Chủ Nhiệm Tuần Báo Chính Nghĩa Kim Âu và Nhà Văn Phan Nhật Nam tại Ramada Plaza Hotel, Garden Grove, Cali (Jan 4 - 2007)>>>>>>>>
Quyền lợi là trên hết
Tâm Việt
Lời toà soạn: Trong lĩnh vực chính trị, lá phiếu của người Mỹ gốc Vịêt chỉ có giá trị hạn hẹp, nhưng việc sử dụng lá phiếu là chỉ dấu của sự trưởng thành trong nhận thức. Dù trước đây chúng ta bầu cho Bush hay không bầu cho Bush kết qủa của bầu cử vẫn thế. Nhưng khi chúng ta không góp phiếu cho những người không làm lợi cho chúng ta th́ tránh khỏi sự ân hận v́ đă bị lừa dối. Người cầm bút có sĩ khí là người không xu thời, “theo voi ăn bă mía”. Chúng tôi chỉ mong rằng quư độc giả hăy đọc, suy gẫm và khảo nghiệm những ǵ chúng tôi viết ra hay tuyển đăng một cách kỹ lưỡng.
Trong quan hệ giữa các nước th́ nước nào cũng đặt quyền lợi của nước ḿnh lên hàng ưu tiên. Nếu họ khôn ngoan và biết nh́n xa, nếu họ biết tránh gây tổn thất nặng nề cho đồng minh của họ, th́ việc họ bảo vệ quyền lợi của họ là chuyện b́nh thường, chẳng ai thắc mắc. Cho nên quan hệ đồng minh chỉ tốt đẹp khi mọi sự đều êm ả. Gặp lúc biển động, th́ c̣n cố gắng nói chuyện với nhau, mưu t́m với nhau giải pháp ổn thỏa. Nhưng gặp lúc quyền lợi chiến lược quá lớn, th́ người ta có thể trở mặt, làm cho đồng minh cay đắng trăm bề. Thậm chí người ta có thể lạnh lùng không t́nh không nghĩa, thay thế quan hệ đồng minh cũ bằng quan hệ đồng minh mới, lợi hơn.
Đôi khi v́ đánh giá sai cái lợi của ḿnh, đồng minh lớn đă có những quyết định đơn phương sai lạc, với những hậu quả tai hại lâu dài. Chẳng hạn trong Đệ Nhị Thế Chiến, khi nước Đức trong quá tŕnh thua trận, phía thủ tướng Anh Quốc, Churchill và tướng Montgomery đề nghị liên quân Tây Phương xử dụng liên lộ quân thứ 21, với khoảng 40 sư đoàn đầy đủ quân số và hỏa lực làm mũi dùi, yểm trợ nhau tiến nhanh trên vùng đồng bằng phía Bắc của Đức để đánh chiếm Bá Linh trước khi Hồng Quân Nga thực hiện được điều đó.
Ai cũng biết quân Đức ở mặt trận phía Tây không c̣n tinh thần chiến đấu cao, họ thuộc loại lính già, suy yếu v́ thương tích, hoặc lính trẻ chưa có kinh nghiệm chiến trường, quân số các đơn vị rất thấp, do đó liên quân Anh Mỹ dùng mọi phương tiện đánh những mũi dùi dũng mănh vào Bá Linh th́ có thể kết thúc chiến tranh sớm hơn và tránh những thua thiệt sau này của một vị trí bị Hồng Quân Nga bao vây.
Eisenhower từ chối, v́ cho đó là một cuộc hành quân mang tính chính trị, và ông ta không muốn lính Mỹ phải chịu hy sinh cho một cuộc hành quân mang tính chính trị. Được tham khảo, Ngũ Giác Đài cũng lờ luôn, không trả lời.
Trong khi các tướng lănh gốc hành chánh của Mỹ tà tà với những cuộc hành quân tảo thanh b́nh định khắp nơi trên lănh thổ phía Tây nước Đức, th́ các tướng lănh Nga, huy động 6 Liên Lộ Quân với gần 2.000.000 quân được trang bị hỏa lực phi pháo chiến xa vượt trội, chĩa những mũi dùi tiến về hướng Tây, với mục đích đánh chiếm Bá Linh. Mặc dù ở mặt trận phía Đông quân Đức cố gắng chống trả mănh liệt để làm chậm đà tiến của Hồng Quân, nhưng các pḥng tuyến Đức thay nhau sụp đổ. Và cuối cùng quân Liên Sô đă chiếm đóng Bá Linh, và c̣n vượt khỏi Bá Linh tiến xa hơn về phía Tây.
Quy chế tứ cường của Bá Linh sau này nằm sâu trong nội địa của Đông Âu do Liên Sô chiếm đóng. Hậu quả là đồng minh phải gánh chịu là Bá Linh bị phong tỏa trong các năm 1948-1949, là những căng thẳng thường xuyên, với tâm lư bị bao vây và có thể bị hủy diệt bất cứ lúc nào.
Ngày 15-08-1961 Đông Đức bắt đầu cho xây bức tường Bá Linh, vi phạm trắng trợn quy chế Tứ Cường, nhưng đồng minh và đặc biệt Hoa Kỳ chẳng dám phản đối mạnh mẽ, mà chỉ ra lệnh một tiểu đoàn bộ binh (1.500 người) không được trang bị hỏa lực nặng, đi từ thành phố Mannheim (xa khoảng 600 cây số) vào Bá Linh theo ngă thành phố Halmstedt vào ngày 18-08-1961. Tại sao lại phải và chỉ gởi 1.500 bộ binh từ xa vào Bá Linh, và chỉ đến vào ngày 20-08-1961, tức là một tuần sau khi Đông Đức bắt đầu xây cất bức tường, mà không dám phản ứng ngay bằng cách gởi một đoàn chiến xa và thiết giáp với hỏa lực đầy đủ từ thành phố Hannover gần đó để tiến vào Bá Linh. Rơ ràng là Hoa Kỳ muốn thương thuyết với Nga để tránh mất mặt cho nhau.
Không phải người dân Miền Nam Việt Nam sau này mới than thở rằng bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi, mà vào tháng 8 năm 1961 chính dân Bá Linh đă viết lên các biểu ngữ ‘Tây Phương đă phản bội chúng ta’, ‘Các lực lượng đồng minh ở đâu?’....
Chuyện ông Kennedy đến Bá Linh năm 1962 tuyên bố ‘Tôi là người dân Bá Linh’ (‘Ich bin ein Berliner’) chỉ có tác dụng huê dạng mà thôi. Chính quyền Tây Đức thừa biết là Hoa Kỳ sẽ không bao giờ dám đụng đầu với Liên Sô để bảo vệ Bá Linh. Nhận thức được rằng không ai lo cho ḿnh bằng chính ḿnh, do đó chính quyền Tây Đức đă thay đổi đường lối áp dụng chính sách ‘Ostpolitik’ (‘Chính trị hướng Đông’) để ḥa hoăn và cải biến xă hội Đông Âu. Bức tường đă tồn tại cho đến năm 1989 và do chính nhân dân Đông Đức và Tây Đức phá sập. Cái nh́n thiển cận của nhóm lănh đạo quân sự Hoa Kỳ trước đây về quyền lợi ngắn hạn của họ đă mang lại rất nhiều thiệt hại cho Tây Âu. Nói cho cùng chỉ có tướng Patton, tướng MacArthur của Hoa Kỳ là có tầm nh́n chiến lược, nhưng lại bị chèn ép. C̣n các tướng lănh cao cấp khác đều thuộc lại văn pḥng, Marshall, Bradley, Eisenhower, v.v., thiếu tầm nh́n chiến lược mà lại nắm quyền tư lệnh.
Trường hợp thứ hai xảy ra năm 1956, khi ông Nasser quốc hữu hoá kênh đào Suez, vào thời đó là sở hữu của công ty Suez của Anh Quốc và Pháp. Sau mấy tháng chuẩn bị, Anh Pháp và Do Thái hợp tác với nhau về không chiến và bộ chiến, c̣n hải quân Anh Pháp th́ tiến về phía Đông Địa Trung Hải để đánh phá và đổ bộ lên cảng Suez, Port Said đồng thời yểm trợ cho bộ binh.
Ở đây không bàn đến đường lối của Pháp và Anh đúng hay sai, mà chỉ nhắc đến quan hệ đồng minh Tây Phương Anh-Pháp-Hoa Kỳ.
Hạm đội 6 của Hoa Kỳ ở Địa Trung Hải đă làm mọi cách, gây mọi trở ngại cho trục tiến quân của hạm đội Anh Pháp, đôi khi suưt tông vào nhau. Pháp Anh cay lắm nhưng không cay bằng những biện pháp đánh hạ đồng Sterling của Anh, và tảng lờ bởi đe dọa của Khrouchtchev ném bom nguyên tử xuống Paris. DeGaulle đă học được bài học ‘Không ai chịu hy sinh để bảo vệ ḿnh bằng chính ḿnh’. Kể từ đó, bằng mọi giá, nước Pháp cố gắng xây dựng lực lượng nguyên tử gián chỉ với đầy đủ các thành phần hải, lục, không quân chiến lược, và lực lượng tàu ngầm nguyên tử đại dương. Chính Hoa Kỳ không muốn nước Pháp xây dựng lực lượng chiến lược đó, nhưng không thể ngăn cản ư chí của Pháp.
Khi phải đối đầu để bảo vệ đồng minh th́ Hoa Kỳ t́m cách thoái thác, nhưng khi đụng đến sự sống c̣n của ḿnh th́ Hoa Kỳ quyết tâm làm đến cùng. Đó là trường hợp Cuba với các hỏa tiễn chiến lược của Liên Sô đe dọa nền an ninh của Mỹ. Có điều trong sự đổi chác giữa Nga và Hoa Kỳ, th́ kẻ bị hy sinh là những người Cuba quốc gia lưu vong. Hoa Kỳ đă hy sinh họ tại Vịnh Con Heo một cách tàn nhẫn. Cái tên của băi đổ bộ ở Cuba đă nói lên đường lối của Hoa Kỳ. Hy sinh bạn, dùng bạn làm việc tế thần, miễn là được việc cho ḿnh là đường lối cố hữu của Hoa Kỳ.
T́nh Nghĩa Là Thứ Yếu
Đối với các nước nhỏ, th́ v́ quyền lợi của ḿnh, Hoa Kỳ lại càng đối xử không t́nh không nghĩa. Trường hợp Iran dưới thời Hoàng Đế Pahlavi, một vị Hoàng Đế đă từng được Tây Phương ủng hộ hết ḿnh, thế mà khi mất ngôi, đi lưu vong, bị bệnh xin chiếu khán vào Hoa Kỳ chữa bệnh, đă bị chính quyền Hoa Kỳ lạnh lùng, tàn nhẫn từ chối. Cái tội của ông vua này là đă muốn hiện đại hóa xứ sở, mà nếu thành công th́ có thể trở thành một quốc gia giàu mạnh trong vùng, đều mà Hoa Kỳ, Do Thái và các nước phong kiến trong vùng không muốn. Người ta thiên về giải pháp ủng hộ các tu sĩ Hồi Giáo để hạ bệ nhà vua, bởi v́ người ta nghĩ rằng các vị tu sĩ này sẽ đưa nước Iran trở về thời đại phong kiến. Họ không ngờ ‘gậy ông đập lưng ông’, chủ nghĩa dân tộc quyền lẫn vào đức tin tôn giáo, đă trở thành một sức mạnh đáng sợ, khó kềm hăm. Các tư tưởng tiến bộ hiện đại hiện hữu trong nếp sống văn minh ghi nhận được dưới thời đế chế đă bị loại trừ, và không thể tác động vào cuộc sống xă hội. Hoa Kỳ tưởng rằng ḿnh khôn mà hóa ra quá khờ dại với cái giá phải trả là để mất Iran.
Những câu hỏi: Ai đă để mất Trung Hoa? Ai đă để mất Đông Dương? Ai đă để mất Iran?
Ai đang để mất Irak? Ai đang để mất Afghanistan?.... sẽ ám ảnh lâu dài những người lănh đạo Hoa Kỳ.
Không t́nh không nghĩa là đặc tính trong quan hệ của Hoa Kỳ với các đồng minh nhỏ. Họ chỉ chấp nhận những kẻ vâng dạ, làm tay sai cho họ. Họ loại trừ những người yêu nước thực sự, bởi v́ những người này đặt quyền lợi của đất nước họ lên trên hết. V́ quyền lợi chiến lược của ḿnh, Hoa Kỳ đă vào Miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 60, bất chấp sự không đồng ư của lănh đạo Miền Nam. Họ c̣n xử dụng bạo lực để dùng tay sai loại trừ những nhà lănh đạo yêu nước. Đến khi cũng v́ quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ, họ bất chấp những lời hứa hẹn (Kissinger), những lời cam kết trên giấy trắng mực đen (Nixon), Hoa Kỳ đă bỏ rơi lạnh lùng Miền Nam, mặc cho khổ đau, tủi nhục đè nặng lên 25 triệu dân Miền Nam (1975).
Trường hợp Hoa Kỳ bỏ rơi Miền Nam bắt tay với Cộng Sản Hà Nội là trường hợp điển h́nh mà người Việt Nam nào cũng nh́n thấy.
Mới đây khi Hoa Kỳ muốn thiết lập quan hệ chiến lược với Hà Nội, họ đă không ngần ngại đổi trắng thay đen, thay đổi lập trường, biến chế độ cộng sản Hà Nội thành một chế độ biết tôn trọng tự do tôn giáo. (xem George W.Bush)
Họ không ngần ngại bỏ rơi các tổ chức hội đoàn đấu tranh cho dân chủ tự do. Biết như vậy để đừng quá mơ hồ về chủ trương đường lối vị kỷ của Hoa Kỳ.
T́nh nghĩa Hoa Kỳ là như thế đó. Chính v́ thế mà trên thế giới không mấy người có cảm t́nh với Hoa Kỳ. So với Pháp, bà Ngọc Hạnh, chỉ là người Việt Nam tỵ nạn tại Pháp cũng đấu tranh cho dân chủ tự do, bị cầm tù ở Mỹ, măn hạn tù, đă được chính quyền Pháp giúp đỡ mang về Pháp sống tự do. ‘Liberté, Égalité, Fraternité’ câu châm ngôn của nước Pháp nhân bản ít nhất cũng c̣n mang một chút ư nghĩa nào đó, giữa cái thời đại không t́nh không nghĩa này.
Đối với các hội đoàn, đoàn thể, đảng phái Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước đừng quá tin cậy những lời hứa hẹn hăo huyền của thiên hạ, đừng chịu làm thân phận của hoa hướng dương, v́ sau khi dâng hiến sức ḿnh cho thiên hạ khai thác, chỉ c̣n lại những thửa ruộng xấu xí, đen đỉu, ai cũng lánh xa.
Bằng mọi giá phải lấy sức ḿnh làm chính, lấy thực lực của ḿnh làm phương tiện đấu tranh, nếu không muốn bị bán đứng như các trường hợp đau thương vừa kể.
Các tổ chức quốc tế cũng không làm ǵ được cho chúng ta một cách hiệu quả, bởi v́ các tổ chức đó đă mất đi quá nhiều ảnh hưởng và uy tín trên bàn cờ thế giới.
Nguyên nhân chủ yếu của sự suy yếu này là v́ các nước lớn tự cho ḿnh là cái nôi dân chủ như Pháp, Ấn Độ, Hoa Kỳ...và các nước mà họ gọi là lưu manh (états voyous) hiện nay đă có sự hợp tác với nhau để mưu lợi, cho nên người ta lơ mọi vấn đề vi phạm nhân quyền và bỏ rơi các tổ chức đấu tranh trước chủ trương đàn áp của các nhà nước lưu manh.
Ngay cả Ṭa Thánh Vatican cũng không lên tiếng bênh vực những người bị đàn áp, cho nên cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền sẽ rất cô đơn và gian khổ. Biết như vậy để đừng mơ hồ, cay đắng.
(Tâm Việt, Virginia, 20.5.2007)
| |||||
|
|
| |||