Nhân ngày giỗ , nhớ tác giả
“ H́nh như là t́nh yêu”
Thời gian đi quá nhanh . Mới đây là đă đến ngày giỗ Hoàng Ngọc Tuấn . Tháng bảy, trời đang hạ , nhưng ở quê nhà , chắc đang mùa mưa. Và thời tiết ấy , chắc làm những trang truyện ngắn “ Ở một nơi ai cũng quen nhau “ hay “ H́nh như là t́nh yêu” thêm đậm đà và lăng mạn hơn.
Được biết ở trong nước , để tưởng niệm ngày giỗ của ông , nhà xuất bản Phương Nam ấn hành tuyển tập truyện ngắn “ H́nh như là t́nh yêu” và một số bạn bè có làm lễ giỗ khá long trọng. Ở hải ngoại th́ cũng xuất bản một tập truyện khác của ông : Ở một nơi ai cũng quen nhau”
. Trước năm 1975., Hoàng Ngọc Tuấn nổi tiếng là nhà văn viết cho tuổi học tṛ ngây thơ hồn nhiên. Sau năm 1975 , mặc dù ông vẫn c̣n sinh nhai bằng nghề viết nhưng không có tác phẩm nạ tiếp theo được chú ư. Có người ví von , văn nghiệp của anh đă chết từ sau 1975.Viết về thể thao hay sưu tập những truyện cười , chắc không phải là công việc làm đắc ư của một nhà văn đă có nhiều tác phẩm được hâm mộ.
Đă có nhiều người viết bài tưởng niệm ông. Trong đó có nhà văn Nguyễn Đạt. Đọc bài viết này , tôi h́nh dung ra một cuộc sống đơn độc buồn buồn của một người cầm bút mà tôi nghĩ lúc c̣n trẻ ngây thơ yêu đời lắm.
Thú thực tôi không thân quen cũng như hiểu biết ǵ về anh nhiều, nên qua những điều mà anh viết tôi phỏng đoán vậy . C̣n, đời sống mọi người sau 1975 th́ cả nước đi xuống chứ chẳng riêng một ḿnh ai . Ở Việt Nam , rất nhiều người “ cùng một lứa bên trời lận đận “ như thế lắm . Nhất là người cầm bút , sống trong một chế độ mà nhà văn gốc tích từ văn học miền Nam nếu được hoạt động cũng chỉ đóng vai cây kiểng và góp mặt khiêm nhường. Rồi tôi nghe anh bị bệnh nan y và hoàn cảnh rất đơn độc khó khăn.
Hồi trước, Hoàng Ngọc Tuấn nổi tiếng với những tác phẩm như H́nh như là t́nh yêu, Cô Gái Treo Mùng, Thư Về Đường Sơn Cúc,à Lúc ấy tôi đă vào lính nên cũng ít để ư đến những tác phẩm của ông. Chiến tranh cùng với sự hung bạo của nó đă làm vẩn đục đi trong tôi cái tính thuần khiết ngây thơ của thời mới lớn . Nhưng tôi cũng loáng thoáng thấy ở đó, khung cảnh của Sài G̣n , Huế, Ban Mê Thuột, cũng như các nhân vật dễ thương của tuổi học tṛ. Và, nếu có cảm giác, cũng là tiếng cười hồn nhiên để sống lại một buổi học sinh phá phách nghịch ngợm ngày trước của ḿnh. Cái tính xấu, cái tật lười học nhưng mê yêu đương h́nh như là mẫu số chung của rất đông những cô cậu c̣n mài đũng quần ở ghế nhà trường nên có sự đồng cảm chia sẻ. Nhất là với tôi một đứa trẻ luôn luôn mơ mộng và không bằng ḷng với hiện tại của ḿnh. Vào quân đội nhưng vẫn chưa hết những láu lỉnh những ngang tàng của thời đi học. Đọc Hoàng Ngọc Tuấn , đôi khi là một cách để nhớ lại , để kỷ niệm sống lại , hồi sinh.
Bây giờ đọc lại, qua những” Học tṛ ”, “H́nh như là t́nh yêu” được in lại ở hải ngoại, tôi tưởng truyện sẽ nhạt nhẽo đi . Nhưng không, có một chút ǵ như chất xúc tác , để nhớ về một thời cũng như gợi lại h́nh bóng của ngôi trường xưa , bạn bè cũ. Y chang lúc trước 1975 , ở hải ngoại bây giờ trong tôi vẫn đầy ắp những hồi tưởng . Những đứa bạn, đă quen biết nhau gần nửa thế kỷ, chia vui sẻ buồn và biết tường tận nhau từ cái tốt đến cái xấu. Thỉnh thoảng khi bạn bè gặp lại nhau, là kể lại những truyện cũ. Có thể là những ngớ ngẩn tuổi thơ. Có thể là những nhớ về những người, những cảnh đă xa vắng , đă mất mát. Những đứa trẻ khi gặp cảnh cha mẹ chúng gặp nhau huyên thiên cười nói đă rất lạ lùng. Chúng không hiểu được nỗi niềm “ ngộ cố tri “ như thế. Tôi đă cười mỉm một ḿnh, khi giở đọc từng trang truyện Hoàng Ngọc Tuấn.
Nhưng , vào năm 1972, trong cuộc phỏng vấn “ Đi t́m các tác giả được ưa thích hiện nay” của tuần báo Khởi Hành, Hoàng Ngọc Tuấn là một tác giả được ghi tên nhiều lần đều đặn sau mỗi lầnlấy ư kiến độc giả qua từng số báo. Sở dĩ có hiện tượng ấy bởi v́ trong truyện Hoàng Ngọc Tuấn có nét lăng mạn dễ thương của t́nh yêu thuở mới lớn và nhân vật của ông có nét sinh động tự nhiên chứ không có những sinh hoạt giả cách thời thượng nhưng rỗng không mà các nhà văn tập tành hiện sinh tạo ra.Nhân vật của ông , có nét thực của những sinh hoạt thực đời sống thực. Mà , cái ǵ có sự chân thành không làm dáng sẽ tạo được nhiều lôi cuốn . Sự kiện Hoàng Ngọc Tuấn có nhiều “ fans “ ái mộ cũng là điều dễ hiểu.
Nhà văn Vơ Phiến, với con mắt khá tinh tường đă nhận xét về tác phẩm Hoàng ngọc Tuấn :
“Những nhân vật ấy và nghệ phẩm ấy như đều nh́n chúng ta, nhoẻn cười một cái cười tinh quái và thông minh. Và như vậy là bởi v́ kẻ tác thành nên chúng, Anh Hoàng Ngọc Tuấn, là một người vui vẻ. Anh vừa ngông, lại vừa nghịch, vừa thơ, lại vừa trẻ, cho nên anh quyến rũ vô tả”
Thế mà , theo như Nguyễn Đạt, những ngày cuối của tác giả “ H́nh như là t́nh yêu “ sao vắng nụ cười đến thế. Quả là “ cơm áo không thường với khách thơ” như Xuân Diệu viết. Ở lại Sài G̣n, chịu qua bao nhiêu sự thay đổi, mỗi ngày thêm mệt mỏi, nặng nề vác trên vai những khó khăn chồng chất của một thời thế hỗn loạn. Và rốt cuộc cũng chỉ là cuộc trở về mà ai cũng phải có một lần trong đời.
Tuần báo Tuổi Ngọc của nhà văn Duyên Anh đă có bài phỏng vấn nhan đề “ Hoàng Ngọc Tuấn và Một Buổi Chiều” . Tác giả thố lộ :“ Văn chương không phải là một nghề nghiệp hiểu theo nghĩa thông thường. “ Văn “ chọn tôi chứ tôi không chọn “nó” được khi ta làm một cái nghề ǵ đó, nghề nghiệp ấy đ̣i hỏi một thời khóa biểu, một giờ giấc, một số lương bổng nhất định, một số giờ nghỉ ngơi cuối tuần như thứ bảy chủ nhật chẳng hạn. Tôi viết văn th́ không như thế. Ngày nào cũng rong chơi như một ngày chủ nhật và ngày nào cũng bận rộn làm việc như một ngày thứ hai. Đêm là ngày, ngày cũng là đêm. Đời của một kẻ sáng tác không có mùa hè hoàn toàn rảnh rang mà là suốt năm tràn đầy mùa xuân thôi thúc hứng khởi. Nhưng nếu nói một cách đơn giản hơn th́ tôi theo đuổi chuyện văn chương v́ đó là một sinh hoạt có ư nghĩa nhất trong đời sống theo ư kiến riêng của tôi. Sau nữa tôi không biết làm việc khác được ngoài sự viết..”
Trả lời câu hỏi : “ Khi đặt bút viết ḍng văn chương thứ nhất anh có nghĩ ḿnh sẽ trở thành nhà văn không?” là : “ Tôi nghĩ là đang h́nh thành và thời gian cùng độc giả sẽ xác định tôi có thành h́nh được hay không”
Nói về truyện ngắn đầu tay “ Buổi Chiều Hạ Lan :“ Khoảng 67 hay 68 ǵ đó. Sau hai năm học ở đại học và bắt đầu thấy rằng những chữ ḿnh viết ra coi có có vẻ thích thú hơn là những chữ trong cours. Lúc đó tôi chẳng có công việc ǵ làm cả. Buổi sáng đang đói và thém cà phê mà không có tiền và chẳng đi đâu được. Tôi ngồi lại một ḿnh trong căn pḥng của hội đoàn CPS( khu Khám Lớn Cũ).. Hiện tại th́ trống rỗng, nhạt nhẽo , kỷ niệm th́ ngọt ngào hào hứng.. Thế là tôi bắt đầu viết. Và tôi đă viết chỉ trong một buổi sáng để xong “ Buổi Chiều Hạ Lan”.” Hỏi thời gian bao lâu để nghĩ về “ nó “ th́ câu trả lời là : “ Đêm hôm trước. Đêm tối, ánh sáng , cô đơn, va , viết , thế là có Buổi Chiều Hạ Lan ”
Nghĩ về những người phê b́nh văn học : “ Họ thường kết luận là chờ đợi và tin tưởng ở những tác phẩm mới hơn của tôi. Tôi mong họ giữ măi niềm tin đó v́ đó cũng là niềm tin mạnh mẽ của tôi. Bây giờ chỉ c̣n việc biến niềm tin thành hành độngà”
Đề cập đến những lá thư độc giả khuyến khích và ái mộ , nhất là những độc giả phái nữ :“ Tôi “ học hỏi” ở những lá thư này hơn bất cứ ở một cuốn sách khảo luận văn học nào. Điều khích lệ nhất là họ cho tôi thấy cái khối độc giả “ vô danh “ và “ thầm lặng” trở thành những con người sống động. Lời nói bao giờ cũng thú vị hơn im lặng.Tôi không muốn được ngưỡng mộ, tôi muốn được chia xẻ và thương mến.”
So sánh tác phẩm đầu tay” H́nh Như là T́nh Yêu” và tác phẫm mới đây” Chuyện Hai Người”, anh thú nhận :“ Có lẽ bớt ngây thơ và hồn nhiên hơn. Điều đó hơi buồn nhưng làm sao tránh được mọi người đều phải lớn Nhưng tôi cũng mong rằng nếu càng ngày tâm hồn tôi càng “ già “ hơn đôi chút th́ chữ nghĩa cũng phải già thêm mời đượcà”
Được biết anh” thích đọc Saroyan, mến Salinger, phục Dostoievsky, nhưng chẳng mê ai cả “ và bị hỏi rằng có bị ảnh hưởng nào không th́ tác giả” Cô Bé Treo Mùng” trả lời : “ Tôi không biết . Người đọc sẽ dễ thấy hơn tôi . Nhưng tôi sẽ rất sung sướng nếu được ảnh hưởng ít nhiều của tinh hoa nhân loại . Sáng tác th́ dĩ nhiên trong cô độc nhưng con người sáng tác nào cũng phải sống với cuộc đời nhận lấy những dấu vết của cuộc đời và thụ hưởng gia tài nghệ thuật chung của con người..”
Mấy chục năm sau , có một người ái mộ Hoàng Ngọc Tuấn, tác giả Songcon viết bài tưởng niệm và gián tiếp trả lời khi cho rằng trong truyện ngắn đầu tay Buổi Chiều Hạ Lan Hoàng Ngọc Tuấn chịu ảnh hưởng rất nặng của J.D. Sallinger của The Catcher in the Rye. Nhân vật Holden Caufield có phảng phất bóng dáng trong truyện Hoàng Ngọc Tuấn
Trong tuần báo Mây Hồng số ra mắt năm 1972 ở Sài G̣n thời trước, Hoàng Ngọc Tuấn đă trả lời những câu hỏi phỏng vấn một cách thực thà . Như trả lời câu hỏi : Là một tác giả thường viết về tuổi thơ xin anh cho biết v́ nguyên do nào mà anh đă chọn đề tài này? Anh viết : “ Trước hết tôi thấy tôi không phải là “ một tác giả viết về tuổi thơ”. Có lẽ độc giả thấy những nhânn vật trong truyện tôi có một vài người nhỏ tuổi nên tưởng thế . Ngay cả một cuốn sách mới đâycủa tôi “ Thư về đường Sơn Cúc” tuy bé tí xíu như hạt tiêu nhưng cũng không phải là một chuyện về tuổi thơ . Khi sáng tác tôi ít phân biệt về tuổi htơ hay tuổi già. Một thời nào tôi đă sống qua tôi thường viết về nó. Do đó dĩ nhiên là có một vài truyện tuổi thơ của tôi.
Một đề tài nằm măi trong tôi , tự dưng có ngày phải nhảy ra đời để thành một chuyện . Tôi không chọn lựa đề tài..”
Trả lời câu hỏi :“ Qua các truyện ngắn của anh, tuổi thơ thường hiện lên những h́nh ảnh thơ mộng, tuổi thơ của anh có êm đềm như thế không? Hoàng ngọc Tuấn thố lộ : “ Hơn thế nữa là đằng khác. Tôi tiếc chưa có th́ giờ và tâm hồn b́nh yên để làm sống lại những ngày xư aêm đẹp đó. Thuở nhỏ, tôi theo gia đ́nh đổi chỗ ở hoài, từ tỉnh này qua tỉnh khác, mỗi năm học một trường. Huế, Qui Nhơn, Ban Mê Thuột,v.v. Trường Bà Sơ, trường Thầy Ḍng (La San) , trường Thầy chùa ( Bồ Đề), trường tư, trường công,.. đủ cả. Hồi đó tôi yêu thương rất nhiều điều , và tôi mừng mà thấy đến nay tôi vẫn chưa thay đổià”
Khi bị hỏi trong “ H́nh như là t́nh yêu” anh thích truyện nào nhất , anh trả lời :“ Truyện thứ nhất : H́nh như là t́nh yêu. Khách quan mà nhận xét đây không phải là truyện ngắn tốn nhiều công phu hoặc có ǵ mới lạ nhất của tôi. Nhưng tôi thích nó v́ đă viết say sưa một mạch truyện đó. Nó đem lại cho tôi khá nhiều hạnh phúc, một thứ hạnh phúc khó cắt nghĩa được.”
Người hỏi giả sử : “ Bây giờ nếu viết một truyện về thời tuổi thơ anh sẽ viết ǵ trong đó?”
Thời điểm ấy , năm 1972, Hoàng Ngọc Tuấn trả lời : “ Chắc là truyện có tính cách hồi tưởng tự thuật ở Huế hoặc Ban Mê Thuột. Làm học tṛ , chăm học lẫn trốn học, chạy rông cho đă đời rồi bị nhốt vào nội trú, yêu thương mơ mộng vớ vẩn , v.v. Ai cũng có một thời bé con đó cả . khi viết lại có khác chăng là cách cảm nhận và diễn tả quá khứ riêng biệt của mỗi người “
Tác giả “ H́nh Như Là T́nh Yêu “ cũng nhắn nhủ với lớp đàn em ”
Bất cứ một lời khuyên nào của những ông giáo đều chí lư cả bây giờ nhớ lại hồi nhỏ đi học tôi mới nhận thấy thế. Cái chân lư cổ điển nhưng bất hủ là học tṛ cứ nên nghe theo ḷi khuyên dạy của cha mẹ và thầy giáo. Tôi đă sống trái ngược với điều vừa nói trên nên bây giờ tôi mong muốn những người c̣n trong lứa tuổi thơ ( nói rơ ràng hơn là các em của tôi) hăy làm trái với những điều tôi đă làm. Đoạn trường ai có qua cầu mới hayà Gia đ́nh và trường học đẹp lắm!”
Qua những bài phỏng vấn , tôi đă làm quen được với Hoàng Ngọc Tuấn. Đọc những truyện ngắn , và cả truyện dài đăng dở dang trên tạp chí “ Bách Khoa”” Tuổi Trẻ Hư Không”, tôi thấy lại một chân dung tuổi trẻ có nhiều nét đặc thù của những vóc dáng tuổi thơ muôn thuở . Ờ bất cứ không gian thời gian nào , cũng thế. Cũng là “ mộng ngoài cửa lớp ”, cũng là những mơ mộng lăng mạn cố hữu của tuổi trẻ.
Và , ăn thua là ở cách nh́n và diễn tả, sẽ lôi cuốn được người đọc hay không. Ở Hoàng Ngọc Tuấn tôi thấy có những vóc dáng văn chương riêng biệt và đặc thù mà về sau này nhiều nhà văn chịu ảnh hưởng.
Buổi sáng nay, mới ngủ dậy , nằm lơ mơ trên giường nghe chim rân ran ngoài hiên, cầm những cuốn sách của Hoàng Ngọc Tuấn, tôi nghĩ ḿnh phải viết bài tưởng niệm này khác hơn. Ḿnh phải viết về cái ḿnh nghĩ đối với tác giả hơn là trích dẫn những điều tác giả đă nói về ḿnh và tác phẩm ḿnh qua những bài phỏng vấn. Dù tôi không có cái may là bạn với anh như những anh Nguyễn Đạt, Ngô Vương Toại, Hoàng Xuân Sơn, .. hay có chung thời sinh hoạt ở những trong trào sinh viên học sinh thuở nào. Thế mà , trong bài viết hiếm ư nghĩ chủ quan của ḿnh. Không biết có phải là nghĩ về anh một cách gián tiếp không có ǵ hơn là qua những thổ lộ những tâm sự để mường tượng lại vóc dáng văn chương của anh vào một thời mà có lẽ chắc anh cũng ngầm hănh diện về những thành quả của ḿnh. Cầu chúc linh hồn anh sẽ rong chơi và không vướng bận ǵ với những trăn trở cuối đời trong cơi tạm này.
Mặt Trận Lừa Đảo Kháng Chiến Cuội Đảng Phái Gian Trương Minh Ḥa
Trùm Mafia Việt Nam Bị Quỷ Sứ Áp Tải Vào Hỏa Ngục Việt Thường
Mặt Trận Lừa Đảo Kháng Chiến Cuội Đảng Phái Gian Trương Minh Ḥa
Khi Những "Chính Khứa Nhà Quàn" Dọn Đường Về Nước Ứng Cử Nguyễn Thiếu Nhẫn
Bonjour Viet Nam - người đi - người ở- người về Nguyễn Mạnh Trinh
Suy Nghĩ về sự quyên góp cho những hội từ thiện ở VN Quốc Huy
Hăy Chấm Dứt Các Chương Tŕnh VHNT Vinh Danh Cộng Sản Và Đồng Bọn Người tổ chức thường
C̣n Một Lối Thoát : Ḷn Trôn - Tâm Đăng
Hội Nhập Văn Học Nguyễn Mạnh Trinh
Chính Nghĩa Là Của Chúng Ta Kim Âu
Chính Khứa Nhà Quàn Kim Âu
Không Dùng Chữ Của Việt Cộng Trần Thanh
Sự Thật Về Hoàng Minh Chính Việt Thường
Những Tṛ Bịp Của Việt Gian Cộng Sản Trần Thanh
Tại Sao VT Chống Little Saigon Châu Lan Nguyễn Thị Linh
Kư Sinh Trùng : Trịnh Công Sơn BB&Liêm
Chuyện Văn Cùng Sách Vở Nguyễn Mạnh Trinh
Một Chủ Nhật Khác Nguyễn Mạnh Trinh
TCS:Linh Hồn Lấp Lửng Việt Hải
Ngàn Năm Bia Miệng Duyên Lăng Hà Tiến Nhất
Lại Một Tṛ Lưu Manh Nữa Của Bùi Tín Trần Thanh
Chu Tât Tiến: Nhiệt T́nh+Ngu Dốt= Chống Người Quốc Gia Nam Nhân
Vài Nhận Xét Về Trung Tâm Băng Nhạc Asia Trần Thanh
Chiến Lược Đồng Hóa Lê Hùng Bruxelles
Hồ Hữu Tường Nguyễn Mạnh Trinh
Màu Tím Hoa Sim Nguyễn Mạnh Trinh
Người Bị Treo Bút Trong Chế Độ Đỏ Nguyễn Mạnh Trinh
Chữ Chưa Thâm Thuư Trương Minh Ḥa
Im Lặng Của Biển Cả Trần Văn Tích
Kịch Lói Của Băng Đảng Phở Ḅ Việt Tân Trương Minh Ḥa
Không Thể Có Hai Ngọn Cờ Tại Hải Ngọai Đào Văn B́nh
Xin Đừng Nhập Nhằng Về Hai Lá Cờ Đỗ Văn Phúc
Cá Mè Một Lứa Kim Âu
Đối Thoại Với Ông Hiếu Kim Âu
Loá Rắn Độc Kim Âu
Những Tṛ Hí Lộng (456) Kim Âu
Quyền Tự Do Báo Chí : Ông Nguyễn Kinh Luân Dạy Dỗ Tuyết Mai:
Đoàn Kết Hay Đoạn Kết (454) Kim Âu
Bao Giờ Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Mới Đủ Dũng Khí Để Sống Tự Do Kim Âu
Hiểm Họa Trước Mắt Kim Âu
Đôi Ḍng Nhận Định Kim Âu
Màn Kịch Vụng Về
Việt Tân Hành Hung & Hăm Dọa Nhà Báo Phạm Thanh Phương, Úc Châu.
Những nhà tù bí mật của CIA và chính sách tra khảo tù nhân của Hoa Kỳ
Chính sách ngoại giao hụt hẫng của Hoa Kỳ trong ḷ lửa Trung Đông
Liệu cuộc chiến tại Iraq giúp bảo vệ được an ninh tại nội địa Hoa Kỳ?
Phân Định Chính Tà Kim Âu
Tiếng Nói Công Lư Kim Âu
Tám Năm Một Thoáng Kim Âu
Tâm Bút San Jose Kim Âu
Không Thể Nào Quên Kim Âu
Miami Kim Âu
Phản Bội Kim Âu
Oplan 21 Kim Âu
Càn Khôn Đă Chuyển Kim Âu
Sự Thật Khách Quan Kim Âu
Thẩm Phán Ngu Đần Kim Âu
Hồi Chuông Báo Tử I Kim Âu
Hồi Chuông Báo Tử II Kim Âu
Hồi Chuông Báo Tử III Kim Âu
Hồi Chuông Báo Tử IV Kim Âu
Hư Danh - Hư Cấu Kim Âu
|
||||
Bài Cũ :
Tháng 6/08.
Tháng 7 /2008
Tháng 8/08.
9/08.
10/08.
11/08.
12/08
xin mời quư vị vào phần lưu trữ c̣n có nhiều tài liệu, bài vở
mới dùng vào việc nghiên cứu , tham khảo
|
|
|
||