CHÍNH NGHĨA

 

   

Chính Nghĩa Tự Có Tính Thuyết Phục - Nhân Nghĩa Tự Có Tính Cảm Hoá

 

 

Tệ Nạn Tham Nhũng tại Hoa Kỳ.

 

Phần I: Sự nghiệp lên voi xuống chó

của một nhà vận động hành lang đầy quyền lực 

(LÊN MẠNG Thứ ba 7, Tháng Hai 2006)

 

Nguyễn Anh Tuấn

(VNN)

 

Tham nhũng là một tệ nạn đă có từ lâu và phổ biến khắp nơi trên toàn thế giới, có thể nói là kể từ khi xă hội loài người đặt ra cơ cấu chính quyền có khả năng kiểm soát và chi phối lên đời sống và sinh hoạt của người dân. Tại Việt Nam ngày nay, tệ nạn tham nhũng đă được khai thác hàng ngày trên báo chí và được nhiều người coi đó như là một vết nhơ và cũng là một trở ngại lớn cho nỗ lực của chính quyền Cộng sản Việt Nam muốn vươn ḿnh lên để góp mặt với ḍng sinh hoạt chung của toàn cầu, cho dù thật ra người ta có quyền nghi ngờ về thực tâm của ban lănh đạo nhà nước và đảng cầm quyền. Tuy nhiên, tại Á Châu, ngay cả ở những nước dưới thể chế tự do dân chủ như Phi Luật Tân (Philippines) và Nam Dương (Indonesia), tệ nạn tham nhũng vẫn c̣n tràn lan trong nhiều hang cùng ngơ ngách của chính quyền khiến cho nhiều giới thương mại muốn sinh hoạt và đầu tư tại các quốc gia này thường e ngại và lên tiếng chê bai chỉ trích.  

Công tâm mà nói, tệ nạn tham nhũng cũng đă phổ biến rộng răi ở trong cả hai thể chế Quốc Gia cũng như Cộng Sản, như dưới thời Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975. Các cuộc mua quan bán chức liên quan đến các ghế quận trưởng, tỉnh trưởng vào thời đó được nhiều người biết đến tuy không dám đưa ra trên các diễn đàn truyền thông. Ngay cả ông Trần Văn Hương, một chính trị gia nổi tiếng liêm khiết đă từng làm thủ tướng và phó tổng thống, khi được giao trọng trách bài trừ tham nhũng cũng đă từng thốt lên một câu nói bất hủ: "Nếu dẹp hết tham nhũng th́ c̣n lấy người ở đâu để làm việc cho chính phủ?".  

Thế nhưng người ta không ngờ rằng tệ nạn tham nhũng cũng lan tràn ở ngay giữa ḷng thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Washington, D.C.), trung tâm quyền lực của siêu cường tự do dân chủ bậc nhất trên thế giới, vốn thường lớn tiếng chê bai hay dạy dỗ các chế độ khác trên thế giới về vấn nạn này. Loạt bài đặc biệt về hồ sơ tham nhũng tại Hoa Kỳ lần này sẽ được tŕnh bày tóm gọn trong nhiều phần. Phần Một kể về sự nghiệp thăng trầm của một tay vận động hành lang (lobbyist) đầy quyền lực trước đây là Jack Abramoff, mà việc nhận tội mới đây với công tố viên của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cũng như của chính quyền tiểu bang Florida liên quan đến ba tội đại h́nh (felonies) là âm mưu, gian lận qua thư từ và trốn thuế, đă nổ ra như một quả bom hạng nặng tại trung tâm quyền lực ở thủ đô vào đầu tuần tháng Giêng năm 2006, khiến cho mọi tin tức thời sự khác đều phải bị lu mờ. Phần Hai sẽ thuật lại diễn tiến về một hoạt động tiêu biểu của kế hoạch vận động hành lang bằng cách mua chuộc các chính trị gia để mong đánh đổ những dự luật bất lợi cho những thân chủ của các nhà phù phép hối lộ và tham những này, thường quen gọi với mỹ từ "nhà vận động hành lang". Phần Ba sẽ kể lại chi tiết trong nội vụ khi một ngài dân biểu có thế lực đă nhận được tiền ủng hộ từ một tổ chức tài chính sau khi quyết định thông qua một dự luật có lợi cho tổ chức này liên quan đến một công tác thầu khai thác đường giây viễn thông cho Bộ Quốc Pḥng. Phần Bốn sẽ bàn đến cấu trúc của tệ nạn tham nhũng tại Hoa Kỳ cũng như thử xét xem những nỗ lực hay lời kêu gọi cải tổ luật lệ có thực sự giải quyết được tận gốc rễ vấn nạn này hay không.  

Vụ x́-căng-đan tham nhũng liên quan đến nhân vật Jack Abramoff -- tuy đă được chờ đợi và tiên đoán từ nhiều tháng qua, nhất là sau ngày tay phụ tá cho y là Michael Scanlon đă chịu thoả thuận điều đ́nh (plea bargain) với công tố viên của Bộ Tư Pháp để nhận tội và kê khai những người đồng loă dính líu trong nội vụ và để đánh đổi lại sẽ được giảm án phạt -- đă bất ngờ đi đến một kết luận chóng vánh khi chính đương sự cuối cùng cũng đă chấp thuận một thoả thuận điều đ́nh với chính quyền cho cá nhân ḿnh khi lên tiếng nhận tội liên quan đến ba tội đại h́nh. Theo các chuyên gia trong ngành tư pháp, nếu bị xét xử là có tội ở các tội danh này, ông Abramoff có thể bị kết án tù đến 30 năm. Tuy nhiên, giờ đây th́ ông ta sẽ chỉ bị xử phạt khoảng 9 năm tù cùng với bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân khoảng 25 triệu Mỹ-kim, nhưng với điều kiện là phải thành thật cung khai tất cả tên tuổi những chính trị gia ăn có trong đường giây hối lộ và tham nhũng của y.  

Trong ḍng sinh hoạt của ngành tư pháp ở Hoa Kỳ, các công tố viên bên biện lư cuộc thường hay sử dụng chiêu thức "thoả thuận điều đ́nh" với các nghi can trong hai trường hợp tiêu biểu. Thứ nhất là khi chưa nắm đủ bằng chứng để buộc tội tuy nhiên nếu bị xét là có tội sau phiên toà xử th́ nghi can sẽ lănh án rất nặng, phe công tố thường điều đ́nh sẽ xử nhẹ hơn nếu như phe bị cáo chịu nhận một tội danh nào đó nhẹ hơn. Hoặc khi phe công tố có đầy đủ chứng cớ để kết tội nhưng biết rằng nội vụ có dính líu đến nhiều khuôn mặt dây dưa khác nhưng chưa có đủ chứng cớ hay phải mất thêm nhiều thời gian và công sức để điều tra tiếp. Trong trường hợp đó, bên biện lư cuộc thường đưa ra cho các nghi can thấy đầy đủ tang chứng có thể kết tội y một cách dễ dàng để bị trừng phạt nặng nề nhưng nếu chịu cung khai những kẻ đồng loă th́ sẽ được hưởng án giảm khinh. Mục đích là để bắt những con cá lớn quan trọng hơn trong nội vụ nên bên biện lư sẵn sàng xử nhẹ cho các con cá bé. Khi biết ḿnh trước sau ǵ cũng lănh án vào tù, thông thường những kẻ phạm pháp sẽ sẵn sàng khai báo tất cả để hưởng lợi cho riêng ḿnh.  

Trong vụ liên quan đến ông Abramoff, có lẽ ít nhất là gần một chục dân biểu và nghị sĩ liên bang cùng nhiều nhân viên phụ tá khác cũng sẽ bị kết tội lây khi cuộc điều tra kết thúc trong năm 2006 này, theo lời tiên đoán của ông Stanley Brand, một cựu luật sư ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn và đă từng làm cố vấn luật pháp trong một uỷ ban ở Hạ Viện. Chỉ trong hai ngày sau khi ông Abramoff tuyên bố nhận tội, th́ đă có hơn 40 đại biểu liên bang đă thi nhau lên tiếng là sẽ từ chối các món tiền ủng hộ của y đă gửi vào các quỹ vận động tranh cử của họ trước đây và thay vào đó sẽ tặng lại cho các hội từ thiện, sau khi đă có hơn một tá các chính trị gia khác đă từ chối như vậy trong năm 2005. Tất cả những tên tuổi nổi tiếng trong chính quyền từ TT Bush đến Chủ tịch Hạ Viện Dennis Hastert, Chủ tịch Thượng Viện Bill Frist và nhiều khuôn mặt các vị đại biểu Quốc Hội khác đều thi nhau tẩy chay tay đầu nậu hối lộ chính trị đầy quyền lực này, cùng nhau tỏ ra hối tiếc là đă lỡ nhận tiền của y nên giờ đây phải mau mau t́m cách lánh xa các món tiền nhơ bẩn này, ư chừng như là tránh né liên hệ với Abramoff như không muốn dây dưa với hủi, cho dù là trước đó y đă là một thành viên trong nhóm Bush Pioneers, tức là những tay tư bản gộc đă ủng hộ cho quỹ vận động của ông Bush với số tiền tối thiểu là 100,000 Mỹ-kim và được hưởng ân huệ là được tiếp xúc cận kề với các viên chức cao cấp trong chính quyền. Tuy đa số các chính trị gia này đều thuộc về phe Cộng Hoà - v́ Abramoff hoạt động gắn bó với phe này cho quyền lợi của thân chủ ḿnh -- nhưng một vài vị đại biểu phe Dân Chủ cũng nhập cuộc, trong số đó có cả bà nghị sĩ Hillary Clinton.

 

TAY PHÙ THUỶ ĐẦY QUYỀN BIẾN

 

Nhật báo Washington Post đă mở cuộc điều tra sâu rộng về nhân vật đầy phù phép này trong thời gian qua, với loạt bài của các kư giả Susan Schmidt, James V. Grimaldi, R. Jeffrey Smith, vẽ lại h́nh ảnh thăng trầm sự nghiệp của ông Abramoff để thấy rằng quả t́nh y là một tay đầu nậu chính trị đầy quyền biến, sáng chế ra những kế hoạch tinh ma dựa vào hệ thống công quyền to lớn đầy rắc rối để vận động đôi khi cho quyền lợi của thân chủ ḿnh nhưng trong thực tế là cho chính tiền tài và danh vọng quyền lực của y nhiều hơn. Loạt bài phóng sự này được đúc kết sau những cuộc điều tra lấy tin từ nhiều viên chức chính quyền cũng như những đồng nghiệp của Abramoff trong các ḷ vận động hành lang nổi tiếng tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn như là các tổ hợp Preston Gates & Ellis và Greenberg Traurig, phối kiểm với hàng ngàn trang giấy hồ sơ tại toà và các cơ quan công quyền cùng hàng trăm bản sao các bức thư điện tử (e-mail) của y.

 

Tuy không phải là một chính trị gia đắc cử nhờ lá phiếu của cử tri ủng hộ cũng như không là một viên chức chính quyền cao cấp nhưng Abramoff lại là một tay có quyền lực thực sự qua việc khuynh loát chính trường bằng hành động mua chuộc hầu hết các chính trị gia đầy quyền thế để đẩy đưa những dự luật theo ư ḿnh hoặc đè bẹp những dự luật trái ư. Chính y và đồng bọn đă dụ dỗ khiến cho nhiều thân chủ, trong đó có nhiều tổ chức ṣng bài của các bộ lạc da đỏ, phải chịu chi gần trăm triệu Mỹ-kim để làm lệ phí cho kế hoạch vận động hành lang này; và với món tiền khổng lồ đó, y đă trở thành một kẻ đứng sau hậu trường để giật giây những con cờ trong chính quyền để đi theo đường hướng mong muốn của ḿnh. Trong cơn say men với quyền lực, Abramoff thường tự ví ḿnh như Michael Corleone, nhân vật "Bố già Mafia", và thích bắt chước những lời đối thoại ngạo mạn của nhân vật này khi trả lời đ̣i hỏi của một chính trị gia đ̣i ăn có: "Thưa ngài nghị sĩ, tôi có thể nói ngay nếu như ngài muốn biết. Câu trả lời là tôi chẳng có phải chia cho ngài một đồng nào cả."

 

Abramoff có tham vọng muốn lập nên một tổ chức vận động hành lang to lớn và quyền thế nhất tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Với lệ phí chính thức là 750 Mỹ-kim / một giờ, y và đồng bọn đă kiếm tiền mau chóng để tậu sắm hai nhà hàng sang trọng gần sát trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ để dùng làm nơi liên lạc và khoản đăi các chính trị gia và nhân viên phụ tá. Y cũng mua được một lô các thuyền du lịch được biến cải thành các ṣng bài nổi, thuê dài hạn các pḥng riêng (skyboxes) đắt tiền và sang trọng trong các sân vận động thể thao để mua chuộc hay thưởng công những người cùng hợp tác với y. Số tiền y thu góp được, nhất là từ các bộ lạc da đỏ và một số thân chủ khác cần có tiếng nói ủng hộ trong chính quyền, lên khá cao. Trong 9 tháng đầu của năm 2002, lợi tức thu được của y lên đến trên 12 triệu Mỹ-kim; nhưng y xài tiền cũng khá phung phí, chỉ nội chi phí di chuyển cá nhân cũng đă mất trên 230,000 Mỹ-kim, thông thường là bằng các loại máy bay tư nhân sang trọng và đắt tiền. Rất nhiều các chính trị gia dân cử và các viên chức phụ tá đều thi nhau tụ về các nhà hàng cũng như các pḥng riêng ở sân vận động thể thao để tha hồ được hưởng thụ, hoặc cùng tham dự với y trong các cuộc du ngoạn đánh gôn (golf) ở các địa điểm sang trọng bên Tô Cách Lan hay các hải đảo vùng Thái B́nh Dương. Y hứa t́m những công việc béo bở và cung phụng nhiều quyền lợi cho những phụ tá quan trọng của các vị dân cử quan trọng cũng như nhiều viên chức hành pháp. Y cũng t́m cách đưa đẩy cho các phụ tá của ḿnh được lọt vào các chức vụ quan trọng trong guồng máy chính quyền, để rồi từ đó những người này lại có thể quay sang hoạt động giúp đỡ lại y.

 

NHỮNG MẦM MỐNG RẮC RỐI TỪ LÚC TRẺ

 

Thật ra th́ không phải đến bây giờ th́ người ta mới biết đến thành tích rắc rối không mấy tốt đẹp của y. Chính ông Rich Bond, cựu Chủ tịch Trung Ương Đảng Cộng Hoà, đă nói: "Nếu như có người nào đó không ngạc nhiên về thành tích lên voi xuống chó của Jack Abramoff, th́ người đó chính là tôi."

 

Vào năm 1980, Abramoff và Grover Norquist là những thanh niên trẻ háo thắng hăng hái tham gia theo trường phái cách mạng của Ronald Reagan lúc y c̣n theo học tại trường Đại Học Brandeis và Norquist theo học tại Đại Học Harvard. Cả hai cùng đứng ra tổ chức các nhóm sinh viên tại Massachusetts, tiểu bang được coi là cấp tiến, trong cuộc vận động bầu cử tổng thống năm đó để cuối cùng đem lại chiến thắng bất ngờ cho ứng cử viên bảo thủ Ronald Reagan. Sau đó cả hai cùng nhau kéo về thủ đô Hoa Thịnh Đốn để lập nghiệp, và tại đây đă làm quen thêm với một tay thanh niên trẻ nhiệt huyết khác là Ralph Reed, sau này nổi tiếng là một tay bảo thủ giáo điều, chủ tịch của tổ chức The Christian Coalition. Cả ba cùng nhau nắm lấy quyền điều hành tổ chức Sinh viên Cộng Hoà (College Republicans), lúc bấy giờ vẫn c̣n là một nhóm sinh hoạt yếu ớt trong cộng đồng sinh viên, để sau đó đẩy mạnh sinh hoạt và biến thành một tổ chức tích cực theo khuynh hướng cực hữu. Nhóm này thường thích chơi nổi bằng một số hoạt động ŕnh rang như đốt h́nh nộm lănh tụ Sô Viết hay đập phá bức tường Bá Linh giả được dựng lên trong Công viên Lafayette, với mục đích là "gây chấn động", theo như lời khoe kể của Abramoff. Thế nhưng v́ chi tiêu quá lố thâm thủng đến ngân sách của tổ chức College Republicans nên ông Rich Bond, lúc bấy giờ là phó chủ tịch Trung Ương Đảng, đă phải cách chức cả ba người.

 

Sau đó, Abramoff quay sang việc điều hành một tổ chức khác mang tên là Citizens for America, một tổ chức bảo thủ do nhà tài phiệt Lewis Lehrman, chủ một hệ thống các tiệm thuốc tây, đứng ra thành lập. Trong thời gian này, Abramoff cũng làm quen với Trung tá Oliver North, kẻ chủ mưu trong vụ x́-căng-đan Iran-Contra, tức là bán vũ khí lậu cho Ba Tư (Iran) và dùng tiền đó để chuyển lậu hỗ trợ cho phiến quân Contra chống lại chế độ thiên tả tại Nicaragua, trái lệnh của Quốc Hội Hoa Kỳ. Thế nhưng sau đó không lâu th́ ông Lehrman cũng cách chức luôn Abramoff v́ bất đồng ư kiến trong việc điều hành hao tốn ngân sách 3 triệu Mỹ-kim của tổ chức Citizens for America.

 

Tuy nhiên, Abramoff cũng móc nối được với chính quyền Nam Phi, lúc đó c̣n bị thế giới và Hoa Kỳ cô lập v́ chính sách kỳ thị mầu da, để t́m cách vận động sự ủng hộ cho chính quyền này tại thủ đô Hoa Kỳ. Kết quả là một tổ chức do Abramoff thành lập mang tên là International Freedom Foundation cũng nhận được một cách bí mật số tiền 1,5 triệu Mỹ-kim từ phía Nam Phi. Tinh thần khuynh hữu của Abramoff cũng khiến y bỏ tiền ra để thực hiện bộ phim chống cộng Red Scorpion, quay tại Namibia, lúc bấy giờ vẫn dưới quyền của chính phủ Nam Phi. Tuy cuốn phim không thành công về mặt lợi nhuận, Abramoff cũng tiếp tục sản xuất cuốn phim kế tiếp là Red Scorpion 2.

 

Nhưng phải đợi đến năm 1994 khi phe Cộng Hoà giành được chiến thắng to lớn tại Hạ Viện sau 42 năm cầm quyền của phe Dân Chủ th́ Abramoff mới trở lại chính trường ở Hoa Thịnh Đốn. Thế nhưng thay v́ t́m cách sinh hoạt chính trị, Abramoff quay sang hoạt động ở hậu trường, trở thành một tay vận động hành lang cho quyền lợi của thân chủ phe Cộng Hoà, nhờ ở sự giúp đỡ giới thiệu của Norquist, một trong những lư thuyết gia của chủ thuyết chống thuế và cũng là người đánh hơi bắt mạch chính cho lănh tụ của nhóm dân biểu Cộng Hoà tạo nên cuộc cách mạng là Newt Gingrich, sau này trở thành Chủ tịch Hạ Viện. Abramoff cũng nhờ ở sự giúp đỡ của cha ḿnh là ông Frank Abramoff, chủ tịch công ty thẻ tín dụng Diners Club. Ông bố Abramoff có lúc đă từng nghĩ đến việc điều hành một ṣng bài ở các đảo vùng Thái B́nh Dương là Northern Mariana trong đó có địa danh Saipan, nên đă giới thiệu cậu con ḿnh với những giới chức thẩm quyền hay liên hệ trong ngành. Để rồi sau đó không lâu, những người trên đảo Mariana trở thành những thân chủ đầu tiên của tay vận động Jack Abramoff.  

Cùng lúc đó th́ Abramoff làm quen với một chính trị gia khác từ Texas là Tom DeLay, một tay bảo thủ đang từ từ ngoi lên trong hàng ngũ lănh đạo của đảng trong Quốc Hội. Tại Thượng Viện, Abramoff bắt tay được với các nghị sĩ Cộng Hoà và các viên chức phụ tá, cũng như một số các nghị sĩ Dân Chủ khác nằm trong các uỷ ban chuẩn chi. Vào tháng Tám năm 1999, Abramoff ghi danh tham dự vào một giải thi đấu gôn do Uỷ ban Cộng Hoà Thượng Viện tổ chức, thực chất là một cuộc du hí cho khoảng gần một chục các nghị sĩ và đoàn tuỳ tùng được dịp du ngoạn và thưởng lăm các sân chơi gôn sang trọng và nổi tiếng St. Andrews ở Tô Cách Lan.  

Nhưng qua đến năm sau th́ Abramoff đă biết cách thực hiện dùng ngân quỹ của các thân chủ ḿnh để trang trải chi phí cho những cuộc du ngoạn như vậy với các nhà đại diện lập pháp Hoa Kỳ. Những khách mời đầu tiên của y là dân biểu DeLay và đoàn tuỳ tùng.  

ĐỘI NGŨ ABRAMOFF  

Nhờ sự giúp đỡ giới thiệu của Norquist, Jack Abramoff lọt được vào trong ê-kíp chuyển quyền ở Bộ Nội Vụ sau khi ông Bush thắng cử trong kỳ bầu cử tổng thống cuối năm 2000. Theo thông lệ, mỗi khi chính quyền Hoa Kỳ sắp sửa có thay đổi tổng thống sau khi có kết quả bầu cử vào cuối năm và trong thời gian chờ chuyển nhận quyền hành thực sự vào ngày nhậm chức 20 tháng Giêng năm sau, phía thắng cử của tổng thống tân cử sẽ lập ra những ê-kíp chuyển quyền đến làm việc tại những văn pḥng của các bộ trong chính quyền, thứ nhất vừa để học việc về cách thức tổ chức và điều hành của nơi đó, và kế đến là lên kế hoạch để điền những nhân vật chủ chốt để ngồi vào cách ghế lănh đạo trong các bộ đó thuộc phe ḿnh. Abramoff đă t́m cách tiến cử nhiều người trong Bộ Nội Vụ, kể cả việc vận động cho một người thuộc đảo Marianna được nắm giữ chức vụ cao cấp số một đặc trách các vùng thuộc quyền của Hoa Kỳ nhưng nằm ngoài lục địa (US Territories). Y cũng đă làm quen kết bạn được với một viên chức cao cấp trong bộ, là ông J. Steven Griles, phó tổng trưởng. Các hồ sơ điều tra cho thấy là vào mùa Hè năm 2001, trong các thư điện tử với thân chủ, Abramoff đă nhắc tới đến ông này bằng từ ngữ "người bạn Steven Griles của chúng ta". Trong cuộc điều trần trước Thượng Viện trong vụ điều tra, ông Griles đă chối bỏ những lời kết tội đă làm sai trái trong chức vụ của ḿnh. Tuy nhiên các điều tra viên của Bộ Tư Pháp vẫn đang tiếp tục xem xét vụ ông Griles có lẽ đă can thiệp trong một vụ liên quan đến một tay vận động hành lang khác qua lời giới thiệu của Abramoff.  

Abramoff cũng t́m cách móc nối được với Roger Stillwell, một người gốc Marianas làm việc trong Bộ Nội Vụ. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Stillwell thú nhận rằng ḿnh đă từng ăn uống miễn phí nhiều lần tại nhà hàng sang trọng Signatures của Abramoff ở thủ đô, cũng như đă nhận nhiều vé đi coi các trận đấu banh cà-na (football) nhà nghề của đội Washington Redskins ở các ghế sang trọng trong các pḥng riêng biệt do Abramoff khoản đăi. Tuy nhiên, Stillwell cho rằng ḿnh đă hưởng các món bổng lộc đó khi c̣n là một người làm việc ăn lương khoán (contract employee) chứ chưa phải chính thức là một công chức liên bang.  

Tuy đạt được nhiều quyền hành thực sự qua việc tạo ảnh hưởng lên các chính trị gia dân cử, được nhận định xuyên qua những bài b́nh luận của các tờ nhật báo nổi tiếng như New York Times và Wall Street Journal, Abramoff vẫn chưa thoả măn tự ái, c̣n âm thầm thuê thêm nhiều tay bỉnh bút để viết các bài báo có lợi cho các thân chủ của ḿnh, trong số đó có một nhà báo của hăng thông tấn Copley vừa mới thú nhận là đă nhận tiền của y để viết hàng chục bài viết thuê từ giữa thập niên 90.  

Abramoff phát triển đội ngũ của ḿnh bằng cách dụ dỗ các nhân viên phụ tá của các vị dân cử quay sang làm việc vận động hành lang với y bằng cách khoe khoang về thành tích hiểu biết hậu trường quyền lực chính trị ở Hoa Thịnh Đốn và sẽ có nhiều cách hiệu quả để đạt được những thành tích cho những ai chịu trả lệ phí cao. Trong số các tay chịu về cộng tác với y, người ta thấy có nhiều người từng là các phụ tá đắc lực cho các vị dân cử quyền thế như dân biểu Tom DeLay, nghị sĩ Conrad Burns, chủ tịch tiểu ban chuẩn chi ở Thượng Viện, dân biểu Robert Ney, chủ tịch Uỷ ban Hành chánh ở Hạ Viện, dân biểu John Doolittle, thành viên của một uỷ ban đặc trách về các bộ lạc da đỏ, và nghị sĩ Harry Reid, hiện nay là thủ lănh khối thiểu số phe Dân Chủ. Hầu hết các nhân viên phụ tá làm việc ở Quốc Hội này là các thanh niên trẻ thông minh và đầy nhiệt huyết, gốc da trắng theo đạo Công giáo, lúc đầu say mê theo lư tưởng chính trị nên lao ḿnh vào công việc với niềm vui thích là được cận kề góp mặt trong sân khấu chính trị tuy rằng với đồng lương khiêm tốn. Tuy nhiên những người trẻ đó vẫn gặp áp lực thường xuyên từ phía gia đ́nh, nhất là bố mẹ muốn nh́n thấy con cái đạt được địa vị danh vọng hay tiền tài giầu có. V́ thế khi được dụ dỗ về đầu quân làm việc với Abramoff với những đồng lương từ 2 đến 300,000 Mỹ-kim mỗi năm (thay v́ đồng lương chết đói của một công chức liên bang sống ở thủ đô đắt đỏ), những người này dễ dàng buông tay quay về dưới trướng của Abramoff, theo như lời nhận xét của một người trong cuộc.  

Abramoff lúc nào cũng thôi thúc những người cộng sự với ḿnh phải làm việc hết sức ḿnh để càng tăng thêm lợi tức cho nhóm của ḿnh. Y lúc nào cũng đốc thúc, gửi tới tấp các bức thư điện tử cả ngày lẫn đêm, và trong những buổi họp hoạch định chính sách luôn khuyến khích và cổ vơ mọi người đề ra những kế hoạch để làm giầu mau chóng mà không cần đếm xỉa ǵ đến những nguyên tắc ngay thẳng và đạo đức, kể cả việc khai gian quá lố số giờ làm việc để tính tiền nhiều thân chủ giầu có nhưng khờ dại. Hồ sơ điều tra của Uỷ ban Đặc trách Dân Da Đỏ của Thượng Viện có những bức thư điện tử của Abramoff nói với một cộng sự viên là Shawn Vasell cần phải t́m cách tính tiền lệ phí hàng tháng tối thiểu là 150,000 Mỹ-kim cho một thân chủ là bộ lạc Choctaw ở Mississipi. Khi Vasell kiểm lại hồ sơ và trả lời lại rằng: "Ḿnh chỉ mới có bắt đầu làm việc cho hồ sơ này có 2 tiếng đồng hồ th́ làm sao mà tính tiền họ được như vậy?", th́ Abramoff đưa ra giải pháp gọn lỏn: "Anh cứ ghi vô thêm có 60 giờ đồng hồ của tôi và t́m cách tăng thêm giờ của 3 hay 4 nhân viên khác nữa."

 

THAM TH̀ THÂM  

Nhóm Choctaws là một trong số khoảng gần chục bộ lạc da đỏ đă nộp lệ phí tổng cộng gần 80 triệu Mỹ-kim cho nhóm của Abramoff trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2003, v́ sợ rằng chính phủ liên bang có thể ngăn cấm không cho các bộ lạc này được mở các ṣng bài cũng như có thể t́m cách đánh thuế lên lợi tức của các ṣng bài này. Không những thế, các bộ lạc này c̣n phải góp thêm tiền cho một cộng sự viên bí mật của Abramoff là Michael Scanlon cho chi phí quảng cáo và mua chuộc cảm t́nh (public relations) để rồi sau đó Scanlon chia chác một phần cho Abramoff. Hồ sơ buộc tội của Bộ Tư Pháp cho thấy là Scanlon thu được gần 15 triệu Mỹ-kim từ một bộ lạc ở Mississipi, và chia lại cho Abramoff khoảng 6,4 triệu. Ở một bộ lạc lân cận thuộc tiểu bang Louisiana, Scanlon tính lệ phí lên đến hơn 30 triệu Mỹ-kim và sau đó chia lại phần cho Abramoff khoảng 11,5 triệu. Điều ác nghiệt thay là tuy đă phải chi trả những món tiền khổng lồ đó, các thân chủ bộ lạc da đỏ này nhiều khi chẳng thu được những thành quả hay ân huệ thực tiễn nào cả. Trong một trường hợp, nhóm Abramoff lấy tiền từ cả hai bộ lạc đối nghịch nhau ở Texas và Louisiana, một mặt nhận tiền cho thù lao để vận động mở lại một ṣng bài ở Texas, và mặt khác cũng nhận thù lao của bộ lạc khác để t́m cách đóng cửa ṣng bài này và những ṣng bài khác.  

Đối với các đồng nghiệp đối thủ của Abramoff trong địa hạt vận động hành lang, họ đều ngạc nhiên trước sự thành công của y. Từ trước đến giờ, đa số các bộ lạc này thường ủng hộ phe Dân Chủ. Nhưng sau khi phe Cộng Hoà giành được quyền đa số ở Hạ Viện vào năm 1994, Abramoff, với sự tiếp tay của Tom DeLay và Grover Norquist trong nỗ lực tạo nên Dự Án K Street -- đây là tên của một con đường ở thủ đô có trụ sở chính của hầu hết các cơ quan vận động hành lang nổi tiếng nhất -- đă t́m cách chiêu dụ các thân chủ này quay sang ủng hộ tiền bạc cho phe Cộng Hoà để được hưởng ân huệ bằng không th́ sẽ bị thiệt tḥi v́ các dân biểu quyền thế ở Hạ Viện sẽ không thông qua những dự luật có lợi cho các thân chủ đó. Không những đă giành được các thân chủ bộ lạc từ tay các nhóm vận động hành lang khác, Abramoff c̣n tính lệ phí thật cao khoảng 150,000 Mỹ-kim mỗi tháng, tức là từ 10 đến 20 lần hơn so với lúc trước. Tuy nhiên v́ sợ chính phủ có thể tính thuế trên lợi tức của các ṣng bài nên các bộ lạc này phải tiếp tục nộp tiền cho tổ chức của Abramoff. Nhờ ở số tiền thu lợi cao này này, Abramoff đă tăng số tiền ủng hộ cho các vị dân cử Cộng Hoà, giúp cho sự thành công tái đắc cử của phe này.  

Tuy nhiên, có lẽ v́ "tham th́ thâm" hay "gian mà không ngoan" nên cuối cùng nhóm Abramoff đă phải sa lưới v́ những hành động thu góp tiền bạc kếch xù và gian tham của ḿnh. Từ giữa năm 2003, một số các tay vận động hành lang phe Dân Chủ bắt đầu kêu ca về việc cạnh tranh bất chính của nhóm Abramoff, và bắt đầu khiếu nại lên nghị sĩ Byron Dorgan, phó chủ tịch Uỷ ban Đặc trách Dân Da Đỏ ở Thượng Viện. Thế nhưng, lúc đó ở Quốc Hội, người ta đă bắt đầu xầm x́ về nhân vật Michael Scanlon, một cộng sự viên của Abramoff, một sớm một chiều bỗng giầu có và chơi sang một cách quá lộ liễu. Từ một nhân viên phụ tá cho dân biểu Tom DeLay ở cương vị tuỳ viên báo chí, Scanlon bỗng trở thành một tay triệu phú khi tuổi mới trên 30, tậu măi một căn dinh thự ở Rehoboth với giá 5 triệu Mỹ-kim trả bằng tiền mặt, mỗi lần đi du ngoạn ra băi biển đều thích đi bằng trực thăng! Một tờ báo tại tiểu bang Louisiana, là tờ Town Talk of Alexandria, có đăng tin vào tháng 9 năm 2003 rằng bộ lạc Coushatta đă chi trả cho công ty của Scanlon khoảng 13,7 triệu Mỹ-kim cho lệ phí quảng cáo và mua chuộc cảm t́nh, một món tiền to lớn đối với các tay vận động hành lang cho các bộ lạc dân da đỏ. Cùng lúc đó th́ một người khác là Peter Ring cũng nghe được từ một phụ tá của Abramoff cho biết rằng sếp của y cũng nhận được một cách bí mật tiền đóng góp từ tay Scanlon.

Thế là những tay vận động hành lang đối thủ, kể cả những người theo phe Cộng Hoà, bắt đầu ghen tức và t́m ṭi thêm chi tiết trong nội vụ. Một người trong số này t́m cách liên lạc với tờ Washington Post vào mùa thu năm 2003. Đầu năm 2004, tờ Post cho đăng một bài phóng sự về hoạt động của nhóm Abramoff cho thấy là có 4 thân chủ bộ lạc da đỏ của tổ hợp luật sư Greenberg Traurig, nơi làm việc của Abramoff, đă chi trả khoảng 45 triệu Mỹ-kim, phần lớn là qua công ty của Michael Scanlon. Vài tuần sau đó, tổ hợp Greenberg liền mở cuộc điều tra nội bộ và sa thải Abramoff trong lúc Uỷ Ban Đặc trách Dân Da Đỏ trên Thượng Viện bắt đầu mở cuộc điều tra và khám phá ra hàng trăm bức thư điện tử của Abramoff với nội dung chứa đầy những chứng cớ về việc làm phi pháp và gian dối của y.  

Thế nhưng Abramoff cũng c̣n một rắc rối khác mà ít người ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn biết đến. Y và một người bạn cùng chí hướng lúc thời c̣n trẻ đă cùng hoạt động trong nhóm Sinh Viên Cộng Hoà là Adam Kidan, đă đứng ra mua một lô các tàu du lịch biến cải thành các ṣng bài nổi ở tiểu bang Florida là công ty SunCruz với giá 147,5 triệu Mỹ-kim vào năm 2000. Thế nhưng đến năm 2004 th́ công ty SunCruz khai phá sản, và các nhà băng cho vay đă nộp đơn kiện Abramoff và Kidan để đ̣i lại số tiền bảo chứng khoảng 60 triệu Mỹ-kim, trong đó có chi phiếu chuyển ngân giả mạo trị giá 23 triệu mà đáng lư ra hai người này phải ứng ra trong thoả thuận. Nghiêm trọng hơn nữa là trong vụ điều tra chuyển ngân giả mạo này, nhà chức trách địa phương c̣n tiếp tục t́m hiểu thêm về cái chết có h́nh thức như bị thanh toán của nhân vật Konstantinos Boulis, người đă đứng ra bán công ty SunCruz cho Abramoff và Kidan.  

Các viên chức của tổ hợp Greenberg Traurig cho rằng họ đă yêu cầu Abramoff phải từ chức vào tháng Ba năm 2004 và không biết ǵ về sự liên lạc hay thoả thuận giữa y và Scanlon trước khi bài phóng sự của tờ Washington Post được đăng vào lúc đó.  

Thế nhưng khi t́m hiểu kỹ hơn th́ người ta thấy rằng hai tháng trước khi hăng Greenberg yêu cầu Abramoff từ chức th́ các luật sư của tổ hợp này đại diện cho Abramoff trong hồ sơ khai phá sản của SunCruz đă gọi Michael Scanlon đến văn pḥng của tổ hợp tại Miami để lấy lời khai chi tiết. Trong phần cung khai này, Scanlon đă thú nhận việc chi tiền cho Abramoff khoảng gần 19 triệu Mỹ-kim từ những món tiền 45 triệu mà y đă thu được từ các thân chủ bộ lạc da đỏ. Cesar L. Alvarez, chủ tịch và tổng giám đốc của tổ hợp Greenberg đă từ chối b́nh phẩm về những cuộc tiếp xúc của Scanlon với luật sư của hăng.  

Đến lúc này th́ Bộ Tư Pháp bắt đầu mở cuộc điều tra về hai nhân vật Abramoff và Scanlon để rồi sau đó lan rộng thành một công tác to lớn quy tụ nhiều văn pḥng ở các bộ và nha sở khác nhau.  

Gần hai năm sau khi cuộc điều tra khởi sự, th́ những rắc rối pháp lư của Abramoff bắt đầu có dấu hiệu trở thành một trong những vụ x́-căng-đan to lớn nhất trong lịch sử chính trường ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, không những kết thúc cuộc đời lên voi xuống chó kiểu sớm nở tối tàn của y mà c̣n có thể chấm dứt luôn sự nghiệp của nhiều chính trị gia dân cử cũng như các đồng nghiệp của y. Hai cộng sự viên của y là Scanlon và Kidan đă thú nhận tội với công tố viện để được hưởng án giảm khinh với điều kiện là sẽ chịu cung khai tất cả những tên tuổi liên hệ trong nội vụ.  

Trong vụ điều tra về cái chết của Boulis, người bán công ty SunCruz cho Abramoff và Kidan, th́ đă có 3 người bị bắt giữ, trong số đó có 2 người là cộng sự viên của Kidan mà một người lại được coi là một thành viên của nhóm mafia thuộc gia đ́nh Gambino.  

Một cộng sự viên khác của Abramoff là David Safavian, cựu chánh sự vụ của Bộ Ngân Khố trong Toà Bạch -c, đă phải từ chức trước khi bị c̣ng tay bắt giữ về tội khai gian dối trong vụ điều tra liên quan đến hoạt động làm ăn với Abramoff.  

Tất cả những diễn biến trên đă trở thành áp lực đè nặng lên Abramoff để cuối cùng y phải chịu thoả thuận điều đ́nh với công tố viên của Bộ Tư Pháp để mong được hưởng án giảm khinh -- 10 năm tù thay v́ 30 năm -- sau khi chịu cung khai tất cả chi tiết và tên tuổi của nhiều chính trị gia và các viên chức chính quyền có dính líu đến hồ sơ hối lộ và tham nhũng này.  

Ông Alan Simpson, cựu nghị sĩ liên bang kỳ cựu và cũng là người đă chứng kiến một x́-căng-đan hối lộ tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn cách đây đúng một phần tư thế kỷ là vụ Abscam -- khi các nhân viên FBI giả dạng các tay trọc phú Ả Rập để mua chuộc các vị dân cử để rồi dẫn đến việc kết tội 6 dân biểu và 1 nghị sĩ -- cho rằng vụ Abramoff có lẽ sẽ to lớn hơn rất nhiều. Ông Simpson kể lại rằng mới đây trên một chuyến đi máy bay cùng với một trong những người là luật sư cho Abramoff, ông đă nghe lời thuật lại như sau: "Thế nào rồi cũng có khối tay đang làm việc trong cái nghề cũ của anh sẽ bị ngă gục, thân bại danh liệt v́ vụ này."

 

Nguyễn Anh Tuấn

Houston, Texas

 

Đọc tiếp:

Phần II:

Khi nhà vận động hành lang t́m cách thay đổi

một dự luật bất lợi cho thân chủ ḿnh tại Hạ Viện Hoa Kỳ.

 

Tệ Nạn Tham Nhũng Phần II:

Làm Cách Nào Một Nhà Vận Động Hành Lang

Thay Đổi Được Một Dự Luật ở Quốc Hội? 

(LÊN MẠNG Thứ sáu 10, Tháng Hai 2006)

 

Nguyễn Anh Tuấn

(VNN)

 

Vào mùa hè năm ấy, Jack Abramoff và bộ tham mưu của y đang bắt đầu rối trí và gần như hốt hoảng. Lúc bấy giờ, Dự luật Chống Cờ Bạc Trên Mạng Lưới Thông Tin (Internet Gambling Prohibition Act) đă được bỏ phiếu thuận trên Thượng Viện, và dường như cũng sẽ được thông qua dễ dàng với số phiếu ủng hộ chiếm đa số áp đảo nếu đem ra biểu quyết tại Hạ Viện. Nếu như điều này hiện thực, th́ khách hàng của nhà vận động hành lang đầy quyền lực Jack Abramoff là eLottery Inc., một công ty thương mại chuyên bán vé số qua mạng lưới thông tin toàn cầu, coi như không sớm th́ muộn cũng phải đóng cửa dẹp tiệm.

 

Thế nhưng điều bất ngờ và ly kỳ đă xảy ra vào ngày 17 tháng 7 năm 2000, khi dự luật trên, sau một thời gian tranh luận ngắn ngủi khoảng 40 phút, đă bị đánh bại vào giờ chót, trước sự ngỡ ngàng của biết bao nhiêu người ủng hộ, trong số đó có cả những nhân vật lănh đạo các nhóm bảo thủ giáo điều.

 

Điều ǵ đă xảy ra đằng sau hậu trường sân khấu chính trị ở Quốc Hội Hoa Kỳ, và ai là nhân vật chủ chốt trong vụ lèo lái hay giật giây có khả năng làm thay đổi những dự luật trong ngành lập pháp?

 

Một cuộc điều tra sâu rộng của tờ nhật báo uy tín hàng đầu ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn là tờ Washington Post đă lật tẩy được những bàn tay lông lá của các nhà vận động chính trị hành lang (lobbyist) đă xen lấn sâu vào nội t́nh của cơ quan lập pháp với nhiều h́nh thức mua chuộc bằng tiền bạc hay lợi lộc nhằm đem lại những kết quả theo đúng với ư muốn của thân chủ ḿnh. Trong vụ lèo lái thay đổi dự luật nói trên, được tường tŕnh chi tiết qua một bài phóng sự dài đăng trên số báo ra ngày 16 tháng 10 năm 2005 của hai kư giả Susan Schmidt và James V. Grimaldi, nhân vật chủ chốt không ai khác hơn chính là Tony C. Rudy, một phụ tá cao cấp của dân biểu Tom DeLay, lănh tụ đứng hàng thứ 3 lúc bấy giờ ở Hạ Viện (Majority Whip). Xin mở một dấu ngoặc về hệ thống lănh đạo và chức vụ các vị dân cử liên bang Hoa Kỳ. Ở Hạ Viện, lănh tụ số 1 của đảng đa số cầm quyền trở thành Chủ tịch Hạ Viện (Speaker), nhân vật thứ 2 được gọi là Thủ lănh Khối Đa số (Majority Leader) và nhân vật thứ 3 là Phó Thủ lănh Đa số (Majority Whip). Về phía đảng đối lập, nhân vật số 1 là Minority Leader và người số 2 là Minority Whip. Ở trên Thượng Viện, không có chức Chủ tịch Thượng Viện thường trực, nên Thủ lănh Đa số được coi như nắm quyền thực thụ của một chủ tịch thượng viện. Chữ whip, nghĩa đen là cái giây roi để quất cho đàn ngựa không được chạy rời khỏi đoàn, nhằm nói đến vai tṛ của lănh tụ trong khối có nhiệm vụ kiểm điểm và tổng kết số phiếu của các đại biểu cùng đảng của ḿnh trước khi đưa một dự luật ra biểu quyết tại phiên họp khoáng đại.  

Tony Rudy, tuy làm việc cho văn pḥng của dân biểu Tom DeLay nhưng cũng coi như là ăn lương của Abramoff, đă thông báo qua thư điện tử tất cả những diễn biến của nội vụ cũng như đề nghị những ư kiến cố vấn cho Abramoff để làm cách nào ảnh hưởng lên nhiều vị dân biểu khác nhau nhằm làm cho dự luật trên không thể thông qua thành công được, dựa theo những tài liệu thu thập được sau này cũng như trên những lời khai của các cộng sự viên trong nhóm vận động hành lang cùng với Abramoff.  

Trong mùa hè năm 2000, Rudy đă hai lần được tham dự những cuộc du hí sang trọng cùng với tay vận động hành lang quyền thế này, trong đó có một chuyến được trang trải chi phí bởi công ty khách hàng của Abramoff. Công ty eLottery này cũng đă chi cho vợ của Rudy số tiền 25,000 Mỹ-kim qua ngả gián tiếp dưới h́nh thức lệ phí tư vấn cho một hội từ thiện. Và cũng chỉ vài tháng sau đó, chính Rudy cũng đă bỏ văn pḥng của ông DeLay trên Hạ Viện để quay sang đầu quân cho Abramoff hầu kiếm tiền và lợi nhuận dồi dào và mau chóng hơn nhiều.  

Cuộc bỏ phiếu với kết quả bất ngờ và ly kỳ kể trên chỉ là một phần trong cố gắng của Abramoff để phục vụ cho quyền lợi của khách hàng ḿnh là eLottery, một công ty cỡ nhỏ chuyên về cờ bạc trên mạng Internet. Những chi tiết trong kế hoạch vận động này, được thu góp và dàn dựng lại sau khi phối kiểm hàng chục cuộc phỏng vấn của những người trong cuộc cũng như tài liệu các bản sao thư điện tử và mớ hồ sơ tài chính mà tờ Washington Post t́m thấy được, đă vẽ lại đầy đủ h́nh ảnh một kế hoạch hối lộ tinh vi, giúp người đọc có thể hiểu được làm sao và bằng cách nào một trong những tay vận động hành lang đầy quyền thế tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn đă dùng tiền của khách hàng ḿnh để mua chuộc ảnh hưởng lên các đại biểu ở Quốc Hội. Việc mua bán ảnh hưởng cho eLottery của Abramoff chỉ là một trong số muôn vàn hành động của y nhằm khuynh loát và hối lộ các dân biểu, nghị sĩ và một số các viên chức chính quyền liên bang mà Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đă điều tra từ nhiều năm qua, dẫn đến kết quả sau cùng là lời thoả thuận điều đ́nh nhận tội (plea bargain) của Abramoff, theo đó y sẽ được hưởng án giảm khinh với điều kiện là sẽ phải kể hết sự thật về tên tuổi của những nhân vật đă nhận lợi lộc hay ngậm miệng ăn tiền của ḿnh để giúp cho chính quyền có thể bắt được những con "cá lớn". Vụ án tham nhũng này sẽ c̣n tiếp diễn trong thời gian tới, được dự đoán là sẽ trở thành một vụ x́-căng-đan to lớn nhất trong năm 2006, có khả năng gây rúng động tại chính trường Hoa Kỳ, không thua ǵ vụ án Năm Cam gây chấn động một dạo nào ở Việt Nam. Chỉ nội việc TT Bush cũng nhiều lănh tụ cao cấp khác như Dennis Hastert (chủ tịch hạ viện), Bill Frist (chủ tịch thượng viện) thay phiên nhau trả tiền ủng hộ của Abramoff sau khi nghe lời nhận tội của y cũng đủ cho thấy là đă có rất nhiều tai to mặt lớn đă ăn phải bả của y và giờ đây đang t́m cách chối tội bằng cách đẩy đưa không muốn dây dưa với nhân vật này. Kết quả sơ khởi cũng cho thấy hai nạn nhân đầu tiên dưới áp lực của vụ x́-căng-đan này với sự nghiệp chính trị coi như bắt đầu tiêu ma, đó là cựu Thủ lănh Đa số Tom DeLay, vốn đă bị rắc rối với một bản cáo trạng buộc tội khác ở tiểu bang Texas, và dân biểu John Ney, chủ tịch Uỷ ban Hành chánh Hạ Viện, đă phải tạm từ bỏ giấc mộng tiếp tục ngồi ở hàng ghế lănh tụ trong khối dân biểu Cộng Hoà, và không chừng sẽ c̣n phải nhận lănh những hậu quả nặng nề hơn nữa trong tương lai khi vụ án này kết thúc.  

Abramoff là một trong những chính trị gia cực lực ủng hộ phe bảo thủ từ lúc trẻ, và bắt đầu tạo được ảnh hưởng và uy thế của ḿnh sau cuộc "cách mạng" thành công của phe bảo thủ giành được đa số ở Hạ Viện sau cuộc bầu cử cuối năm 1994, nhờ ở khả năng huy động các tay vận động chính trị hành lang, từ lúc trước vẫn thường ủng hộ cho phe Dân Chủ, bắt đầu ngả sang phe Cộng Hoà, tức là sẽ quyên góp và kiếm khách hàng sẵn sàng ủng hộ tiền cho các quỹ vận động tranh cử của các ứng viên phe Cộng Hoà. Tuy nhiên, trong vụ vận động cho eLottery này, Abramoff đă áp dụng một chiến lược thắng cuộc với bất cứ giá nào, kể cả việc gửi thư tới tấp đến cử tri để tấn công các vị dân cử Cộng Hoà không ủng hộ cho ḿnh, nhất là những vị nào nằm trong những đơn vị có lá phiếu ngang ngửa. Y đă âm thầm dàn xếp khéo léo để cho eLottery trả tiền cho các chính trị gia bảo thủ thuộc thành phần chống tệ đoan cờ bạc, vô t́nh hay cố ư đă trợ giúp y trong kế hoạch ủng hộ cờ bạc, trong số đó phải kể đến những tên tuổi như Ralph Reed, cựu chủ tịch tổ chức Christian Coalition, mục sư Louis P. Sheldon của tổ chức Traditional Values Coalition và Grover Norquist, một chính trị gia bảo thủ theo trường phái chống thuế, lănh tụ của nhóm Americans for Tax Reform. Bản sao các bức thư điện tử liên lạc giữa Abramoff và các nhân vật này đều cho thấy là mọi người đều cùng nhau thoả thuận ngầm về kế hoạch vận động cũng như cách thức nhận tiền qua nhiều h́nh thức gián tiếp.  

Tuy nhiên khi được tờ Washington Post phỏng vấn, tất cả những nhân vật này đều t́m cách tránh né. Rudy th́ từ chối trả lời. Trong khi đó th́ phát ngôn viên của Ralph Reed, hiện nay đang sửa soạn ra ứng cử chức phó thống đốc ở tiểu bang Georgia, th́ nói rằng ông Reed và các cộng sự viên của ông không có biết chuyện tiền ủng hộ nhận được là do các tổ chức cờ bạc cung ứng. C̣n mục sư Sheldon th́ nói rằng ông không thể nhớ được là đă có nhận tiền của eLottery hay không và ông cũng không biết rằng Abramoff có dính líu đến chiến dịch đánh bại dự luật chống cờ bạc này. Riêng nhóm của ông Norquist th́ cho rằng họ phản đối dự luật chống cờ bạc trên nền tảng muốn bảo vệ và tôn trọng quyền tự do cá nhân (libertarian ground).  

Luật sư của Abramoff th́ đă từ chối b́nh phẩm trong vụ này, nhưng người ta đang chờ đợi những lời cung khai sắp tới đây của y khi sẽ bị lấy cung bởi các công tố viên của Bộ Tư Pháp. Riêng trường hợp của dân biểu Tom DeLay là một sự mâu thuẫn khá lư thú. Ông DeLay, một chính trị gia bảo thủ nổi tiếng và thường lớn tiếng chống đối các tệ đoan cờ bạc, lại là một công cụ hữu hiệu, dù muốn hay không muốn, cho chiến dịch của eLottery nhằm đánh bại dự luật chống cờ bạc trên Internet. Ông đă cùng với phụ tá Rudy của ḿnh tham dự một cuộc du hí chơi gôn (golf) sang trọng và đắt tiền tại Tô Cách Lan (Scotland) do khách hàng của Abramoff đài thọ chi phí. Với tư cách là lănh tụ hạng thứ 3 ở Hạ Viện, ông đă bỏ phiếu chống lại với đa số đảng Cộng Hoà của ông trong dự luật này, một điều hiếm hoi rất khó thấy, và trong suốt năm đó đă t́m cách ngâm tôm để cho dự luật này không được đưa ra nghị tŕnh thảo luận để biểu quyết. Lư do ông viện dẫn cho quyết định này là nếu t́m cách biểu quyết một lần nữa th́ sẽ gây chia rẽ nội bộ và có thể làm lung lay một số các ghế dân biểu Cộng Hoà trong kỳ bầu cử gay go vào cuối năm 2000, và do đó có thể khiến cho đảng Cộng Hoà không c̣n nắm quyền đa số được nữa.  

Một Công Ty Thương Mại Đang Hồi Tuyệt Vọng  

Giống như đa số công ty sống dựa vào trào lưu Internet "hồ hởi sảng" trong suốt thập niên 1990, eLottery đă bắt đầu cạn tiền dần vào mùa xuân năm 2000 sau khi đă chi ra khá nhiều v́ mang nặng một niềm tin là cuộc cách mạng thông tin nhanh chóng qua mạng lưới Internet có thể đem lại một nguồn lợi tức mau chóng hơn tất cả những phương tiện và h́nh thức thương mại từ trước đến giờ.  

Công ty được thành lập từ năm 1993 với hy vọng có thể khai thác thị trường cờ bạc trên mạng lưới thông tin Internet. Thời đó rất nhiều tiểu bang cũng đă có những chương tŕnh bán vé số để nhằm gia tăng lợi tức thay v́ phải tăng thuế. Công ty eLottery đánh cuộc rằng với khối lượng tiền bạc khổng lồ trao đổi trong các mua vé số này, nếu như được giải phóng h́nh thức sinh hoạt tức là có thể mua vé số trên mạng lưới máy điện toán mà không cần phải đích thân đến tận nơi th́ con số người tham gia - và tổng số lợi tức thu hoạch được - sẽ vô cùng to lớn, có thể nói là sẽ lan rộng ra toàn quốc. Do đó nếu được tham dự và góp phần vào, cho dù là chỉ chiếm một thị phần nhỏ nhoi, con số thu nhập cho eLottery có thể lên đến gần tỷ đô-la mỗi năm. Thế nhưng sự đời lại không dễ ăn như nhiều người lầm tưởng.  

Vào năm 1998, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đă áp dụng luật lệ hiện hành về cờ bạc để ra lệnh cho eLottery phải đ́nh chỉ ngay một vụ làm ăn hợp tác cùng với một bộ tộc dân da đỏ tại tiểu bang Idaho để bán vé số trên mạng lưới Internet. Đến cuối năm 1999 th́ trên Thượng Viện Mỹ lại thông qua Dự luật Internet Gambling Prohibition Act nhằm mục đích dẹp các tụ điểm cờ bạc trên mạng. Trong khi đó th́ tại Hạ Viện, dân biểu Robert W. Goodlatte, thuộc đảng Cộng Hoà ở tiểu bang Virginia, cũng đă sửa soạn đệ tŕnh một dự luật tương tự vào mùa xuân năm 2000. Nếu như dự luật được thông qua ở hai viện và sẽ trở thành đạo luật th́ công ty này sẽ sớm sập tiệm. V́ thế cho nên tuy đă cạn tiền nhưng eLottery vẫn cố gắng bán bớt một số tài sản để dùng tiền đó lo chạy chọt qua ngả các nhà vận động hành lang ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn hầu làm cho dự luật này không được thông qua.  

Đầu tháng Năm th́ eLottery liền thuê công ty vận động hành lang của Abramoff là tổ hợp luật sư nổi tiếng Preston Gates & Ellis với chi phí 100,000 Mỹ-kim mỗi tháng cho công việc mua chuộc ảnh hưởng này, thường gọi với cái tên hoa mỹ là giao tế công cộng (public relations). Trong những tháng kế tiếp, Abramoff đă ra chỉ thị cho eLottery chi trả thêm hàng trăm ngàn đô-la khác đến nhiều tổ chức khác nhau như Americans for Tax Reform của Norquist, Traditional Values Coalition của mục sư Sheldon, nhiều công ty ẩn danh của Reed và một hội từ thiện khác là Toward Tradition.  

Robert Daum, một cựu viên chức của eLottery, khi được hỏi về những khoản tiền chi trả này đă trả lời rằng tất cả những món tiền bỏ ra theo lệnh của ông Abramoff là để dùng vào một mục đích duy nhất nhằm đánh bại dự luật chống cờ bạc trên Internet: "Chúng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều ǵ một cách hợp pháp để đạt được mục tiêu cho ḿnh, giống như bao nhiêu người khác cũng luôn làm như vậy tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn này."  

Đối thủ chính cho eLottery gồm toàn những nhân vật bảo thủ nổi tiếng, nhất là các lănh tụ các khối khuynh hữu như tổ chức Moral Majority của mục sư Falwell và tổ chức Christian Coalition, hoặc nhóm Focus on the Family của mục sư James Dobson, một khuôn mặt bảo thủ giáo điều có ảnh hưởng với cố vấn chính trị tối cao của TT Bush là ông Karl Rove. Tuy nhiên, Abramoff vẫn tin rằng ḿnh có thể dùng các nhân vật bảo thủ này để chống lại dự luật chống cờ bạc này. Dựa theo nội dung các bức thư điện tử gửi các cộng sự viên khi vạch ra chiến lược hành động của ḿnh, Abramoff cho rằng ḿnh sẽ dùng khẽ hở của dự luật này để tấn công ngược lại. Thật vậy, dự luật này, cũng như biết bao các đạo luật khác, thường đặt ra một số trường hợp ngoại lệ, như việc cho phép việc đánh cá trên mạng lưới ở các tṛ chơi như đánh cá ngựa và một vài tṛ chơi linh tinh khác. Theo lập luận của Abramoff dùng để thuyết phục các chính trị gia bảo thủ th́ nếu như dự luật này được thông qua th́ coi như nó sẽ khuyến khích nạn cờ bạc một cách công khai hơn nữa, và do đó cần phải chống đối.  

Kế Hoạch Chi Tiền  

Để có thể gây ảnh hưởng lên các dân biểu phe bảo thủ, Abramoff phải nhờ đến sự giúp đỡ của mục sư Sheldon, lănh tụ của tổ chức Traditional Values Coalition TVC (Liên Minh Các Giá Trị Cổ Truyền), đặt trụ sở tại vùng Quận Cam ở miền nam California. Ông Sheldon cho rằng liên minh của ḿnh đại diện cho khoảng 43,000 nhà thờ trên nước Mỹ, có một sức mạnh chính trị đáng nể và luôn chủ trương chống lại tệ nạn cờ bạc. Trong quá khứ, Abramoff đă nhiều lần hợp tác khá thành công với ông Sheldon, và thường gọi ông này với cái bí danh thân t́nh là "Lucky Louie" (Kẻ May Mắn). Ngoài ra Abramoff cũng kết hợp luôn Ralph Reed trong kế hoạch vận động ảnh hưởng này. Reed lúc đó, sau khi rời khỏi tổ chức Christian Coalition vào năm 1997, đang mở một công ty vận động chính trị tại tiểu bang Georgia.  

Abramoff bảo eLottery hăy gửi ngay một chi phiếu cho TVC của Sheldon vào tháng 6-2000, và hai tấm khác cho công ty của Reed, nhưng qua trung gian hai người khác, với mục đích chính là để giấu xuất xứ của người gởi. Đầu tiên là tiền của eLottery sẽ gửi cho tổ chức American for Tax Reform ATR của ông Norquist để rồi từ đó sẽ chuyển sang một nhóm là Faith and Family Alliance trước khi đến tay công ty của Reed là Century Strategies. Nhờ công đứng tên trung gian, công ty của Norquist được hưởng một phần hoa hồng.  

Tờ Washington Post thu được tài liệu cho thấy rơ chi tiết của kế hoạch chuyển tiền gian trá này qua những bức thư điện tử trong nội bộ của Abramoff. Thư kư của y là Susan Ralston đă viết: "Tôi nhận được 3 tấm chi phiếu của elot gồm có 2 tấm mỗi cái 80 ngàn đô-la đề cho ATR và một tấm 25 ngàn đô cho TVC. Ông hăy cho biết chính xác cần phải làm điều ǵ sắp tới. Gủi cho ông Grover? Gửi cho mục sư Lou?"  

Vài phút sau, Abramoff trả lời, bảo rằng tấm chi phiếu cho TVC th́ cứ gửi thẳng cho ông Sheldon, nhưng với hai tấm chi phiếu kia th́ cần phải theo chi tiết đặc biệt: "Gọi cho Groveri, nói ông ấy biết là tôi đang ở Michigan và đang có 2 tấm chi phiếu cho ông ta trị giá tổng cộng là 160 ngàn và cần ông gửi lại một tấm chi phiếu 150 ngàn cho Faith and Family."  

Tài liệu cũng cho thấy là chính Reed đă cung ứng tên tuổi và địa chỉ để Norquist gửi tiền về: Robin Vanderwall, chủ tịch tổ chức Faith and Family Alliance FFA. Vanderwall kể lại rằng FFA là một tổ chức tranh đấu chính trị theo phe bảo thủ cực hữu do hai đồng nghiệp của ông Reed đứng ra sáng lập, và sau đó được giao cho y điều hành. Vào tháng 7-2000, Vanderwall nhận được một cú điện thoại của ông Reed, báo cho biết rằng sẽ nhận được một gói đồ, trong đó có tấm chi phiếu 150 ngàn của ATR do Norquist kư. Vanderwall làm theo chỉ thị, đi kư thác số tiền đó vào ngân hàng của ḿnh và kư một tấm chi phiếu trị giá tương tự để gửi sang cho hăng của Reed. Y kể lại rằng ḿnh chẳng bao giờ được cho biết là các món tiền đó được sử dụng ra sao: "Tôi chỉ có nhiệm vụ đóng vai b́nh phong."  

Ngoài ra eLottery cũng góp tiền, theo lệnh của Abramoff, để trang trải chi phí cho chuyến du hí sang trọng và đắt tiền cho hai thầy tṛ Tom DeLay và Rudy sang đánh golf tại Tô Cách Lan. Khi cuộc du ngoạn bắt đầu th́ eLottery gửi một chi phiếu 25 ngàn Mỹ-kim cho tổ chức National Center for Public Policy Research NCPPR mà Abramoff là một thành viên trong hội đồng quản trị. Cộng với một khoản tiền do một khách hàng khác của Abramoff đóng góp thêm, hai phần này đă cung ứng đầy đủ cho chi phí của chuyến du ngoạn ăn chơi này. Sau này khi bị điều tra về các vụ du hí do các tay vận động hành lang đài thọ, ông DeLay nói rằng ông cứ tưởng rằng chi phí đó là do tổ chức NCPPR đứng ra lo liệu và bảo trợ.  

Kế Hoạch Vận Động  

Lúc đầu th́ dân biểu DeLay vẫn chưa có quyết định chính thức ǵ về dự luật chống cờ bạc trên Internet này. Thế nhưng phụ tá chính của ông là Rudy th́ đă sẵn sàng cố vấn cho Abramoff những phương cách nào để diệt cho bằng được dự luật này.  

Sau chuyến đi chơi golf chấm dứt, Rudy liền bắn tin cho Abramoff biết là nên t́m cách kiếm một cuộc họp kín của khối Cộng Hoà để tiếp xúc với các lănh tụ là Dennis Hastert và Dick Armey, một trong những người ủng hộ quan trọng cho dự luật này. Abramoff liền báo cho các cộng sự viên trong nhóm biết về nội dung của bức thư này và khuyên mọi người hăy giữ kín chuyện, nhưng có lẽ là nên nghe theo ư kiến của Rudy.  

Cùng lúc đó th́ mục sư Sheldon cũng đang ra sức vận động, tổ chức các cuộc họp báo cũng như t́m cách chất vấn một số dân biểu bảo thủ để t́m cách phản đối dự luật này. Vào ngày 10 tháng 7, ông liền gọi báo cho nhóm Abramoff biết là ông đang gặp khó khăn chống đối từ văn pḥng của một dân biểu quan trọng vẫn c̣n ủng hộ mạnh mẽ cho dự luật này.  

Nhưng Abramoff đă lên tiếng trả lời, báo cho mọi người biết là y sẽ kéo thêm Ralph Reed nhảy vào phụ giúp: "Tớ vừa mới bàn xong với Ralph. Chúng ta phải t́m cách đưa tiếng nói của phe ḿnh lên làn sóng các đài phát thanh toàn quốc ngay. Chúng ta bắt buộc phải kéo những tay bảo thủ quay về phía ḿnh ngay, bằng không th́ coi như tiêu tùng."  

Đến sáng hôm sau, Rudy cũng gửi cho Abramoff một bức thư cố vấn khác. Tuy là công chức ăn lương của chính phủ trong chức vụ phụ tá cho dân biểu DeLay, nhưng Rudy lại tự xưng hô là "chúng ḿnh" trong các bức thư liên lạc: "Tớ nghĩ chúng ḿnh cần phải nói với Weyrich kiếm cho được khoảng 10 nhóm khác cùng kư tên để gửi lên cho Denny và Armey về dự luật chống cờ bạc này." Weyrich là chủ tịch của tổ chức Free Congress Foundation và hai người sau là chủ tịch và thủ lănh khối đa số Cộng Hoà ở Hạ Viện.  

Riêng Sheldon th́ đến gặp riêng ông DeLay vào ngày 13-07. Sau đó ông đă thuật lại nội dung cuộc nói chuyện với tờ nội san của Quốc Hội Congressional Quarterly: "Tôi đă nói thẳng với ông ấy rằng tôi chống đối một cách cương quyết dự luật này."  

Một cựu nhân viên phụ tá trong văn pḥng của ông DeLay kể lại rằng quả thật "ông Lou là một tiếng nói có uy tín" v́ cái thành tích chủ tịch hội đoàn tôn giáo của ông cũng có trọng lượng với khối cử tri bảo thủ. Đến lúc đó th́ ông DeLay mới nói với ban lănh đạo của đảng Cộng Hoà ở Hạ Viện rằng ông sẽ bỏ phiếu chống lại dự luật này.  

Bức Thư Giả Mạo Chữ Kư Bush  

Tuy nhiên, nhóm Abramoff vẫn c̣n nhiều lo ngại về kết quả biểu quyết. V́ thế cho nên họ liền đưa thêm một luận cứ mới là dự luật chống cờ bạc trên Internet này, nếu thông qua, sẽ vi phạm lên quyền hạn của các tiểu bang có quyền cho phép bán vé số trên mạng lưới thông tin trong tiểu bang của riêng ḿnh. Trong lúc cuộc vận động đang diễn ra sôi nổi th́ một bức thư luân lưu ủng hộ cho phe chống đối dự luật này được x́ ra. Dường như người kư tên bức thư đó lại là Thống đốc Jeb Bush của tiểu bang Florida, bào đệ của TT George W. Bush.  

Trong bức thư có câu: "Mặc dù tôi không phải là người ái mộ cho chuyện cờ bạc, nhưng tôi thấy dự luật này là một sự vi phạm lên quyền hạn của các tiểu bang và tôi đang t́m cách để ngăn chặn sự xen lấn này." Một nhân viên phụ tá ở Quốc Hội hơi bỡ ngỡ trước nội dung bức thư này nên liền gọi cho văn pḥng thống đốc ở Florida để kiểm chứng, và sau đó th́ người ta mới biết đây là bức thư giả mạo.  

Thủ phạm của bức thư giả mạo này là Matthew Blair, người được công ty Shandwick Worldwide thuê mướn để làm công tác vận động kiếm những bức thư của các chính trị gia chống đối dự luật này. Sau khi không t́m cách thuyết phục được nhân viên trên văn pḥng thống đốc, ông Blair liền làm đại bức thư giả mạo này cho xong việc. Brian Berger, một viên chức của Shandwick Worldwide, một công ty chuyên về giao tế công cộng, thuật lại rằng công ty đă được thuê mướn trong nhiệm vụ bởi một phụ tá của Abramoff là Michael Scanlon, từng là tuỳ viên báo chí cho dân biểu DeLay. Scanlon trở thành giàu có thật nhanh khi chuyển qua nghề vận động hành lang, nhưng cũng đă sa lưới trước Abramoff trong vụ lường gạt các bộ lạc dân da đỏ hàng mấy chục triệu Mỹ-kim và đang hợp tác với Bộ Tư Pháp Mỹ để cung khai hết tất cả bí mật của hồ sơ hối lộ và tham nhũng hầu có thể được hưởng án khoan hồng.  

Tuy thế, bức thư cũng gây xôn xao và dường như cũng tạo ra được một ít chấn động nhỏ, gây hoang mang cho cả hai phía trong cuộc tranh luận về dự luật chống cờ bạc trên Internet này. Vị dân biểu bảo trợ chính cho dự luật này, ông Goodlathe, tin rằng ḿnh vẫn c̣n đủ đa số phiếu ủng hộ. Thế nhưng ông vẫn lo ngại phe chống đối có thể sẽ t́m cách tấn công bằng nhiều cách khác nhau, nhất là qua ngả tḥng thêm các tu chính án phụ vào với những chi tiết ràng buộc linh tinh khác có thể khiến số người chống đối gia tăng và cuối cùng dẫn đến hậu quả là dự luật sẽ bị thất bại. Cũng nên mở một dấu ngoặc về cách thức sinh hoạt trên diễn đàn Quốc Hội Hoa Kỳ. Một dự luật khi đem ra bàn thảo thường bị kèm theo những chi tiết đính kèm theo dưới dạng những điều lệ tu chính (amendments) do bởi cả hai phe chống và ủng hộ t́m cách gài thêm vào. Lư do là để bổ túc thêm cho dự luật đó (theo phe ủng hộ) nhưng thường là để tḥng thêm một điều khoản nào đó mà phe chống biết rằng ḿnh không thể đánh bại được dự luật này nhưng ít ra cũng giành được một ít chiến thắng nho nhỏ nếu như cài được tu chính đó với những điều kiện có lợi cho ḿnh vào dự luật đang bàn căi. Tuy nhiên nhiều khi những tu chính này lại trở thành khó nuốt khiến cho đại hội phải biểu quyết có nên chấp nhận tu chính đó hay không trước khi tiến đến chuyện biểu quyết cho dự luật. Chính trong tiến tŕnh giằng co kéo dài tranh luận như vậy mà nhiều khi số phiếu trở thành ngang ngửa và cuối cùng dự luật cũng không được thông qua hoặc bị rút lại bởi vị dân cử bảo trợ bởi v́ dẫu có thành công th́ chiến thắng cũng không trọn vẹn bởi các điều kiện đính kèm của những tu chính án quái ác này.  

Một trong những phương cách chắc ăn nhất để tránh diễn ra tranh căi trên diễn đàn ở Hạ Viện là đưa dự luật đó vào "nghị tŕnh treo" (suspension calendar), thông thường được giành cho các đề tài không gây tranh căi. Nếu bất cứ dự luật nào nằm trong nghị tŕnh đặc biệt này th́ nó sẽ được thông qua một cách dễ dàng và mau chóng, không phải chịu những thủ tục nhiêu khê và rựm rà mất th́ giờ theo đúng nội qui. Nghị tŕnh đó cũng cấm luôn bất cứ một thành viên đưa ra bất cứ tu chính đính kèm nào, cũng như giới hạn thời gian tranh luận để cho các dự luật được thông qua mau lẹ. Dĩ nhiên, điều đó đ̣i hỏi những dự luật trước khi được nạp vào nghị tŕnh đặc biệt này phải có sự chấp thuận của đa số áp đảo, tức là đến 2/3 số dân biểu hiện diện biểu quyết. Ông Goodlathe quyết định đưa dự luật của ḿnh lên nghị tŕnh treo, v́ theo lời của một phụ tá kể lại rằng "ban lănh đạo ở Hạ Viện bắn tiếng cho biết là cứ nạp lên đi để tránh bị phiền hà bởi các tu chính đính kèm rắc rối về sau này." Thế nhưng đây là sơ hở nhỏ đă làm thay đổi hẳn cục diện như biết bao thất bại khác đă xảy ra trong lịch sử. Bởi v́ụ phe Abramoff đă khai thác vào để tấn công và cuối cùng triệt hạ được dự luật này, với công lao đóng góp hữu hiệu của Tony Rudy v́ chỉ cần kéo thêm một số ít phiếu chống đối nữa thôi th́ cũng đủ thành công rồi. Đến ngày 17-7-2000, Hạ Viện đưa dự luật này ra biểu quyết. Cuộc tranh luận ngắn ngủi vào khoảng 40 phút. Tuy nhiên, tin đồn vẫn c̣n tiếp tục lan truyền về chuyện thực hư của cái bức thư giả mạo của Thống đốc Bush (thế mới biết là không phải chỉ có cộng đồng người Việt ở hải ngoại là thích nghe tin đồn). Nhiều vị dân biểu vẫn c̣n tiếp tục hoang mang về ư nghĩa và tác dụng của dự luật này. Có khoảng 30 vị không bỏ phiếu. Một nhân viên làm việc ở Hạ Viện liên quan đến dự luật này kể lại rằng "quả t́nh lúc đó có quá nhiều tin tức sai lầm được tung ra". Tuy vậy, ông Goodlathe vẫn c̣n có lư do để tiếp tục lạc quan bởi v́ khi một dự luật được đưa ra nghị tŕnh treo này th́ thông thường đến 9/10 là được thông qua. Thế nhưng không ai ngờ là những nỗ lực không ngừng của Abramoff cuối cùng đă thành công bằng cách kéo được một số phiếu bắt đầu nghi ngờ và không c̣n ủng hộ nữa, con số tuy nhỏ nhưng cũng đủ hiệu quả. Đến khi đếm phiếu th́ kết quả quá rơ ràng - có 245 phiếu thuận và 159 phiếu chống - tức là phe của ông Goodlathe thiếu mất khoảng 25 phiếu mới đủ túc số 2/3. Thế là dự luật này đă bắt đầu gặp thất bại. Nhóm Abramoff vui mừng, "hồ hởi" ra mặt sau kết quả biểu quyết. Cả bọn kéo sang nhà hàng Tortilla Coast bên kia đường đối diện với Quốc Hội để tiếp tục khao quân sau chiến thắng bất ngờ và to lớn này.  

Trong lúc đó th́ phe ủng hộ dự luật th́ lên cơn giận dữ như điên loạn. Họ thề là sẽ quyết đem dự luật này ra trở lại, có thể là dưới dạng một dự luật chuẩn chi nào đó. Mục sư Dobson lên các đài phát thanh tuyên bố: "Tôi vô cùng bất măn và ghê tởm trước hành động của ban lănh đạo của đảng Cộng Hoà đối với dự luật này liên quan đến tệ nạn cờ bạc." Ông yêu cầu thính giả nghe đài nên tiếp xúc với dân biểu DeLay và nhiều vị đồng viện Cộng Hoà khác để đ̣i hỏi đưa dự luật này ra biểu quyết trở lại.  

Mọi Sự Trôi Chẩy  

Dĩ nhiên Abramoff biết rằng phe của ḿnh không thể nào thắng được trong một vụ bỏ phiếu thông thường v́ vẫn c̣n đa số tối thiểu (simple majority) ủng hộ cho dự luật này. Do đó họ liền t́m cách xoay xở kiểu khác, bằng cách thuyết phục cho ban lănh đạo phe Cộng Hoà ở Hạ Viện là đừng nên đem vụ này trở lại nghị tŕnh nữa, mặc dù vẫn có áp lực của ông Goodlathe và một dân biểu có thế lực khác là Bill Tauzin (của tiểu bang Louisiana).  

Vào ngày 21 tháng 7, Kathryn Lehman, trưởng pḥng đặc trách liên lạc lập pháp của dân biểu DeLay, gửi một e-mail cho Rudy: "Goodlathe và Tauzin vừa mọi gọi cho Tom (tức là DeLay) hỏi rằng họ cần phải làm ǵ để ông có thể bỏ phiếu ủng hộ cho phe họ. Và Tom nói với tôi rằng hăy bàn chuyện này với anh đi!"  

Rudy lập tức chuyển bức thư này sang cho Abramoff biết ngay.

Abramoff liền áp dụng chiến thuật gây áp lực lên một số các dân biểu bảo thủ ở những đơn vị ngang ngửa và gay cấn, tức là chỉ cần một số phiếu nhỏ bỏ rơi của cử tri tẩy chay, cho dù không bỏ phiếu cho đối thủ phe Dân Chủ cũng khiến cho các vị dân biểu này cũng có thể thất cử trong kỳ bầu cử vào tháng 11 năm đó. Abramoff liền liên lạc với Sheldon để tạo áp lực lên các dân biểu này bằng cách chỉ trích họ đă không thật sự và tích cực chống đối tệ đoan cờ bạc qua việc ủng hộ cho dự luật của ông Goodlathe. Thật ra th́ đa số cử tri thường ít am tường những chi tiết trong nội vụ, nên dễ bị ảnh hưởng bởi những luận điệu hay lời lẽ tố cáo chỉ trích tung ra một cách mạnh mẽ và thường bị lầm lẫn rằng đó là chuyện thật. Do đó nếu cứ bị chỉ trích hoài, có thể một số cử tri nhẹ dạ sẽ dễ tin và sẽ không c̣n ủng hộ cho các vị dân biểu đó nữa. Trong những đơn vị ngang ngửa, v́ số phiếu hơn thua quá khít khao nên chỉ cần cử tri phe ḿnh không siêng năng đến thùng phiếu th́ cũng đủ thua rồi, huống hồ họ có thể bị tẩy chay, cho nên các vị dân biểu này vẫn sợ các lời chỉ trích, nhất là đến từ phe của ḿnh, càng khó chống đỡ hơn nữa thay v́ đến thẳng từ phía đối lập đảng Dân Chủ. Vào lúc đó có khoảng 10 dân biểu Cộng Hoà nằm ở những đơn vị loại này mà phe Abramoff đang nhắm vào. Trong khi đó th́ phe Cộng Hoà đang cầm quyền với một đa số rất mong manh chỉ có hơn 13 ghế trên phe đối lập. Nếu như kỳ bầu cử sắp tới có thể đem lại thất bại cho khoảng 10 vị dân cử đặc biệt này th́ cái cơ hội tiếp tục cầm quyền của phe Cộng Hoà không c̣n được kéo dài được nữa.  

Và đó chính là điều mà phe Abramoff muốn cho các lănh tụ Cộng Hoà ở Hạ Viện nh́n thấy và lo sợ cho một viễn ảnh thất bại đó để sẵn sàng hy sinh một dự luật có thể c̣n tiếp tục gây tranh căi và chia rẽ nội bộ.  

Vào ngày 18 tháng 8, Abramoff đánh điện cho Robert Daum của eLottery để yêu cầu gửi tiền gấp cho công ty của Reed tiếp tục công việc: "Tôi vừa mới nói chuyện với Ralph xong, họ đang cần thêm tiền để trang trải chi phí vận động trong 10 đơn vị đặc biệt. Anh hăy gửi càng sớm càng tốt một chi phiếu 150,000 đề tên cho American Marketing Inc. Đây là công ty mà Ralph đang dùng đến."  

Chỉ vài ngày sau th́ eLottery liền gửi ngay một tấm chi phiếu cho Abramoff ở văn pḥng của Preston Gates. Năm ngày sau đó, Abramoff viết cho Reed bức thư rất ngắn ngủi: "Các anh bây giờ ra sao rồi? Có nhận được chi phiếu hay không? Mọi sự có tiến triển tốt đẹp không?" Reed trả lời qua ngày hôm sau: "1. Vâng, chúng tôi có nhận được. 2. Mọi sự đều trôi chảy."  

Đúng như nhiệm vụ đă được phân định, chỉ vài tuần lễ sau th́ một tờ truyền đơn được tung ra gây chấn động như một quả bom chính trị tại đơn vị của dân biểu Robert Aderholt ở tiểu bang Alabama. Tuy là một chính trị gia bảo thủ, cương quyết ủng hộ các chính sách cực hữu giáo điều như ủng hộ việc trương các biểu hiệu của Mười Điều Răn ở nơi công cộng, tích cực chống tệ nạn cờ bạc, nhưng giờ đây ông Aderholt lại bị tố cáo là một chính trị gia không cương quyết bài trừ cờ bạc giữa lúc đang phải chật vật trong một cuộc vận động tái cử gay go sắp tới.  

Dấu bưu điện gửi theo quy chế tập thể (bulk rate) của đống truyền đơn này cho thấy nơi gửi là American Marketing. Những tờ truyền đơn tương tự do phe của Sheldon tung ra cũng được gửi đến những đơn vị của dân biểu da đen J.C. Watts ở Oklahoma, nhân vật đứng hàng thứ tư trong ban lănh đạo ở Hạ Viện, và nhiều khuôn mặt bảo thủ khác như James Rogan ở California và Robin Hayes ở North Carolina.  

Những vị này, bực tức trước những lời tố cáo kiểu hàm oan này nhưng lại đến từ phía ḿnh nên liền khiếu nại lên ban lănh đạo ở Hạ Viện. Một số người trong nhóm c̣n lo sợ cho chiến thuật khá nguy hiểm này của Abramoff, tựa như chuyện đùa với lửa v́ có thể gây ra thiệt hại nguy hiểm là đem lại thất bại cho các ghế dân biểu trong kỳ bầu cử sắp tới. Tuy nhiên chính Rudy là người đóng vai tṛ quan trọng khiến cho các lănh tụ Cộng Hoà phải ưu tư trước những khó khăn của các vị đồng viện ở những đơn vị ngang ngửa này. Rudy mỗi lần nghe than phiền từ phía nhóm người bị chỉ trích này thường trả lời rằng: "Ồ, quư vị nhận được nhiều cú điện thoại chống đối như vậy à? Thế th́ tôi sẽ báo cáo gấp lên sếp tôi biết mới được." Một cựu nhân viên trong nhóm kể lại rằng: "Thật ra th́ việc một dân biểu nhận được truyền đơn chỉ trích của ông Lou Sheldon chưa chắc đă khiến cho ban lănh đạo ở Hạ Viện quan tâm giúp đỡ đến, trừ khi là họ có quen biết với tay trong. Tony sẽ thuật lại cho cấp trên biết và thường là sẽ phóng đại về những khó khăn sắp tới cho những người này nếu như phải tiếp tục bỏ phiếu ủng hộ cho dự luật này."  

Vào giữa tháng 10-2000, phe ủng hộ dự luật vận động với ban lănh đạo phe Cộng Hoà ở Hạ Viện để đưa đề tài này ra bàn thảo trở lại, có thể dưới dạng đi kèm theo một dự luật chuẩn chi biểu quyết vào cuối năm. Thế nhưng chiến dịch tuyên truyền của Sheldon đă đủ gây tác hại khiến cho các lănh tụ Cộng Hoà phải chần chừ. Trong một cuộc họp nội bộ của ban lănh đạo vào ngày 24 tháng 10, theo lời thuật lại của David Safavian, một cộng sự viên trong toán Abramoff lúc bấy giờ, dân biểu Tom DeLay đă nói rằng dự luật này nếu đem ra biểu quyết một lần nữa có thể khiến cho phe ta mất ít nhất là 4 ghế. Bức thư kể tiếp: "Lúc bấy giờ, trong pḥng họp bỗng im lặng như tờ. Ngay cả như dân biểu Dick Armey (thủ lănh đa số) - đối phương của chúng ta lúc trước - cũng không thốt ra một câu nào." Safavian lúc đó là một tay vận động hành lang cho khách hàng gồm liên minh các công ty cờ bạc, sau này được tiến cử vào chức chánh sự vụ Sở Chuẩn Chi của Bộ Ngân Khố trong Toà Bạch Ốc. Vài tháng trước đây, sau khi bị buộc tội khai man trong vụ điều tra về Abramoff, Safavian phải nộp đơn từ chức trước khi bị c̣ng tay để bước vào nhà giam và đang chờ ngày ra toà.  

Sau khi Quốc Hội quyết định chấm dứt nhiệm kỳ vào cuối năm 2000 mà không đem dự luật chống cờ bạc trên Internet ra thảo luận trở lại, Safavian vui mừng hả hê, liền gửi một bức thư chúc mừng và trấn an các khách hàng của ḿnh. Bức thư được đăng trên mạng lưới thông tin ở trang nhà của Hội các thương gia trong ngành là Fantasy Sports Trade Association với nội dung ngắn ngủi:

 

"Quư vị có thể thở phào nhẹ nhơm rồi đó. Một lần nữa chính sách lại thắng trên chính trị. (Có thể hệ thống chính trị ở Hoa Kỳ này cũng không đến nỗi tệ lắm.) Những người tốt đă thắng rồi." (The good guys won.)

 

Nguyễn Anh Tuấn

Houston, Texas

 

Tệ Nạn Tham Nhũng tại Hoa Kỳ Phần III: TIỀN TRAO CHÁO MÚC 

(LÊN MẠNG Thứ tư 22, Tháng Hai 2006)

 

Khi ngài dân biểu quyền thế nhận tiền sau khi bỏ phiếu thuận có lợi cho một hăng thầu

 

Nguyễn Anh Tuấn

(VNN)

 

Chỉ một ngày sau khi tổ hợp đầu tư và quản trị tài chính Cerberus Capital Management, có trụ sở trung ương tại thành phố Nữu Ước (New York), quyên góp được 110,000 Mỹ-kim cho quỹ vận động của Dân biểu liên bang Jerry Lewis th́ tại Hạ Viện Hoa Kỳ, một dự luật chuẩn chi cho ngân sách quốc pḥng trong tài khoá mới đă được biểu quyết thông qua, trong đó có ngân sách khoảng 160 triệu Mỹ-kim - dành cho chương tŕnh thiết kế hệ thống điện toán tối tân mà tổ hợp này đă trúng thầu - vẫn được giữ nguyên thay v́ bị cắt bỏ như nhiều người dự đoán. Nhân vật quan trọng và thiết yếu để bảo vệ cho "nồi cơm" của tổ hợp tài chính này không ai khác chính là ngài dân biểu Lewis.

 

Bữa tiệc gây quỹ cho ông, được tổ chức vào tối ngày 7 tháng 7 năm 2003, và kết quả cuộc bỏ phiếu biểu quyết tại Hạ Viện vào ngày hôm sau là h́nh ảnh biểu tượng nhất để vẽ lên mối tương quan "làm ăn" khá mật thiết giữa các vị dân cử và những nguồn ủng hộ tài chính cho các vị này, một mối giây liên lạc đang bị ḍm ngó, điều tra và chỉ trích nhiều nhất hiện nay tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo vụ x́-căng-đan của nhà vận động hành lang Jack Abramoff, vào đầu tháng qua, khi thú nhận tội hối lộ các vị dân cử bằng quà cáp hay tiền ủng hộ vào các quỹ vận động tranh cử.

 

Trước đó không lâu, một vị dân cử khác là ông Randy Cunningham, dân biểu liên bang đại diện cho một đơn vị tại thành phố San Diego ở tiểu bang California, cũng đă phải khóc lóc xin từ chức vào tháng 11 năm 2005 sau khi thú nhận rằng ḿnh đă nhận tiền hối lộ khoảng 2,4 triệu Mỹ-kim từ một số các "thương gia x́-thẩu" để vận động cho một số các công tŕnh đấu thầu về quốc pḥng được lọt về tay các nhà tài phiệt này. Cả hai cuộc điều tra về các hành động tai hại và hủ hoá này vẫn c̣n được tiếp tục, hứa hẹn một kết quả không mấy tốt đẹp và sáng sủa cho nhiều vị dân cử tại Hoa Thịnh Đốn đang hồi hộp chờ đợi không biết tên ḿnh có bị lôi ra hay không.

 

Dĩ nhiên, trong luật pháp của Hoa Kỳ, việc các nhà thầu cho các công tŕnh xây dựng hay dịch vụ cho chính phủ ủng hộ tiền bạc cho quỹ vận động tranh cử của các ông bà dân biểu hay nghị sĩ thân thiện với họ không phải là một việc làm phi pháp hay bị cấm đoán, ngoại trừ khi việc đó là một sự đồng thuận giữa hai bên là tiền trao (góp tiền vào quỹ vận động) cháo múc (bỏ phiếu thuận thông qua một dự luật). Dĩ nhiên, việc làm sao để chứng tỏ được ư định của hành động trao đổi này mới là điều quan trọng để có thể buộc tội được về hành vi sai trái và hủ hoá này, cho dù có được nguỵ biện bằng những từ ngữ nào đi nữa, chẳng qua cũng là một hành động hối lộ và tham nhũng trá h́nh.

 

Khác với vị cựu đồng viện Cunningham, ông Lewis, năm nay 71 tuổi và là dân biểu kỳ cựu đại diện cho đơn vị Redlands ở tiểu bang California trong thời gian dài 28 năm qua, vẫn nhấn mạnh rằng việc làm của ông không có ǵ sai trái cả. Ông nói rằng "tôi rất nhạy cảm và tế nhị để giữ khoảng cách xa vừa đủ với những thế lực" của các nhóm vận động chính trị muốn mua chuộc ảnh hưởng tại Quốc Hội bằng các phương tiện ủng hộ tài chính.

 

Thế nhưng một cuộc điều tra mới đây của nhật báo USA Today, qua bài phóng sự của kư giả Matt Kelley đăng vào ngày 20-01-2006 vừa qua, cho thấy là cái khoảng xa cách đó thật ra rất mơ hồ, nếu không muốn nói là chẳng có hiện hữu, giữa người biếu và kẻ nhận. Cả hai ông Lewis và công ty đầu tư Cerberus đều cùng có lợi trong mối tương quan này. Sau vụ bỏ phiếu ở Hạ Viện giúp cho Cerberus không bị thiệt tḥi mất mối thầu đáng giá 160 triệu đô-la, ngoài món tiền cấp thời khoảng 133,000 Mỹ-kim được đổ vào quỹ vận động của ông Lewis, chỉ khoảng 18 tháng sau đó th́ ông Lewis lại hưởng được một thành quả lớn hơn nữa khi ông được nắm chức chủ tịch Uỷ Ban Chuẩn Chi (Appropriations Committee) ở Hạ Viện, một uỷ ban thiết yếu, nắm giữ hầu bao của tất cả các cơ sở lớn bé của chính quyền liên bang v́ nếu không thông qua được ở uỷ ban này th́ tất cả các phủ bộ trong chính quyền Hoa Kỳ coi như bất lực v́... không có tiền để hoạt động. Chính ông Lewis cũng xác nhận "vai tṛ đầy ư nghĩa" (significant role) của những nỗ lực quyên góp tài chính của tổ hợp tài chính Cerberus đă giúp ông thành công giành được chức chủ tịch uỷ ban quyền thế này. Mối tương quan mật thiết giữa ông Lewis và công ty Cerberus trong việc thông qua dự luật ngân sách quốc pḥng, cho đến nay vẫn chưa được nhiều người biết đến, cho đến khi bài báo này phanh phui đầy đủ ngọn nguồn chi tiết.

 

Cuộc điều tra của tờ USA Today cho thấy là trước ngày xảy ra bữa tiệc gây quỹ cho ông Lewis, không có một nhân viên nào của công ty Cerberus đă ủng hộ tiền bạc cho chính cá nhân ông Lewis hay một uỷ ban hành động chính trị (political action committee PAC) liên hệ đến ông. Trong ngôn ngữ chính trị tại Hoa Kỳ, một PAC được coi như là một thứ "cơ sở ngoại vi" để giúp cho một chính trị gia, một tổ chức hay đảng phái dễ dàng hoạt động mạnh mẽ hơn mà vẫn có thể giấu được tông tích chính của ḿnh về mặt chính danh. Tờ báo này cũng đă gửi lời yêu cầu đến các viên chức trong ban giám đốc của Cerberus, cũng như đến các vị luật sư đại diện hay công ty vận động ngầm hay đặc trách giao tế cho hăng để có lời b́nh phẩm về bài phóng sự này trong suốt ba tháng qua nhưng đều bị từ chối miễn trả lời.

 

Tiểu Sử Công Ty CERBERUS

 

Như tên gọi, Cerberus Capital Management là một công ty quản trị tư bản thuộc loại như các quỹ đầu tư hỗ tương (mutual funds) tức là chuyên môn mua bán các loại cổ phiếu chứng khoán hay công khố phiếu với mục đích đầu tư kiếm lời. Được thành lập từ năm 1992 bởi ông Stephen Feinberg, Cerberus đặt trụ sở chính tại giữa trung tâm thành phố thương mại lớn nhất thế giới là Nữu Ước, hiện nay có tích sản lên đến khoảng 16 tỷ Mỹ-kim theo tài liệu của tạp chí Business Week. Trong số những công ty lớn mà Cerberus có cổ phần đáng kể, người ta có thể liệt kê nhiều tên tuổi như: Netco Government Services và IAP Worldwide Services, hai đại công ty thầu về quốc pḥng; LNR Property, một đại công ty địa ốc; Anchor Glass Container, một hăng chế tạo vỏ chai có tầm vóc lớn; ANC Rental, công ty mẹ của hai hăng cho mướn xe lớn là Alamo và National; Fila Corp, một tổ hợp sản xuất các loại quần áo thể thao.

 

Cerberus chuyên đặc trách về các loại đầu tư cấp thời theo kiểu nhảy rào, thường quen gọi là hedge fund, ám chỉ hành động đứng sát hàng rào để nhảy qua nhảy lại theo kiểu đón gió trở cờ, thay đổi xoành xoạch các món hàng đầu tư mua bán của ḿnh miễn sao có lợi là được chứ không cần phải trung thành với một chiều hướng nào. Cái tên hiệu của công ty được đặt ra dựa vào tên của một con chó có 3 đầu đứng gác cửa đền Hades, là nơi ngự trị của vị thần giữ của và ban bố giầu sang theo truyền thuyết thần thoại Hi Lạp.

 

Tuy nhiên, Cerberus thường được nhiều người quen gọi một cách b́nh dân là 'tổ hợp đầu tư kênh kênh" (vulture fund), chuyên môn đầu tư vào các công ty đang trên đà phá sản, tức là phải bán cổ phần ḿnh với giá rẻ mạt. Sau khi bỏ tiền nhảy vào mua các trái phiếu nợ của các công ty này, Cerberus t́m cách biến các món tiền nợ này thành cổ phiếu của công ty có giá trị hơn sau một thời gian chấn chỉnh để từ đó có thể trục lợi bán lại để kiếm lời. Vào năm 2003, Cerberus có cổ phần và trái phiếu trị giá khoảng 140 triệu Mỹ-kim trong đại công ty viễn thông WorldCom, lúc đó đang khai khánh tận cần được bảo vệ miễn nợ (bankruptcy protection) trong một vụ khai phá sản lớn nhất trong lịch sử. Trong thời gian chấn chỉnh lại nội bộ để có thể tiếp tục hoạt động và thanh toán dần các món nợ, WorldCom được đổi tên thành MCI. V́ cổ phần của Cerberus khá quan trọng, tức là thuộc loại một trong những chủ nợ chính của MCI, nên một trong những viên chức cao cấp của Cerberus được giữ một chân trong hội đồng quản trị của MCI.  

Vào ngày 6 tháng 10 năm 2000, MCI đă là một trong những công ty trúng thầu trong dự án thiết lập hệ thống thông tin điện toán tân kỳ Intranet để giúp nối kết tất cả các máy điện toán của hai Bộ Hải Quân và Thuỷ Quân Lục Chiến vào một mạng lưới thông tin nội bộ nhanh chóng và bảo mật, với kinh phí tổng cộng lên đến khoảng 8,8 tỷ Mỹ-kim. Tuy nhiên, cũng giống như hầu hết các dự án trúng thầu của chính phủ, nhất là trong lănh vực quốc pḥng, dự án này cũng gặp những rắc rối tương tự như giá thành cuối cùng cao hơn, thời gian thực hiện kéo dài hơn với nhiều đổi thay hay trễ năi từ phía nhà thầu. Trong bản báo cáo tường tŕnh đi kèm theo với dự luật chuẩn chi quốc pḥng vào ngày 24 tháng 6 năm 2002, Uỷ Ban Chuẩn Chi ở Hạ Viện đă có lời chỉ trích nhiều sai sót của dự án này cũng như đ̣i hỏi cần phải thử nghiệm kỹ lưỡng hơn nữa trước khi quyết định cấp phát thêm ngân khoản để tân trang các dụng cụ và máy móc. Chính dân biểu Lewis cũng đă góp tiếng nói chỉ trích khá mạnh mẽ về dự án này cũng như vai tṛ thiếu hiệu năng của công ty MCI/WorldCom trong một bài phỏng vấn của tờ Washington Post đăng trên số báo ra ngày 2 tháng 10 năm 2002. Trong bài báo đó, có đoạn phát biểu của ông Lewis: "Khi chúng ta gặp một miếng bánh lớn đang trong cơn khó nuốt như thế này th́ chắc chắn nó sẽ tiếp tục làm đ́nh trệ cho việc tiêu hoá vốn đă bị khó khăn nhiều rồi." Ư ông muốn ám chỉ là với kế hoạch tốn kém to lớn và nhiêu khê như thế mà c̣n lại gặp phải nhà thầu chính MCI đang trong cơn khủng hoảng rối rắm th́ sự việc khó có kết quả khả quan. Đứng trước t́nh thế bất lợi căng thẳng đó, Cerberus bắt đầu chạy đi thuê công ty vận động hành lang nổi tiếng tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn là Patton Boggs. Các tài liệu sau này cho thấy là Cerberus đă phải chi trả cho Patton Boggs khoảng 1,1 triệu đô-la cho lệ phí vận động này từ năm 2003 đến 2005. Ngoài ra, Cerberus cũng c̣n thuê mướn một nhà vận động hành lang có nhiều uy thế khác là ông Jake Garn, một cựu nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hoà từng đại diện cho tiểu bang Utah, với lệ phí khoảng 410,000 đô-la cho cùng thời điểm trên.  

Trong cuộc biểu quyết vào ngày 16 tháng 5 năm 2003 cho tài khoá 2004, Uỷ Ban Quốc Pḥng tại Hạ Viện đă thông qua quyết định cắt bớt 10% cho tài khoản 1,6 tỷ Mỹ-kim cho kế hoạch Intranet này.  

Thế nhưng không hiểu v́ sao mà đúng một tháng sau, ngày 16-6-2003, Tiểu ban Chuẩn Chi (một phần của Uỷ Ban Chuẩn Chi) đặc trách về quốc pḥng, do ông Lewis làm chủ tịch, lại quyết định giữ nguyên tài khoản 1,6 tỷ đô-la, tức là kéo lại số tiền 160 triệu Mỹ-kim đáng lư ra phải bị cắt bỏ. Theo lời của ông Lewis cho biết th́ sở dĩ có sự thay đổi ư kiến này là v́ ông nghe theo lời nhận định của Bộ Hải Quân cho rằng việc điều hành kế hoạch Intranet này đă tiến triển tốt đẹp hơn. Dĩ nhiên khi đưa dự luật này ra biểu quyết tại Uỷ Ban Chuẩn Chi vào 10 ngày sau đó, không có ai chống lại điều này, v́ nói chung quyết định của Tiểu Ban thường cũng được chấp nhận khi đem ra biểu quyết tại Uỷ Ban, và nếu thông qua tại đây thường cũng sẽ được chấp thuận khi đem ra đại hội đồng của Hạ Viện.  

Vào ngày 7-7-2003, ông Lewis đến New York để tham dự một bữa tiệc gây quỹ cùng với các viên chức trong ban giám đốc của Cerberus. Sau khi mọi người vui vẻ nâng ly chúc tụng nhau, ông Lewis thơ thới và hân hoan ra về v́ có mang theo trong tay số tiền ủng hộ 110,000 Mỹ-kim do nhân viên, luật sư, cộng sự viên và ban giám đốc của Cerberus cùng nhau quyên góp. Hơn thế nữa, trong vài tuần lễ sau, lại có thêm một món tiền ủng hộ khác là 22,500 Mỹ-kim từ những nhân vật dính líu đến Cerberus cũng góp cho quỹ vận động của ông Lewis, dưới cái tên là Future Leaders PAC, tức là ông thu được tổng cộng gần 133,000 đô-la.  

Khi trở lại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ông Lewis đă cùng với đa số đồng viện biểu quyết thông qua ngay ngày hôm sau, 8-7-2004, tại Hạ Viện dự luật chuẩn chi quốc pḥng cho tài khoá 2004 với kế hoạch Intranet không bị cắt xén ǵ như đă chuẩn thuận bởi tiểu ban của ông Lewis.  

Đă vậy, chỉ hai tháng sau đó, chủ tịch Hạ Viện Dennis Hastert c̣n bổ nhiệm ông Lewis làm trưởng nhóm dân biểu để cùng điều đ́nh với nhóm nghị sĩ tại Thượng Viện hầu soạn thảo ra một dự luật chung cuộc. Theo lề lối sinh hoạt tại Quốc Hội, mỗi viện (Hạ Viện và Thượng Viện) thường là bàn căi và biểu quyết về một dự luật nào đó theo cách riêng của viện ḿnh. Khi hai dự luật được thông qua ở hai viện về cùng một đề tài nhưng không hoàn toàn giống nhau, hai vị chủ tịch Hạ Viện và Thượng Viện sẽ cử ra một toán các dân biểu và nghị sĩ để điều đ́nh và thương thảo hay đổi chác hầu có thể t́m ra một dự luật dung hoà về những khác biệt nhưng vẫn giữ được quyền lợi chung của cả hai bên.  

Sau một tuần lễ điều đ́nh, dự luật chung cuộc được thành h́nh, sau đó được đem ra biểu quyết một lần nữa vào ngày 24-9-2003, và dĩ nhiên cũng vẫn được thông qua dễ dàng, do bởi đa số vẫn thuộc về phe đảng Cộng Hoà. Khoảng một tuần sau đó th́ TT Bush đă kư đạo luật cho ngân khoản quốc pḥng này cho tài khoá 2004, dĩ nhiên vẫn giữ nguyên ngân khoản 1,6 tỷ cho chương tŕnh Intranet, mà tổ hợp đầu tư Cerberus, qua tay hăng thầu MCI, đang tiếp tục trông ngóng về nguồn thu nhập to lớn này.  

Khi được hỏi về mối tương quan giữa dự luật chuẩn chi này và bữa tiệc gây quỹ, ông Lewis đă thú nhận rằng chuyến đi dự tiệc xa để gây quỹ đó có hơi bất thường, v́ nói chung ông không thích đi xa để vận động gây quỹ. Tuy nhiên ông vẫn xác nhận rằng đề tài về kế hoạch Intranet của Bộ Hải Quân đă không bao giờ được nói đến trong bữa tiệc đó: "Trong những bữa tiệc họp mặt như vậy tôi thường không đem chuyện làm ăn ra để bàn thảo, và trong bữa đó th́ chúng tôi đă không đả động ǵ đến chuyện này. Cho đến bây giờ, tôi cũng không hiểu là phía họ muốn nhắm tới quyền lợi ǵ."  

Trong khi đó th́ phát ngôn viên của hăng Patton Boggs và một tổ hợp luật sư vận động hành lang khác cho Cerberus là Schulte Roth & Zabel, khi được tờ USA Today phỏng vấn, đă từ chối miễn b́nh luận. Thế nhưng theo lời của ông Larry Noble, giám đốc điều hành của một viện nghiên cứu về các hành vi hủ hoá của các chính trị gia ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn có tên là Center for Responsive Politics, th́ việc gần gũi và trùng hợp giữa bữa tiệc gây quỹ và cuộc bỏ phiếu biểu quyết thuận lợi mang một h́nh ảnh "giống như là một vụ mua chuộc ảnh hưởng". Cũng theo lời ông Noble, th́ những người cần t́m hậu thuẫn nơi các vị dân cử ở Quốc Hội đâu cần ǵ phải bàn đến chuyện làm ăn trong các bữa tiệc gây quỹ, v́ việc đó đă có các nhà vận động hành lang lo liệu và giải thích rồi. Họ chỉ cần có mặt để chứng tỏ hành động đóng góp tài chính tích cực cho các chính trị gia đó có nguồn xuất xứ từ đâu đến.  

Tiền Gây Qũy Giúp Tăng Thế Lực  

Trở về với sinh hoạt của ông Lewis, lần này nhờ ở số tiền đóng góp dồi dào của Cerberus, ông Lewis bỗng có thêm phương tiện để giúp ḿnh thăng tiến mau hơn trong bức thang danh vọng và quyền lực tại Hạ Viện. Ước mơ của ông là có thể từ ngôi vị chủ tịch một tiểu ban rồi có thể leo lên đến chức chủ tịch của cả Uỷ Ban Chuẩn Chi ở Hạ Viện, được coi như là một trong uỷ ban quan trọng và có thực quyền nhất, có khả năng cấp phát tiền từ ngân quỹ của nhà nước cho các dự án hay kế hoạch mà ḿnh ưa thích hoặc cúp bớt những dự án nào ḿnh không thích.  

Đây là một loại vũ khí lợi hại để giúp cho vị chủ tịch mua chuộc được cảm t́nh và sự ủng hộ từ các vị đồng viện cũng như khiến cho nhiều người cũng phải kiêng sợ v́ không muốn làm mất ḷng. Thông thường, các vị đại biểu tại Quốc Hội, nhất là các vị dân biểu, thường t́m cách tranh đấu để có ngân khoản cho các chương tŕnh hay dự án xây dựng có ích lợi cho địa phương ḿnh, tức là có đem lại công ăn việc làm cho cử tri trong đơn vị ḿnh đại diện. Cho dù là những dự án đó có thể không quan trọng hay không cần thiết hoặc có thể được xem là phí phạm hay vô bổ trên b́nh diện quốc gia bởi v́ họ chỉ cần sự ủng hộ của cử tri trong vùng ḿnh để có thể được tiếp tục nhận lá phiếu ủng hộ mỗi kỳ tái tranh cử hai năm một lần. Những vị nào không tranh đấu để giành quyền lợi riêng biệt cho đơn vị ḿnh thường là dễ bị chỉ trích là thiếu hiệu năng và có thể dễ bị thất cử trong lần tới. Thế cho nên đa số các vị dân biểu đều không muốn làm mất ḷng những lănh tụ tại Hạ Viện v́ sợ có thể bị cúp ngân khoản cho các dự án thiết thân cho đơn vị của ḿnh.  

Muốn đạt được cái ghế chủ tịch uỷ ban này, ông Lewis cần phải chứng tỏ với hàng lănh đạo đảng Cộng Hoà ở Hạ Viện về khả năng gây quỹ của ông, nhất là việc có thể gây quỹ cho nhiều vị đồng viện và ứng viên Cộng Hoà khác để tiếp tục củng cố cho đa số cầm quyền của đảng. Ông cho biết là vào năm 1993, ông đă thất bại trong chiến dịch tranh cử vào ghế lănh tụ số 3 trong ban lănh đạo ở Hạ Viện chỉ v́ khả năng gây quỹ của ông lúc đó c̣n hơi yếu.  

Sau lần thất bại đó, ông Lewis quyết chú tâm vào hoạt động trong tiểu ban và uỷ ban chuẩn chi để có thể thông qua những ngân sách có nhiều tài khoản cho các kế hoạch tại riêng đơn vị ḿnh cũng như của ông Cunningham và nhiều vị đồng viện thuộc phe Cộng Hoà. Trong năm 2004, tổ chức Future Leaders PAC của ông đă giúp quyên góp được khoảng 407,000 Mỹ-kim để gửi tặng đến 69 ứng viên thuộc đảng Cộng Hoà trong kỳ bầu cử năm đó. Trong tổng cộng số tiền quyên góp này, phần của Cerberus chiếm khoảng gần 1/3. Vào năm trước, 2003, tổ chức PAC này của ông đă quyên góp được hơn 522,000 Mỹ-kim và 1/4 số tiền là do Cerberus đóng góp.  

Ngoài ra ông Lewis cũng vận động để Cerberus giúp gây quỹ yểm trợ cho National Republican Congressional Committee NRCC, một uỷ ban của đảng Cộng Hoà chuyên ủng hộ tiền bạc cho các ứng viên ra tranh cử chức dân biểu liên bang. Trong một buổi gây quỹ cho uỷ ban NRCC vào tháng 4 năm 2004 có TT Bush đến dự, số tiền đóng góp liên hệ đến Cerberus lên đến 70,000 Mỹ-kim, trong đó có chi phiếu 25,000 Mỹ-kim từ tay chủ tịch sáng lập Cerberus là Stephen Feinberg. Ông Lewis thường tỏ ư khoe về thành tích gây quỹ giúp các vị đồng viện Cộng Hoà của ḿnh: "Tôi đă làm việc này từ hơn một chục năm nay rồi, tức là giúp đỡ gây quỹ yểm trợ cho các thành viên trong nhóm ḿnh. C̣n những người khác (tức là những ứng viên cùng ra tranh chức chủ tịch uỷ ban chuẩn chi với ông) th́ chỉ mới bắt đầu quan tâm đến nỗ lực giúp đỡ gây quỹ gần đây thôi."  

Và kết quả thành công sau cùng đă đến với ông vào ngày 5 tháng Giêng năm 2005 khi ông giành được chức chủ tịch Uỷ Ban Chuẩn Chi ở Hạ Viện. Theo lời của ông Tom Schatz, của một tổ chức chuyên kiểm soát những hành vi sai trái và phí phạm trong chính quyền mang tên là Citizens Against Government Waste, cho biết th́ "tất cả những hăng thầu lớn đều ủng hộ tiền bạc dồi dào cho các thành viên trong uỷ ban này v́ nó có khả năng thông qua hàng năm biết bao dự luật chuẩn chi với kinh phí lên đến hàng trăm tỷ Mỹ-kim."  

Ông Schatz c̣n kết luận thêm rằng: "Lúc nào họ cũng góp tiền dồi dào như vậy. Từ xưa đến giờ vẫn thế, đó là cung cách làm ăn cố hữu ở đây."  

Nguyễn Anh Tuấn

Houston, Texas

Đọc tiếp:

Phần IV: Khi ngài "Dân Biểu số 1" chơi thân với các tay vận động hành lang.

 

 

 

Tệ Nạn Tham Nhũng tại Hoa Kỳ

Phần IV: Đồng Hội Đồng Thuyền 

(LÊN MẠNG Thứ tư 1, Tháng Ba 2006)

 

Khi ngài "Dân biểu số 1"

chơi thân thiết với các tay vận động hành lang

 

Nguyễn Anh Tuấn

(VNN)

 

Trong bản cáo trạng có tính cách thoả hiệp buộc tội nhà vận động hành lang Jack Abramoff đă hối lộ các vị dân cử tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn để mua chuộc một số lợi lộc, các công tố viên của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ chỉ nói đến "Dân Biểu số 1" trong số nhiều nhân vật dính líu đến những lời cáo buộc là đă nhận quà và các khoản ăn chơi du hí để đánh đổi lại những vụ bỏ phiếu thuận lợi cho các thân chủ của Abramoff.  

Gọi là điều đ́nh thoả hiệp là v́ nếu như bị xét xử về các tội danh nêu ra, ông Abramoff có thể bị lănh án tù đến 30 năm, nhưng phía các công tố viên đă dụ dỗ ông nên "thành thật khai báo" tất cả tên tuổi những người đă nhận hối lộ (nhân viên của chính quyền trong cả hai ngành lập pháp và hành pháp) trong đường giây làm ăn của y trong thời gian qua, th́ họ sẽ t́m cách giảm án khoan hồng để cho y có thể chỉ lănh án nhẹ hơn khoảng 10 năm tù và đóng một số tiền phạt khoảng 10 triệu Mỹ-kim. Mục đích của các công tố viên là để có thêm bằng chứng cụ thể hơn để có thể buộc tội những nhân vật quyền thế như các ngài dân biểu, nghị sĩ cũng như nhiều viên chức cao cấp trong chính quyền Bush. Chiêu thức điều đ́nh nhận tội (plea bargain) này thường được đem ra áp dụng mỗi khi người ta có khá đầy đủ bằng chứng để buộc tội nghi can nhưng lại muốn bắt thêm những con "cá lớn" hơn trong nội vụ, và thông thường những kẻ phạm tội khi bị sa lưới pháp luật thường không bao giờ muốn lănh án một ḿnh và sẵn sàng kể tội tất cả đồng bọn nếu như được dụ dỗ nên cung khai.  

Tuy không nếu đích danh về nhân vật "Dân biểu số 1" này nhưng mọi người đều biết rơ nhân vật này không ai khác hơn là Dân biểu liên bang Bob Ney, đắc cử vào chức vụ đại diện cho một đơn vị tại miền đông tiểu bang Ohio từ hơn 11 năm qua, sau đó leo dần lên đến ghế chủ tịch Uỷ Ban Hành Chánh ở Hạ Viện, một chức vụ ít được biết tiếng nhưng có thẩm quyền quyết định và kiểm soát ngân sách các văn pḥng và uỷ ban của Hạ Viện, và v́ thế nên thường được gọi với một cái tước hiệu bán chính thức là "thị trưởng của điện Capitol", tức là trụ sở của Hạ Viện Hoa Kỳ.  

Mặc dù được đắc cử theo trào lưu cách mạng năm 1994 khi phe Cộng Hoà giành được thắng lợi lớn sau khi lật đổ được phe Dân Chủ đă nắm quyền thống lĩnh tại Hạ Viện trong suót hơn 40 năm liền trước đó, nhưng ông Ney không phải là một thành viên phe đảng hiếu thắng như một số các vị đồng viện khác. Ông thường tránh né trong các vụ đụng độ to lớn về ư thức hệ giữa hai phe đảng Dân Chủ và Cộng Hoà gây ồn ào trong dư luận, chỉ âm thầm lo cho quyền lợi riêng của đơn vị ḿnh bằng cách biểu quyết thông qua một số điều luật chuẩn chi hay cấp phát ngân sách cho các dự án xây cất hay tu bổ hệ thống chuyên chở công cộng và đường xá có lợi cho cư dân trong vùng mà ông đại diện. Thỉnh thoảng th́ ông cũng dám đi ngược lại quyết định của ban lănh đạo đảng Cộng Hoà khi bỏ phiếu chống lại các dự luật liên quan đến việc trao đổi mậu dịch tự do -- thông thường là gây bất lợi cho một số ngành nghề v́ sẽ phải cạnh tranh với giá rẻ từ nhiều nơi khác đổ vào -- do bởi sức mạnh của các nghiệp đoàn trong kỹ nghệ sắt thép đông đảo ở tiểu bang Ohio, vốn luôn luôn chống lại chính sách mậu dịch tự do để bảo vệ công ăn việc làm tốt đẹp của đa số nhân công đă có từ lâu.  

Ông Ross K. Baker, một giáo sư về chính trị học của trường Đại Học Rutgers và đă thường xuyên nghiên cứu theo dơi về Quốc Hội Hoa Kỳ từ hơn 30 năm qua, nhận định về con đường tiến thân của dân biểu Ney như sau: "Trong việc mưu cầu quyền lực chính trị, người ta có thể đeo đuổi bằng nhiều cách khác nhau. Cái cách của ông ta là con đường luồn lách ở bên trong nội bộ."  

Trước khi vụ x́-căng-đan tai tiếng về Abramoff nổ ra vào đầu năm nay, th́ tên tuổi của ông Bob Ney chỉ được biết đến và nhắc nhở nhiều nhất vào đầu năm 2003, khi ông t́m cách để thay đổi tên của một món ăn trong thực đơn của quán ăn tại Hạ Viện là món "French fries" (khoai chiên theo kiểu Pháp) thành ra món "freedom fries" (khoai chiên cho tự do) để phản đối thái độ chống đối của Pháp về chính sách đ̣i tấn công Iraq vào lúc đó.  

Ngoài vụ đó ra th́ ông Ney thường tránh né các đề tài gây ồn ào sôi nổi trong dư luận, thích thu ḿnh vào cái thế giới quen thuộc của ông hơn, đó là việc giao tiếp với các nhóm vận động hành lang trong vấn đề soạn thảo những dự luật đang được nghiên cứu hay bàn căi trong hậu trường trước khi được đưa ra biểu quyết ở Hạ Viện.  

Bản cáo trạng đưa ra vào đầu năm nay đă cho biết chi tiết rằng ông Ney và các phụ tá của ông thường xuyên đến nhà hàng sang trọng Signatures của ông Abramoff, nằm ngay trên đại lộ chính Pennsylvania ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn để được khoản đăi tha hồ ăn uống miễn phí, cũng như đón nhận những vé đi coi ca nhạc đắt tiền hoặc các trận đấu thể thao của các đội banh nhà nghề trong vùng, và được ngồi trong các ghế sang trọng và biệt lập dành riêng cho các nhà đại tài phiệt, thường gọi là các skyboxes, tức là những pḥng riêng biệt ngay trong sân vận động cho những khán giả chịu chi dám bỏ ra những món tiền đắt đỏ để mua lấy sự sang trọng hiếm quí này. Trong số những món quà được liệt kê theo thứ tự rất chi tiết trong bản cáo trạng, người ta đọc thấy một lô những món quà biếu tặng kể từ đầu năm 2000, gồm có cả những chuyến du hí sang trọng và đắt tiền ở quần đảo Mariannas vùng Nam Thái B́nh Dương hay những chuyến đi chơi gôn (golf) ở sân chơi nổi tiếng bên Tô Cách Lan (Scotland).  

Thế nhưng không phải đợi đến khi phe Cộng Hoà chiếm được toàn bộ hai ngành lập pháp và hành pháp kể từ cuối năm 2000 với việc đắc cử của TT Bush th́ ông Ney mới bắt đầu đón nhận quà cáp hối lộ của các tay vận động hành lang. Thật ra th́ nhà chính trị kỳ cựu này, năm nay mới 51 tuổi nhưng với hơn 26 năm hoạt động trong chính trường, đă từng có giao du hết sức mật thiết từ lâu với các giới mua chuộc ảnh hưởng qua h́nh thức giao tế công cộng (public relations), thường được gọi là các tay vận động hành lang (lobbyists), tức là những người thậm thụt đi cửa hậu để vận động cho chính quyền lập pháp thông qua những dự luật có lợi cho thân chủ của họ bằng những h́nh thức khác nhau, nhưng quan trọng nhất vẫn là quà cáp và tiền bạc, nếu không là những món tiền tươi gửi trực tiếp trong phong b́ th́ có thể là những món tiền đóng góp vào quỹ vận động tái tranh cử của các ngài dân cử.  

V́ theo truyền thống sinh hoạt chính trị tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, cứ mỗi hai năm một lần đều có các cuộc bầu cử toàn quốc, trong đó toàn thể các dân biểu (435 vị) liên bang tại Hạ Viện và 1/3 nghị sĩ (33 hay 34) trên Thượng Viện sẽ phải ra tái tranh cử. Cũng theo truyền thống đặc biệt đó, tiền bạc đóng góp một vai tṛ quan trọng thiết yếu cho việc vận động tranh cử với những chi phí quảng cáo tốn kém trên các phương tiện truyền thông cũng như việc ấn loát và phân phát các truyền đơn tranh cử. Ứng viên nào càng có nhiều tiền th́ càng có nhiều cơ hội để trả tiền cho các mẩu quảng cáo đánh bóng tên tuổi cho ḿnh, hoặc nếu cần, th́ có thể là các mẩu quáng cáo chỉ trích hay bôi xấu đối thủ. Đa số dân chúng Mỹ, cũng như đa số dân chúng của nhiều nước khác trên thế giới, cũng không phải là thành phần biết nắm vững thời cuộc để suy xét cho tận tường và chính xác, nên cuối cùng vẫn bị ảnh hưởng bởi các mẩu quảng cáo trên các diễn đàn truyền thông và dễ bị lầm tin. Do đó ứng cử viên nào bỏ nhiều tiền ra để quảng cáo thường là kẻ chiến thắng nhiều hơn. Truyền thống sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ cũng giúp cho các vị dân cử đương quyền (incumbents) có lợi thế hơn những người mới ra (challengers), một phần v́ họ đă được biết tiếng nhiều hơn so với đối thủ thường là loại vô danh tiểu tốt, và phần khác họ cũng được nhiều người và tổ chức đổ dồn tiền ủng hộ hơn.  

V́ tâm lư phù thịnh thông thường từ trước đến nay, không ai dại ǵ ủng hộ cho người mới mà đa số đều t́m cách ủng hộ cho người đương quyền để mong được lợi lộc hay ít ra cũng c̣n giữ được quan hệ tốt đẹp sau khi người này sẽ được tái đắc cử sau đó. Do đó, những người mới nhảy ra muốn tranh cử đối chọi với những người đương quyền thường gặp nhiều trở ngại to lớn, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là trở ngại về tiền bạc v́ quỹ vận động của họ thường không dồi dào bằng đối thủ lợi hại hơn, và trong nhiều trường hợp đă ngần ngại ngay từ đầu không muốn nhảy ra vận động tranh cử chỉ v́ sự bất lợi yếu thế về tiền bạc này. V́ thế truyền thống sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ cũng không mang lại những thay đổi lớn lao ǵ nhiều trong các kỳ bầu cử, nhất là các vụ bầu cho ngành lập pháp hoặc các chính quyền tiểu bang hay địa phương, khi mà đa số các vị đương quyền thường được tái đắc cử dễ dàng. Thảng hoặc có một hai vụ x́-căng-đan bê bối gây tiếng xấu cho một vài vị đương quyền hoặc giả là có một trào lưu thay đổi lớn lao khi mà đa số cử tri bắt đầu nhàm chán với t́nh trạng cố hữu lâu dài (như trường hợp năm 1994 khi dân chúng Mỹ có thể bắt đầu chán hay thất vọng với hơn 40 năm cầm quyền của đảng Dân Chủ) th́ mới xảy ra t́nh trạng lật đổ người cũ để thay thế vào đó một người mới khác.  

* * * 

Thật vậy, kể từ lúc bắt đầu đắc cử vào chức vụ dân biểu tiểu bang tại thị xă Bellaire, ở miền đông tiểu bang Ohio, vào năm 1980 ở tuổi c̣n khá trẻ (26 tuổi), và sau đó đắc cử nghị sĩ tiểu bang vào năm 1984, ông Bob Ney đă nhận khá nhiều tiền thù lao danh dự (honorariums) dưới dạng các chi phiếu hay các món quà tặng đi du lịch được đài thọ bởi các tay vận động hành lang trong suốt hai thập niên 80 và 90 khi ông c̣n hoạt động trong quốc hội tiểu bang tại Ohio. Một bài báo phóng sự mới đây đăng trên tờ Los Angeles Times số ra ngày 22-01-2006, do hai kư giả Noam N. Levey và Walter F. Roche Jr. tường thật, đă kể khá chi tiết về cuộc đời và sinh hoạt chính trị của ông Ney và cho thấy rơ những mối tương quan khá mật thiết của chính trị gia dân cử này với các giới chuyên vận động hành lang đă có từ lâu, trước khi ông được đắc cử vào chức vụ dân biểu liên bang vào năm 1994. Thậm chí, hai người phụ tá cật ruột của ông, nhờ ở mối liên lạc đặc biệt giữa quốc hội và các tổ chức vận động cho quyền lợi riêng (special interests groups), sau đó cũng quay sang hành nghề vận động hành lang để t́m cách móc nối và mua chuộc và rồi cuối cùng cũng phải vào tù v́ tội hối lộ sau khi ông Ney tiếp tục con đường công danh tiến về thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Một trong những người đó là Thomas Strussion, cư dân của Bellaire, bị kết tội hối lộ trong một vụ tai tiếng liên quan đến một tay phụ tá khác của ông Ney lúc đó đang làm việc cho Bộ Bảo Hiểm của tiểu bang Ohio. Tuy vậy, ông Ney vẫn chưa bị buộc tội, mặc dù đă có bốn vị cựu dân cử ở Ohio đă bị kết tội.  

Theo lời kể lại của Sandy Buchanan, một cựu nhân viên vận động hành lang ở hạ viện Ohio, th́ cái t́nh trạng chi tiền để có thể gần gũi với các nhà lập pháp là chuyện rất phổ thông và lộ liễu (blatant) lúc bấy giờ. Việc soạn thảo các dự luật ở hạ viện diễn ra một cách thoải mái tự nhiên như bồ bịch giữa các vị dân cử và các tay vận động hành lang xung quanh ở bàn tiệc trong một quán rượu nằm gần ở trụ sở quốc hội. Với đồng lương rẻ mạt của chính quyền tiểu bang cấp phát cho chức vụ của ḿnh, đa số các dân biểu sẵn sàng nhận các món tiền không cần phải khai báo do các các tay vận động hành lang này giàn xếp dưới h́nh thức là thù lao danh dự (honorariums) sau khi chỉ cần ghé ngang để đọc một vài bài diễn văn trước các nhóm hay hội đoàn khác nhau. Ngoài ra các nhóm hay hội đoàn này, qua bàn tay sắp xếp của các tay vận động hành lang, muốn mua chuộc ân huệ của các vị dân cử, cũng thường t́m cách tổ chức hay chi trả những chuyến đi du lịch đó đây cho các vị này và phái đoàn tuỳ tùng, nguỵ trang là các chuyến kinh lư để t́m hiểu vấn đề. Có năm, ông Ney đă kê khai ḿnh nhận được khoảng hơn 10,000 Mỹ-kim tiền thù lao danh dự đến từ 17 hội đoàn hay nhóm thương mại chi trả, và đa số các nhóm này đều có những quyền lợi có thể bị ảnh hưởng bởi các dự luật đang bàn căi tại quốc hội Ohio lúc bấy giờ. Như trường hợp của năm 2003, khi tổ hợp bảo hiểm Blue Cross/Blue Shield ở Ohio muốn sáp nhập một hăng bảo hiểm đối thủ khác, ông Ney đă t́m cách thông qua một đạo luật thuận lợi cho việc sau khi đă nhận được một tấm chi phiếu của Blue Cross/Blue Shiled cũng như một chi phiếu khác của một hăng tư vấn cho tổ hợp bảo hiểm này. Mặc dù việc trao đổi và tặng quà và tiền kiểu này không phải là điều phạm pháp vào lúc bấy giờ, sau đó tiểu bang đă ra luật ngưng cấm các việc làm kiểu này.  

Giống như trường hợp của một dân biểu quyền thế và nổi tiếng khác là ông Tom Delay, cựu trưởng khối đa số tại Hạ Viện, văn pḥng của ông Ney ở Quốc Hội đă trở thành công cụ làm bàn đạp cho các phụ tá của ḿnh, nhờ móc nối và quen biết đường đi nước bước của hệ thống làm việc trong Quốc Hội, sau đó quay sang tự trở thành các tay vận động hành lang để có thể kiếm tiền nhiều hơn và nhanh hơn là so với đồng lương rẻ mạt của các công chức liên bang sống ở thủ đô đắt đỏ với nhiều cám dỗ. Những tay vận động hành lang này, dĩ nhiên sau khi kiếm được thêm tiền cho cá nhân ḿnh, không lúc nào quên được chủ cũ nên vẫn tiếp tục gửi thêm tiền ủng hộ cũng như vận động thân chủ ḿnh ủng hộ vào quỹ vận động tái cử của sếp ḿnh. Một trong những tay phụ tá của ông Ney cũng quay sang làm việc cho nhóm của ông Abramoff, và cũng bị kết tội trong đường giây hối lộ này.  

Đến khi bước vào trung tâm quyền lực lớn hơn ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ông Ney vẫn theo "ngựa quen đường cũ", móc nối hay cận kề với các nhóm vận động hành lang, giúp đẩy đưa các nhân viên phụ tá của ḿnh nhảy ra hoạt động riêng rẽ cho các tổ hợp hoạt động giao tế đó để thủ lợi riêng, bù lại các người này cũng không quên sếp cũ của ḿnh nên lúc nào cũng sẵn sàng và tiếp túc đóng góp giúp tăng thêm tiền vận động dồi dào cho quỹ vận động tái tranh cử của ông. Một trong những người phụ tá đó là ông Neil Voz, từng là chánh văn pḥng của ông Ney, sau đó quay sang đầu quân cho tổ hợp vận động hành lang của Abramoff. Voz được liệt kê là "Nhân viên phụ tá B" (Staffer B) trong bản cáo trạng dài kể tội trạng của ông Abramoff.  

Theo lời kể lại của ông Abramoff, th́ chuyến du lịch đi chơi gôn tại một sân chơi nổi tiếng và sang trọng ở Tô Cách Lan tốn kém lên hơn 100,000 Mỹ-kim, ngoài ông Ney, cũng c̣n khoản đăi nhiều nhân vật khác như ông David Safavian, một cựu chánh sở chuẩn chi của Bộ Ngân Sách Hoa Kỳ và nhiều nhân vật khác. Để đánh đổi lại những khoản đăi này, ông Ney đă đồng ư đưa ra các dự luật có lợi cho một trong những thân chủ của ông Abramoff là một bộ lạc dân da đỏ. Ông cũng đồng ư nạp vào công báo của Quốc Hội Hoa Kỳ những lời tuyên bố ủng hộ chính thức cho nỗ lực của ông Abramoff muốn mua lại một công ty du thuyền cờ bạc ở tiểu bang Florida. Ngoài ra ông Ney cũng đồng ư để gặp gỡ một khách hàng người Nga của ông Abramoff đang t́m cách chạy chọt để xin cho thân nhân của ḿnh được chiếu khán nhập cảnh vào Hoa Kỳ.  

Trong số các món tiền hay quà tặng mà ông Ney nhận được và bị t́nh nghi là có dính líu đến chuyện hối lộ để đánh đổi lợi lộc và ân huệ ở Hạ Viện, người ta kể đến hai chuyện: đó là việc ông mua được một chiếc du thuyền sang trọng trị giá khoảng 138,000 Mỹ-kim đặt neo tại sông Potomac gần thủ đô, và chuyến đi chơi ở các ṣng bài ở thủ đô Luân Đôn vào năm 2003, trong đó có tiếp xúc với những nhân vật có thành tích không lấy ǵ làm lương thiện. Và trong hai trường hợp, đều có bàn tay của những tay vận động hành lang vốn từng là nhân viên phụ tá cũ của ông Ney.  

Một trong những phụ tá đó là Dave DiStefano, cựu chánh văn pḥng của ông Ney, sau đó quay sang làm việc đại diện vận động cho hăng FN Aviation, sau này đổi tên là FAZ, muốn t́m cách để cho chính quyền Mỹ giải toả lệnh cấm vận và ưng thuận cho bán các phụ tùng máy bay cho Ba Tư (Iran), vốn đă bị cấm sau ngày cách mạng Hồi-giáo nổ ra vào năm 1979. Vào tháng 2 năm 2003, hăng FAZ đài thọ phí tổn cho chuyến du lịch của ông Ney sang Luân Đôn. Tháp tùng trên chuyến bay là Nigel Winfield, một trong cổ đông của FAZ, một tay buôn gian hùng có thành tích bất hảo và đă từng bị xử phạt tù 6 tháng trong một vụ lường gạt ca sĩ Elvis Presley trước đó. Winfield cũng từng bị tù v́ buộc tội là đă thiếu thuế tại tiểu bang New York cũng như có dính líu đến những nhân vật chủ chốt các đường giây tội phạm có tổ chức.  

Một trong những cổ đông khác của FAZ là Fouad al Zayat cũng cùng đi với ông Ney đến chơi tại Anh Quốc lần thứ nh́, ở tại ṣng bài Ambassador's Club. Lần này th́ ông Ney cho rằng ḿnh đă tự bỏ tiền túi ra để trả chi phí. Al Zayat được biết đến nhiều trong thế giới cờ bạc tại Anh Quốc trong năm trước đó với biệt danh là "Ông Mập" sau khi bị ṣng bài Ritz Casino ở Luân Đôn kiện về tội kư chi phiếu không tiền bảo chứng lên đến 3 triệu Mỹ-kim. Phát ngôn viên của ông Ney là Brian Walsh th́ nói rằng sếp của ḿnh chỉ có ghé qua ṣng bài này và đánh hai ván bài. Tuy nhiên sau chuyến đi chơi ngắn ngủi này, trong hồ sơ kê khai tài chính, ông Ney cho biết là ḿnh đă thắng được 34,000 Mỹ-kim. Phát ngôn viên Walsh th́ từ chối không b́nh luận ǵ về câu hỏi rằng ông Ney đă có thể giúp đỡ ǵ hay không cho hăng FAZ, tuy nhiên ông đă bác bỏ lời tố cáo cho rằng ông Ney đă t́m cách can thiệp với bất cứ cơ quan nào của chính quyền liên bang trong vụ này. Luật sư riêng của ông Ney là William Lawler th́ cho rằng ông Ney đă có nói chuyện nhiều lần với các viên chức chính quyền liên bang trên nhiều địa hạt khác nhau về Ba Tư, trong đó có cả việc bàn đến đề tài cấm vận kinh tế, tuy nhiên chưa bao giờ ông vận động cho FAZ cả, bởi v́ "chưa có ai nhờ ông đến việc này."  

Phụ tá cũ của ông Ney là DiStefano th́ từ chối phát biểu về những cố gắng của hăng FAZ đang vận động ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, tuy nhiên cũng cho biết là cả ông và sếp cũ của ḿnh đều không hay biết ǵ về thành tích bất hảo phạm pháp của ông Winfield, và nếu biết trước chuyện này, th́ có lẽ đă từ chối hồ sơ và không nhận y làm thân chủ của ḿnh.  

Tuy nhiên trong số các thân chủ khác của DiStefano cũng có một hăng khác là Boich, một đại tổ hợp sản xuất than đá tại Ohio, đóng góp tiền bạc hậu hĩ vào quỹ vận động cho ông Ney. Các thành viên trong ban giám đốc của Boich và thân nhân của họ cũng đă đóng góp vào quỹ tranh cử của ông Ney số tiền lên đến 47,000 Mỹ-kim, chưa kể thêm số tiền khoảng 10,000 Mỹ-kim do một số nhân viên của hăng này góp thêm, kể từ sau khi ông DiStefano bắt đầu nhận làm công tác giao tế và vận động hành lang cho Boich.  

Theo các chuyên gia am tường thời sự và luật pháp cho biết, nhiều phần là các công tố viên của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ có đầy đủ dữ kiện dựa theo các lời khai của Jack Abramoff để có thể buộc tội ông Bob Ney và nhiều vị dân biểu, nghị sĩ khác cũng như một vài viên chức trong chính quyền Bush trong đường giây hối lộ này. Nội vụ điều tra c̣n tiếp tục trong năm nay, và khi nổ ra chắc chắn sẽ tạo hậu quả lớn, ít nhất là có thể chấm dứt sự nghiệp chính trị của một số các ngài dân cử có tên tuổi ḿnh dính líu đến nội vụ. Tuy nhiên, ở tại địa phương của ḿnh, th́ cho đến nay ông Ney vẫn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều cử tri trung thành. Lư do là nhờ ở thành tích đem về nguồn tài trợ to lớn với những món tiền khổng lồ của chính quyền liên bang để giúp những dự án tu bổ hay phát triển đường xá trong vùng, giúp tạo nhiều công ăn việc làm cho một số lớn dân chúng cử tri tại địa phương. V́ lư do đó, ông Ney vẫn trông cậy vào sự ủng hộ mạnh mẽ của cử tri cho lần tranh cử sắp tới vào cuối năm này. Trong một lá thư gửi cho cử tri của đơn vị ḿnh, ông Ney đă viết: "Như quư vị đă biết, những ǵ đă được tường tŕnh trên báo chí ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn này thường thường không phản ảnh đúng những ǵ mà cử tri trong địa phương đang suy nghĩ."  

Thế nhưng, lần này chưa chắc ǵ ông Ney có thể sống sót đến tháng 11 để có thể ra tái tranh cử. Bởi v́ khi cuộc điều tra về vụ x́-căng-đan Abramoff kết thúc, người ta nghĩ rằng các công tố viên của Bộ Tư Pháp sẽ đưa ra lời buộc tội (indictment) nhiều nhân vật dân cử, mà người có nhiều tang chứng khó chối căi nhất không ai khác hơn chính là ông Bob Ney. Đến chừng đó, không những ông khó thể thành công để lấy lại uy tín trong khối cử tri tại địa phương, mà c̣n có thể lănh án nặng hơn và phải vào ngồi tù như nhiều vị đồng viện khác đă từng sa ngă trong quá khứ.  

Chưa ǵ th́ ông đă bị áp lực của ban lănh đạo Cộng Hoà ở Hạ Viện và phải xin từ chức rút lui khỏi chức vụ chủ tịch Uỷ Ban Hành Chính tại Hạ Viện để giúp cho đảng Cộng Hoà bớt bị nghe chỉ trích là thành phần cấu kết hay phe đảng với các nhóm quyền lực để trở thành những phần tử hủ hoá và tham nhũng thối nát sau khi đă lên cầm quyền từ năm 1994 và bắt đầu say men chiến thắng.  

Đến ngay cả tại địa phương của ông, dọc theo xa lộ xuyên bang I-70 gần nhà ḿnh, đối thủ chính trị của ông đă mở màn tấn công bằng cách dựng lên một tấm bảng quảng cáo thật to với chân dung của ông, kèm theo một lời chú thích ngắn gọn: "Dân biểu Ney. Đang bị điều tra về tội nhận hối lộ."

 

Nguyễn Anh Tuấn

Houston, Texas

 

Kỳ tới và hết:

Phần V: Liệu có dẹp được tệ nạn

tham nhũng tại Hoa Kỳ?

 

Tệ Nạn Tham Nhũng tại Hoa Kỳ, Phần V: Mănh Lực Đồng Tiền 

(LÊN MẠNG Thứ tư 8, Tháng Ba 2006)

 

Liệu những cải tổ pháp luật có thực sự

dẹp bỏ được tệ nạn tham nhũng?

 

Nguyễn Anh Tuấn

(VNN)

 

Những kẻ hoài nghi th́ cho rằng trong sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ, lề lối quyên góp tài chính để vận động tranh cử là một h́nh thức hối lộ trá h́nh nhưng hợp pháp. Gọi là hợp pháp v́ theo luật lệ hiện hành, mỗi cá nhân hay tổ chức đều có quyền đóng góp tiền vào các quỹ vận động cho các ứng cử viên đến một mức tối đa nào đó. Gọi là "hối lộ" v́ trong thực tế những món tiền đó được quyên góp để bầu cho các chính trị gia đă, đang hay sẽ làm những việc theo ư muốn của những người hay tổ chức đă chi tiền.  

Vào cuối thập niên 60, nghị sĩ liên bang Daniel B. Brewster của tiểu bang Maryland đă bị xử là có tội khi nhận tiền hối lộ dưới h́nh thức tiền ủng hộ quỹ vận động tranh cử, tuy nhiên sau đó tuyên án này đă bị bác bởi một toà kháng án khi kết luận rằng vị thẩm phán ở toà dưới đă không giải thích cặn kẽ cho bồi thẩm đoàn biết về những khác biệt giữa hối lộ và tiền ủng hộ tranh cử.  

Dĩ nhiên, cái lằn ranh khác biệt đó rất mong manh và người cho cũng như kẻ nhận có thể dễ dàng nhầm lẫn. Trong kỳ bầu cử toàn quốc vào năm 2004, các ứng cử viên liên bang đă quyên góp tổng cộng đến 2,42 tỷ Mỹ-kim, một số tiền khổng lồ cho thấy mănh lực của đồng tiền đă chi phối đến sinh hoạt chính trị ḍng chính tại Hoa Kỳ. Và trước áp lực cũng như nhu cầu to lớn đó, đồng tiền đă trở thành một công cụ hay vũ khí hối lộ khiến cho t́nh trạng tham nhũng dễ nảy sinh trong chính quyền.  

Khách quan mà nói, t́nh trạng tham nhũng trong xă hội Hoa Kỳ c̣n tương đối khá hơn nhiều so với các nước khác, nhất là tại các nước đang phát triển tại Á Châu hay Phi Châu hoặc như tại Việt Nam, dưới chế độ cộng sản hiện nay cũng như dưới thời quốc gia của Việt Nam Cộng Hoà trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Từ thời xa xưa, tham nhũng cũng là một hiện tượng dễ xảy ra trong xă hội khi mà luật pháp lỏng lẻo và những kẻ cầm quyền thiếu đạo đức và thích lộng hành. Chẳng thế mà nhà thơ lớn của chúng ta là Nguyễn Du, trong Truyện Kiều, đă phải thốt lên lời "Có ba trăm lạng việc này mới xong" để kể chuyện thằng bán tơ đă vu oan giá hoạ cho hai cha con Vương ông bị xử oan và khiến cho Vương Thuư Kiều đă phải bán ḿnh để có tiền chuộc cha.  

Số tiền đó, ác nghiệt thay, cũng thay đổi theo đà lạm phát với thời gian. Không phải chỉ có ba trăm lạng mà là 350,000 ngàn Mỹ-kim cho một tổ chức để mua chuộc ảnh hưởng với một ứng cử viên tổng thống Mỹ vào năm 1968. Đó là trường hợp của ông Maurice Stans, khi vận động quyên góp cho ứng viên phe ḿnh là Richard Nixon trong cuộc chạy đua ghế tổng thống vào năm đó, đă nói thẳng với một nhóm 10 người chủ nhân ông ngành dệt sợi tại các tiểu bang miền nam Hoa Kỳ rằng đó là số tiền "tương ứng và công bằng" (fair share) mà họ phải đóng góp để có thể được ảnh hưởng sau này nếu như ông Nixon được đắc cử. Mỗi người trong nhóm đều tự động bỏ ra mỗi người 35,000 Mỹ-kim để góp đủ phần, và hoạt cảnh đó đă được lập lại trong nhiều ngành khác nhau, lên đến hàng chục triệu Mỹ-kim, phần lớn là bằng tiền mặt để có thể che giấu được xuất xứ của người gởi. Đây là bằng chứng cụ thể và lộ liễu nhất để nói lên t́nh trạng "mua quan bán chức" ở quốc gia nổi tiếng là dân chủ hàng đầu trên thế giới. Phải đợi đến năm 1974 th́ Quốc Hội Hoa Kỳ mới thông qua đạo luật cải tổ cấm việc quyên góp bằng tiền mặt vào các quỹ vận động tranh cử cũng như quy định chặt chẽ giới hạn tiền đóng góp của mỗi cử tri cho một ứng viên. Thế nhưng, chỉ hai năm sau th́ Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (TCPV) đă bác bỏ đạo luật này trong một phán quyết vào năm 1976 - qua án lệ Buckley versus Valeo - khi cho rằng việc giới hạn quyên góp để vận động tranh cử là vi hiến v́ đă vi phạm đến quyền tự do phát biểu của người dân (được hiểu là phát biểu qua đồng tiền).  

Những con số kể trên không phải là nhận xét hồ đồ hay lời vơ đoán của những người thích chỉ trích sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ mà là lời tự thuật của một người trong cuộc, một chính trị gia kỳ cựu, đó là cựu nghị sĩ liên bang Ernest F. Hollins, đại diện cho tiểu bang South Carolina trong nhiều nhiệm kỳ liên tiếp từ giữa thập niên 60, kể lại trong một bài viết đăng trên tờ Washington Post vào cuối tháng Hai vừa qua. Vào năm đó (1974), ông Hollings và một vị đồng viện khác, nghị sĩ thâm niên Strom Thurmond, mỗi người chỉ được chi tiêu một ngân sách tối đa là 637,000 Mỹ-kim cho chiến dịch vận động tranh cử của ḿnh. Nếu như đạo luật cải tổ không bị bác bỏ bởi TCPV và tính theo thời giá sau khi điều chỉnh dựa theo mức lạm phát trong ṿng 30 năm qua, cũng như dựa trên con số cử tri đă gia tăng trong cùng thời gian, th́ mỗi ứng cử viên vào chức vụ nghị sĩ liên bang của S Carolina chỉ được có ngân sách vận động tranh cử tối đa là 3 triệu Mỹ-kim. Thế nhưng vào năm 2004 th́ ngân sách cho quỹ vận động đă tăng vọt lên nhiều vượt qua con số 10 triệu Mỹ-kim; v́ vào năm 1998, trong lần tái tranh cử lần chót, ông Hollings đă phải vận động để quyên góp đến hơn 8,5 triệu Mỹ-kim cho chương tŕnh tái tranh cử, mặc dù ông là một tên tuổi quen thuộc, một đương kim nghị sĩ trong nhiều nhiệm kỳ liên tiếp. Điều này có nghĩa là ông phải quyên góp cho bằng được, tính trung b́nh cho mỗi tuần, số tiền 30,000 Mỹ-kim, trong suốt 6 năm ngồi ở nhiệm kỳ kể từ lúc mới bắt đầu nhậm chức. Muốn thu hoạch được số tiền đó một cách hợp pháp, ông Hollings đă phải đi đây đó khắp nơi quanh năm suốt tháng đến nhiều tiểu bang khác nhau như New York, Boston, Chicago, Florida, California, Texas v.v... Và mỗi lần Quốc Hội nghỉ họp, dù là ngắn hạn hay dài hạn, ông cũng như những vị đồng viện khác, đă phải tiếp tục đi chu du nhiều nơi khác để vận động quyên góp thêm. Đến ngay khi ông đương làm việc tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn hay rút về nghỉ ngơi tại địa phương của ḿnh, đầu óc ông lúc nào cũng bị chi phối bởi một mối bận tâm to lớn nhất: đó là làm sao để kiếm thêm tiền quyên góp.  

Muốn biết thêm cái bận tâm về tiền bạc nó chi phối lên đầu óc các vị dân cử đại diện dân đến mức nào, chúng ta hăy nghe ông Hollings kể tiếp. Khi ông mới bắt đầu bước chân vào Thượng Viện vào năm 1966, lịch tŕnh làm việc tại viện này thường bắt đầu bằng một cuộc bỏ phiếu vào lúc 9 giờ sáng thứ Hai và thường là kết thúc bằng một cuộc bỏ phiếu khác vào chiều ngày thứ Sáu, chứng tỏ là các ngài nghị sĩ đă thực sự làm việc trong suốt năm ngày của tuần lễ như đa số người dân khác. Thế nhưng ngày nay, th́ người ta chỉ thấy lác đác một số nghị sĩ bắt đầu đến họp vào tối thứ Hai, và đến tối thứ Năm th́ mọi người đă bắt đầu cuốn gói để lên đường đi khắp nơi, với một mục đích duy nhất là để tiếp tục quyên tiền. Và các ngài dân cử cũng t́m cách chế ra những lư do khác nhau để có những dịp nghỉ xả hơi (break) để có thể đi quyên góp này. Lúc trước, trong tháng Hai, thông thường các ngài đặt ra một ngày nghỉ để tưởng niệm cố TT Washington, và một ngày cho cố TT Lincoln. Giờ đây, các ngài khôn hơn, gom hai ngày này cộng lại để có thể nghỉ luôn một tuần lễ cho tiện bề sổ sách, có dịp đi nhiều nơi để quyên góp nhiều hơn nữa. Rồi sau đó lại tiếp tục sản sinh nhiều tuần lễ nghỉ khác nhau, nào là tuần lễ Phục Sinh, tuần lễ Tưởng Niệm, tuần lễ Độc Lập, tuần lễ ngày Columbus, tuần lễ Tạ Ơn, chưa kể đến suốt 1 tháng nghỉ hè trong tháng 8 và dịp cuối năm lễ Giáng Sinh và Tân Niên. Thế nhưng ngay cả trong lúc các ngài đang làm việc, biểu quyết các dự luật ở giữa ḷng thủ đô, các ngài cũng không quên nhiệm vụ thiết yếu là quyên góp tiền bạc, cho dù là ở trong những dịp ngắn ngủi như các bữa ăn sáng, ăn trưa hay dạ tiệc. Phải nói rằng đây là một công tác trường kỳ, dai dẳng và không lúc nào ngơi nghỉ. Cựu nghị sĩ Richard Russell của tiểu bang Georgia đă từng ví von một cách chua chát rằng một nhiệm kỳ 6 năm của một nghị sĩ được chia làm 3 giai đoạn: 2 năm để làm một nhà yêu nước, 2 năm để làm một chính trị gia và 2 năm để làm một kẻ mị dân. Nếu ông c̣n sống đến ngày nay, th́ có lẽ ông Russell phải thêm rằng một nghị sĩ cần 6 năm để quyên góp tiền bạc cho kế hoạch vận động tái tranh cử.  

Nhờ quỹ vận động dồi dào này đă khiến cho các ngài nghị sĩ, dân biểu gây thêm quyền lực cho ḿnh, nhưng dần dần họ cũng trở thành nô lệ cho nó, v́ phải tiếp tục lăn xả vào các hoạt động để quyên góp thêm nữa. Các vị dân cử chủ tịch của uỷ ban ở Quốc Hội (thuộc đảng đa số cầm quyền), hay phó chủ tịch (thuộc đảng đối lập thiểu số) được giao cho trọng trách phải quyên góp khoảng 100,000 Mỹ-kim cho quỹ riêng của uỷ ban vận động của đảng ḿnh tại Thượng Viện hay Hạ Viện. Trong khi đó th́ mỗi thành viên trong uỷ ban th́ phải lo nộp số tiền 50,000. Hơn thế nữa, các vị này c̣n được trông mong đến tham dự các buổi gây quỹ của các vị đồng viện để có thể giúp đỡ hay góp sức cho thêm phần hiệu quả.  

Trước năm 2004, lịch tŕnh sinh hoạt tại Thượng Viện thường có một buổi họp bàn thảo quan trọng diễn ra trong bữa ăn trưa, trong đó sau khi các chuyên viên của đề tài bàn thảo được dịp thuyết tŕnh về cả hai mặt phải cũng như trái th́ đến phiên các ngài dân cử sẽ tranh luận trước khi đi đến biểu quyết về chính sách để thành dự luật. Tuy nhiên từ đầu mùa Hè năm đó, các buổi ăn trưa thảo luận chính sách này đă bị dẹp bỏ để cho các ngài nghị sĩ có thể rút lui về văn pḥng trung ương của ḿnh và tiếp tục gọi đi khắp nơi để bàn thảo tiếp về các kế hoạch gây quỹ. Hậu quả thê thảm dẫn đến là 1 phần 3 th́ giờ của các ngài nghị sĩ là dành cho mục đích gây quỹ.  

Gần đây, nỗi ám ảnh v́ áp lực của đồng tiền đă như một căn bệnh ung thư trầm trọng, trở thành di căn (metastasized) với những biến chứng tai hại lan tràn đến khắp nơi. Tệ nạn tham nhũng qua x́-căng-đan Abramoff vừa mới được khui ra hồi đầu năm 2006 này - và c̣n hứa hẹn những tiết lộ rúng động khác sau khi cuộc điều tra của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ sẽ chấm dứt trong tương lai gần - cho thấy là nền dân chủ của cường quốc số một trên thế giới cũng đang có cơ nguy bị nhiễm độc nặng nề. Những nhà vận động hành lang của khu K Street (một đại lộ ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn có hầu hết các tổ hợp luật sư đặc trách công việc giao tế, một từ ngữ bóng gió để che đậy việc vận động đút lót hay mua chuộc trong hành lang) đă tạo nên một kỹ nghệ riêng biệt và thoải mái cho công ăn việc làm của họ. Bất cứ một vị dân cử nào khi cần tiền (có vị nào mà lại không cần, với nhu cầu đ̣i hỏi để có thể tái tranh cử?) đều phải t́m cách thuê mướn một nhân viên phụ tá theo như lời đề nghị của các tay vận động hành lang này. Viên phụ tá này, sau đó sẽ giàn xếp các buổi gây quỹ cho thật hữu hiệu, tức là làm sao kiếm cho ra thật nhiều những người chịu đến tham dự và chịu bỏ tiền ra để ủng hộ cho vị dân cử đó. Sau ngày phe Cộng Hoà nắm được quyền đa số ở Hạ Viện vào năm 1994, dân biểu Tom Delay, với sự phụ hoạ tiếp tay của Grover Norquist, đă thành công tạo được một thế lực mới qua cái gọi là K Street Project, biến khối vận động hành lang này thành một tập thể có quyền hành đáng kể để chi phối lên lịch tŕnh sinh hoạt cũng như đường hướng các dự luật biểu quyết hay thông qua tại Hạ Viện. Đầu tiên, ông Delay cho các tổ hợp giao tế này biết rằng nếu không thuận thảo với đảng Cộng Hoà - bằng cách ủng hộ tiền bạc trong các buổi gây quỹ hay thuê mướn nhân viên phụ tá là người theo đảng Cộng Hoà - th́ các tổ hợp này sẽ khó đạt được thành quả theo như ư muốn của thân chủ họ v́ giờ đây phe Cộng Hoà đă giành được quyền điều hành ở Hạ Viện. Sau đó các tổ hợp giao tế này tiếp tục đóng tiền quyên góp cho các ngài dân cử Cộng Hoà hay tổ chức các buổi gây quỹ bằng cách thúc dục hay áp lực lên thân chủ của họ phải lo đóng góp cho các vị dân cử này để có thể lèo lái hay ảnh hưởng lên quyết định bỏ phiếu sao cho có lợi cho quyền lợi riêng của thân chủ ḿnh.  

Trong nhiều trường hợp, các tổ chức giao tế này c̣n không cần phải vận động trực tiếp lên các vị dân biểu hay nghị sĩ; họ chỉ cần lo lót cho các vị phụ tá, những người nắm vững các chi tiết liên quan đến các dự luật đang bàn thảo. Hầu hết các dự luật được đệ tŕnh tại Hạ Viện hay Thượng Viện đều không phải xuất xứ từ trong ḷng Quốc Hội, mà thật ra đă được soạn thảo từ lúc đầu trong các văn pḥng luật sư của các tổ chức vận động hành lang này. Sau khi các dự luật soạn thảo sơ khởi này được nạp lên các văn pḥng của mỗi vị dân cử, th́ các vị phụ tá trong văn pḥng sẽ được tham khảo để biết xem là vị sếp trên lư thuyết của ḿnh, tức là ngài dân biểu hay nghị sĩ, có thuận thảo hay dễ dàng chấp nhận hay không với đề nghị mới đó. Sau khi đă đạt được một đa số các vị dân cử chịu ưng thuận, th́ dự luật soạn thảo đó sẽ được đưa lên văn pḥng của các vị dân cử lănh đạo, tức là chủ tịch các uỷ ban hay trưởng khối đa số để có thể thông qua biểu quyết trở thành đạo luật.  

Chẳng mấy chốc mà những dự luật soạn thảo đó bỗng trở thành những kế sách quan trọng của đảng cầm quyền mà các ngài dân cử quyết t́m cách thông qua. Bởi v́ trong thực tế, các vị dân cử thường không bao giờ có đủ th́ giờ để t́m hiểu cặn kẽ những chi tiết trong nhiều đạo luật đang được bàn thảo hay tranh luận, mà chỉ dựa vào ư kiến chuyên môn của các vị phụ tá của ḿnh. Ta hăy nghe ông Hollings tả về sinh hoạt thường nhật của các ngài nghị sĩ trong các lần tranh luận để biểu quyết để biết rơ v́ sao đa số các ngài thật ra không nắm vững chi tiết trước khi biểu quyết.  

Thông thường sinh hoạt ở Thượng Viện diễn ra ở các uỷ ban riêng biệt. Buổi sáng là phần điều trần gồm có các nhân chứng hay chuyên viên ra thuyết tŕnh về một đề tài nào đó theo quan điểm riêng của ḿnh, nhiều khi các buổi điều trần này kéo dài đến quá trưa. Trong buổi chiều là phần tranh luận của các vị nghị sĩ trước khi đi đến biểu quyết. Do đó các vị này ít có th́ giờ để tham khảo bàn bạc sâu rộng với các vị phụ tá của ḿnh, cũng như để ḍ hiểu xem ư kiến của cử tri ḿnh đại diện đa số sẽ bỏ phiếu thuận theo hướng nào. Và mỗi buổi tối thông thường có 3 buổi dạ tiệc gây quỹ mà họ phải cần tham dự, chưa kể đến khoảng 3 bữa ăn sáng gây quỹ tiếp vào sáng sớm hôm sau. Một vị nghị sĩ thường có chân trong nhiều uỷ ban khác nhau, và với nhiều trọng trách phải tham dự nhiều buổi điều trần hay xem xét nên không thể nào chu toàn được trách nhiệm này. Họ lúc nào cũng phải hỏi các vị phụ tá đi kèm theo hay một vị đồng viện khác về một vấn đề nào đó bằng câu hỏi quen thuộc: "Chuyện đó thế nào?" Trong nhiều trường hợp, trong lúc đang di chuyển đến pḥng họp để biểu quyết, các vị này thường quay sang hỏi các người phụ tá với câu "Chuyện này thế nào?" th́ sẽ nhận được một trong hai câu trả lời rằng "Ông sẽ ủng hộ cho việc đó, vậy sẽ bỏ phiếu thuận" hoặc là "Ông không ủng hộ việc này, vậy nên bỏ phiếu chống."  

Không phải chỉ có ở những quốc gia chậm tiến và thiếu dân chủ mới có cảnh các viên chức chính quyền nhận tiền hối lộ để đổi lại những lời hứa là sẽ ban phát những bổng lộc nào đó qua quyết định hành chính hay bỏ phiếu của ḿnh. Vào năm 1980, một vụ x́-căng-đan nổi tiếng (Abscam) đă xảy ra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn khi nhân viên mật vụ của FBI (cảnh sát liên bang Hoa Kỳ) đă thu h́nh được cảnh một vị dân biểu liên bang nhận tiền hối lộ và nhét vào túi quần từ tay của một ông hoàng Ả Rập (do nhân viên cảnh sát ch́m giả dạng). Vụ này đă khiến cho năm vị dân cử đă bị truy tố và kết tội hối lộ. Thế nhưng ngày nay th́ con số tiền hối lộ thực sự lên cao hơn nhiều, chắc chắn không thể nào nhét lọt hết vào túi quần được. V́ không những có hàng trăm triệu Mỹ-kim, mà c̣n có cả những h́nh thức quà cáp đắt giá khác - như ăn uống thả giàn tại các nhà hàng sang trọng, vé đi xem các trận thể thao nhà nghề ngồi ở các ghế riêng biệt đắt tiền, các chuyến du hí sang trọng ở những địa điểm thanh lịch ở ngoại quốc, hoặc hàng trăm chuyến di chuyển bằng máy bay tư nhân sang trọng được một số các tay tài phiệt hay nhóm thương gia đài thọ - mà các tổ hợp vận động hành lang đă sử dụng hữu hiệu để mua chuộc, hay hối lộ các ngài dân cử, điển h́nh như trường hợp của cựu dân biểu Randy Cunningham, đại diện cho một đơn vị tại San Diego, California, vừa mới bị tuyên án tù hơn 8 năm sau khi đă từ chức và nhận tội hối lộ trên 2,4 triệu Mỹ-kim từ một số nhà thầu về quốc pḥng trong thời gian ông làm dân biểu hơn 10 năm.  

Những tiết lộ trên, cùng với vụ x́-căng-đan Abramoff nổ ra vào đầu năm nay, đă khiến cho đa số người dân mất dần tin tưởng vào sự trong sạch của chính quyền liên bang, nhất là ở ngành lập pháp, và bắt đầu tạo nên một áp lực để có thể sửa sai hay trong sạch hoá guồng máy của Quốc Hội. Chính ngay những người trong cuộc cũng đă thú nhận về tệ nạn hủ hoá này, theo lời thú nhận của ông Jeff Flake, dân biểu liên bang đại diện tại tiểu bang Arizona: "Chúng ta có quá nhiều quyền lực, và những vị dân cử phe Cộng Hoà chúng ta đă lạm dụng quyền hành này một cách tệ hại trong những năm qua."  

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng tệ hại ngày hôm nay, theo lời nhận định của nhiều chuyên gia am tường thời sự chuyên nghiên cứu về địa hạt đạo đức trong chính trường. Yếu tố đầu tiên là đảng Cộng Hoà, giống như đảng Dân Chủ trong thời gian dài trước đó, đă nắm quyền điều khiển chính quyền liên bang trong một thời gian dài mà không bị suy suyển bởi phe đối lập nên dễ sinh ra t́nh trạng tự kiêu và hống hách lạm quyền. Những uỷ ban đạo đức trong Quốc Hội, với nhiệm vụ thông thường là áp dụng biện pháp kỷ luật để chế tài các vi phạm, đă gần như rơi vào t́nh trạng bất lực v́ sự cố ư của phe nắm đa số không muốn bị phanh phui lôi thôi. Cùng lúc đó th́ chi phí cho một cuộc vận động tái tranh cử của các vị dân cử càng ngày càng lên cao, cũng như số tiền vận động để tranh giành ảnh hưởng hay sự hậu thuẫn của các chính trị gia dân cử càng ngày càng tăng một cách khủng khiếp khiến cho nhiều yếu tố thuận tiện xảy đến cho t́nh trạng bất hảo.

Về chi phí tăng vọt của các chương tŕnh vận động tranh cử cho các vị dân cử, thí dụ của ông Hollings kể ở phần đầu đă cho thấy rơ chi tiết. Trong kỳ bầu cử năm 2004, hai ứng viên George W. Bush và John F. Kerry mỗi người đă chi dùng một ngân sách khoảng hơn 250 triệu Mỹ-kim cho chương tŕnh vận động tranh cử của ḿnh. Tính trung b́nh, mỗi vị nghị sĩ phải tốn từ 15 đến 20 triệu Mỹ-kim cho kế hoạch vận động, và mỗi vị dân biểu liên bang phải tốn đến 1 triệu Mỹ-kim. Thế nên khi các chính trị gia cần tiền một cách "bức xúc" như vậy, nói theo ngôn ngữ phổ thông ở Việt Nam ngày nay, th́ chỉ có các tay tài phiệt tư nhân hay các đại công ty thương mại mới có đủ phương tiện tài trợ và cung ứng. Chỉ tính sơ từ năm 1998 đến năm 2004, chi phí mà các tổ hợp vận động hành lang đă bỏ ra để giành ảnh hưởng cho các thân chủ giầu có của ḿnh, đă lên đến con số khủng khiếp là hơn 13 tỷ Mỹ-kim, tức là họ đă chi ra trung b́nh mỗi năm hơn 2 tỷ. Và con số người nhập cuộc để hành nghề này cũng gia tăng theo mức độ khủng khiếp với số tiền đă chi trả. Hơn một thập niên trước, ngành này chỉ có khoảng 10,000 người hành nghề. Giờ đây, con số đă lên đến khoảng 33,000 người tham gia, gồm một số đông là những phụ tá làm việc trong các văn pḥng dân biểu, nghị sĩ hay chính cả các vị dân cử này, sau khi đă rời khỏi chức vụ, liền quay sang con đường kiếm tiền một cách nhanh chóng hơn nhờ ở tư thế đă từng nằm trong chính quyền nên biết rơ đường đi nước bước của lề lối làm việc cũng như quen biết hầu hết các vị dân cử. Cũng kể từ năm 1998 th́ đă có trên 2,200 công chức liên bang ở cả hai ngành hành pháp và lập pháp đă quay sang đầu quân cho các tổ hợp giao tế này để trở thành các tay vận động hành lang, trong số đó có khoảng 270 người từng làm việc trong Toà Bạch -c và hơn 250 người từng là cựu dân biểu, nghị sĩ hay viên chức cao cấp cỡ tổng giám đốc trong chính quyền. Và ngược lại, nhiều tay vận động hành lang cỡ gộc cũng đă quay sang nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền trong thời gian qua. Thí dụ điển h́nh nhất là trường hợp của ông Andy Card, tổng trưởng phủ tổng thống hiện nay và là một trong những phụ tá tín cẩn nhất của TT Bush, đă từng là một tay vận động hành lang cho kỹ nghệ xe hơi tại Hoa Kỳ.  

Điều đáng ngại là những món tiền chi ra của các tổ hợp vận động hành lang xem ra có phần rất hiệu quả, chi phối được những kế hoạch của chính quyền. Đó là trường hợp của kỹ nghệ sản xuất dược phẩm, một trong ngành làm giầu quan trọng do bởi chi phí thuốc men đắt đỏ cũng như nhu cầu càng dùng nhiều thuốc để kéo dài cuộc sống tại quốc gia phát triển này. Những cuộc thống kê trong thời gian từ 1998 đến 2004 cho thấy là ngành dược phẩm đă chi ra số tiền to lớn khoảng 680 triệu Mỹ-kim, với số lượng khoảng 3000 nhân viên vận động hành lang. Kết quả của món tiền đầu tư này là đạo luật cải tổ về Medicare thông qua vào năm 2003, dùng tiền thuế của công quỹ để trợ cấp vào chi phí thuốc men cho người già, thay v́ t́m cách áp lực lên các nhà sản xuất dược phẩm phải t́m cách giảm giá cho vừa phải. Kết cục là trong nhiều thập niên tới, ngành sản xuất dược phẩm có thể kiếm lời được trên 100 tỷ Mỹ-kim trong khi ngân sách quốc gia sẽ bị thiếu hụt thêm trong khi đa số các viên chức chính quyền Bush và các vị dân cử vô trách nhiệm hiện nay đều đă chạy xa bay cao hay đă rút lui về hưu hưởng nhàn.  

Hiện nay người ta đang nói tới những dự luật cải tổ về vấn để vận động hành lang. Thật ra từ nhiều năm qua, thủ đô Hoa Thịnh Đốn đă chứng kiến biết bao nhiêu vụ x́-căng-đan gây tai tiếng cho nhiều chính khách trong cả hai ngành hành pháp và luật pháp. Sau đó là một loạt các vụ điều trần để dẫn đến những đạo luật cải tổ với mục đích là loại bỏ những khẽ hở của luật pháp để tránh cho những t́nh trạng lạm dụng có thể tiếp tục bị khai thác. Thế nhưng cho dù có những giới hạn chặt chẽ như luật lệ hiện nay - về số tiền đóng góp vào quỹ vận động tranh cử hay các món quà tặng cho các viên chức chính quyền - sự kiện một tay ma đầu chính trị cỡ như Jack Abramoff đă từng chi phối biết bao vị dân cử cũng như viên chức chính quyền cùng lúc ẵm được số tiền gần trăm triệu Mỹ-kim của nhiều thân chủ cho chi phí vận động của ḿnh cho thấy là dù có sửa đổi, ngăn cấm hay siết chặt đến mấy đi chăng nữa, cũng khó mà chúng ta có thể lạc quan tin tưởng rằng mọi sự rồi sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.  

Và rồi không phải chỉ có ông Vũ Như Cẩn phải thốt lên lời ta thán "vẫn như cũ" về t́nh trạng hủ hoá tham nhũng như tại Việt Nam, mà ngay ở giữa ḷng thủ đô của siêu cường dân chủ bậc nhất và thích dạy đời thiên hạ về sự trong sáng của chính quyền là quốc gia Hoa Kỳ này, người ta cũng có quyền bi quan khi nh́n về tương lai gần. Hăy lấy thí dụ của ông Dick Zimmer th́ sẽ hiểu rơ.  

Ông Zimmer là một cựu dân biểu liên bang, một tiếng nói cực lực chống lại sự khuynh loát của tập đoàn vận động hành lang, nổi tiếng vào năm 1995 khi t́m cách thông qua một "dự luật chống việc ăn thông với nhau" qua việc cấm các viên chức chính quyền sau khi rời khỏi chức vụ không được nhảy sang hành nghề trong ngành vận động hành lang. Thế nhưng dự luật đó cuối cùng đă bị đánh bại, và sáu năm sau, ông Zimmer cũng giă từ chính quyền vào năm 2001. Con đường chọn lựa để rút lui của ông không phải là để về hưu hưởng nhàn. Mà nó đi thẳng đến K Street, giúp ông trở thành một tay vận động hành lang như hàng ngàn người khác mà ông đă t́m cách chống đối trước đó. Thế là cuối cùng mănh lực đồng tiền đă thắng.

Nếu cụ Tam Nguyên Yên Đổ là nhà thơ lớn Nguyễn Khuyến của chúng ta c̣n sống và chạy tị nạn sang Hoa Kỳ này th́ chắc cụ cũng phải ngâm lại những lời cụ đă từng thốt lên trước đây:

Có tiền việc ấy mà xong nhỉ

Đời trước làm quan cũng thế a!  

Không phải chỉ có đời trước, mà đời nay và có lẽ cả đời sau cũng thế thôi.

 

Nguyễn Anh Tuấn

Houston, Texas

 

 

 

 

R