ĐỈNH GIÓ HÚ

 

Ấn bản ở Hoa Kỳ năm 1980

 

 

 

“Sự việc diễn ra không được êm đẹp mấy trong miền gió lộng Haworth, Anh quốc, nơi hai chị em Nữ văn sĩ Bronte sống và viết những bộ tiểu thuyết t́nh nổi tiếng: Charlotte Bronte viết Jane Eyre, Emily Bronte viết Wuthering Heights.”

Tôi chú ư đến bản tin đăng báo về Chị em Nữ văn sĩ Bronte v́ tôi là người phóng tác tiểu thuyết Jane Eyre của Charlotte Bronte thành Kiều Giang, và tiểu thuyết Wuthering Heights của Emily Bronte thành Đỉnh Gió Hú.

“Hội Những Người Ái Mộ Bronte” được thành lập đă 110 năm, hội vẫn quản trị Cơ Sở Bronte ở Thị trấn Haworth, Anh quốc. Cơ sở gồm ṭa nhà hai chị em Bronte đă sống cùng những vật dụng hai bà đă dùng, những bản thảo, thư từ .. vv.. Hàng năm trung b́nh có 200.000 người ái mộ hai nữ tác giả từ khắp nơi trên thế giới đến thăm Cơ Sở Bronte, nhưng trong năm 2000 số người đến giảm xuống c̣n 80.000 người. Số tiền thu vào cũng giảm đi, thêm vào đó là sự tranh chấp quyền quản trị cơ sở của những người trong hội.

Năm 1956., 1957 ở Sài G̣n, thủ đô Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa, tôi viết trên Nhật báo Ngôn Luận và Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong. Tôi viết phóng sự “Tây Đực, Tây Cái” trên Ngôn Luận, “Vũ Nữ Sài G̣n” trên Văn Nghệ Tiền Phong. Hồ Anh, Chủ nhiệm Ngôn Luận, Văn Nghệ Tiền Phong, cho tôi biết cái tên “Tây Đực, Tây Cái” làm cho ông Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Trần chánh Thành khó chịu; ông Bộ trưởng cho là hạ người Pháp xuống hàng súc vật như thế là không nên; Chủ nhiệm Hồ Anh đề nghị tôi đổi tên phóng sự.” Tây Đực, Tây Cái” được đổi thành “Ông Tây, Bà Đầm”. Tôi mất hứng và tôi ngừng ngang phóng sự. Năm xưa ấy ố những năm 1956, 1957 ố tôi c̣n trẻ, tôi rất dễ hung hăng con bọ xít kiêm hăng tiết vịt.

Năm 1956, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm thành lập chế độ Cộng Ḥa, thi hành chính sách chống Cộng và cách mạng quốc gia, làm sạch xă hội. Chính quyền kiểm xoát báo chí thật chặt, tất cả những tác phẩm văn nghệ đều bắt buộc phải có tính “xây dựng, lành mạnh, có hướng đi lên..” Những phóng sự châm biếm, khôi hài của tôi ố Tây Đực, Tây Cái, Bà Lớn, Yêu T́ .. vv..– bị chính quyền, đại diện là những viên chức Bộ Thông Tin, chỉ trích dài dài.

Chủ nhiệm Hồ Anh nói với tôi:

– Bây giờ anh viết ǵ người ta cũng cho là anh bới móc họ, anh t́m quyển tiểu thuyết ngoại quốc nào hấp dẫn, anh phóng tác đi. Anh, Mỹ, Pháp thiếu ǵ tiểu thuyết hay. Anh viết tiểu thuyết phóng tác th́ họ không c̣n nói ǵ được anh nữa.

Tôi viết tiểu thuyết phóng tác là do Chủ nhiệm Hồ Anh gợi ư. Tiểu thuyết phóng tác thứ nhất của tôi là Chiếc Hôn Tử Biệt, phóng tác A Kiss before Dying của Ira Levin, truyện này được Giải Nhất về Truyện Detective Mỹ năm 1956, tôi phóng tác thanh Chiếc Hôn Tử Biệt đăng trên Nhật báo Ngôn Luận năm 1957. Truyện đầu tay, truyện viết thử nghiệm, ăn khách ngay, tức truyện có người đọc và hấp dẫn được người đọc. Từ đó tôi chuyên viết tiểu thuyết phóng tác cho nhật báo Ngôn Luận: Chiếc Hôn Tử Biệt ố A Kiss before dying của Ira Levin ố Kiều Giang, Jane Eyre của Charlotte Bronte ố Đỉnh Gió Hú, Wuthering Heights của Emily Bronte- Đi T́m Người Yêu, The Citadel của A.J Cronin ố Vụ Án Họ Tŕnh, The Bellamy Trial, tôi quên tên tác giả, dường như là Francis Isle ố Bóng Người Áo Trắng, The Lady in White của Wilkie Collins - T́m Em Nơi Thiên Đường, My Cousin Rachel của Daphne du Maurier ố Anh Gù Nhà Thờ Đức Bà, Le Bossu de Notre Dame của Alexandre Dumas ố Đen Hơn Bóng Tối. Cinderella, Người Yêu, Người Giết, La Seconde Souffle của Jose Giovanni.. v.. và

Cùng năm 1957 tôi phóng tác Jane Eyre của Charlotte Bronte thành Kiều Giang, vợ chồng tôi có cháu gái, tôi đặt tên cháu là Kiều Giang. Tôi không nhớ Kiều Giang con gái tôi, hay tiểu thuyết Kiều Giang, ra đời trước.

Năm 1977 khi tôi, lần thứ nhất, được Sở Công An Thành Hồ cho xe bông đến nhà rước vào Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu được hai, ba ngày, đang đứng xớ rớ ở cửa gió sà-lim Khu B nh́n sang pḥng tập thể, tôi nghe chú tù trẻ tuổi, chú khoảng 25 tuổi, không biết chú bị bắt v́ tội ǵ, đứng sau song sắt pḥng tập thể, hỏi qua hành lang sang tôi:

– Phải anh là Hoàng hải Thủy? Anh viết truyện Kiều Giang?

Đêm ấy, trong sà-lim đầy bóng tối, tôi làm bài thơ:

KIỀU GIANG

Người bạn tù hỏi qua song cửa;

Phải anh là Hoàng hải Thủy?

Anh viết truyện Kiều Giang?

Ôi tên con, tên ngọc, tên vàng

Làm bố vỡ tim, và hồn nức nở.

Khi đặt tên con đâu ngờ đến thưở

Nghe tên con giữa chốn lao tù.

Những đêm dài ngục tối âm u

Bố thấy mắt con sáng bừng, rực rỡ.

Bố yêu con trong từng nhịp thở,

Trong trái tim hồng, trong ḍng máu đỏ.

Kiều Giang ơi..! Tiếng kêu thương nhớ

Con có run da thịt đêm nay?

Bố cho con trọn máu xương này.

 

Đăng báo xong Kiều Giang được Nhà Chiêu Dương xuất bản và sau đó tái bản 3 lần. Năm 1990 người bạn từ Mỹ đem về cho tôi bộ Kiều Giang, hai tập, tái bản ở Mỹ. Tôi nâng niu Kiều Giang, trên sách vẫn để Nhà Xuất bản Chiêu Dương, giá bán 16 Mỹ kim. Kiều Giang được in lại, được bán ở hải ngoại, tôi không được nhà xuất bản chi một đô nào cả. Tôi nghĩ :” CứÔ cho là in 1000 quyển đi, mỗi quyển cho ḿnh 1 đô thôi, ḿnh cũng đỡ khổ.. In sách của ḿnh, bán sách của ḿnh 16 đô một quyển, không chi cho ḿnh xu nào. Tệ thật..” ợ Tôi cứ yên trí là Nhất Giang in lại và bán Kiều Giang ở hải ngoại; khi tôi gặp Nhất Giang, chủ Nhà Xuất Bản Chiêu Dương, ở Sydney, Úc, Nhất Giang nói:

– Tôi đâu có tái bản truyện nào của anh. Bọn ở Mỹ lấy nguyên con mấy truyện của anh in lại ở Mỹ. Nó chụp lại sách nên sách vẫn để Nhà Xuất bản Chiêu Dương. Tôi sang Cali gặp nó. Nó cũng chẳng chi cho tôi xu nào, nó chỉ đăi tôi tô phở!

Ngày Alice và tôi mới bánh xe lăng tử đến Virginia Đất T́nh Nhân, người nữ độc giả của tôi nói:

– Nhờ Kiều Giang của anh em sống được ở Sài G̣n từ 1975 đến năm 1978 em và các con em vượt biên đi thoát. Trong mấy năm ấy em cứ đọc đi, đọc lại Kiều Giang. Năm 1976 em có thai, em định nếu sinh con trai em đặt tên là Trọng Tường, sinh con gái em đặt tên là Kiều Giang. Con em đây, tên cháu là Kiều Giang.

Hai nhân vật chính, đôi t́nh nhân của tiểu thuyết Jane Eyre, là Jane Eyre, t6n Việt là Kiều Giang, và Rochester Đào Trọng Tường. Năm 1970 trong mục Kết Bạn Hàm Thụ của báo Văn Nghệ Tiền Phong có bạn tự giới thiệu:” Thanh niên 30 tuổi, tính t́nh như Đào Trọng Tường..”

1957-2006.. Đúng là thời gian vỗ cánh bay như quạ.. Đă năm mươi năm tôi viết Kiều Giang. Kiều Giang được in lại ba lần ở Sài G̣n, một lần ở Mỹ. Có ba thế hệ độc giả thích đọc Kiều Giang: mẹ tôi, vợ tôi, con gái tôi. Nếu tôi không bị mất Sài G̣n, Kiều Giang vẫn được in lại dài dài và vẫn có mặt trong những tiệm sách Sài G̣n. Nếu tối không bĩ mất nước, những thế hệ phụ nữ Việt Nam sẽ tiếp nối nhau đọc Kiều Giang, cảm động v́ uộc đời, cuộc t́nh Kiều Giang.

Sáng nay, buổi sáng đầu mùa thu nắng vàng trên Rừng Phong, tôi lấy quyển Kiều Giang mở xem. Đây là đoạn Kiều Giang được chị Bính, chị người làm trong nhà Mợ Phúc, sáng sớm đưa ra bến xe đ̣ ở Huế để đi đến Trường Nữ Mồ Côi G̣ Ôn:

Trích Kiều Giang: Lúc ấy mặt trăng đă lặn. Trời tối mịt, nhưng ở đằợng đông nơi chân trời ánh sáng đă lờ mờ ẩn hiện. Sương xuống nhiều lạnh đến nỗi, tuy đă bận cái áo len mới, tôi vẫn run lên, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập.

Nhiều ánh đèn nhấp nhánh ở bến xe đ̣. Người ta nhốn nháo chạy qua, chạy lại. Những chuyến xe khởi hành từ Huế đi các nơi sớm nhất trong ngày đang sửa soạn rời bến.

Thấy xe xích lô chở chúng tôi đến, nhiều anh lơ xe tranh nhau chạy ra kéo vào xe đ̣ của mấy anh, mặc dầu chị Bính luôn miệng kêu ầm lên là đi G̣ Ôn và đă lấy giấy xe rồi. Sau một hồi dằng co, xô đẩy, chị mới đưa được tôi đến chiếc xe đ̣ đi G̣ Ôn.

Anh lơ chiếc xe đ̣ thấy chúng tôi đến, đang đứng xếp đồ trên nóc xe, nhẩy thót xuống đất rồi nhẩy tưng tưng quanh chị Bính, anh thân mật hỏi:

– Con chị hay em gái chị đây, chị Hai?

Chị Bính gắt:

– Bậy nào. Đừng nói nhảm.

Anh xích lô cùng anh lơ đưa cái rương của tôi lên nóc xe, chị Bính đưa tôi lên xe ngồi. Ông tài xế ố một ông miệng có mấy cái răng vàng ố hỏi chị Bính:

– Ḿnh cùng đi với anh chứ ḿnh?

Chị Bính cúi xuống hôn lên má tôi. Tôi níu lấy chị. Chị gỡ tay tôi ra. Rồi cánh cửa xe đóng lại và xe từ từ chuyển bánh. Anh lơ xe nhẩy lên bám vào thành cửa xe, anh ngoái cổ lại nói với chị Bính:

– Ḿnh về trông con tối tôi về nghe ḿnh.

Tôi đi xa chị Bính, tôi đi xa Huế. Tôi cắn chặt môi để mặc cho nước mắt trào ra, để không bật lên tiếng khóc. Khi nước mắt tôi bắt đầu khô trên má, trời bắt đầu sáng rơ. Ngưng trích.

Năm mươi năm sau ở vườn đất nước người tôi bùi ngùi đọc và viết lại đoạn truyện trên. Tôi nhớ Trọng Nguyên, người viết tiểu thuyết trên hai nhật báo Sàig̣nmới, Tiếng Chuông nổi tiếng một thời, những năm 1960, Trọng Nguyên cùng tuổi với tôi, cùng nổi lên một lúc với tôi. Từ năm 1960, cho đến ngày nhật báo Sàig̣nmới bị đóng cửa năm 1964, Trọng Nguyên và tôi cùng làm trong ṭa soạn Sàig̣nmới, anh đọc đoạn truyện Kiều Giang tôi vừa trích. Khoảng chín giờ một buổi sáng trong tiệm ăn Thanh Bạch đường Phạm Ngũ Lăo, Trọng Nguyên nói với tôi:

– Chi tiết lơ xe đ̣ chọc mấy em bán nước bến xe là do mày thêm vào, nguyên bản làm ǵ có chuyện đó. Mày lấy chuyện đó ở đâu ra mà hay quá vậy?

Trong một chuyến xe lô từ Đàlạt về Sài G̣n năm 1955, tôi thấy chú lơ xe, một chú nhô trạc mười tám, hai mươi tuổi, khi xe chạy qua chỗ nào có em bán trái cây, bán nước ven đường chú cũng cười toe, vẫy vẫy và nham nhở nói lớn: “ Ở nhà trông con.. Ở nhà nấu côm tối anh dzề nhen..” Tôi đưa chuyện đó vào Kiều Giang. Và đó là nghệ thuật phóng tác, trong phóng tác có sáng tác.

Trọng Nguyên bị ung thư phổi, không tiền chữa trị, qua đời ở Sài G̣n năm 1980.

Phan Nhật Nam làm thơ về một số bạn văn, trong số có tôi:

Cậu Hai khai sinh lăo Đốc Nô

Già Móng, Gă Thâm gọi bằng bố.

Anh em cùng vợ Công Tử Hà Đông

Chuyên hút Lucky Hai hàng số.

Đôi bận căng thân nơi Thành Hồ,

C̣n trái tạc đạn cứ cho nổ.

Ừ thôi à

Vũ Nữ về Bến Cỏ,

Sài G̣n vắng bặt dáng Kiều Giang!

Bài thơ có tên những tiểu thuyết của tôi: Đốc Nô, tức Thầy Nô, phóng tác Doctor No của Ian Fleming; trong Thầy Nô lần thứ nhất Điệp Viên 007 James Bond ra mắt người đọc Việt Nam với cái tên Hoàng Giang, Thầy Nô đăng trên báo Tiền Tuyến, Già Móng là têạn nhân vật truyện Người Yêu, Người Giết, đăng trên báo Sống, Gă Thâm phóng tác truyện The Deep của Mickey Spillane, Nổ Như Tạc Đạn đăng trên báo Ngôn Luận, Vũ Nữ Sàig̣n, phóng sự, đăng trên tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong.

Năm 1957 khi viết Kiều Giang tôi hai mươi nhăm tuổi. Nhiều nữ độc giả đọc Kiều Giang những năm 1960, 1970 ở Sài G̣n khi các nàng hai mươi tuổi nay tuổi đời các nàng Sáu Bó, Bẩy Bó.

Năm 1986, sau khi Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Nguyễn văn Linh, bị Đảng Cộng Liên Xô kéo đi xuống hố, phải tuyên bố “đổi mới” và “cởi trói” cho văn nghệ, nhiều tác phẩm tiểu thuyết của Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa được tái bản; chỉ có một quyển tiểu thuyết của tôi mang tên tôi được tái bản ở Sài G̣n, quyển T́m Em Nơi Thiên Đường, phóng tác My Cousin Rachel của Daphne du Maurier. T́m Em Nơi Thiên Đường cũng đăng trên báo Ngôn Luận.

Nhưng cái tên Kiều Giang vẫn xuất hiện mỗi khi các rạp xi-nê Sài G̣n chiếu phim Jane Eyre. Khi phim Jane Eyre được chiếu ở Sài G̣n người ta vẫn lấy tên tiếng Việt là Kiều Giang và vẫn quảng cáo là phim Kiều Giang. Từ 1980 đến 1994 tên Kiều Giang xuất hiện ba lần trước cửa những nhà hát bóng Sài G̣n.

Những năm 1970 tôi nghĩ ngày nào tôi sang Anh Quốc, tôi sẽ đến thăm ṭa nhà hai chị em nữ sĩ Bronte sống ngày xưa, đến Hoa Kỳ tôi sẽ đi thăm Chester Himes, tiểu thuyết gia Mỹ Đen, tác giả những truyện detective tôi thấy hay quá là hay. Chester Himes từng ở tù v́ tội trộm cướp, là tác giả tác phẩm nổi tiếng những năm 1950: If He Hollers Let Him Go: Nếu Nó Kêu Cho Nó Đi, viết về cuộc sống của người Mỹ Đen bị người Mỹ Trắng kỳ thị, đàn áp. Về loại truyện detective, nay là chuyện thriller, Chester Himes là cha đẻ của hai nhân vật Phú Lít Mỹ Đen ở Harlem : Dick Gravedigger, Ed Coffin; tôi phóng tác hai nhân vật ấy thành Phước Quan Tài và Tạo Đạo T́.

Cả hai dự định ấy của tôi, cho đến nay, đều không thành. Khi tôi đến Hoa Kỳ Chester Himes đă qua đời, tôi chưa có dịp nào sang Anh quốc.

                                               

CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG

 

WUTHERING HEIGHTS- ĐỈNH GIÓ HÚ. Phim làm ở Hollywood năm 1939. Trong h́nh: Nữ Diễn viên Merle Oberon, Kép Laurence Olivier.

Người đọc Việt Nam nói ĐỈNH GIÓ HÚ hay nhưng đọc không thích bằng KIỀU GIANG, v́ cuộc t́nh của những người yêu nhau trong ĐỈNH GIÓ HÚ nặng những oan khiên và thù hận. Trong tiểu thuyết, nhân vật Đông, Heathcliff, nói với Hồng Đào Catherine Earnshaw:

- If he loved you with all the power of his soul a whole life, he could not love you as much as I do in a single day.

- Nó có yêu em cả một đời nó cũng không bằng anh yêu em một ngày!

 

 

 

 

CHÍNH NGHĨA 

 

   

Chính Nghĩa Tự Có Tính Thuyết Phục - Nhân Nghĩa Tự Có Tính Cảm Hoá