Những thay đổi sâu đậm sau kết quả bầu cử... 

 

 

 

Thứ sáu 24, Tháng Mười Một 2006

 

Robert Gates, tân Tổng trưởng Quốc Pḥng và Ảnh hưởng của Bộ Tham mưu Bush Bố

 

Mai Loan

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi cuộc chiến tại Iraq đang từ giai đoạn bết bát chuyển sang tồi tệ (from bad to worse), bộ máy tuyên truyền của Toà Bạch -c đă cố nhấn mạnh cho giới truyền thông biết rằng Tổng Thống Bush đă vứt bỏ khẩu hiệu "kiên định lập trường" (stay the course) để thay vào bằng một luận điệu mới là "thích nghi cần thiết" (necessary adjustments) nhằm muốn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng ông Bush không phải là một vị lănh tụ quốc gia lúc nào cũng cứng đầu, ngoan cố đeo đuổi một chính sách điều hành thất bại. Lối chơi chữ kiểu này nhằm che đậy những sự thật tồi tệ trên chiến trường cũng khá buồn cười khiến cho nhiều người có thể c̣n nhớ lại từ ngữ "di tản chiến thuật" mà chính quyền Việt Nam Cộng Hoà dưới thời TT Nguyễn Văn Thiệu đă dùng để diễn tả cuộc tháo chạy của Sư đoàn 3 Bộ binh khỏi tỉnh Quảng Trị trước hoả lực vũ băo của Cộng quân vào mùa hè năm 1972.  

Trong thời gian dài trước đó, trước những lời chỉ trích của phe đối lập về những khiếm khuyết và sai trái của chính sách cũng như các viên chức cầm quyền liên quan đến cuộc chiến tại Iraq, TT Bush vẫn thường luôn miệng chụp mũ những tiếng nói chống đối, nhất là từ phe Dân Chủ, là những thành phần mềm yếu, không cương nghị, chỉ mới gặp ít khó khăn là đă nghĩ đến chuyện rút lui. Ông chê trách những người này là chỉ biết lo nghĩ đến chuyện "bỏ của chạy lấy người" (cut and run).  

Trong bối cảnh lo sợ v́ nạn khủng bố của dân Hồi-giáo quá khích, nhất là sau thời điểm của vụ 9/11, luận điệu tuyên truyền này đă giúp cho TT Bush và phe Cộng Hoà tiếp tục giành được thắng lợi, tuy khít khao, trong cuộc bầu cử vào cuối năm 2004. Tuy nhiên, từ đó đến nay, cái giá mà Hoa Kỳ phải trả cho cuộc tham chiến này càng ngày càng lên cao, từ con số có vài trăm quân nhân tử nạn mà nay đă lên gần 2900 lính Mỹ phải hi sinh tại chiến trường này với hàng chục ngàn binh sĩ thương vong khác. Và ngân sách quốc gia đă tốn hao một cách uổng phí khoảng 500 tỉ Mỹ-kim cho những giấc mộng hoang tưởng của những chính trị gia hiếu chiến theo trường phái tân-bảo-thủ. Nhưng điều đáng lo hơn hết, và đó cũng là nỗi quan tâm của đa số người dân tại Hoa Kỳ chứ không phải chỉ riêng cho các chính trị gia cũng như những chuyên viên am tường thời sự, là t́nh h́nh tại Iraq càng ngày càng bất ổn và thảm hại hơn, có thể dẫn đến một t́nh trạng tồi tệ khác là sẽ kéo dài t́nh thế chiến tranh nổ lớn trên toàn vùng Trung Đông chứ không chỉ giới hạn trong nước Iraq.  

V́ thế cho nên cái đức tính tốt mà phe ủng hộ ông Bush thích đề cao là sự cương quyết không chùn bước trước khó khăn đă dần dần biến thành cái tính xấu là sự ngoan cố, tựa như kiểu cứ cương quyết húc đầu vào tường thay v́ đi t́m một hướng đi ṿng quanh khác để đạt được mục đích. Và khi những cuộc thăm ḍ dân ư trước ngày bầu cử 7 tháng 11 diễn ra đều cho thấy là đa số dân chúng Hoa Kỳ đă không c̣n tin vào cái chính nghĩa của cuộc chiến cũng như không thể nào tin vào cái lời hứa đầy ảo tưởng của TT Bush về một chiến thắng trong tương lai, ông Bush và bộ máy tuyên truyền ở Bạch Cung bắt buộc phải thay đổi để thích ứng theo, với hi vọng là giảm bớt sự bực tức của dân chúng có thể đi bỏ phiếu loại bỏ các chính trị gia dân cử phe Cộng Hoà.

 

Trong nhiều tuần lễ trước ngày bầu cử, các cuộc thăm ḍ dân ư cũng như chiêu bài vận động tranh cử của cả hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ đều cho thấy rằng đây là một cuộc trưng cầu dân ư về cuộc chiến tại Iraq, và kết quả được dự đoán trước là người dân sẽ bỏ phiếu chống lại ông Bush, mặc dù tên của ông không có trên lá phiếu để cho cử tri gạch bỏ.  

Và kết quả lần này đă diễn ra đúng như lời dự đoán của hầu hết các chuyên gia, cho dù là vào giờ chót một số ít vẫn c̣n đánh giá khá cao về vai tṛ của ông Karl Rove, phụ tá chính trị cao cấp của ông Bush, với khả năng và phương tiện dồi dào trong kế hoạch vận động và kêu gọi cử tri trung kiên của đảng đi bầu, có thể giúp cho phe Cộng Hoà có thể giành được chiến thắng vào giờ chót như đă xảy ra vào hai năm 2002 và 2004. Kỳ này, phe Dân Chủ đă toàn thắng trong cuộc bầu cử, giành được lại quyền đa số tại cả hai viện của ngành lập pháp liên bang, và quan trọng hơn nữa là chiếm đa số các chức vụ thống đốc tiểu bang cũng như nhiều tiểu bang khác, hứa hẹn một tương lai không c̣n sáng sủa cho đảng Cộng Hoà.  

Phải chăng v́ thế mà TT Bush cũng đă phải có những hành động "thích nghi cần thiết" bằng việc cách chức ông Donald Rumsfeld, tổng trưởng quốc pḥng, và đề nghị người thay thế là ông Robert Gates, một cựu viên chức cao cấp từng phục vụ dưới nội các của TT Bush Bố trong chức vụ tổng giám đốc t́nh báo trung ương CIA. Mặc dù rằng trước đó chỉ có vài ngày ông Bush đă nói với một số các kư giả rằng ông Rumsfeld đă "làm việc một cách tuyệt vời" (fantastic job) để khiến ông sẽ tiếp tục tín nhiệm và lưu lại cho hết nhiệm kỳ đến đầu năm 2009. Lối khen tặng kiểu "thay ḷng đổi dạ" của ông Bush lần này càng khiến cho nhiều người nhớ đến lời khen "làm việc hay hết xẩy" (doing a heck of a job) mà ông đă giành cho ông Michael Brown, tổng giám đốc cơ quan cứu khẩn FEMA trong vụ cứu cấp nạn nhân băo Katrina, trước khi ông phải cách chức vài ngày sau v́ thành tích bết bát và thiếu trách nhiệm của ông Brown được giới truyền thông tường tŕnh cho cả nước biết.  

Chi tiết về cụ cách chức này, mà Bạch Cung muốn che đậy để xoa dịu tự ái cá nhân bằng cách gọi đó là sự từ chức của ông Rumsfeld, cũng cho thấy sự vụng về khiến đâm ra trở thành kẻ nói dối, cũng như thiếu khôn ngoan, sâu sắc của TT Bush. Thật vậy, trong cuộc họp báo ngày 8 tháng 11 sau khi kết quả bầu cử cho thấy sự thất bại nặng nề của phe Cộng Hoà, khi được báo giới hỏi chi tiết về hai lời nhận định khác nhau về thành tích của ông Rumsfeld - mới vừa khen xuất sắc xong th́ cách chức - (các kư giả Mỹ vẫn c̣n truyền thống kính nể các tổng thống nên tránh dùng từ ngữ "nói dối") TT Bush đă biện minh rằng ông phải nói dối (tuyên bố giữ ông Rumsfeld lại trong khi đă quyết định t́m người thay đổi) là v́ ông không muốn làm giao động việc điều hành đất nước v́ những toan tính chính trị. Ư ông muốn nói rằng nếu như tuyên bố cách chức ông Rumsfeld trước ngày đi bầu th́ có thể bị nhiều người chỉ trích rằng đó là do động lực chính trị muốn xoa dịu sự công phẫn của cử tri mà sẵn sàng hy sinh đến sự ổn định trong việc điều hành bộ máy công quyền và chính sách của nhà nước trong cuộc chiến Iraq. Thật ra, nếu muốn vậy, ông có thể tránh trả lời câu hỏi này và ít ai có thể suy diễn thêm để tiên đoán về những đổi thay có thể dẫn đến cho nhân vật đứng đầu ở Ngũ Giác Đài. Hơn thế nữa, việc TT Bush cách chức ông Rumsfeld có thể được coi là một "hành động quá ít và quá trễ", nói theo ngôn ngữ thời này là "too little, too late" để cứu vớt cho con thuyền sự nghiệp của ông trong hai năm dài chịu đựng sắp tới.  

Việc cách chức ông Rumsfeld lần này, tuyên bố vội vă chỉ vài giờ sau khi bà dân biểu Nancy Pelosi, thủ lănh của phe Dân Chủ ở Hạ Viện và sẽ lên nắm quyền Chủ tịch Hạ viện vào đầu tháng Giêng sắp tới, cũng khó cho thấy đây là thực tâm của ông Bush muốn hợp tác với phe đối lập để giải quyết các vấn nạn lớn trong một tinh thần hoà hợp và đoàn kết cho quyền lợi của quốc gia thay v́ cho quyền lợi đảng phái riêng mà ông và phe Cộng Hoà chỉ mong nhắm tới từ ngày lên cầm quyền vào đầu năm 2001. Giá như ông chịu cách chức ông Rumsfeld khi vụ x́-căng-đan lính Mỹ hành hạ tra tấn tù nhân Iraq tại Abu Ghraib vào tháng 5-2004, nó có thể cho thấy thiện tâm của Hoa Kỳ và sẽ khiến cho dư luận trên thế giới bớt công phẫn. Việc ông lưu giữ lại ông Rumsfeld và c̣n khen tặng là một vị tổng trưởng quốc pḥng xuất sắc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ khiến cho nhiều người chán ngán về tŕnh độ hiểu biết và suy xét của vị nguyên thủ quốc gia của đệ nhất siêu cường, và đáng ngại hơn nữa, là nó đă khiến cho chính nghĩa của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tấn công Iraq, vốn đă rất mong manh, giờ lại c̣n mau chóng tan thành mây khói. Nhà báo Bob Woodward trong cuốn sách bestseller State of Denial đă kể lại rằng đến ngay như Đệ nhất Phu nhân Laura Bush và ông Andy Card, tổng trưởng Toà Bạch -c, cũng đă mong muốn TT Bush thay thế ông Rumsfeld khi bước vào nhiệm kỳ 2 để mong chứng tỏ thiện ư của chính quyền muốn có sự hợp tác của phe đối lập. Việc TT Bush tiếp tục tín nhiệm ông Rumsfeld không nói lên đức tính trung hậu của ông đối với các phụ tá trung kiên mà nó cho thấy tính ngoan cố, bướng bỉnh và tự kiêu v́ không muốn nh́n nhận lỗi lầm một cách công khai. Bởi v́ bộ tham mưu ở Bạch Cung đă luôn luôn đánh bóng h́nh ảnh cương quyết của TT Bush với một niềm tin tất thắng và lư tưởng cao đẹp, nên ông không bao giờ chịu nhún nhường để nhận lỗi v́ nghĩ lầm rằng điều đó sẽ phá tan cái huyền thoại sáng giá của ông. Mà thay thế ông Rumsfeld tức là mặc nhiên công nhận những chính sách trong quá khứ đă thất bại, một điều mà TT Bush không thể nào và không bao giờ muốn làm. Cho dù là kinh nghiệm cho thấy nhiều khi, một thất bại nhỏ có thể đem lại nhiều thắng lợi to trong đường dài. Việc này cũng cho thấy là ông Bush đă không thực sự lắng nghe tiếng nói khuyên can của nhiều người từ lâu, và bắt buộc hay miễn cưỡng phải thay đổi nhân viên hay chính sách chỉ khi nào t́nh h́nh đă trở nên quá tồi tệ vô phương cứu chữa, một hành động "khẩu phục nhưng tâm chưa phục".

 

Hơn nữa, việc lựa chọn đề cử ông Robert Gates, một cựu cận thần của TT Bush Bố, cùng với vai tṛ càng ngày càng lớn mạnh của Nhóm Nghiên cứu Iraq (Iraq Study Group, ISG) do hai ông James Baker III và Lee Hamilton đồng chủ toạ, trong việc đề ra những thay đổi mới trong chính sách để cứu văn t́nh trạng tồi tệ hiện nay tại Iraq, cho thấy là chính cá nhân của đương kim TT Bush và bộ tham mưu riêng của ông, dưới ảnh hưởng nặng nề của cặp bài trùng Cheney-Rumsfeld, đă không tự ḿnh thức tỉnh trước những sai lầm sa lầy tại Iraq, để rồi cuối cùng phải ngồi chờ cho bộ tham mưu của bố ḿnh ra tay cứu giúp để thoát khỏi những khó khăn tự tạo trong thời gian qua v́ tự ái cá nhân ngông cuồng.

 

Những xung đột tiềm ẩn trong gia đ́nh

 

Từ nhiều năm qua, làng báo tại Hoa Kỳ đă nói nhiều lần về những mâu thuẫn hay xung khắc trong tương quan đặc biệt giữa hai cha con ông Bush, tuy cùng theo đảng Cộng Hoà, nhưng lại có những xu hướng, tính t́nh và thành tích nhiều khi gần như đối nghịch. Sự xung khắc giữa hai cha con có lẽ cũng là điều thường t́nh, một loại xung khắc giữa hai thế hệ có thể nh́n thấy khắp nơi và ở bất cứ thời đại nào, từ Âu sang Á, chứ không riêng ǵ ở xă hội Hoa Kỳ này. Tuy nhiên, v́ hai cha con ông Bush đều nắm giữ những chức vụ và quyền hành tối cao của đệ nhất siêu cường, nên những thay đổi hay khác biệt trong chính sách có thể dẫn đến những hậu quả khác nhau cho tiến tŕnh của đất nước cũng như cho cả lịch sử của thế giới. V́ thế cho nên nó mới được để ư đến cũng như lôi cuốn sự chú ư của nhiều người trong giới truyền thông.  

Tuy có những mâu thuẫn hay xung khắc, cả hai đều thương yêu và nể trọng lẫn nhau, ít ra là ở mặt nổi trước công chúng. TT Bush Bố lúc nào cũng dùng từ ngữ "Ông Tổng Thống" mỗi khi nói đến con ḿnh thay v́ những từ ngữ b́nh thường khác như "con tôi, anh ta, nó v.v." Tuy vậy t́nh cảm và sự tương giao giữa hai cha con cũng có những phức tạp đặc biệt xen lẫn sự tranh đua ngấm ngầm. Ngay cả trong nội bộ gịng họ nhà Bush, cậu con cả George W. cũng không được coi là một khuôn mặt xuất sắc, được mọi người yêu mến và thán phục. Nhân vật sáng giá đó chính là cậu em Jeb, thống đốc tiểu bang Florida. Tuy nhiên, vận may đưa đẩy khiến cho người anh chộp lấy thời cơ trước tiên khi giành được chiếc ghế thống đốc tiểu bang Texas vào năm 1994, phần lớn nhờ vào uy tín khá cao của bố ḿnh là cựu TT Bush Bố. Nhà báo Maureen Dowd, cựu kư giả hàng đầu của tờ New York Times đặc trách công tác tại Toà Bạch -c trước đây, đă kể khá nhiều chi tiết lư thú trong một cuốn sách dài hơn 540 trang có tựa đề là Bushworld (Thế giới của Bush). Tuy là một bỉnh bút gia khuynh tả chỉ trích nặng nề chính quyền Bush, bà Dowd lại là người có nhiều móc nối với các cựu viên chức cao cấp cũng như thường xuyên liên lạc bằng email với TT Bush Bố. Trong một dịp có lẽ hiếm hoi nhất để lộ ra t́nh cảm cá nhân của ḿnh liên quan đến mối tương giao giữa hai cha con, TT Bush đă từng thố lộ với nhà báo Bob Woodward, tác giả cuốn sách Plan of Attack thuật lại kế hoạch tấn công Iraq, vào năm 2004 khi nói về người cha của ḿnh rằng "đây không phải là người cha tôi cần cầu cứu để có thêm sức mạnh. Tôi có một người Cha to lớn hơn thế để khẩn cầu đến." Ngụ ư của câu này muốn nói rằng TT Bush là một chính trị gia ngoan đạo, lúc nào cũng sẵn sàng để cầu nguyện với Đức Cha Toàn Năng để có thêm nghị lực và được soi sáng trong sứ mạng điều hành đất nước.

 

Tuy cả hai cha con đều có mức ủng hộ của dân chúng rất thấp, cựu TT Bush Bố chỉ được có tỉ lệ 37% dân Mỹ ủng hộ trong năm 1992 khi thất cử trước một chính trị gia vô danh tiểu tốt như ông Bill Clinton, nhưng TT Bush 41 (tổng thống thứ 41 trong lịch sử nước Mỹ) được đánh giá là một chính trị gia lăo luyện, già dặn, khôn ngoan và chừng mực cũng như cẩn trọng hơn nhiều so với cậu con là tổng thống thứ 43. Mặc dù là người theo phe Cộng Hoà, ông Bush 41 đă can đảm kư sắc luật tăng thuế (khiến cho giới bảo thủ cực hữu chống đối), cũng như dám cắt giảm nhiều ngân khoản chi tiêu công cộng khác trong năm 1990, giúp cho t́nh trạng thâm thủng ngân sách quốc gia bớt tệ hại hơn và mở đường cho Bill Clinton sau này không những quân bằng được ngân sách (sau nhiều năm tháng thâm thủng suốt 8 năm dài thời Ronald Reagan) mà c̣n để dành được một ngân khoản dư (surplus). Về mặt đối ngoại, TT Bush Bố cũng chỉ tuân lệnh của Nghị quyết Liên Hiệp Quốc trong chiến dịch đẩy lui quân đội của Saddam Hussein ra khỏi tiểu vương quốc Kuwait nhưng không say men chiến thắng để tiến thẳng vào thủ đô Baghdad. Ông cũng là người tạo được ổn định trên thế giới sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt với sự thống nhất của hai miền nam và bắc của Đức Quốc diễn ra một cách êm thắm và tốt đẹp. Cũng là người hùng chủ động trong chiến dịch tấn công quân đội Iraq của nhà độc tài Saddam, ông Bush Bố được nể trọng là người khôn ngoan v́ ông đạt được sự đồng thuận của cả thế giới, kể cả các cựu thù nguy hiểm như Nga và Trung Cộng, cũng như hầu hết các nước Ả Rập và Hồi-giáo, và quan trọng hơn nữa là không tốn hao ǵ nhiều cho chiến dịch này. Nhờ sự vận động ráo riết của Ngoại trưởng James Baker thời đó, tất cả các nước khác trong liên minh đă đóng góp khoảng 90% cho ngân khoản của cuộc chiến, có nghĩa là Hoa Kỳ đă vác súng đi làm nhiệm vụ "sen đầm" quốc tế bằng tiền thuế của bá tánh trên thế giới chịu hoan hỉ đóng góp. Trong khi đó th́ cậu con George W. Bush khi quyết định tấn công Iraq hơn một thập niên sau, không những đă không được đồng minh hỗ trợ v́ xem thường sự khuyên can của đa số các quốc gia khác ở LHQ mà c̣n bị chống đối gay gắt bởi những đồng minh lâu đời như Pháp và Đức. Và v́ không được ai hỗ trợ, nên Hoa Kỳ phải tự ḿnh gồng gánh hết tất cả chi phí tốn kém cho cuộc chiến này, đó là chưa kể c̣n phải t́m cách hối lộ hay thúc ép một số nước nghèo khác tham gia vào cái gọi là "liên minh các nước sẵn ḷng" để có bộ mặt là một liên minh quốc tế nhưng cũng chẳng đánh lừa được lâu.  

Xuyên qua kết quả bầu cử vừa rồi phản ảnh sự bất măn của dân chúng Mỹ trước thái độ xem thường dư luận cũng như thái độ thiếu trách nhiệm, cẩu thả của bộ tham mưu ông Bush trong kế hoạch b́nh định Iraq, rơ ràng là giờ đây người dân tại Hoa Kỳ đang hoài niệm và có cảm t́nh nhiều hơn về những đức tính cẩn trọng, chừng mực ở vị nguyên thủ quốc gia thay v́ ḷng nhiệt huyết, ngoan đạo đến gần như cuồng tín.

 Xét về mặt đối ngoại, không ai chối căi là TT Bush 41 thuộc trường phái thực tiễn thay v́ lư thuyết hoang tưởng hay cao vời của ư thức hệ. Nếu như TT Ronald Reagan được nhiều người ca ngợi là một lănh tụ can đảm, dám ăn dám nói, một chính trị gia dám thách thức giới lănh đạo ở Điện Cẩm Linh là hăy "đập phá bức tường Bá Linh đi!" để đem lại tự do cho người dân Đông Đức th́ người kế nhiệm là TT Bush Bố được coi là một nguyên thủ quốc gia có đầu óc thực tế, sẵn sàng gửi phụ tá của ḿnh là Brent Scowcroft sang nói chuyện với Đặng Tiểu B́nh để xác định sự hợp tác giữa hai nước Mỹ - Hoa ngay sau cuộc nổi loạn của sinh viên ở Bắc Kinh vào năm 1989 mặc dù biết rằng sẽ bị chỉ trích là đă bắt tay với bọn đồ tể ở Thiên An Môn. Cũng như đă không hỗ trợ cho ba quốc gia vùng Baltic đứng lên đ̣i độc lập khỏi ṿng kiểm soát của Liên Sô vào thời đó v́ không muốn có sự bất ổn nếu như chính quyền Nga phải ra tay để dẹp loạn. Bởi v́ những sự bất ổn đó có thể dẫn đến những hậu quả xấu khác cho Hoa Kỳ sau đó, nếu như chính phủ tại hai nước lớn này không được ổn định, có thể đưa đến những bất trắc không ai có thể ngờ trước.

 

Cũng không ai chối căi là con của ông ta không thích cũng như không muốn mọi người và lịch sử nhắc đến như là một Bush thứ hai mà nên là một Reagan thứ hai. Thần tượng của ông Bush 43 là một vị tổng thống tài ba và can đảm, có tinh thần cách mạng từ trong ra ngoài, chủ trương cắt thuế tối đa về mặt đối nội và ở mặt đối ngoại, sẵn sàng đối đầu với những mối hiểm nguy cho quốc gia bằng những lời lẽ đao to búa lớn để cho đối phương phải nể sợ. Chẳng thế mà phe bảo thủ cực hữu hoan nghênh ông Reagan hết ḿnh, và sau đó cũng đă giành sự ủng hộ to lớn cho Bush 43. Trớ trêu của lịch sử đă đưa biến cố khủng bố 9/11 xảy ra vào thời điểm này, cộng với sự hiện diện và ảnh hưởng của nhiều chính trị gia theo trường phái tân-bảo-thủ đầy lư tưởng và tham vọng, dưới sự lèo lái chủ động của hai lănh tụ kỳ cựu là PTT Dick Cheney và Donald Rumsfeld, TT Bush 43 đă thấy việc tấn công Iraq là một cơ hội hiếm hoi để ông có thể thực hiện một chính sách táo bạo nhưng đầy lư tưởng hoa mỹ là biến đổi bộ mặt của toàn vùng Trung Đông qua việc thổi vào một luồn sóng dân chủ.  

Và cậu con cả cũng đă nhiều lần tỏ ra, bằng hành động và lời nói, là ḿnh muốn theo đuổi chính sách của ông Reagan thay v́ của cha ḿnh. Những chính sách đề ra cũng như những nhân viên phụ tá mà TT Bush chọn lựa cũng phản ảnh điều này, trong nhiều trường hợp thường đi ngược lại với quan điểm của chính quyền TT Bush Bố. Nếu như người cha được coi như là chính trị gia trưởng tràng của trường phái thực tiễn trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong việc điều hành một trật tự thế giới với nhiều căng thẳng xung đột khắp nơi th́ cậu con lại thích nghe theo lời a dua tâng bốc của các chính trị gia phe tân-bảo-thủ đầy lư tưởng và tham vọng, muốn dùng sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ để thay đổi bộ mặt và trật tự thế giới qua chiêu bài đẩy mạnh phong trào tự do dân chủ. Chính TT Bush đă đọc trong nhiều bài diễn văn ca ngợi về chính sách phát triển tự do dân chủ lên nhiều vùng đất trên địa cầu này. Và qua đó ông cũng đă chỉ trích luôn lập trường và chính sách ngoại giao của các chính quyền tiền nhiệm trong suốt 60 năm qua, cho rằng chính sách ngoại giao thực tiễn trong quá khứ đă dung dưỡng nhiều chế độ độc tài tại vùng Trung Đông v́ lầm tưởng rằng một t́nh trạng ổn định tại đây đồng nghĩa với sự ổn định và an ninh cho nội địa nước Mỹ. Theo lập luận của ông Bush con, giá trị của chính sách thực tiễn này đă vỡ tan sau ngày 11 tháng 9 năm 2001 khi quân khủng bố Hồi-giáo quá khích đă tấn công ngay trên nước Mỹ. Cũng theo ông Bush con, v́ các chính sách độc tài tại nhiều nước ở Trung Đông đă tạo nên sự chống đối và thù hận trong nhiều tầng lớp dân chúng và từ đó bọn này quay sang t́m cách tấn công Hoa Kỳ để trả đũa.  

Kể từ thời gian vận động tranh cử tổng thống từ năm 1999, ông George W. Bush đă được nhiều người coi như là một nhân vật được nhiều may mắn, nhất là nhờ ở uy tín và ảnh hưởng của cựu TT Bush Bố đối với hầu hết các khuôn mặt kỳ cựu trong đảng Cộng Hoà. Điều này thể hiện rơ nhất qua h́nh ảnh của nhiều khuôn mặt trong bộ tham mưu từ các ông Cheney, Colin Powell, Andy Card, bà Condoleezza Rice, vốn là những cựu viên chức cao cấp trước đó, nhằm mục đích trấn an dư luận lúc bấy giờ có thể c̣n chưa tin tưởng lắm vào sự hiểu biết và kinh nghiệm c̣n non nớt của cậu công tử nhà giầu mang họ Bush. Thậm chí đến kỳ tranh căi đếm phiếu gay cấn tại tiểu bang Florida, ảnh hưởng và uy tín của ông bố cũng được mang ra với sự ra tay của ông James Baker, phụ tá đắc lực và là bạn thân của cựu TT Bush 41, để giành lấy thắng lợi cho cậu con Bush.  

Có lẽ v́ mang cái mặc cảm tự ti xen lẫn với mặc cảm Oedipe (ganh tức với cha ruột), nắm quyền v́ may mắn và nhờ vào ảnh hưởng cũng như các bạn bè cũ của cha ḿnh nên TT Bush muốn thoát ra khỏi cái ṿng ảnh hưởng đó để tự tạo nên uy tín cho riêng ḿnh. Để chứng minh điều đó, ông quyết định áp dụng những chính sách gần như đi ngược lại đường lối của cha ḿnh. Nếu như ông Bush 41 sẵn sàng thoả hiệp với phe đối lập Dân Chủ để chấp nhận việc tăng thuế hầu giúp cho ngân sách được quân b́nh th́ cậu Bush 43 luôn luôn chủ trương việc cắt thuế. Nếu như người bố sẵn sàng lên án những thành phần bảo thủ cực hữu và luôn chọn lựa con đường trung dung trong các chính sách và kế hoạch điều hành đất nước th́ cậu con luôn chủ trương làm hài ḷng phe cực hữu (bổ nhiệm các thẩm phán bảo thủ khuynh hữu và đẩy mạnh các chính sách cấm phá thai) để khích động thành phần này siêng đến thùng phiếu và giúp đem lại chiến thắng trong hai kỳ bầu cử năm 2002 và 2004. Nếu như TT Bush 41 để cho Ngoại trưởng James Baker đi chu du khắp nơi để vận động cho đa số các quốc gia trên thế giới, kể cả các nước cựu thù Nga và Tàu cũng như các quốc gia Hồi-giáo khác, tham gia và đóng góp mạnh mẽ trong liên minh của ḿnh để tấn công quân đội của Saddam vào năm 1991 th́ TT Bush 43 đă không nghe theo lời khuyên của Ngoại trưởng Colin Powell mà để cho cặp bài trùng Cheney và Rumsfeld thao túng trong hậu trường để đi đến quyết định xem thường Hội Đồng Bảo An của LHQ và ngang nhiên tấn công Iraq vào năm 2003.

 

Vai tṛ của ông Robert Gates?

 

Phải chăng cựu TT Bush 41 đă cố gắng đưa ông Robert Gates trở lại chính trường để có thể cứu văn được t́nh h́nh tệ hại hiện nay? Toà Bạch -c dĩ nhiên phủ nhận việc này, nhưng một người bạn thân của gia đ́nh Bush đă tiết lộ với tuần báo Newsweek, với yêu cầu được giấu tên, rằng rơ ràng là "có nhiều dấu vết (fingerprints) của cựu TT Bush trong vụ này." Đó cũng là nhận định của Đại tá hồi hưu Bill Smullen, một cựu phụ tá thân cận của ông Powell và hiện làm giám đốc một viện nghiên cứu về an ninh quốc pḥng ở trường Đại học Syracuse.  

Nếu như lần này ông Bush 43 không cầu cứu đến cha ḿnh th́ ít ra người ta cũng thấy rằng ông đang cầu cứu đến bộ tham mưu của ông bố. Ông Gates cũng từng là một thành viên trong Nhóm ISG do ông Baker làm đồng chủ tịch, đang sửa soạn đưa ra những đề nghị thay đổi quan trọng trong chính sách liên quan đến cuộc chiến Iraq. Nhiều phần là ông Gates, trong cương vị tân tổng trưởng quốc pḥng, sẽ chấp nhận những đề nghị thay đổi trong chính sách điều hành theo yêu cầu hay đề nghị của ISG.  

Khách quan mà nói, trong t́nh trạng tồi tệ hiện nay, một phần do sự cẩu thả thiếu pḥng bị và nghiên cứu kỹ lưỡng của những đầu óc hiếu chiến và tự cao, ngạo mạn như Rumsfeld, hay hoang tưởng như Cheney, Wolfowitz, phần khác v́ những tranh chấp tiềm ẩn giữa các thành phần Shiite, Sunni và Kurd của quốc gia Iraq được nổ bùng lớn ra sau ngày lănh tụ độc tài Saddam bị hạ bệ, những đầu óc thông minh nhất của Hoa Kỳ có lẽ cũng chẳng đem lại thành tích khả quan nào, nhất là trong tương lai gần. Bởi v́ nói theo lời nhận xét của các vị tướng lănh ở chiến trường, kẻ thù của Hoa Kỳ (là những thành phần gây bạo động ở Iraq) cũng có tiếng nói và lá phiếu trong việc định đoạt tương lai cho Iraq.  

Tuy nhiên, một phần v́ những ân huệ cá nhân giành cho TT Bush 41 cần được đền đáp, phần khác v́ sự ưu tư đến quyền lợi của Hoa Kỳ trong lâu dài trước viễn cảnh bộ máy chính quyền Bush trong thời gian qua vẫn chưa chịu thức tỉnh trước t́nh trạng tệ hại tại Iraq - một t́nh trạng được nhà báo Bob Woodward mô tả rơ ràng trong cuốn sách State of Denial phát hành trong tháng trước - nên một số các cựu viên chức cao cấp trong chính quyền đă t́nh nguyện tham gia vào nhóm ISG cũng như góp mặt tích cực hơn trong việc thay đổi chính sách điều hành trong thời gian tới.

 Tuy được thành lập vào tháng Ba năm nay, do sự thúc đẩy của nhiều cựu viên chức cao cấp trong ngành ngoại giao ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhiều người vẫn nghĩ rằng những kết luận mà nhóm ISG đưa ra có lẽ cũng sẽ được nhắc tới trong một vài ngày để rồi sau đó sẽ được xếp xó nằm đóng bụi trên một ngăn kệ nào đó. Đến ngay như cả những kết luận quan trọng của các Uỷ Ban Lưỡng Đảng về vụ 9/11 và T́nh báo Quốc gia đă đưa ra những nhận xét và đề nghị cải tổ mà cũng c̣n bị bộ tham mưu của TT Bush lơ là không thèm thực sự quan tâm đến v́ nội dung có phần nào chỉ trích những sai sót và khiếm khuyết của chính quyền, huống chi là những kết luận của nhóm ISG chắc chắn sẽ đưa ra những nhận định không mấy thuận lợi cho h́nh ảnh của ông Bush và các phụ tá của ông. Chính cá nhân ông Baker cũng không nói ǵ nhiều đến vụ Iraq. Mặc dù nhiều người hiểu rằng các phụ tá cao cấp của ông Bush 41 đều không "hăng máu" ǵ cho lắm trong kế hoạch tấn công Iraq ngay từ lúc ban đầu, nhân vật chống đối được chú ư nhiều nhất là ông Brent Scowcroft, cố vấn an ninh quốc gia thời TT Bush Bố, người đă chỉ trích thẳng thừng chính sách tấn công Iraq cũng như lên án một đồng nghiệp cũ là PTT Cheney, khi tiết lộ với tờ báo New Yorker: "Dick Cheney, tôi không c̣n nhận ra ông ta nữa." Ông Baker chỉ nhận lời tham dự vào nhóm nghiên cứu ISG sau khi được TT Bush 43 bảo đảm là mong muốn ông nhận lănh vai tṛ này, cũng như được hứa hẹn sau đó là sẽ được toàn quyền phỏng vấn mọi tướng lănh và viên chức ngoại giao mà không gặp sự cản trở từ phía ông Rumsfeld. Tuy lúc đầu không đặt nhiều kỳ vọng vào việc làm của nhóm nghiên cứu này, ông Baker sau đó cũng thu hút được sự đóng góp tham dự của nhiều nhân vật có uy tín khác như cựu thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Sandra O'Connor, cựu thị trưởng New York Rudolph Giuliani, ông Leon Panetta, cựu tổng trưởng phủ tổng thống thời Bill Clinton. Nhân vật đồng chủ tịch nhóm là Lee Hamilton, một vị dân cử kỳ cựu thuộc đảng Dân Chủ, từng nắm chức Chủ tịch Uỷ ban Ngoại giao ở Hạ Viện. Ông Hamilton nổi tiếng là một chính trị gia có kiến thức sâu rộng, có uy tín cao v́ không nặng tính bè phái, nên đă khiến cho việc làm của ISG có thể được cả hai phe Cộng Hoà và Dân Chủ ở Quốc Hội sẵn sàng đón nhận. Ông Baker biết rằng các vị dân cử phe Dân Chủ, đang chỉ trích mạnh mẽ chính sách của chính quyền Bush dựa theo ḷng dân hiện nay, sẽ không sẵn sàng cộng tác theo các đề nghị của nhóm ISG nếu như thấy rằng nhóm này chỉ là công cụ của chính quyền muốn tuyên truyền hay biện hộ cho các khiếm khuyết hiện nay. Mà nếu như phe Dân Chủ tẩy chay th́ các đề nghị thay đổi của ISG sẽ không thể nào thành tựu được.

 

Phong cách làm việc của ông Baker thường là t́m cách dàn xếp kín đáo và nhẫn nại trong hậu trường, và chỉ khi nào đạt được đầy đủ yếu tố cần thiết th́ mới chịu công bố chính thức ra ngoài. Trong số các chính trị gia và lănh tụ đương thời, ông được coi như là người có thành tích đặc biệt kết hợp hay thuyết phục được nhiều người có ư tưởng hay quan điểm đối lập chịu ngồi lại cùng nhau để thảo luận. Trong công tác hiện nay của nhóm ISG, ông đă tiếp xúc với các nhà ngoại giao của nhiều quốc gia Ả Rập như Ba Tư (Iran), Syria và Saudi Arabia; ông cũng đă đến Iraq để gặp gỡ các lănh tụ dân sự và quân sự tại nước này. Và ông sẽ phải cực nhọc thuyết phục các thành viên nổi tiếng khác trong nhóm cùng nhau thảo luận để có thể đi đến những thoả hiệp chung v́ quyền lợi của đất nước.  

Hiện nay nhóm ISG chỉ mới đưa ra bản phác thảo những đề nghị sửa đổi, và các uỷ viên sẽ ráo riết thảo luận sau khi đă họp với Toà Bạch -c cũng như nhiều viên chức liên hệ trong vài tuần lễ sắp tới trước khi đúc kết các đề nghị trong một bản báo cáo chính thức. Nội dung của những đề nghị trong bản phác thảo này hiện nay c̣n được giữ kín, nhiều người chỉ có thể tiên đoán rằng một trong những đề nghị sẽ là một giải pháp ngoại giao mới nói chuyện thẳng với các lân bang của Iraq là Syria và Iran, tức là đi ngược lại với chủ trương trước đây của chính quyền Bush, lúc nào cũng khăng khăng không thèm nói chuyện với các chính quyền hung đồ. Trước nhiều câu hỏi dồn dập của báo giới, ông Baker chỉ có thể hé mở một cách cẩn trọng rằng "sẽ có những đề nghị trong bản báo cáo này khiến cho chính quyền hiện nay sẽ không lấy làm ǵ hăng hái cho lắm."  

Một phụ tá cũ đă tiết lộ là đối với ông Baker, yếu tố "thời gian đúng lúc" (timing) là điều quan trọng nhất, và thời điểm thích hợp nhất để tŕnh bày những đề nghị sửa sai này chỉ xảy ra khi nào TT Bush thấy được ư kiến bất măn của cử tri qua lá phiếu. Nói một cách khác, những lời khuyên thành thật hay chí lư đối với TT Bush cũng chỉ như "nước đổ lá môn", và chỉ khi nào ông nhận rơ cái phản ứng giận dữ của đa số dân chúng qua cái kết quả thảm bại vừa rồi của đa số dân cử phe Cộng Hoà th́ ông mới chịu khó lắng nghe những lời khuyên hữu ích để sửa sai và thay đổi hầu có thể cải thiện t́nh h́nh. Ông Baker cũng có thú tiêu khiển là thích đi săn chim rừng nên có đức tính kiên nhẫn ngồi chờ thời cơ đến lúc chín mùi th́ mới ra tay. Viên phụ tá này kể tiếp: "Khi đi săn kiểu này, anh có thể ngồi chờ lâu suốt ngày và chỉ có cơ hội bắn một phát thôi. Tuy nhiên khi thời cơ đến, chỉ trong tích tắc thôi, ông ta sẽ sẵn sàng nổ c̣ ngay." Đức tính kiên nhẫn của ông Baker có thể khiến nhiều người nhớ đến một đức tính khác của các chính trị gia qua câu nói của cựu TT Nguyễn Văn Thiệu năm xưa: "Làm chính trị là phải ĺ."  

Riêng ông Robert Gates cũng là một cựu thành viên của nhóm ISG trước khi rút lui để nhận lời nắm giữ Bộ Quốc Pḥng. Việc ông miễn cưỡng nhận trách nhiệm này cũng là một cách để đền đáp những ân huệ cá nhân trong quá khứ, khi cựu TT Bush 41 đă bổ nhiệm ông làm tổng giám đốc Cơ quan T́nh báo Trung ương CIA mặc dù trước đó không lâu ông bị tai tiếng nhiều trong vụ x́-căng-đan Iran-Contra. Ray McGovern, một cựu viên chức kỳ cựu của CIA từ năm 1963 đến 1990 và cũng từng là sếp của ông Gates trong quá khứ, mới đây đă thuật lại nhiều chi tiết khá lư thú về thành tích của ông Gates trong việc nhào nặn các tin tức t́nh báo để đưa ra những nhận định kết luận theo ư hướng của chính quyền đương thời. Trong một bài báo đăng trên TomPaine.com đề ngày 09 tháng 11, ông McGovern đă kể rằng vào năm 1985, ông Gates đă đúc kết một bản Thẩm Định T́nh Báo Quốc Gia (National Intelligence Estimate, NIE) cho rằng ảnh hưởng của Liên Sô có thể gia tăng tại Iran (sau này được biết là không đúng sự thật), để từ đó có thể biện minh cho chính sách bí mật bán vũ khí cho Iran. Nghiêm trọng hơn nữa là ông Gates đă phủ nhận không biết ǵ hết về các hành động phi pháp trong hồ sơ Iran-Contra. Với cương vị là phụ tá cao cấp cho trùm CIA lúc bấy giờ là William Casey, ông Gates đă làm ngơ để cho một nhân viên trung cấp trong Hội đồng An ninh Quốc gia là Oliver North cạo sửa hồ sơ phi pháp trong vụ buôn vũ khí cho Iran để lấy tiền cho tổ chức chống Cộng tại Nicaragua. Sau này khi bị điều tra bởi công tố viên độc lập Lawrence Walsh, ông Gates đă liên tiếp nói rằng ông "không nhớ ǵ về những chi tiết trong nội vụ." Ông Walsh sau này đă kể lại nỗi bực ḿnh của ông khi viết rằng ông Gates đă phủ nhận đến 33 lần và câu nói "Tôi không nhớ ǵ về những chi tiết trong vụ này" (I don't have any recollection of facts) trở thành câu châm ngôn tiêu biểu của các chính trị gia thời TT Reagan mỗi khi cần phải t́m cách chối tội. Hồi đầu năm 2005, khi TT Bush muốn mời ông Gates ra chính trường trở lại trong chức vụ tổng giám đốc an ninh quốc gia, một chức vụ mới được thành lập nhằm kết hợp và thống nhất hoạt động của 16 cơ quan trong hệ thống t́nh báo của Hoa Kỳ, ông Gates đă ngần ngừ trước khi từ chối. Lần thứ hai ông cũng từ chối trở lại làm việc trong chính quyền khi TT Bush đề nghị ông nắm chức phó ngoại trưởng. Lúc bấy giờ, ông đang giữ chức vụ Viện trưởng của trường Đại học uy tín ở gần Houston là Texas A&M. Tuy là một viên chức kỳ cựu trong ngành t́nh báo và an ninh quốc pḥng, khởi sự từ một sĩ quan trẻ ngành quân báo trong Không quân, biệt phái sang CIA ở cấp thấp và rồi leo dần lên đến nấc thang cao nhất là tổng giám đốc CIA, ông Gates về sau này đă nhận định khá chua chát về công việc trong chính quyền xuyên qua phần tự thuật trong cuốn hồi kư khá chính xác về thế giới đầy bon chen tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn: "Không có ǵ có thể so sánh với công việc tại Toà Bạch -c. Lúc nào cũng phải làm việc tất bật, và bất kể giờ giấc. Mưu mô. Ám hại. Tham vọng. Xung khắc triền miên. Nội gian. Những kẻ t́m cách tiết lộ tin tức bí mật ra ngoài. Tự ái của nhiều cá nhân cũng to như các đền đài chung quanh thủ đô. Những nhân vật chóp bu luôn t́m cách tranh giành đấu đá. Những ông tổng trưởng nhiều khi hành xử như trẻ nít. Lên cơn nổi giận đùng đùng và vô cớ." Sau khi từ chối chức vụ tổng giám đốc t́nh báo quốc gia, ông Gates đă tâm sự với các sinh viên ở trường Texas A&M rằng "Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đă thuộc về quá khứ của tôi. Hiện tại và tương lai của tôi là Texas A&M. Không có một chức vụ hay một cơ hội nào có ư nghĩa nhất đối với tôi cho bằng được làm viện trưởng của trường Đại học Texas A&M. Và tôi sẽ không thèm đổi nó cho một chức vụ nào khác."

 

Thế nhưng cuối cùng th́ ông cũng đă đổi ư. Có lẽ giống như các tay cựu lực sĩ vô địch, đến khi về hưu nhưng đôi lúc vẫn c̣n nhớ nhung đến thời kỳ vàng son đấu tranh thuở xưa, nên lại muốn lao ḿnh trở lại chính trường, cho dù không biết trước tương lai có c̣n sáng sủa nữa không.

 

Cuộc xuất hiện trở lại của ông lần này cũng khá ly kỳ. Vào đầu tháng 10, ông có xuất hiện cùng với ông Baker, cựu TT Bush Bố và TT Bush trong lễ hạ thuỷ chiếc hàng không mẫu hạm George H. W. Bush. Trong tuần trước, chỉ vài ngày trước khi gặp lại TT Bush, ông Gates đă ngồi cùng với vợ chồng TT Bush Bố trong một bữa ăn tối khao mừng cho trận banh football của trường Texas A&M, nơi ông làm viện trưởng. Tuy nhiên, theo lời thuật lại của nhà báo Evan Thomas đăng trong tờ Newsweek số mới nhất đề ngày 20-11, th́ cuộc gặp gỡ để bàn thảo về chức vụ mới này diễn ra vào ngày Chủ Nhật 5 tháng 11 trước ngày bầu cử diễn ra. Điểm hẹn bí mật được căn dặn trước là băi đậu xe của một siêu thị ở thị xă McGregor. Ông Gates lái xe riêng trong 2 tiếng đồng hồ để đi từ College Station đến điểm hẹn. Tại đây, ông leo lên chiếc xe đợi sẵn trong đó có ông Josh Bolten, tổng trưởng Toà Bạch -c để lặng lẽ tiến vào trang trại ở Crawford. Sự có mặt của ông Gates rất kín đáo đến nỗi nhiều người khách được mời đến dự sinh nhật thứ 60 của Đệ nhất Phu nhân Laura Bush cũng như ngày kỷ niệm đám cưới lần thứ 29 của vợ chồng TT Bush cũng không nhận thấy hay để ư đến. Tại đây và trong ngày hôm đó, hai ông Bolten và Gates đă nói chuyện khá lâu để đi đến quyết định là có thể thuyết phục TT Bush chọn ông Gates để thay thế cho ông Rumsfeld.

 

Hiện nay chưa ai biết được là ông Gates sẽ đưa ra một kế hoạch mới mẻ nào cho chính sách điều hành tại Ngũ Giác Đài. Trong những cuộc thảo luận trong nhóm, ông Gates đă nghe nhiều hơn nói. Một số những chi tiết đáng chú ư đă được hai nhà báo Dan Ephron và Mark Hosenball của tờ Newsweek tường thuật theo lời kể của một người thân cận với ông. Đó là trong chuyến công tác mới nhất khi đi thăm Iraq về, trên chuyến bay dài hơn 13 tiếng đồng hồ, ông Gates cũng đă tiết lộ nhiều điều lư thú, nhất là sau khi đă uống vài ly rượu cho thư giăn tinh thần. Ông nói rằng quả thật bộ tham mưu của TT Bush đă làm hỏng việc (screwed up) tại Iraq và giờ đây ông cũng không hiểu tại sao nó lại xảy ra như thế. Điều tệ hại nhất, theo ông Gates, là những quyết định như đ̣i chiếm đóng quốc gia với một lực lượng quân đội khá nhỏ bé, cũng như đă giải tán toàn bộ những công chức Iraq vốn có chân trong đảng Baath cầm quyền của nhà độc tài Saddam. Theo lời của nhân vật thân cận này kể lại th́ "ông ta không thể nào tin rằng có sự bất tài to lớn như vậy trong kế hoạch điều hành cuộc chiến ở Iraq."

 

Thật ra th́ không phải đợi đến khi đi đến Iraq và chứng kiến những hậu quả tệ hại do chính sách cẩu thả và thiếu trách nhiệm của ông Rumsfeld th́ ông Gates mới bắt đầu chỉ trích các chính sách của TT Bush. Ông là đồng tác giả với ông Zbigniew Brzezinski, Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời TT Jimmy Carter, trong một bản báo cáo vào năm 2004 có nội dung khuyến khích đưa ra các điều kiện dễ dăi với Ba Tư, như việc đ́nh chỉ các biện pháp trừng phạt hay phong toả kinh tế, để có thể thuyết phục chính quyền ở Teheran hăy từ bỏ tham vọng theo đuổi chương tŕnh hạch tâm. Ông Gates, đă từng tỏ ư hoài nghi về chính sách tấn công Iraq, c̣n nói rằng ước vọng của Hoa Thịnh Đốn muốn nh́n thấy sự thay đổi chế độ tại Iran là hoàn toàn không thực tế, và việc chính quyền Bush cương quyết không chịu đàm phán trực tiếp với Teheran đă "làm hại đến quyền lợi của Hoa Kỳ". Ông cũng nói thêm rằng những cố gắng đi t́m một giải pháp cho cuộc xung đột giữa Palestine và Do Thái phải là trọng tâm của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ.

 

Vậy th́ liệu ông Gates, cũng như ông Baker, có thuyết phục được TT Bush và PTT Cheney chấp nhận những sửa sai như ông đă từng nêu trước đây? Nhất là khi mà cả hai nhân vật này luôn luôn khước từ những lời góp ư hay khuyên can của người khác, đôi khi c̣n thích chụp mũ cho những người can gián là những thành phần hèn kém, không biết nhận chân ra những kẻ thù nguy hiểm lâu dài của Hoa Kỳ.

 

James Carafano, một chuyên viên của Viện nghiên cứu Heritage Foundation, cho rằng sự xuất hiện của các ông Gates và Baker là một h́nh thức giúp cho TT Bush có thể bắt tay với phe đối lập bên Dân Chủ để mong t́m đến một sự đồng thuận hầu có thể giải quyết được vấn nạn Iraq.

 

Dennis Ross, một cựu đại sứ tại vùng Trung Đông dưới thời TT Bush Bố, nói rằng ông Gates sẽ mang lại những thay đổi quan trọng: "Bob Gates là một người theo trường phái thực tiễn trong chính sách ngoại giao trên trường quốc tế. Điều này có nghĩa là ước muốn của phe tân-bảo-thủ muốn thay đổi các chế độ và đẩy mạnh tinh thần dân chủ chắc chắn sẽ phải tạm đ́nh lại để nhường ưu tiên cho việc ổn định t́nh h́nh."

 

David Frum, tác giả của bài diễn văn đặc biệt mà TT Bush đă thốt lên từ ngữ "trục ác quỉ" để chỉ đích danh ba nước Bắc Hàn, Ba Tư và Iraq, đă kể với tờ báo The London Times rằng việc bổ nhiệm ông Gates cho thấy một hướng đi mới trong chính sách ngoại giao trong đó việc thương thuyết và điều đ́nh, tức là củ cà-rốt thay v́ cây gậy, sẽ được đặt nặng. Cũng theo ông Frum, th́ giờ đây ông Baker đang thực sự đảm nhiệm vai tṛ của một ngoại trưởng Hoa Kỳ cho dù ông không có chức vụ chính danh.

 

Tuy nhiên, một cựu viên chức cao cấp khác th́ đưa ra một nhận xét không mấy lạc quan: "Cheney vẫn c̣n ngồi ở đó. Và mặc dù TT Bush có vẻ như tỏ ra hối tiếc về những chuyện đă qua, trong thực tế vẫn chưa có những thay đổi đáng kể ǵ. Vấn đề nhiều khi không tuỳ thuộc vào các ông Gates hay Baker, hay Toà Bạch ốc, mà cái chiến lược sắp tới có thể được định đoạt bởi những người Iraq." Đó cũng là nhận định bi quan của dân biểu Tom Lantos, đại diện cho một đơn vị tại California và có lẽ sẽ nắm chức Chủ tịch Uỷ ban Ngoại giao ở Hạ Viện vào đầu năm tới: "Anh không thể quậy lại được cái trứng khi nó đă được chiên cứng xong rồi, cũng như không thể sửa sai lại nhiều lỗi lầm tai hại to lớn đă xảy ra sau khi cuộc chiến bùng nổ to lớn. Tôi không thể nào h́nh dung ra được những giải pháp ma thuật nào có thể cứu văn t́nh thế."

 

Daniel Goure, một chuyên viên của Viện nghiên cứu Lexington Institute, th́ cho rằng ông Gates đă rời khỏi chính quyền trong một thời gian khá dài và do đó sẽ phải mất một thời gian ngắn để có thể làm quen lại với cơ cấu điều hành cũng như sinh hoạt tại Ngũ Giác Đài trước khi nói đến chuyện đưa ra những giải pháp thay đổi hay sửa sai. Trong giới hạn chừng mực đó, ông Goure cho rằng ông Gates có lẽ sẽ đảm nhiệm công việc như là một người xử lư thường vụ, tiếp tục có mặt để cho việc điều hành guồng máy to lớn của quân đội được tiếp tục.

 

Liệu hai ông Baker và Gates và những bộ óc tham mưu của TT Bush Bố có thể ra tay để cứu vớt cho sự nghiệp của cậu con Bush 43 hay không? Có lẽ người ta phải chờ đợi những diễn tiến trong tương lai mới biết được câu trả lời chính xác. Một lănh tụ nổi tiếng của Pháp là George Clemenceau đă từng nói rằng "Chiến tranh là một chuỗi dài những cơn thất bại để rồi cuối cùng dẫn đến sự thành công." Rơ ràng là cuộc chiến tại Iraq khởi sự từ năm 2003 đến nay đă chỉ mang lại toàn những cơn thất bại. Việc học hỏi để rút tỉa kinh nghiệm từ những thất bại để từ đó đồng ḷng đoàn kết lại hầu t́m ra những giải pháp khả quan có lẽ chỉ là con đường duy nhất đi tới để mong t́m thấy một tương lai sáng sủa hơn. Ước mong và cũng cầu nguyện cho TT Bush và bộ tham mưu của ông cũng chịu nh́n ra như vậy. Có thế th́ tương lai của Hoa Kỳ mới mong khá được. Và cũng là tương lai của toàn thế giới.

 

Mai Loan

Houston, Texas

xem tiếp phần 3  >>>>>

 

xem phần 1 >>>>>>>>>

 

 

 

 

 

 

 

CHÍNH NGHĨA 

 

   

Chính Nghĩa Tự Có Tính Thuyết Phục - Nhân Nghĩa Tự Có Tính Cảm Hoá