Tưởng niệm chị tôi 

NGUYỄN THỊ HIÊN

 

Đây là lần thứ 3 tôi đi Canada, miền đất mà cháu rể tôi–nhà văn Trân Trung Lương– gọi là “đất lạnh t́nh nồng”.

          Lần thứ nhất, thập niên 1960–ngày nào tôi không c̣n nhớÔ– tôi đi Ottawa dự lễ khánh thành quốc hội Canada . Lần thứ hai, ngày 2 tháng 5/ 1998, tôi đi Canada diễn thuyết để được gặp đồng bào tha hương .

          Lần thứ ba., ngày 1 tháng 4/ 2008 tôi đi Canada thăm chị Hiên tôi.

Lúc đó chưa phải là tháng 5, tháng kính Đức Mẹ Maria.

*

C’’et t le mois de Marie , c’est le mois le plus beau “.(ôi tháng kinh đức Mẹ Maria, đó là tháng đẹp nhất )

Bài hát này là của xa xưa, cách đây hơn nửa thế kỷ. Bài hát này, hầu như ngày nào chị Hiên và tôi cũng hát nhỏ trong căn buồng của chị , số 871, lầu 2, bệnh viện Maison Neuve Rosemond, 5345 , Boulevard de l’Assomption, Montréal ,Canada

Thứ Tư , ngày 16 tháng 4./ 2008 , khoảng hai giờ sau khi tôi bỏ bệnh viện Maison Neuve để về căn pḥng chung cư (apt 309. số 3025 Sherbrook , Montréal . Québec), của chị tôi , tội được bệnh vịên báo tin chị tôi đă qua đời.

Tôi đến, nh́n mặt chị tôi lần chót. Trên tay chị tôi , có cỗ tràng hạt (chapelet). Lúc đó khoảng 3 giờ trưa.

 

*

 

Ngày thứ Hai 21 /4/2008, em trai tôi là Nguyễn Văn Luân, em gái tôi là Nguyễn Thị Thục , cháu gái tôi là Nguyễn Bích Nga, và tôi–- tiễn chị tôi lên nghĩa trang mang tên “Cimetière Vietnamien “.

Tât cả lễ nghi tôn giáo và chôn cất đều do cháu Phạm Thị Thanh lo liệu. Ơn âăy, chúng tôi không bao giờ quên, cũng như không bao giờ trả được. Mộ chị tôi –Maria Nguyễn Thị Hiên–nằm giữa hai nấm mô người

Việt Nam mang pháp danh đạo Phật.Đẹp thay và thơ mộng thay! Cái đẹp thơ mộng mang tính thiêng liêng và triết học.

           *

       

Năm 1951, tôi đang học Y khoa (tại Hànội) , th́ bị động viên vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định. Một hôm, tôi được sĩ quan trực đưa lên pḥng khách của trường. Chị Hiên tôi đâ ngồi ở đó, Chi khóc. Thằng em bác sĩ tương lai của chị, bây giờ đầu húi cua, mặc quần áo lính, chân tay khẳng khiu, mặt mũi đen ng̣m.” Em có khỏe không? Tại sao không cho chị bịết , để chị chạy cho em được ở lại trường y khoa. Chị lấy vạt áo lau nước mắt, rồi giúi vào tay tôi mấy trăm bạc.” Em nhớ ăn uống thêm ,giũ ǵn sức khỏe. Và tin ở Chúa.”

          Hôm nay 21 / 4 / 2008, tôi , cùng hai em tôi ( Nguyễn Văn Luân, Nguyễn Thị Thục), cháu gái tôi Nguyễn Bích Nga, và cháu Phạm Thi Thanh, tiễn đưa chị lên nghĩa trang.

 

*

          Ngày xưa, cách đây hơn nửa thế kỷ, thầy mẹ tôi muốn các con có danh phận hơn người. Danh phận đây, là học thức và nhân phẩm .

          Người đă giúp thực hiện ước vọng của thậy mẹ tôi, là anh chị cả của tôi–Nguyễn Đức Chiểu và Phạm thị Liên , tức cha mẹ của Nguyễn Bích Nga. Nguyễn Bích Nga là vợ của nhà văn Trần Trung Lương, hiện ở Toronto, Canada.

Căn nhà số 2 Impasse de l’Identité tại Hànội ngày xưa, khang trang. Có garage cho xe hơi và gian gác nhỏ cho tài xế . Đó là nhà của anh chị cả tôi. Và đó cũng là nơi mà chúng tôi –Nguyễn thị Thục, Nguyễn Văn Luân và tôi–đuợc anh chị cả nuôi nấng học hành nên người.      

Người giúp đỡ anh chị cả tôi trong nhiệm vụ mang tính di chúc này, là chi Nguyễn thị Hiên.

          Hôm nay, chị Hiên tôi nằm kia.*

Tôi sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến những vị bác sĩ –bạn của em tôi (Nguyễn Văn Luân )–đă đến chia buồn tại nhà quàn và tiễn đưa chị tôi.

Tôi muốn nói: Bác sĩ Tôn Thất Thận, Bác sĩ Phạm Hữu Trác

          Ngày xưa, đầu thâp niên 1950, tôi đang học năm thứ nhất Y Khoa Hànôi , th́ bị đông viện vào quân đội. Lúc đó, tôi đă khóc .

          Trong hơn 20 năm làm luật sư và gần 10 năm làm nghị sĩ , tôi dă có mặt trong những vụ kiện lớn nhất của thế kỷ–cái thế kỷ 20 năm từ 1955 đến 1975 ). Tôi đă có dịp tranh luận tại nhiều diễn đàn Liên Hiệp Nghị Sĩ Quốc Tế (IP U: Internatioal Partlementạry Union) trên thế giới. Tôi đă quên đi chíếc áo trắng của người thấy thuốc.

Nhựng trong vụ chị Hiên ,tôi bỗng luyến tiếc mảnh áo ấy. Những bác sĩ mà tôi gặp tại bệnh viện Maison Neuve Rosemont, làm tôi luyến tiếc mảnh áo ây,

Những bác sĩ mà tôi có hân hạnh gặp, nhân vụỳ chị Hiên tôi bác sĩ Tôn Thất Thận,và bác sĩ Phạm hữu Trác,–càng làm tôi luyến tiếc mảnh áo ấy hơn.

*

Tôi sẽ thiếu sót , nếu không cám ơn anh Dương Khắc Đệ.

Dượng Khắc Đệ, tức ngươi tù được phóng tních năm 1985, sau 19 năm cải tạo . Dương Khắc Đệ, tức nhà văn Dương Tử, tác giả quyển Văn Lâm Xă và quyển Con Đường Cải Tạo.

          C̣n chị Dương Khắc Đệ! Người đàn bà tuyệt vời bên cạnh các con ngoan của anh chị.

Gia đ́nh anh Đệ đă đến chia buồn với chúng tôi. Một cử chỉ đẹp, chúng tôi không bao giờ quên .

Tôi có đọc Con Đường Cải Tạo của anh Đệ. Tôi liên tưởng tới The Gulag of Archipelago của Solzhenitsyn. Những trại cải tạo của Liên Sô thời Stalin tàn bạo đểu cáng cu ly cu leo, nhưng c̣n thua xa, thua rất xa về tàn bạo lưu manh đểu cáng cu ly cu leo – những trại cải tạo của nhà nước Việt Cộng chó đẻ cờ đỏ sao vàng.

 

*

 

Quyển Le Premier Homme của Camus nằm trong chiếc cặp nhỏ của tôi trên métro mỗi khi tôi đi thăm chị Hiên tôi tại bệnh viện Maison Neuve.

Le Premier Homme ra đời sau khi Camus qua đời. Le Premier Homme là quyển sách trong đóÔ Camus kể lại đời ḿnh.

Theo những tài liệu mà tôi được đọc, Camus đă bi thảm hóa đời ḿnh, nếu không muốn nói là bịa đặt. Ông bi thảm hóa cái đêm ông chui từ bụng mẹ ra (đêm 7/ November/ 1913). Nào là mưa rơi, nào là giông tố, nào là mẹ ông quằn qụai cô đơn trong tay một bà hàng xóm người bản xứ .

Theo những tài liệu mà tôi được đọc,, th́ gia đ́nh Albert Camus thuộc giai cấp nghèo khổ (Pied Noir) đă phải bỏ nước Pháp sang Algérie kiếm ăn. Trong Le Prẹmier Homme, Camus đă bịa đặt và tự đề cao quá nhiều.

Chưa hết.

Camus c̣n muốn được hậu thế coi là triết gia của chủ nghĩa hiện sinh (existencialisme), một chủ nghĩa coi kiếp sống con người là phi lư , là absurde ,

Absurde là ǵ: ? Là trái với lư tắc (logique) và lư trí ( raison) của con người. Tiểu thuyết L’Étranger , cảo luận triết học Le Mythe de Sysiphe , và vở kịch Caligula của Camus, là những tác phẩm tiêu biểu.

Chúng ta không quên: Camus đă chịu ảnh huởng của Jean Paul Sartre–- tác giả của “L’Ệtre et Le Néant” –rồi sau đó chống Jean Paul Sartre.

Năm 1959, trong một bài trả lời cuộc phỏng vấn của đại học Wisconsin về chủ nghĩa hiện sinh (existencitalisme), Camus tuyên bố :’ Chủ nghĩa hiện sinh , ở nơi chúng tôii đưa đến một nền thần học không có thiên chúa, rồi cuối cùng đưa đến sự chứng lư cho những chế độ “tôn giáo pháp đ́nh” cuả thế kỷ 12. (tạm dịch bởi nguyên văn: “L’existentialisme, chez nous, aboutit à une théologie sans dieu et à une scholastique dont il était inêvitable qu’elles finissent par justifiẹr des réợgimes d’inquisition”.

Chúng ta cũng không quên: Camus đă vào đảng CS Pháp , rồi sau đó chửi đảng CS Pháp. Về điểm này, tôi khâm phục Camus. La Peste và tờ Combat của ông vẫn ám ảnh tôi.

Sẵn sàng làm tất cả–cái đúng cũng như cái sai –để quên đi cội gốc của ḿnh, và để nổi danh. Phải chăng đó là con người thật của Camus?

Năm 1957, Camus hân hoan lănh giải Nobel . Ông viết thư cho người thầy của ông, giáo sư Germain Louis :“On vient de me faire un bien trop grand honneur, que je n’ai ni recherché ni sollicité “(tạm hiểu : Người ta vừa cho tôi một hân hạnh quá lớn, một hân hạnh mà tôi không t́m kiếm cũng không xin nài”.

Dư luận cho là Camus quá khôn .Camus tự đề cao. Camus muốn đánh lạc hướng dư luận.

Mấy năm sau, Jean Paul Sartre–giáo sư đại học và “cha nuôi” của thuyết hiện sinh existentialisme)– từ chối không lănh giải Nobel.

Tôi đă đọc hầu hết tác phẩm của Camus và của Sartre. Và tôi có cảm t́nh với Sartre hơn với Camus, mặc dù cả hai đều là hiện thân của absurde, những trí tuệ lập dị điên khùng chối bỏ Thượng Đế.

 

*

 

Chị Hiên tôi nằm kia , giă từ cuộc đời, trên tay có cỗ tràng hạt (chapelet) và cây thánh giá nhỏ.

Ôi niềm tin nơi Thượng Đế ! Một niềm tin đứng trên cao, rất cao. Cao hơn cái “triết học hiện sinh” absurde của những kẻ absurde tôi muốn nói: Sartre và Camus. Cái triết học chối bỏ Thượng Đế.

 

Houston, Thứ Năm, ngày 2 1 tháng 8 /2008

 

Phaolô Nguyễn văn Chức

 

Cựu Sĩ Quan Trừ Bị Khóa 1 Nam Định

Cựu Luật Sư Ṭa Thượng Thẩm Sàig̣n

Cựu Nghị Sĩ Đệ Nhị Viêt Nam Công Ḥa

Cựu Chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Định ChêThượng Nghị Viện VNCH

Cựu Tổng Thư Kư Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ