GÓP Ư VỚI BIỂU TƯỢNG CỦA MỘT LÁ CỜ

 

 

NGUYỄN HỌC TẬP

Gs Nguyễn Học Tập trả lời bài "Cờ Đỏ Cờ Vàng" của ĐHY Phạm Minh Mẫn

 

( Nhân đọc bài “ BIỂU TƯỢNG MỘT LÁ CỜ ” trên Net, xin góp ư với Tiến Sĩ Bửu Sao, Chị Ngọc Lan và Ông Phạm Đỉnh, về bài thảo luận của TS với Ông Nguyễn Gia Kiểng liên quan đến tổ chức Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ).

Sau phần giới thiệu t́nh h́nh tổng quát của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, TS Bửu Sao (TSBS)

Đi vào vấn đề bằng cách đặt câu hỏi:

- “ Từ 1975 đến 1995, tôi đă xuất ngoại v́ sao và bằng cách nào? ”.

Và câu giải đáp được TSBS khai trển: - “ …chúng ta xuất ngoại v́ không thể sống dưới chế độ Cộng Sản, …ḥng t́m một lối sống thích hợp với bản tính con người trong xă hội công dân thật sự với đầy đủ tự do dân chủ…”.

Câu trả lời rất chính xác, nói lên tâm trạng đại chúng chạy trốn chế độ Cộng Sản, đàn áp, kềm kẹp và tha hoá con người. Chế độ Cộng Sản không có lối sống thích hợp với bản tính con người trong xă hội tự do dân chủ.

Ghi lại tâm trạng đó của dân chúng trốn chạy, mặc nhiên TSBS cho thấy rằng lối sống của người dân trong chế độ Cộng Hoà của Miền Nam Việt Nam, trước năm 1975, là lối sống thích hợp với bản tính con người trong xă hội tự do dân chủ, bởi lẽ trong đó dân chúng đang sống đến lúc đó và không ai bỏ chạy.

Do đó khi thấy chế độ Việt Nam Cộng Hoà không c̣n có khả năng chống lại Cộng Sản bằng vũ lực, Cộng Sản được các nước Cộng Sản Anh Em Vĩ Đại Nga-Tàu cung cấp cho đầy đủ khí giới đạn dược và Đồng Minh của Việt Nam Cộng Hoà ích kỷ tháo chạy, “ lối sống thích hợp với bản tính con người trong xă hội tự do dân chủ ” của ḿnh bị nguy ngập, người dân liền liều chết, bỏ chạy, tỵ nạn.

Rất tiếc là TSBS không khai triển thêm tư tưởng trên để có thể giải đáp thích đáng hơn những vấn nạn sắp tới trong cuộc hội thoại với ông Nguyển Gia Kiểng, người đại diện cho tổ chức Tập Họp Dân Chủ Đa Nguyên.

Đáng lư ra TSBS khai triển thêm cho mọi người thấy rằng lối sống bị đàn áp, kềm kẹp và tha hoá con người, “ không có lối sống thích hợp với bản tính con người trong xă hội tự do dân chủ ” không có ǵ khác hơn là kết quả của ư thức hệ, thể chế Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, được áp dụng trong cuộc sống qua tổ chức chế độ Cộng Sản.

Cả thể chế Marx- Lenin, Hồ Chí Minh và áp dụng cơ chế Cộng Sản vào lối sống độc tài, đàn áp và tha hóa con người, “ không có lối sống thích hợp với bản tính con người trong xă hội dân chủ” đó, được biểu tượng bằng lá cờ Cộng Sản, cờ đỏ sao vàng.

Cũng vậy, cả chế độ thua trận của Việt Nam Cộng Hoà với thể chế nhân bản và dân chủ, hàm chứa những giá trị tối thượng về con người và lối sống b́nh đẳng, tương thân tương ái giữa người với người, có “ lối sống thích hợp với bản tính con người trong xă hội dân chủ tự do”, được biểu tượng bằng lá cờ của Việt Nam Cộng Hoà, cờ vàng ba sọc đỏ.

Hiểu như vậy, khi thấy chế độ Việt Nam Cộng Hoà không thể bảo đảm cho ḿnh lối sống với những giá trị tối thượng của con người, người dân bỏ nước trốn chạy, bỏ lại chế độ Việt Nam Cộng Hoà chết dưới bàn tay bạo tàn của Cộng Sản, nhưng họ vẫn đem theo trong tâm tư những giá trị tối thượng về con người và về dân chủ tự do đến bất cứ phần đất nào họ có thể sống được.

Họ mất đi đất nước v́ chiến cuộc và v́ số phận một Quốc Gia nhược tiểu, nằm trong lợi nhuận thương luợng của các cường quốc, nhưng bản tính con người họ vẫn c̣n, và biểu tượng cho “ lối sống thích hợp với bản tính con người trong xă hội dân chủ tự do ” họ sẽ làm cho xuất hiện lại ở nơi họ có điều kiện cho phát sinh, lá cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng các giá trị nhân bản và dân chủ, mà họ đă phải trả đắc giá để mong đạt được cho chính ḿnh và đem về cho đồng bào bất hạnh của ḿnh.

Bao lâu họ c̣n là người, ước vọng giá trị con người được tôn trọng, có được cuộc sống nhân bản và dân chủ không bao giờ dập tắt được trong tâm khảm họ.

Bởi lẽ ước vọng đó phát xuất từ bản thể con người.

- “ Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm.

Như vậy, dân tộc Đức nhận biết các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người là nền tảng của mọi cộng nhân loại, của hoà b́nh và công chính trên thế giới ” (Điều 1, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

Nếu cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho những giá trị tối thượng về con người, gắn liền với bản thể con người, mà con người phải liều chết bỏ chạy để mong giữ vững được, vậy th́ cờ đỏ sau vàng của Cộng Sản, lá cờ của chế độ và của thể chế mà người dân phải “bán thân” bỏ chạy để lẫn tránh, tượng trưng cho những ǵ?

Chắc chắn phải tượng trưng cho những ǵ ghê tởm, đàn áp, đê tiện và hèn hạ hóa con người, khiến cho con người sống với con người có lối sống như súc vật, tha hóa bản thể con người, nên con người mới liều cả mạng sống, nhiều lúc bỏ cả cha mẹ, vợ con, anh em để trốn chạy.

Sau những ḍng suy diển thêm trên đây ư kiến của TSBS, chúng ta đi vào cuộc đối thoại giữa TSBS và ông Nguyễn Gia Kiển ( NGK).

Một trong những câu nói đầu tiên của ông NGK, nói lên lư do tại sao các ông chủ trương ra tổ chức Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ( THDCDN) là:

- “ Thời đại các chủ nghĩa và ư thức hệ đă chấm dứt. Nay sự đồng thuận căn bản là tranh đấu cho một thể chế chính trị dân chủ đa nguyên, trong tinh thần hoà giải, hoà hợp dân tộc, …trong một quốc gia được định nghĩa là không gian liên đới và một dự án tương lai chung ”.

TSBS:

- “ …Song nh́n vào thực tế VN hiện nay, tôi nhận thấy chủ nghĩa và ư thức hệ chưa thật sự chấm dứt, bằng chứng là CSVN vẫn c̣n tồn tại…với tất cả mọi phương tiện cực kỳ man rợ của chúng, rốt cuộc dự án tương lai cho Quốc Gia Việt Nam c̣n xa vời lắm ”.

Câu trả lời trên của TSBS có thể bị bát bẻ, và đó là những ǵ đă xảy ra trong bài b́nh luận của ông Phạm Đỉnh ( PĐ):

- “ Chủ nghĩa Marx- Lenin và mô h́nh “ dân chủ xă hội chủ nghĩa ” mà nó đề xướng đă hoàn toàn sụp đổ. Các chế độ cộng sản c̣n lại chỉ là những chế độ độc tài, bạo ngược thuần túy…”.

Đọc câu b́nh luận trên, người ta có cảm tưởng rằng các cách hành xử kềm kẹp, độc tài, đối đải với người dân như súc vật:

- công an ập vào nhà riêng anh em Tin Lành đang cầu nguyện để đánh đập, đả thương, bắn giết, bắt giam tùy hỷ…ở Sàig̣n mới đây,

- công an lôi " mụ Uá " xuống sông để trấn nước cho chết, v́ " con mẻ cứ lăi nhăi" đ̣i lại nhà đất của " con mẻ " bị Chính Quyền mượn xài tạm rồi giựt luôn,

- công an "bịt miệng Cha Lư " trong phiên toà, khi Cha vùa mở miệng để tự biện hộ, là phien toà có cách hành xử mọi rợ, vi phạm quyền được biện hộ và tự biện hộ trong bất cứ phiên toà nào ở một nước văn minh, một quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người,

Đó chỉ là do tổ chức cơ chế ( chế độ) gây ra, tệ hợn nữa đó là cách lạm quyền của công an địa phương thôi, chớ thể chế Marx-Lenin và tư tưởng “ đỉnh cao trí tuệ Hồ Chí Minh ” không c̣n nữa, có người cho như vậy.

Câu xác quyết vừa rồi làm cho người viết nhớ lại cách đây trên dưới 3 năm, trong một cuộc Hội Luận để ra mắt quyển sách “ Di Sản Mác Xít ở Việt Nam ”của Giáo Sư Đổ Mạnh Tri tại Frankfurt (Đức), một vị Tiến Sĩ ngồi bên cạnh Giáo Sư Tri cũng phát biểu một câu tương tợ, để bênh vực cho thể chế Marx- Lenin và Hồ Chí Minh của Cộng Sản Việt Nam không phải sai lạc, và từ đó đưa đến độc tài và đê tiện hoá con người.

Có chăng những đau khỗ và những hành động bỉ ổi dân chúng phải gánh chịu, chỉ là do cơ chế, nhứt là cơ chế địa phương lộng hành thôi.

Và v́ cuộc Hội Luận được tổ chức tại Frankfurt (Đức), nên người viết xin được lănh ư vị Tiến Sĩ:

- “ Kinh thưa Tiến Sĩ, nếu vậy, mọi đại họa và đau khổ cho dân chúng chỉ do các tổ chức cơ chế lộng hành, nhứt là cơ chế địa phương, vậy xin hỏi Tiến Sĩ, ở tại Cộng Hoà Liên Bang Đức nầy, Quốc Gia Đức có tổ chức thành cơ chế ( lập pháp, hành pháp, tư pháp) không ạ? Và nếu có, th́ ở Cộng Hoà Liên Bang Đức có xảy ra những vụ đàn áp, đánh đập, bắt bớ và đối đải con người như thú vật không ạ?

Hỏi cách khác, ở Đức con người được đối đải với “ Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm ” (Điều 1, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức), là do thể chể quyết định và ra lệnh phải tuân hành hay là do ḷng nhân đạo của những người hành xử cơ chế ạ? ”.

Câu hỏi được trả lời trong thinh lặng.

Đến một đoạn ở giữa cuộc đối thoại được TSBS thuật lại, ông NGK cho biết ư kiến:

- “ Thí dụ nữa, đó là lá cờ, ở cả hai phía vẫn c̣n những người khư khư đ̣i lá cờ phe ḿnh phải được coi là quốc kỳ không thể thay đổi. Chúng tôi không chọn lá cờ nào làm biểu tượng cho cuộc vận động dân chủ cả, và vẫn thường bị chỉ trích. Chúng tôi nghĩ rằng đă đến lúc mọi người từ trong đến ngoài nước, dù thuộc phe nào trước đây, nên quên quá khứ, để hướng về tương lai ”.

Nghe đến đây th́ chị Ngọc Lan can thiệp:

- “ Thế các anh bảo hạ lá cờ Quốc Gia Việt Nam xuống sao? Như vậy, các anh định thay thế bằng lá cờ nào? ”.

Câu trả lời của ông NGK :

- “ Thưa chị, lá cờ Quốc Gia cũng như lá cờ Cộng Sản được h́nh thành trong một dĩ văng đau buồn, tủi nhục , chi rẽ, tương tàn…”.

Câu trả lời của ông NGK cho thấy TSBS không phân tích thêm cho ông những ǵ chúng tôi chú giải thêm ở trên.

Đàng rằng trong vĩ văng cả hai lá cờ, cả hai ư thức hệ và chế độ va chạm nhau tạo nên “đau buồn, tủi nhục, chia rẽ, tương tàn…”.

Nhưng lá cơ Quốc Gia biểu tượng và đứng ra bênh vực cho những giá trị nhân bản và dân chủ, “ lối sống thích hợp với bản tính con người trong xă hội công dân thật sự với đầy đủ tự do dân chủ ”, trong khi đó th́ là cờ Cộng Sản chỉ là biểu tượng của ư thức hệ sai lạc, kềm kẹp, đàn áp và đê tiện hoá cuộc sống con người, biểu tượng cho lối sống độc tài, đàn áp, mọi rợ.

Như vậy, không có lư do ǵ chúng ta phải vất đi cả hai, vất đi một lá cờ, một ư thức hệ với giá trị cao cả về con người và về dân chủ cùng chung vào sọt rát với tâm thức đê tiện, bần cùn hóa và mọi rợ hóa con người.

Đó có phải là hành động của người có lương tri hay không?

Ở một đoạn khác, ông NGK trả lời chị Ngọc Lan lư do tại sao tổ chức THDCDN không treo cờ trong các buổi hội:

- “ Thưa chị, chúng tôi không treo cờ trong các buổi hội. Trong lănh vực chính trị, vấn đề cờ không phải là then chốt ”.

Đọc đến đây, người viết không biết được lá cờ có một giá trị nào đối với ông NGK.

Lá cờ tam sắc của Pháp, Quốc Gia nơi ông NGK cư ngụ không phải chỉ là miếng văi trang hoàng sặc sở cho đẹp mắt mỗi năm vào 14 juillet, cho người dân Pháp đi xem diển hành ở Champ d’ Élisée cho vui nhà vui cửa.

Màu xanh, trắng, đỏ của lá cờ Pháp tượng trưng cho Liberté ( Tự Do), Égalité ( B́nh Đẳng) và Fraternité ( Huynh Đệ Hỗ Tương), mà người Pháp phải tốn bao nhiêu xương máu mới dành được.

Lá cờ biểu thị cho những bực thang giá trị về con người, về dân chủ ở bên dưới.

Hiểu như vậy, chúng ta hiểu tại sao người Pháp đặt những giá trị tối thượng về con người và về dân chủ ngay ở Tiền Đề của Hiến Pháp để long trọng cam kết với mọi người như là lư tưởng sống, phải được bảo đảm bằng mọi giá:

- “ Dân tộc Pháp long trọng tuyên bố trung thành với các quyền của con người và với các nguyên tắc tối thượng của quốc gia như đă được định nghĩa trong Bản Tuyên Ngôn 1789, được xác nhận và bổ túc trong Tiền Đề Hiến Pháp 1946 ” ( Tiền Đề Hiến Pháp 1958 Pháp Quốc).

Điều vừa kể cho thấy Tổng Thống Chirac “ không thể không đếm xỉa ” ǵ đến các giá trị nằm bên dưới lá cờ tam sắc.

Nói cách khác, Tổng Thống Chirac và cả Thủ Tướng lẫn nội các do ông hướng dẫn không thể làm chính trị, đưa ra dự án luật, kư toả ước, phát hoạ chương tŕnh hành chánh để quản trị đất nước…, mà “ không đếm xỉa ” ǵ đến các giá trị được lá cờ biểu tượng, hay

- “trong lănh vực chính trị, vấn đề lá cờ, không phải là then chốt”.

Như vậy, nếu “ trong lănh vực chính trị, vấn đề lá cờ, không phải là then chốt ”, th́ thử hỏi lănh vực chính trị mà ông NGK muốn chủ trương, để quy tự nhiều người vào cộng tác trong THDCDN, có nằm trong các giá trị nhân bản và dân chủ, được lá cờ biểu tượng hay không hề có liên hệ ǵ, và cũng có thể ngược lại chăng?

“ Lănh vực chính trị ” mà ông NGK và THDCDN chủ trương là “ lănh vực chính trị” nhằm tôn trọng những giá trị tối thượng của con người và thể chế dân chủ hay ngược lại?

Và rồi ông NGK lo ngại, không có can đảm dám bày tỏ những ǵ ḿnh xác tín, ḿnh cho là lẽ phải, khi thấy người khác không đồng ư với ḿnh, trong câu tâm sự với chị Ngọc Lan:

- “…Thử tưởng tượng trường hợp người Việt ở Mỹ lấy cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng, trong khi người Việt tại Nga lấy cờ đỏ sao vàng làm biểu tượng th́ sao?”.

Không sao cả!

Tại v́ những người có tổ chức và làm truyền thông như ông NGK không quảng bá cho người Việt ở Nga biết ư thức hệ sai lạc, đàn áp và bần tiện hoá con người, xem con người như sút vật, hành xử độc tài chống dân chủ, của lá cờ đỏ sao vàng, của ư thức hệ và chế độ Cộng Sản nằm bên dưới lá cờ mà họ có trong tay đó thôi.

Ư thức hệ và chế độ đó, chính Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết, chiếc nôi đă sinh ra nó, đă từ chối và vất nó vào sọt rác, với việc Tổng Thống Boris Eltsin đặt ư thức hệ Cộng Sản và Đảng Cộng Sản ra ngoài ṿng pháp luật năm 1991.

Và rồi cả khối Đông Âu cũng vất ư thức hệ và chế độ Cộng Sản của họ vào sọt rác, từ Ba lan, Tiệp Khác, Hung Gia Lợi, Bulgaria, Romania, Yougoslavia và luôn cả Đông Đức, khi dân chúng ùa ra phá tan bức tường ô nhục Berlin để mở ngỏ chạy sang Tây Đức, thiên đàng của tự do dân chủ và nhân bản.

Xin ông NGK và THDCDN cũng nên nói cho họ biết, cho những người Việt ở Nga biết, giá trị thượng đẳng về con người và về dân chủ được chứa đựng bên trong lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Ông NGK và THDCDN sẽ thấy người dân Việt không u mê đến nỗi không hiểu được sự thật hiển nhiên trước mắt đâu.

Ở một đoạn khác ông NGK rất hảnh diện bộc lộ với TSBS rằng:

- “…chúng tôi đă thiết lập được những mối liên hệ mất thiết với nhiều anh em dân chủ trong nước, kể cả một số anh em do hoàn cảnh c̣n ở trong chính quyền, đôi khi với chức vụ cao…”.

Và cũng chính v́ đó mà anh em trong THDCDN không muốn xử dụng lá cờ Quốc Gia để có thể gây khó chịu cho anh em, như trường hợp người Việt bên Nga vừa kể.

Biết được những thành quả như vậy của ông NGK và THDCDN, chắn chắn ai cũng nức ḷng về tương lai thống nhứt và xây dựng đất nước.

Nhưng những ai có chút suy nghĩ sẽ đặt dấu hỏi: “ các anh em trong nước…, đôi khi với chức vụ cao ” như vậy, đến với THDCDN với tâm thức nào?

“ Anh em…” đến v́ chán ngán ư thức hệ và chế độ độc tài, tha hóa đồng bào ḿnh như súc vật, buôn bán phụ nữ và trẻ em chưa tới sáu bảy tuổi làm nô lệ t́nh dục bên Trung Cộng, Đài Loan, Nam Hàn, Cam bốt và Thái Lan, chính sách buôn bán và sai công dân đi làm công ở đợ ở ngoại quốc, với chính sách “ xuất khẩu lao động ”, điều mà ngay cả thời thực dân Pháp đô hộ cũng chưa xảy ra, các “ anh em…” chán năn đến với THDCDN để cùng nhau cộng tác, xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho Việt Nam, hay đến để “ nằm vùng ” , lủng đoạn cho mục đích nào khác?

Nếu “ anh em…” đến v́ chán ngán Cộng Sản, ông NGK và THDCDN vất đi cờ đỏ sao vàng, biểu tượng cho bao nhiêu điều bất hạnh của đồng bào, chắc chắn sẽ làm cho “ anh em…” phấn khởi và hơn nữa, nếu được ngọn cờ Quốc Gia biểu tưởng cho thể chế Nhân bản và Dân Chủ hướng dẫn những bước đi trong tương lai th́ c̣n ǵ bằng.

Chúng tôi không thấy đâu là vấn đề có thể đưa đến việc ông NGK và THDCDN :

- “ Thưa chị, chúng tôi không treo cờ trong các buổi hội…”.

Viết đến đây, chắc chắn người viết cũng như người đọc sẽ đặt câu hỏi với ông NGK và THDCDN, không biết chính sách “ Dân Chủ Đa Nguyên” mà qúy vị muốn “ Tập Hợp” là chính sách nào?

Dân Chủ Đa Nguyên chỉ với những khuynh hướng tôn trọng những giá trị nhân bản và dân chủ hay chủ trương của quư vị là “ hoà hợp ḥa giải, xoá bỏ hận thù ”, bất cứ “ nguyên ” nào cũng có thể hợp tập với tổ chức qúy vị được, kể cả những khuynh hướng đàn áp, tha hóa con người và độc tài đảng trị ?

Ai trong chúng ta cũng biết Cộng Hoà Liên Bang Đức là một Quốc Gia Nhân Bản và Dân Chủ giữa những Quốc Gia tiền tiến nhứt Âu Châu.

Là một Quốc Gia Dân Chủ Đa Nguyên với nhiều chính đảng và khuynh hướng chính trị khác nhau, đảng C.D.U., C.S.U., S.P.D.,

F.D.P., Đảng Xanh…

Nhưng không phải v́ đó mà đường lối chính trị của các chính đảng có thể lệch lạc, đi ra ngoài phương thức Nhân Bản và Dân Chủ, ai muốn hành xử cách nào tùy hỷ:

- “ Không thể chấp nhận bất cứ một sự sửa đổi nào đối với Hiến Pháp nầy, có liên quan đến mối tương quan giữa Liên Bang ( Bund) và các Tiểu Bang ( Laender); đến việc tham dự của các Tiểu Bang vào quyền lập pháp và đến các nguyên tắc đă được tuyên bố ở điều 1 và điều 20” (Điều 79, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

(Điều 1 bảo vệ “ Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm”, và điều 20 định nghĩa thể chế chính trị của Quốc Gia, là một “ Quốc Gia Liên Bang, Dân Chủ và Xă Hội ” ).

Dù trong thể chế Dân Chủ Đa Nguyên, Hiến Pháp cũng không ngần ngại đặt ra ngoài ṿng pháp luật những chính đảng cũng như cá nhân có khuynh hướng lệch lạc hay hành động sai trái, chống lại thể chế Nhân Bản và Dân Chủ của Hiến Pháp:

- “ Các chính đảng có mục đích hoặc cách hành xử của những thành viên thuộc hệ, nhằm gây tổn thương hoặc loại trừ định chế căn bản Dân Chủ và Liên Bang hoặc hăm dọa sự tồn vong của Cộng Hoà Liên Bang Đức, là những chính đảng vi hiến…” (Điều 21, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

Như vậy “ Dân Chủ Đa Nguyên” không phải là nồi canh thập cẩm, trong đó mọi khuynh hướng đều được chấp nhận, dân chủ hay độc tài, tôn trọng hay đê tiện hoá con người.

Muốn có “ Dân Chủ Đa Nguyên”, trước tiên chúng ta phải bảo đảm được “ Dân Chủ ”.

Bởi lẽ không bảo đảm được Dân Chủ, Tập Hợp Da Nguyên sẽ trở thành một nhà chứa hổn loạn.

Chúng tôi hy vọng rằng lời nhận xét của ông Phạm Đỉnh đối với TSBS là chính xác:

- “ Thứ nữa là mức độ ghi nhận chi tiếc liên quan đến quan điểm của ông NGK ( không được chính xác)”.

Do đó những ǵ chúng tôi diển giải và đặt dấu hỏi dựa vào những ǵ TSBS ghi chú đều không chính xác.

C̣n nếu ngược lại, TSBS đă ghi lại một cách chính xác cách suy nghĩ của ông NGK và cũng là cách hành xử của THDCDN, mà chúng tôi đă phải đặt vấn đề như trên, th́ thật bất hạnh cho đất nước.

Chúng tôi tin rằng “ Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ” là tổ chức đặt ưu tiên hàng đầu của tổ chức là phương thức Nhân Bản và Dân Chủ, những giá trị được lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng.

Nói cách khác chủ trương của “ Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ” cũng là chủ trương tôn trọng những giá trị tối thượng của con người và tư do dân chủ mà chính danh xưng của Tập Hợp đă nói lên và chính lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng.

“ Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ” là ngôi nhà quy tựu sức mạnh để thực hiện Dân Chủ, tôn trọng phẩm giá con người cho đất nước.

Đó là những ǵ mọi người đang ngước mắt nh́n và ngưỡng mộ, kỳ vọng ở “ Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên”.

Sau cùng chúng tôi xin chia xẻ những lo lắng của ông Phạm Đỉnh về mối tương quan giữa lá cờ vàng ba sọc đỏ và Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại. Ông Phạm Đỉnh nhận xét:

- “ Lại càng không thể bảo rằng lá cờ vàng đă là biểu tượng cho đoàn kết của cộng đồng người Việt hải ngoại…, nhiều nhóm khác nhau cùng trương cao một ngọn cờ biểu tượng, mà vẫn “ trời không chịu trời, đất chẳng chịu đất ”.

Chúng tôi hoàn toàn đồng ư nhận xét rất chính xác của ông Phạm Đỉnh.

Đó là chuyện xảy ra hàng ngày.

Trong cuộc sống b́nh thường, những tổ chức và chính kiến khác biệt về chính trị, về phương thức thực hiện, “ trời không chịu trời, đất chẳng chịu đất ”, không có ǵ lạ. Đó là chuyện “ Dân Chủ Đa Nguyên”, những chuyện đụng chạm trong tư tưởng và phương thức hành động là chuyện thường t́nh và sung măn của cuộc sống “ Dân Chủ Đa Nguyên ”.

Nhưng lư tưởng cùng tranh đấu chống Cộng Sản độc tài và thú vật hoá con người, mong đem lại Nhân Bản và Dân Chủ cho đất nước, vẫn được lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng và hướng dẫn với những giá trị tối thượng về con người và dân chủ tự do hàm chứa bên dưới.

Đụng chạm th́ có đụng chạm, và nhiều khi cả gay gắt, nhưng không đi ra ngoài phương thức dân chủ (Điều 21, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

Đó là lối sống phong phú đa dạng Dân Chủ.

Nhưng lá cờ vàng ba sọc đỏ với những giá trị hàm chứa bên dưới vẫn là biểu tượng đoàn kết cho người Việt không chấp nhận Cộng Sản.

Nếu chẳng vậy, không ai có thể hiểu được tại sao cả rừng cờ vàng ba sọc đỏ đă rợp trời quy tựu hàng chục ngàn hay hàng trăm ngàn người Việt Hải Ngoại trong việc chống Trần Trường làm cho ảnh Hồ Chí Minh và cờ Cộng Sản phải tháo chạy.

Cũng vậy, mới đây rừng cờ vàng đă quy tựu hằng chục hay hằng trăm ngàn người Việt Hải Ngoại để “ long trọng ” đón rước Phan Văn Khải, khiến nhân viên phái đoàn Cộng Sản đă phải cúi mọp đầu chạy giữa rừng cờ vàng và Phan Văn Khải, một Thủ Tướng Quốc Gia phải luồn ra cửa hậu sau khi hội kiến với Tổng Thống Bush.

Cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng cho giá trị Nhân Bản và Dân Chủ, có là biểu tượng cho “đoàn kết Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại ” hay không, có khả năng quy tựu đồng bào để tranh đấu cho Nhân Bản và Dân Chủ Tự do hay không, hai sự kiện vừa được ghi lại ở trên đă là câu trả lời.

Qua những ǵ vừa suy tư ở trên, chúng tôi không thấy có lư do nào để cờ vàng ba sọc đỏ của người Quốc Gia, tượng trưng cho ḷng yêu chuộng, tôn trọng, bảo vệ và phát huy những giá trị nhân bản và dân chủ, có thể đồng hoá với cờ đỏ sao vàng, lá cờ của ư thức hệ độc tài và tha hoá con người như thú vật.

Nói cách khác, đặt chung cờ vàng ba sọc đỏ nhân bản và dân chủ của người quốc gia, hoà hợp hoà giải trong các cuộc biểu t́nh, chung với cờ đỏ sao vàng, độc tài và đê tiện hoá con người như súc vật là vô t́nh đồng hoá cách sống con người với lối sống súc vật.

Nguyễn Học Tập

  

    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Trang Chủ . Kim Âu . Lưu Trữ. Báo Chí . RFI . RFA . Tác Giả . Chính Trị . Văn Nghệ . Khoa Học . Mục Lục . Quảng Cáo . Photo . Photo 1. Tinh Hoa .

Một Trang Lịch Sử (tài liệu US Senate)

 

 

 

 

MINH THỊ

 

Bài trong trang này nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết ta, biết địch" để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù và có phản ứng, đối sách kịp thời.

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám