Những Mảnh Vụn , Ngày Tháng
Nguyễn Mạnh Trinh.
Ngày ...Tháng...
Tháng tám sắp đến. Có mùa hạ nào ở trong trí tưởng? Khi đời sống của một người , trong thế hệ chúng tôi , đă có những thác ghềnh.Khi cuộc sống đă có nhiều chuyển đổi. Dĩ văng , đă thành một cuộc sống chẳng thể nào quên. Mỗi khi ngồi nhớ lại, dường như có cảm giác sống lại quăng đời lúc đó. Thời thế đă cho những năm tháng gắn liền vào cuộc sống mọi người. H́nh như cả một thế hệ chung mang những lần đổi đời đến tận gốc rễ.
Lần thứ nhất , năm 1954. Lần thứ hai, năm 1975. Những thời điểm của chung niềm khốc liệt , của chia nỗi ngậm ngùi. Thời thế , không chỉ là giông băo , mà c̣n là những đổ sập tang thương, của đoạn đành chia cắt.
Ngày hôm nay, 20 tháng 7 năm 2008, ở bàn viết xứ người tôi viết về ngày 20 tháng 7 năm 1954 một thời xa xăm. Đúng 54 năm. Khi ấy tôi c̣n rất nhỏ, chừng sáu tuổi và vừa vào học lớp chót bậc tiểu học. Ở cái tuổi thơ dại, trong trí tưởng của tôi, Hà Nội chỉ c̣n là một vài h́nh ảnh rời rạc đứt khúc. Quanh quẩn , từ ngôi nhà ở phố Trần Quốc Toản đến phố Chợ Hôm. Từ tiệm kem Cẩm B́nh đến lớp học mẫu giáo ở trong nhà thờ. Tóm lại, là một khoảng trống lớn nhưng về sau lại đầy dung lượng. Khi ra đi, là một thằng bé con, tôi chưa biết nhớ Hà Nội.
Về sau, đọc trong sách vở , tôi mới mường tượng ra thời thế và cuộc sống lúc đó. Hiệp định Genève năm 1954 là một hiệp định đ́nh chiến, sau khi Pháp bị thua trận Điện Biên Phủ.Thành phần tham dự gồm các phái đoàn của Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Cộng, Việt Nam Cộng sản, Việt Nam Quốc gia, Lào, Campuchia.
Nội dung là ngưng bắn trên toàn lănh thổ Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai với vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự. Chính quyền và quân đội việt Cộng sản tập trung ở miền Băc vĩ tuyến 17 và quân đội và chính quyền quốc gia tập trung ở miền nam . Thời gian tiến hành là 300 ngày. Sau 2 năm , tức là ngày 20 tháng bảy năm 1956 sẽ là ngày tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.
Sau khi thủ tướng Pháp Mandes France lên cầm quyền , ông này đă hứa rằng sẽ có hiệp ước đ́nh chiến đúng ngày 2o tháng 7 và quả thực, dù hiệp ước được kư vào ngày 21 nhưng lùi lại một ngày để ông thủ tướng Pháp này giữ trọn được lời hứa.
Năm 1954 có cuộc di cư của hơn một triệu người miền Bắc chọn miền nam để sinh sống và khoảng chừng hơn 100 ngàn tập kết ra Bắc từ miền Nam. Những người di cư đă mang vào trong Nam một văn hóa mới, một đời sống mới của một cuộc khởi đầu đầy nghị lực. Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa tuy non trẻ nhưng đă tạo được nhiều thành tích rực rỡ trên đường xây dựng và củng cố.
Gia đ́nh tôi rời Hà Nội khi tôi cón quá nhỏ nên hầu như tất cả h́nh ảnh của thành phố ấy đều trong tưởng tượng . Và, tôi đă vẽ ra những nét đẹp có từ sách vở.Tôi nghĩ đến những con đường, những phố xá Thăng Long mùa thu. Đến căn nhà tôi ở phố Trần Quốc Toản, đến buổi sáng đến trường trong cơn gió bấc căm căm, một cậu bé mặc áo lrn h́nh quả trám quần soọc đội mũ nồi của tháng năm nào . Về sau , khi đọc những Đêm Giă Từ Hà Nội của Mai Thảo, Ung Thư của Thanh Tâm Tuyền, Thương Về Năm Cửa Ô Xưa của Tạ Tỵ, hay Yêu Em Hà Nội của Hoàng Anh Tuấn lại thấy ḷng dạt dào cảm khái.
Gia đ́nh tôi vào Nam và sống ở một xóm b́nh dân gần Chợ Lớn.Tôi đi học ở một trường tiểu học do các thầy cô di cư mà người ta gọi là trường di chuyển học nhờ ở trường sở tại. Là thân phận ăn nhờ ở đậu không có một chút phương tiện nào trong tay nhưng những thầy cô của tuổi nhỏ ấy đă gây ấn tương không quên cho tôi tới tận bây giờ. Thầy Rĩnh là hiệu trưởng và dạy lớp nhất , người đă chở tôi bằng xe đạp đến chỗ đậu xe để tham dự trại hè dành cho các học sinh giỏi v à đă ân cần nhắc nhở dạy bảo tôi không sót một điều ǵ v́ thấy thằng bé quá ngu ngơ . Thầy đi dạy vẫn c̣n mặc quốc phục khăn xếp áo the và làm mấy đứa học tṛ Nam Kỳ thấy lạ lùng và nh́n với con mắt hiếu kỳ. Tôi nhớ cô Khang dạy lớp nh́ với tủ sách nhỏ chừng vài chục cuốn đại loại như loại sách Hồng hoặc truyện thiếu nhi mà cô cho cả lớp luân phiên mượn mỗi cuối tuần. Không biết tôi đă có sự yêu quí sách vở từ cô giáo ấy.Thử tưởng tượng, một cô giáo không giàu có ǵ lắm mà bỏ tiền ra mua sách để cho học tṛ của ḿnh mượn đọc phải là một người yêu con trẻ và thích chữ nghĩa lắm.
Có một bài hát mà chúng tôi hay hát trong những lúc sinh hoạt, bài hát mà mỗi khi có ai nhắc lại là thấy xôn xao trong ḷng. Bài hát ấy chúng tôi đă hát với cả tâm tư ngây thơ của sự tin tưởng vào ngày mai của một thời điểm mà mọi sự dường như ở điểm bắt đầu. Bài “ Về Miền Nam “, (h́nh như của nhạc sĩ Trọng Khương hay Thanh B́nh th́ phải?) Bài hát có những câu như:” Đứng vùng lên nào bao thanh niên yêu nước. Hướng về đây miền Nam thân yêu nắng sáng.Ta bước theo người đi bao nắng mưa sương gió nào ngại chi. Sông nào hát khúc ly bôi. Sông nào bóp chết tim tôi. Hà Nội ơi..”
Rồi thời gian qua đi. Chúng tôi lớn lên ở Sài G̣n ḥa nhập vào một cuộc sống mà giữa người nguyên gốc và di cư đă thành một. Những thập niên 60, 70 với tôi tràn ứ kỷ niệm. Tôi là một người thường nâng niu những kỷ niệm của riêng ḿnh và nghĩ rằng một ngày qua đi là ḿnh đă có thêm một kỷ niệm và gắng làm sao để mỗi kỷ niệm ấy là những rung cảm của đẹp đẽ để ḿnh không hối tiếc là đă làm ra những việc mà sau đó nghĩ lại thấy xấu hổ và lăng quên đi.
Với tôi Hà Nội trong tâm tưởng nhưng Sài G̣n trong thực tế. Từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành bao giờ tôi vẫn là đứa mơ mộng. Kể cả lúc đi lính và lúc bị đi tù cải tạo. Mơ mộng làm tôi tin tưởng vào vận số sẽ tốt của ḿnh. Mơ mộng làm ḿnh thấy sẽ đi xa hơn bay cao hơn. Những buổi trưa , nằm trên băi cỏ xanh trước nhà thờ Ngă Sáu ở cổng trường Chu Văn An dưới tàn cây sao cao vút bềnh bồng những sợi mây xanh da trời phiêu du , đứa học tṛ nhỏ đă mơ nhiều thứ , đă ước nhiều việc và giây phút ấy khi nghĩ lại êm đềm biết bao. Hay những buổi trưa ở trại tù Long Khánh, nằm trên vơng mắc ở hội trường mái tôn oi bức, nghe tiếng c̣i tàu xe lửa rền rĩ, lại mơ đến những ngày tháo cũi sổ lồng, đến lúc mà cơn gió thời thế xoay chiều.
Bao nhiêu năm, chứng kiến nhiều chuyện đổi thay thăng trầm, hiểu được cái bọt bèo nhỏ bé của kiếp nhân sinh, tôi vẫn nghĩ mơ mộng đă làm thành men ủ của văn chương để thơ văn là cây gậy chống để đứng lên sau cơn quỵ ngă. Có một lúc, tôi nghĩ ḿnh sẽ không tồn tại được nếu không có mơ mộng..
Ở Sài g̣n, có lúc tôi cũng nhớ về Hà Nội tha thiết. Và, bây giờ ở Little Sài G̣n, tôi lại nhớ về thành phố mà tôi đă có cả một thời mơ mông khôn nguôi. Cái tâm sự giống như Giả Đảo ấy làm tôi cứ quay nh́n hoài về dĩ văng và có khi thành những câu thơ tuy không bằng thơ “ Độ Tang Càn “ nhưng cũng phần nào ghi chép lại t́nh cảm đằm thắm của ḿnh về một nơi chốn vẫn tồn tại hoài trong trí nhớ.
Nhà thơ Tạ Tỵ, mà ngày giỗ cũng trong tháng tám, 24 tháng 8, khi sinh tiền, lúc hiệp ước Genève vừa kư để chia đôi đất nước đă làm bài thơ để nói lên tâm trạng của một người tha hương nhớ về nơi chốn ḿnh đă sinh ra với tất cả tâm t́nh của một nghệ sĩ yêu đất nước yêu dân tộc. Bài thơ ấy đă được phổ nhạc để thành những vang vọng chắp cánh bay lên tâm sự của một người Hà Nội nhớ về Hà Nội. Ôi, bây giờ , qua những biến thiên dâu biển , người Hà Nội có c̣n là người Hà Nội không , khi những người tứ xứ thuộc giai cấp vô sản ngất ngưởng ngự trị trên 36 phố phường :
“ Tôi đứng bên này vĩ tuyến
thương về 5 cửa ô xưa
Quan Trưởng đêm tàn dẫn lối
Đê cao hun hút Chợ Dừa
Cầu Rền mưa dầm lầy lội
Gió về đă buốt ḷng chưa?
Yên Phụ đôi bờ sóng vỗ Nhị Hà lấp lánh sao thưa
Cấu giấy đường hoa phượng vỹ
Nhớ thương biết mấy cho vừa
Cửa Ô ơi Cửa Ô
5 ngă đường đất nước
trôi từ vạn nẻo sông hồ
nắng mưa bốn hướng đổ vào ḷng Hà Nội
gục đầu nhớ tiếng vơng đưa!
Có biết chăng ai mái tóc bồng bềnh chảy xuôi ư đẹp
Có biết chăng ai, lệ nào ướt đẫm t́nh người
Tê tái tiếng cười
Từng cánh hoa đời khép lại
Thương về 5 cửa ô xưa”
Ôi những địa danh chuyên chở tấm ḷng người Hà Nội. Đất nước phân ly, ḷng người chia biệt , những hồi tưởng là những vọng về của những người vừa đánh mất một điều ǵ yêu quư nhất trong đời. Hà Nội, Sài G̣n, ở đâu hương thơm thành phố cũ, ngơ đường xưa? Ở xứ người, mỗi buổi sáng mù sương trên đường tới sở, có lúc nào ḿnh tưởng sống lại trong cái mùi thơm nồng buổi tinh sương của nơi cố thổ đă xa xôi và mất biệt nào..
Ngày....Tháng
Ngay 8 tháng 8 năm 2008 là ngày khai mạc thế vận hội ở Bắc Kinh.Một thế vận hội gây ra nhiều rắc rối nhất trong lịch sử, khởi từ những cuộc rước đuốc thế vận bị tẩy chay chống đối v́ hành động đàn áp nhân quyền, diệt chủng dân tộc Tây Tạng. Chính quyền Trung Hoa th́ cố chứng minh vị thế cường quốc của ḿnh nên đă có những sửa soạn khá ồn ào như huy động cả ngàn quân nhân để làm sạch những bờ biển bị ô nhiễm cho những thủy đạo đua thuyền buồm hay đóng cửa những nhà máy công nghệ nặng hay xây dựng để bầu trời những nơi thi đấu trong trẻo và ít khói mù hơn. Và hệ thống công an an ninh đă được xử dụng tối đa để tạo một bộ mặt hiền ḥa lương thiện cho một xă hội tốt. Những biện pháp ấy đă tạo thành một trật tự cho một trại tập trung chứ không phải là một đời sống của một xă hội với sinh hoạt b́nh thường..
Một vấn đề bảo đảm cho sự công bằng cho những cuộc thi đấu là việc kiểm soát việc xử dụng các loại kích thích tố của vận động viên. Và có nhiều lực sĩ có thành tích quốc tế với những kỷ lục tạo ra đă bị loại v́ vi phạm những luật cấm. Càng ngày , những kỹ thuật kiểm soát càng chặt chẽ với những phương pháp mới phát minh , chính xác và hữu hiệu. Một phụ nữ Việt Nam sinh trưởng ở Pháp mang tên Pháp là người đă góp công vào công việc ấy. Đó là Caroline Hatton , tác giả của “ The Night Olympic Team” và cuốn truyện thiếu nhi về hai anh em người Việt Nam trong trường học Pháp “ Vero and Philippe”.
Caroline Hatton sinh trưởng trong một gia đ́nh Việt nam ở Normandy, Pháp và lớn lên ở Paris.Lúc gia đ́nh c̣n nghèo, Caroline không có tiền mua sách nên đă mượn sách trong thư viện nhỏ của trường học và hầu như cuốn nào cũng đều đọc qua. Khi ở tuổi lên mười, tỉ lệ trung b́nh đọc một quyển sách lên tới 2.7 lần và cô bắt đầu viết tiểu thuyết như kiểu tự truyện bằng tiếng Pháp ở tuổi c̣n thơ dại. Đó cũng là một khủng khiếp dịu dàng và không có một ngôn ngữ Pháp văn nào tốt để cô tự cứu sống ḿnh, ngoại trừ những câu thơ viết về sâu bọ như con dán.
Ở tuổi 16, tất cả những sách vở cô đọc đều có dạng của ngôn ngữ khoa học thực dụng và cô đă trở lại với lề lối viết của một khoa học gia.Cô tốt nghiệp dược sĩ ở Đại học Paris và tiến sĩ về hóa học tại UCLA và đă trở thành Associate Director của UCLA Olympic Laboratory trong khoảng 15 năm để kiểm nghiệm mức độ xử dụng các chất kích thích của các lực sĩ. Và cô đă không đánh mất đi cái thú viết văn trong thời gian gần đây.Tác phẩm “ The Night Olympic Team” đă mang người đọc đến đằng sau những hoạt động thể thao của thế vận hội mùa đông năm 2002 ở Salt Lake City . Cô viết về những phương cách để khám phá từ pḥng thí nghiệm để ngăn ngừa sự xử dụng trái phép những chất kích thích và được coi là một cách để ngăn ngừa sự gian lận khi các lực sĩ đạt được các thành tích thể thao . Tác phẩm này có thể dùng trong các lớp học để các giáo sư có thể đế cập đến những nhận thức về khoa học và đạo đức mà cô gọi là “ doping in sport”
Với cách diễn tả rơ ràng đơn giản, độc giả dễ dàng hơn trong nhận thức về cách chống sự lạm dụng của thuốc kích thích cho những người đă trưởng thành. Tác giả đă viết “ Tôi viết cuốn sách này để diễn tả cho các độc giả trẻ tuổi cách xử dụng khoa học và sự khó khăn của việc làm ấy thế nào để hoàn tất bởi v́ cái chủ đích tất cả mọi người giúp đỡ một người “
Nhiều người điểm sách như Phillip Hersh của LA Times nhận xét đây là một cái nh́n căn bản và sâu sắc về sự gian lận khi dùng thuốc kích thích của các lực sỹ trong các cuộc thi đấu thể thao , hay Caroline Arnold của đài CBC :” Với sự chỉ dẫn để đánh vần những ngôn từ khó khăn để giải thích những nguyên tắc phức tạp và những hệ luận liên quan, tác giả đă giữ được trong phạm vi một chuyện kể chính nhắm vào những bi thảm chưa khép lại được. Nó giữ cho độc giả nỗi ngạc nhiên khi đọc đến chương sách cuối, Carolinr Hatton giúp chúng hiểu biết về sự cung hiến, niềm ganh đua và những tưởng thưởng của The Night Olympic Team”
Bên cạnh một Caroline Hatton khoa học gia c̣n có một Caroline Hatton nhà văn của tuổi thơ, của “ Vero and Phillipe”. Cuốn tiểu thuyết này đă được liệt vào trong danh sách của Los Angekes Times Children’s Bestseller trong một thời gian khá dài. Tiểu thuyết này viết về sự xung khắc gia đ́nh được chuyển đổi thành tinh thần làm việc đồng đội giữa hai anh em sống trong ảnh hưởng của hai nền văn hóa Việt và Pháp. Hai cô cậu này lớn lên ở thành phố Paris và khi vào trường học đă bị ảnh hưởng thế nào trong đời sống cá nhân về những tập tục, cách suy nghĩ cũng như sự hấp thụ kiến thức.
Với tiêu đề là Sống giữa hai nền văn hóa: một gia
đ́nh Việt Nam ở Pháp “, Allison Martin đă phỏng vấn tác giả “ Vero and Philippe”
với nhiều câu hỏi lư thú:
”Câu hỏi : cảm hứng nào khiến cho cô viết “ Vero and Philippe”?
Caroline Hatton: trở lại thời kỳ khi xuất bản một cuốn sách là giấc mộng của tôi, rôi viết về thời thơ ấu trong những ngày ở trường học Paris và những hồi ức ấy được gửi tới một tạp chí chuyên đề về thiếu nhi Criket. Ban biên tập khá thích thú về đề tài này và họ đề nghị tôi viết thành sách.Và tôi đă viết mà tất cả câu chuyện với những chi tiết đặt căn bản trong sự trung thực của đời sống tôi. Tôi đă dùng kư ức ấu thơ ấy để làm để làm gốc rễ cho tiểu thuyết của tôi, dù có lúc thích thú tô điểm hoặc sửa chữa thêmà có khi tôi bị lẫm lộn và gặp nhiều khó khăn như một đứa trẻ đang trưởng thành, nhưng đó chính là điều tạo thành sự hăng say để viết được một câu chuyện lư thú.
Câu hỏi: một trong những chủ đề của tác phẩm là sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt Pháp trong gia đ́nh. Vậy cô có thể trao đổi với độc giả một vài biểu hiện trong tiểu thuyết của cô?
Caroline Hatton: Sự trộn lẫn văn hóa trong đời sống gia đ́nh của Vero và Philippe cũng chính là của gia đ́nh tôi , một cuộc đan kết tốt đẹp. Ở thế hệ của những người Việt nam ở thế hệ đầu như cha mẹ của Vero , Philippe hoặc tôi đă thụ hưởng nguyên vẹn cả hai nền văn hóa Pháp Việt.Bởi v́ khi họ là học tṛ Việt nam là thuộc địa của Pháp mang tên là Đông Dương. Một người mẹ Việt Nam định cư ở Pháp có thể đă nấu ăn cho gia đ́nh những món ăn quen thuộc như phở, nấu bằng bánh phở và thịt ḅ, một món ăn rất khoái khẩu của người miền Bắc Việt Nam. Cũng có thể ba mẹ này nấu ăn những món Pháp như pastries nhưng họa hoằn hơn chỉ vào ngày chủ nhật theo cung cách đời sống Pháp.
Cuộc sống gia đ́nh giữa hai nền văn hóa ấy đă nảy ra nhiều ư nghĩ hiện thực. Một vài kinh nghiệm của Vero, như nuôi một con ốc trong nhà , chi tiết ấy tưởng như vu vơ nhưng lại biểu hiện sâu sắc như là một tiểu vũ trụ; trẻ con ở bất cứ một xứ sở nào mà không muốn có con vật để nuôi với bất cứ cái ǵ mà có thể chiếm hữu được. Ở những trái ngược, những lời nói bắt buộc mà nó bị nghe nhiều hơn là những điều nó thích thú như - giơ hai tay, nghiêng đầu chào, nói những lời đăi bôi lịch sự là thuần túy Việt Nam. Không có thói quen nào có thể chỉ định là ảnh hưởng của bên này hay bên kia. Như tôi không biết rằng tập tục bẻ trái chuối làm đôi trước khi ăn là phong tục Việt Nam hay Pháp. Có thể đó là những việc mà đích thực Vero hoặc tôi đă làm. Là một đứa trẻ Pháp gốc Việt , tôi hiếm khi thấy ngướ Á Châu rời bỏ khuôn khổ gia đ́nh một cách bất thường ngoại trừ tôi nh́n tôi trong gương kính và ngưng ngay những ư nghĩ trên, hầu như tôi đă hoàn toàn quên đi những khác biệt mà tôi vừa thấy.
Hai nền văn hóa có những liên quan sâu sắc ví Việt Nam là cựu thuộc địa của Pháp được gọi là Đông Dương, nhưng nhiều hơn thế nữa, trong hỗ tương sinh động, sức hấp dẫn cũng như lối h́nh thành của từng cá nhân. Và đó chính là những thành phẩm rơ ràng của sự giao thoa giữa hai nền văn hóa.một món ăn đặc sản khoái khẩu của người Việt Nam là pâté chaud, một tổng hợp của món pastries của Pháp với thit băm được ướp bằng nước mắm , một thứ nước chấm thượng hạng của người Việt Nam.
Một thức uống khác ngon lành của người Việt miền Nam , có hương vị nhiệt đới và tươi mát hơn là trộn lẫn expresso với đá cục và sữa đặc có đường, và sau cùng được mệnh danh là thức uống Việt Nam được làm bởi người Pháp. Không đơn thuần là Việt Nam hay Pháp, đó là những thành phẩm của sự pha trộn văn hóa O.K. như thế là bạn bắt tôi suy nghĩ bằng bao tử. Nói bằng ngôn ngữ của dạ dày, như một đứa trẻ, tôi đă hiểu được tiếng kêu đầy yêu thương của người me: “Ăn! măm măm..” với đứa con.lớn lên , tôi đă khám phá rằng tiếng kêu ấy cũng y hệt của bà mẹ Crotia hàng xóm, hay bà mẹ Do Thái, hay bà d́ Armenian, hay những người bạn Ai Cập, hoặc bà mẹ Ghana. Tất cả là ngôn ngữ của những hiền mẫu quốc tế
Câu hỏi: truyền thống văn hóa Việt nào vẫn c̣n tiếp tục tồn tại trong đời sồng gia đ́nh của người Pháp gốc Việt?
Caroline Hatton: Ngày lễ quan trọng nhất của người Việt nam là ngày tết nguyên đán, ngày đầu tiên của năm âm lịch. Cũng giống y như ngày đầu năm của người Trung Hoa nhưng người Việt nam gọi bằng danh tính khác , dĩ nhiên. Ở những gia đ́nh Pháp gốc Việt ở thập niên 1960 có thể đón chào ngày Tết ây hoặc đôi khi quên đi nhưng thường thường đón ngày đầu năm theo phong tục dân tộc khi những đứa bé ở tuổi tám , mười hoặc mười hai, sau khi cha mẹ của chúng đă có những năm tháng đầu tiên hội nhập vào đời sống của xă hôi Pháp, hoặc là những mỹ tục của người Á Châu bắt đầu được đón nhận ở Paris.
Vero và Philippe đă có nhiều lần đón xuân kể cả việc những cây đào và những bụi hoa cúc nở rộ chung quanh chúng cư, là thời khắc để tưởng nhớ đến tổ tiên và những người đă chết, làm cỗ tết và những chúc tụng đầu năm với tiền mừng tuổi mang lại may mắn và xem những chương tŕnh đón xuân đặc biệt phong vị Việt Nam của những card games.
Là trẻ con vào những năm của thập niên 1960 ở Pháp, Vero và Philippe có thể nh́n thấy những phong tục được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ kia.Khi ông bà tôi đến thăm từ miền Nam Việt Nam, bà tôi mỗi ngày luôn luôn mặc bộ quần áo truyền thống với áo dài phủ quần , mái tóc dài dược vấn lại bằng khăn nhung trên đầu, và nụ cười đen bóng, răng của bà được nhuộm đen nhánh là một cách làm đẹp của phụ nữ miền Bắc Việt Nam vào thập niên 1920. Bà không bao giờ mặc âu phục. C̣n mẹ tôi th́ trái ngược lại, bà chỉ ăn mặc theo truyền thống Việt Nam như thế trong lễ cưới hoặc những ngày đón xuân ăn tết c̣n những ngày thường th́ hầu như không. Bà của Vero có thể chỉ mặc âu phục đặc biệt khi đi làm việc ở Việt Nam, nhưng ở những đoạn văn Pháp ngữ th́ là thời gian trước khi về hưu.
Đôi khi cha mẹ của Vero và Philippe đón ngày lễ Tết nhưng hai đứa con th́ không khi chúng lớn lên. Thảng hoặc Philippe bắt đầu phong tục đón xuân mừng tết nhưng Vero th́ không . Dù cùng tông tộc , cùng là thành viên của một gia đ́nh nhưng đời sống và phong tục nhiều khi cũng khác biệt.
Bên cạnh những món ăn, những ngôn ngữ, những ca khúc âm nhạc, những điệu khiêu vũ nhảy múa, mọi h́nh htức văn hóa đă là thành phần của niềm mong ước chung chấp nhận vị trí của từng cá nhân trong gia đ́nh, trong cộng đồng và trong xă hội của họ. Cái ấn tượng sâu đậm nhất của tôi về văn hóa Việt Nam là những hoài vọng được đề cao với sự chú tâm lớn là vâng lời cha mẹ và sự chú tâm nhỏ hơn là tính độc lập. Đó là những ư tưởng của bậc làm cha mẹ luôn luôn tạo tính tốt cho con trẻ ở mọi lứa tuổi.
Bởi v́ khi tôi nh́n ngắm một người Việt Nam, không có điều ǵ làm tôi tự động thông hiểu về văn hóa dân tộc tôi. Sở dĩ như thế là v́ khi tôi c̣n là đứa trẻ , tôi không quen biết nhiều người Việt Nam khác và nếu gặp th́ cha mẹ tôi cũng không nói rơ về nguồn gốc của họ như thế nào. Và trong gia đ́nh cha mẹ tôi cũng không nói rơ thế nào là truyền thống là phong tục của đất nước tôi.Khi t́m kiếm những chi tiết về Việt Nam tôi t́m kiếm câu giải đáp từ thư viện hoặc trên những web-site , hoặc hỏi để t́m hiểu với những người Việt khác hay cật vấn những người hiểu biết về văn hóa Việt ( đôi lúc không để ư đến căn bản luận lư của họ).Có lúc tôi đă phải than rằng” Tôi chẳng hiểu ǵ cả!”
Hiếm khi có sự giả bộ làm ra vẻ nguyên thủy hay hoàn hảo là người Việt Nam, tôi thu nhận được sự khác biệt phong phú của những mảnh văn hóa Việt , Pháp, và Hoa Kỳ từ những kinh nghiệm sống cá nhân của ḿnh. Tôi thích thú với việc hoàn toàn tự do chọn lấy tất cả những vấn đề làm cho tôi thích thú từ những nền văn hóa khác nhau ấy.
Câu hỏi: Cô có gợi ư nào cho những cha mẹ nuôi ở Hoa Kỳ, Pháp và những quốc gia khác, khi họ nuôi nấng những đứa con nuôi từ Việt Nam?
Caroline Hutton: Một kinh nghiệm tôi có thể trao đổi là những đứa con nuôi phải đối diện với khi lớn lên là sự ḥa nhập với người khác.Có nhiều người khi nh́n một đứa trẻ Việt Nam thường có khuynh hướng rằng chúng phải hiểu biết thật nhiều về văn hóa Việt Nam. Thực ra th́ cũng có nhiều đứa trẻ có hiểu biết về nền văn hóa ấy v́ chúng thích thú hoặc chọn lựa.Nhưng cũng có những đứa trẻ khác th́ ngược lại, chúng có thể là học sinh của trường học Hy Lạp, AÔi Nhĩ lan hoặc những trường của nền văn hóa của cha mẹ nuôi chúng.Đó là một điều tôi quan tâm bởi v́ chuyện đó đă xảy ra với cá nhân tôi.Tôi đă tự ḿnh áp đặt những giả dụ về người khác. Bây giờ tuổi tôi đă lớn và tôi có hiểu biết đứng đắn hơn. Trong tuổi giữa hai mươi tôi có đến dự một buổi tiệc hưa hôn của người bạn đồng song. Cô ấy là một người Mỹ gốc Nhật Bản.Thế mà người mẹ cô ta lại làm món ăn baklava của người Hy Lạp.Tôi phân vân tại sao mẹ cô là người nhật bản lại làm món ăn của người Hy Lạp. Hay lààNhưng kết cuộc rơ ràng , bà mẹ ấy là người Nhật Bản và bà yêu thích nấu ăn . Và chỉ có vậy thôi.Tôi đă giả dụ không chính xác.
Cách hành xử tốt nhất để trả lời giản dị và thành thật là cung cấp cho mọi người những yếu tố mà họ phải t́m kiếm để hiểu biết về chúng ta. Vậy những chi tiết nào mà họ cần để có thể hiểu biết chúng ta một cách chính xác?chính là phải mô tả cho họ người Việt nam là thế nào , chúng ta là ai , và chúng ta đă có khuôn dáng như thế nào và niềm hănh diện ra sao.
Rất nhiều người rất thích thú với văn hóa Việt Nam. Tôi đă cảm nhận được những điều ấy và đă thành một lưu tâm khi viết truyện về trẻ thơ. Nó cung cấp cho chúng ta những điều mà chúng ta phải mang đến cho độc giả, cho quần chúng và cả niềm thích thú. Nó đă thành một lời xin lỗi khi nâng cao sự hiểu biết về một nền văn hóa khác.”
Một phụ nữ Việt Nam dù mang tính danh ngoại quốc nhưng trong văn chương đă có nhiều nỗi niềm ấp ủ về quê hương và lúc nào cũng nghĩ ḿnh có nguồn gốc là người Việt Nam dù sinh ra ở đất nước người. Với một tác phẩm như “ Vero and Philippe”, ít ra cũng là một cách thế không quên nguồn cội của ḿnh.
Ngày ...Tháng..
Tháng 8 , đọc “ August 1914”. Một tác phẩm của Alexandr Solzhenitsyn, nhà văn đoạt giải Nobel văn chương năm 1970.
Tại sao tôi lại đọc cuốn sách này, có phải là v́ thời tiết của tháng 8 làm tôi dễ dàng có những liên tưởng về lịch sử? Cũng không hẳn vậy , chỉ là một t́nh cờ. Một buổi chiều tháng 8, với tay lên kệ sách và đọc. Tác phẩm của Solzhenitsyn thường viết ở trong trạng thái cực độ, từ ở trong trại tù , đến vùng lưu đầy tập trung hoặc nơi chiến trường mịt mù bom đạn.Những tác phẩm như “ One day in the life of Ivan Denissovitch”, “ The Goulag Archipelago”, “ Cancer ward”, “ The First Circle” đă làm cho ông được nhiều người ngưỡng mộ . C̣n “ August 1914” là một tác phẩm dung hợp giữa sự thực và hư cấu mà ở trong đó Solzhenitsyn tạo dựng lịch sử theo cảm quan của ḿnh.” August 1914” viết về một trân đánh giữa quân đội của đế quốc Nga và quân Đức . Trận đánh ấy trong lịch sử Nga được gọi là trận đánh ở hồ Masurian hay trong lịch sử Đức là trận đánh ở Tannenberg. Cuộc chiến này là một thất bại cay đắng cho đế quốc Nga và Solzhenitsyn đă mô tả với những nhân vật có thực trong lịch sử hoặc chỉ có trong hư cấu. Với bút pháp của lối kể chuyện linh động để có một cái nh́n xuyên suốt qua lịch sử, tác giả đă làm nổi bật lên cái tính anh hùng của những người chiến sĩ b́nh thường và lại làm nổi bật lên sự bất tài và khiếp nhựợc của các tướng lănh Nga.
“ August 1914 “ là cuốn đầu tiên của bộ sách bô ba The Red Wheel, hai cuốn kế tiếp là “ November 1916 “ và “ October 1918” , vẽ lại một thời kỳ đầy biến đông của lịch sử nước Nga và muốn đề cập đến sự chiếm quyền của lực lượng những người Bolchevik.
Với bản in mới nhất năm 1984 khi Solxhenitsyn là người thường trú ở Hoa kỳ ông đă có thời giờ để viết thêm và phát triển tác phẩm này. Từ sách vở nghiên cứu ở Hoover Institution ông viết thêm một chương về Vladimir Lenin và in riêng biệt trong sách với tiêu đề là “Lenin in Zurich” và những chương sách khác viết về cuộc ám sát thủ tướng Pyorr Stolypin, với cả những chứng liệu từ kẻ sát nhân, Dmitri Bogrov và t́m hiểu sự nhúng tay của mật vụ Tsarist Secret Police trong việc triệt hạ một lănh tụ chính trị có khuynh hướng muốn thay đổi trong việc điều hành quốc gia.
Tác giả “ August 1914” đă áp dụng nhiều kỹ thuật để linh động hóa những sự kiện với khung cảnh từ mặt trận sôi động trực tiếp ở chiến trường đến nơi hậu cứ của các bộ chỉ huy đầu năo của chiến dịch. Luôn luôn thay đổi , từ phác họa nhân vật đến những hoạt động kèm theo. Có cả một chương sách để chú trọng trong việc mô tả tướng Samsonov th́ cũng tiếp theo là một chương vẽ lại chân dung một sĩ quan đảm lược là Vorotyntev, và tiếp theo là kể về những người lính của tiểu đoàn Lenartovich.
Khi câu chuyện kể được xoay quanh cuộc ám sát Stolypin, Solzhenitsyn đă nghiên cứu kỹ càng từng chi tiết của người bị ám sát, kẻ ám sát và người chủ mưu trong một đế chế rệu ră để sửa soạn cho những cuộc nổi dậy cướp chính quyền vào năm 1917 và 1918.Tác giả đă hư cấu hóa lịch sử với ư định tạo thành một luận lư để giải thích cho sự h́nh thành và phát triển của chủ nghĩa Cộng sản mà sau này Lenin đă tạo thành một chủ thuyết để cai trị nước Nga xô viết.Trong tiểu thuyết bộ ba này, Solzhenitsyn đă làm nổi bật lên chất nhân bản, dù ở phương diện quân sự và chính trị. Ông có chủ đích ca tụng những người lính ở tuyến đầu mà nguồn gốc của họ là nông dân, công nhân, thư kư, thày giáo, Họ chiến đấu hăng say, xả thân v́ đất nước trong khi những tướng tá lại đớn hèn, bất tài, như Samsonov đă không đủ khả năng để chỉ huy và rốt cuộc là một cái chết nhục nhă.
Sự can đảm của những người lính thường phát sinh từ t́nh chiến hữu , yêu gia đ́nh, tin tưởng vào tôn giáo và yêu đất nước hơn chính bản thân , họ là những anh hùng vô danh của thời chiến.
Solzhenitsyn cũng đă làm rơ ràng nguyên nhân thất trận của quân Nga. Không được sử soạn kỹ càng từ chiến lược đến chiến thuật, lại nghèo nàn phương tiện chiến tranh, dụng cụ truyền tin lạc hậu, chỉ huy yếu kém th́ thất bại là chuyện đương nhiên.
Tác giả đă chú trọng nhiều hơn đến những chi tiết từ bộ chỉ huy quân đoàn để mong làm rơ ràng hơn những hỏa mù chiến tranh hơn là kể chuyện ở ngay tiền tuyến của chiến trường.. Tương phản với tư lệnh quân đoàn thứ hai là tướng Samsonov là viên sĩ quan trong ban tham mưu Vorotyntsev, một anh hùng người đă cưỡng lại lệnh của cấp chỉ huy để mong thay đổi t́nh h́nh và khi cần thiết th́ can đảm nói lên sự thực khi mọi việc đă xong đă hết.
Có người đă nói thủy tổ của “ August, 1914” của Solzhenitsyn là “ War and Peace “ của Tolstoy. Cũng là sự phối hợp giữa hư cấu và sự thực của lịch sử. Tolstoy th́ mô tả cuộc xâm chiếm của Napoleon vào nước Nga năm 1812 c̣n Solzhenitsyn th́ tả lại cuộc hciến vào năm mà mầm mống lụn ră đă thấy ở đế quốc Nga.
Ông muốn chứng minh rằng sự hiện hữu của Cộng sản là một tai nạn lịch sử chứ không phải là định mệnh cần thiết để làm thay đổi nó .Tolstoy cũng viết rằng những biến cố làm thay đổi lịch sử không phải chỉ là đơn thuần của một vài khuôn mặt quyền lực quyết định mà c̣n là những ư định của hàng ngàn hàng vạn người dân thường góp lại biến thành động lực thúc đẩy cách mạng.
Viết tiểu thuyết bộ ba” The Red Wheel” gồm : “August 1914” , “ November 1916” và “ October 1918”, Solzhenitsyn có ư định muốn đi ngược lại lịch sử để vẽ lại một thời thế đặc biệt của nước Nga. Tiểu thuyết này đă được Nina Krushcheva trong tạp chí The Nation mệnh danh” những bi thảm mới thông dịch từ ngôn ngữ lịch sử”.
Solzhenitsyn đă áp dụng một kỹ thuật khá độc đáo trong khi dựng truyện . Không có nhân vật nào chính mà nhiều người và nhiều chuyện được tŕnh bày tất cả như những màn tŕnh diễn linh động dưới tay người kể chuyện.
Ông đă nói về phướng pháp ấy như sau:”Theo tôi không có nhân vật chính.Trong một tác phẩm chỉ có duy nhất một nhân vật của truyện chính là nhà văn. Dù muốn dù không, nhân vật ấy ngự trị và chiếm hữu một vị trí quá rộng và vẫn là sự chú tâm của người viết. Vây tôi quan niệm rằng sẽ không có nhân vật chính. Mọi nhân vật , dù lớn hay nhỏ, đều được coi là chính, và được coi như chủ động mọi hành động mọi sự kiện liên quan đến.Trong khi người viết chủ động sắp xếp để tất cả phải chịu một trách nhiệm và vị trí đồng đêu để hiểu rơ tất cả những tính chất riêng biệt để tạo sự tương quan và mạch lạc cho truyện. Tuy nhiên, một điều cần lưu tâm là không bao giờ được để trí tưởng tượng kéo người viết và nhân vật đi quá xa.Ở “ August 1914” có nhiều nhân vật chính, kể về nhiều người nhiều việc. Mỗi nhân vật , một vai tṛ , trong phạm vi và môi trường , nối tiếp nhau , liên kết nhau, trang nối trang, chương tiếp chương, để xuyên suốt dệt lại một cảnh tượng lớn mà ở đó mỗi nhân vật đều có vị trí chủ yếu, có thể gọi là chính cho một tiểu thuyết dài đầy biến động."
Tháng tám đọc Solzhenitsyn với quyển sách đúng thời điểm của nó. “August 1914”. Không phải v́ tác giả là một nhà văn Nga nổi tiếng , đoạt giải Nobel văn chương. Không phải V̀ Solzhenitsyn là một nhà văn bị trục xuất khỏi đất nước sống lưu vong ở Hoa Kỳ nay trở về sống ở quê nhà. Mà cũng không phải tự nhiên tôi thích thú với những truyện chiến tranh những cảm giác mạnh của một thời khói lửa.
Mà chỉ v́ , đọc “ August 1914 “ tôi lại chạnh nhớ lại những gương hy sinh cuả những chiến hữu tôi , của bạn bè tôi trong cuộc chiến vừa qua. Họ là những anh hùng tuy họ là những anh khinh binh đi đầu , hay là anh trung đội trưởng trẻ , hay là những phi công vùng vẫy trời cao hoặc những thủy thủ mịt mù sông nước .Thật là bất công nếu nói rằng tất cả mọi người từ trên xuống dưới từ ông đại tướng rực rỡ mặt trời đến anh binh nh́ cấp thấp nhất của quân đội khi thất trận mất nước đều có tội . Không , những người anh hùng vô danh ấy có thể đánh đồng được với những chính khách xôi thịt bất tài, những tướng tá lem nhem hèn kém , những tẩu tướng bỏ lính bỏ quân.Cũng như khi đọc xong ‘ August 1914 “ đâu có ai coi anh đại tướng hèn kém chết dấm chết dúi đớn hèn Samsonov với người sĩ quan anh hùngVorotyntev....
Đôi Ḍng Nhận Định (TBCN480) Kim Âu
Hội Nhập Văn Học Nguyễn Mạnh Trinh
Chính Nghĩa Là Của Chúng Ta Kim Âu
Chính Khứa Nhà Quàn Kim Âu
Không Dùng Chữ Của Việt Cộng Trần Thanh
Sự Thật Về Hoàng Minh Chính Việt Thường
Những Tṛ Bịp Của Việt Gian Cộng Sản Trần Thanh
Tại Sao VT Chống Little Saigon Châu Lan Nguyễn Thị Linh
Kư Sinh Trùng : Trịnh Công Sơn BB&Liêm
Chuyện Văn Cùng Sách Vở Nguyễn Mạnh Trinh
Một Chủ Nhật Khác Nguyễn Mạnh Trinh
TCS:Linh Hồn Lấp Lửng Việt Hải
Ngàn Năm Bia Miệng Duyên Lăng Hà Tiến Nhất
Lại Một Tṛ Lưu Manh Nữa Của Bùi Tín Trần Thanh
Chu Tât Tiến: Nhiệt T́nh+Ngu Dốt= Chống Người Quốc Gia Nam Nhân
Vài Nhận Xét Về Trung Tâm Băng Nhạc Asia Trần Thanh
Chiến Lược Đồng Hóa Lê Hùng Bruxelles
Hồ Hữu Tường Nguyễn Mạnh Trinh
Màu Tím Hoa Sim Nguyễn Mạnh Trinh
Người Bị Treo Bút Trong Chế Độ Đỏ Nguyễn Mạnh Trinh
Chữ Chưa Thâm Thuư Trương Minh Ḥa
Im Lặng Của Biển Cả Trần Văn Tích
Kịch Lói Của Băng Đảng Phở Ḅ Việt Tân Trương Minh Ḥa
Không Thể Có Hai Ngọn Cờ Tại Hải Ngọai Đào Văn B́nh
Xin Đừng Nhập Nhằng Về Hai Lá Cờ Đỗ Văn Phúc
Cá Mè Một Lứa Kim Âu
Đối Thoại Với Ông Hiếu Kim Âu
Loá Rắn Độc Kim Âu
Những Tṛ Hí Lộng (456) Kim Âu
Quyền Tự Do Báo Chí : Ông Nguyễn Kinh Luân Dạy Dỗ Tuyết Mai:
Đoàn Kết Hay Đoạn Kết (454) Kim Âu
Bao Giờ Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Mới Đủ Dũng Khí Để Sống Tự Do Kim Âu
Hiểm Họa Trước Mắt Kim Âu
Đôi Ḍng Nhận Định Kim Âu
Màn Kịch Vụng Về
Việt Tân Hành Hung & Hăm Dọa Nhà Báo Phạm Thanh Phương, Úc Châu.
Những nhà tù bí mật của CIA và chính sách tra khảo tù nhân của Hoa Kỳ
Chính sách ngoại giao hụt hẫng của Hoa Kỳ trong ḷ lửa Trung Đông
Liệu cuộc chiến tại Iraq giúp bảo vệ được an ninh tại nội địa Hoa Kỳ?
Phân Định Chính Tà Kim Âu
Tiếng Nói Công Lư Kim Âu
Tám Năm Một Thoáng Kim Âu
Tâm Bút San Jose Kim Âu
Không Thể Nào Quên Kim Âu
Miami Kim Âu
Phản Bội Kim Âu
Oplan 21 Kim Âu
Càn Khôn Đă Chuyển Kim Âu
Sự Thật Khách Quan Kim Âu
Thẩm Phán Ngu Đần Kim Âu
Hồi Chuông Báo Tử I Kim Âu
Hồi Chuông Báo Tử II Kim Âu
Hồi Chuông Báo Tử III Kim Âu
Hồi Chuông Báo Tử IV Kim Âu
Hư Danh - Hư Cấu Kim Âu
|
||||
|
|
|
||