Góp phần nghiên cứu về Trương Vĩnh Kư

19 Tháng Năm 2015

 

NGUYÊN VŨ (Texas - Hoa Kỳ)

 

 

H́nh ảnh của Góp phần nghiên cứu về Trương Vĩnh Kư

L.T.S: Nguyên Vũ (tên thật là Vũ Ngự Chiêu), Tiến sĩ Sử học và Tiến sĩ Luật học, định cư ở Houston, là một nhà nghiên cứu sử học chuyên sâu tại Hoa Kỳ, với nhiều tác phẩm sử học đă xuất bản. 

Chuyên luận Góp phần nghiên cứu về Trương Vĩnh Kư (1837-1898) của ông soi tỏ nhiều góc khuất trong cuộc đời của Trương, từ thuở thiếu thời đến lúc đi học ở trường Ḍng Pinang và phục vụ cho thực dân Pháp. Với những tư liệu lịch sử xác tín, với những lập luận chặt chẽ, ông đă nhận chân con người và sự nghiệp Pétrus Kư (mà ông cũng gọi là P. Key như Trương đă từng tự gọi).

 

 

…Năm 1996, khi t́m đọc các tài liệu về Giám mục Dominique Lefèbvre, tôi vô t́nh bắt gặp lá thư thủ bút của Petrus Key vào cuối tháng 3-1859 để tự tiến thân với các quan tướng Pháp. Khi đọc tư liệu của Trung tá Hải quân Henri Rieunier, cựu chánh văn pḥng của Jean Bernard Jauréguiberry, cũng người cầm đầu phái bộ Pháp của “Cochinchine” (Nam Kỳ) bên cạnh sứ đoàn Phan Thanh Giản năm 1863, mới xác tín rằng Petrus Key, thông ngôn hạng nhất của Soái phủ Sài G̣n, là thông ngôn của phái bộ Pháp, dưới quyền Gabriel Aubaret, mà không phải của sứ đoàn Việt như thường huyễn truyền (thông ngôn của triều Nguyễn là hai người khác, kể cả một linh mục Việt, Nguyễn Hoằng). Khi đọc tư liệu văn khố Hội truyền giáo hải ngoại, mới biết chính sách mua trẻ mồ côi để tăng số giáo dân và thầy kẻ giảng (thí dụ như Lettre commune năm 1858), và từ đó hiểu tại sao những Petrus Key và Ngô Đ́nh Khả v.v... bỗng dưng trở thành các “chú” của nhà Chúa Blời. Đọc tư liệu Joseph Page và Jauréguiberry mới rơ nghị quyết của Ủy ban Cochinchine năm 1857 yêu cầu sử dụng “thầy kẻ giảng và 600.000 giáo dân Kitô làm ṇng cốt” cho “tân trào” bảo hộ Pháp. Đọc tài liệu trường Collège général de Pinang (Đại chủng viện Pinang) mới rơ chương tŕnh huấn luyện các thầy kẻ giảng bản xứ và đại cương về các chủng sinh. (Nên không thể không đặt câu hỏi Petrus Key tốt nghiệp trường Pinang chưa mà không được thụ phong linh mục hay thầy kẻ giảng ở Pinang, đă phải vội vă “cưỡi ngựa”, vượt sông vượt biển về Cái Nhum chờ đón những sứ giả “Moises và Jacobs” mà “Thiên chúa” gửi sang “giải phóng” giáo dân Việt năm 1858? Phải chăng v́ Lefèbvre (người ngày đêm trông đợi binh thuyền Pháp tới đ̣i vua Tự Đức nợ máu) đă được thông báo về Nghị quyết 1857 của Ủy ban Cochinchine, yêu cầu thiết lập một tân trào với các thầy kẻ giảng làm trụ cột và sự trợ giúp của 600.000 giáo dân?).

 

Công bố những tài liệu mới phát hiện này hay không, chúng vẫn nằm ở đó, thu thập bụi thời gian và chờ ngày bị mục nát, nếu chưa được những người nghiên cứu khác t́m đọc. Nhưng tôi đă quyết định công bố tất cả các sử liệu t́m được suốt hơn 30 năm qua, dưới sự hướng dẫn của ánh sáng lương tâm nghề nghiệp. Sự thực nhiều khi khiến đau ḷng, nhưng hậu thế Việt Nam xứng đáng và có quyền được hiểu biết những sự thực ấy. Họ có đọc chăng, suy nghĩ ǵ, đó là quyền của họ. Gần trọn nửa đời bị bưng tai, bịt mắt tại Việt Nam, thấy xà cừ mà tưởng lầm là bạc - nửa đời trăn trở dưới vực thẳm giữa những triền đá dựng đứng, dốc ngược của sự ngu dốt sặc sỡ và lừa dối hào nhoáng - khiến tôi không-thể-không công bố chúng. Thứ bóng tối kinh hoàng nhất là bóng tối của sự ngu dốt, khiến nhân diện nhợt nhạt, trí tuệ hôn ám. Nỗi hổ nhục sâu cay nhất, nói theo Socratus (470-399 TTL), là cứ tưởng ḿnh “biết rồi!” những điều ḿnh thực sự chẳng biết ǵ cả.

 

* * *

 

Petrus Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Kư, P.J.B. Trương Vĩnh Kư, Sĩ Tải Trương Vĩnh Kư, hay Petrus Kư, thường được coi như một đại văn hào của miền Nam dưới thời Pháp thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc”, “đại học giả”, “bác học”, thông thạo tới “26 thứ tiếng” (xem: Nguyễn Văn Trấn, Trương Vĩnh Kư (Con người và sự thật), Sài G̣n, 1993, tr.7) Dưới thời Pháp thuộc, rồi Cộng ḥa Nam Kỳ Quốc, Quốc gia Việt Nam, và Việt Nam Cộng ḥa, người ta lấy tên Petrus Key (Kư) đặt cho trường trung học công lập lớn nhất ở Sài G̣n, đúc tượng để ghi công lao v.v... danh nhân này. Với chương tŕnh giáo dục nhiều hạn chế (nhắm mục đích ngu dân), được đặt tên cho trường công lập lớn nhất miền Nam là vinh dự không nhỏ; v́ nơi đây chỉ có con ông cháu cha cùng những học sinh xuất sắc được thu nhận, qua các kỳ thi tuyển khó khăn.

 

Thực chất, trước năm 1975, chúng ta biết rất ít về Petrus Key. Hầu hết chi tiết về gia đ́nh, thân thế và hoạt động chính trị của Petrus Key đều chịu ảnh hưởng chung của hai trào lưu trong nước: đó là “cung văn” và “đào mộ”. Tuy nhiên, đă hơn 100 năm qua sau ngày Petrus Key nằm xuống, xúc động về lập trường chính trị hợp tác-kháng chiến, đạo-ngoại đạo, hay yêu-ghét đă lắng dịu, đủ để các nhà nghiên cứu tái dựng lại vai tṛ Petrus Key trong lịch sử.

 

Về các sách nghiên cứu của Trương Vĩnh Kư

 

…Ông Trung (tức Nguyễn Văn Trung trong tác phẩm về Trương Vĩnh Kư, 1995) cố lư luận rằng Giáo sư trường Thông ngôn và rồi Tập sự Hành chính (hay, “Hậu bổ” nếu muốn) đă trở thành một nhà ngôn ngữ học - có lẽ do những chữ linguiste hay philologue ghi trong hồ sơ cá nhân Petrus Key - dù chính ông chưa được đọc những tựa sách như Essai sur la similitude des langues et des écritures orientales (Bàn về sự tương đồng trong các ngôn ngữ và cách viết Đông phương); Analyse comparée des principales langues du monde (Phân tích tỉ đối các ngôn ngữ chính trên thế giới); Etude sans titre sur les langues de la Péninsule indochinoise (Nghiên cứu không có tựa đề về các ngôn ngữ ở bán đảo Đông Dương); Etude comparée sur les langues, les écritures, les croyances et les moeurs de l’Indochine (Nghiên cứu tỉ đối về ngôn ngữ, chữ viết, tín ngưỡng và phong tục Đông Dương); Combinaisons des systèmes conventionnels d’écritures idéographiques, hiérogliphiques, phonétiques et alphabétiques (Sự phối hợp những hệ thống quy ước về các lối chữ viết hội ư, kư hiệu (giống như chữ cổ Ai Cập), ghi âm và bằng mẫu tự La tinh); hay Etude comparée des langues et écritures des trois branches linguistiques (Nghiên cứu tỉ đối về ba ngành ngôn ngữ học).

 

Chưa một ai cho biết mỗi cuốn trong 6 tựa sách trên dày bao nhiêu trang, nội dung ra sao. Cuốn Essai sur la similitude des langues et des écritures orientales (Bàn về sự tương đồng trong các ngôn ngữ và cách viết Đông phương) c̣n dưới dạng bản thảo, được Giáo sư Elucian Luro nhắc đến năm 1872, và in lại trong Thành tích biểu Hội Giáo dục Đông Dương (BSEI, tome XV, No.1-2, 1er & 2è trimestre 1940, tr.73). Bản thảo Analyse comparée des principales langues du monde (Phân tích tỉ đối các ngôn ngữ chính trên thế giới) do ông Nguyễn Văn Tố nhắc đến năm 1937 trong Thành tích biểu Hội Truyền bá Quốc ngữ Bắc Kỳ (BSEMT, tome XVII, No.1-2, Janvier-Juin 1937, tr.37). Bản thảo Etude sans titre sur les langues de la Péninsule indochinoise (Nghiên cứu không có tựa đề về các ngôn ngữ ở bán đảo Đông Dương) do ông Lê Thanh nhắc đến trong cuốn Trương Vĩnh Kư, in tại Hà Nội năm 1941 (có lẽ là tập ghi chép 33 trang trao tặng cho Viện Khảo cổ Sài G̣n năm 1958). Tương tự, ba bản thảo Etude comparée sur les langues, les écritures, les croyances et les moeurs de l’Indochine (Nghiên cứu tỉ đối về ngôn ngữ, chữ viết, tín ngưỡng và phong tục Đông Dương); Combinaisons des systèmes conventionnels d’écritures idéographiques, hiérogliphiques, phonétiques et alphabétiques (Sự phối hợp những hệ thống quy ước về các lối chữ viết hội ư, kư hiệu (giống như chữ cổ Ai Cập), ghi âm và bằng mẫu tự La tinh); và Etude comparée des langues et écritures des trois branches linguistiques (Nghiên cứu tỉ đối về ba ngành ngôn ngữ học) chỉ thấy ghi trong thư mục chép tay của Petrus Key năm 1892, nhưng chưa ai được tham khảo. H́nh dạng sách hay bản thảo chưa hề thấy, nội dung sách hay bản thảo chưa được đọc mà cứ nhắm mắt lại khen nức nở, sợ có thái quá chăng?

 

Đoạn nói về “Nghiên cứu nguồn gốc chữ viết Việt Nam” của Petrus Key, ông Trung dẫn hai cuốn Sách mẹo An Nam, Abrégé grammaire annamite (1867, 1924) và Ecriture en Annam (Chữ viết ở An Nam) để giới thiệu “thuyết” của Petrus Key rằng “chữ cổ Việt” vốn “ghi âm” (phonétique) hơn “tượng h́nh”. Lời vơ đoán này chẳng dựa trên bằng chứng cụ thể nào ngoài câu tuyên bố vu vơ như dấu khắc t́m thấy trên đá núi Dahia. (Trương Vĩnh Kư, Sách mẹo An Nam, Abrégé grammaire annamite, Sai Gon, 1867, phần mở đầu; và “écriture en Annam” BSEI, année 1888, 1er semestre, tr.5; dẫn trong Nguyễn Văn Trung, 1993, tr.143-144). Sợ rằng đây chỉ là thứ lập luận… “mua vui cũng được một vài trống canh!”. Chưa một tài liệu nào, kể cả các bộ cổ sử nặng mang tính cách dựng quốc thống của Ngô Sĩ Liên hay di tích khảo cổ, cho phép tuyên bố nước cổ Việt đă có chữ viết giống như những nét khắc trên đá “ở đỉnh núi Dahia”? Dựa vào những câu phụ chú hoang tưởng (exotic) của những học giả người Hán khi chú giải các cổ thư như Kinh Thư và Sử Kư về sứ nước Việt thường tiến cống rùa vàng (đời vua Nghiêu, 2356-2255 TTL) hay chim trĩ trắng (năm thứ sáu đời Chu Thành vương, 1115-1079 TTL), “chín lần” hay “ba lần” thông ngôn mới hiểu được nhau, để đoan chắc hoặc phóng tưởng rằng người cổ Việt đă có chữ viết từ thế kỷ thứ 5 TTL (?) sợ rằng lối suy luận ấy chẳng “science, conscience, modestie” chút nào! Nó là một thứ vơ đoán, trong nhiều vơ đoán khác của Petrus Key rải rác trong các sách c̣n lưu giữ được, tương tự như lời phán “con nít từ nách chui ra”. May mắn là thời gian Petrus Key c̣n sống, những di tích khảo cổ chưa được phát hiện, bằng không có thể sẽ có những loại lư luận kiểu “hoa văn (h́nh khắc) trên trống đồng Đông Sơn” là “chữ cổ Việt theo dạng ghi âm”!

 

Nhưng hiện nay, văn khố thuộc địa Pháp cũng như Hội truyền giáo Paris đă mở ra cho giới nghiên cứu, đa số những điều người Pháp viết về “công ơn khai hóa” của họ tại Đông Dương bắt đầu bị sự thực lịch sử đào thải dần. Những cung văn về các nhà đại ái quốc của tân trào bảo hộ Pháp như Petrus Key hay Hiệp sĩ Vatican Nguyễn Hữu Bài, Trần Bá Lộc, Ngô Đ́nh Khả, Ngô Đ́nh Diệm v.v... cũng chịu chung số phận khó tránh. Những tài liệu văn khố mới được công bố này rất khả tín (authentique), và không ai, nếu có đủ lư trí để suy xét và sự lương thiện trí thức tối thiểu, có thể bài bác. Vậy mà, thật đáng buồn, đôi ba người vốn chẳng có bao lăm kiến thức sử học, lại đầy tư tâm, t́m cách bênh vực Petrus Key bằng mọi giá, nhắm mắt lại mà đả kích những tác giả công bố các tư liệu mới về thông-ngôn-gia chính ngạch (chữ linguiste trong thế kỷ 19 chỉ có nghĩa thông ngôn) kiêm học giả miền Nam này!

 

Chuyến đi Bắc Kỳ Năm 1876 (Ất Hợi)

 

Năm 1876, Petrus Key được soái phủ Sài G̣n cử ra Bắc thi hành một nhiệm vụ bí mật. Chuyến đi này của Petrus Key khiến có người kết án Petrus Key “làm gián điệp” cho Pháp. Nhưng có thể đây chỉ là một chuyến du khảo miền Bắc, sau khi triều Huế đă kư Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874) nhượng đứt sáu tỉnh miền Nam cho Pháp. Không hiểu chuyến đi này liên hệ ǵ đến lời phản kháng mạnh mẽ của Giám mục Paul Puginier và giới giáo sĩ về việc mà họ gọi là sự phản bội của ông Paul Philastre hay dự án ép triều Nguyễn tu chính Ḥa ước 1874 của Duperré hay chăng? (Xem Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối, I:244-8). Trong chuyến đi năm 1876, Petrus Key được tiếp xúc rất nhiều người. Thoạt tiên là Lănh sự Hải Pḥng, tức Y sĩ Hải quân Louis Turc, một cựu Đốc lư Sài G̣n. Rồi đến Tổng đốc Hải Yên Phạm Phú Thứ, người từng biết Petrus Key khi qua Pháp năm 1863-1864. Linh mục Trần Lục, Chánh xứ Phát Diệm, cánh tay bản xứ của Giám mục Puginier–người tuyển mộ cho Francis Garnier từ 12,000 tới 14,000 lính đánh thuê trong cuộc xâm chiếm Bắc Kỳ năm 1873, mà đa số là giáo dân Kitô như Hồ Văn Vạn, Phạm Quang Diệu, Nguyễn Quí Cát, Lê Văn Tốn, Nguyễn Tích v…v... (ĐNTLCB, IV, 33:83-5; Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối, I:225-226) – cũng dẫn Petrus Key tới tận Thanh Hóa, Ninh B́nh, Kẻ Sở. Thông điệp, hay lời khuyên của Petrus Key với các giới chức Việt là hăy hợp tác chân thành với người Pháp, đưa cả hai tay mà nắm lấy họ. Nguyên văn như sau:

 

“Thưa quư ngài, tôi trả lời... quư ngài chỉ cần có ḷng tin tưởng ở các đồng minh đáng kính của chúng ta (tức người Pháp) và nương tựa hết sức vào họ để mà tự đứng dậy, nhưng cần thẳng thắn, không một hậu ư, không có những mưu mẹo bí mật, đưa cả hai tay cho họ mà không chỉ đưa ra một tay, tay kia giấu lại”.

 

“Ẩn sĩ” ở Huế (1886)

 

Thời gian làm việc tại Viện Cơ mật Huế năm 1886 có lẽ là giai đoạn vàng son nhất của Petrus Key.

 

Ư định đưa Petrus Key ra Huế để lập một hạt nhân những người đồng hóa quyền lợi bản thân với quyền lợi Đại Pháp đă được nghiên cứu ở Paris từ năm 1885, sau biến cố đêm mồng 4 rạng ngày 5-7-1885 ở Huế, tức Phụ chính Tôn Thất Thuyết tấn công quân Pháp, đưa ấu vương Hàm Nghi (1885-1888) đi kháng chiến. Ngày 28-10-1885, Bộ trưởng chiến tranh Pháp là Tướng Boulanger đề cử Petrus Key với Tướng Roussel de Courcy để phụ giúp Đồng Khánh (1885-1889) - người được Giám mục Caspar và Puginier ủng hộ lên làm vua để “phục hưng ḍng chính thống” và biến Hàm Nghi thành một “chú bé chạy trốn lang thang”, hầu lấy đi uy thế của phong trào Cần vương (Giúp vua). Tuy nhiên, de Courcy không muốn sử dụng Petrus Key, người mà theo ông ta từng dính líu vào vụ giặc biển Tạ Văn Phụng ở Bắc Kỳ (1861-1865), và chủ trương Pháp nên rút bỏ Bắc Kỳ gạo, tập trung giữ vùng Bắc Kỳ biển trong hai năm 1879-1880 của linh mục Peine (Pène?)- Siéfert (SHAT (Vincennes), 10H xxx). Nhưng khi de Courcy xin hồi hương, và Paul Bert được cử làm Tổng trú sứ Đại Nam, cả Petrus Key lẫn Peine- Siéfert đều được trọng dụng. Ngày 12-4-1886, Bert cử Petrus Key vào làm việc trong Viện Cơ mật Huế. Trong gần nửa năm tại Huế, “ẩn sĩ” Petrus Key và linh mục Peine-Siéfert là cặp bài trùng gây nên nhiều chống đối trong giới quan lại. Linh mục Nguyễn Hoàng (Hoằng), người lo việc thông ngôn khá lâu ở triều đ́nh, bị đuổi ra Thanh Hóa, rồi chết ở đấy.

 

Nhiệm vụ chính của Petrus Key trong giai đoạn này là nắm gọn vua Đồng Khánh - dạy bảo vua phải biết đưa hai tay ra nắm lấy người Pháp, và lựa chọn vào Viện Cơ mật những người đồng hóa quyền lợi bản thân với quyền lợi nước Pháp. Ngoài ra, Tổng trú sứ Bert muốn Petrus Key khuyên dụ Đồng Khánh kư một quy ước tách biệt Bắc Kỳ khỏi Huế, thành lập chức Kinh Lược Sứ Bắc Kỳ, có toàn quyền thay mặt triều đ́nh xử lư mọi việc (Dụ ngày 3-6-1886). Nguyễn Hữu Độ được cử vào chức vụ này. Đổi lại, Bert chính thức hủy bỏ Quy ước 30-7-1885, tức quy ước đặt phần lănh thổ c̣n lại của Đại Nam dưới chế độ quân quản Pháp, và cho phép 12 tỉnh An Nam được nhiều quyền tự trị hơn (ĐNTL,CB, 37:108; Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối, tập II. Xem thêm thư ngày 25-9-1886, Bert gửi Petrus Key; Trấn, 1993, tr.83-84). Việc sử dụng Hoàng Kế Viêm, một lăo tướng trụ cột của nhà Nguyễn tại Bắc Kỳ trước năm 1883, để “an phủ” (chiêu hồi) các lực lượng Cần vương là một thành quả khác của Petrus Key.

 

Bert đă đề nghị Paris ban thưởng cho Petrus Key một tấm Đệ ngũ đẳng Bắc đẩu Bội tinh, loại huân chương cao quư của nước Pháp mà rất ít người, kể cả sĩ quan và viên chức Pháp, được phong tặng (Thư ngày 25-9-1886, Bert gửi Petrus Key; Nguyễn Văn Trấn, 1993, tr.83-84). Trong số rất hiếm người Việt được ân thưởng Bắc đẩu Bội tinh c̣n có Huyện Sỹ, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Trần Lục, Ngô Đ́nh Khả, Nguyễn Hữu Bài v.v... Không hề vào sinh ra tử, chỉ với số vốn liếng chữ Pháp và La tinh hấp thụ được từ trường Collège général de Pinang và ng̣i bút của ḿnh, Petrus Key đă cấy xuống hạt mầm của kế hoạch tách hẳn Bắc Kỳ khỏi An Nam mà đến năm 1897 người Pháp mới thực hiện được qua nhóm Nguyễn Thân - Ngô Đ́nh Khả (Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối, II:542-43).

 

Cái chết đột ngột của Bert vào tháng 11-1886 chấm dứt vĩnh viễn vai tṛ chính trị của Petrus Key tại Huế. Nhưng giai đoạn ngắn ngủi mà Petrus Key làm “ẩn sĩ” ở kinh đô lưu lại những kỷ niệm chẳng mấy tốt đẹp. Sau này, ngày 10-4-1892, Phủ Phụ Chính của Thành Thái (1889-1907) gửi công văn cho Jean de Lanessan yêu cầu Toàn quyền Pháp đừng bao giờ gửi ra Trung Kỳ những nhân vật như Petrus Key, Diệp Văn Cương, thông phán Nguyễn Trọng Tạo hay kư lục Lê Duy Hinh v.v... (Người dịch thư này từ Hán ngữ qua Pháp ngữ là Ngô Đ́nh Khả; Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối, II:534, 593 chú 43).

 

Mùa xuân năm 1888, Petrus Key lại có dịp tiếp tay Pháp mở rộng biên giới Đông Dương. Tháng 4-1888, Petrus Key qua Bangkok để thi hành một sứ mệnh đặc biệt. Trong báo cáo vào tháng 5-1888, Petrus Key yêu cầu người Pháp khuyến khích triều Nguyễn tuyên bố các xứ Nam Chưởng (Luang Prabang), Vạn Tượng (Viêng Chăn) v.v... vốn là chư hầu của Đại Nam, ba năm cống hiến một lần, hầu chống lại đ̣i hỏi lănh thổ của Xiêm La (Bouchot, tr.91-97; bản dịch Những năm cuối cùng của cuộc đời Pétrus Kư của Tân Văn Hồng; Nguyễn Thanh Liêm, op. cit., tr.107). Cũng trong thời gian này, Toàn quyền Pháp cho lệnh triều Đồng Khánh lục lọi văn khố, t́m bất cứ tài liệu nào về chủ quyền của Đại Nam trên đất Lào. Nhờ vậy, Lào được sát nhập vào Đông Dương như “xứ” (pays) thứ năm. Tháng 7-1893, Pháp gửi chiến hạm ngược sông Chaophraya lên Bangkok, uy hiếp chính phủ Chulalongkorn (1868-1910). May mắn cho Chulalongkorn, v́ cả Britain và Pháp muốn duy tŕ Xiêm La (Syam) như một trái độn, nên năm 1896, hai bên kư Hiệp ước tôn trọng chủ quyền của Xiêm. Đổi lại, Xiêm La nh́n nhận biên giới hiện nay.

 

Tóm lại, thời gian ở Huế nói riêng, và suốt gần 40 năm phục vụ chế độ Bảo hộ Pháp, Petrus Key luôn luôn bày tỏ một ḷng yêu nước nồng nàn, nhưng là ḷng yêu nước Pháp, tổ quốc mới của ông ta.

 

Kết từ

 

Dù muốn dù không, Petrus Key đă thủ vai một tác nhân lịch sử, gắn liền với cuộc xâm lăng của Pháp. Khởi đầu sự nghiệp bằng nghề thông ngôn cho quân viễn chinh Pháp, 26 năm sau, Petrus Key xuất hiện tại Huế như một “ẩn sĩ” đặc phái viên tín cẩn của Tổng trú sứ Bert, giữa lúc ngọn lửa Cần vương (rebelles, (phiến loạn) theo lối diễn tả của Petrus Key) đang hừng hực từ B́nh Thuận tới Hà Nội. Sau đó, phục vụ tại một số Hội đồng bản xứ Nam Kỳ.

 

Trong ḍng lịch sử quốc dân, v́ lư do nào đi nữa, Petrus Key và số thông ngôn hay quan lại đương thời - cùng những Trần Bá Lộc, Huỳnh Công Tấn, Trần Lục, Vũ Văn Báo, Hoàng Cao Khải, Ngô Đ́nh Khả, Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Thân, Cao Xuân Dục v.v... - sẽ được xếp hạng chung là hợp tác với Pháp từ buổi đầu. Cách này hay cách khác, họ đă trở thành và được người Pháp nh́n nhận như những khai quốc công thần của chế độ Bảo hộ Pháp.

 

Trường hợp Petrus Key, công tŕnh sáng tác và trước tác khá đồ sộ, lại có cả sách bằng Pháp ngữ, nhưng chưa ai thực sự kiểm kê và lượng giá toàn bộ công tŕnh của ông. Cần những nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp -không bị ràng buộc bởi mục tiêu chính trị giai đoạn hay ḷng yêu ghét cá nhân, và đủ can đảm gạt bỏ thứ lư luận viển vông về những bản thảo không c̣n lưu truyền - làm việc trong một thời gian trên các tác phẩm c̣n lại của Petrus Key, mới đủ căn bản để lượng giá. Petrus Key, tôi nghĩ, chỉ là một thông ngôn giỏi và được tin cậy trong thời ông, hơn một nhà ngôn ngữ học.

 

Riêng tác phẩm khá dày của Petrus Key về “bài giảng sử” bằng Pháp ngữ, khó thể gọi là một công tŕnh sử học. Nó không có được giá trị của những cuốn thông sử như bộ Đại Nam quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát mà Petrus Key sử dụng để viết từ thời thượng cổ tới nhà Lê, hay Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Đa số chi tiết đều là tin đồn, ngày tháng hỗn loạn. Khoảng thời gian từ nhà Tây Sơn đến vua Tự Đức - v́ sử dụng truyền khẩu sử của các nhà truyền giáo Pháp và trên quan điểm hợp thức hóa tân trào -đầy rẫy sai lầm kỹ thuật cũng như sai lầm có tư tâm, bất chấp sự thực lịch sử. Nét độc đáo duy nhất là Petrus Key lấy năm sinh của Jesus Christ - đúng hơn, năm khởi đầu Tây lịch (thường gọi là dương lịch hay công nguyên) - làm một dấu mốc phân chia thời đại của ḍng lịch sử Việt. Sự phân chia này không những vô nghĩa, phi lư, chẳng dính nhập ǵ với ḍng sử cổ Việt, mà c̣n hàm chứa tư tâm về tôn giáo hoặc thiết lập “tân trào” của Petrus Key. (Hy vọng rằng sẽ không có ai cung văn rằng Petrus Key đă biết sử dụng phương pháp “so sánh sử thế giới” (comparative world history) qua việc phân chia thời đại nói trên).

 

Về những tựa sách khác, dù phẩm chất của khối tác phẩm này ra sao đi nữa, chúng trực hay gián tiếp là công cụ của kế hoạch xâm lăng văn hóa của Pháp và các nhà truyền giáo. (Là một công chức của chế độ Bảo hộ Pháp, Petrus Key được trả lương để soạn thảo chúng, hay được bảo trợ bằng cách mua sách để sử dụng trong các lớp học). Và khi biên soạn các sách trên, Petrus Key chỉ nhằm chủ đích “biến đổi và đồng hóa dân An-nam-mít” thành người Pháp, và nhồi sọ thanh thiếu niên Việt ḷng biết ơn công khai hóa của Pháp (thư ngày 12-1-1882, Petrus Key gửi Hội đồng Quản hạt; Phiên họp năm 1882 của Conseil Colonial, 15-11-1882, tr.14-15; Osborne 1969:137; Bùi Kha, Trương Vĩnh Kư là ai?, Giao Điểm, số 42, 2001, tr.54-55).

 

Nhưng cũng cần nhấn mạnh, muốn đánh giá vai tṛ lịch sử của Petrus Key, phải đặt Petrus Key vào khoảng không thời mà ông ta đang sống, hơn chỉ sử dụng những khuôn thành kiến, phê b́nh cứng ngắc chính trị tính của thế hệ chúng ta như xấu và tốt, “ái quốc” hay “Việt gian”.

 

Đánh giá về vai tṛ văn hóa và giáo dục của Petrus Key, cũng cần thật công tâm, lư luận và sử dụng tài liệu một cách khoa học. Việc chữ quốc ngữ (tức quốc âm, theo chữ cái La tinh) hiện nay được chấp nhận, không có nghĩa những người sáng chế ra nó, ở dạng thức rất đơn sơ, phải được tôn xưng để “uống nước nhớ nguồn”. Các giáo sĩ Bồ Đào Nha đă chỉ phát minh ra chữ quốc âm hiện nay cho mục đích truyền giáo của họ. Cũng cần khẳng định thêm Alexandre de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ “quốc ngữ”. Trước Rhodes đă có ít nhất vài linh mục khác. Thêm nữa, những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của Petrus Key hay “Huỳnh Tịnh” Paulus Của v.v... tự bản chất cũng chẳng khác ǵ những tác phẩm của nhóm Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh v.v... sau này. Họ đă ăn lương chính phủ Bảo hộ Pháp để soạn thảo, phổ biến, ấn hành, hoặc hoàn tất chúng với mục đích thương mại (bán cho chính phủ Bảo hộ Pháp). Nên cũng thật dễ hiểu khi Petrus Key và nhiều người đương thời đứng trên quan điểm của người Pháp mà nói về “sự b́nh định xứ Nam Kỳ”, “những nhà bảo hộ mới”, hay “quốc gia mới” (nước Pháp). Nhưng quả thực có vẻ khó nghe khi Petrus Key tảng lờ cuộc kháng chiến chống Pháp hay gọi những lănh tụ kháng chiến là “rebelles” (phiến loạn) trong các báo cáo bằng Pháp ngữ. Giống như Lê Tắc nhiều thế kỷ trước từng liệt kê các anh hùng dân tộc như Trưng Trắc, Triệu Ẩu, Lư Bí (Bôn) v.v... vào hàng ngũ “bạn nghịch” (những kẻ phản nghịch) (Lê Tắc, An Nam Chí Lược, bản dịch Trần Kính Ḥa (Huế: Viện Đại học Huế, 1961), tr.240-241).

 

Khoảng 50, 60 năm sau, một đạo hữu của Petrus Key là Ngô Đ́nh Thục, xuất thân từ một gia đ́nh trung gian bản xứ tại miền Trung, cũng lập lại tiếng “rebelles” này để chỉ phong trào Cần vương của cụ Phan Đ́nh Phùng và khoe thành tích hạng mă cho chế độ Pháp của cha ḿnh là Ngô Đ́nh Khả, chánh thông ngôn của Ṭa Khâm sứ Huế. (Chính Đạo, VNNB, I-A: 1939-1946 (Houston: Văn Hóa, 1996), tr.200).

 

Nói cho cùng lư, Petrus Key và bao người đồng thời khác chỉ là sản phẩm của chế độ thực dân Âu châu nói chung, và trực hoặc gián tiếp là nạn nhân của chính sách thực dân Kitô-vật bản của Pháp. Chính v́ thế mà mới có những trăn trở cuối đời Petrus Key về “công và tội”, khi thức ngộ được rằng dẫu có “đưa cả hai tay ra mà nắm lấy người Pháp” th́ ḿnh vẫn chỉ một thứ “người bản xứ được khai hóa” để phục vụ quyền lợi Pháp và Hội truyền giáo. Bài học “người bản xứ được khai hóa”, “văn minh hóa” hay “Pháp hóa” này quốc dân Việt sẽ c̣n phải suy gẫm suốt thế kỷ 21, nếu không phải lâu hơn.

 

Houston 11-2000 - Việt Nam 1-2005 - Houston 2-2010

 

 

 


 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 



MINH THỊ

DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN  QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG  CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI  THẢM HẠI, ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.  

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

֎֎֎֎֎֎֎

֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Secret Army Secret War

֎ CIA Giải mật

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù CT

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP

֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học  

 

 

♣♣♣♣♣♣

 

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008

֎ 10-2008 ֎ 11.2008 ֎ 11-2008

֎ 12-2008 ֎ 01-2009 ֎ 02-2009

֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009

֎ 09-2009 ֎ 10-2009 ֎ 11-2009

֎ 12-2009 ֎ 01-2010 ֎ 03-2010

֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010

֎ 10-2010 ֎ 11-2010 ֎ 12-2010

֎ 01-2011 ֎ 02-2011 ֎ 03-2011

֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011

֎ 10-2011 ֎ 11-2011 ֎ 12-2011

֎ 01-2012 ֎ 06-2012 ֎ 12-2012

֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014

֎ 03-2015 ֎ 04-2015 ֎ 05-2015

֎ 12-2015 ֎ 01-2016 ֎ 02-2016

֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016

֎ 12-2016 ֎ 01-2017 ֎ 02-2017

֎ 03-2017 ֎ 04-2017 ֎ 05-2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAssociaed PressWhite HouseLearning Tác  PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaUS CongressUS HouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFARFISBSTác GỉaVideosFederal RegisterUS Library

 

 

 

 

 

 

v White House v National Archives v

v Federal Register v Congressional Record

v USA Government v Congressional Record

v Associated Press v Commieblaster

v Reuter News v Real Clear Politics  

v MediaMatters v C-SPAN v.

v Videos Library v Judicial Watch v

v New World Order v Illuminatti News   

v New Max v CNSv Daily Storm v

v Observe v American Progress  v

v The Guardian v Political Insider v

v Ramussen Report  v Wikileaks  v

v The Online Books Page v Breibart

v American Free Press v Politico Mag

v National Public Radio v

v National Review - Public Broacast v

v Federation of Anerican Scientist v

v Propublica v Inter Investigate v

v ACLU Ten  v CNBC v Fox News v

v CNN  v FoxAtlanta v Gateway

v Indonesian News v Philippine News v

v Nghiên Cứu Quốc Tế  v Nghiên Cứu Biển Đông 

v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia 

v Học Viện Ngoại Giao  v Tự Điển Bách Khoa VN  

v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân

v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử v

v Dấu Hiệu Thời Đại v Viêt Nam Văn Hiến   

v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển  v

v Thư Viện Hoa Sen v Vatican?

v Roman Catholic  

v Khoa HọcTV  v Sai Gon Echo v

v Viễn Đông v Người Việt v

v Việt Báo  v Việt List  v Xây Dựngv

v Phi Dũng v Việt Thức v Hoa Vô Ưu

v Đại Kỷ Nguyên v Việt Mỹv

v Việt Tribune v Saigon Times USA v

v Người Việt Seatle v Cali Today v

v Dân Việtv Việt Luận v Thơ Trẻ v

v Nam Úcv DĐ Người Dân

v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv

v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v

vLao Động vThanh Niên vTiền Phong

v Tấm Gương

vSài G̣n v Sách Hiếm v Thế Giới  v Đỉnh Sóng

vChúng Ta  v Eurasia  v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ

v Nguyễn Tấn Dũng v Ba Sàm

v Văn Học v Điện Ảnh v Cám Ơn Anh v TPBVNCH v1GĐ/1TPB v Bia Miệng ♣♣