Nhà báo Phạm Thanh Phương
bị côn đồ Việt Tân hành hung & hăm dọa!
Hữu Nguyên (Chủ Bút Saigon Times- Uc Chau)
Tối Thứ Sáu, 3-11-2006, anh Phạm Thanh Phương, anh Lê Đ́nh Hồ và tôi, đă đến tham dự bữa tiệc ra mắt Hội Thương Phế Binh QLVNCH tại Crystal Palace. Vào khoảng từ 10 giờ 30 tới 11 giờ, tôi lên chụp h́nh cảnh trao bức tranh đấu giá cho TTVH & SHCĐ. Sau khi chụp xong, tôi trở về bàn, th́ thấy anh Lại Văn Đức đang ngồi ngay bàn của tôi tṛ chuyện rất vui vẻ. Điều này khiến tôi rất ngạc nhiên, v́ kể từ khi BS Trần Xuân Ninh thổi c̣i báo động sự chệch hướng của Việt Tân, và báo Sàig̣n Times đăng nhiều bài đóng góp ư kiến, th́ hầu hết anh em VT đều có thái độ lạnh lùng đối với chúng tôi. Đây là điều khiến chúng tôi rất buồn. Trải qua thời gian dài hơn chục năm đấu tranh xây dựng cộng đồng, cùng vui buồn với rất đông anh em Mặt Trận trước đây và VT sau này, trong thân tâm, chúng tôi luôn hiểu, hầu hết anh em VT tại Úc là những người có tấm ḷng tha thiết với quê hương đất nước và lập trường đấu tranh trước sau rất minh bạch. Đây là một sự thực.
Sau mấy phút ban đầu hơi ngỡ ngàng trôi qua, anh Đức và tôi tṛ chuyện tương đối thoải mái và thân mật. Trong lúc tṛ chuyện, anh Đức cũng cho tôi biết, sự bất măn của anh đối với những bài viết về VT trên báo Sàig̣n Times; và mong muốn chúng tôi hăy nghĩ đến những hậu quả mà không nên đi quá xa. Dĩ nhiên, trong không khí được mô tả là "thoải mái và thân mật", anh em lại cụng ly với nhau, cùng những giao hảo chân t́nh trong quá khứ, nên vào thời điểm đó, tôi không hề nghĩ những lời tâm sự của anh Đức là những lời hăm dọa, mà chỉ nghĩ đó là những đóng góp chia sẻ trong t́nh anh em. V́ biết VT là một đảng chính trị, được tổ chức chặt trẽ từ trên xuống dưới, trong đó mỗi một đảng viên đều nói và làm việc một cách thận trọng, nhất là những việc quan trọng, nên tôi nghĩ việc anh Đức ghé lại bàn chúng tôi tṛ chuyện phải là việc được sự chấp thuận của VT. V́ vậy, tôi có thẳng thắn hỏi anh Đức:
- Anh Đức hôm nay đến đây cụng ly với tụi này và nói những chuyện như vậy, là do ư của VT hay của anh?
Anh Đức trả lời ngay:
- Không, không phải ư của VT đâu.
Tôi ngạc nhiên:
- Như vậy là anh "xé rào"...
Lư do khiến tôi dùng từ "xé rào" là v́ tôi thấy trong suốt mấy tháng qua, tất cả anh em VT đều có thái độ xa lánh, thờ ơ, lạnh lùng đối với chúng tôi. Ngay bản thân anh Đức, trước đây có nhiều lần tôi chủ động chào hỏi, anh cũng vẫn giữ một khoảng cách, cho dù điều này trái với bản tính của anh.
Sau một khoảng ngắn ngần ngừ, anh Đức cho biết, tối nay anh ghé lại bàn chúng tôi với tư cách cá nhân, không phải với tư cách của một thành viên đảng VT. Anh Đức cũng nói, đọc những bài viết về VT trên báo Sàig̣n Times, anh thấy bài của Phạm Thanh Phương nặng kư hơn bài của tôi. Tôi cũng thẳng thắn cho anh biết, mỗi khi anh em chúng tôi cầm viết, định viết chuyện ǵ về VT, là chúng tôi cân nhắc rất nhiều, và chính những người tham gia VT với cả một tấm ḷng như anh, anh Sang,... đă giúp chúng tôi biết chế ngự mỗi khi viết, nên 10 phần, chỉ viết có 1, 2 mà thôi. Nghe vậy, anh cười ngất và vui vẻ bảo, như vậy cũng là tối đa lắm rồi đấy!
Nếu câu chuyện tối hôm đó chỉ có vậy, th́ quả là một dấu hiệu đáng mừng giúp chúng tôi có cơ hội mở ra những cuộc đối thoại với anh em VT. Mà đối thoại bao giờ cũng là nền tảng xuất phát của sự hiểu biết và thông cảm. Đáng tiếc, câu chuyện xảy ra tối hôm Thứ Sáu không phải chỉ có vậy, mà trước đó, trong thời gian trên dưới nửa tiếng đồng hồ, đă xảy ra những việc làm không thể ngờ mà anh Đức đă đóng vai tṛ chính. Những việc đó diễn tiến như sau, theo lời tường thuật của chính anh Phạm Thanh Phương.
Anh Phạm Thanh Phương: Trong bữa tiệc ra mắt và gây qũy của Hội Thương Phế Binh QLVNCH/NSW, tại nhà hàng Crystal Palace, tối Thứ Sáu 3-11, vào khoảng 10 pm, tôi có ra ngoài khu hút thuốc, th́ gặp anh Giác và anh Thinh đang nói chuyện. Tôi đến chào hỏi và tṛ chuyện cùng với hai anh. Giữa lúc chúng tôi đang tṛ chuyện được khoảng 5 phút, đột nhiên có người từ phía sau dùng tay trái quặp vào cổ tôi, và dùng cùi chỏ tay phải nhấn vào phía bên trái cổ của tôi khiến tôi thấy đau nhức. Sau 10 giây trong tư thế như vậy, anh ta nói, "Kư giả rubbish! Coi chừng nghe!" Lúc đó tôi nhận ra, anh ta là Lại Văn Đức. Thấy thái độ và hành động bất thường của anh Đức, anh Giác vội đứng dậy và nói "Đức, không được làm vậy ở chỗ này nghe!" Anh Đức liền buông tôi ra và bỏ đi. Suốt thời gian xảy ra, tôi hoàn toàn giữ im lặng và không hề có bất cứ lời lẽ hay hành động phản ứng nào. Khoảng nửa tiếng sau, anh Đức đến bàn ăn của chúng tôi, chào bác Nguyễn Quang Toại và nói với tôi: "Anh Phương à, em thấy mỗi sáng anh chở một đứa con gái trên đường Woodville. Con anh đó hả? Anh chở nó đi học hả? Em thấy anh, nhưng không muốn bóp kèn chào v́ sợ làm anh sợ, em lái xe Truck đó nghe...." Nghe Đức nói, tôi không trả lời, chỉ cười và im lặng.
PHÂN TÍCH CÁC DIỄN BIẾN
Qua những việc tôi vừa tŕnh bầy, cùng những chuyện đă xảy ra được anh Phương tường thuật, ba anh em chúng tôi có bàn bạc một số điểm, ngỏ hầu có thể trả lời một số câu hỏi.
Thứ nhất, hành động anh Đức đối với anh Phương, có phải là một sự đùa cợt hay không? Câu trả lời ở đây chắc chắn là không. Lư do là từ xưa đến nay, anh Đức không khi nào đùa cợt với anh Phương như vậy bao giờ. Ngay cả khi hai bên thân thiết, thường xuyên gặp gỡ nhau, anh Đức cũng không hề có hành động như vậy đối với anh Phương. Hơn thế nữa, kể từ khi quen biết anh Đức, chúng tôi cũng không hề thấy anh Đức có hành động "thân thiện" như vậy đối với bất cứ ai. Hơn nữa, kể từ khi báo Sàig̣n Times đăng những bài viết đóng góp ư kiến đối với chủ trương đường lối của VT, th́ anh em VT, trong đó có anh Đức, đều lạnh lùng, xa lánh chúng tôi. Như vậy, chuyện anh Đức đùa cợt với anh Phương lại càng không thể xảy ra.
Thứ hai, nếu hành động của anh Đức đối với anh Phương không phải là đùa cợt, th́ hành động đó có nghiêm trọng không? Câu trả lời là có. V́ biết rơ anh Đức là người dám nói dám làm, cộng với hành động của anh Đức đối với anh Phương tại pḥng hút thuốc, nên những lời anh Đức nói với anh Phương tại bàn ăn, chỉ sau thời gian anh Đức kẹp cổ, dí cùi chỏ anh Phương có nửa tiếng đồng hồ, khiến chúng tôi phải tin đó là những lời hăm dọa nghiêm trọng.
Thứ ba, việc anh Đức có hành động được mô tả là "hành hung", và những lời nói được mô tả là "hăm dọa", đối với anh Phương, nên hiểu đó là do anh Đức chủ động làm và nói có tính cá nhân của riêng anh, hay do VT chủ xướng? Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa có được những bằng chứng khả tín để có thể trả lời câu hỏi này một cách dứt khoát và chắc chắn. Tuy nhiên, dựa vào những dữ kiện hiện có, chúng tôi có thể thành tâm và khách quan suy diễn để đi đến câu kết luận tạm thời: Ở một mức độ nào, hành động và lời nói của anh Đức có thể có sự chấp thuận của VT, hoặc ít nhất có sự đồng ư của một số người. Suy diễn này dựa trên những dữ kiện sau.
Một, anh Đức đă hành hung và hăm dọa anh Phương tại một nơi công cộng có đông người tham dự và chứng kiến, trong đó có đông đảo anh em VT. Hai, Việt Tân là một tổ chức đấu tranh có kỷ luật cao, mọi thành viên phải có bổn phận tuân phục. V́ vậy, nếu trong một thời gian dài, mọi đoàn viên VT đều lạnh lùng xa lánh và vẫn tiếp tục xa lánh Sàig̣n Times th́ tại sao, tối Thứ Sáu vừa rồi, anh Đức lại đến tṛ chuyện với chúng tôi? Tại sao trước đó mấy tháng trời, anh Đức có thái độ xa lánh, nhưng đến tối Thứ Sáu vừa rồi, anh Đức lại thay đổi thái độ? Ba. là thành viên của một tổ chức có kỷ luật, nếu đảng VT không đồng ư để anh Đức có hành động hành hung và lời nói hăm dọa đối với anh Phương, liệu anh Đức có dám làm chuyện đó ngay giữa nơi đông người, trong đó có nhiều đoàn viên và lănh đạo VT, như anh Đức đă làm? Bốn, nguyên nhân dẫn đến hành động hành hung và lời nói hăm dọa của anh Đức đối với anh Phương là do những bài viết về đảng VT của Sàig̣n Times. Anh Đức đă công khai tŕnh bầy điều này, và công khai yêu cầu anh em Sàig̣n Times không nên "đi quá xa", tránh những "hậu quả"....
QUYẾT ĐỊNH BÁO CẢNH SÁT
Sau khi lắng nghe anh Phương tŕnh bầy, nhớ lại tŕnh tự các diễn biến, đồng thời cùng bàn bạc, thảo luận, phân tích các diễn biến như trên, chúng tôi quyết định đi báo cảnh sát tại đồn cảnh sát Cabramatta vào ngay tối Thứ Bảy, 4-11. Tại đồn cảnh sát, sau khi tŕnh bầy đầy đủ diễn tiến sự việc xảy ra, chúng tôi xác nhận với cảnh sát:
1. Việc báo cáo cảnh sát những chuyện đă xả ray làm nhằm thực thi trách nhiệm dân sự của một công dân hầu có thể ngăn ngừa những chuyện đáng tiếc xảy ra;
2. Nhằm cung cấp cho cảnh sát những dữ kiện cần thiết, để cảnh sát lưu giữ trong hồ sơ, và có trách nhiệm theo dơi, bảo vệ đời sống của những công dân lương thiện;
3. Chúng tôi cũng không muốn có bất cứ quyết định nào để thưa anh Đức về common assault, hay đ̣i hỏi bất cứ AVO nào ở thời điểm hiện tại.
|
|||||
|
|
|
|||