TẠP GHI VĂN NGHỆ.

 

 

Kim Lân,

người bị treo bút

trong chế độ đỏ

 

 

 

 

 

 

Có một người đă hỏi nhà văn Kim Lân:” Ông không viết văn lâu rồi nhưng những ǵ ông viết của mấy chục năm về trước vẫn được không ít độc giả t́m đọc với những lư do khác nhau. Sao ông lại im lặng mấy chục năm nayvà im lặng đếnn hết cuộc đời?”

Nhà văn Kim Lân đă trả lời , chân thực , chua chát:

“ Có nhiều lư do khiến tôi im lặng. Có những điều tôi muốn viết nhưng ngại nên không viết ra được, không vượt qua được ngưỡng cửa của chính ḿnh. V́ sự im lặng ấy mà giờ đây tôi cũng im lặng không viết ra.

Cái mốc tôi ngưng viết văn là từ khi truyện Con Chó Xấu Xí ra đời. Khi người ta đă nhận ḿnh là Con Chó Xấu Xí th́ biết làm ǵ nữa đây. Đôi khi tôi viết về một người bạn văn chương nào đó đă khuất. Đó là những ḍng của người c̣n sống trên dương gian nhớ người đă vắng bóng.

Truyện ngắn cuối cùng trong đời , tôi đă chuẩn bị đầy dủ nhưng rồi lại không viết!”

Và ông nói sơ lược về truyện ngắn cuối đời ấy, b́nh thản nhưng chứa một thông điệp nào của những điều khó nói”

“Truyện này đại khái là về một người đàn ông câm. Ông câm này nuôi một con chóTất cả những người chung quanh anh ta chẳng hiểu anh ta nói ǵ nghĩ ǵ kể cả mẹ của anh. Chỉ có con chó hiểu được anh. Cả hai đều không nói được cái tiếng mà người quanh họ đă nói.

Khi người ta mở chiến dịch giết chó, con chó của người này bị đuổi bắt. Nó chạy đến mép rừng. Chỉ dăm bước nữa là nó thoát chết. Đúng lúc đóngười câm cất tiếng kêu như một tiếng tru. Con chó dừng lại.Nó quay lại và bị giết chết. Nó không thể bỏ đi trước tiếng kêu đau khổ của bạn ḿnh”

Sẽ có người trong nước kêu lên rằng viết như vậy là thú vật hóa loài người như của một cây bút “ quốc doanh” nào đó kết tội tiểu thuyết của Dương Nghiễm Mậu.V à Kim Lân cũng đă tiên đoán trước nên không viết. Nhưng thử hỏi , người đă mang cái nghiệp văn chương mà tự ḿnh treo bút th́ năo nề đến bực nào. Cứ âm thầm suy tư , cứ âm thầm nuôi trong ḷng những điều muốn ngỏ mà không ngỏ được.

Kim Lân , cho đến cuối đời . Viết , để rồi bị phê phán , bị kiểm thảo , tác phẩm bị vùi dập th́ viết làm chi à

TRước khi mất hai tháng , nhà văn Kim Lân có nói đến trường hợp sáng tác của ḿnh:
” Tôi viết Con Chó Xấu Xí là viết sau khi xảy ra chuyện Nhân Văn Giai Phẩm.Tuy tôi không bị liệt vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm nhưng lúc bấy giờ người ta lại xướng ra việc đấu tranh với Nhân Văn Giai Phẩm trong đó có 5 người không tham gia đamj Nhân văn Giai Phẩm gồm có Nguyễn Huy Tưởng , Nguyễn Tuân , Tô Hoài, Nguyên Hồng và tôi. Chúng tôi không tham gia hội họp, không viết bài “ đánh”.. v́ chúng tôi cho rằng đó là anh em ḿnh cả,Chúng tôi chỉ muốn nếu thật sự họ sai th́ phải thuyết phục họ, v́ tất cả đều mới ở trong kháng chiến mà ra cả( Hoàng Cầm , Trần Dần, Hoàng Tích Linh, Lê Đạtà) . Nhưng chính v́ không tham gianên người ta cũng ghét chúng tôi.”

Sau một thời kỳ dài bị phê phán , Văn Nghệ Trẻ đăng lại truyện ngắn “ Con Chó Xấu Xí “ của Kim Lân. Đọc lời b́nh của Bảo Ninh, tự nhiên tôi muốn đọc lại một truyện ngắn đă gây ra nhiều rắc rối cho tác giả và cũng là một chuyện chứng minh rằng có những điều mà ở thời buổi ấy thật b́nh thường , xảy ra hàng ngày th́ về sau lại rất lạ lùng tưởng chuyện xảy ra một nơi chốn nào khác như trên cung trăng chẳng hạnàThời nào có đặc thù riêng của thời ấy. Trên mọi phương diện khác , các sự kiện có thể bị bôi xóa đi. Nhưng, ở văn chương th́ không như vậy. Những sự kiện đă được ghi chép , không bị xóa nḥa mà trái lại c̣n là những chứng tích cho một thời.Mà , những chứng tích ấy, càng về sau , lại càng làm rơ nét hơn một xă hội, một thời thế nữaà

Viết về Kim Lân, Xuân Sách trong “ Chân Dung Nhà Văn ” đă phác họa như sau :

“ Nên danh nên giá ở làng

chết v́ ông lăo bên hàng xóm kia

làm thân con chó xá ǵ

phận đành xấu xí cũng v́ miếng ăn”

Tác phẩm của Kim Lân có hai tập truyện ngắn : Nên Vợ Nên Chồng và Con Chó Xấu Xí. Trong tập “ Nên Vợ Nên Chồng” có truyện “ Ông Lăo Hàng Xóm” một truyện mà Xuân Sách đă hạ một câu thật tuyệt” chết v́ ông lăo bên hàng xóm kia“Nhân vật của truyện là một ông lăo , tuy muốn sống một đời b́nh thường nhưng lại mang nặng vết thương cải cách ruộng đất. Với tâm cảm ấy ông nh́n hàng xóm làng mạc khác hẳn thuở xưa. Cái t́nh lân lư tương thân tương trợ ngày trước đă hết, mà thay vào đó là sự ngờ vực của những người đă trải qua những thay đổi của nhân tâm , của tâm lư những con chim bị tên nh́n cây cong tưởng cây cung nhắm bắn. Truyện ấy c̣n có một nhân vật khác , cô đội trưởng đội cải cách non choẹt đă từng làm chánh án những buổi đấu tố và xử tử biết bao nhiêu địa chủ trong vùng. Ông tả lại cái hoạt cảnh cô đội trưởng tập lái xe đạp, một chiến lợi phẩm tịch thu được của một gia đ́nh địa chủ, ở sân đ́nh, với tất cả sự mỉa mai và trào lộng :” Cô đội trưởng lùn tè tè, hai bàn chân không đạp tới pê-đanà cặp mông mập xoắn lấy chiếc yên xe khi chân cô đạp lên đạp xuống..”. Nhân vật cốt cán , là chủ lực của chế độ mà mô tả như thế th́ làm sao những quan cán bộ “ lănh đạo “ văn hóa như Trường Chinh , Tố Hữu, .. chấp nhận cho được . Thế là, sách in ra , bị tịch thu . Nhưng, mọi chuyện đă muộn , mọi người đă đọc, và , trong sổ đen công an văn hóa, Kim Lân bị ghi thêm một điểm xấuà.

Trong lời b́nh của Bảo Ninh, viết sau hơn bốn chục năm tập truyện ngắn “ Con Chó Xấu Xí “ ra đời, tôi thấy h́nh như tác giả Nỗi Buồn Chiến Tranh muốn diễn tả một tâm tư nào, có khác với thời ấy nhưng cũng giống với thời ấy. Tuy bây giờ, là thời của đổi mới , cũng như có một thời là “ sửa sai”. “Đổi “hay” sửa “, có làm mất đi được cái chất phi nhân vong thân không? Bảo Ninh viết:

“ Con Chó Xấu Xí hồi mời ra đời bị phê dữ lắm. Cụ thể bị phán những ǵ qui kết ra làm sao chẳng ai c̣n nhớ, chỉ nhớ là rất kịch liệt. Cái thời đến lạ. Độc giả thời nay chịu không hiểu được.

Đành rằng ở ta, và có lẽ chẳng riêng ǵ ở ta, cái sự truyện ngắn mà lại lấy loài vật, nào hợi , nào sửu , nào thân nào tuất ra làm “ nhân vật “ thể nào tác giả cũng phải chuốc lấy phiền toái, song trong Con Chó Xấu Xí th́ quả thật đọc kỹ và soi măi vẫn không thể lọc ra một đoạn một câu một chữ có thể làm cho thiên hạ chạnh ḷng. Vậy màà

Hay là bởi v́ ở “ con Mực nhà ta”, ở cái con êu êu thảm hại này với sự xấu xí phát ghê, sự thống khổ bi hài, và nhất là với sự tận nghĩa kinh hồn, mù ḷa và điên dại của nó, có toát lên một cái ǵ đặc biệt con người chăng?ít nhất là so với vợ chồng Nhược Dự?”

Không phải như Bảo Ninh viết: “ Cái thời đến lạ . Độc giả thời nay chịu không hiểu được “ đâu. Mà tôi nghĩ. Bảo Ninh biết thừa ra đấy. Bởi, thời trước với thời bây giờ có ǵ xa lạ với nhau đâu.Dù đă đổi mới, dù đă bị áp lực của cả thế giới để buộc phải cải tổ. Tôi nghĩ , về phương diện văn học, cái giây buộc trói vẫn c̣n chứ không phải đă cởi ra với nhà văn như tổng bí thư đảng Nguyễn Văn Linh đă tuyên bố. Hồi trước đă có nhiều vụ án văn tự như những nhà văn trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm hay nhóm nhà văn trí thức bị chụp tội “ xét lại “.Th́ bây giờ , cũng có nhiều nhà văn nhà thơ bị truy bức bị đày ải bị treo bút bị theo dơi bị làm những công việc không liên quan đến chữ nghĩa.

C̣n nhân vật vợ chồng Nhược Dự trong Con Chó Xấu Xí là hai nhân vật mà tác gỉa cố ư phác họa cho một đại diện của giời trí thức tiểu tư sản với tất cả những tật xấu gán cho. ƠƯ một cực độ , ông cho thấy chủ tâm muốn so sánh nhân vật này với con chó xấu xí kia. Cũng cùng vô dụng, cũng cùng có bộ dạng không giống ai , cũng cùng bị những người chung quanh khinh ghét:

“ Trước ngày, Nhược Dư cũng có viết văn. Anh ta viết những truyện “ái t́nh” lâm ly, sướt mướt với một thứ văn chương uốn éo quen thuộc rẻ tiền. Anh ta làm văn chẳng khác ǵ người thợ kim hoàn quen tay làm đồ Mỹ khí. V́ thế, từ ngày khởi nghĩa anh không viết ǵ được nữa mà anh ta cũng chẳng nghĩ ǵ đến chuyện tiếp tục viết văn.

Tuy vậy, cả nhà anh ta, từ bà cô già mơ bán bún riêu ngoài quán đ́nh Bùi đến cô vợ hai c̣n trẻ măng chuyên việc bêp núc, hầu hạ chồng và con chồng ở nhà đều như c̣n lẩn quẩn mê luyến với cái không khí của một thời “ oanh liệt” của ông chồng trước kiaà Trước mặt người lạ họ đối đăi nói năng với nhau hoa mỹ kiểu cách như người trong truyện cả. Nghĩa là nghe nó ngớ ngẩn, giả dối rất chướng tai!

Người như vậy kháng chiến cũng không bỏ. Biết Nhược Dư trước kia có viết văn cơ quan tôi mấy bận cử người về đón anh đi công tác. Bận nào Nhược Dự cũng có bộ mặt rầu rĩ băn khoăn v́ nỗi hoàn cảnh anh ta bó buộc v́ anh ta nặng gánh gia đ́nh v́ anh ta bệnh tật đau uếu luôn. Phải loanh quanh ở nhà như vậy anh ta lấy làm xấu hổ và khổ tâm lắm lắm.

Người địa phương v́ thế ghét vợ chồng anh ta thậm tệ . Giữa cuộc kháng chiến bùng nổ không ai có thể ưa một anh đàn ông sức dài vai rộng mà chỉ thấy cặp kè với hai bà vợ và nhởn nhơ với một ngôi hàng. Người ta làm vợ chồng anh ta khó chịu tức tối ngấm ngầm có khi phải tủi hổà”

So sánh một con chó với một con người, h́nh như tác giả muốn làm chất nhân bản bị giảm sút đi trong đời sống ấy. Con chó dù bị bỏ đói bạc đăi đủ điều nhưng vẫn trung nghĩa , trong mọi hoàn cảnh dù tối tăm đến đâu cũng không bỏ chủ. Suốt đời sống nó, toàn là cảnh nằm nhóc mơm chờ cơm , dù mẩu xương thừa hay miếng cơm ôi cũng không có. Thế mà mỗi khi chủ về vẫn chạy tới vẫy đuôi mừng rỡ. Nhà cửa bị Tây vào ruồng bố đốt phá tan hoang, chủ phải chạy tản cư khi trở về vẫn thấy chú chó xấu xí nhưng có nghĩa ở đó dù sức tàn nhưng vẫn vẫy đuôi mừng rỡ. Có phải ông chủ bạc ác ấy, không biết quư trọng nhân nghĩa ấy, là tượng h́nh của những người lănh đạo mà nhà văn Xuân Vũ ví von gọi là “ d́ ghẻ văn nghệ”?

Ví von vợ chồng Nhược Dư với chú chó , tác giả đă theo đúng những chỉ đạo được “trên” đề ra chưa? Hạ giá thấp giới tiểu tư sản, có ǵ mà rơ ràng cho bằng gọi bằng loài chó. Thế mà, trong cái nhận xét ấy, có một chút ǵ bất nhẫn, có một chút ǵ ngầm chứa từ liên tưởng xa xôi. Và , cái mục đích viết để gây căm thù giai cấp, viết để phân biệt ta địch, viết để minh họa chế độ, dường như không phải là chủ đích của Kim Lân . Mà , ngược lại có khi là những cái ngầm hiểu rất dễ gây ấn tượng đối nghịch.

Bảo Ninh nhận định:” Ngày nay chẳng biết phê ǵ biết b́nh ǵ hơn ngoài một chữ Hay, Truyện hay. Tuyệt hay.

Mới ngẫm ra rằng nhà văn rất khác nhà khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xă hội. Nhà nghiên cứu th́ thế hệ sau nhất định phải cao tầm hơn thế hệ trước, tṛ phải giỏi hơn chí ít là kiến thức phải đầy hơn thầy. Nhà văn th́ không nhất thiết như thế. Nhà văn Kim Lân mà nói rộng ra là lớp nhà văn thế hệ ông, cho đến nay, và có thể sẽ măi măi, vẫn là những nhà văn bậc thầy, tác phẩm măi măi vẫn là hay măi măi vẫn vượt trội.”

Riêng tôi, trong cảm thức của ḿnh, truyện Con Chó Xấu Xí đáng nói hơn từ cái cái chủ tâm hơn là cái tài nghệ văn chương. Làm người kể chuyện , ông viết kiểu khề khà và ít thấy chất sống động trong văn mạch. Nhưng, ở cái trầm lắng ấy , lại càng rơ hơn cái tâm thâm thúy và gợi lại nhiều suy tưởng. Không phải chỉ giản dị là tác giả mượn con vật để ví von với con người, mà phức tạp hơn, là biểu tượng của những đặc tính của một thời thế đă qua nhưng vẫn c̣n sức sống và là niềm nuối tiếc của nhiều người. Không gian , thời gian của Con Chó Xấu Xí là của một thời đă qua, của khó khăn vật chất , của hy sinh tinh thần. Nhưng , sau đó , khi phần nào đạt được những thành quả, th́ có những người, như những chú chó cứ chờ hoài một hạt cơm rơi , một mẫu xương thừa nhưng chẳng bao giờ có. Những nhà văn, lưng c̣n thẳng, chân c̣n đứng chưa qú , trở về Hà nội , ngỡ ngàng với chiến thắng nhưng lại thầm tiếc thời gian khổ, lúc mà “d́ ghẻ “ ( lănh đạo văn nghệ) và” con chồng” ( quần chúng văn nghệ) chịu chung thiếu thốn. Bây giờ, kẻ th́ nhà cao cửa rộng lên xe xuống ngựa tem phiếu thượng hạng của ngon vật lạ không thiếu một món ǵ trong khi có người luôn thiếu , đói, vợ con nheo nhóc, chỗ ở chật hẹp.

Có lần nhà văn Kim Lân tâm sự :
” Tôi viết không chỉ v́ nhuận bút. Viết được th́ viết. Không viết được th́ thôi. Những cái cố gượng viết đều giả , đều khô khan đọc lại thấy xấu hổ lắm.

Tôi nghĩ muốn theo đuổi nghề văn th́ người viết phải là người tử tế trước đă . Dĩ nhiên không phải hễ là người tử tế ắt hẳn viết văn hay được. Viết văn phải có tài. Cái tài đến với nhà văn thật tự nhiên, mất đi cũng rất tự nhiên. Tôi thấy nhiều nhà văn lúc chưa biết nghề nếp tẻ ra sao, hồn nhiên thoải mái viết cái ḿnh yêu , ḿnh thích th́ viết lại rất hay, đến lúc hiểu kỹ về nghề th́ viết lại tồi đi rất nhiều. Hay chăng cái ḿnh biết đă g̣ bó cái tự nhiên của ḿnh?Những hiểu biết về nghề văn là rất cần. Nó nâng tầm nhà văn lên, nhưng nếu để nó khống chế ḿnh, làm mất cái thiên bẩm của ḿnh đi th́ nhà văn ấy không c̣n là chính ḿnh nữa..”

Tôi vẫn chưa hiểu được tại sao “lúc hiểu kỹ về nghề th́ lại viết tồi đi rất nhiều” như Kim Lân bày tỏ. Hay , nếu nghĩ rằng “ hiểu kỹ về nghề “ có thể là hiểu biết những mục tiêu mà cấp trên cần hoặc luồn lách khéo léo qua những kẽ hở để nói lên được điều ḿnh muốn nói?

Theo Xuân Sách , trong những lời tâm sự khi viết về tập thơ “ Chân Dung Nhà Văn” th́ nhà văn phải học tập rất nhiều và rất nghiêm túc về những vấn đề chính trị, những yêu cầu cần thiết để văn học phục vụ chính quyền . Những giây phút học hành ấy là cả một cực h́nh cho những người nghệ sĩ. Và không biết có phải v́ những hiểu biết thu lượm được để “ hiểu kỹ về nghề” và làm ngọn bút tồi đi , kém đi.

Thế mà , sau khi Kim Lân viết Con Chó Xấu Xí, hơn bốn chục năm , th́ Bảo Ninh lại xám hối và ca tụng một tác phẩm đă bị chế độ vùi dập và đẩy tác giả của nó vào cùn nhụt lăng quên:

“à nhà văn Kim Lân viết không nhiều , tự đùa ḿnh là lăo ông, vậy mà chúng ta hỡi ôi, chúng ta tràng giang đại hải, chúng ta h́ hục sản xuất văn chương, nhưng một chút ǵ của “ con chó xấu xí” thôi chúng ta cũng không thể có. Chúng ta ráo riết làm mới, làm lạ , mắm môi mắm lợi tự cao tự đại phô trương sự tối tân và thời thượng của những kiệt tác chúng ta sản xuất ra, nhưng chúng ta vẫn cứ vô cùng cũ và nhạt, hoàn toàn không thể nào b́ được với văn chương chậm răi, khề khà, nhà que, ạ mà vừa xiết bao chân thực vừa vô cùng thâm thúy lại thiết tha và sâu đậm ḷng nhân, t́nh yêu thương con người và đất nước, t́nh yêu ngôn ngữ Việt của một nhà văn thực tài như Kim Lân.

Trong tập truyện ngắn đầu tiên “ Nên Vợ nên Chồng”, có truyện ngắn “ Cu Ế” , một truyện tuy viết theo đúng chính sách nhưng không làm cho “ lănh đạo “ vừa ḷng. Chuyện kể về một anh chàng trước đây nghèo đói nợ nần lại xấu xí nên vô duyên chẳng có cô nào thèm để mắt xanh đến. Những chàng trai cùng trang lứa đều thành vợ thành chồng hết mà chỉ có riêng anh vẫn sống cu ky một ḿnh nên anh mới được gọi tên là “ Cu Ế”. Nhưng đến khi đội cải cách về làng, anh được bắt rễ để làm việc tố cáo. Và , anh đă thấy được ánh sáng do Đảng mang tới cho đời ḿnh. Cu Ế vươn lên và đấu tranh giai cấp một cách kịch liệt. Anh sắm được một cô vợ và người ta bây giờ không ai c̣n dám gọi anh là Cu Ế nữa. Truyện viết mạch lạc , kể một hơi, đọc ḍng đầu đă ngờ ngợ ḍng sau, lai viết đúng bài bản , không bắt bẻ chê bai chỗ nào được. Nhưng cái h́nh ảnh anh bần cố nông như thế kể ra mà đại diện cho những người đang đấu tranh để xóa bỏ giai cấp th́ cũng hơiàđẹp mặt cho Đảng. Cái thâm thúy của nhà văn là mang cái chính sách đang được đề cao để so sánh với một câu chuyện có thể gọi là vụn vặt, chuyện lấy vợ cụa một anh chàng kiết xác. Thời Cải cách ruộng đất khi mà những đội cải cách là thượng đế, ai chết ai sống mặc t́nh tùy thuộc vào quyền hạn của họ, th́ cái chiến lợi phẩm như cô vợ của anh Cu Ế hay chiếc xe đạp của cô đội trưởng nhăi ranh đang vẹo ḿnh tập đạp kể ra cũng chẳng vinh quang mấy. Nó chỉ là một nét trào lộng thoáng qua thôi , nhưng mà thâm trầm sâu sắcà

Một truyện ngắn khác của Kim Lân được nhiều người cùng thời nhắc tới là truyện “ Làng”. Một truyện viết về nông thôn thời kháng chiến chống Pháp ở Việt bắc có những dấu ấn văn chương khá đậm. Cái tâm cảm của một người đi vào chiến đấu để mong có ngày trở về Hà Nội để nh́n thấy được những vinh quang mong đợi . H́nh ảnh mà Kim Lân mô tả về cái gánh gồng của một gia đ́nh tản cư có lẽ chỉ c̣n là chuyện rất cũ. Cái gánh này một đầu th́ đầy những nồi niêu soong chảo đồ tuế nhuyễn lặt vặt cần thiết cho một gia đ́nh c̣n đầu kia là một đứa bé. Nó ngồi trong thúng đầu đội chiếc nón lá che úp mặt hai bàn tay nắm chặt lấy quang giây dù bố nó đă cẩn thận chèn chung quanh những chăn màn vá chằng vá đụp. Cái h́nh ảnh ấy , nghèo nàn tang thương và nhẫn nhục làm saoà

Nhưng, cái truyện ngắn ấy lại có những đoạn tuyên truyền hơi ngô nghê. Nhân vật trong truyện , ông Hai làng Dầu đă có những thay đổi theo thời rất nhanh. Trước , ông rất hănh diện về làng của ông có những lăng mộ hùng vĩ th́ sau này ông lại ghét đến độ căm thù v́ những lăng tẩm phong kiến ấy bắt cả làng ông phục dịch. Rồi v́ tin đồn làng Dầu đă theo tây nên dân chúng ở đây cũng ghét lây gia đinh ông. Nhưng sự thực làng Dầu không hteo Pháp và vẫn tôn sùng Hồ Chí Minh nên cả làng nơi tản cư cũng đổi thái độ với gia đ́nh ông. .. Viết đúng đường lối như thế mà khi in Con Chó Xấu Xí vẫn bị đấu đá tơi bời.

Đọc lại truyện về chó, một con chó xấu xí, ghẻ lở vô dụng nhưng có nghĩa , tôi lại chạnh ḷng khi nghĩ đến câu thơ của nhà thơ Nguyễn Vỹ “ Nhà văn An Nam khổ như chó “.Aăy là thời của đế quốc, phong kiến , nô lệ. C̣n thời đại của văn nghệ “ hiện thực xă hội chủ nghĩa “ th́ sao? Có c̣n người chủ bạc ác đối đăi tệ hại với một loài vật có t́nh với ḿnh không ? Dù , đă qua mấy thời sửa sai , đổi mới..?

Trước khi mất , trong cuộc phỏng vấn của báo Đời Sống và Pháp Luật, nhà văn Kim Lân có nhận xét:

“ Tôi có cảm giác văn ngày nay mất đi tưởng tượng lăng mạn mơ mộng và nhiệt huyết sống, Nó trở nên thưc dụng ê chề oái oăm hơn . Đó là những điều cần khắc phục để nước nhà có một nền văn học ngày càng hoàn thiện..”

Nhà văn Kim Lân đă từ trần vào ngày 20 tháng 7 năm 2007, thọ 87 tuổi. Là một nhà văn tiền chiến đă đi theo Đảng từ ngày c̣n kháng chiến thế mà suốt cả cuộc đời chỉ in được có 2 tập truyện ngắn và cũng suốt đời chỉ thai nghén mà không viết được những truyện xứng ư với ḿnh. Đó có phải là một trường họp khi chính trị chỉ đạo văn hoc , th́ thơ thành vè và văn chương chỉ là lớp son cho những điều giả trá.

 

 

 

 

 

CHÍNH NGHĨA 

P.O. BOX 81016 CHAMBLEE. GA 30341. Fax: 770-455-1060. Cell : 404 - 593 - 4036. chinhnghia@aol.com.

   

Chính Nghĩa Tự Có Tính Thuyết Phục - Nhân Nghĩa Tự Có Tính Cảm Hoá