận xét đăng trên báo ở quốc ngoại về bản dịch Cổ duệ từ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm do ông chấp bút. Tôi không muốn lạm dụng thêm sự kiên nhẫn của độc giả talawas. Tôi thấy giữa con người và con người nói chung, giữa những người cầm bút và người cầm bút nói riêng, sự giao thiệp là chuyện như ăn uống, hô hấp; chẳng cần cá nhân, tổ chức nào cổ xúy, hô hào với hậu ư và/hoặc v́ thủ đoạn. Cho nên tôi không dùng hai chữ giao lưu.

 

Tôi chấm dứt bài viết này bằng hai tác giả thuộc nền văn học Pháp, là nền văn học tôi ưa thích. Một đoạn thơ và một đoạn văn.

 

Thơ Aragon:

 

Lorsque vous reviendrez car il faut revenir

Il y aura des fleurs tant que vous en voudrez

Il y aura des fleurs couleur de l’avenir

Il y aura des fleurs lorsque vous reviendrez

(“Je te salue, ma France”)

 

Khi trở về sẽ có hoa tặng, nhưng là hoa mang màu tương lai. Dùng indicatif futur dường như thấy chưa đủ, thi sĩ viết rơ thêm couleur de l’avenir.

 

Và văn Vercors: trong Thế chiến Hai, một sĩ quan Đức trẻ tạm trú trong một gia đ́nh người Pháp. Gia đ́nh này có một thư viện với nhiều sách văn học Pháp, là lĩnh vực người sĩ quan Đức rất hâm mộ. Chiều chiều anh ta đến thư viện đọc sách và t́m cách làm thân với gia chủ cùng cô cháu gái. Anh ta kể rằng khi quân Đức kéo vào thị trấn Saintes, anh ta rất sung sướng thấy được dân chúng Pháp nồng nhiệt đón tiếp. Nhưng rồi anh ta chợt nhận thức rằng không phải vậy, rằng đó là sự hèn nhát: c’était la lâcheté. Và với giọng nói nghiêm nghị, anh ta bảo: “Tôi khinh thường những người đó. J’ai méprisé ces gens.” Kết quả: người sĩ quan Đức chỉ đối diện với sự im lặng của gia chủ và cô cháu, sự im lặng của biển cả mà sự tĩnh lặng chỉ là bề ngoài. Cho nên chương sách được đặt đầu đề Le Silence de la mer. Tôi mượn đầu đề đó cho bài viết hôm nay.

 

Cuối cùng, tôi muốn ghi nhận thái độ của một người viết văn có tư cách: Romain Rolland từng từ chối Huy chương Goethe do chế độ Quốc xă tặng thưởng.

 

Westpreuenstr., Giáng sinh 2007

 

 

 

 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 



 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

National Archives.

Federal Register

Associated Press News

Reuter Top News

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

Judicial Watch

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

The Guardian

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

Wikileaks

The Online Books Page

American Free Press

National Public Radio

National Review - Public Broacast

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Nghiên Cứu Quốc Tế

Nghiên Cứu Biển Đông

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Học Viện Ngoại Giao

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đại

Viêt Nam Văn Hiến

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Chúng Ta

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten

CNBC

Fox News

CNN

FoxAtlanta