Tạp Ghi Văn Nghệ.

Những Mảnh Vụn, Ngày.. Tháng..

Nguyễn Mạnh Trinh.

 

 

 

 

 

Ngày ..Tháng ..

Tháng bảy năm nay dường như trời ít nóng hơn mọi năm. Cái khí hậu có vẻ bất thường ấy không biết có phải v́ bầu khí quyển bị ô nhiễm hay không hoặc là những điềm lạ báo hiệu một tương lai nào đó cho nhân loại? Thời tiết bây giờ có vẻ c̣n vương vấn của mùa xuân và mùa hạ đến ngập ngừng với vài ngày nóng e dè khác hẳn với cái khí hậu hừng hực nhiệt độ của các năm trước.

Buổi trưa, nh́n lên bầu trời xanh ngắt lại nhớ đến buổi trưa thuở nào lúc c̣n bé. Những bài học thuộc ḷng giở trên cánh vơng. Những câu thơ một thời khi c̣n học tiểu học. Cuốn sách “ Tân Quốc Văn “ ấp trên ngực. Những câu thơ đến bây giờ gần năm chục năm sau c̣n nhớ.

Tôi, trong buổi trưa xứ người hôm nay , đọc, để thấy ḷng cũng rung động theo từng cảm xúc. Đọc, để thấy ḿnh yêu một thời đă qua, khi c̣n bé di cư vào nam học lớp nh́ , lớp nhất. Từ khi là cậu bé con, cũng đă biết căm thù quân cướp nước và kính trọng các anh hùng liệt sĩ hy sinh v́ nước.


”Gío căm hờn rền rỉ tiếng gào than

Từ khung trời sương trắng phủ màn tang

Ánh mờ nhạt của b́nh minh rắc nhẹ

Trên Yên Báy âu sầu và lặng lẽ

Giữa mấy hàng gươm súng tỏa hào quang

Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang

Thong thả tiến đến trước đài Danh Dự

Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ

Vài cụ già tóc bạc lệ tàn rơi

Ngất người sau tiếng rú ới con ơi

Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn

Trên khóe mắt đă từng khinh đau đớn

Của những trang anh kiệt sắp ĺa đời

Nhưng chỉ trong giây lát vẻ tươi cười

Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước

Đă là kẻ hiến thân đền nợ nước

T́nh thân yêu quyến thuộc phải xem thường

Éo le thay! Muốn phụng sự quê hương

Phải dẫm nát bao ḷng ḿnh quí mến

Nhưng này đây, phút thiêng liêng đă đến

Sau cái nh́n chào non nước bi ai

Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài

Và dơng dạc buông tiếng hô hùng dũng

“ Việt Nam muôn năm”. Một đầu rơi rụng

“Việt Nam muôn năm!” Người kế tiến lên

Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên

Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc”

 

Nhà thơ Đằng Phương ( tức giáo sư Nguyễn Ngọc Huy) đă viết cho dân tộc và cho tuổi thơ chúng tôi những vần thơ đi vào tim óc để thành những lời trong tâm khảm một đời. Hơn mười tuổi đầu mà đă nghe rưng rưng trong tâm những cảm xúc . Bài thơ viết về ngày 17 tháng 6 năm 1930, khi thực dân Pháp xử chém 13 liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng sau cuộc khởi nghĩa vơ trang trên toàn quốc thất bại. Bọn thực dân tưởng rằng với chính sách khủng bố như ném bom triệt hạ làng Cổ Am hay xử chém các lănh tụ VNQDĐ sẽ làm tan ră ư chí đối kháng cũng như tinh thần yêu nước của dân tộc Việt . Nhưng ngược lại , chính những sự kiện ấy đă hun đúc một tinh thần của truyền thống hào hùng dân tộc.

VNQDĐ từ khi thành lập đă có chủ trương rất rơ ràng: chống thực dân Pháp , đ̣i độc lập tự do cho đất nước bằng biện pháp quân sự. Chiều 30 tết năm Mậu th́n(ngày 9 tháng 2 năm 1929) ba đảng viên Nguyễn Văn Viên , Nguyễn Văn Lân và Nguyễn Đức Lung đă ám sát tên trùm thực dân là c̣ Bazin tại phố Chợ Hôm Hà Nội đă làm rúng động cả nước và sau đó là những đợt truy lung trả thù khốc liệt của thực dân Pháp.

Ngày 10 tháng 2 năm 1930 , VNQDĐ tổng khởi nghĩa, đồng loạt tấn công các đồn binh của Pháp tại Yên Bái , Lâm Thao, Hưng Hóa, cảm tử ném bom tại Hà Nội, tấn công quân Pháp trên cầu long biên, đánh Đáp Cầu, Phả Lại, Phụ Dực , Vĩnh Bảo, Kiến An, xử tử tên tri huyện Vĩnh Bảo Hoàng Gia Mô là cháu Hoàng Cao Khải , và là một sâu dân mọt nước tay sai đắc lực của thực dân.

Tổng khởi nghĩa bị thất bại v́ tương quan lực lượng quá chênh lệch . Ngày 20 tháng 2 năm 1930 , đảng trưởng Nguyễn Thái Học bị bắt tại làng Cổ Vịt. Và ngày 17 tháng 6 năm 1930 ông và cùng 12 đồng chí khác bị lên đoạn đầu đài . Sau đó hơn 30 đảng viên khác bị xử tử h́nh và hàng ngàn người bị tù khổ sai lưu đầy biệt xứ. Cô Giang tức Nguyễn thị Giang , người yêu của đảng trưởng Nguyễn Thái Học cũng tuẫn tiết theo.

Bài học lịch sử ấy đă được nhắc lại từ những câu thơ mà hồi nhỏ tôi thuộc ḷng. Hùng tráng quá và cao cả quá!Những anh hùng dân tộc coi tính mạng ḿnh như lông hồng và coi cái chết là chuyện thường t́nh như câu nói của Nguyễn Thái Học đă nói với người linh mục Tây Dương khi ông này đ̣i làm phép thánh cho ông :

“ Chết v́ Tổ Quốc cái chết vinh quang , ḷng ta vui sướng , trí ta nhẹ nhàng..”

Ḍng tộc tôi có nhiều người là đảng viên Việt Quốc. Bố tôi thường nhắc đến một thời kỳ bắt đầu chiến tranh và dù có một kẻ thù chung là Pháp nhưng hai phe Quốc và Cộng đă có những mâu thuẫn sâu sắc. Bố tôi lúc đó thường đến khu Ngũ Xă để lấy về đọc tờ báo Việt Nam của các lực lượng Việt Quốc và Việt Cách mà thời đó phải đọc giấu diếm v́ sợ bị Việt Minh theo dơi và bắt bớ .

Dù đă có thời kỳ tham gia chính phủ liên hiệp nhưng sau Việt Minh Cộng sản đă tấn công các lực lượng quốc gia và một số lănh tụ phải lưu vong sang Hoa Nam. Những người ở lại bị thủ tiêu , giam cầm như nhà văn Khái Hưng chẳng hạn.

Trong số các người lưu vong có nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Ong bị lên án và tuyên truyền rằng đă ăn cắp một số tiền là ba triệu đồng của ngân quỹ bộ ngoại giao và những vở kịch bôi nhọ được tŕnh diễn khắp nơi mà người đă xem vở kịch ấy là hai anh em nhà văn Duy Lam và Thế Uyên đă kể lại trong các bài viết nhiều lần.

Với tôi, tôi rất khoái cái tâm cảm làm cách mạng của Dũng trong tiểu thuyết Đôi Bạn của Nhất Linh. Lăng mạn , đầy chất nghệ sĩ và nhiều cá tính , có lẽ đó là nhân dáng dấn thân một thời của những người chấp nhận gian nguy sương gió. Từ nhỏ tôi đă coi ông như một thần tượng với những hào quang hơn người như dù nhà nghèo nhưng học giỏi được du học bên Pháp hay là một nhà văn có lư tưởng hoặc là một nhà cách mạng có tâm huyết. Học Việt Văn ở trung học , hiểu biết đôi chút về văn học Việt Nam mà nổi bật là Tự Lực Văn Đoàn , tôi đă đọc và đă học ở trung học nên chịu ảnh hưởng khá nhiều trong suy nghĩ cũng như trong cuộc sống.

Năm 1963, khi cuộc tranh đấu chống lại chế độ của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm của Phật Giáo lên đến độ cao nhất th́ đúng ngày Song thất kỷ niệm ngày chấp chánh của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, ngày 7 tháng 7 năm 1963, nhà văn Nhất Linh tự tử v́ không muốn bị ṭa án của chế độ kết án khi xử vụ đảo chính ngày 11 tháng 11 năm 1963 với tội trạng bị cáo buộc là có tham dự vào cuộc phản loạn.

Khi tự vẫn ông đă để lại một di chúc chính trị mà ư nghĩa của nó vẫn c̣n ảnh hưởng đến tận cho những thế hệ sau:
”Đời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản.

Tôi chống đối sự đó và tự hủy ḿnh, cũng như ḥa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp lên mọi thứ tự do.

Nhất Linh Nguyễn Tường Tam 7/7/1963.”

Cái chết của ông là một chấn động làm rung rinh cả chế độ Ngô Đ́nh Diệm cả trong dư luận trong nước và quốc tế. Sau Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu đến nhà văn Nhất Linh tuẫn tiết, rồi những cuộc biểu t́nh băi khóa của sinh viên học sinh chống chế độ dẫn đến cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963.

Lúc c̣n là học sinh , tôi cũng là một người tham gia biểu t́nh băi khóa và khi chế độ Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ đă tham gia lễ tưởng niệm nhà văn Nhất Linh với sự kính trọng của một kệ hậu sinh. Tôi nhớ lại buổi lễ tưởng niệm ở sân vận động Tao Đàn vào năm 1964. một cuộc lễ trang trọng mà không phải chỉ có đảng VNQDĐ mà hầu như tất cả mọi người dân mà trong đó giới trẻ sinh viên học sinh chiếm đa số.

Bây giờ nh́n lại t́nh h́nh chính trị thời ấy , tôi nghĩ rằng tổng thống Ngô Đ́nh Diệm đă có công gầy dựng được một chính quyền vững vàng ở miền Nam nhưng chính cái lề lối cai trị độc đoán đàn áp đối lập đă khiến nhiều người trước ủng hộ ông nay quay ra chống đối. Và cộng thêm với sự Hoa kỳ muốn can thiệp sâu hơn vào nội t́nh Việt Nam nên hai anh em tổng thống và cố vấn bị thảm sát.

Nhà văn Duy Lam đă kể lại một chuyện khi nhà văn Nhất Linh thực hiện giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay th́ số ra mắt đề ngày 17 tháng 6 năm 1958 là ngày kỷ niệm 13 liệt sĩ VNQDĐ lên đoạn đầu đài ở Yên Bái. Thế mà Bộ Thông Tin bắt xóa hàng chữ để ngày tháng nói trên viện cớ Văn Hóa Ngày Nay là một giai phẩm không định kỳ nên không có quyền để ngày tháng. Và như thế số ra mắt của giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay do Nhất Linh chủ trương có một hàng chữ bị bôi đen trên b́a báo. Sự kiện ấy chứng tỏ sự trù dập kỳ thị của hệ thống kiểm duyệt lúc đó.

Cái chết của một nhà văn , một nhà chính trị lớn đă ảnh hưởng nhiều vào thời cuộc. Ngay sau đó và cho đến bây giờ, có nhiều giả thuyết về cái chết của Nhà văn Nhất Linh. Có người cho rằng cái chết ấy để cảnh tỉnh dân tộc và chế độ , là một phương cách tranh đấu cho tự do dân chủ bất bạo động. Có người lại nêu lên cái triết lư sống tuyệt hảo của nhà văn qua cái chết. Cũng như có người đă coi ông là thần tượng về văn học đă đành mà c̣n là thần tượng chính trị nữa.

Không những ở miền Nam mà cả ở miền Bắc cũng đề cập nhiều đến cái chết của ông. Nhà thơ trào phúng Tú Mỡ, một thành viên của tự Lực Văn Đoàn và là người thân cận với ông suốt một thời gian dài th́ cho rằng tâm thần của nhà văn Nhất Linh hay bị dao động nhiều v́ những biến cố chính trị trong đời và có lúc phải đi nhà thương chữa bệnh tâm trí. Nhiều người ở miền Bắc cũng tán đồngvà nêu ra sự tự sát của ông là hệ quả tất yếu của một con người không b́nh thường đă nhuốm sẵn tính bi quan trong cuộc sống. Sự việc lờ đi không nhắc tới Tự lực Văn Đoàn trong văn học sử cũng như nhận định một chiều để hạ giá trị những lănh tụ quốc gia như Nhất Linh là một điều rơ ràng trong thực tế.

Thời gian qua đi . Đến nay đă gần nửa thế kỷ, vẫn có nhiều nhận định về con người văn hóa hoặc con người chính trị của nhà văn Nhất Linh mà tiêu biểu nhất là về cái chết của ông. Thời gian qua đi để có một khoảng cách làm những xúc cảm lắng đi và những nhận định không bị ảnh hưởng v́ thiên kiến. Tưởng như vậy , nhưng vẫn có những nhận định trái ngược nhau mà căn bản là phát xuất từ cảm quan khác nhau, vị trí quan sát khác nhauà

Gần đây nhất là ông Nguyễn Văn Lục đă viết về cái chết của nhà văn Nhất Linh và cho rằng cái chết của ông là một cái chết định sẵn gặp đúng thời điểm và hội tụ nhiều dữ kiện tương hợp tạo thành chứ không phải là một cái chết mà nguyên do là phản ứng của kẻ sĩ dùng sinh mạng ḿnh để tranh đấu cho tự do dân chủ. Để hỗ trợ cho lư luận của ḿnh ông Lục đă mang những điều nhà văn Nhất Linh viết cũng như lời các người thân thuộc với nhà văn để kết luận rằng cái chết của ông là một cái chết định sẵn của một người mang bệnh hoạn chứ không phải của một người b́nh thường sáng suốt dùng cái chết để cảnh tỉnh chế độ.

Tôi đọc tất cả những bài báo viết về đề tài kể trên và mặc dù đă gần nửa thế kỷ qua, mà tấm ḷng của một kẻ hậu sinh như tôi vẫn y nguyên sự thán phục về con người và nhân cách của văn hào Nhất Linh.Dù là một người làm chính trị nhiều thất bại nhưng cho đến khi cuối đời ông vẫn chưa bày tỏ sự đầu hàng cho dù là cả trong cái chết của ḿnh. Viết chúc thư chính trị , và muốn nó được phổ biến tới công luận cả thế giới không phải là một việc làm trong sự rối loạn thần kinh được. Cũng như, ông cũng hiểu được câu nói của đảng trưởng Nguyễn Thái Học “ không thành công th́ thành nhân” và chính cái câu “ Đời tôi để lịch sử xử “ đă thành lời nói của một vóc dáng nhân cách lớn.

Tôi suy nghĩ về cái chết của nhà văn Nhất Linh và tự hỏi liệu cứ căn cứ vào những tiểu thuyết của ông viết về cái chết hoặc những nhân vật như Trương trong Bướm Trắng hoặc những câu văn mà ông viết trong bản chúc thư văn học năm 1953 để xác dịnh căn nguyên cái chết của ông được không?Nếu nói ông xử dụng cái chết của ḿnh để thành một phương tiện tranh đấu liệu có chính xác không. Và , bao nhiêu người từ trước đến nay đă tưởng nhớ đă viết bài tưởng niệm có phải là việc làm theo thời với lư do cá nhân không? Hỏi , nhưng h́nh như câu trả lời đă có sẵn.

Ông Nguyễn Văn Lục đề cập tới những bài viết tưởng niệm những người đă mất : “ loại văn chương ai điếu, thứ văn chương mà hễ có nhân vật nổi danh nào nằm xuống là phải có sẵn một bài tụng niệm sáo ngữ , để nhập cái chết của ông vào cuộc tranh đấu của Phật giáo chống chính quyền Ngô Đ́nh Diệm. .. Đó chỉ là thứ kèn trống đám ma, nói th́ nghe xôn xao rộn ră nhưng không biết ḿnh nói ǵ , viết ǵ!!

Thật ra, không phải tất cả các bài viết tưởng niệm đều là rỗng tuếch sáo ngữ. Trong đám tang của nhà văn Nhất Linh đă có những người trong sự đe dọa bị giam cầm bắt bớ của mật vụ vẫn thốt lên những lời khẳng khái nói rơ quan điểm chính trị và văn học của ḿnh. Như nhà văn Nhật Tiến đă đọc lời ai điếu cho một thần tượng mà ông quư mến bất chấp đe dọa của chế độ:
”à Trọn một đời gian khổ, không ngại khó khăn, không màng danh vọng văn hào đă tận tụy hy sinh từ bỏ mọi quyền lợi riêng để tranh đấu cho lư tưởng tự do cho cuộc sống hạnh phúc của dân tộc.

Văn hào đă hoàn thành sứ mạng của người cầm bút.Văn hào đă nêu cao sĩ khí bất khuất của truyền thống những nhà văn chân chính.

Cái chết của văn hào sẽ ,ăi măi là bó đuốc soi sáng con đường tăm tối của chúng tôi đang đi, là niềm khích lệ lớn lao cho những nỗi khổ nhục mà chúng tôi sẽ gặp gỡ, là một tấm gương sáng láng mà măi măi những kẻ cầm bút đi sau như chúng tôi phải soi vào để suy ngẫmà”

Riêng tôi khi nh́n vào những công việc về văn hóa và chính trị của cả cuộc đời ông đă có nhận thức rằng đây là một con người thật nhiều nét lư tưởng . Ông có nét lăng mạn của một nghệ sĩ nhưng cũng có nét của một chiến sĩ.Nếu đừng nghĩ thành bại luận anh hùng , nếu cứ trong suy xét của một người Việt yêu nước, th́ một cậu bé con nhà dân giả thanh bạch , đă cố gắng để được du học để thu góp kiến thức ở xứ người , đă theo đuổi một con đường văn học đầy nét sáng tạo, đă hoạt động chính trị đến lúc cuối đời, và cả đến cái chết cũng là một vận dụng tranh đấu tuyệt hảo. Nếu nói cái chết của ông là một cái chết của người bệnh tâm thần th́ không hiểu những dữ kiện mà nhưng người thân thuộc viết về tâm cảm cũng như đời sống của ông hoặc những câu văn trong Chúc thư văn học có đủ sức thuyết phục không để kết luận rằng cái chết của ông đă được định sẵn v́ những suy sụp tinh thần?

Mượn lời nhà thơ Đông Hồ Lâm Tấn Phác, đôi câu đối viếng hương hồn văn hào Nhất Linh:

“ Một thời c̣n nức thanh danh, nền xă hội canh tân sắp sẵn, trào lưu khơi rộng ngơ tâm t́nh; trước rồi sau Phong Hóa , Ngày Nay, đoàn Tự Lực gây nên bút tài hoa lỗi lạc, mũi thép sắc ng̣i, làng báo đàn văn tay lănh tụ.

Nấm đất không chôn sự nghiệp, ṭa cường quyền án chuyên chế đừng tuyên , xét công tội để cho phần lịch sử, khinh với trọng ḷng non Thái , nghĩa thành nhân chọn lấy, tiệc chánh khí huy hoàng, rượu đời cạn chén, đường mây nẻo gió bước thung dung.”

Tháng bảy xứ người. Từ những câu thơ Đằng Phương về ngày tang Yên Bái đến phút giây suy nghĩ về ngày tuẫn tiết của một nhà văn, tôi thấy ḿnh như một người hành hương về chân trời cũ , về nơi chốn cũ xưa. Từ thuở là một cậu học sinh trung học nh́n đời thật lư tưởng , coi mọi sự đơn giản đen trắng phân minh đến lúc bước vào đời , gặp bao nhiêu chuyện thật giả khó phân minh, tôi vẫn đinh ninh một điều là hăy nh́n vào cái đẹp để nâng niu c̣n hơn là dày ṿ nó khi cầm cây bút viết lên những hàng chữ. Dĩ nhiên , đó chỉ là của cá nhân tôi.Dù rằng cái đẹp với muôn người bao giờ cũng sẽ thành muôn năm miên viễn.

Ngày ..Tháng ..

Nhà văn Micheal McGaha đă viết trong San Francisco Chronicle ;
” Bạn có thể chưa bao giờ nghe đến tên Nam Le nhưng với ấn bản của tuyển tập truyện ngắn đầu tiên “ The Boat’ bạn có thể trông đợi sẽ nghe nói nhiều hơn về bút danh này trong tương lai. Nam Le sinh trưởng ở Việt Nam , lớn lên ở xứ UÔc và đă làm công việc luật sư trong một tổ hợp luật trước khi qua Hoa Kỳ để học lớp viết văn của trường đại học Iowa.. Chưa tới 30 tuổi, anh đă hoàn tất một cách thật đặc biệt và cũng thật đầy năng lực chương tŕnh học để đào tạo thành một nhà văn”

Hiếm có một nhà văn nào , dù là người bản xứ viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ trong tác phẩm đầu tiên, được sự đón nhận của giới phê b́nh văn học trên thế giới như thế . The Boat là một tuyển tập 240 trang do nhà xuất bản Knopf gồm 7 truyện ngắn được coi như là một tác phẩm tuyệt hảo của năm 2008. là người đoạt giải thưởng Pushcat Prize. Nam

Le đă tập trung vào những chủ đề như sự dời đổi của cuộc sống con người , những hiểm nguy cũng như cái giá phải trả của cuộc sống trong những xoay chuyển của thời thế. 7 truyện ngắn là bảy đề tài khác nhau , thời gian khác nhau, tính chất khác nhau và môi trường địa lư cũng khác nhau. Những nhân vật ấy sống ở Hoa Kỳ, Uc , Colombia, Iran và Việt Nam có những nền văn hóa khác nhau . những cuộc sống khác nhau và tâm tư cũng khác nhau biểu lộ những mẫu nhân vật không thể trộn lẫn và cũng thật khó nḥa phai trong tâm tư người đọc.

Nam Le có lối viết tả t́nh , tả cảnh sinh động. Những phong cảnh cũng như những nhân dáng được lột tả đẹp và có nhiều chất lăng mạn thơ mộng. Nhưng, trong những truyện ngắn ấy chứa đựng nhiều biến cố , nhiều dữ kiện bất ngờ và nhiều khi đẫm chất dục t́nh hoặc bạo lực.

Truyện ngắn cuối được chọn làm nhan đề cho tuyển tập “ The Boat” là một truyện ngắn viết về thuyền nhân. Nhân vật chính là Quyên mang theo đứa con tên trương vượt biển t́m tự do. Trương là đứa con của Quyên với người cha không thừa nhận nên v́ sợ điều tiếng xầm x́ nên gửi thân nhân nuôi nấng con. Do đó , t́nh mẹ con có một chút ǵ nhạt nhẽo một chút ǵ lấn cấn. Quyên th́ trong cuộc hải hành cứ mải suy nghĩ về sự liên hệ lỏng lẻo giữa mẹ và con trong khi Trương th́ cứ suy nghĩ và tưởng tượng ra người cha vắng mặt với những điệu hát câu ru buồn thảm. Trong thuyền , Trương có vẻ thân với Mai một cô gái đi chung chuyến tàu. Khi Trương bị bệnh nặng, Nó thấy trên tàu vắng dần đi v́ những người bị chết v́ đói , v́ khát , v́ nắng bỏng cháy da , v́ kiệt sức bởi ói mửa. Những người chết vị thủy táng , thân thể vứt xuống biển và làm mồi cho bầy cá mập lởn vởn bơi quanh. Trong cái không khí hăi hùng chờ chết ấy , người mẹ trẻ là Quyên cũng nghĩ đến lúc phải thủy táng đứa con vào ḷng biển. Cuộc hải tŕnh 13 ngày trên biển và những thuyền nhân khốn khổ gần như hầu hết bị kiệt sức khi đến đất liền.

Cái bi thảm không phải chỉ có trong The Boat mà c̣n ở trong 5 câu chuyện khác , từ cậu bé 14 tuổi người Colombia đến người họa sĩ trưởng thành và đau khổ ở NewYork, trong cô bé trong tuổi teen-age ở UÔc, trong cô bé gái Nhật Bản 8 tuổi ở Hiroshima vào tháng 8 năm 1945 và trong người luật sư Hoa Kỳ đi thăm người bạn Iran ở Tehran. Những mức độ của tính chất cá biệt ít thông dụng mấy nhưng những điều đáng lưu ư và là bản chất thực của những truyện ngắn là ngôn ngữ và mức vang vọng ở mức tuyệt hảo ở từng truyện. Tác giả đă dùng những tiếng lóng của băng đảng Colombia, những thành ngữ ca dao của Việt Nam hay những ngôn từ biểu dương ḷng ái quốc của Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh, tùy mỗi trường hợp để làm nổi bật cá tính. Bảy truyện ngắn là bảy văn phong , bảy ngôn ngữ khác nhau , bảy không khí truyện khác nhau đă làm người đọc khó tưởng tượng được rằng một tác giả mà viết được những truyện ngắn khác biệt và phong phú như vậy. Cái tính chất chung của truyện ngắn Nam Lê là biểu tượng được sức sống của ḷng kiên nhẫn ngoi lên từ những nghịch cảnh và trong cái sâu thẳm đầy ắp tính nhân bản ấy , ngầm chứa những mối quan hệ của người trẻ với người già, đối chiếu giữa đạo đức và vô đạo đức, cũng như phân định giữa cái c̣n và cái mất của mỗi đời người trong một môi trường sống và một nền văn hóa khác nhau.

Micheal Gaha đă so sánh giữa William Faulkner và Nam Lê khi mà tiếng nói của họ không những là ghi nhận từ những nét nhân bản của con người mà c̣n giúp được chúng ta chịu đựng và kiên nhẫn trước những thảm nạn của cuộc sống. Nam Lê có tầm nh́n hướng về phía trước , của những tương lai hứa hẹn cho nên những thảm trạng đă thành quá khứ để một lúc nào đó chuyển biến thành kinh nghiệm để có sự vững vàng của hành trang bước vào đời.

Truyện ngắn đầu tiên của tuyển tập có nhan đề khá dài “” Love and honour and pity and pride and compassion and sacrifice”. Bà Michiko Kakutani, một phê b́nh gia nồng cốt của mục điểm sách của The Newyork Times đă nhận xét đây là một truyện ngắn hay nhất của tập truyện này. Nhân vật chính trong truyện là một người có nhiều nét giống với tác giả , cũng tên Nam , cũng hành nghề luật sư ở UÔc trước khi qua Mỹ để học trong lớp dạy viết văn tại đại học Iowa trong một học tŕnh tương đương với những lớp cao học. Anh tuy đang học viết văn nhưng lại bị bế tắc khi sáng tác dù đă cố gắng thay đổi nhiều phương cách, tỉ dụ như thay v́ dùng máy computer th́ lại dùng máy chữ bởi v́ viết bằng máy computer có thể sửa chữa được nên không có sự chú tâm c̣n viết với máy đánh chữ th́ không thể bôi xóa sửa chữa nên dễ dàng để tập trung tâm lực hơn. Trong khi ngày thi gần kề Nam phải hoàn tất một truyện ngắn có tính quyết định của khóa học trong ṿng ba ngày mà trang giấy c̣n trắng nguyên. Khi đang chấm bài cho sinh viên th́ lại nhận được tin cha anh sẽ đến thăm anh trong hoàn cảnh anh không muốn biết cha anh biết ḿnh có người yêu là cô gái người bản xứ da trắng tóc vàng.

Nam không muốn viết về đề tài chủng tộc và những xung đột văn hóa v́ anh cho rằng chỉ cần nửa trang giấy với vài ẩn dụ cũng như vài nét đặc thù văn hóa là có thể dễ dàng viết thành một truyện như vậy. Anh bế tắc đề tài và sau phải xoay về quá khứ với cuộc đời của người cha mà có lần anh nghe kể lại rằng ông là người sống sót trong thảm nạn ở Mỹ Lai nhờ nằm dưới thân h́nh của vợ ông che chở. Oạng cũng là một sĩ quan của quân đội miền Nam và đă bị ba năm tù cải tạo sau vượt biển đến UÔc định cư.

Ông thực t́nh không muốn con ḿnh theo nghề viết văn và đôi khi đọc những truyện ngắn của Nam về thuyền nhân mặc dù đươc bạn bè và những người chung quanh khen tặng nhưng ông vẫn phê b́nh là chưa phải là truyện hay bởi v́ vẫn chưa lột tả được sự thật.

Cha của Nam là một người bố nghiêm khắc có lần đă đánh đ̣n Nam khiến anh bỏ nhà đến sống với người bạn gái nghiện hút. Mẹ Nam thương con lén chu cấp cho con , cha Nam biết được giận dữ căi lẩy và hai người ly thân . Mẹ Nam khuyên con trở về nhà và cha của Nam cũng chấp nhận và hứa rằng không bao giờ nhắc đến chuyện đă qua nữa . V́ thế t́nh cha con đă có nhiều rạn nứt.

Khi thăm con ở Iowa , hai cha con nói chuyện suốt đêm và với những thu lượm ấy Nam hoàn tất truyện ngắn mà anh rất cần thiết ngay sau khi người cha đi ngủ . Anh hoàn thành truyện ngắn khi trời gần sáng và ngủ thiềp di . Sáng dậy Nam không thấy người cha và bản thảo truyện ngắn vừa viết xong cũng biến mất. Anh đi kiếm và khi gặp người cha th́ ông đă mang bản thảo truyện ngắn ấy vào thùng đốt lửa để sưởi của một ông già homeless.Nam qúa tức giận v́ người cha đă phá hủy một truyện ngắn cực kỳ quan trọng như vậy. Anh đă nói với cha rằng ước ǵ ông đừng đến thăm và ông không phải là cha của anh.

Sự thâm trầm trong cách diễn tả đă phác họa được chân dung người cha, đă trải qua những giây phút sống sót khi nằm dưới sự che chở của thân thể người vợ dưới làn đạn bắn như mưa và cũng đă qua trại tù Cộng sản , đă qua những ngày vượt biên sóng gió nên ông muốn cuộc đời c̣n lại phải có ư nghĩa và thực hiện được những việc đáng kể để không uổng phí những kinh nghiệm đắt giá của cuộc sống . V́ thế ông nghiêm khacv với con và bắt nam vào khuôn khổ để hoàn thành những ư nguyện của ông. Nhưng Nam lại ở một thế hệ khác , có môi trường sống khác mà tự do cá nhân được tôn trọng. Thành ra giữa cha và con có sự xung đột , mà chính là sự xung đột của hai nền văn hóa , hai đời sống khác nhau.Sự phá hủy bản thảo của người cha có biểu tượng ǵ trong dụng tâm của Nam Lê? Có phải là một hành động đốt bỏ đi một quá khứ? Hay là để khởi đầu cho một hứa hẹn đúng nghĩa về sau? Dù sao , đó cũng là một bất ngờ cho độc giảà

Tromg tạp chí Luna Park số mùa xuân năm 2008, Nam Le đă nói một phần về con đường viết văn của ḿnh khi được hỏi :Anh đă phác họa đầu tiên như thế nào để viết tiểu thuyết một cách chuyên nghiệp?Nói khác hơn, anh có thể giải thích một cách ngắn gọn tại sao anh lại chuyển từ công việc của một luật sư để áp dụng ( và ở cái nhiều hơn những ǵ hầp thụ được) vào chương tŕnh học của Iowa Writers’ Workshop ốrồi xuất hiện trong văn chương đại loại như trong các tạp chí văn học như Zoetrope, A Public Space, Harward Review và One Story?Điều ấy dường như làm anh đă đi xa hơn từ vị trí của một người đi lang thang- là người đọc mới theo dơi những ǵ anh viết tôi đă ngạc nhiên rằng anh có thời giờ để vào giường ngủ không?

Và Nam Lê trả lời:

“ Tôi tuyệt nhiên không nghĩ là ḿnh sẽ viết tiểu thuyết một cách chuyên nghiệp.Tôi luôn luôn chỉ muốn làm người viết , và khởi từ ít năm gần đây, tôi đă chú tâm về thi ca.Tôi bắt đầu viết một cách thật “ nghiêm chỉnh”tiểu thuyết (một danh xưng đă được áp dung để chỉ một giới hạn làm việc) trong một năm lơ đễnh thành thiếu sót trong lănh vực luật.Tôi độ chừng rằng ông có thể nói tôi đă phác họa, trong thời điểm ấy, để thổi một mộng ước là trở thành một nhà văn chuyên nghiệp.Iowa đến như một may mắn cho tôi và xuất hiện trong đúng thời điểm. Gần đây tôi vừa hoàn tất một bài viết và khi đọc trong mục điểm sách của John Murray” A few short notes on tropical butterflies” thấy một đoạn tin ngắn về chương tŕnh này. Đó là vào năm 2003. Tôi t́m hiểu , gửi một chương của tiểu thuyết đang dở dang rồi được khuyến khích hoàn tất nó .và kết cuộc thật tốt và tôi đă đạt được nhiều cái tôi có như hiện nay..”

Khi có câu hỏi Nam Lê về một truyện ngắn “Meeting Elise”(truyện về người cha và đứa con gái từ nỗi hối hận về sự ruồng bỏ cũng như lối suy nghĩ loay hoay theo lối riêng minh của người cha về đứa con) đại khái là những ư tưởng khi bắt đầu viết th́ anh đă trả lời về phương cách viết của ḿnh:
 “Tôi phỏng chừng từ những phương pháp mà ḿnh thu lượm được hơn là những công thức mà tôi thường dùng.Tôi tự hỏi thế nào là những nỗi đau đớn nhất mà một người nào đó cảm thấy( h́nh dung khi tôi đă nhảy qua được từ điểm có thể thu hẹp đến tối thiểu khoảng cách tôi tự biến ḿnh thành độc giả với sự tác động để lôi cuốn). Như tôi nghĩ về nỗi buồn của cha mẹ khi bị mất đứa con. Rồi tôi nghĩ ngược lại nếu đứa con c̣n sống th́ sẽ ra sao?Phương cách ấy sẽ không thay đổi và tiếp tục khai triển về nỗi đau đớn.Rồi tôi lại nghĩ điều ǵ sẽ xảy ra khi tôi tạo ra trên giấy một anh chàng nào đó không cảm xúc trơ trơ trước nỗi đau và có phải là tôi đă cố gắng để làm phức tạp hơn để ảnh hưởng tới sự theo dơi của độc giả.Những suy nghĩ ấy đă làm thay đổi h́nh ảnh cuối cùng:người cha nh́n đứa con gái đang trên sân khấu dần xa- đang nhảy múa hoặc có thể trong màn tŕnh diễn- và trong giây phút cảm nhận ( một lần nữa khẳng định sự hiệu quả) tất cả mọi chuyện và tôi đă nhảy được từ h́nh ảnh nhiều người thành hiện thực một người ”

Đọc truyện của Nam Lê tôi thấy sự cố gắng một cách có suy nghĩ để t́m những điều mới lạ trong văn chương anh. Từ những mẫu nhân vật đến môi trường sống , từ suy nghĩ của con người từ những không gian thời gian khác nhau nhưng cùng có một điểm chung là mong mỏi khám phá được những góc cạnh sâu thẳm của nội tâm con người. Ngay như những truyện viết về những thuyền nhân Việt Nam hay từ những nhân vật có nhiều nét tương tự bản thân tác giả, người đọc là tôi đă t́m được nhiều nét mà các tác giả khai thác chung một đề tài chưa đề cập tới. Chưa hẳn là phức tạp , chưa hẳn là cảm giác chung chung , mà chính là sự t́m kiếm để tạo thành những bất ngờ và những tầm nh́n khá độc đáo. Làm thuyền nhân , dĩ nhiên là đối diện với nguy hiểm , với đói khát , với bệnh tật, nhưng ngoài những điều đó , c̣n những ǵ khác? Có phải là từ những mảnh đời khác nhau , từ những suy cảm khác nhau để nói lên một điều ǵ đó không phải là lời đồng ca đă bị thành nhàm chán? Hoặc là như nhân vật người cha , là nạn nhân sống sót của một cuộc tàn sát , là một người tù cải tạo , là một người mong mỏi làm được một việc ǵ đó cho đời nhưng vô vọng, nhân vật ấy có nhiều trong đời thường. Nhưng chỉ thế thôi th́ đă thành quen thuộc nên hành động đốt bản thảo của đứa con đă tạo cho độc giả nhiều liên tưởng . Tại sao? Có phải v́ muốn đoạn tuyệt quá khứ? Hay cho rằng chữ nghĩa cũng chưa đủ để chuyên chở nỗi đau? Hoặc là biểu hiện cho sự xung ohá giữa người cũ và người mới , giữa quá khứ và hiện tại?

Nhà phê b́nh Michiko Kakutani đă viết về Nam Lê và tác phẩm The Boat:” Không những anh viết với một cách thế có thẩm quyền từ những phát biểu đầy tự tín rất hiếm thấy mà ngay cả chính những người cầm bút lâu năm vẫn chưa có được,anh c̣n thể hiện tài năng khi phác họa hiện thực được những xung đột nội tâm của những người khi họ chứng kiến mộng ước hoặc nguyện vọng của ḿnh bị chà đạp bởi những ràng buộc của gia đ́nh hay từ sức mạnh lôi theo của ṿng quay lịch sử tàn khốc”.

Và , viết nhận xét như vậy không phải là quá lời , dù Nam Lê mới bước vào văn nghiệp! Không phải chỉ riêng có Michiko Kakutani nhận xét như vậy mà c̣n có nhiều cây bút cự phách khác của The New York Times như Patrica Cohen hay John Freeman của Chaleston City Paper .. cũng hết lời khen tặng . Người viết vừa đoạt giải Pulitzer là Junot Diaz cũng nhận xét rằng The Boat là một tác phẩm phi thường hiếm có.

Nam Lê rất c̣n trẻ , tên thật là lê Hữu Phục Nam sinh năm 1979 và khi ba tháng tuổi đă được mẹ bồng đi để vượt biên , đến định cư tại Úc. Dù với căn cước lư lịch của người Việt tị nạn nhưng Nam Lê có tham vọng muốn trở thành một nhà văn khai phá đa dạng. Những truyện ngắn của anh có khuynh hướng muốn trải rộng ra những môi trường sống , muốn t́m kiếm trong những nền văn hóa khác nhau chân dung của con người muôn thuở. Xem ra, anh chỉ trong bước khởi đầu nhưng từ tác phẩm đầu tiên đă là những bước đi vững chắc khá ngoạn mục.

 

Ngày.. Tháng..

Có bài thơ , được viết như một kỷ niệm. Bài thơ đánh dấu 19 năm cuộc đời chồng vợ. Có một bài thơ gửi em ,với trái tim c̣n chưa nguôi cảm xúc.Ngày 1 tháng 7 , ngày của chúng ḿnh.

Gửi nhau. Chiếc nhẫn trao tay

Mười chín năm, tưởng phút giây một đời

Yêu ai nắng núi mưa đồi

Về vô tận đợt sóng dồi quẩn quanh

 

Vườn ai nụ ớt mầm chanh

Tưởng như quê cũ đă gần chốn đây.

Ngơ xưa con én họp bầy

Sông xa vờn mặt nước đầy mông mênh

 

Chung nhau, đỉnh thác ngọn ghềnh

T́nh sông nghĩa biển dinh ninh cuối đời

Vẫn ngàn năm bóng trăng soi

Tay trong tay tưởng đất trời trong ta

 

Chung nhau, ấm lạnh thịt da

Ṿng tay ôm để mượt mà xác thân

Tháng bảy, nắng nơn ngoài sân

Vuông áo lụa, bỗng tần ngần mắt ai.